intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khí thiên nhiên-nguồn gốc và đặc tính các mỏ

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

148
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Có rất nhiều giả thiết về nguồn gốc của các nhiên liệu hoá thạch. Theo giả thiết được chấp nhận nhiều nhất thì các nhiên liệu hoá thạch được thành tạo từ các vật chất hữu cơ (phần còn lại của cây cối hoặc động vật) nén ép trong lòng đất tại áp suất cao trong thời gian dài. Quá trình này được gọi là quá trình thành tạo metan do nhiệt. Tương tự với sự thành tạo dầu, metan sinh ra do nhiệt được tạo thành từ các mảnh vật chất hữu cơ bị bao phủ trong bùn và...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khí thiên nhiên-nguồn gốc và đặc tính các mỏ

  1. Khí thiên nhiên-nguồn gốc và đặc tính các mỏ Có rất nhiều giả thiết về nguồn gốc của các nhiên liệu hoá thạch. Theo giả thiết được chấp nhận nhiều nhất thì các nhiên liệu hoá thạch được thành tạo từ các vật chất hữu cơ (phần còn lại của cây cối hoặc động vật) nén ép trong lòng đất tại áp suất cao trong thời gian dài. Quá trình này được gọi là quá trình thành tạo metan do nhiệt. Tương tự với sự thành tạo dầu, metan sinh ra do nhiệt được tạo thành từ các mảnh vật chất hữu cơ bị bao phủ trong bùn và các trầm tích khác. Theo thời gian, ngày càng nhiều trầm tích, bùn và các mảnh vụn đá chồng chất trên đỉnh của vật chất hữu cơ. Chúng tạo ra một áp suất rất lớn tác dụng lên vật chất hữu cơ, và nén chặt vật chất hữu cơ lại. Sự nén ép này, kết hợp với nhiệt độ cao tại độ sâu phát hiện dưới lòng đất, đã phá huỷ các cấu trúc cacbon trong vật chất hữu cơ. Càng xuống sâu dưới lớp vỏ Trái đất thì nhiệt độ càng cao. Tại các vị trí có nhiệt độ thấp (các trầm tích nằm nông), thì dầu được sinh ra nhiều hơn so với khí thiên nhiên. Tuy nhiên, tại nơi có nhiệt độ cao hơn thì khí thiên nhiên được sinh ra nhiều hơn, trái ngược với dầu. Đó là lý do tại sao khí mỏ thường đi đồng hành với dầu trong các trầm tích nằm sâu 1 ÷ 2 dặm trong vỏ trái đất. Các trầm tích nằm càng sâu, rất sâu dưới lòng đất, về cơ bản có chứa khí mỏ và trong nhiều trường hợp thì chứa metan nguyên chất. Khí mỏ cũng có thể được thành tạo qua quá trình vận chuyển các vật chất hữu cơ nhờ các vi sinh vật. Loại metan này được gọi là metan sinh học.
  2. Metanogen, các vi sinh vật sản sinh ra metan, biến đổi hoá học vật chất hữu cơ tạo thành metan. Chúng thường được tìm thấy tại các khu vục gần bề mặt trái đất tại đó có rất ít oxy. Các vi sinh vật này cũng tồn tại trong ruột của hầu hết các loài động vật, trong đó có cả ở con người. Sự thành tạo metan theo phương thức này thường xảy ra gần bề mặt trái đất, và metan sinh ra thường bay vào trong khí quyển. Tuy nhiên, trong những trường hợp nhất định nó có thể bị giữ lại trong lòng đất, và có thể thu hồi được dưới dạng khí mỏ. Một ví dụ về metan sinh học là khí gas từ các bãi đất đắp. Các bãi đất chứa chất thải sinh ra một lượng tương đối lớn khí mỏ nhờ sự phân huỷ các chất thải trong chứa trong đó. Các công nghệ hiện đại cho phép lấy được loại khí này và đưa thêm nó vào danh mục các nguồn cung cấp khí mỏ. Cách thứ ba trong đó metan (và khí thiên nhiên) được cho là hình thành qua các quá trình tự sinh. Tại độ sâu rất lớn trong vỏ Trái Đất, có chứa các phân tử cacbon và khí gas tự nhiên giàu hydro. Khi các khí này chuyển động hướng lên trên bề mặt trái đất, chúng có thể tương tác với các khoáng vật có trong lòng đất, trong điều kiện không có oxy. Sự tương tác này có thể dẫn đến xảy ra phản ứng hoá học tạo thành các đơn chất và hợp chất gặp nhiều trong khí quyển như N2, O2, CO2, Ar, và hơi nước. Nếu các chất khí này tồn tại dưới áp suất lớn khi di chuyển lên trên bề mặt, chúng có xu hướng tạo thành các tích tụ khí metan, tương tự như metan thành tạo dưới tác dụng nhiệt. Cũng có nhiều nhà khoa học và chuyên gia bảo lưu lý thuyết “tổng hợp nguồn gốc phi sinh học” của trường phái D.I. Mendeleev. Ông cho rằng, trong thời gian xày ra quá trình tạo đá của nước trượt xuống dưới theo các nứt nẻ, chèn vỏ quả đất. Gặp trong lòng đất với cacbid sắt, nước liên kết với
  3. chúng trong phản ứng dưới tác dụng của nhiệt độ cao. Từ đó các nhà địa chất giải thích rằng các mỏ khí thường hình thành ở vùng đứt gãy sâu – điều đó tuân theo giả thuyết của Mendeleev. đề nguồn gốc khí thiên ở đây không phải là vấn đề khoa học trừu tượng, nó có ý nghĩa đối với mọi người. Nguồn gốc khí thiên nhiên đến nay vẫn gây ra nhiều tranh cãi. Nhiều nhà khoa học đã bảo vệ lý thuyết khí mỏ có nguồn gốc sinh học, căn cứ vào đó dầu và khí được hình thành từ các tàn tích của các sinh vật. Việc phát hiện tầng chứa dầu khí năm 1988 tại mỏ “Bạch Hổ” không nằm trong các tầng đá trầm tích mà là trong móng granit nhờ sự hình thành các hệ thống khe nứt đã tạo thuận lợi cho các hoạt động biến đổi nhiệt dịch gây nên bởi nhân tổ chính là nước vỉa tồn trữ trong các khe nứt. Lần nữa, dầu và khí có thể tích tụ trong đá, trong đó không có các tàn tích hữu cơ, và từ đó lý thuyết không sinh vật là hoàn toàn có căn cứ. Đặc tính địa chất-vật lý các mỏ khí thiên nhiên Khí thiên nhiên và dầu mỏ trong vỏ quả đất tích tụ trong tầng trầm tích và trong đá-collecto, có nghĩa là trong đá rỗng và thấm, có khả năng chứa và thu hồi các chất lưu này khi khai thác. Thông thường có hai loại đá-collecto: bở rời và nứt nẻ. Phổ biến nhất là collecto bở rời, độ rỗng của chúng là độ rỗng giữa các hạt bé. Collecto bở rời gồm có đá sa thạch-alevrolit, và đá vôi và đolomit.
  4. Collecto bở rời gồm có đá trầm tích cũng như đá phun trào và biến chất. Chúng khác nhau bởi mật độ cao và các khe nứt phát triển theo hệ thống kéo dài khác nhau, sự định hướng và kích thước khác nhau. Độ nứt nẻ có thể liên quan đến đá vôi, đolomit, diệp thạch và sa thạch. Các thông số quan trọng nhất của đá-collecto là độ rỗng, độ thấm và độ bão hòa của chất lưu. Các thông số này phụ thuộc vào thành phần hạt và bề mặt đơn vị, cũng như các tính chất cơ học và nhiệt của đá. Nghiên cứu các tính chất và thông số collecto nhờ có phương pháp vật lý vỉa (nghiên cứu mẫu lõi), khí động lực ngầm (nghiên cứu giếng khoan) và địa vật lý công trường (minh giải các số liệu địa vật lý). Phụ thuộc vào các điều kiện thế nằm, các vỉa khí có thể chia ra thành dạng vỉa, khối, trầm tích và lớp chắn kiến tạo. Thân dạng vỉa phổ biến nhất là hình vòm nằm ở phần vòm của cấu tạo nếp lồi. Vỉa dạng khối được tạo thành trong collecto độ dày lớn (đôi khi tuổi và thành phần) và trải bởi nước đáy. Vỉa che phủ trầm tích được tạo thành thông thường trong lớp dày của đá ít thấm, khi trong chúng có các thấu kính rỗng và thấm cục bộ, vùng hang hốc, vv. Thân vỉa khí vòm được giới hạn bên trên và bên dưới bởi nóc tầng và đáy tầng không thấm. Điểm cao nhất của của vỉa khí gọi là đỉnh, còn bề mặt trực tiếp tiếp xúc với đỉnh – vòm (cung). Chiều dày vỉa – khoảng cách ngắn nhất giữa nóc và đáy. Tầng chứa khí – khoảng cách từ vị trí tiếp xúc khí-nước đến điểm cao nhất của tầng khí. Chia ra đường bao ngoài và đường bao trong của chứa khí, là giao điểm tương ứng với vị trí tiếp xúc khí-nước với nóc và đáy vỉa.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2