intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

KHÁI NIỆM CHỨNG KHOÁN –PHẦN2

Chia sẻ: Tran My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

76
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giá trị nội tại Giá trị nội tại được hiểu là giá trị thực của một loại chứng khoán, khác với mệnh giá (là giá trị danh nghĩa, được ghi trong điều lệ công ty, hiếm khi thay đổi, theo quy định hiện nay là 10.000 đồng) và thị giá (giá mua bán thực tế, thường biến động theo quan hệ cung cầu).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: KHÁI NIỆM CHỨNG KHOÁN –PHẦN2

  1. KHÁI NIỆM CHỨNG KHOÁN –PHẦN2 Giá trị nội tại Giá trị nội tại được hiểu là giá trị thực của một loại chứng khoán, khác với mệnh giá (là giá trị danh nghĩa, được ghi trong điều lệ công ty, hiếm khi thay đổi, theo quy định hiện nay là 10.000 đồng) và thị giá (giá mua bán thực tế, thường biến động theo quan hệ cung cầu). Cơ sở khách quan của giá trị nội tại là toàn bộ giá trị tài sản hữu hình và vô hình đang phát huy tác dụng ở công ty phát hành. Do đó, giá trị nội tại còn phản ánh tiềm lực của doanh nghiệp và là cơ sở kinh tế của thị giá. Thị giá tuy luôn biến động, nhưng thường xoay quanh giá trị nội tại, không thể thoát ly quá xa, quá lâu giá trị nội tại.
  2. Những nhân tố ảnh hưởng đến giá trị nội tại bao gồm kết quả kinh doanh và sự hình thành tài sản vô hình (thương hiệu, nhãn hiệu, sáng chế, phát minh, nhân lực, uy tín doanh nghiệp…). Thị giá cổ phiếu biến động xoay quanh giá trị nội tại, song trong từng thời kỳ nhất định, thị giá có thể cao hơn hay thấp hơn giá trị nội tại. Giá trị nội tại là nhân tố cơ bản quyết định thị giá, nhưng ngoài nó còn có nhiều nhân tố khác ngoài tầm của doanh nghiệp như tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong và ngoài nước, thậm chí yếu tố tâm lý và sự đánh giá chủ quan của các nhà đầu tư cũng có tác động rất lớn.
  3. Hệ số khả năng thanh toán 1/ Hệ số thanh toán hiện thời = Tổng tài sản lưu động/Tổng nợ ngắn hạn. 2/ Hệ số thử A Xít = Tổng tài sản lưu động - Hàng tồn kho/Tổng nợ ngắn hạn. 3/ Thanh toán nhanh = Tiền + chứng khoán có thể bán trên thị trường /Tổng nợ ngắn hạn. 4/ Lưu chuyển tiền tệ = lợi nhuận ròng hoặc lỗ + khấu hao hàng năm. Hệ số thanh khoản vốn
  4. 1/ Hệ số trái phiếu = Mệnh giá của các trái phiếu/Tổng số vốn dài hạn. 2/ Tỷ lệ cổ phiếu ưu đãi = Mệnh giá của cổ phiếu ưu đãi/Tổng số vốn dài hạn 3/ Hệ số cổ phiếu thường = Mệnh giá của cổ phiếu thường + Thặng dư vốn + Thu nhập giữ lại / Tổng số vốn dài hạn. 4/ Tỷ lệ nợ so với vốn cổ phần = Các trái phiếu + Cổ phiếu ưu đãi/Mệnh giá của cổ phiếu thường + Số dư vốn + Thu nhập để lại.
  5. Rủi ro hệ thống là rủi ro tác động đến toàn bộ hoặc hầu hết chứng khoán. Rủi ro hệ thống được chia làm 3 loại rủi ro chính sau: Rủi ro thị trường Giá cổ phiếu có thể dao động mạnh trong một khoảng thời gian ngắn, mặc dù thu nhập của công ty không thay đổi. Nguyên nhân của nó có thể rất khác nhau, nhưng phụ thuộc chủ yếu vào cách nhìn nhận của nhà đầu tư về các loại cổ phiếu nói chung, hay về một nhóm cổ phiếu nói riêng. Những thay đổi trong mức sinh lời đối với phần lớn các loại cổ phiếu chủ yếu là do kỳ vọng của nhà đầu tư vào nó thay đổi và gọi là rủi ro thị trường. Rủi ro lãi suất
  6. Rủi ro lãi suất nói đến sự không ổn định trong giá trị thị trường và số tiền thu nhập trong tương lai, nguyên nhân là dao động trong mức lãi suất chung. Nguyên nhân cốt lõi của rủi ro lãi suất là sự lên xuống của lãi suất trái phiếu chính phủ, khi đó sẽ có sự thay đổi trong mức sinh lời kỳ vọng của các loại chứng khoán khác, đó là các loại cổ phiếu và trái phiếu công ty. Rủi ro sức mua Rủi ro sức mua là tác động của lạm phát đối với khoản đầu tư, biến động giá càng cao thì rủi ro sức mua càng tăng, nếu nhà đầu tư không tính toán lạm phát vào thu nhập kỳ vọng. Nói cách khác, lợi tức thực tế của chứng khoán đem lại là kết quả giữa lợi tức danh nghĩa sau khi
  7. khấu trừ lạm phát. Như vậy, khi có tình trạng lạm phát thì lợi tức thực tế giảm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2