intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu thành phần hóa học cặn hexan của loài sao biển đỏ Anthenea aspera

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:67

29
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu đã phân lập được 2 hợp chất là cholestan và 5α-cholest-7-en-3β-oltừ cặn hexan loài sao biển đỏ Anthenea asperabằng phương pháp sắc ký cột hở silica gel; cấu trúc của các hợp chất này được xác định nhờ vào các phương pháp phổ hiện đại như phổ cộng hưởng từ hạt nhân một chiều (1H-NMR, 13C-NMR, DEPT 135 và DEPT 90), hai chiều (HSQC, HMBC) và tài liệu tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu thành phần hóa học cặn hexan của loài sao biển đỏ Anthenea aspera

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA HÓA HỌC  === === NGUYỄN THỊ ÁNH NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC CẶN HEXAN CỦA LOÀI SAO BIỂN ĐỎ ANTHENEA ASPERA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Hóa học hữu cơ HÀ NỘI - 2017
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA HÓA HỌC  === === NGUYỄN THỊ ÁNH NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC CẶN HEXAN CỦA LOÀI SAO BIỂN ĐỎ ANTHENEA ASPERA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Hóa học hữu cơ Người hướng dẫn khoa học GV NGUYỄN ANH HƯNG HÀ NỘI - 2017
  3. Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Anh Hưng đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình viết khóa luận tốt nghiệp, cùng các anh (chị) phòng Hóa sinh hữu cơ -Viện Hóa học các Hợp chất thiên nhiên đã giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện khóa luận. Em xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo Viện Hóa học các Hợp chất thiên nhiên - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã tạo điều kiện cho em hoàn thành đề tài khóa luận tại Viện Hóa học các Hợp chất thiên nhiên. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô trong khoa Hóa học- trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm em học tập. Đồng thời, em xin bày tỏ lòng cảm ơn tới gia đình, bạn bè, những người đã động viên, khuyến khích, tạo mọi điều kiện để em có thể thực hiện khóa luận thành công. Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp, khó tránh khỏi sai sót, rất mong các thầy, cô bỏ qua. Đồng thời do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp thầy, cô để em học thêm được nhiều kinh nghiệm và để đề tài của em được hoàn thiện hơn nữa. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2017 Người thực hiện Sinh viên Nguyễn Thị Ánh i
  4. Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em và được sự hướng dẫn khoa học của thầy Nguyễn Anh Hưng. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung luận văn của mình. Trường đại học sư phạm Hà Nội 2 không liên quan đến những vi phạm tác quyền, bản quyền do em gây ra trong quá trình thực hiện (nếu có). Hà Nội, tháng 5 năm 2017 Người thực hiện Sinh viên Nguyễn Thị Ánh ii
  5. Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ............................................................................. 4 1.1 Đặc điểm sinh học và phân bố của sao biển Anthenea aspera ................... 4 1.2. Thành phần hóa học các loài thuộc lớp sao biển Asteroidea ..................... 6 1.2.1. Các hợp chất steroid ................................................................................ 7 1.2.2. Nhóm hợp chất ceramide và cerebroside .............................................. 15 1.2.3. Lipid, axit béo và axit amin................................................................... 20 1.2.4. Một số hợp chất khác ............................................................................ 24 CHƯƠNG 2. THỰC NGHIỆM ...................................................................... 26 2.1. Nguyên liệu. ................................................................................................................................. 26 2.2. Các phương pháp chiết mẫu. .................................................................... 26 2.2.1. Chọn dung môi chiết. ............................................................................ 26 2.2.2. Quá trình chiết. ...................................................................................... 28 2.3 Các phương pháp sắc kí trong phân lập các hợp chất hữu cơ. .................. 30 2.3.1. Đặc điểm chung của phương pháp sắc kí .............................................. 30 2.3.2. Cơ sở của phương pháp sắc kí. ............................................................. 31 2.3.3. Phân loại các phương pháp sắc kí. ........................................................ 31 2.4. Một số phương pháp hoá lý xác định cấu trúc của các hợp chất hữu cơ. 33 2.4.1. Phổ khối lượng (Mass spectroscopy, MS). ........................................... 34 2.4.2. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân (Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy NMR). ....................................................................................... 35 2.5. Phương pháp phân lập các hợp chất. ........................................................ 37 2.5.1. Sắc kí lớp mỏng (TLC). ........................................................................ 30 2.5.2. Sắc kí lớp mỏng điều chế. ..................................................................... 31 2.5.3. Sắc kí cột (CC). ..................................................................................... 38 2.6. Quy trình phân lập các hợp chất .............................................................. 38 iii
  6. Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp 2.7. Dữ liệu phổ của các chất phân lập được. ................................................. 39 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN. ................................................. 41 3.1. Xác định cấu trúc của hợp chất SD5 ........................................................ 41 3.2. Xác định cấu trúc của hợp chất SD6 ........................................................ 46 KẾT LUẬN .................................................................................................... 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 53 iv
  7. Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT [α]D Độ quay cực Specific Optical Rotation 13 C NMR Phổ cộng hưởng từ hạt nhân cacbon 13 Carbon-13 Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy H - NMR 1 Phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton Proton Magnetic Resonance Spectroscopy H 1H COSY 1 1H 1H chemical shift correlation Spectroscopy 2D-NMR Phổ cộng hưởng từ hạt nhân hai chiều Two-Dimensional NMR CC Sắc ký cột column chromatography DEPT Distortionless Enhancement by polarisation Transfer EI-MS Phổ khối lượng va chạm electron Electron Impact Mass Spectrometry FAB-MS Phổ khối lượng bắn phá nguyên tử nhanh Fast Atom 13 om bardment Mass Spectrometry HMBC Heteronuclear Multiple Quantum coherence HR-FAB-MS Phổ khối lượng bắn phá nguyên tử nhanh phân giải cao Hight Resolution Fast Atom Bombardment Mass Spectrometry IR Phổ hồng ngoại Infrared Spectroscopy Me Nhóm Metyl MS Phổ khối lượng Mass Spectroscopy NOSY Nucler Overhauser Effect Spectroscopy TLC Sắc ký lớp mỏng Thin Layer chromatography HSQC Heteronuclear Single-Quantum Correlation v
  8. Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Dữ liệu phổ của hợp chất SD5 ................................................................................... 45 Bảng 3.2: Dữ liệu phổ của hợp chất SD6 ................................................................................... 50 vi
  9. Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2.1. Ảnh minh họa mẫu sao biển Anthenea aspera. ................................................... 27 Hình 3.1. Phổ 1H NMR của hợp chất SD5 ................................................................................ 43 Hình 3.2 Phổ 13C-NMR và DEPT của hợp chất SD5 .......................................................... 44 Hình 3.3 Phổ HSQC và HMBC của hợp chất SD5 ................................................................ 45 Hình 3..4. Phổ 1H NMR của hợp chất SD6 ............................................................................... 48 Hình 3.5 Phổ 13C-NMR và DEPT của hợp chất SD6 ........................................................... 49 Hình 3.6 Phổ HSQC và HMBC của hợp chất SD6 ................................................................ 50 vii
  10. Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp MỞ ĐẦU Việt Nam là quốc gia ven biển nằm bên bờ tây của Biển Đông, với bờ biển dài khoảng 3.260km trải dài trên 13 vĩ độ, có tỷ lệ chiều dài đường biển trên diện tích đất liền cao nhất Đông nam á, vùng lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế rộng khoảng 1 triệu km2 với trên bốn nghìn đảo lớn, nhỏ trải dọc từ Bắc vào Nam và hai quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa có vị trí đặc biệt quan trọng về địa chính trị và địa kinh tế. Việt Nam được đánh giá là một trong 10 trung tâm đa dạng sinh học biển và là một trong 20 vùng biển có nguồn lợi hải sản giàu có nhất toàn cầu. Như vậy, ngoài ý nghĩa về quân sự, về an ninh quốc phòng và an ninh khu vực, kinh tế biển còn quyết định phần quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nhận thấy tầm quan trọng đó, công tác điều tra nghiên cứu môi trường và tài nguyên sinh vật biển Đông ngày càng được đẩy mạnh, khẳng định những ý nghĩa quan trọng với đất nước nhất là trong giai đoạn mới. Hòa chung với sự phát triển của ngành hóa học các hợp chất thiên nhiên trên thế giới, việc nghiên cứu các chất có hoạt tính sinh học từ nguồn sinh vật biển Việt Nam đã được triển khai bài bản, bắt đầu từ các nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản, đến các nhiệm vụ trọng điểm và nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng. Từ các sinh vật biển như các loài hải miên (sponges), san hô mềm (soft corals), da gai (echinoderms) và ngay cả các loài vi sinh vật biển, các nhà khoa học đã tìm ra được nhiều hợp chất. Tuy nhiên, so với nguồn tiềm năng sinh vật biển ở nước ta thì đến nay những công trình nghiên cứu trong nước vẫn quá ít và tản mát, đặc biệt là những nghiên cứu về lớp Sao biển (Asteroidea) . Khoảng 1.800 loài sao biển còn sống hiện diện trong tất cả các đại dương của thế giới, bao gồm cả Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, Ấn Độ Nguyễn Thị Ánh 1 K39b – Sư phạm Hóa học
  11. Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp Dương, Bắc Cực và các vùng đại dương phía Nam. Sao biển có mặt ở trên một phạm vi sâu rộng từ các bãi triều đến độ sâu thẳm (6.000 m). Nghiên cứu cho thấy có nhiều hợp chất được phân lập từsao biển có cấu trúc hóa học đa dạng và thể hiện hoạt tính sinh học thú vị khác nhau như:chống khối u, tan máu, kháng viêm, giảm đau, giảm huyết áp, gây độc tế bào, kháng khuẩn, kháng nấm, chống tăng đường huyết và kháng một số dòng tế bào ung thư, kháng virus như virus HIV, HSV, CoxB, EMCV và VSV…. Một số công trình nghiên cứu về sao biển đã được xuất bản như nghiên cứu động vật không xương sống trong khu hệ động vật đáy vùng biển Đông Dương của Dawydoff (1952), báo cáo của Trần Ngọc Lợi (1967), nghiên cứu khu hệ động vật và điều kiện sống ở vịnh Bắc Bộ của Gurjanova (1972). Những báo cáo ở giai đoạn tiếp theo chủ yếu của Đào Tấn Hỗ như Sơ bộ nghiên cứu về động vật da gai ở quần đảo Trường Sa (1991), ở vùng đảo Phú Quốc và Thổ Chu (1992), động vật da gai ở vùng biển tỉnh Khánh Hòa (2002) hay sinh vật đáy vùng biển Thuận Hải – Minh Hải (Nguyễn Văn Chung và cs., 1991). Kết quả tổng hợp từ các nghiên cứu cho thấy, có khoảng 56 loài sao biển được ghi nhận ở vùng biển Việt Nam (Đào Tấn Hỗ, 2002; Lane và cs., 2000). Báo cáo gần đây của Antokhina và cs., 2012 tổng hợp từ các báo cáo trước và kết quả thu mẫu trong giai đoạn từ 2003-2011 đưa ra một danh mục gồm 79 loài sao biển được ghi nhận vùng ven bờ biển Việt Nam. Tuy vậy, số liệu trên vẫn còn khá khiêm tốn so với 236 loài sao biển ở vùng biển Đông (Đào Tấn Hỗ, 2002; Chao, 2000; Lane và cs., 2000; Liu và cs., 2006; Antokhina và cs., 2012). Điều này cho thấy khả năng có thể tìm thấy thêm nhiều loài sao biển ở vùng biển Việt Nam. Anthenea asperalà một loài sao biển có thành phần hóa học đa dạng với nhiều hoạt tính sinh học khác nhau đã tìm thấy ở Việt Nam. Tuy nhiên, số công trình nghiên cứu về Anthenea aspera còn hạn chế. Do đó chúng tôi tiến Nguyễn Thị Ánh 2 K39b – Sư phạm Hóa học
  12. Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp hành đề tài “Nghiên cứu thành phần hóa học cặn hexan của loài sao biển đỏ Anthenea aspera”. Nguyễn Thị Ánh 3 K39b – Sư phạm Hóa học
  13. Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1 Đặc điểm sinh học và phân bố của sao biển Anthenea aspera Sao biển Anthenea aspera thuộc chiAnthenea, họ Oreasteridae, lớp Asteroidea, ngành Echinodermata (động vật da gai). Hiện nay, chi Anthenea có khoảng 31 loài. Chúng phân bố ở tất cả đại dương trên thế giới, đặc biệt phải kể đến các vùng biển Australia, Đông Thái Bình Dương, Bắc Mỹ và vùng biển nhiệt đới Ấn Độ - Thái Bình Dương [1]. Danh sách một số loài Sao biển chi Anthenea: 1. Anthenea acanthodes H.L.Clark, 1938 2. Anthenea aspera Döderlein, 1915 3. Anthenea australiae Döderlein, 1915 4. Anthenea conjugens Döderlein, 1935 5. Anthenea crassa H.L.Clark, 1938 6. Anthenea crudelis Döderlein, 1915 7. Anthenea diazi Domantay, 1969 8. Anthenea edmondi A.M.Clark, 1970 9. Anthenea elegans H.L.Clark, 1938 10.Anthenea flavescens (J.E.Gray, 1840) 11.Anthenea godeffroyi Döderlein, 1915 12.Anthenea grayi Perrier, 1875 13.Anthenea mertoni Koehler, 1910 14.Anthenea mexicana A.H.Clark, 1916 15.Anthenea obesa H.L.Clark, 1938 16.Anthenea pentagonula (Lamarck, 1816) 17.Anthenea polygnatha H.L.Clark, 1938 18.Anthenea regalis Koehler, 1910 Nguyễn Thị Ánh 4 K39b – Sư phạm Hóa học
  14. Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp 19. Anthenea rudis Koehler, 1910 20. Anthenea sibogae Döderlein, 1915 21. Anthenea tuberculosa J.E.Gray, 1847 22. Anthenea viguieri Döderlein, 1915 23. Anthenea difficilis Liao Liao & Clark, 1995 24. Anthenea acuta Perrier, 1869 25. Anthenea chinensis Gray, 1840 26. Anthenea globigera Döderlein, 1915 27. Anthenea granulifera Gray, 1847 28. Anthenea nuda Döderlein, 1915 29. Anthenea obtusangula Döderlein, 1915 30. Anthenea pentagonula Studer, 1884 31. Anthenea spinulosa Gray, 1847 Loài sao biển Anthenea aspera phân bố từ Namibia đến Durban trên bờ biển Nam Phi, bán thủy triều đến 82m. Sao biển Anthenea aspera có cấu tạo điển hình của động vật da gai- hình sao, có đối xứng tỏa tròn bậc 5, gồm có một đĩa trung tâm và 5 hay nhiều cánh xếp xung quanh.Đường kính của một con sao biển Anthenea aspera trường thành khoảng 15-20 cm. Mặt lưng của chúng hơi lồi lên, màu sắc của chúng thay đổi từ cam đến đỏ, bụng phẳng, có miệng. Lỗ miệng có màu sặc sỡ. Bên trong quanh miệng là vòng ống nước, từ đó phát ra năm ống nước nhánh hình nan quạt tỏa ra năm cánh, mỗi ống nước nhánh có hai dãy chân ống. Sao biển di chuyển được là nhờ hệ thống ống dẫn nước chứa đầy dịch lỏng. Nước qua lỗ tấm sàng tập trung vào ống đá có thành là đá vôi và đổ vào ống dẫn nước quanh miệng. Sau đó nước từ ống dẫn nước quanh miệng tỏa ra 5 ống dẫn nước phóng xạ trong 5 cánh. Từ ống dẫn nước phóng xạ này, nước Nguyễn Thị Ánh 5 K39b – Sư phạm Hóa học
  15. Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp lại vào các ampun và chân ống, sau đó xuyên qua tấm chân ống để ra ngoài. Trong khi di chuyển thì sao biển sẽ dồn nước từ ống dẫn nước vào chân ống làm chân ống kéo dài ra, bám vào giá thể rồi co lại để kéo cơ thể nhờ dồn nước vào ampun. Tiếp tục chân ống rời giá thể để thực hiện một bước mới. Sao biển di chuyển rất chậm, một phút chỉ đạt được khoảng 5-8 cm. Lỗ miệng của sao biển nằm giữa mặt miệng, có môi bé và mềm. Không có cơ quan chuyên hóa để bắt mồi hay nghiền mồi. Sao biển đỏ là nhóm ăn thịt, thức ăn của chúng là cá, trai, ốc hoặc san hô, các loài cá nhỏ, mực, tôm và các loài thân mềm khác. Nếu con mồi lớn, chúng sẽ lộn dạ dày ra ngoài và tiêu hóa ngoài cơ thể. Khi thiếu thức ăn chúng ăn thịt cả đồng loại. Cơ quan hô hấp là mang da, là các phần lồi của da có chứa một phần thể xoang bên trong, thường nằm trên cực đối miệng hay ở 2 bên rãnh chân ống. Ngoài ra thành chân ống cũng là nơi trao đổi khí. Một số loài phát triển rất nhanh là nguyên nhân gây mất cân bằng sinh thái [2]. 1.2. Thành phần hóa học các loài thuộc lớp sao biển Asteroidea Theo thống kê của tác giả Guang Dong và cộng sự trong giai đoạn từ năm 1997- 2007 đã có khoảng 98 loài sao biển trên toàn thế giới được nghiên cứu về thành phần hóa học. Những nghiên cứu đã chỉ ra rằng các hợp chất thứ cấp có mặt trong sao biển bao gồm: các steroid, steroid glycoside (glycoside của polyhydroxysteroid, asterosaponin và cyclic steroid glycoside), các hợp chất thuộc nhóm glycosphingolipid (cerebroside và ganglioside). Ngoài ra còn một số các hợp chất khác như: anthraquinon, alkaloid, phospholipid, peptid và acid béo. Các thành phần hóa học này thể hiện rất nhiều các hoạt tính quý báu như: hoạt tính gây độc tế bào, hoạt tính làm tan máu, chống virut, kháng nấm, kháng vi sinh vật, kháng viêm… Nguyễn Thị Ánh 6 K39b – Sư phạm Hóa học
  16. Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp 1.2.1. Các hợp chất steroid Steroid là các chất chuyển hóa quan trọng bao gồm các polyhydroxy steroid và sulfonylate polyhydroxy steroid. Ngoại trừ bọt biển (hải miên) thì sao biển là một nguồn cung cấp các steroid có nguồn gốc thiên nhiên hết sức dồi dào. Các hợp chất steroid phân lập từ sao biển thường là các hỗn hợp rất phức tạp tuy nhiên có thể nhận thấy cấu trúc khung chính của các steroid này là: 3β,6α(β),8,15α(β),16β- pentahydroxycholestane, hoặc đôi khi bắt gặp các hợp chất có thêm nhóm OH ở vị trí 4β,5α,7α(β), hoặc ở vị trí 14α. Ở phần mạch nhánh thường có dạng (25S)-26- hydroxy, đôi khi cũng bắt gặp các hợp chất mà vị trí C-26 có đính nhóm chức cacboxylic. Có 4 loại hợp chất sterol chính thường gặp trong các loài sao biển là 3α- sterol, 3β-O-Sulfonylated sterol, 3β-OH,6α-OH-sterol và 3β- OH,6β-OH-sterol. Năm 1993, từ loài sao biển Styracaster caroli thu thập ở độ sâu 2000m tại Thio và Lifou (New Caledonia), Riccardis và cộng sự đã phân lập được 3 polyhydroxysteroid là carolisterol A-C (1-3) [3]. Các hợp chất này được nhận biết là các polyhydroxycholanic acid trong đó nhóm chức 24-COOH được thay thế bởi một dẫn xuất amid của D-cysteinolic acid. Tiếp tục nghiên cứu trên loài sao biển này, đến năm 1994, nhóm nghiên cứu lại phân lập thêm 10 steroid trong đó có 8 hợp chất mới (4-11) [4] và năm 1996 phân lập được thêm 2 hợp chất nữa là 24- ethyl-5α-cholest-22- en-3β,5,6β,8,15α,25,26-heptol 26-sulfate (12) và 24-ethyl-5α- cholestane- 3β,5,6β,15α,25,26-heptol 26-sulfate (13)[5]. Nguyễn Thị Ánh 7 K39b – Sư phạm Hóa học
  17. Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp Từ loài Archaster typicus năm 1986, nhóm nghiên cứu của Riccio và cộng sự đã phân lập được 9 hợp chất (14-22), đây là các hợp chất với rất nhiều nhóm thế hydroxy trong phân tử (7 nhóm), 4 trong số 9 hợp chất này có khung 27-nor- cholestane. Đây là dạng khung rất hiếm gặp trong động vật và nó mới chỉ được tìm thấy với một lượng rất nhỏ từ loài hải miên Axinella cannabina [6, 7]. Tiếp tục nghiên cứu trên loài sao biển Archaster typicus được thu thập tại Quảng Ninh, Việt Nam, năm 2010 nhóm nghiên cứu của Ivanchina và cộng sự đã phân lập được 10 polyhydrosteroid trong đó có 4 hợp chất mới (23-26) [8]. Đến năm 2011 cũng từ loài sao biển này, nhóm nghiên cứu của Yang và cộng sự lại tiếp tục phân lập được 5 hợp chất mới (27-31) và 14 hợp chất đã biết. Trong số các hợp chất mới này có 3 hợp chất có khung 27-nor- cholestane [9]. Như vậy các hợp chất khung 27-nor-cholestane có thể là đặc trưng cho loài sao biểnnày. Nguyễn Thị Ánh 8 K39b – Sư phạm Hóa học
  18. Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp Năm 1988, từ loài sao biển Asterina pectinifera được phân bố khá phổ biển ở các vùng biển Bắc Thái Bình Dương, Higuchi và cộng sự đã phân lập được 8 hợp chất steroid, trong đó có một hợp chất mới là 5α- cholestane- 3β,4β,6α,7α,8β,15β,16β,26-octol (32) [10]. Đến năm 1991, nhóm nghiên cứu của Honda và cộng sự đã phân lập được hợp chất (20S,24S,25R)-3β,6α,20-trihydroxy-24-methyl-26-homo-5α-cholest- 9(11)-en-23-one (33). Cấu hình tuyệt đối của hợp chất này được xác định bằng phương pháp X-ray và phương pháp tổng hợp [11]. Tiếp tục các nghiên cứu hóa học trên loài sao biển này, năm 2005 Zhang và cộng sự đã Nguyễn Thị Ánh 9 K39b – Sư phạm Hóa học
  19. Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp phân lập được một isopropylidenedioxy steroid (34) với cấu trúc khá đặc biệt [12]. Năm 2010, cũng từ loài A. pectinifera, Peng và cộng sự đã phân lập được 6 polyhydroxysteroid trong đó có 1 hợp chất mới là (25S)-5α- cholestane-3β,6α,7α,8,15α,16β-hexahydroxyl-26-O-14'Z-eicosenoate (35). Hợp chất này tương tự như hợp chất (25S)-5α-cholestane- 3β,6α,7α,8,15α,16β,26-hexahydroxyl steroid đã được phân lập lần đầu tiên từ sao biển Protoreaster nodosu năm 1982 [13] chỉ khác ở chỗ hợp chất (35) có đính thêm mạch nhánh 20 cacbon enoyl - COCH2(CH2)11CH=CHCH2(CH2)3CH3. Ngoài ra các hợp chất đã biết được xác định là (25S)-5α-cholestane-3β,6α,7α,8,15α,16β,26-heptol, (25S)-5α-cholestane-3β,4β,6α,7α,8,15α,16β,26-octol,(25S)-5α-cholestane- 3β,4β,6α,7α,8,15β,16β,26- octol, cholest-7-en-3-sodium sulfate, (24S)-5α- cholestane-3β,6α,8,15α,24-pentol. [14]. Năm 1993, từ loài sao biển Tremaster novaecaledoniea thuộc New Caledonia, Riccardis và cộng sự đã phân lập được 10 polyhydroxysterol (36-44). Trong đó hợp chất 3α,15α,16β,26-tetrahydroxy-5β-cholestane (36) có dạng cis-A/B đây là dạng khung thường được tìm thấy trong các loài thuộc lớp Ophiuroidea nhưng rất hiếm khi gặp trong lớp sao biển [15, Nguyễn Thị Ánh 10 K39b – Sư phạm Hóa học
  20. Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp 16]. Hợp chất Tremastrol D (37) có chứa nhóm phospho và các hợp chất 38-44 có chứa nhóm sulfate trong phân tử [17]. Trong năm 2003, Wang và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu trên loài sao biển Certonardoa semiregularis, các tác giả này đã phân lập được 15 polyhydroxysterol trong đó có 13 hợp chất mới là Certonardosterol A-M (45-57) [18]. Nguyễn Thị Ánh 11 K39b – Sư phạm Hóa học
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2