intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học phân đoạn diclometan cây mỏ quạ cudrania tricuspidata

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:57

27
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của đề tài là nghiên cứu thành phần hóa học phân đoạn diclometan cây Mỏ quạ và xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất đã phân lập được. Từ đó tạo cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo trong lĩnh vực tìm kiếm các phương thuốc mới điều trị bệnh cũng như giải thích tác dụng chữa bệnh của các loài thảo mộc ở Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học phân đoạn diclometan cây mỏ quạ cudrania tricuspidata

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA HÓA HỌC CHỬ THỊ PHƯƠNG THU KHẢO SÁT SƠ BỘ THÀNH PHẦN HÓA HỌC PHÂN ĐOẠN DICLOMETAN CÂY MỎ QUẠ CUDRANIA TRICUSPIDATA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Hóa hữu cơ Người hướng dẫn khoa học TS. HOÀNG LÊ TUẤN ANH HÀ NỘI - 2017
  2. LỜI CẢM ƠN Khóa luận này được hoàn thành tại phòng Nghiên cứu cấu trúc, Viện hóa sinh biển - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Đầu tiên, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc đến TS. Hoàng Lê Tuấn Anh và các anh chị trong phòng Nghiên cứu cấu trúc, Viện Hóa sinh biển - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Với tất cả lòng kính trọng, em xin cảm ơn thầy giáo PGS - TS. Nguyễn Văn Bằng đã tận tình chu đáo, dạy bảo và tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình học tập và làm khóa luận. Em xin gởi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các thầy cô của trường ĐHSP Hà Nội 2 , đặc biệt là các thầy cô trong khoa Hóa Học của trường đã tạo điều kiện giúp đỡ và dạy dỗ em trong quá trình học tập ở trường. Trong quá trình làm khóa luận tốt nghiệp, mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp, chỉ bảo của các quý thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 4 năm 2017 Sinh viên Chử Thị Phương Thu
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp “Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học phân đoạn diclometan cây Mỏ quạ (Cudrania tricuspidata)” là công trình nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Hoàng Lê Tuấn Anh. Các số liệu, kết quả trong khóa luận này là hoàn toàn trung thực, chính xác và không trùng với kết quả đã được công bố. Nếu có bất cứ vấn đề gì không đúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, tháng 4 năm 2017 Sinh viên Chử Thị Phương Thu
  4. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .............................................................................................. LỜI CAM ĐOAN......................................................................................... MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN........................................................................ 4 1.1. Tổng quan về cây Mỏ quạ............................................................... 4 1.1.1. Thực vật học ......................................................................... 4 1.1.2. Mô tả cây .............................................................................. 4 1.1.3. Phân bố và sinh thái ............................................................... 6 1.1.4. Bộ phận dùng ........................................................................ 6 1.1.5. Tính vị, công dụng................................................................. 6 1.1.6. Thành phần hóa học............................................................... 7 1.1.7. Hoạt tính sinh học.................................................................12 1.2. Tổng quan về phương pháp chiết mẫu thực vật ...............................14 1.2.1. Đặc điểm chung của phương pháp chiết.................................14 1.2.2. Cơ sở của quá trình chiết.......................................................14 1.2.3. Quá trình chiết mẫu thực vật .................................................15 1.2.3.1. Chọn dung môi chiết ....................................................15 1.2.3.2. Các phương pháp chiết .................................................18 a, Chiết lỏng - lỏng .............................................................18 b, Chiết lỏng - rắn...............................................................18 c, Chiết pha rắn ..................................................................18 1.2.3.3. Quá trình chiết .............................................................19 1.3. Các phương pháp sắc ký trong phân lập các hợp chất hữu cơ...........20 1.3.1. Đặc điểm chung của phương pháp sắc ký ..............................20 1.3.2. Cơ sở của phương pháp sắc ký ..............................................21 1.3.3. Phân loại các phương pháp sắc ký .........................................22 1.3.3.1. Sắc ký cột ....................................................................22
  5. 1.3.3.2. Sắc ký lớp mỏng ..........................................................24 1.4. Một số phương pháp hóa lí xác định cấu trúc của các hợp chất hữu cơ .................................................................................................24 1.4.1. Phổ hồng ngoại (Infrared Spectroscopy, IR)...........................24 1.4.2. Phổ khối lượng (Mass Spectroscopy, MS) .............................25 1.4.3. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân (Nuclear Magnetic Resonance, NMR)..........................................................................28 1.4.3.1. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân một chiều .........................28 1.4.3.2. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân hai chiều (phổ 2D - NMR) ......................................................................................29 CHƯƠNG 2. MẪU THỰC VẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......32 2.1. Mẫu thực vật .................................................................................32 2.2. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................32 2.2.1. Phương pháp xử lý và chiết mẫu............................................32 2.2.2. Phương pháp phân tích, phân tách các hỗn hợp và phân lập các hợp chất...................................................................................32 2.2.3. Phương pháp xác định cấu trúc các hợp chất ..........................33 3.1. Phân lập các hợp chất ....................................................................35 3.2. Hằng số vật lí và dữ kiện phổ các hợp chất .....................................37 3.2.1. Hợp chất 1: Aurantiamide acetate ..........................................37 3.2.2. Hợp chất 2: Aurantiamide .....................................................37 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...............................................38 4.1. Xác định cấu trúc hợp chất 1..........................................................38 4.2. Xác định cấu trúc hợp chất 2..........................................................43 KẾT LUẬN...............................................................................................47 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................48
  6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 13C-NMR Phổ cộng hưởng từ hạt nhân cacbon 13 Carbon - 13 Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy 1H-NMR Phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton Proton Magnetic Resonance Spectroscopy 1H-1H COSY Chemical Shif Correlation Spectroscopy 1H-13C HETCOR Phổ COSY dị hạt nhân 2D-NMR Phổ cộng hưởng từ hạt nhân hai chiều Tow - Dimensional NMR CC Sắc ký cột Column Chromatography CI-MS Phổ khối lượng ion hóa học Chemmical Ionization DEPT Distortionless Ebhancement by Polarisation Transfer EI-MS Phổ khối lượng va chạm electron Electron Impact Ionization Mass Spectroscopy ESI-MS Phổ khối lượng phun điện tử. Electron Sprayt Ionization mass spectroscopy FAB-MS Phổ khối lượng bắn phá nguyên tử nhanh Fast Atom Bombing Mass Spectroscopy FI-MS Phổ khối lượng ion hóa thường Field Ionization HMBC Heteronuclear Multiple Bond Connectivity HSQC Heteronuclear Single Quantum Coherence IR Phổ hồng ngoại Infrared Spectroscopy Me Nhóm metyl MS Phổ khối lượng Mass Spectroscopy NOESY Nuclear Overhauser Effect Spectroscopy TLC Sắc ký lớp mỏng Thin Layer Chromatography
  7. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Cây, thân, lá, hoa Mỏ quạ............................................................. 5 Hình 3.1: Sơ đồ phân lập phân đoạn diclometan cây Mỏ quạ .......................36 Hình 4.1.1: Cấu trúc hóa học và tương tác HMBC của hợp chất 1................39 Hình 4.1.2: Phổ proton 1H-NMR của hợp chất 1..........................................39 Hình 4.1.3: Phổ cacbon 13C-NMR của hợp chất 1........................................40 Hình 4.1.4: Phổ HSQC của hợp chất 1 ........................................................40 Hình 4.1.5: Phổ HMBC của hợp chất 1.......................................................41 Hình 4.2.1: Cấu trúc hóa học của hợp chất 2 ...............................................43 Hình 4.2.2: Phổ proton 1H-NMR của hợp chất 2..........................................44 Hình 4.2.3: Phổ cacbon 13C-NMR của hợp chất 2........................................44 Hình 4.2.4: Phổ cacbon DEPT của hợp chất 2 .............................................45 DANH MỤC BẢNG Bảng 4.1: Số liệu phổ của hợp chất 1 và chất tham khảo ..............................42 Bảng 4.2: Số liệu phổ của hợp chất 2 và chất tham khảo ..............................45
  8. MỞ ĐẦU Việt Nam là một nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa do đó có thảm thực vật rất phong phú và đa dạng. Thiên nhiên Việt Nam là một kho tài nguyên vô giá với nguồn dược liệu phong phú bao gồm nhiều loại cây có thể dùng là thuốc chữa bệnh cho con người. Theo những nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học, Việt Nam có gần 11000 loài thực vật bậc cao có mạch, 800 loài rêu, 600 loài nấm và hơn 2000 loài tảo. Trải qua nhiều năm nghiên cứu, tính đến nay Việt Nam đã có hơn 3800 loài thực vật bậc cao và bậc thấp (kể cả nấm) được sử dụng làm thuốc [3]. Từ xa xưa, cha ông ta đã có truyền thống về việc sử dụng các loài thảo mộc làm thuốc chữa bệnh, do đó những cây thuốc dân gian đã đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe con người. Tiếp nối truyền thống đó, những năm gần đây, việc tìm kiếm các hoạt chất trong các loài thảo mộc có tác dụng chữa bệnh là xu hướng ngày càng tăng và thu hút nhiều nhà khoa học nghiên cứu. Ngày nay, những hợp chất thiên nhiên có hoạt tính sinh học cao được phân lập từ cây cỏ được sử dụng trong rất nhiều ngành công nghiệp, nông nghiệp như: sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, công nghiệp thực phẩm, hóa mỹ phẩm, dược phẩm… Cùng với sự phát triển của khoa học – công nghệ, ngành công nghiệp tổng hợp hóa dược ngày càng phát triển mạnh mẽ. Nó tạo ra các biệt dược khác nhau sử dụng trong công tác phòng, chữa bệnh nhờ đó nâng cao sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên, cũng không vì thế mà các thảo dược mất đi chỗ đứng trong Y học. Chúng được sử dụng với vai trò mới là nguồn nguyên liệu trực tiếp, gián tiếp, hoặc cung cấp những chất đầu cho công nghiệp bán tổng hợp nhằm tìm kiếm các dược phẩm mới phục vụ việc chăm sóc sức khỏe con người. Theo các số liệu thống kê hiện nay có khoảng 60 - 70% các loại thuốc chữa bệnh đang được lưu hành hoặc trong 1
  9. giai đoạn thử nghiệm lâm sàng có nguồn gốc từ thiên nhiên [16]. Từ đó, nhiều loại thuốc đã được chiết xuất từ dược liệu Việt Nam như: rutin, D.strophantin, berberm, polmatin, L-tetrahydropalmatin,… Trong số những loài thực vật đã và đang được sử dụng làm dược liệu quý có cây Mỏ quạ (tên khoa học là Cudrania tricuspidata). Theo Đông y, Mỏ quạ có vị đắng nhẹ, tính mát. Có tác dụng lương huyết (làm mát máu), hoạt huyết phá ứ (thông mạch máu, tan máu tụ), chủ trị chấn thương sưng đau, phong thấp lưng gối đau mỏi, phụ nữ kinh bế, còn chữa lao phổi, viêm gan,…[22]. Đặc biệt trong thành phần của cây có chứa các hợp chất thể hiện hoạt tính gây độc tế bào, chống oxi hóa, bảo vệ thần kinh, kháng viêm và kháng insulin ở gan trong các tế bào HepG2, chống béo phì,… Vậy nên đây là một cây thuốc quý, cần được nghiên cứu để tìm hiểu tác dụng chữa bệnh của cây và tạo cơ sở tìm kiếm các phương thuốc mới điều trị các bệnh liên quan. Tuy nhiên cho đến nay chỉ có một vài nghiên cứu về thành phần hóa học của cây Mỏ quạ tại Việt Nam. Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn nêu trên nên tôi chọn đề tài cho khóa luận tốt nghiệp là: “Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học phân đoạn diclometan cây Mỏ quạ (Cudrania tricuspidata)” Mục đích của đề tài là nghiên cứu thành phần hóa học phân đoạn diclometan cây Mỏ quạ và xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất đã phân lập được. Từ đó tạo cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo trong lĩnh vực tìm kiếm các phương thuốc mới điều trị bệnh cũng như giải thích tác dụng chữa bệnh của các loài thảo mộc ở Việt Nam. Đây là yếu tố quan trọng có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của nền Y học. 2
  10. Để thực hiện điều đó, đề tài được tiến hành với những nhiệm vụ chính như sau: 1. Thu mẫu lá cây Mỏ quạ (Cudrania tricuspidata), xử lí mẫu và tạo dịch chiết. 2. Phân lập một số hợp chất từ phân đoạn diclometan cây Mỏ quạ (Cudrania tricuspidata). 3. Xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất đã phân lập được. 3
  11. CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan về cây Mỏ quạ 1.1.1. Thực vật học Phân loại thực vật học của cây Mỏ quạ được xác định như sau: Giới : Plantae Angiospermae Eudicots Rosids Bộ : Rosales Họ : Moraceae Tông : Moreae Chi : Cudrania (Maclura) Loài : C. tricuspidata 1.1.2. Mô tả cây [1],[22],[23] Mỏ quạ có tên khoa học là Cudrania tricuspidata (Carr.) Bur, thuộc họ Dâu tằm – Moraceae. Tên gọi khác: hoàng lồ, vàng lồ, xuyên phá thạch, cây chá, mỏ quạ ba mũi, cây bớm, sọng vàng, cây dâu gai,… Mỏ quạ là loài cây bụi, sống tựa, thân mềm yếu, nhiều cành, cành dài và mềm. Thân có nhựa mủ trắng như sữa. Có khi mọc thành cây nhỡ cao tới 8m, cây chịu khô hạn rất khỏe. Rễ cây là rễ trụ, có nhiều nhánh, mọc ngang, rất dài, cứng, nếu gặp đá có thể xuyên qua được (do đó con có tên “xuyên phá thạch”). Thân và cành có rất nhiều gai, gai già hơi cong quặp xuống như mỏ con quạ nên được gọi là cây Mỏ quạ. Vỏ thân màu tro nâu, trên có nhiều bì khổng màu trắng. Lá mọc so le, hình trứng thuôn, hai đầu nhọn, mặt lá nhẵn, bóng, mép nguyên, nhấm có vị tê tê ở lưỡi (đặc điểm), có phiến xoan, đầu mũi dài, gốc tù, gân bên 6-7 đôi, dài khoảng 3-8 cm, rộng khoảng 2,5-3 cm. 4
  12. Cuống lá mảnh, có lông, cuống dài 10-13 mm. Cụm hoa hình cầu, đường kính 7-10 mm, màu vàng nhạt, mọc thành đôi hay mọc đơn độc ở nách lá. Hoa đơn tính đực cái khác gốc. Hoa đực có 4 lá đài, 4 nhị, hoa cái có 4 lá đài, 1 nhụy dài. Cây ra hoa vào tháng 4-5, có quả vào tháng 5-7. Quả màu hồng họp thành quả kép, quả nạc hình cầu mềm hơi cụt ở đầu, khi chín màu đỏ, hạt nhỏ. Hình 1.1: Cây, thân, lá, hoa Mỏ quạ 5
  13. 1.1.3. Phân bố và sinh thái Chi Cudrania có khoảng 10 loài, thường phân bố ở vùng khí hậu nhiệt đới. Ở Việt Nam dự đoán có khoảng 5 loài. Mỏ quạ là loài phân bố ở các nước nhiệt đới Á châu, Đông Phi châu, Úc châu. Xuất hiện nhiều ở Hàn Quốc (chủ yếu ở phía Nam), Trung Quốc, Nhật Bản, Australia… Ở nước ta, cây mọc hoang ở đồi núi, ven đường và được trồng làm hàng rào từ Lào Cai, Vĩnh Phú đến Quảng Trị, Lâm Đồng và Đồng Nai [24], [25]. Mỏ quạ thuộc loài cây bụi gai, ưa sáng, khả năng chịu hạn tốt. Cây mọc hoang rải rác trong các trảng cây bụi ở đồi, đất sau nương rẫy và được trồng làm hàng rào ở đồi hoang hay đất vườn. Cây ra quả nhiều hàng năm, tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt, tái sinh cây chồi khỏe sau khi bị chặt [4]. 1.1.4. Bộ phận dùng Rễ, lá và quả. Lá thu hái quanh năm, bỏ cuống, dùng tươi hoặc nấu cao. Rễ phơi hoặc sấy khô. 1.1.5. Tính vị, công dụng Tính vị: lá nhấm có vị hơi tê ở lưỡi, vị hơi đắng, tính mát, có tác dụng hoạt huyết khư phong, thư cân hoạt lạc. Công dụng: Mỏ quạ có tác dụng dược lí rất đa dạng. Theo Đông y, Mỏ quạ có vị đắng nhẹ, tính mát. Có tác dụng lương huyết (làm mát máu), hoạt huyết phá ứ (thông mạch máu, tan máu tụ), chủ trị chấn thương sưng đau, phong thấp lưng gối đau mỏi, phụ nữ kinh bế, còn chữa lao phổi, viêm gan,…[22]. Chữa kinh giản, lên cơn hàng ngày hoặc 3 - 4 ngày/ lần: mỏ quạ 20g, thảo quả 20g, hạt cau 20g, sắc uống. 6
  14. Trị bệnh ho hoặc khạc đờm ra máu, bệnh lao phổi: mỏ quạ 40g, bách bộ 20g, dây rung rúc 30g, hoàng liên ô rô 20g, sắc uống. Trị các vết thương phần mềm: cây mỏ quạ tươi, hái về rửa sạch và bỏ cuống, giã nhỏ và đắp vào vết thương. Hàng ngày, lấy lá trầu không nấu nước, pha thêm một chút đường phèn (khoảng 8g) hòa tan vào nước và rửa vết thương, sau đó đắp thuốc mới lên. Duy trì làm như vậy trong khoảng 3 - 5 ngày là vết thương lành. + Nếu vết thương thường xuyên bị hở: đắp 2 bên dính lại, 1 lần/ngày. + Nếu thịt chậm đầy ở phần bị thương, vết thương lâu khép miệng: lấy lá mỏ quạ tươi và lá bòng bong một lượng bằng nhau, giã nát và đắp lên vết thương. Rửa chỗ bị thương và thay thuốc ngày 1 lần. Sau khoảng 3 - 4 ngày, giã thêm lá hàn the cùng 1 lượng như thế, dùng hỗn hợp của 3 loại đắp lên vết thương, duy trì việc thay thuốc hàng ngày. Sau khoảng 2 - 3 ngày, thêm vào thuốc bột phấn của cây chè (sao khô) 16g, phấn cây cau (sao khô) 20g, phèn phi 4g, bồ hóng 8g. Dùng hỗn hợp này rắc đều lên vết thương đến khi đóng vảy và róc thì dừng [26]. Rễ cây mỏ quạ được dùng trong nhân dân làm thuốc khứ phong, hoạt huyết, phá ứ, chữa ứ tích lâu năm, bế kinh. Ngày dùng 10-30 g rễ dưới dạng thuốc sắc. Phụ nữ có thai không dùng được. 1.1.6. Thành phần hóa học Trong những nghiên cứu về thành phần hóa học của cây Mỏ quạ cho thấy, thành phần hóa học chủ yếu trong cây là flavonoid, tanin pyrocatechic và acid hữu cơ và một số hợp chất khác. Yang Hee Jo và các cộng sự đã nghiên cứu các hợp chất từ rễ cây C. tricuspidata chiết suất bằng diclometan (CH2Cl2) và etyl axetat (EtOAc) dựa 7
  15. vào phương pháp quang phổ đã tìm được 31 hợp chất gồm: 2,6- dihydroxyxanthone (1), isogentisin (2), alloathyriol (3), laxanthone-I (4), isocudraniaxanthone A (5), isocudraniaxanthone B (6), 1,3,5-trihydroxy-4- prenyl- xanthone (7), cudraxanthone H (8), cudratricusxan- thone K (9), dulxanthone B (10), macluraxanthone B(11), cudracuspixanthone A (12), cudratricusxan- thone A (13), gerontoxanthone I (14), maclura- xanthone C (15), alvaxanthone (17), isoalvaxanthone(18), cudraxanthone L (19), toxyloxanthone C (20), 2-deprenylrheediaxanthone B (21), 8- prenylxanthone(22), cudraxanthone M (23), cudratrixanthone H (24), cudracuspixanthone B (25), cudracuspi- xanthone C (26), cudraxanthone B (27), cudracus- pixanthone D (28), and cudraxanthone A (30), cudracuspixanthone G (31). Các hợp chất có công thức cấu tạo như sau [19]: 8
  16. Jaeyoung Kwon và các cộng sự đã phân lập các hợp chất từ vỏ gốc cây và quả C. tricuspidata và xác định được 70 hợp chất trong đó có 21 hợp chất mới có công thức như sau [12]: 9
  17. 32 33 34 35 R=CH 3 37 38 36 R=H 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 Yang Hee Jo và các cộng sự đã nghiên cứu chất isoflavonoid ức chế tụy lipase từ quả chưa chín và chín của cây C. tricuspidata. Tất cả các hợp chất cô lập từ quả C.tricuspidata trong nghiên cứu này thuộc về một nhóm flavonoid. Chúng có thể được chia nhỏ lại theo vị trí của phần phenyl vào flavonoid (2-phenylchroman) và isoflavonoid (3-phenylchroman). Và đã xác định được 30 hợp chất. Đó là genistein (53), orobol (54), 7,4’-dimethoxy-5- hydroxyisoflavone (55), genistin (56), oroboside (57), 3’-O-methylorobol-7- glucoside (58), sphaerobioside (60), wighteone (61), gancaonin A (62), 4’,5,7-trihydroxy isoflavonone (63), 5,7,3’,4’-tetrahydroxy-68- diprenylisoflavone (64), alpinumisoflavone (65), 4’-O- methylalpinumisoflavone (66), 5,3’,4’-trihydroxy-6’’,6’’-dimethylpyrano- 10
  18. [2’’,3’’;7,6]isoflavone (67), scandenone (68), derrone (69) , derrone-4’-O- methylether (70), isochandalone (72), ulexin B (73), ulexone B (74), (+)- dihydrokaempferol (75), (+)-taxifolin (76), (2R, 3R)-7-(β- glucopyranosyloxy)-2,3-dihydro-3,5-dihydroxy-2-(4-hydroxyphenyl)-4H1- benzopyran-4-one (77), astragalin (78), hirsutrin (79), populnin (80), nicotiflorin (81), và rutin (82). Các hợp chất 53-74 là isoflavonoid và hợp chất 75-82 là flavonoid [20]. Chúng có cấu tạo như sau: 53 54 78 58 55 79 59 56 80 66 57 81 65 60 82 67 69 75 70 77 71 61 62 68 63 64 74 73 72 76 11
  19. Các nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng các hợp chất phenonlic, bao gồm các loại xathone, flavonoid và kaempferol là những thành phần chính của lá cây C. tricuspidata. Kaempherol, kaempherpl 7-O-glucopyranoside, narigin 7-O-glucopyranoside, 5-O-methyl genistein, β,-sitosterol, β,-sitosterol glucoside cũng đã được phân lập từ thân cây và lá của C. tricuspidata. 1.1.7. Hoạt tính sinh học Trong cây Mỏ quạ chứa glycoprotein, xanthone, và flavonoid có nhiều hoạt tính sinh học đáng quan tâm, bao gồm chống oxy hoá, ức chế enzyme monoamin oxidase (MAO) A, hiệu quả bảo vệ thần kinh, chống huyết khối [8], bảo vệ gan, neuroprotective - xơ vữa động mạch và chống viêm. Chống oxi hóa: các chất flavonoid là những chất oxi hóa chậm, chúng có tác dụng ngăn chặn quá trình oxi hóa gây ra bởi các gốc tự do. Do đó, đây là những hợp chất có hoạt tính chống oxi hóa cao, tác dụng đến nhiều hệ enzim và ít độc đến cơ thể. Khi đưa vào cơ thể, các chất này gây lên các biến đổi sinh hóa học bằng cách trực tiếp hay gián tiếp thông qua các enzym, hệ thống thần kinh, nội tiết… Chống viêm: Cudratricusxanthone A là một xanthone prenylated, được phân lập từ C. tricuspidata, có nhiều tác dụng sinh học và điều trị. Cudratricusxanthone A đã ức chế các enzyme tổng hợp oxit nitric (iNOS) và cyclooxygenase (COX) -2, giảm sản xuất ra nitơ oxit có nguồn gốc từ iNOS và prostaglandin E2 có nguồn gốc COX-2 trong tế bào vi mô BV2 kích thích LPS. Hợp chất này cũng làm giảm yếu tố hoại tử khối u-α, interleukin (IL) - 1β, và IL-12; Ức chế sự phosphoryl hóa và sự xuống cấp của IκB-α. Cudratricusxanthone A còn có tác động ức chế đối với hoạt động gắn kết ADN kappa B của nhân tố k. Tóm lại, kết quả chứng minh rằng cudratricusxanthone A có tác dụng chống viêm bằng cách ức chế sự sản sinh 12
  20. các chất trung gian pro-inflammatory do lipopolysacchairide (LPS) thông qua ức chế các con đường NF-κB và MAPK trong tế bào vi mô BV2. Do đó, nó có thể là một ứng cử viên hóa trị liệu tiềm năng để quản lý rối loạn thoái hoá cơ tim [8]. Cudratricusxanthone A (CTXA) là một xanthone được phân lập từ sự phân tách dẫn chất EtOH của C. tricuspidata có tác dụng ức chế mạnh chống oxy hoá, chống ung thư mạnh mẽ trong các tế bào ung thư vú. Theo nghiên cứu của Soo-Myeong Jeon và c ộng sự, ảnh hưởng của CTXA đối với sự di chuyển tế bào và apoptosis đã được đánh giá trong các dòng tế bào ung thư vú của MCF-7 và MDA-MB-231. CTXA đã có tác dụng chống khối u trên các tế bào ung thư vú bằng cách ngăn chặn sự di chuyển và xâm lấn của tế bào và gây ra sự chết tế bào theo chương trình in vitro. Các khả năng của CTXA để gây ra apoptosis bằng cách kích hoạt con đường truyền tín hiệu apoptotic liên quan đến ty thể và ức chế sự xâm nhập và di chuyển tế bào bởi MMP-9. Nó có thể là một loại thuốc chống khối u mới cho điều trị ung thư vú [18]. Dong-Cheol Kim và cộng sự đã nghiên cứu và chỉ ra rằng chiết xuất methanol C. tricuspidata đã ức chế cả sản sinh NO và PGE2 trong tế bào vi mô BV2. Cudraflavanone D , được cô lập từ chiết xuất này, đã làm giảm đáng kể sự biểu hiện protein của synthase NO và cyclooxygenase-2, và giảm nồng độ NO và PGE2 trong các tế bào vi mô BV2 tiếp xúc với lipopolysaccharide. Cudraflavanone D cũng làm giảm sản xuất IL-6, TNF-α, IL-12, và IL-1β, ngăn chặn sự dịch chuyển hạt nhân của heterodimers NF-κB (p50 và p65) bằng cách gián đoạn quá trình phân hủy và phosphoryl hóa chất ức chế IκB-α, Và ức chế liên kết NF-κB. Ngoài ra, cudraflavanon D đã ức chế sự phosphoryl hóa của kinase N-terminal kinase (JNK) và đường p38 MAPK. Nghiên cứu này chỉ ra rằng cudraflavanone D có thể là một ứng cử viên thuốc tiềm năng cho việc chữa bệnh viêm thần kinh [10]. 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0