VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 432 (Kì 2 - 6/2018), tr 39-43<br />
<br />
KĨ NĂNG THÍCH ỨNG VỚI MÔI TRƯỜNG SINH HOẠT CỦA SINH VIÊN<br />
NĂM THỨ NHẤT TRƯỜNG CAO ĐẲNG AN NINH NHÂN DÂN II<br />
Trần Văn Tá - Trường Cao đẳng An ninh nhân dân II<br />
Ngày nhận bài: 18/04/2018; ngày sửa chữa: 04/05/2018; ngày duyệt đăng: 07/05/2018.<br />
Abstract: To study the adaptive skills of first-year students at People’s Security College II, a<br />
research was conducted on 196 first-year students. The adaptive skills are measured through levels<br />
of performance of adaptative skills such as social relationships development at school, compliance<br />
with the People's Public Security mandate and regulations of the school, participation in activities<br />
of union, association as well as the use of facilities at school. The results show that students reach<br />
a high level of adaptive skills to the living environment.<br />
Keywords: Situation, adaptive skills, adaptation, living environment, People’s Security College II.<br />
1. Mở đầu<br />
Thích ứng trong môi trường mới là một quá trình vận<br />
động có nhiều sự thay đổi về nhận thức, thái độ, hành vi, đòi<br />
hỏi năng lực, kĩ năng nhất định của mỗi cá nhân. Trong đó,<br />
kĩ năng thích ứng (KNTƯ) là một yếu tố hết sức quan trọng<br />
giúp cá nhân có thể tồn tại và phát triển một cách tối ưu trước<br />
những biến đổi của môi trường sống. Đối với sinh viên<br />
(SV) năm thứ nhất, khi bước vào một môi trường học tập,<br />
sinh hoạt mới không tránh khỏi những bỡ ngỡ, va chạm, khó<br />
khăn làm ảnh hưởng đến việc học tập của các em. Đặc biệt<br />
là những SV năm nhất tại các trường thuộc lực lượng vũ<br />
trang như quân đội, công an, nơi có môi trường sinh hoạt<br />
tập trung với điều lệnh, nội quy nghiêm ngặt.<br />
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu thực<br />
trạng KNTƯ của SV năm thứ nhất Trường Cao đẳng An<br />
ninh nhân dân. Trong phạm vi của đề tài, chúng tôi đưa<br />
ra 2 định nghĩa sau:<br />
KNTƯ là khả năng vận dụng tri thức, kinh nghiệm<br />
nhằm điều chỉnh nội dung, phương thức hoạt động và<br />
giao tiếp của bản thân cho phù hợp với điều kiện môi<br />
trường sống để tồn tại và phát triển.<br />
Môi trường sinh hoạt (MTSH) là môi trường theo<br />
nghĩa hẹp, ở đó diễn ra các hoạt động thuộc về đời sống<br />
hằng ngày như ăn, ở, đi lại, hoạt động, giao tiếp… của<br />
một người hay một nhóm người.<br />
Xuất phát từ 2 định nghĩa trên, theo chúng tôi, KNTƯ<br />
với MTSH là khả năng vận dụng tri thức, kinh nghiệm<br />
nhằm điều chỉnh nội dung, phương thức hoạt động và<br />
giao tiếp của cá nhân một cách tích cực, chủ động nhằm<br />
đáp ứng đòi hỏi của MTSH mới.<br />
2. Nội dung nghiên cứu<br />
2.1. Mục tiêu, nội dung, phương pháp và khách thể<br />
nghiên cứu<br />
2.1.1. Mục tiêu nghiên cứu<br />
<br />
39<br />
<br />
Khảo sát thực trạng của SV năm thứ nhất Trường Cao<br />
đẳng An ninh nhân dân II khi thực hiện KNTƯ với MTSH.<br />
2.1.2. Nội dung nghiên cứu<br />
Tìm hiểu thực trạng của SV năm thứ nhất Trường Cao<br />
đẳng An ninh nhân dân II thông qua các biểu hiện về: Mức<br />
độ thực hiện các thao tác và mức độ hiệu quả thực hiện thao<br />
tác (THTT) của KNTƯ; mức độ thực hiện KNTƯ và mức độ<br />
hiệu quả đối với các hoạt động cần thích ứng trong MTSH,<br />
cụ thể là: Các mối quan hệ xã hội tại trường; tuân thủ điều<br />
lệnh Công an nhân dân (CAND); tuân thủ quy định, nội quy<br />
của nhà trường; các hoạt động đoàn, hội; vấn để sử dụng cơ<br />
sở vật chất tại trường khi thực hiện KNTƯ với MTSH.<br />
2.1.3. Phương pháp nghiên cứu<br />
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng hai phương<br />
pháp chính là điều tra bằng bảng hỏi và phỏng vấn sâu.<br />
Bảng hỏi gồm có 2 câu, dùng để đo 4 khía cạnh của đề<br />
tài. SV năm thứ nhất được yêu cầu tự đánh giá các nội<br />
dung theo mức độ:<br />
Bảng 1. Bảng quy đổi điểm<br />
Điểm<br />
Mức<br />
quy Ý nghĩa mức độ<br />
Mức điểm<br />
độ<br />
đổi<br />
Không bao giờ<br />
Rất<br />
1<br />
Từ 1,0 - 1,80<br />
Kém<br />
thấp<br />
2<br />
Ít khi Yếu<br />
Từ 1,81 - 2,60 Thấp<br />
Thỉnh thoảng<br />
Trung<br />
3<br />
Từ 2,61 - 3,40<br />
Trung bình<br />
bình<br />
Thường xuyên<br />
4<br />
Từ 3,41 - 4,20<br />
Cao<br />
Khá<br />
Rất thường xuyên<br />
5<br />
Từ 4,21 - 5,0 Rất cao<br />
Tốt<br />
Bên cạnh đó, nghiên cứu phỏng vấn sâu 20 giáo viên<br />
chủ nhiệm và 40 SV nhằm làm rõ thực trạng KNTƯ với<br />
MTSH tại Trường Cao đẳng An ninh nhân dân II (Thời<br />
gian khảo sát từ tháng 3-4/2017).<br />
Email: levantaht@gmail.com<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 432 (Kì 2 - 6/2018), tr 39-43<br />
<br />
2.1.4. Khách thể nghiên cứu<br />
Bảng 2. Thông tin khách thể nghiên cứu<br />
Thông tin về khách thể<br />
Tần<br />
nghiên cứu<br />
số<br />
Nam<br />
172<br />
Giới<br />
tính<br />
Nữ<br />
24<br />
Học sinh (HS)<br />
57<br />
phổ thông<br />
Đầu vào HS các trường văn hóa<br />
59<br />
Cán bộ, chiến sĩ<br />
80<br />
cử đi học<br />
Trinh sát An ninh<br />
156<br />
Ngành<br />
học<br />
Trinh sát Ngoại tuyến<br />
30<br />
<br />
trường mới. Cụ thể, thao tác: “Nhận ra được khó khăn<br />
trong MTSH tại trường” được thực hiện ở mức độ cao<br />
(3,59). Điều này chứng tỏ các em thường xuyên chú ý<br />
đến những khó khăn mà mình gặp phải, cố gắng làm chủ<br />
bản thân và MTSH xung quanh mình.<br />
Tuy nhiên, ở thao tác “Hiểu được khó khăn nảy sinh từ<br />
đâu” thì SV năm thứ nhất lại gặp khó khăn, ĐTB của thao<br />
tác này là 3,35 điểm, thấp thứ 2 trong các thao tác được<br />
thực hiện. Như vậy, các em chủ yếu quan tâm đến hiện<br />
trạng khó khăn xảy đến mà chưa thực hiện nhiều thao tác<br />
tìm hiểu nguyên nhân gây ra khó khăn. Nguyên nhân này<br />
thường đến từ bản thân các em hơn là từ môi trường bên<br />
ngoài, vì MTSH trong Trường Cao đẳng An ninh nhân dân<br />
II là môi trường giáo dục chung cho một tập thể. Các thao<br />
tác để tìm nguyên nhân bên trong đòi hỏi SV phải tự ý thức<br />
về bản thân ở mức độ cao. Thấy những ưu điểm và hạn<br />
chế của bản thân, từ đó mới thấy được nguyên nhân gây ra<br />
khó khăn trong quá trình thích ứng. Ngoài ra, để nhận thức<br />
được những nguyên nhân dẫn đến khó khăn từ MTSH, SV<br />
không chỉ nhận thức được đầy đủ về MTSH mới mà còn<br />
phải nhận ra bản chất của môi trường mới khác với môi<br />
trường cũ trước khi các em nhập học. SV N.M.T. lớp<br />
H04S1 cho biết: “Em cảm thấy khó chịu khi đi thang máy<br />
trong nhà tập thể nên em thường đi thang bộ, em cũng<br />
không rõ vì sao mình khó chịu”. Đến thao tác: “Đề ra<br />
phương án ứng phó với khó khăn” và “Chọn phương án tối<br />
ưu để thích ứng” thì SV năm thứ nhất lại bày tỏ mức độ thực<br />
hiện ở mức 3,42 và 3,50, ở mức cao so với điểm chuẩn.<br />
Những thao tác này đều là những thao tác cơ bản của quá<br />
<br />
Tỉ lệ<br />
(%)<br />
87,8<br />
12,2<br />
29,1<br />
30,1<br />
40,8<br />
84,7<br />
15,3<br />
<br />
2.2. Kết quả nghiên cứu<br />
2.2.1. Đánh giá của sinh viên năm thứ nhất về mức độ<br />
thực hiện các thao tác của kĩ năng thích ứng và mức độ<br />
hiệu quả thực hiện thao tác của kĩ năng thích ứng trong<br />
môi trường sinh hoạt tại Trường Cao đẳng An ninh<br />
nhân dân II<br />
Bảng số liệu cho thấy, điểm trung bình (ĐTB) chung<br />
của mức độ THTT của các KNTƯ là 3,43 trong mức cao<br />
so với điểm chuẩn, con số này nói lên rằng, SV năm thứ<br />
nhất Trường Cao đẳng An ninh nhân dân II đã thực hiện<br />
các thao tác của KNTƯ tốt, các em đã nhận thức rõ các<br />
thao tác và ý thức được việc thực hiện các thao tác của<br />
KNTƯ đem lại cho bản thân nhiều thuận lợi trong môi<br />
<br />
Bảng 3. Mức độ thực hiện các thao tác của KNTƯ và mức độ hiệu quả thực hiện thao tác của KNTƯ<br />
Mức độ thực hiện<br />
TT<br />
<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
<br />
Hiệu quả thực hiện<br />
<br />
Thao tác của KNTƯ<br />
<br />
Nhận ra được khó khăn trong<br />
MTSH tại trường<br />
Hiểu được khó khăn nảy sinh<br />
từ đâu<br />
Đề ra phương án thích ứng<br />
với khó khăn đó<br />
Chọn phương án tối ưu<br />
để thích ứng<br />
Tổ chức thực hiện hành động<br />
thích ứng<br />
Theo dõi, đánh giá quá trình<br />
thích ứng<br />
ĐTB chung<br />
<br />
ĐTB<br />
<br />
Độ lệch<br />
chuẩn<br />
<br />
Thứ<br />
hạng<br />
<br />
ĐTB<br />
<br />
Độ lệch<br />
chuẩn<br />
<br />
Thứ<br />
hạng<br />
<br />
3,59<br />
<br />
0,78<br />
<br />
1<br />
<br />
3,81<br />
<br />
0,73<br />
<br />
1<br />
<br />
3,35<br />
<br />
0,97<br />
<br />
5<br />
<br />
3,62<br />
<br />
0,81<br />
<br />
2<br />
<br />
3,42<br />
<br />
0,94<br />
<br />
3<br />
<br />
3,58<br />
<br />
0,88<br />
<br />
4<br />
<br />
3,50<br />
<br />
0,97<br />
<br />
2<br />
<br />
3,60<br />
<br />
0,92<br />
<br />
3<br />
<br />
3,37<br />
<br />
0,97<br />
<br />
4<br />
<br />
3,53<br />
<br />
0,98<br />
<br />
5<br />
<br />
3,34<br />
<br />
0,934<br />
<br />
6<br />
<br />
3,49<br />
<br />
0,868<br />
<br />
6<br />
<br />
3,43<br />
<br />
40<br />
<br />
3,60<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 432 (Kì 2 - 6/2018), tr 39-43<br />
<br />
trình tư duy sau khi xuất hiện tình huống có vấn đề nên các<br />
em đã nhanh chóng thực hiện. Thao tác “Tổ chức thực hiện”<br />
và “Theo dõi, đánh giá quá trình thích ứng” theo chúng tôi<br />
là hai thao tác rất quan trọng, tuy nhiên, SV năm thứ nhất<br />
THTT này ở mức độ trung bình, thấp hơn so với các thao<br />
tác còn lại, đứng ở vị trí thứ 4 và thứ 6 trong thứ tự giảm dần<br />
từ 1 đến 6 về mức độ thực hiện các thao tác. Khi được hỏi,<br />
SV N.Q.N. lớp H04S2 cho biết: “Em chỉ nghĩ đến việc lập<br />
kế hoạch thôi, còn khi sinh hoạt trong nhà trường, do nhiều<br />
vấn đề nên em chưa thực hiện đầy đủ, có những vấn đề rồi<br />
tự nó qua đi”. Như vậy, nhiều em đã nghĩ ra được cách giải<br />
quyết khó khăn, lựa chọn phương án tối ưu, tuy nhiên, có<br />
những khó khăn đôi khi chỉ cần thời gian, hoặc những tác<br />
động vừa phải, các em đã có thể vượt qua.<br />
Mức độ hiệu quả của việc thực hiện các thao tác của<br />
KNTƯ được phản ánh trong bảng số liệu với ĐTB chung là<br />
3,60 ở mức cao so với điểm chuẩn, cao hơn so với ĐTB<br />
chung của mức độ THTT 3,43. Cụ thể, các thao tác: “Nhận<br />
ra được khó khăn trong MTSH tại trường” có ĐTB = 3,81;<br />
“Hiểu được khó khăn nảy sinh từ đâu” có ĐTB =3,62 ; “Đề<br />
ra phương án thích ứng với khó khăn” có ĐTB = 3,58;<br />
“Chọn phương án tối ưu để thích ứng” có ĐTB =3,60 ; “Tổ<br />
chức thực hiện hành động thích ứng” có ĐTB = 3,53”, thao<br />
tác: “Theo dõi, đánh giá quá trình thích ứng” có ĐTB = 3,49<br />
đều ở mức đạt hiệu quả cao so với ĐTB. Như vậy, SV năm<br />
thứ nhất đã thực hiện các thao tác của KNTƯ có hiệu quả<br />
cao, tuy nhiên, hiệu quả thực hiện được đánh giá cao hơn<br />
mức độ thực hiện, điều này phản ánh rằng, hiệu quả THTT<br />
không chỉ phụ thuộc vào việc thực hiện đúng các thao tác<br />
mà còn phụ thuộc vào các yếu tố phụ khác.<br />
2.2.2. Mối tương quan giữa nhận thức các thao tác của<br />
kĩ năng thích ứng với mức độ thực hiện, kết quả thực hiện<br />
kĩ năng thích ứng<br />
Tiến hành khảo sát tương quan tuyến tính giữa mức độ<br />
nhận thức và mức độ biểu hiện, kết quả thích ứng của SV<br />
năm thứ nhất với các thao tác KNTƯ bằng cách tính hệ số<br />
tương quan Pearson, chúng tôi thu được kết quả như sau:<br />
Bảng 4. Tương quan giữa nhận thức các thao tác<br />
KNTƯ và mức độ biểu hiện, kết quả thực hiện KNTƯ<br />
của SV năm thứ nhất<br />
Mức độ và kết quả<br />
Giá trị<br />
Sig<br />
THTT của KNTƯ<br />
tương quan**<br />
Mức độ thực hiện các<br />
0,489<br />
0,000<br />
thao tác của KNTƯ<br />
Kết quả thực hiện các<br />
0,493<br />
0,000<br />
thao tác của KNTƯ<br />
**: Có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê<br />
với mức p hoặc = 0,05 thì các giá trị không có sự khác<br />
biệt, nếu sig < 0,05 thì các giá trị có sự khác biệt.<br />
Bảng 5. So sánh mức độ THTT KNTƯ của SV thi<br />
tuyển, SV tốt nghiệp các trường văn hóa - Bộ Công an<br />
và cán bộ, chiến sĩ cử đi học<br />
Mức độ THTT<br />
Sig<br />
THTT 1<br />
0,414<br />
THTT 2<br />
0,233<br />
THTT 3<br />
0,549<br />
THTT 4<br />
0,010<br />
THTT 5<br />
0,009<br />
THTT 6<br />
0,046<br />
Quan sát bảng số liệu, có thể thấy: ĐTB mức độ THTT<br />
KNTƯ giữa các SV năm thứ nhất có lí lịch đầu vào khác<br />
nhau cho thấy: 3 thao tác đầu là: “Nhận ra được khó khăn<br />
trong MTSH tại trường” Sig = 0,414; “Hiểu được khó<br />
khăn nảy sinh từ đâu”, Sig = 0,233; “Đề ra phương án<br />
thích ứng với khó khăn” Sig = 0,549 đều có Sig >0,05.<br />
Như vậy, giữa SV tốt nghiệp các trường văn hóa, SV thi<br />
tuyển và SV là cán bộ chiến sĩ cử đi học thực hiện 3 thao<br />
tác trên không có sự khác biệt. Nhưng đến 3 thao tác sau<br />
là “Chọn phương án tối ưu để thích ứng” Sig = 0,010; “Tổ<br />
chức thực hiện hành động thích ứng” Sig = 0,009; “Theo<br />
dõi, đánh giá quá trình thích ứng” Sig = 0,046” đều <<br />
0,05. Kết quả này cho phép kết luận có sự khác biệt ý nghĩa<br />
về mức độ THTT KNTƯ của SV năm thứ nhất ở 3 thao<br />
tác này. Sự khác biệt ở những nhóm SV có lí lịch đầu vào<br />
khác nhau thể hiện ở 3 thao tác này, cụ thể như sau:<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 432 (Kì 2 - 6/2018), tr 39-43<br />
<br />
Bảng 6. Bảng so sánh sự khác biệt giữa những nhóm<br />
SV có lí lịch đầu vào khác nhau ở mức độ THTT 4,5,6.<br />
Độ<br />
THTT<br />
Lí lịch đầu vào<br />
ĐTB lệch<br />
chuẩn<br />
HS phổ thông<br />
3,37 0,899<br />
THTT 4 Cán bộ, chiến sĩ đi học 3,75 0,788<br />
HS trường văn hóa<br />
3,29 1,204<br />
HS phổ thông<br />
3,12 1,036<br />
THTT 5 Cán bộ, chiến sĩ đi học 3,61 0,934<br />
HS trường văn hóa<br />
3,27 0,906<br />
HS phổ thông<br />
3,25 0,892<br />
THTT 6 Cán bộ, chiến sĩ đi học 3,54 0,885<br />
HS trường văn hóa<br />
3,17 1,003<br />
<br />
mức cao so với điểm chuẩn và cao hơn các nhóm khác,<br />
ở các nhóm còn lại đa số SV có ĐTB ở mức trung bình<br />
so với điểm chuẩn. Giải thích điều này, chúng tôi nhận<br />
thấy những SV năm thứ nhất là cán bộ cử đi học đã ở<br />
trong MTSH của lực lượng CAND, các em lại là những<br />
SV có tuổi đời lớn hơn các SV ở nhóm còn lại nên ít<br />
nhiều đã có kinh nghiệm thích ứng, KNTƯ với MTSH<br />
trong lực lượng Công an tốt hơn. SV T.N.T, cán bộ cử<br />
đi học lớp H04S2 cho biết: “Thời bọn em đi lính nghĩa<br />
vụ đã được rèn luyện nhiều rồi nên giờ thích ứng với<br />
môi trường mới cũng nhanh”.<br />
2.2.3. Đánh giá của sinh viên năm thứ nhất về mức độ<br />
thực hiện kĩ năng thích ứng và mức độ hiệu quả đối với<br />
các hoạt động cần thích ứng<br />
<br />
Bảng số liệu cho thấy, ở THTT 4, những SV năm<br />
thứ nhất là cán bộ, chiến sĩ đi học có ĐTB 3,75 cao nhất,<br />
SV tốt nghiệp các trường văn hóa có số ĐTB thấp nhất<br />
là 3,29. Ở THTT 5, những SV là cán bộ, chiến sĩ đi học<br />
cũng có ĐTB THTT cao nhất là 3,61 còn những SV thi<br />
tuyển có ĐTB THTT thấp nhất là 3,12. Ở THHT 6,<br />
những SV có lí lịch là cán bộ, chiến sĩ đi học có số điểm<br />
cao nhất là 3,54 những SV tốt nghiệp các trường văn<br />
hóa có ĐTB thấp nhất là 3,17. Như vậy, sự khác biệt về<br />
mức độ THTT thích ứng chủ yếu đến từ sự khác biệt<br />
của nhóm SV là cán bộ, chiến sĩ đi học với SV các nhóm<br />
còn lại, SV là cán bộ, chiến sĩ đi học luôn có ĐTB ở<br />
<br />
Bảng số liệu cho thấy, ĐTB chung của mức độ thực hiện<br />
và hiệu quả thực hiện KNTƯ với MTSH ở các hoạt động<br />
trên đều ở mức cao trong thang điểm chuẩn, tuy nhiên, ĐTB<br />
chung mức độ hiệu quả cao hơn ĐTB chung mức độ thực<br />
hiện (3,89>3,69). Điều này chứng tỏ, SV năm thứ nhất đã<br />
tích cực thực hiện KNTƯ và đạt hiệu quả cao trong thực<br />
hiện KNTƯ, nhưng hiệu quả đạt được có phần nhỉnh hơn<br />
mức độ thực hiện. Như vậy, không chỉ có quá trình thực<br />
hiện KN ảnh hưởng tới kết quả thực hiện KN mà còn có<br />
những yếu tố phụ khác từ MTSH cũng như cá nhân mỗi SV.<br />
Trong bảng số liệu dễ dàng nhận ra mức độ thực hiện<br />
KNTƯ và hiệu quả thực hiện KNTƯ với các hoạt động<br />
<br />
Bảng 7. Bảng mức độ thực hiện KNTƯ và mức độ hiệu quả đối với các hoạt động cần thích ứng<br />
Mức độ thực hiện<br />
T<br />
T<br />
<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
8<br />
9<br />
10<br />
11<br />
12<br />
<br />
Các hoạt động<br />
<br />
Xây dựng mối quan hệ tích cực với giáo viên chủ nhiệm, giảng<br />
viên<br />
Xây dựng mối quan hệ tốt với bạn cùng lớp, cùng phòng<br />
Tạo mối quan hệ tốt với công nhân viên trong nhà trường<br />
Tham gia tích cực vào các nhóm không chính thức như nhóm<br />
đồng hương…<br />
Phấn đấu vào Đảng hoặc tích cực hoạt động trong công tác Đảng<br />
Tham gia, sôi nổi, hăng hái các hoạt động đoàn<br />
Tham gia các hội, đội, câu lạc bộ của SV trong Trường<br />
Tìm hiểu, nghiên cứu điều lệnh CAND<br />
Tuân thủ nghiêm điều lệnh CAND<br />
Tuân thủ theo các quy định, nội quy của nhà trường<br />
Tìm hiểu, thực hành cách sử dụng các cơ sở vật chất của nhà trường<br />
phục vụ cho hoạt động học tập, sinh hoạt<br />
Rèn luyện thói quen ăn, uống phù hợp với tiêu chuẩn, quy định<br />
của nhà ăn tại Trường<br />
ĐTB chung<br />
<br />
42<br />
<br />
Hiệu quả thực hiện<br />
<br />
ĐTB<br />
<br />
Độ lệch<br />
chuẩn<br />
<br />
Thứ<br />
hạng<br />
<br />
ĐTB<br />
<br />
Độ<br />
lệch<br />
chuẩn<br />
<br />
Thứ<br />
hạng<br />
<br />
3,09<br />
<br />
1,066<br />
<br />
10<br />
<br />
3,56<br />
<br />
0,988<br />
<br />
10<br />
<br />
4,18<br />
2,96<br />
<br />
0,827<br />
1,047<br />
<br />
3<br />
12<br />
<br />
4,37<br />
3,35<br />
<br />
0,679<br />
1,044<br />
<br />
3<br />
11<br />
<br />
3,58<br />
<br />
1,076<br />
<br />
8<br />
<br />
3,85<br />
<br />
0,984<br />
<br />
7<br />
<br />
3,76<br />
3,81<br />
2,97<br />
3,80<br />
4,42<br />
4,37<br />
<br />
1,002<br />
1,034<br />
1,089<br />
0,971<br />
0,640<br />
0,686<br />
<br />
7<br />
5<br />
11<br />
6<br />
1<br />
2<br />
<br />
3,79<br />
3,97<br />
3,22<br />
4,01<br />
4,45<br />
4,44<br />
<br />
0,983<br />
0,952<br />
1,028<br />
0,871<br />
0,689<br />
0,681<br />
<br />
8<br />
5<br />
12<br />
4<br />
1<br />
2<br />
<br />
3,56<br />
<br />
0,895<br />
<br />
9<br />
<br />
3,73<br />
<br />
0,879<br />
<br />
9<br />
<br />
3,82<br />
<br />
0,915<br />
<br />
4<br />
<br />
3,94<br />
<br />
0,884<br />
<br />
6<br />
<br />
3,69<br />
<br />
3,89<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 432 (Kì 2 - 6/2018), tr 39-43<br />
<br />
“Tuân thủ điều lệnh”và “Tuân thủ nội quy, quy định của<br />
Trường” được SV năm thứ nhất đánh giá ở mức cao, đứng<br />
thứ nhất và thứ nhì trong tất cả các hoạt động trên. Ở bảng 7<br />
cũng cho thấy điểm trung bình mức độ thực hiện và hiệu quả<br />
thực hiện của hai hoạt động: “Tạo mối quan hệ tốt với công<br />
nhân viên trong nhà trường” và “Tham gia các hội, câu lạc<br />
bộ của trường” ở mức trung bình theo bảng điểm chuẩn và<br />
đứng thấp nhất, thứ 11 và 12 trong 12 hoạt động trên. Các<br />
hoạt động còn lại đều được SV đánh giá mức độ thực hiện và<br />
hiệu quả thực hiện ở mức cao trong thang điểm chuẩn.<br />
2.2.4. Mối tương quan giữa nhận thức các vấn đề kĩ năng<br />
thích ứng với mức độ thực hiện kĩ năng thích ứng trong các<br />
vấn đề cần thích ứng<br />
Tiến hành khảo sát tương quan tuyến tính giữa nhận<br />
thức các vấn đề KNTƯ với mức độ thực hiện KNTƯ trong<br />
các vấn đề cần thích ứng bằng cách tính hệ số tương quan<br />
Pearson, chúng tôi thu được kết quả như sau:<br />
Bảng 8. Bảng tương quan nhận thức các vấn đề KNTƯ<br />
với mức độ thực hiện KNTƯ trong các vấn đề cần thích ứng<br />
của SV năm thứ nhất.<br />
Mức độ thực hiện<br />
KNTƯ với các vấn đề<br />
cần thích ứng<br />
<br />
Tương quan Pearson<br />
Giá trị<br />
tương<br />
quan*<br />
<br />
Xác<br />
suất<br />
ý nghĩa<br />
<br />
Mức độ thực hiện KNTƯ<br />
với vấn đề các mối quan hệ<br />
0,318<br />
0,000<br />
tại trường.<br />
Mức độ thực hiện KNTƯ<br />
với vấn đề hoạt động đảng,<br />
0,378<br />
0,000<br />
đoàn, hội.<br />
Mức độ thực hiện KNTƯ<br />
với vấn đề tuân thủ điều<br />
0,363<br />
0,000<br />
lệnh CAND.<br />
Mức độ thực hiện KNTƯ<br />
với vấn đề tuân thủ nội quy,<br />
0,314<br />
0,000<br />
quy định của trường.<br />
Mức độ thực hiện KNTƯ<br />
với vấn đề sử dụng cơ sở vật<br />
0,189<br />
0,008<br />
chất tại trường.<br />
* Có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê<br />
với mức α = 0,05.<br />
Kết quả bảng 8 cho thấy có sự tương quan nhận thức<br />
các vấn đề KNTƯ với mức độ thực hiện KNTƯ trong<br />
các vấn đề cần thích ứng của SV năm thứ nhất. Tuy mức<br />
độ tương quan này chỉ ở mức thấp nhưng tất cả đều theo<br />
chiều thuận. Như vậy, nhận thức các vấn đề cần thích<br />
ứng tăng lên thì mức độ thực hiện KNTƯ cũng tăng lên,<br />
nhưng mối tương quan này không cao.<br />
<br />
43<br />
<br />
3. Kết luận<br />
Nghiên cứu này đã phản ánh thực trạng KNTƯ với<br />
MTSH của SV năm thứ nhất Trường Cao đẳng An ninh<br />
nhân dân II. Theo đó, SV năm thứ nhất đã bộc lộ KNTƯ<br />
ở mức độ cao thông qua thực hiện các thao tác của KNTƯ<br />
đối với các vấn đề cần thích ứng tại Trường Cao đẳng An<br />
ninh nhân dân II. Có mối tương quan giữa nhận thức các<br />
thao tác của KNTƯ với mức độ thực hiện KNTƯ ở mức<br />
trung bình. Đây là cơ sở để đưa ra những biện pháp nâng<br />
cao KNTƯ với MTSH thông qua việc nâng cao nhận thức<br />
của SV năm thứ nhất về KNTƯ với MTSH.<br />
Điều thú vị trong đề tài này là kết quả nghiên cứu đã<br />
chứng minh khác với giả thuyết ban đầu khi chúng tôi<br />
cho rằng KNTƯ của SV năm thứ nhất chỉ dừng lại ở mức<br />
trung bình. Với đặc thù riêng của lực lượng vũ trang nói<br />
chung, lực lượng công an nói riêng, SV năm thứ nhất<br />
không chỉ là những SV thi tuyển trong kì thi đại học với<br />
điểm đầu vào đạt theo quy định của Bộ Công an mà còn<br />
là những SV đã tốt nghiệp các trường văn hóa thuộc Bộ<br />
Công an và những SV là cán bộ, chiến sĩ công an được<br />
cử đi học. Đặc biệt là nhóm SV được cử đi học, họ đã có<br />
thời gian sinh hoạt trong lực lượng công an trước khi vào<br />
trở thành SV năm thứ nhất nên đã có ít nhiều KNTƯ với<br />
MTSH trong lực lượng CAND. Vì vậy, kết quả nghiên<br />
cứu đã phản ánh đúng thực trạng KNTƯ của các em.<br />
Tài liệu tham khảo<br />
[1] Vũ Dũng (2008). Từ điển Tâm lí học. NXB Từ điển<br />
Bách khoa.<br />
[2] Vũ Dũng (2000). Tâm lí học xã hội. Viện Tâm lí học.<br />
[3] Nguyễn Thị Thuý Dung (2000). Kĩ năng giải quyết<br />
tình huống quản lí của học viên các lớp bồi dưỡng<br />
hiệu trưởng tiểu học. Luận án Tiến sĩ Tâm lí học,<br />
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.<br />
[4] Trần Thị Minh Đức (2005). Nghiên cứu sự thích ứng<br />
của sinh viên năm thứ nhất Đại học Quốc gia Hà<br />
Nội với môi trường đại học. Đề tài cấp Đại học Quốc<br />
gia, mã số: QG. 03.17, Trung tâm Nghiên cứu về<br />
Phụ nữ - Đại học Quốc gia Hà Nội.<br />
[5] Phạm Minh Hạc (1982). Tâm lí học. NXB Giáo dục.<br />
[6] Phạm Minh Hạc - Lê Khanh - Trần Trọng Thuỷ<br />
(1998). Tâm lí học, tập 1. NXB Giáo dục.<br />
[7] Tô Thúy Hạnh (2012). Thích ứng về mặt nhận thức<br />
của các nhóm yếu thế. Tạp chí Tâm lí học, số 6, tr<br />
92-99.<br />
[8] Tô Thúy Hạnh (2012). Thích ứng của các nhóm yếu<br />
thế qua thay đổi nhu cầu sống. Tạp chí Tâm lí học,<br />
số 7, tr 60-68.<br />
<br />