Kèn lá
lượt xem 2
download
Thằng Hải “lùn” ngó dáo dác rồi trèo tuốt lên trên cành cao cây ổi, vươn, rướn, với hái, thảy xuống chỗ tôi đứng những trái chín nhất. “Bộp”, một trái chín rơi trúng đầu tôi. - Ui da! Sao mày chọi tao? Thằng Hải “lùn” xua xua tay cười ra chiều xin lỗi vì sự vô ý của mình, tiếp tục cuộc hành trình bẻ trộm ổi cho tôi. Mấy trái ổi nó vừa chọi xuống, chín quá, tiếp đất từ một độ cao như vậy, bẹt nhẹt, bể nát, bắn mớ ruột lẫn lộn vừa hạt vừa cơm...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kèn lá
- Kèn lá TRUYỆN NGẮN CỦA TRƯƠNG THANH THÙY Thằng Hải “lùn” ngó dáo dác rồi trèo tuốt lên trên cành cao cây ổi, vươn, rướn, với hái, thảy xuống chỗ tôi đứng những trái chín nhất. “Bộp”, một trái chín rơi trúng đầu tôi. - Ui da! Sao mày chọi tao? Thằng Hải “lùn” xua xua tay cười ra chiều xin lỗi vì sự vô ý của mình, tiếp tục cuộc hành trình bẻ trộm ổi cho tôi. Mấy trái ổi nó vừa chọi xuống, chín quá, tiếp đất từ một độ cao như vậy, bẹt nhẹt, bể nát, bắn mớ ruột lẫn lộn vừa hạt vừa cơm màu đỏ ra đất. Tôi vội vã nhặt lên, chùi chùi vô cái áo vốn dĩ cũng chẳng còn sạch sẽ gì sau một ngày lăn lộn chơi đùa của mình, gào lớn: - Tao không thích ăn ổi chín! Sao mày toàn lựa trái chín mà hái vậy? Thằng Hải “lùn” hét còn to hơn cả tôi: - Mày khùng hả? Mày muốn “bả” ra bắt hết cả đám hả, con kia? Bà già Bảo - người đàn bà già nua, còm cõi mà tôi (mà chắc là cả xóm cũng như tôi) chẳng biết tên bà, gọi bà theo tên ông chồng đã mất gần 30 năm của bà - run run chống cây gậy gỗ, bước từ trong gian nhà tối hù ra. Vừa bước ra tới cửa, bà cất giọng khê đặc, chửi đổng: -Tổ cha tụi bây. Đồ thứ con nhà mất dạy! Hết chuyện làm sao đi ăn cắp của bà già? Tôi chả buồn bỏ chạy, bởi, tôi chắc chắn bà thừa biết bà đang chửi ai, có bỏ chạy thì rồi bà cũng sang nhà tôi và Hải mà mắng vốn, rồi bọn tôi cũng lãnh đủ đòn. Thằng Hải “lùn” còn “chì” hơn, vẫn cứ tỉnh bơ hái ổi chọi xuống chỗ tôi đứng, bởi, nó biết chắc cái điều tôi đã biết, và, thà lãnh đòn vì chục trái ổi, hơn là cũng lãnh chừng đó đòn vì 1-2 trái.
- Đang lúi lúi lượm mớ ổi nó vừa chọi xuống, tôi bị bàn tay bực dọc của mẹ túm cổ áo từ phía sau. Mẹ cứ thế kéo tôi xềnh xệch về phía nhà. Tôi không kháng cự (có lẽ là vì chẳng bao giờ tôi dám nghĩ đến điều đó), chỉ cố chòi đạp đôi chân ngắn cũn của mình cho kịp những bước chân dậm xuống tức tối của mẹ để không bị mẹ kéo lê. Tôi còn kịp nhác thấy bóng thằng Hải “lùn” nhảy phụp xuống đất, với mắt nhìn theo mẹ và tôi. Mẹ quất túi bụi vào người tôi. Vừa quất, vừa rít qua kẽ răng (có lẽ mẹ cố kiềm chế để hàng xóm không nghe những gì mẹ nói với tôi, mà nghĩ buồn cười, hàng xóm không nghe rõ mẹ nói gì, nhưng chắc nghe rất rõ riếng vút của cây roi và tiếng nó đáp vào người tôi rát buốt): - Mẹ để con chết đói hả? Sao cứ đi ăn trộm của người ta để người ta chửi ba mẹ hoài vậy? Tôi cắn răng chịu đau. Cố không khóc, không rên la cho dù chỉ là một tiếng khẽ nhất. Tôi sợ! Sợ đám bạn cùng xóm của tôi nghe được tiếng kêu khóc, chúng nó sẽ bêu rếu tôi ngay sau khi tôi ăn đòn, chúng sẽ “lêu lêu” tôi ròng rã vài ngày liền, cho đến khi chúng tìm được thú vui tàn nhẫn trên nỗi đau khác của một đứa nào đó khác trong xóm. Nhớ cái lần thằng Hải “lùn” và thằng Bo “ông địa” đi bẻ mía về “cống” cho tôi, bị bà Lãnh bắt được tại trận, lôi thẳng về nhà hai đứa mắng vốn, ba thằng Hải “lùn” không kiềm được, vơ cây chổi quét nhà nện lấy nện để, thằng Hải chịu không nổi, la om sòm, thế là cả tuần sau đó, đám nít ranh trong xóm cứ bu theo tôi và thằng Hải “lùn”, ca bài ca nhục nhã của một thằng con trai mít ướt. Thằng Bo “ông địa” may hơn, bữa đó ba má nó đi làm hết, chẳng có ai ở nhà, tới tối mịt ông bà mới về, bà Lãnh đợi hoài, nản, không thèm mắng vốn nữa. Nó chỉ biết len lén chạy ra trước ngõ nhà thằng Hải nghe thằng Hải bị nện, mặt méo mó như nó đang ăn đòn. Ừ, thì tụi nó là cặp bạn thân nhất xóm mà! Sau trận đòn nhận được từ mẹ, tôi lại rúc lên phòng, ngồi tự thoa dầu vô mấy vết roi hằn lên từng vệt cộm, đỏ lét trên chân, cũng may, chẳng vết nào tứa máu. Cũng như mọi lần, tôi tự hỏi, lạ kỳ, sao tôi bị đánh, không khóc mà mẹ lại khóc? Chẳng lẽ tôi bị đánh mà mẹ lại đau? Nếu vậy, sao mẹ cứ thẳng tay quật roi vào người tôi? Có phải nếu mẹ đừng đánh (hoặc chí ít là bớt đi vài roi), thì mẹ sẽ đỡ đau không? Nghe tiếng bước chân của mẹ, tôi nằm im, kéo chăn tận cổ, thở cũng không dám, vờ ngủ. Mẹ vén màn nhìn vô, thở dài
- đánh sượt rồi thả lại màn xuống, đi thẳng xuống nhà. Cũng như mọi lần bị đòn vì tội “đồng lõa” ăn cắp, hệt như rằng thằng Hải “lùn” canh đúng cái lúc mẹ đi lên nhìn tôi một cái, thở dài một cái, rồi đi xuống, là nó moi ngay cái lá vừa bứt, thủ sẵn trong người, ngồi thọp bên hàng rào, thổi kèn lá cho tôi nghe. Chỉ là những tiếng “te te” mà sao tôi thấy lòng mình vui trở lại ngay lập tức, quên những đau đớn từ trận đòn ban nãy ngay lập tức. Tôi vén màn nhìn ra, đúng là thằng Hải “lùn” đang thu lu ngồi một đống bên kia hàng rào - nhà nó - chỏ mỏ thổi kèn lá sang phía bên nhà tôi. Tôi gọi khe khẽ: - Ê, Hải! Nó ngước lên nhìn, ngoác miệng cười khoe cả hàm răng sún đen sì lì của nó với tôi. Nó hỏi nhỏ: - Đau lắm không, mày? - Đau bình thường… - Đau bình thường là đau sao? Sao lần nào tao hỏi mày cũng nói vậy hết trơn? - Mày ngu quá! Bị đòn thì đau chớ sao. - Ờ… ờ… mày nói cũng phải! - Bữa nay mày không bị đòn hả? Ba má mày đi chưa về hả? Thằng Hải ngước mắt nhìn tôi bằng cái nhìn mà đi qua thêm nhiều năm nữa của cuộc đời - nhiều hơn gấp đôi số tuổi lúc này của tôi - tôi vẫn không tài nào quên được. Nó lắc đầu khe khẽ. Tôi tò mò hỏi tiếp: - Chớ sao? Sao mày không bị đòn? - Má tao đang bận. - Hé hé, vậy tí bả rảnh bả đập mày hả? Hải nhìn tôi cười: - Chắc vậy!
- Nói rồi, nó đứng dậy, phủi phủi đít quần, đi thẳng vô trong. Hôm sau, hôm sau nữa, và hôm sau nữa… sau nhiều ngày lắm thì phải, cứ hễ vắng mặt mẹ con thằng Hải “lùn” là cả xóm (trừ tôi, thằng Bo “ông địa” và gia đình tôi) lại xúm xít bàn tán chuyện ba nó bỏ mẹ con nó đi theo người đàn bà khác… *** Trước ngày gia đình tôi chuyển nhà ra phố, thằng Hải “lùn” ngồi đồng bên hàng rào đến tận khuya, nó cứ “te te” thổi bản nhạc kèn lá không điệu, không vần của nó từ trưa đến tận khuya lắc, tới lúc tôi kéo cửa sổ, nói vọng xuống, nó mới thôi: - Mày vô nhà ngủ đi, để tao còn ngủ, mai tao đi. Mày cứ ngồi đó thổi te te, ai ngủ cho được? Thằng Hải “lùn” không nói không rằng, ngước nhìn tôi nhưng trời tối quá, tôi chẳng kịp thấy ánh mắt của nó, rồi nó cúi đầu, bước thẳng vô trong nhà. Đêm đó, tiếng kèn lá vọng từ phòng nó “te te” đến tận khi tôi xách giỏ lon ton chạy theo mẹ nhảy lên chuyến xe tải chở đồ sáng hôm sau. *** Ngày tôi thi đậu vào đại học, chuẩn bị về Sài Gòn để bước bước chân đầu tiên làm người lớn thực sự - lớn, bởi tôi đã 18; lớn, bởi tôi bắt đầu xa cha mẹ mình - Hải “lùn” tìm đến
- nhà, ngồi thổi kèn lá cho tôi nghe, dẫu vấp váp, dẫu ngập ngừng, tôi vẫn nhận ra giai điệu bản tình ca “So much in love”. Tôi cười - vẫn không thể đổi thói quen xưng hô từ thuở nhỏ: - Mày đi học thổi kèn lá ở đâu vậy? Hải nhìn tôi, vẩn vơ: - Hình như chẳng có ai dạy thổi kèn lá đâu… - Ơ, vậy sao mày có thể tự thổi thành giai điệu? - Tôi tròn mắt ngạc nhiên. - Làm gì có giai điệu gì? - Hải còn ngạc nhiên hơn cả tôi. Thằng Bo “ông địa” cười hềnh hệch - cái nụ cười vô duyên phải biết đeo theo nó từ thuở bọn tôi còn tắm mưa cởi truồng. - Tự mày nghe thành điệu nhạc, há há, tai mày là tai nhạc sĩ chắc! Hải “lùn” và tôi quay qua nhìn thằng Bo “ông địa”. Cũng chẳng biết cái nhìn của tôi và Hải nặng nề thế nào, chỉ biết, thằng Bo “ông địa” tiu nghỉu ngay, không hó hé thêm gì nữa. Tiễn hai đứa ra cửa nhà, Hải “lùn” đuổi khéo thằng Bo “ông địa”: - Mày ra ngoài trước đi. - Chi vậy? - Thằng Bo tưng tửng hỏi. - Để coi… đường đông xe lắm không?! Tôi phì cười bởi cái lý do của Hải. Thằng Bo vậy mà cũng lững thững bỏ đi. Hải “lùn” giúi chiếc lá đã bắt đầu nhuốm vàng nó thổi ban nãy vào tay tôi, bảo: - Giữ nghen! - Giữ cái này chi trời? - Tôi hỏi, rồi tự trách mình sao vô duyên quá, sao thờ ơ quá! Hải nhìn tôi rất lâu, nó bất thình lình nói một câu khiến tôi phải suy nghĩ, suy nghĩ không phải bởi ý nghĩa của câu nói, mà là suy nghĩ bởi cách xưng hô của nó:
- - Mi… ráng thành công nghen! Nói rồi, Hải “lùn” dợm bước quay đi, tôi chỉ còn kịp ờ với theo. Lòng chống chếnh khi nhìn thấy mặt kia chiếc lá, có nét chữ run run khắc hoa dòng chữ “I love you”… *** Tôi vùi mình trong đau khổ của lần thất tình đầu tiên tại nhà mình trong mùa hè năm học thứ hai. Cũng may, nếu không phải thất tình vào ngay mùa hè, tôi không biết mình sẽ trải qua cảm giác này ở cái xứ sở oi bức, nặng nề những người, xe và bụi bặm ấy thế nào nữa! Gã đàn ông đầu đời - gọi gã hình như hơi quá, nhưng, đang ức, nhắc đến, chỉ biết dùng từ này - của tôi vỏn vẻn một câu trước khi quay lưng đi - và tôi biết là gã sẽ đi mãi mãi: - Nếu yêu anh, em giữ cái lá héo vàng đến bầm đen đó để làm gì? Gã đi rồi, tôi cười vẩn vơ một mình, lẩm bẩm một mình: - Chỉ là một chiếc lá khắc chữ thôi mà… Hải “lùn” biết tôi về, kéo thằng Bo “ông địa” ghé nhà thăm tôi. Tôi tránh mặt. Không phải bởi Hải là một phần lý do cho cuộc chia tay này đâu, bởi, không có chiếc lá ấy, thì gã người yêu của tôi - giờ là người yêu cũ - cũng sẽ tìm những lý do khác, có thể cũng chỉ là vì một cái hắt hơi nhảy mũi của tôi mà chia tay… Tôi tránh mặt Hải, vì, Hải là một trong số tất cả những người tôi không muốn gặp mặt lúc này. Đêm đó, đêm sau đó, và, nhiều đêm sau đó nữa, Hải “lùn” đội mưa, những cơn mưa dày như mành sáo, ngồi đầu ngõ, te te thổi kèn lá vọng vào phòng tôi, vọng vào cả trái tim tôi đang thổn thức. Tôi bực ghê lắm, muốn ra đuổi nó về, mà sao không thể. Đôi tai nhạc sĩ của tôi vẫn rõ ràng nghe được giai điệu bản tình ca “So much in love” trong tiếng kèn lá Hải thổi. Tôi òa khóc! Mẹ buông tiếng thở dài rất khẽ dưới nhà. Tôi bấc giác nhớ về trận đòn của mẹ, trận đòn cho tội “đồng lõa” ăn trộm cùng Hải “lùn”. Tôi nhớ luôn cả về tiếng kèn lá te te Hải thổi thuở nhỏ, tiếng kèn lá đã theo suốt cả tuổi thơ tôi… ***
- Ngày tôi lấy chồng, Hải “lùn” không dự - nghĩ buồn cười, giờ Hải cao hơn tôi cả 20 phân, vậy mà tôi vẫn cứ gắn cái từ “lùn” thuở nhỏ cả xóm gọi Hải vì chiều cao quá đỗi khiêm tốn của nó so với tuổi - bởi, tôi không mời. Thằng Bo “ông địa” tìm đến nhà tôi đêm trước ngày tôi cưới, không còn cái cười hềnh hệch vô duyên, nó nhìn tôi, khắc khoải: - Mày lấy chồng… - Ờ, thì sao? Tao không nên lấy chồng hả? - Không phải - thằng Bo lắc đầu - mày lấy chồng, sao không mời tụi tao? - Ai biết mày ở đâu mà mời? Mày đi làm biệt, tao có biết đâu… - tôi cố giải thích, thấy thật sự có lỗi trước lời trách móc nhẹ nhàng của nó. Dù gì, tôi, nó và Hải “lùn” đã gắn với nhau quá lâu, giờ, ngày trọng đại của tôi, không mời hai đứa nó, quả thật tôi cũng tệ. Nhưng, không hiểu sao, tôi không thể mời Hải, và, làm sao tôi có thể không mời Hải lại đi mời thằng Bo? - Xạo mày! Không biết chỗ tao làm chắc mày quên luôn nhà tao, hả? - Thì… - Thằng Hải nó nhờ tao gửi cái này cho mày! - Gì vậy? - Ai biết! Mày tự coi đi. Tao về! Nói rồi, thằng Bo “ông địa” dợm bước quay đi. Tôi gọi với theo: - Bo! - Gì? - Nó quay lại, nhìn tôi, ánh mắt xa xăm đến lạ lùng. - Tao… tao… xin lỗi! Nó cười, để rớt lại nụ cười ấy nơi tâm hồn tôi đang ngổn ngang một nỗi khó tả, khó gọi tên. Nó đi thẳng, và tôi biết, nó cũng đi mãi mãi, không quay về với tình bạn vội vàng dở dang bởi suy nghĩ ấu trĩ của tôi.
- Món quà Hải gửi tôi là chiếc còng bạc chạm trổ rất tỉ mỉ tên tôi - thật ra là tên thân mật của tôi - Mi… Là Hải làm, tự tay Hải làm! Tôi biết! Tôi chắc chắn! Không phải vì tôi biết Hải theo học nghề bạc, mà là vì… à, mà vì gì nhỉ? Là vì gì vậy? Hay thôi, cứ đơn giản giải thích rằng, vì tôi biết Hải theo học nghề bạc… Đêm ấy, tôi trằn trọc suốt, không tài nào ngủ được, dẫu, mẹ đã dặn rất kỹ rằng, phải cố ngủ, nếu không ngày mai làm cô dâu sẽ không đẹp và cũng không đủ sức để tiếp khách cả ngày. Dường như, tôi đang mong đợi một điều gì đó, một thứ không thể đến với tôi đêm nay, và, chắc cũng sẽ không thể đến với tôi sau này! *** Ngày chồng tôi đặt lá đơn ly hôn trên bàn làm việc, trước mặt tôi, tôi không thể khóc. Không phải tôi không buồn, mà vì tôi không cho mình cái quyền được khóc. Tôi biết, chẳng ai bêu rếu tôi, chẳng ai “lêu lêu” tôi nếu tôi khóc những giọt nước mắt đắng cay, đau đớn vào lúc này. Tôi không khóc, không thể khóc, bởi, hắn không đáng để tôi khóc, người phụ nữ ấy cũng không đáng để tôi khóc, thời gian vợ chồng cũng chẳng đủ để tôi khóc! Tôi quyết không khóc, và, tôi đã không khóc! Hắn nhìn tôi chờ đợi, rồi nhún vai, bình thản: - Ký đi! Vậy sẽ thanh thản cho cả hai! - Cả ba chứ! - Ủa, em cũng quan tâm đến chuyện lý do à? - Em đâu đang nói về lý do. - Có chứ! - Vậy à? Ừ, vậy thì em đang nói về lý do. - Ờ, anh cứ tưởng em không quan tâm! Mà hình như em chẳng quan tâm đến gì nhỉ? Ngoài những giấc mơ vớ vẩn của em?! - Anh nói cũng phải!
- Tôi khẩy cười, đặt bút ký. Đặt dấu chấm hết cho cuộc vợ chồng chóng vánh giữa tôi và người đàn ông chỉ vài hôm trước đó còn hổn hển thở trên người tôi. Đêm đó, tôi mơ, mơ giấc mơ đã theo tôi suốt những đêm dài từ ngày đầu tiên tôi theo chồng tôi - giờ là chồng cũ - về làm vợ, giấc mơ về bãi cỏ thanh bình tôi đã trải tuổi thơ tôi trên đó, chắp cánh diều ghi ước mơ “Có thiệt nhiều tiền” bay cao. Cánh diều vút bay, xa khỏi tôi, xa khỏi gờ cỏ xanh mướt mát, trong tiếng kèn lá Hải “lùn” thổi, bản tình ca “So much in love” - bản tình ca đã khiến tôi bật khóc khi lần đầu tiên nghe.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Trên Chuyến Bay Đêm
385 p | 101 | 19
-
Búa Thiên Lôi
156 p | 104 | 13
-
20 điểm đến lạ đời nhất thế giới ( 2)
13 p | 81 | 11
-
U40 kén vợ
7 p | 113 | 11
-
Tiểu thuyết Ba ngàn lẻ một đêm: Phần 1
76 p | 112 | 9
-
Là bạn với thần tượng
23 p | 53 | 7
-
Chiếc Kèn Của Thiên Nga - Elwyn B. White
84 p | 62 | 5
-
Tiếng kèn sắc-xô
9 p | 112 | 5
-
Vẻ Đẹp Của Đất Nước Kênh Đào Panama
8 p | 90 | 5
-
Sự lựa chọn cuối cùng cũa tôi... là em đấy nhóc à
43 p | 63 | 5
-
Kén Rể Giàu
3 p | 46 | 4
-
Kén Chồng Cho Con
10 p | 48 | 3
-
Tiếng Kèn Harmonica Trong Đêm
4 p | 101 | 3
-
Con nhộng và cái kén
3 p | 125 | 3
-
Cái Kén Đỏ
3 p | 44 | 3
-
Tháng 4 hoa Loa Kèn
3 p | 83 | 3
-
TÔI LÀ LES!
15 p | 61 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn