intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kĩ thuật nuôi cá Lia Thia

Chia sẻ: Nguyễn Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

692
lượt xem
90
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giới thiệu về cá Lia Thia Cá chọi còn có tên khác là cá đá hoặc cá xiêm. Danh pháp khoa học là Betta splendens. Tên tiếng Anh là Siamese fighting fish còn được gọi là "beta fish" hoặc "betta". Cá chọi là một trong số những loài cá cảnh (cá kiểng) nước ngọt phổ biến nhất thuộc họ Osphronemidae, bộ Perciformes.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kĩ thuật nuôi cá Lia Thia

  1. Kĩ thuật nuôi cá Lia Thia Giới thiệu về cá Lia Thia Cá chọi còn có tên khác là cá đá hoặc cá xiêm. Danh pháp khoa học là Betta splendens. Tên tiếng Anh là Siamese fighting fish còn được gọi là "beta fish" hoặc "betta". Cá chọi là một trong số những loài cá cảnh (cá kiểng) nước ngọt phổ biến nhất thuộc họ Osphronemidae, bộ Perciformes. Chúng có nguồn gốc từ Thái Lan và Cambodia với tên gọi theo tiếng địa phương là pla-kad hoặc trey krem. (Bản thân tên tiếng Anh cũng nói lên nguồn gốc xuất xứ của nó: Siamese fighting fish - cá chọi Thái). Cá chọi truởng thành dài khoảng 6cm (có một số giống dài 8cm). Gần đây người
  2. ta còn lai tạo được những giống cá chọi khổng lồ (gaint bettas) dài trên 8cm. Được biết đến như một loài cá cảnh có màu sắc sặc sỡ với bộ vây chảy dài tuyệt đẹp nhưng màu sắc tự nhiên cá chọi hoang dã chỉ là màu xanh lá cây xỉn (dull green) và màu nâu, ngoài ra bộ vây của cá chọi hoang dã tuơng đối ngắn. Tuy nhiên do quá trình lai tạo chúng ngày càng có màu sắc sặc sỡ và bộ vây dài hơn. Ví dụ như những các giống cá chọi: Veiltail, Delta, Superdelta, Halfmoon...
  3. Kĩ thuật nuôi cá Lia Thia Môi trường tốt nhất để nuôi betta là nước mềm, ấm và có độ pH trung tính hoặc nhẹ. Đây là 1 loại cá yêu thích nước tĩnh nên chúng không thích hợp cho bể có chạy Oxy hay máy lọc. Cá Lia Thia đỏ Cá betta khi nhỏ ta có thể nuôi chung với nhau nhưng khi trưởng thành chúng thường tỏ rõ bản năng của chúng, nếu như chúng có biểu hiện tranh giành lãnh địa thì ta nên tách chúng ra nơi khác. Tuy nhiên các con mái thì ta có thể nuôi chung chúng đến lớn mà không sợ, nhiều con có tính khí khác chút thì chúng hay cắn cá mái khác ,nhưng bạn cũng đừng quá lo âu vì chúng chỉ hung hăng tí thôi.
  4. Cá Lia Thia xanh Thức ăn của cá betta: Trong môi trường tự nhiên betta thường ăn các ấu trùn hay các côn trùng nhỏ .Nhưng khi chúng ta sở hữu 1 con betta thì không cần theo lí thuyết phức tạp chỉ cần cho cá ăn trùn chỉ , cung quăn, bobo,....bay thức theo công thức tổng hợp, chúng ta cũng cần phải chú ý rằng dạ dày betta rất nhỏ chỉ bằng 1 hạt độu thôi, nên mỗi lần cho ăn với số lượng rất ít như 10 con cung quăn hay vài cọng trùn chỉ là vừa ta có thể chia ra 3 cử hay tốt nhất là 2 cử cho một ngày. Khi mua cá về: Trước khi bạn cho cá vào một ngôi nhà mới thì cách tốt nhất không riêng gì betta mà cho tất cả các loài cá ta nên cho túi cá nổi trên mặt hồ khảng 10-15 phút để cá thích nghi được sự thay đổi nhiệt độ cũng như ph , dh ,....Một đều mà ta cần nhớ là tuyệt đối không sử dụng nước trong túi cá cho luôn vào bể mà ta nên bỏ đi cho dù
  5. nước đó là nơi ta mua cá thân quen . Sinh sản: Cá betta có tuổi thọ khá ngắn 2-3 năm tuổi đôi khi chăm tốt cá có thể đến 4 năm tuổi .Nhưng cá đến tháng thứ 6 trở lên là ta có thể tiến hành sinh sản cho chúng .Và việc chọn lựa một con cá trông và mái tiêu chuẩn để cho ra một bậy con tốt thì còn phụ thuộc vào việc chọn cá cha mẹ có tốt không , vì thế có cách chọn lựa sau: 1. Cá trống: Càng lớn tướng càng tốt , màu sắc phải thật chuẩn của loại , vây vảy không được rách hay nhợt nhạt màu sắc , vây bụng và vây lưng xòe phải rộng , không dị tật , và mang tính hung hăng càng cao càng tốt , cách đầu tiên là xem trên nhà của cá trống có bọt nổi không , nếu con nào bọt nổi thì con đó đang ''sung'' và ta đã thành công 35% rồi vì tính khí cá trống quyết định rất cao trong việc tạo dựng cá con. 2. Cá mái: Cũng giống như cá trống , nhưng cá mái cũng cần chú ý đến ''bụng'' xem bụng chúng to tròn chứa , tốt nhất là bắt cá lên lồng bàn tay xem hậu môn có '' mụn trắng'' chưa ,nếu có thì cá mái đã sẵn sàng. 3. Chuẩn bị nơi sinh sản: Chọn nhà cho betta sinh sản khá dễ dàng , chúng ta có thể dùng một chậu hoa kiểng bán kính 40cm hay hồ xi măng dày 50x25x25 là được .Đầu tiên ta nên cho ca 1mái vào trước sau đó cho cá trống vào một keo nhỏ rồi cho cá vào bể ép chung với cá mái sau 1 ngày thì ta thả cá trống và mái chung 1 bể (làm vậy cho cá trống hay cá mái không tấn công nhau quá nhiều) nhưng trước khi ép ta nên cho cả 2 con ăn thật no là thật đủ chất dinh dưỡng, đến ngày thứ 2 sau vài pha rượt đuổi cá trống sẽ nhả bọt và hết lòng ve vãn lôi cuốn con mái đến tổ bọt sinh sản, khi cá mái đã đồng tình thì cả 2 con sẽ đến dưới bọt cuộn tròn
  6. nhau và cá mái ''xịt'' trứng ra liền đó cá trống thực hiện nhiệm vụ cho trứng, sau khi cá mái sinh sản xong thì cá trống liền đánh đuổi cá mái đi chổ khác, lúc này ta nên tách cá mái ra nơi khác và tẩm bộ lại sau 10 ngày hay 20 ngày ta có thể cho sinh sản tiếp. Cá trống tiếp tục chăm sóc ổ trứng và luôn xục lục đáy bể để tìm kiếm trứng rơi rớt để mang trở lại tổ bọt .Tùy vào khí hậu thời tiết mà 2-3 ngày sau trứng nở, khoảng một tuần sau thì cá con sẽ có thể bơi lội tự đo trong bể và lúc này ta nên tách cá bố ra thật nhẹ tay trnh1 làm động ổ cá con và cho nhiệt trong bể là 26 độ, khi bắt cá trống ra thì ta cũng nên tẩm bổ lại tốt nhất là trùn chỉ. Sau khi cá con nở được 03 ngày thì có thể cho cá ăn nước xà lách đã ngâm thối rữa (02 muỗng cafe/1 ngày, chia làm 02 lần), kết hợp cho một lượng bobo vừa đủ. Cá con sau 2 tuần là có thể ăn được bobo và khi lớn hơn chút là có thể ăn được trùng chỉ, lúc này có thể thay nước cho cá. Cá con nên nuôi chung với rong, không nên nuôi trong bèo tai tượng hay lục bình vì cá sẽ bị nhiễm kí sinh, cá lâu lớn và chết dần.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2