intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Không dễ “kích” tín dụng dịp cuối năm

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

59
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tình hình cho vay trong năm nay tương đối khó, kể cả khi mùa kinh doanh cuối năm của doanh nghiệp đang diễn ra. Bởi trước bối cảnh hàng tồn kho gia tăng, tâm lý của doanh nghiệp chưa muốn mở rộng đầu tư, sản xuất mới. Còn người tiêu dùng vẫn trong tình trạng cắt giảm chi tiêu. Vì thế, nhu cầu vốn dịp cuối năm nay của khách hàng so với mọi năm là không tăng cao, cho dù lãi suất đã giảm dần. Nhưng điều đó không có nghĩa là tín dụng không tăng trưởng, mà thực...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Không dễ “kích” tín dụng dịp cuối năm

  1. Không dễ “kích” tín dụng dịp cuối năm Tình hình cho vay trong năm nay tương đối khó, kể cả khi mùa kinh doanh cuối năm của doanh nghiệp đang diễn ra. Bởi trước bối cảnh hàng tồn kho gia tăng, tâm lý của doanh nghiệp chưa muốn mở rộng đầu tư, sản xuất mới. Còn người tiêu dùng vẫn trong tình trạng cắt giảm chi tiêu. Vì thế, nhu cầu vốn dịp cuối năm nay của khách hàng so với mọi năm là không tăng cao, cho dù lãi suất đã giảm dần. Nhưng điều đó không có nghĩa là tín dụng không tăng trưởng, mà thực tế ngân hàng vẫn đang từng bước chia sẻ khó khăn và đồng hành cùng doanh nghiệp, đẩy mạnh hỗ trợ vốn cho khách hàng có nhu cầu sử dụng vốn vay đối với những dự án hiệu quả. Bản thân HDBank chúng tôi trong 10 tháng qua, dư nợ tín dụng cũng tăng trưởng được 20%. Tín dụng khó phát triển, song nhiều ngân hàng vẫn đẩy mạnh huy động. Theo ông, có phải các nhà băng đang phải phòng thủ thanh khoản, nhất là trong dịp cuối năm? Tôi cho rằng, để quản lý tốt ngân hàng thì nên làm như vậy. Có nghĩa, ngân hàng phải luôn quản trị tốt rủi ro. Có thể, trong những năm trước, các ngân hàng huy động được bao nhiêu cho vay bấy nhiêu, thậm chí tín dụng còn cao hơn cả huy động. Tuy nhiên, để quản trị một ngân hàng hiện đại, phải tăng cường công tác quản trị thanh khoản. Trong bối cảnh hiện nay, dù ngân hàng
  2. không thể cho vay, nhưng vẫn tăng cường huy động hoặc chỉ cho vay trên cơ sở an toàn để hạn chế nợ xấu. HDBank đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng với 30% trong năm nay có quá cao? Mỗi ngân hàng có một mục tiêu và chiến lược khác nhau. Có thể, trước đây các ngân hàng đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng cao, nhưng với HDBank, chúng tôi luôn đặt mục tiêu tăng trưởng bền vững trên cơ sở quản trị tốt rủi ro. Vì thế, với mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm nay ở mức 30%, nhưng 10 tháng đầu năm nay dư nợ của Ngân hàng đã tăng được 20%. 3 tháng còn lại của năm, chúng tôi sẽ phấn đấu để có thể đạt được mục tiêu, trên cơ sở kiểm soát chặt chất lượng tín dụng. Hiện chúng tôi đang tập trung cho vay xuất khẩu cà phê, nông sản. Tỷ lệ nợ xấu của HDBank đến nay vẫn ở mức kiểm soát, khoảng 3,1% so với mục tiêu đề ra cho cả năm nay là 3%. Nợ xấu của Ngân hàng tập trung chủ yếu ở lĩnh vực nào, phải chăng là bất động sản, thưa ông? Năm nay, không lĩnh vực, ngành nghề nào có thể tránh được khó khăn và khả năng trả nợ vay của doanh nghiệp sụt giảm. Lĩnh vực kinh doanh vật liệu xây dựng, bất động sản (kể cả đối với cho vay bất động sản cá nhân) cũng gặp khó trong việc thu hồi nợ vay. Các lĩnh vực kinh doanh khác như sắt thép, hàng tiêu dùng, thương mại cũng gặp khó khăn do hàng tồn kho cao, sản xuất đình trệ. Vì thế, tỷ lệ nợ xấu rơi vào các lĩnh vực này khá cao.
  3. Hiện lãi suất cho vay mua nhà đã giảm, nhưng vì sao vẫn khó kích tăng trưởng dư nợ? Tăng trưởng tín dụng cá nhân ở HDBank hiện nay ở mức vừa phải, cho dù lãi suất cho vay giảm dần, trong đó vay mua nhà chỉ còn 8,6%/năm cố định 3 tháng đầu. Theo tôi, tín dụng tăng chậm là bởi tình hình chung. Riêng với phân khúc khách hàng cá nhân, tâm lý khách hàng vẫn muốn chờ giá bất động sản giảm thêm. Người mua nhà chần chừ chờ giá xuống mới tính đến việc vay vốn mua nhà, chứ không hẳn do lãi suất cao. Tôi cho rằng, lãi suất cho vay mua nhà hiện đã về mức hợp lý. Đánh giá của ông về xu hướng lãi suất trong nửa đầu năm tới, liệu có tăng trở lại? Theo tôi, lãi suất trong nửa đầu năm 2013 sẽ giữ mức như hiện nay. Còn kỳ vọng lãi suất giảm xuống hay không thì điều đó sẽ phụ thuộc vào tình hình lạm phát của năm tới. Nếu lạm phát kỳ vọng năm tới được kiểm soát ở mức 8%, tôi cho rằng, lãi suất nếu giảm cũng chỉ có thể cắt thêm được ở mức 1%/năm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2