intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khàn tiếng, mất tiếng do dùng giọng quá sức

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

93
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khàn tiếng hay mất tiếng là một trong những triệu chứng hay gặp nhất trong các bệnh lý vùng thanh quản. Khàn tiếng có thể gặp trong viêm nhiễm, chấn thương hay khối u thanh quản. Tuy nhiên còn một nguyên nhân rất quan trọng gây ra các rối loạn về giọng ở cả trẻ em cũng như người lớn chính là dùng giọng quá sức và không đúng cách. Vì sao gây ra tình trạng giọng quá sức? Có nhiều hình thức gây ra tình trạng giọng quá sức. Đầu tiên phải kể tới do sử dụng giọng quá...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khàn tiếng, mất tiếng do dùng giọng quá sức

  1. Khàn tiếng, mất tiếng do dùng giọng quá sức Khàn tiếng hay mất tiếng là một trong những triệu chứng hay gặp nhất trong các bệnh lý vùng thanh quản. Khàn tiếng có thể gặp trong viêm nhiễm, chấn thương hay khối u thanh quản. Tuy nhiên còn một nguyên nhân rất quan trọng gây ra các rối loạn về giọng ở cả trẻ em cũng như người lớn chính là dùng giọng quá sức và không đúng cách. Vì sao gây ra tình trạng giọng quá sức? Có nhiều hình thức gây ra tình trạng giọng quá sức. Đầu tiên phải kể tới do sử dụng giọng quá nhiều như nói nhiều, hát nhiều hoặc hét quá mức. Tiếp đến là sử dụng cường độ giọng quá to, hay gặp ở trẻ em hò hét khi chơi đùa, giáo viên cố giảng bài to, ca sĩ hát với dàn nhạc… Cơ quan phát âm khi đó rất chóng bị mệt do phải nói hoặc hát không đúng với vị trí và tầm cữ của giọng mình. Thông thường và nguy hiểm nhất trong các cách làm mệt giọng là cách thức sử dụng giọng sai, biểu hiện bằng co xiết thanh quản quá mức, làm căng các cơ phía trong thanh quản và ngoài cổ, từ đó gây ra các rối loạn rõ rệt về cơ chế hô hấp và giọng. Khàn tiếng ở trẻ em? Trẻ em sử dụng giọng quá sức chủ yếu là do hò hét nhiều trong khi chơi đùa với nhau ở trường học, nhà trẻ… Dấu hiệu lâm sàng chủ yếu là khàn tiếng ở các mức độ khác nhau. Khi các bác sỹ chuyên khoa thăm khám có thể thấy các dây thanh dày, xung huyết, đôi khi thấy các khối u lành tính ở vùng dây thanh như hạt xơ, u nang…
  2. Hò hét quá nhiều dễ bị mất tiếng. Khàn tiếng ở trẻ em thường kéo dài rất lâu, nếu không tích cực điều trị thì khàn có thể kéo dài hàng năm và có những biến đổi không hồi phục, khiến cho nói rất nhanh bị mệt. Việc điều trị trong khàn tiếng trẻ em đa số là phục hồi giọng với mục tiêu chính là uốn nắn lại cách phát âm, cần giữ trẻ yên lặng, không được la hét. Chỉ định phẫu thuật chỉ được đặt ra trong trường hợp hạt xơ hoặc u nang dây thanh phát triển to, và sau khi phẫu thuật vẫn rất cần điều trị phục hồi giọng, tránh la hét để tránh tái phát. Điều trị chống viêm chỉ nên áp dụng khi có các dấu hiệu viêm nhiễm. Việc phòng bệnh khàn tiếng do gắng sức cho trẻ có vai trò rất quan trọng cho xã hội, khiến cho trẻ tự tin về sau này khi làm những công việc liên quan đến giọng. Phòng bệnh chủ yếu phải tránh cho trẻ mọi ảnh hưởng gây ra mệt giọng, đồng thời tránh các điều kiện thuận lợi như viêm nhiễm đường hô hấp, dị ứng, bụi bặm… ... Và người lớn
  3. Cũng như khàn tiếng do gắng sức ở trẻ em, sự gắng sức về giọng ở người lớn cũng gây ra các rối loạn về giọng, chủ yếu gặp ở một số nghề nghiệp phải sử dụng giọng nhiều như giáo viên, ca sỹ, người bán hàng. Cơ chế làm mệt giọng quá sức cũng giống như trẻ em, nghĩa là sử dụng giọng quá nhiều, cường độ quá to, dùng giọng ở cao độ, giọng không thích hợp và nhất là cách thức dùng giọng sai… Các yếu tố thuận lợi khiến cho tình trạng của bộ phận phát âm ngày càng trầm trọng hơn chính là các viêm nhiễm đường hô hấp, thể trạng dị ứng, môi trường sống hoặc làm việc quá ồn ào, bụi bặm, và một yếu tố không thể không nhắc đến là các triệu chứng của trào ngược dạ dày-thực quản. Việc điều trị cũng giống như điều trị khàn tiếng ở trẻ em. Khi các dấu hiệu bệnh lý ở dây thanh còn ít thì chúng ta có thể điều trị bảo tồn bằng cách luyện giọng, tập luyện lại cơ chế phát âm đúng. Với những trường hợp có nhiều biến đổi ở dây thanh như dây thanh dày quá mức, hạt xơ to, u nang lớn… thì cần phẫu thuật trước, sau đó mới điều trị phục hồi giọng. Với những bệnh nhân có bệnh lý toàn thân đi kèm như dị ứng, trào ngược dạ dày - thực quản… cần phối hợp với điều trị toàn thân. Cũng giống như ở trẻ em, việc phòng tránh làm mệt giọng quá sức ở người lớn chủ yếu bằng cách tránh dùng giọng gắng sức ở bất cứ hình thức nào, chủ yếu là do cách dùng giọng sai. Tiếp đến cần điều trị triệt để các viêm nhiễm đường hô hấp, và nếu có bị viêm nhiễm thì cần hạn chế dùng giọng trong thời gian này. Cuối cùng cần loại trừ các yếu tố thuận lợi khiến bệnh phát triển hơn như bụi, thuốc lá, tiếng ồn…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2