KINH NGHIỆM NUÔI CÁ ĐIÊU HỒNG
lượt xem 50
download
Nguồn nước, phải có hệ thống cấp và thoát nước chủ động, nguồn nước phải sạch không ô nhiễm nước thải công nghiệp, sinh hoạt, ít bị nhiễm phèn. 30% diện tích mặt- Ao nuôi phải thoáng mát, độ che phủ ( nước), đáy ao phải bằng phẳng và ít bùn (tốt nhất có lớp bùn từ 5 – 10 cm).
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: KINH NGHIỆM NUÔI CÁ ĐIÊU HỒNG
- KỸ THUẬT NUÔI CÁ ĐIÊU HỒNG Thuộc bộ: Perciformes. Họ: Cichlidae. Giống: Oreochromic. Loài: Oreochromic sp. 1. Ao nuôi: - Diện tích ao nuôi, từ 500 mét vuông trở lên, sâu 1.2 – 1.5 m, bờ phải cao so với mực nước cao nhất trong năm là 0,3 – 0,5 m. - Nguồn nước, phải có hệ thống cấp và thoát nước chủ động, nguồn nước phải sạch không ô nhiễm nước thải công nghiệp, sinh hoạt, ít bị nhiễm phèn. 30% diện tích mặt- Ao nuôi phải thoáng mát, độ che phủ ( nước), đáy ao phải bằng phẳng và ít bùn (tốt nhất có lớp bùn từ 5 – 10 cm). 2. Cải tạo ao: * Cải tạo ao là một khâu hết sức quan trọng trong quá trình chuẩn bị nuơi, cụ thể như sau: - Ao mới đào phải xả xổ thao rửa 3 – 4 lần, sau đó bón vôi bột khắp ao với liều lượng 15 – 20 kg/ 100 mét vuông ao.
- - Ao đã nuôi thì xả cạn nước, vét bỏ lớp bùn đen ở đáy ao, chỉ để lại 5 - 10 cm, sửa chữa bờ ao, dọn sạch cỏ, rong bám chung quanh bờ ao lấp hang hốc, xảm mọi, bón vôi khắp bờ, nền đáy ao, liều lượng từ 10 – 15 kg/ 100 mét vuông, phơi nắng từ 2 – 3 ngày. - Bón vôi còn phụ thuộc vào pH đất: đất có pH>6 bón với liều lượng 7 – 10 kg/100mét vuông ao; đất có pH 5 – 6 bón với lượng 10 – 12 kg/100mét vuông ao; đất có pH 4 – 5 bón với lượng 15 – 20 kg/100mét vuông ao. Lấy nước vào trong ao qua túi lọc để lọai bỏ cá tạp, cá dữ, mức nước từ 1,2 – 1,5m. Để khoảng 2 – 3 ngày ta diệt tạp bằng Saponine 1 – 2 kg/ 100 mét vuông. Gây màu nước, khi diệt tạp sau 3 – 5 ngày, tiến hành bón phân gây màu nước cho ao bằng phân chuồng (phân heo, gà, cút …) phân cần được ủ oai để tăng độ màu mỡ cho ao, tạo điều kiện cho thức ăn tự nhiên dễ dàng phát triển. - Liều lượng: Phân chuồng 25 – 30 kg/ 100 mét vuông hoặc phân DAP với lượng 300g/100mét vuông ao. 3. Thả cá: Khi thấy ao có màu xanh đọt non lá chuối thì thả giống. Đây là một trong những khâu hết sức quan trọng, quyết
- định đến kết quả nuôi. * Tiêu chuẩn cá giống: - Cá bơi lội hoạt bát, không sây sát, không mất nhớt. - Màu sắc cá sáng, có màu đặc trưng cho từng loài. - Cỡ cá đồng đều, chiều dài tối thiểu 6 cm. Đối với vùng nước chỉ có ngọt vào mùa khô thì cần loại giống lớn: 30 – 40 con/ kg. * Mật độ nuôi: Mật độ phụ thuộc vào chất lượng ao hồ, cỡ cá thả nuôi, loài cá nuơi cụ thể: - Nuôi bình thường 4 – 5 con/ mét vuông. - Nước chủ động và tốt 6 – 8 con/ mét vuông. - Có thêm trang thiết bị như sục khí, quạt nước 9 –12 con/ mét vuông. * Thời gian thả: - Tốt nhất vào buổi sáng lúc 8 giờ. - Buổi chiều sau 17 giờ. Trước khi thả phải ngâm bao vào nước để cho nhiệt độ trong bao và nhiệt độ nuớc ao cân bằng và thả cá từ từ tránh gây sốc cho cá. 4. Các mô hình nuôi cá Điêu hồng:
- Trong nuôi cá Điêu hồng có nhiều hình thức nuôi là nuôi đơn và nuôi ghép, chăn nuôi kết hợp thuỷ sản, VAC 4.1/ Nuôi đơn: Đây là hình thức chỉ nuôi một loài cá duy nhất trong ao, thường nuôi ở các vùng nuôi luân canh tôm – cá, nuôi công nghiệp, nuôi lồng bè. 4.2/ Nuôi ghép: Cá Điêu Hồng là loài ăn tạp sống ở tầng giữa và đáy nên phải xác định các loài cá ghép cho thích hợp. Tỉ lệ ghép phụ thuộc vào tính ăn của từng loài tránh là cùng một ao có nhiều loài có tính ăn giống nhau và khả năng cung cấp thức ăn sao để tận dụng hết các loại thức ăn tự nhiên, chế biến trong ao. Công thức ghép ( cá điêu hồng là đối tượng chính): Tỉ lệ ghép (%) Loài cá nuôi Điêu hồng 60 Mè trắng 20 Chép 10 Trôi 10 4.3/ Nuôi kết hợp (cá Điêu hồng với heo, gà, cút): Có thể áp dụng mô hình cho những gia đình, những trang trại có
- chăn nuôi gia súc, gia cầm. - Ao nuôi có diện tích càng lớn càng tốt. Trên ao có sàn nuôi gà, cút, vịt … hay làm chuồng heo trên bờ ao, phân gia cầm, gia súc có thể cho trực tiếp xuống ao cho cá ăn với liều lượng được không chế. - Cá giống thường thả cỡ 5 – 7 cm (lồng 12 – 14), là cá đơn tính là tốt, có thể ghép thêm một số loài cá như cá Chép, Mè, Trơi khoảng 15 – 20 %. - Thức ăn, chủ yếu tận dụng phân gia súc, gia cầm và những thức ăn thừa của gia súc, gia cầm. - Mô hình này tân dụng tối đa nguồn thức ăn và rất hiệu quả vừa làm sạch môi trường trong chăn nuôi. - Chăm sóc, theo đõi môi trường nước nếu thấy nước quá xanh cần phải thay nước để dữ cho môi trường không bị ô nhiễm. 5. Thức ăn và bón phân cho ao: Trong quá trình nuôi cần định kỳ bón phân và cho cá ăn như sau: 5.1/ Bón phân: Bón phân chủ yếu tạo thức ăn tự nhiên cho ao nuôi. • Phân chuồng: - Phân heo 20 – 30 kg/ 100mét vuông ao, 4 – 6 ngày bón 1
- lần. - Phân gia cầm 7 – 10 kg/ 100mét vuông, 4 – 6 ngày bón 1 lần. • Phân xanh: - Bón 30 kg/ 100mét vuông, 4 – 6 ngày bón 1 lần. Sau lần bón thứ nhất, đến lần bón thứ 2 trở đi tuỳ theo tình hình màu nước và chất lượng nước trong ao mà tăng hoăïc giảm lượng phân cho thích hợp. 5.2/ Thức ăn: Cần phải cung cấp thêm thức ăn cho ca;ù vì, lượng thức ăn tự nhiên không đủ cho cá tăng trưởng và phát triển. - Thức ăn tinh: khẩu phần 5 – 7 % trọng lượng thân, ngày cho ăn 2 lần sáng 7 – 8 giờ, chiều 15 – 16 giờ. - Thức ăn xanh như: Bèo, cỏ non, rau lang, rau muống … - Thức ăn công nghiệp như: cám... kèm theo bảng hướng dẫn, khẩu phần ăn, hệ số thức ăn cho từng loại thức ăn. Ví dụ: Hệ số thức ăn (FCR) = 1,6 – 1,8 nghĩa là khi cần tăng trọng 1 kg cá cần 1,6 – 1,8 kg cám. - Ngoài ra, cũng có thể chế biến thức ăn từ những nguyên liệu như: cám, bột cá, bã đậu nành, rau… bằng công thức sau:
- - Cám gạo: 20 – 30 %. - Tấm: 20 – 30 %. - Rau xanh (nghiền nhỏ): 10 – 20 %. - Bột cá: 30 – 35 %. - Bột đậu nành: 10 – 20 %. - Premix khoáng/ Vitamine: 1 – 2 %. - Phối chế các nguyên liệu trên để đạt hàm lượng Protein 20 – 25%, trộn đều các nguyên liệu đã nghiền nhỏ, nấu chín rồi cho cá ăn. 6. Quản lý và chăm sóc: - Hàng ngày, vào sáng sớm phải ra thăm ao nếu thấy cá có hiện tượng nổi đầu nhiều và kéo dài đến lúc mặt trời lên caomà không lặn xuống thì phải ngừng cho ăn và thay nước ao, không được bón phân vào những ngày này. - Định kỳ thay nước cho ao, khoảng 15 ngày/lần (nếu lợi dụng được thuỷ triều thì càng tốt), lượng nước thay từ 30 – 60% tuỳ theo chất lượng màu nước ao. - Dùng máng ăn điều chỉnh lượng thức ăn hằng ngày sao chohợp lý theo sức ăn của cá. Hằng tuần hoặc 2 tuần chài lưới ngẫu nhiên một số cá để kiểm tra tăng trọng của cá. Từ đo,ù tính toán lương thức ăn cho cá.
- - Chú y,ù xem bờ ao có bị lỗ mọi hay không. Nếu có phải đắp lại cho kỹ không cho nước trong ao bị thoát ra ngoài vì như vậây làm cho cá nuơi trong ao bị thất thoát và cá dữ có thể theo lối này vào ao nuôi. - Nếu cá có hiện tượng bỏ ăn hay bơi lội lờ đờ thì nên tách riêng và điều trị ngay. 7. Phòng và trị một số bệnh thường gặp: 7.1.Bệnh ký sinh: - Do ký sinh trùng và nấm gây ra như bệnh nấm thuỷ mi (nấm bông gòn), bệnh sán lá, bệnh trùng mỏ neo, bệnh trùng bánh xe, bệnh trùng quả dưa … - Có thể dùng các loại thuốc sau đây: + Xanh Malachite: Tắm với nồng độ 1 - 4 g/ mét khối trong hoặc 0.01 – 0.05 g/ mét khối nước 10 – 15 phút, ao (phun). + Muối ăn: 20 – 30 g/ lít nước, tắm với thời gian 5 – 10 phút. + Formol: 0.15 – 0.20 lít/mét khối nước tắm trong 30 – 40 phút hoặc 0.015 – 0.020 lít/mét khối nước ao (phun). 7.2. Bệnh đốm đỏ: Do vi khuẩn gây ra. - Bệnh này thường xuất hiện vào mùa mưa.
- - Cá mắc bệnh này sẽ bỏ ăn, thân mất nhớt, trên thân và mang có nhiều đốm màu đỏ và lở loét làm cá chết hàng loạt. - Sử dụng các loại kháng sinh: + Oxytetracycline: 20 – 50 g/mét khối trong 60 phút (tắm), 2 – 5 g/mét khối nước ao(phun). + Tetracycline: 20 – 50 g/mét khối trong 60 phút (tắm), 100 mg/kg thức ăn (cho ăn). + Rifamycine: 10 – 20 g/ mét khối trong 60 phút (tắm), 1 – 2 g/mét khối nước ao (phun). 7.3. Bệnh xuất huyết: Do vi khuẩn gây ra. - Cá mắc bệnh này sẽ bỏ ăn, thân mất nhớt, trên thân và mang có nhiều đốm màu đỏ li ti, da chuyển sang màu sẩm hơn làm cá chết hàng loạt. - VitaminC: 30 mg/ kg thức ăn cho ăn liên tục trong quá trình nuôi. - Vôi bột: 7 – 10 kg/100 mét vuông. - Clorua vôi: Ca(OCl)2: 50 g/mét vuông ao. 200 – 250 g/mét khối bể, bè. 7.4. Bệnh do môi trường: - Chất lượng nước ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của cá
- nuôi. Nếu chất lượng nước kém (môi trường nước xấu) sẽ làm cho cá yếu ớt, ăn kém hoặc bỏ ăn. Đây là nguyên nhân dẫn đến các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể cá và gây bệnh. Vì vậy, trong quá trình nuôi cá tôm, định kỳ thay nước là một trong những biện pháp phòng ngừa bệnh cho cá. KS. Đào Bá Hải
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kinh nghiệm nuôi cá điêu hồng trong ao đất
2 p | 578 | 104
-
Kỹ thuật nuôi cá Điêu hồng trong ao đất
2 p | 416 | 85
-
Bệnh thường gặp trên cá điêu hồng và cách phòng trị
10 p | 178 | 33
-
ĐẶC ĐIỂM MÔ BỆNH HỌC Ở CÁ ĐIÊU HỒNG (Oreochromis sp.) NHIỄM VI KHUẨN Streptococcus agalactiae TRONG ĐIỀU KIỆN THỰC NGHIỆM
14 p | 148 | 23
-
Cách lồng bè nuôi cá điêu hồng
10 p | 185 | 20
-
Cách phòng trị bệnh cho cá điêu hồng
9 p | 131 | 18
-
Hiệu quả kinh tế cao nhờ nuôi cá diêu hồng
5 p | 118 | 13
-
Kỹ thuật nuôi cá bóp (cá giò)
9 p | 154 | 12
-
Một số bệnh ở cá điêu hồng
2 p | 109 | 10
-
Cách nuôi cá điêu hồng sống cùng tôm sú
10 p | 123 | 10
-
Cá điêu hồng sống cùng tôm sú
9 p | 101 | 9
-
Những điều chú ý khi nuôi cá rô phi bằng thức ăn công nghiệp
4 p | 115 | 9
-
Phòng và trị bệnh thường gặp cho cá điêu hồng
2 p | 89 | 9
-
Bệnh của cá rô phi,biện pháp phòng trị
13 p | 84 | 8
-
Nuôi cá điêu hồng sau vụ tôm
4 p | 69 | 4
-
Nuôi cá điêu hồng sau vụ tôm
2 p | 56 | 3
-
Nuôi cá điêu hồng sau vụ tôm
3 p | 58 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn