intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kinh nghiệm trồng Bonsai

Chia sẻ: Cay Bonsai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

190
lượt xem
53
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghĩa sâu xa và là cái thú của người chơi bonsai là động viên con người phải sống mạnh mẽ giống như cây bonsai đã sống. Bài viết này ghi chép lại một số kinh nghiệm trồng bonsai của một nghệ nhân ở Cái Mơn. Chậu cảnh: Để có một cây bonsai đẹp, thì chậu phải hài hòa với dáng cây. Cây cao trồng chậu sâu, cây thấp trồng chậu cạn. Phải dựa vào dáng thế của cây,

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kinh nghiệm trồng Bonsai

  1. Kinh nghiệm trồng Bonsai Nghĩa sâu xa và là cái thú của người chơi bonsai là động viên con người phải sống mạnh mẽ giống như cây bonsai đã sống. Bài viết này ghi chép lại một số kinh nghiệm trồng bonsai của một nghệ nhân ở Cái Mơn. Độ khó: Cực dễ  1 Chậu cảnh: Để có một cây bonsai đẹp, thì chậu phải hài hòa với dáng cây. Cây cao trồng chậu sâu, cây thấp trồng chậu cạn. Phải dựa vào dáng thế của cây,
  2. thế trực trồng thẳng đứng, thế xiêu trồng nghiêng, thế thác đổ trồng nằm, v.v... Bonsai đẹp cần có bộ rễ đẹp, khi trồng phải kéo bộ rễ xòe ra khỏi miệng chậu mới cân đối được giữa bộ rễ, thân gốc và tán lá. Nếu dáng cây như một cành cây chôn xuống đất thì không có giá trị gì. Muốn cho cây có đủ ẩm độ, lúc mới trồng ta nên đắp phủ một lớp đất lên trên bộ rễ, khi thấy cây đã phát triển mạnh thì dần dần trút bỏ lớp đất trên miệng chậu đi.
  3.  2 Khay dĩa: Khay dĩa là những chậu, mâm trẹt dùng để trồng kiểng bonsai. Nhiều cây kiểng cả trăm năm chỉ sống trong một cái khay nhỏ nhưng vẫn có vóc dáng, tán lá rất đẹp. Do khay dĩa có thể tích nhỏ, đất trồng không được bao nhiêu, nên nếu trồng cây con trong khay dĩa, thì năm mười năm mới thành bonsai có dáng đẹp; muốn thành cây cổ thụ phải đợi đến vài mươi năm.
  4. Có nghệ nhân muốn đốt giai đoạn, nên tìm những cây rừng có dáng đẹp, hoặc cây kiểng vừa ý, bứng về trồng vô khay dĩa làm bonsai. Tuy nhiên công đoạn này cũng đòi hỏi tính kiên trì, người chơi phải vô đi vô lại nhiều lần, từ khay to qua khay nhỏ, mỗi lần như thế lại cắt tỉa bớt bộ rễ, cành lá mới tạo được cây bonsai ưng ý.  3 Chiết cành: Đây là phương pháp nhân giống cây mà vẫn giữ được đặc tính của cây mẹ. Trước khi chiết cành cần chuẩn bị xơ dừa mục hoặc rễ cây lục bình rửa sạch phơi khô. Đầu tiên, chọn nhánh khỏe mạnh, không quá non cũng không quá già, cắt 2 vòng chung quanh chỗ muốn chiết cách nhau từ 3 đến 5cm. Tách khoanh vỏ, cạo thật sạch lớp vỏ còn sót. Ba ngày sau lấy xơ dừa hay rễ lục bình thấm nước đắp chung quanh chỗ cắt vỏ, diện tích to nhỏ tùy từng loại cây.
  5. Dùng bao nilon trong bọc bên ngoài, lấy dây buộc chặt hai đầu để nước không thấm vào. Đợi chỗ chiết ra rễ mạnh (đối với hoa kiểng khoảng một tháng, cây trồng khoảng 2 đến 3 tháng) thì cắt đem trồng. Lưu ý, phải tưới bầu trước rồi mới mở bao nilon ra. Cắm cây để đỡ nhánh, nhằm tránh lay động ảnh hưởng đến rễ non. Cắt bớt đọt và lá non để cây bớt thoát nước. Nếu cần thì che nắng một thời gian.  4 Bứng cây: Bứng cây trồng giúp có ngay một cây vừa đẹp vừa to theo ý thích.
  6. Dùng cuốc xẻng đào sâu xung quanh gốc, gặp rễ thì cưa thật ngọt để tránh dập rễ. Gọt bầu đất tròn và nhỏ lại sao cho vừa sức của cây. Đào sâu một bên để cắt đuôi chuột. Ôm hoặc khiêng lên nhẹ nhàng, lấy bao bó bầu đất lại, buộc bao vào thân cây thật chặt, cắt bớt đọt lá nhánh không cần thiết rồi chuyển đi. Cây to có khi phải bứng 2-3 lần: lần thứ nhất đào nửa vòng, cắt rễ rồi lấp đất lại; vài tháng sau đào phần còn lại rồi mới bứng cây lên. Kinh nghiệm cho thấy cây có rễ non sẽ an toàn hơn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2