YOMEDIA
ADSENSE
Không gian tâm lí trong bức tranh ngôn ngữ Nga
57
lượt xem 2
download
lượt xem 2
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Ngôn ngữ học lịch sử đã chứng minh rằng phương tiện biểu hiện các mối quan hệ trừu tượng thường xảy ra trên cơ sở các mối quan hệ cụ thể. Quan hệ không gian là quan hệ cụ thể đầu tiên mà con người đụng chạm. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Không gian tâm lí trong bức tranh ngôn ngữ Nga
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 14, 2002<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
KHÔNG GIAN TÂM LÍ TRONG BỨC TRANH NGÔN NGỮ NGA<br />
<br />
Nguyễn Thị Thu Hương<br />
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế<br />
<br />
I. DẪN ĐỀ<br />
Ngôn ngữ học lịch sử đã chứng minh rằng phương tiện biểu hiện các mối quan <br />
hệ trừu tượng thường xảy ra trên cơ sở các mối quan hệ cụ thể. Quan hệ không gian <br />
là quan hệ cụ thể đầu tiên mà con người đụng chạm. Vì vậy quá trình chuyển đổi tư <br />
duy những quan hệ khác nhau như thời gian, sở hữu, nguyên nhân, đối lập v.v. đều <br />
dựa trên mối quan hệ không gian. Không gian nằm trong cơ sở các phạm trù ngữ <br />
nghĩa, nhận thức, văn hóa và biểu hiện đặc tính dân tộc một cách rõ ràng nhất. <br />
Khuynh hướng nhận thức và đánh giá thế giới qua các phạm trù không gian rõ ràng là <br />
một hiện tượng phổ biến hiện nay đối với mọi ngôn ngữ nhưng có thể nói trong <br />
tiếng Nga hiện tượng đó đặc biệt nổi bật. Những “mẫu” quan trọng nhất của bức <br />
tranh thế giới thường được sử dụng ẩn dụ trong tiếng Nga là: cuộc sống, cái chết, số <br />
phận, xã hội với những hình thái biến đổi của nó, những khái niệm về đạo đức, <br />
những đặc tính số lượng và chất lượng. Trong tiếng Nga không phải tất cả các khái <br />
niệm không gian đều được ẩn dụ hóa mà chỉ có những từ gọi tên các khái niệm “cấp <br />
thiết” của xã hội trong một giai đoạn nhất định. Để phân tích chúng tôi lựa chọn các <br />
nhóm khái niệm gọi tên những sự vật trong thiên nhiên như: thủy vực, miền đất cao, <br />
lòng chảo, và một số nhóm khác. Mỗi một nhóm đều có “lãnh địa riêng” của mình <br />
trong bức tranh thế giới, nhưng thường thì chúng giao nhau do đặc tính chuyển đổi <br />
ngữ nghĩa của các khái niệm không gian. <br />
<br />
II. NỘI DUNG CHUYỂN ĐỔI NGỮ NGHĨA CỦA MỘT VÀI NHÓM TỪ <br />
CHỈ KHÔNG GIAN TRONG TIẾNG NGA<br />
<br />
Tất cả các cảnh quan trong thế giới vật lí đều được người Nga lựa chọn như là <br />
một đối tượng để tư duy và nội dung liên tưởng ngữ nghĩa của chúng được biểu thị <br />
rất phong phú.<br />
<br />
65<br />
1. Có thể hình dung một không gian này qua hình ảnh một không gian khác: núi <br />
(горы), đồi (схолмы) không chỉ nói đến những thực thể không gian phân bố trên mặt <br />
đất mà còn được dùng để ngụ ý đến một số lượng nhiều. Hay nói một cách khái quát <br />
là sử dụng ẩn dụ trong ngôn ngữ phản ánh nhận thức của con người về sự thống <br />
nhất, khăng khít của các vật thể trong thế giới không gian. Các vật thể khác nhau <br />
được tham gia trong quá trình ẩn dụ là những hiện tượng tương đồng. Trong mối <br />
quan hệ đó từ бездна (vực thẳm) chiếm một vị trí đặc biệt: nó chứa đựng tất cả các <br />
cấp độ vị trí trong không gian: bầu trời, mặt đất, và những gì dưới mặt đất. Ví dụ: <br />
бездна (nói về độ sâu của biển) бездна моря, бездна вод (đáy biển) ngữ nghĩa <br />
được ẩn dụ hóa (hay là được chuyển đổi) thành không gian không có giới hạn và <br />
không thể đo lường. Ví dụ: oткрылась бездна, звездa полна ( M. Ломоносов) <br />
2. Con người như một thực thể thường được tưởng tượng qua hình ảnh: <br />
гора (núi) cao lớn và mập mạp, остров (hoang đảo) bị cô lập, берег (bến bờ) ân <br />
nhân, река (dòng sông) bản tính hay thay đổi. Xã hội cũng có thể được nhận thức <br />
qua hình ảnh: дно (đáy), болото (đầm lầy), яма (hố sâu)... <br />
3. Cuộc đời của con người thường được ví như một dòng sông, biển cả hoặc <br />
sống ở trên đời như “bơi” trên dòng sông, trên biển ấy. Sử dụng ẩn dụ cho thấy tiến <br />
trình chuyển động của cuộc sống và con người và sự trở ngại, khó khăn (cкалы <br />
рифы), niềm hi vọng được cứu thoát trong lúc nguy nan (берег)... Những lối ví von <br />
này đã được ngôn ngữ sử dụng từ lâu, và trong nhận thức xã hội ngày nay mô típ <br />
xem cuộc sống như dòng chảy trên biển hay trong chính từ biển người ta tìm thấy <br />
nhiều sắc thái hình ảnh khác vẫn luôn được xem là hiện đại. Những hình ảnh này <br />
thường được sử dụng nhiều trong các tác phẩm văn học nghệ thuật, và đặc biệt <br />
trong báo chí. Đời sống chính trị xã hội, kinh tế, tư tưởng khi này hay khi khác đều <br />
được hình dung qua hình ảnh của biển với с рифами (cánh buồm), скалами (vách <br />
đá), пучинами (vực thẳm), скалами (đảo); qua hình ảnh của dòng sông với những <br />
triền nước chảy. Ví dụ: река жизни (dòng sông cuộc sống), поток жизни (dòng <br />
chảy cuộc đời), река с быстрым течением (dòng sông chảy xiết); море политики <br />
(biển chính trị), океан экономики (đại dương kinh tế), болото полиmики (vũng lầy <br />
chính trị)... <br />
Sử dụng chuyển đổi này ở cấp độ cao mang tính hệ thống. Ẩn ý của các khái <br />
niệm về nước quy định ngữ nghĩa hình ảnh ở các từ như: риры (mép buồm), волны <br />
(sóng), берега (bờ), острова (đảo), подводные камни (đá ngầm), мели (bãi cạn). <br />
Thường thì chính những thuộc từ này tạo nên sự nhất quán, trọn vẹn của ý nghĩa <br />
chuyển đổi: biển hay là bơi trên biển đó là cuộc sống với những biểu hiện của nó. <br />
<br />
<br />
66<br />
Chúng ta có thể tìm thấy (dù ít hay nhiều) các khái niệm khác nhau của sự tồn <br />
tại trong sử dụng chuyển đổi của tiếng Nga như: không gian, thời gian, cuộc sống <br />
trong tiến trình và các giai đoạn của nó, con người như cá thể v.v. Cuộc sống cũng <br />
được xem như là cuộc leo núi: sống được nửa cuộc đời leo lên đến đỉnh núi <br />
(движение в гору), còn cuộc đời sau đó xuống bên kia đồi, tụt xuống dốc ( под <br />
гору, с горы, под уклон на склоне)...<br />
4. Hình ảnh cái chết, sự từ giã cõi đời được hình dung qua khái niệm lòng chảo <br />
впадин) trong hình ảnh của từ бездна (vực thẳm), пучина (vực sâu), яма (hố), <br />
обрыва (bờ dốc). Có thể giải thích cơ sở sử dụng ẩn dụ trong những trường hợp này <br />
là dựa trên khái niệm tôn giáo: địa ngục nằm dưới lòng đất, trong vực thẳm; sự sợ <br />
hãi khi sắp bị rơi xuống; và sự liên tưởng: cái hố ngôi mộ. Khi đó vực thẳm, như <br />
một quy luật, diễn đạt ý tưởng nguy cơ bị chết đang đến gần trong tích tắc. Vì vậy <br />
có thể nói: nằm trên bờ vực thẳm (наg пропастъю), sát bên bờ vực thẳm (у края <br />
бездны), trước bờ vực thẳm (перед пропастъю) v.v.<br />
5. Thời gian cũng thường được xuất hiện qua hình ảnh của không gian. Khái <br />
niệm các vật thể tự nhiên thường tượng trưng cho một quãng thời gian nào đó trong <br />
cuộc đời, hoặc chính cuộc đời qua hình ảnh leo lên núi (в гору, под гору): время <br />
пошло под уклон (thời gian đã xuống dốc), достиг вершины дней (tận cuối ngày), <br />
пик времени (thời gian cao điểm), не за горами (không xa). Từ trước đến nay chúng <br />
ta thường nhận thức khái niệm thời gian qua hình ảnh của dòng sông hoặc đại <br />
dương. Đặc biệt trong các tác phẩm văn học nghệ thuật chúng ta thường bắt gặp <br />
hình ảnh “quá khứ xa xưa” qua sự liên tưởng ngữ nghĩa của từ бездна (vực sâu): <br />
бездна времени, веков, дней, лет.<br />
6. Ngụ ý đến một số lượng lớn là sự chuyển đổi tiếp theo của một loạt các từ <br />
trong nhóm như: горы снега, книг, дел (núi tuyết/ núi sách/ núi công việc); пропасть <br />
вопросов, дел, народу (vô khối câu hỏi/ công việc/ dân chúng đông như kiến cỏ); <br />
море света, крови, огней (biển ánh sáng lấp lánh/ biển máu/ biển lửa); реки <br />
(потоки, ручьи) слез, крови, лавы (suối nước mắt/ máu/ dòng thác); океан горя, <br />
радости, любви (bể khổ/ biển hạnh phúc/ bể tình). Rõ ràng là giữa các từ chỉ khái <br />
niệm không gian vật lí và các từ trong sử dụng chuyển đổi có một sự liên tưởng ngữ <br />
nghĩa chung và sự liên tưởng này không có một giới hạn nhất định nào. Ví dụ: từ hòn <br />
đảo (остров) trong các từ điển được định nghĩa như sau: “là một vùng đất nằm tách <br />
biệt giữa biển”. Ngữ nghĩa “đứng tách biệt” này được chuyển di để ngụ ý đến tình <br />
cảnh của con người, một nhóm người, đến tình cảm, hoàn cảnh, đến tính cách và sự <br />
suy nghĩ của con người... <br />
<br />
<br />
67<br />
7. Bức tranh không gian tâm hồn là sự chuyển đổi mạnh nhất trong ngôn ngữ <br />
Nga. Khi sử dụng chuyển đổi nội dung của không gian tâm hồn thể hiện 2 cấp độ <br />
tồn tại: 1) đời sống của con người trong thế giới vật chất và 2) đời sống tinh thần. <br />
Có thể thấy rõ là tất cả các mẫu hiện thực không gian tạo thành cặp đối lập đều <br />
tham gia để biểu hiện khái niệm này: широкая узкая (rộng hẹp); глубокая <br />
мелкая (sâu nông); высокая низкая (cao thấp). Không phải ngẫu nhiên mà N. <br />
Berdiaep nói: “Không gian mênh mông này vừa được chứa đựng cả bên trong tâm hồn <br />
Nga và vừa có một quyền lực hùng mạnh” (Số phận nước Nga). Trong nhận thức <br />
ban đầu của người Nga tâm hồn, một mặt được quan niệm như là một vùng không <br />
gian hẹp nào đó, một chỗ chứa, mặt khác (phù hợp với quan điểm tôn giáo) là một <br />
sinh vật bất thụ, bất dục. Vì vậy tâm hồn không những có thể được mở, mở rộng <br />
(открыть распахнуть), mà có thể lọt vào, đi sâu vào tâm hồn (можно влезнь <br />
войти в душу)...; tâm hồn có thể bứt rứt không yên, yêu cầu, đòi hỏi, có điều độ, <br />
chuyện trò với thượng đế, không tiếp nhận, bứt ra khỏi thân thể, hồn xiêu phách lạc, <br />
tâm hồn bay bổng (душа тоскует, просит, требует, знает меру, с богом <br />
беседует, не принимает, рвется вон из тела, уходить в пятки, бывает не на <br />
месте); và mãn nguyện, làm tình làm tội, hi sinh cho ai đó (душу можно отвести, <br />
бымотать, положить за кого нибудь) v.v. Ngày nay nhận thức về con người và <br />
tâm hồn như những vật thể khác nhau cũng không có gì khác với nhận thức ngày xưa <br />
của tôn giáo. Ví dụ: Наказание без преступления смерть. Челевек, может, и <br />
вынесет такое, но душа не сможет (Sự trừng trị không có hình phạt đó là cái <br />
chết. Có thể con người chịu đựng được nhưng tâm hồn thì không) (MK 22/07/1997).<br />
Không gian tâm hồn còn có một “cảnh quan khác”: trong đó không có núi, sông, <br />
ghềnh thác, đảo гора, река, скалы, остров) nhưng lại có vực thẳm, hố sâu, chiều <br />
sâu vô danh, hoang mạc (бездна, прорасть, безымянныe глубины, пустыни). Trong <br />
không gian tâm hồn бездна (vực thẳm) đó là “chiều sâu bí mật, sự suy tư ” và rõ ràng <br />
là không gian hẹp bởi vì nó có thể được “mở”. Cả tâm hồn cũng như cả đời sống <br />
đều có đáy (дно), nhưng đó là 2 cái đáy khác nhau mặc dù trong cả hai trường hợp <br />
đều không phải nói đến không gian vật lí. “ Dưới đáy của cuộc đời” (на дне <br />
жизни) đó là “nơi sống của con người khi rơi đến tận cùng”, và “ trong đáy lòng” <br />
(на дне душu ) đó đơn giản cũng chỉ là ”trong chiều sâu của tâm hồn”, không có sắc <br />
thái đánh giá nào. Và ở đây không có đáy nào hết. Ví dụ: я скрою эту тайну на дне <br />
души (Tôi sẽ giấu kín bí mật này tận sâu thẳm lòng mình).<br />
Tóm lại, ngôn ngữ Nga thường sử dụng các vật thể, các phạm trù hiện thực của <br />
không gian vật lí, phân bố theo chiều ngang và chiều thẳng đứng để biểu hiện các <br />
khái niệm văn hóa cơ bản như: bản thân không gian, thời gian, con người, cuộc sống, <br />
<br />
68<br />
cái chết, tâm hồn. Sự liên tưởng, chuyển đổi ngữ nghĩa không gian tâm lí (hay còn <br />
gọi là không gian ẩn dụ) có mối liên hệ chặt chẽ với các phạm trù không gian vật lí. <br />
Hay nói một cách khác, ngôn ngữ thường sử dụng các thuật ngữ không gian để ngụ ý <br />
thời gian; các quan niệm của con người về sự sống, cái chết, hạnh phúc, tình yêu; và <br />
chính tâm trạng tâm lí của con người. <br />
<br />
III. ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC PHƯƠNG THỨC CHUYỂN ĐỔI NGỮ NGHĨA CỦA <br />
MỘT VÀI NHÓM TỪ CHỈ KHÔNG GIAN TRONG TIẾNG NGA<br />
III.1. Đặc điểm của sự chuyển đổi ngữ nghĩa<br />
Có thể nhận thấy trong sử dụng ẩn dụ nội dung liên tưởng ngữ nghĩa rất đa <br />
dạng và phong phú. Tuy vậy chúng vẫn có những đăc điểm chung sau đây<br />
1) không làm mất đi ngữ nghĩa chính, ban đầu của phạm trù không gian vật lí. Ví <br />
dụ: các tập hợp từ горы снега, реки, лавы, море тайги (núi tuyết, dòng thác, biển <br />
rừng taiga) vừa ngụ ý đến một số lượng lớn và vẫn giữ lại ngữ nghĩa về độ rộng <br />
của không gian, còn trong trường hợp гора риса, гора мусора (núi thóc, núi bột) ngụ <br />
ý đến số lượng lớn và giữ lại ngữ nghĩa độ cao trên một mặt phẳng. Tuy vậy, trong <br />
một vài sử dụng ẩn dụ ý nghĩa chuyển đổi rời xa khỏi ý nghĩa trực tiếp ban đầu của <br />
chúng. Ví dụ: море светa (biển ánh sáng), гора дел (núi công việc)... <br />
2) sử dụng các phạm trù không gian vật lí để biểu đạt ý tưởng chuyển động. <br />
Khi sử dụng với giới từ chúng thường ngụ ý đến cách thức chuyển động. Ví dụ: на <br />
дно (đến đáy), из за гор (từ dưới núi), к другоми берегу (đến bến bờ khác);<br />
3) thường rời xa khái niệm chung và làm mất đi ý nghĩa khái quát ban đầu của <br />
mình. Ví dụ: các từ cáo, thỏ, vẹt, bạch tuộc, cá voi (лиса, заяц, попугай, спрут,кит ) <br />
không còn là cáo, thỏ, vẹt ở trong rừng; bạch tuộc, cá voi ở đại dương nữa;<br />
4) không gian vật lí thường ảnh hưởng đến sắc thái đánh giá trong chuyển đổi ý <br />
nghĩa. Ví dụ: theo quan sát của D. Lakoff và M. Johnson, hai nhà ngôn ngữ nổi tiếng <br />
của Anh, chiều thẳng đứng luôn được đánh giá như sau: trên tốt (верх хорошо), <br />
dưới xấu (низ плохо) và luôn là như vậy. Có thể bổ sung thêm là: tất cả các phạm <br />
trù đạo đức được biểu hiện bằng ngôn ngữ không gian đều được đặt trên trục đối <br />
xứng theo chiều thẳng đứng (mà ngay từ ban đầu được giải thích theo quan niệm tôn <br />
giáo): trên trời thượng đế, ở sâu dưới lòng đất địa ngục và quỷ. Còn sự chuyển <br />
đổi ý nghĩa dựa trên khái niệm không gian phân bố theo trục nằm ngang được chia <br />
làm 3 mảng: a) vị trí so với vật được tư duy như là một trung tâm nào đó trong quá <br />
trình phát triển của lịch sử, của tư tưởng xã hội, kinh tế chính trị v.v.: gần với trung <br />
tâm là tốt xa là xấu. Ví dụ: обочина, задворки, периферия общественной мысли <br />
(bên lề/ sân sau/ ở ngoại vi tư tưởng xã hội);<br />
69<br />
b) vị trí bằng phẳng của “không gian” là tốt, gồ ghề là xấu. ở đây không gian <br />
được đánh giá về mặt chuyển động có tự do, thuận tiện hay không. Ví dụ: Поезд <br />
нашей экономики несется по рытвинами и ухабам, то дело норовит свалиться <br />
в яму, а то и в пропастю, из которой уже не выбраться (КП, 1.03.91) (Con tàu <br />
kinh tế của chúng tôi chạy trên đường ray đầy ổ gà và hố trũng, con tàu này khi thì <br />
rơi vào hố, khi thì xuống vực nên đã không chạy nổi). Chuyển động trên nước thì <br />
thường gặp buồm, đá ngầm, vực v.v. và tương ứng với chúng là các ẩn dụ mang sắc <br />
thái tiêu cực. <br />
c) hai sắc thái đánh giá được xác định nhờ các đặc tính của không gian như độ <br />
mở, sự mênh mông không có giới hạn mang sắc thái +, còn độ hẹp, sự giới hạn của <br />
không gian mang sắc thái Ví dụ: thảo nguyên (степь) có sắc thái +, khe núi, khe <br />
mương (ущелье, овраг) có sắc thái Không gian mở đồng nghĩa với khái niệm tự do <br />
và ngược lại. <br />
III.2. Các phương thức chuyển đổi ngữ nghĩa:<br />
Sự chuyển đổi ý nghĩa thường được cấu tạo theo cặp đối lập dựa trên sự <br />
tương phản thực tế trong không gian vật lí. Ví dụ: bầu trời vực thẳm (небо <br />
бездна) tạo nên ngữ nghĩa “sự khoái lạc siêu tự nhiên” “sự đau khổ”; hoang mạc <br />
ốc đảo (пустыня оазис):“sự sầu thảm, buồn bã” “sự hoan hỉ”; dòng sông đầm <br />
lầy (река болото): sự chuyển động sự ứ đọng, tù túng... Khi tham gia vào những <br />
cặp đối nghĩa như thế ẩn dụ làm thay đổi đặc tính của sắc thái đánh giá. Ví dụ: bến <br />
bờ có nghĩa gần (ngược với biển (sông, đại dương) có nghĩa xa) mang sắc thái + ( И <br />
тогда желанный берег из тцмана выйдет к нам (Б. Окуджава). Còn bến bờ <br />
bến bờ (берег берег) sự đánh giá lại phụ thuộc vào quan điểm của người nói <br />
(thường trong lĩnh vực chính trị): cánh tả cánh hữu, phe dân chủ phe cộng sản v.v. <br />
Ngoài ra còn có thể đọc thấy ngữ nghĩa “chia cách” trong cặp đối nghĩa nay. Ví dụ: <br />
Мы с тобой два берега у одной реки.<br />
<br />
IV. KẾT LUẬN<br />
Khi nghiên cứu sự chuyển đổi ngữ nghĩa trong sử dụng ẩn dụ tiếng Nga chúng <br />
tôi nhận thấy rằng không gian đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong nhận thức của <br />
con người Nga: các khái niệm không gian vật lí có thể biểu hiện một cách rất hình <br />
ảnh các phạm trù văn hóa. Nội dung ngữ nghĩa chuyển đổi thường tạo thành cặp đối <br />
xứng và luôn quy định lẫn nhau. Trên thực tế đó là mối quan hệ giữa các khách thể <br />
của thế giới vật lí nhưng trong sử dụng chuyển đổi chúng được biểu hiện qua hình <br />
ảnh của các khái niệm trong các thế giới khác. Không gian vật lí được “đi sâu vào <br />
tâm hồn” của người Nga.<br />
<br />
70<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
1. Т. В. Булыгина, А. Д. Шмелев. Языковая концептуализация мира (на <br />
материале руского языка) М: Школа. “Языки руской культуры” (1997)<br />
2. Ю. М. Лотман. Семиотика пространства. Ю. М. Лотман збранные статьи. <br />
1.Таллин: Александра (1992)<br />
3. Г. Н. Скляревская Метафора в системе языка С Пб: Наука (1993)<br />
4. Е. С. Яковлева Фрагменты руской картины мира (модели пространства, <br />
времени и восприятия. М. Гнозис (1994)<br />
5. G.Lakoff, M.Johnson. Metaphors we live by. Chicago (1980)<br />
6. R.Jackemdoff. Semantics and cognition. Cambridge (1993)<br />
<br />
<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Bài báo của chúng tôi đưa ra những quan sát về sử dụng ẩn dụ của một vài nhóm từ <br />
chỉ không gian trong tiếng Nga, thử phân tích những nội dung ngữ nghĩa được chuyển đổi và <br />
sự phản ánh những hoạt động ngoài ngôn ngữ của chúng. Bởi vì như Iu. M. Lotman viết: “ <br />
Bất kì một nét văn hóa nào cũng có thể được miêu tả bằng thuật ngữ không gian” (1992, tr. <br />
406). <br />
<br />
PHSYCHOLOGICAL SPACE IN RUSSIAN LANGUAGE PICTURE <br />
Nguyen Thi Thu Huong<br />
College of Pedagogy, HueUniversity<br />
<br />
SUMMARY<br />
The present article shows the inspections of metaphorical uses, analysies the transferings <br />
of the semantical contents and the expressions of their outside language actions of some <br />
groups of nouns having the space meanings in Russian. The conceptions of physical space use <br />
to express the basic cultured conceptions such as the space itself, the time, the life, the death, <br />
people and their phsychological feelings. As I u. M. Lottman wrote that “Any the feature of <br />
culture can be described by the space terminology” (1992, p 406)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
71<br />
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn