intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kinh tế môi trường - Bài giảng 2

Chia sẻ: Dang Van Tan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

148
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thị trường, hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội Thất bại của thị trường Trò chơi đóng góp tình nguyện cho một hàng hóa công Trình bày của sinh viên về các vấn đề môi trường quốc tế Chất lượng môi trường Lượng bao nhiêu thực sự được sản xuất? Chức năng của thị trường Lượng bao nhiêu nên được sản xuất? Liên quan đến khái niệm về hiệu quả Hiệu quả và công...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kinh tế môi trường - Bài giảng 2

  1. KINH TẾ MÔI TRƯỜNG (Bài giảng 2) Giảng viên: Nguyễn Viết Thành, Khoa KTPT, ĐH Kinh tế, ĐH QGHN Điện thoại: 0914572758; Email: thanhmpa@gmail.com
  2. 2 NỘI DUNG  Thị trường, hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội  Thất bại của thị trường  Trò chơi đóng góp tình nguyện cho một hàng hóa công  Trình bày của sinh viên về các vấn đề môi trường quốc tế
  3. 3 THỊ TRƯỜNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ Chất lượng môi trường  Lượng bao nhiêu thực sự được sản xuất? Chức năng của thị trường  Lượng bao nhiêu nên được sản xuất? Liên quan đến khái niệm về hiệu quả  Hiệu quả và công bằng Hiệu quả xã hội không đề cập đến việc ai sẽ nhận được lợi ích.
  4. 4 THỊ TRƯỜNG  Lượng bao nhiêu thực sự được sản xuất? Chức năng của thị trường  D – Đường cầu  S – Đường cung  pm – Giá thị trường  Tại điểm cân bằng của thị trường, lượng cung bằng lượng cầu (qm)  Tại qm - Giá sẵn lòng trả (MWTP) của người tiêu dùng cho một đơn vị tăng thêm của hàng hóa bằng với chi phí biên để sản xuất đơn vị hàng hóa đó.
  5. 5 HIỆU QUẢ KINH TẾ  Lượng bao nhiêu nên được sản xuất? Liên quan đến khái niệm về hiệu quả  MWTP- MWTP tổng hợp  MC- MC tổng hợp  qe – Mức sản lượng hiệu quả  Tổng WTP – Tổng chi phí =Max
  6. 6 THỊ TRƯỜNG VÀ HIỆU QUẢ XÃ HỘI  Liệu một hệ thống thị trường có cho kết quả đạt hiệu quả xã hội không? Sản lượng hiệu quả (qe) = Sản lượng thị trường cạnh tranh (qm)?  Bằng nhau nếu D = MWTP và S = MC  Tuy nhiên, khi đề cập đến giá trị môi trường, có thể có sự khác biệt đáng kể giữa giá trị thị trường và giá trị xã hội. Đây được gọi là THẤT BẠI THỊ TRƯỜNG (chi phí ngoại tác liên quan đến đường chi phí biên và lợi ích ngoại tác liên quan đến đường giá sẵn lòng trả biên).
  7. 7 CHÍ PHÍ NGOẠI TÁC  Chi phí ngoại tác (external costs) là chi phí “ngoài (external)” đối với doanh nghiệp nhưng là chi phí “trong (internal)” đối với xã hội  Chi phí xã hội (Social costs) = Chi phí tư nhân (private costs) + Chi phí ngoại tác (external costs)  Thiệt hại do ngoại tác gây ra đối với một người có thể được xác định thông qua giá sẵn lòng trả (WTP)
  8. 8 CHI PHÍ NGOẠI TÁC VÀ TÀI NGUYÊN TIẾP CẬN TỰ DO  Một trong các chi phí ngoại tác được các nhà kinh tế môi trường nghiên cứu nhiều là: tài nguyên tiếp cận tự do (open- access resources).  Tài nguyên tiếp cận tự do là tài nguyên hoặc tiện nghi nhân tạo ai cũng có thể tiếp cận sử dụng không có bất kỳ sự kiểm soát nào, ví dụ: hải sản, công viên, đường công cộng
  9. 9 CHI PHÍ NGOẠI TÁC – VÍ DỤ Ước lượng chi phí ngoại tác từ hoạt động lái xe ô tô ở Mỹ (2007)
  10. 10 LỢI ÍCH NGOẠI TÁC  Lợi ích ngoại tác là lợi ích mà một người nhận được nhưng không liên quan đến quyết định tiêu dùng hay sản xuất hàng hóa hay tài nguyên tạo ra ngoại tác.  Chẳng hạn: một khu vườn có thể là nơi sinh sống của các loài chim hay là cảnh quan cho những người đi qua thưởng thức.  Lợi ích xã hội = Lợi ích tư nhân + Lợi ích ngoại tác
  11. 11 HÀNG HÓA CÔNG VÀ NGƯỜI ĂN THEO (free rider)  Đối với hàng hóa công, có thể có khuyến khích trả dưới mức giá sẵn lòng trả thực để hy vọng người khác đóng góp đủ chi phí sản xuất hàng hóa. • Đây được gọi là các khuyến khích “ăn theo” (free rider incentives)  Người ăn theo là: • Một người trả ít hơn giá sẵn lòng trả thực cho hàng hóa. • Một người trả ít hơn lợi ích mà người đó nhận được từ hàng hóa.
  12. 12 HÀNG HÓA CÔNG VÀ NGƯỜI ĂN THEO (tiếp)  Vấn đề người ăn theo có thể được giải quyết thông qua thỏa thuận giữa các cá nhân liên quan nếu có ít người tham gia (chẳng hạn qua hội các gia đình sống quanh hồ như ví dụ hồ ô nhiễm trong bảng sau).  Tuy nhiên, nếu có nhiều người có liên quan (hàng nghìn, triệu người), chúng ta cần hành động can thiệp trực tiếp của chính phủ (chính sách công).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2