intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

KHÁNG SINH VÀ SỰ KHÁNG KHÁNG SINH

Chia sẻ: Hoangminh Tien | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

181
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trình bày được định nghĩa, xếp loại, cơ chế tác động của thuốc kháng sinh. 2. Trình bày được nguồn gốc kháng sinh, các biện pháp ngăn ngừa gia tăng kháng kháng sinh. I. Khái niệm Kháng sinh là những chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp ở nồng độ rất thấp có khả năng ức chế hoặc giết chết vi khuẩn một cách đặc hiệu không độc hoặc rất ít độc đối với cơ thể, bằng cách gây rối loại sinh học ở tầm phân tử....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: KHÁNG SINH VÀ SỰ KHÁNG KHÁNG SINH

  1. KHÁNG SINH VÀ SỰ KHÁNG KHÁNG SINH Mục tiêu 1. Trình bày được định nghĩa, xếp loại, cơ chế tác động của thuốc kháng sinh. 2. Trình bày được nguồn gốc kháng sinh, các biện pháp ngăn ngừa gia tăng kháng kháng sinh. I. Khái niệm Kháng sinh là những chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp ở nồng độ rất thấp có khả năng ức chế hoặc giết chết vi khuẩn một cách đặc hiệu không độc hoặc rất ít độc đối với cơ thể, bằng cách gây rối loại sinh học ở tầm phân tử. II. Xếp loại 1. Theo phổ tác dụng rộng: - Tác dụng với nhiều loại vi khuẩn (gr-/+). - Nhóm Aminoglycosid: streptomycin, kanamycin, gentamicin… - Nhóm tetracyclin: doxycyclin. - Nhóm chloramphenicol. - Nhóm sulfamid và trimetroprim. - Nhóm quinolon mới: ciprofloxacin… 2. Tác dụng phổ chọn lọc: - Tác dụng trên một số loại vi khuẩn nhất định. - Thí dụ: nhóm macrolid tác dụng trên gram +/-. - INH chữa lao. - Nhóm polymycin diệt Gram -. 3. Nhóm Beta – lactam - Tác dụng trên Gram +: + Penicillin. + Methicillin, oxacillin, cloxacillin. - Có hoạt động phổ rộng gồm: + Ampicillin, amoxicillin: bị penillinase thủy phân. + Piperacillin, ticarcillin: bị beta – lactamase thủy phân. + Imipenem: không bị thủy phân bởi beta – lactamase. + Cephalosporin I, II. III, IV không bị penicillinase thủy phân. 4. Theo cách tác dụng - Diệt khuẩn: sự phá hủy không phục hồi các chức năng của vi khuẩn dẫn đến chết. - Chế khuẩn: ức chế sự nhân lên của vi khuẩn. - Ranh giới giữa diệt – chế thường không rõ ràng, phụ thuộc nhiều yếu tố: nồng đ ộ, liều lượng ks, số lượng, chủng loại vi khuẩn, sức chịu đựng của người, khuyếch tán của thuốc: Diệt khuẩn Chế khuẩn Polymycin Chloramphenico Amioglycosid Erythromycin Beta – lactamin Tetracyclin Rifampicin Sunfamid Vanconycin Trimethprim 5. Theo nguồn gốc - Kháng sinh thực vật: Baxitraxin. - Kháng sinh tổng hợp: Sunfamid. - Kháng sinh tổng hợp: Amoxyclin. III. Cơ chế tác động của thuốc kháng sinh
  2. 1. Ức chế tổng hợp vách tế bào: Beta - lactamin, vancomycin. 2. Rối loạn chức năng màng nguyên tương: Polymicin, colisitn. 3. Ức chế tổng hợp Protein: phong bế chuỗi 50S, 30S (streptomycin). 4. Cạch tranh đối khối kháng: sunfamid. Kết luận: + Kháng sinh tác dụng làm ngừng sinh trưởng và phát triển của vi khuẩn, thuận lợi cho thực bào ly giải, tiêu diệt vi khuẩn. Nếu không bị thực bào, hết tác dụng của kháng sinh vi khuẩn có thể phục hồi. + Thuốc diệt khuẩn liều thấp có tác dụng chế khuẩn. Thuốc chế khuẩn liều cao có tác dụng diệt khuẩn. + Sử dụng kháng sinh cần có bác sĩ theo dõi, kê đơn cẩn thận. IV. Sự đề kháng của kháng sinh 1. Khái niệm: trong môi trường kháng sinh mà vi khuẩn vẫn phát triển thì đ ược coi là s ự đ ề kháng kháng sinh. 2. Đề kháng giả: sự đề kháng không do di truyền quyết định. VD: do ổ mủ, tổ chức viêm xơ bao bọc, thuốc phòng lao không tác động lên vi khuẩn lao. 3. Đề kháng tự nhiên: vi khuẩn không có vách thì không chịu tác động của các thuốc kháng sinh tác động vào vách. VD: Mycoplasma, pseudomonas. 4. Đề kháng thu được: là hiện tượng do một biến cố di truyền đột biến hoặc nhận được gen đề kháng mà vi khuẩn đang từ không trở nên có gen đề kháng thuốc. - Nguyên nhân: + Do đột biến: bởi kháng sinh kích thích sinh đột biến cảm ứng. + Do nhận được gen kháng nhờ biến nạp, tải nạp, tiếp hợp hoặc chuyển vị trí. - Đặc điểm: + Thường phối hợp cả hai nguyên nhân trên. + Tăng khả năng kháng thuốc trong cộng đồng. 5. Cơ chế đề kháng - Giảm tính thấm bằng nguyên tương của vi khuẩn (tetracyllin…). - Thay đổi cấu trúc 30S hoặc 50S. - Tạo isoenzim vi khuẩn không có lực với kháng sinh (sulfamid… trimethorim). - Tạo enzim làm thay đổi cấu trúc hóa học của kháng sinh (Beta – lactamase). 6. Cơ chế lan truyền gen đề kháng kháng sinh - Trong tế bào. - Giữa các tế bào. - Trong quần thể vi sinh vật. - Trong quần thể đại vi sinh vật, từ súc vật sang người và từ người sang súc vật. • KL: để ngừa kháng sinh phải thực hiện chiến lược sử dụng kháng sinh an toàn hợp lý. 7. Các biện pháp hạn chế gia tăng vi khuẩn kháng kháng sinh - Chỉ dùng kháng sinh để điều trị bệnh nhiễm vi khuẩn. - Chọn kháng sinh theo kháng sinh đồ, phổ hẹp, đặc hiệu, khuyếch tán tốt. - Đủ liều, đủ thời gian. - Đề cao các biện pháp khử trùng. - Giám sát có chiến lược sử dụng kháng sinh hợp lý. 8. Kháng sinh đồ - KN: xác định độ nhạy cảm với kháng sinh của vi khuẩn. - Kỹ thuật: khuyếch tán + pha loãng. - Kết quả: + Nhạy cảm = “S”  điều trị tốt. + Trung gian = “I”  nâng cao liều điều trị.
  3. + Đề kháng = “R”  không được dùng điều trị.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2