intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kinh tế quốc tế - Chương 1

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

811
lượt xem
144
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KINH TẾ QUỐC TẾ I. ĐỐI TƯỢNG VÀ NỘI DUNG MÔN HỌC KINH TẾ QUỐC TẾ 1. Đối tượng nghiên cứu của môn học kinh tế quốc tế Kinh tế học quốc tế nghiên cứu sự phụ thuộc lẫn nhau về mặt kinh tế giữa các chủ thể kinh tế quốc tế. Nó phân tích sự vận động của hàng hoá dịch vụ, các yếu tố sản xuất, tiền tệ của quốc gia với phần còn lại của thế giới. Các chủ thể kinh tế quốc tế tạo nên các quan hệ kinh tế...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kinh tế quốc tế - Chương 1

  1. CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KINH TẾ QUỐC TẾ I. ĐỐI TƯỢNG VÀ NỘI DUNG MÔN HỌC KINH TẾ QUỐC TẾ 1. Đối tượng nghiên cứu của môn học kinh tế quốc tế Kinh tế học quốc tế nghiên cứu sự phụ thuộc lẫn nhau về mặt kinh tế giữa các chủ thể kinh tế quốc tế. Nó phân tích sự vận động của hàng hoá dịch vụ, các yếu tố sản xuất, tiền tệ của quốc gia với phần còn lại của thế giới. Các chủ thể kinh tế quốc tế tạo nên các quan hệ kinh tế quốc tế được chia ra làm 3 loại chủ yếu: - Thứ nhất: Các Quốc gia có nền kinh tế độc lập - đây là loại chủ thể chủ yếu và quan trọng nhất . - Thứ hai: Các đơn vị kinh doanh, doanh nghiệp có hoạt động trong lĩnh vực liên quan tới các chủ thể khác ở ngoài nước. - Thứ ba: Đó là các khối kinh tế, các liên minh quốc tế với sự tham gia của nhiều quốc gia. 2. Nội dung nghiên cứu của môn học kinh tế quốc tế 2.1. Lý thuyết về thương mại quốc tế - Thông qua lý thuyết cổ điển và lý thuyết hiện đại về thương mại quốc tế, lý thuyết về lợi thế tuyệt đối, lý thuyết về lợi thế tương đối (so sánh), lý thuyết về tỷ lệ cân đối các yếu tố sản xuất… thấy rõ được các căn cứ và kết quả thu được từ quá trình trao đổi thương mại. - Phần này còn phân tích một cách khoa học cơ sở lý luận của các chính sách thương mại quốc tế, những tác động của chính sách đó đối với người sản xuất, người tiêu dùng và đối với quốc gia. 2.2. Đầu tư quốc tế hay sự di chuyển quốc tế các nguồn lực sản xuất Phân tích sự vận động của các nguồn lực sản xuất, như sự di chuyển quốc tế về sức lao động, về công nghệ, về tư bản…Qua đó thấy rõ vai trò và http://www.ebook.edu.vn 1
  2. tác động của sự di chuyển đó trong quá trình tăng trưởng và cân bằng giữa các nước. 2.3. Tài chính quốc tế Phân tích thị trường tiền tệ và cán cân thanh toán quốc tế, hệ thống tiền tệ quốc tế và tỷ giá hối đoái nhằm thấy rõ được vai trò và tác động của nó đối với nền kinh tế của các nước. 2.4. Liên kết và hội nhập kinh tế quốc tế Phân tích tính quy luật trong việc hình thành các liên kết KTQT, các loại hình tiêu biểu của nó và các tác động của nó thông qua các lợi ích mang lại cũng như hạn chế đối với sự phát triển kinh tế của mọi quốc gia. II. CÁC HÌNH THỨC KINH TẾ QUỐC TẾ 1. Thương mại quốc tế Bao gồm thương mại quốc tế hàng hoá hữu hình và hàng hoá vô hình, hoạt động gia công làm thuê cho nước ngoài và thuê nước ngoài gia công, hoạt động tái xuất khẩu, chuyển khẩu và xuất khẩu tại chỗ. 2. Đầu tư quốc tế Bao gồm việc đưa vốn ra nước ngoài và tiếp nhận vốn từ nước ngoài vào trong nước với mục tiêu đem lại lợi ích tối đa cho các bên tham gia vào hoạt động đầu tư. 3. Hợp tác quốc tế về kinh tế và khoa học công nghệ Bao gồm việc chuyên môn hoá và hợp tác hoá ở tầm cỡ quốc tế gi÷a các tổ chức kinh tế trong việc sản xuất một vài loại hoặc thậm chí chỉ một vài chi tiết sản phẩm nào đó, hợp tác trong nghiên cứu, thiết kế, sáng tạo, đào tạo cán bộ. 4. Các hoạt động dịch vụ thu ngoại tệ Như dịch vụ xuất nhập khẩu sức lao động, dịch vụ vận tải giao nhận quốc tế, dịch vụ tư vấn, chuyên gia. http://www.ebook.edu.vn 2
  3. III. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC MỐI QUAN HỆ KTQT. 1. Cơ sở thực tiễn hình thành và phát triển các mối quan hệ KTQT - Ban đầu do sự khác biệt về điều kiện tự nhiên giữa các quốc gia như đất đai, khí hậu, khoáng sản… dẫn đến mỗi quốc gia có lợi thế trong việc sản xuất một vài loại hàng hoá nào đó buộc họ phải trao đổi với nhau. - Mặc dù các nước có thể có điều kiện tự nhiên gần giống nhau nhưng do sự phát triển không đồng đều giữa các nước về kinh tế và trình độ khoa học kỹ thuật - công nghệ, xuất hiện sự phân hoá giàu nghèo, buộc các nước này phải có những sự di chuyển các yếu tố s¶n xuÊt với nhau để đảm bảo cùng nhau phát triển. - Quá trình phát triển kinh tế buộc các nước phải có mối liên kết ràng buộc và thậm chí là phụ thuộc rất chặt chẽ. - Do sự đa dạng hoá trong nhu cầu của người tiêu dùng ở mỗi quốc gia ngày càng phát triển và mở rộng. 2. Tính chất của mối quan hệ kinh tế quốc tế - Đây là mối quan hệ thoả thuận, tự nguyện giữa các quốc gia độc lập không can thiệp vào nội bộ của nhau, giữa các tổ chức có tư cách pháp nhân, thực hiện trên nguyên tắc bình đẳng đôi bên cùng có lợi. - Quan hệ này diễn ra theo yêu cầu của các quy luật kinh tế khác nhau (QL cạnh tranh, QL giá trị …). - Các quan hệ này phải chịu ảnh hưởng của hệ thống chính sách, pháp luật, thể chế của từng quốc gia nhưng trên hết vẫn là điều ước quốc tế. - Quan hệ kinh tế quốc tế gắn liền với sự biến động của các loại đồng tiền. Hay là nó phụ thuộc vào sự biến động tỷ giá hối đoái của các loại đồng tiền http://www.ebook.edu.vn 3
  4. - Khoảng cách không gian giữa các quốc gia cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình phát triển quan hệ kinh tế quốc tế. IV. XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA KINH TẾ THẾ GIỚI 1. Xu thế chuyển dịch từ kinh tế vật chất sang kinh tế tri thức - Một quốc gia để phát triển nền kinh tế có thể tiến hành bằng nhiều con đường khác nhau từ sản xuất nông nghiệp hoặc sản xuất công nghiệp dựa vào hình thức hoạt động khác vẫn phát triển kinh tế được - Khái niệm "Thương nghiệp" thuần tuý là buôn bán hàng hoá để tiêu dùng hoặc để sản xuất. Đến cuối thế kỷ 20, khái niệm hàng hoá này đã được mở rộng rất nhiều theo sự phát triển của nền sản xuất và nhu cầu của người tiêu dùng. - Khái niệm "Hàng hoá": là những gì có thể đem ra thị trường bán được và đem lại lợi nhuận cho người bán và lợi ích cho người mua. Cho đến giai đoạn hiện nay thì hàng hoá này có thể bao gồm những tri thức tiến bộ của loài người. - Khái niệm hàng hoá hiện nay đã khác thời kỳ trước rất nhiều: Trong tổng giá trị của hàng hoá thì tỷ trọng giá trị "Chất xám" của hàng hoá ngày càng tăng lên. VD: "Chất xám" là các văn bằng chứng chỉ ,phát minh sáng chế, bản quyền hoặc thậm chí có thể là nhãn hiệu, thương hiệu, bao bì… 2. Xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá - Đây chính là quá trình các nước tiến hành cùng nhau mở cửa đồng thời diễn ra quá trình hợp nhất các nước với nhau trên cơ sở: "Hợp tác tự nguyện, bình đẳng và cùng có lợi" để cùng nhau phát triển kinh tế trên góc độ khu vực hoá và dẫn tới xu thế toàn cầu hóa. - Nguyên nhân xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá: http://www.ebook.edu.vn 4
  5. + Do xu thế về chính trị hiện nay của thế giới là đã chuyển từ “đối đầu” sang “đối thoại”. + Các nước muốn tận dụng tối đa lợi thế so sánh của nhau trong quá trình sản xuất: như nguồn vốn dư thừa, nguyên vật liệu dồi dào, sức lao động rẻ tiền, khoa học công nghệ hiện đại và đặc biệt là thị trường tiêu thụ rộng rãi của các nước khác... + Khi tham gia vào quá trình khu vực hoá, các quốc gia đã tìm thấy có rất nhiều lợi ích vì vậy các quốc gia này muốn mở rộng tối đa khu vực mà mình có thể tham gia. 3. Xu thế mở cửa kinh tế quốc gia 3.1. Chính sách đóng cửa Là hạn chế đến mức tối đa những sự trao đổi hàng hóa giữa thị trường trong nước với thị trường nước ngoài. Tận dụng tối đa nguồn lực trong nước để phát triển kinh tế * Đặc điểm của chính sách này - Nền kinh tế chủ yếu phát triển theo hướng tự đáp ứng nhu cầu trong nước. - Về ngoại thương, các nước chủ trương chỉ xuất khẩu những gì sau khi đã thoả mãn nhu cầu tiêu dùng trong nước, không chủ trương sản xuất hàng hoá để xuất khẩu. - Không khuyến khích nước ngoài đầu tư vốn để sản xuất trong nước, chủ yếu sử dụng hình thức vay vốn để thoả mãn nhu cầu nhập khẩu. * Ưu điểm - Có thể tránh cho từng quốc gia các ảnh hưởng xấu từ nền kinh tế thế giới tới nền kinh tế trong nước. - Bảo vệ nền sản xuất trong nước trước những nguy cơ bị cạnh tranh khốc liệt bởi những sản phẩm từ nước ngoài có nhiều lợi thế hơn hẳn. http://www.ebook.edu.vn 5
  6. - Bảo đảm được những vấn đề khác có liên quan đến hoạt động kinh tế xã hội trước ảnh hưởng từ bên ngoài. - Tất cả mọi tiềm lực của đất nước được khai thác và huy động cao độ trong quá trình phát triển kinh tế. - Sự "độc lập tương đối" về kinh tế cho phép các nước thực hiện được quyền tự quyết về chính trị * Nhược điểm - Phân công lao động quốc tế mang tính tất yếu khách quan, sự phát triển kinh tế của các nước phụ thuộc vào quá trình liên kết kinh tế quốc tế, còn chính sách đóng cửa ngược lại với xu thế này. - Các nước chậm và đang phát triển vốn là các nước nghèo, trình độ phát triển sản xuất thấp, chính sách đóng cửa làm hạn chế khả năng tiếp thu những thành tựu khoa học kỹ thuật từ các nước tiên tiến. - Do không chú trọng xuất khẩu nên không có ngoại tệ, khi có nhu cầu vốn bằng ngoại tệ các quốc gia này sẽ phải vay nợ và sự nợ nần này là một sức ép, tác động nặng nề tới nền kinh tế của nhiều nước chậm và đang phát triển. - Do chủ trương chỉ nhập khẩu ở mức độ tối thiểu nên sẽ gặp khó khăn xuất khẩu, thị trường chật hẹp, không đảm bảo cho quá trình sản xuất với quy mô lớn, thu hút lao động ít, thất nghiệp gia tăng. 3.2. Chính sách mở cửa Là chính sách kinh tế nhằm tận dụng triệt để những lợi thế từ nước ngoài để phát triển kinh tế một cách nhanh nhất có thể được. Các quốc gia chủ trương mở rộng quan hệ đối ngoại, trọng tâm là ngoại thương, ưu tiên hàng đầu xuất khẩu, thu hút vốn và kỹ thuật từ nước ngoài...kết hợp tối đa nguồn lực trong nước với nguồn lực nước ngoài để phát triển kinh tế http://www.ebook.edu.vn 6
  7. * Ưu điểm - Nhờ đẩy mạnh xuất khẩu mà tăng thu nhập ngoại tệ, góp phần tăng khả năng nhập khẩu máy móc, trang thiết bị, nguyên vật liệu và công nghệ tiên tiến, thực hiện cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghiệp hóa ở các nước chậm và đang phát triển - Cải thiện tình trạng mất cân đối thu chi tài chính quốc tế vì có nguồn ngoại tệ do xuất khẩu đem lại, giảm bớt sự vay nợ nước ngoài hoặc tăng dự trữ ngoại tệ cho quốc gia. - Các quốc gia thực hiện chính sách mở cửa thường có tốc độ phát triển cao. - Thu hút vốn đầu tư nước ngoài tạo điều kiện cho nước chậm và đang phát triển gia tăng phát triển kinh tế, tiếp thu trình độ khoa học và kinh nghiệm phát triển kinh doanh. - Nhờ phát triển xuất khẩu nên số lượng hàng hoá tăng và chất lượng hàng hoá nâng cao. - Nhờ tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế mà các lợi thế của một đất nước được khai thác một cách có hiệu quả hơn và kinh tế hơn. * Nhược điểm - Nền kinh tế trong nước bị lệ thuộc vào nền kinh tế thế giới, dẫn đến hậu quả là bất cứ sự phát triển xấu nào về nền kinh tế đều tác động trực tiếp lên việc thi hành các chính sách mở cửa. Ngoài ra sự lệ thuộc về kinh tế sẽ dẫn đến sự lệ thuộc về chính trị. - Do tập trung vào chính sách sản xuất hàng hoá xuất khẩu nên nền kinh tế sẽ bị phát triển mất cân đối một cách nghiêm trọng. Đó là sự mất cân đối giữa các nghành nghề, các khu vực trong cùng một quốc gia. http://www.ebook.edu.vn 7
  8. V. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 1. Hội nhập kinh tế quốc tế là một tất yếu khách quan - Thế giới ngày nay là một thể thống nhất. Các quốc gia là những đơn vị độc lập tự chủ nhưng dần dần trở thành một phần không thể tách rời khỏi thể thống nhất đó. - Lịch sử phát triển của thế giới đã chứng minh rằng không quốc gia nào, chính phủ nào có thể phát triển được nếu thực hiện chính sách tự cấp tự túc. Ngược lại, những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đều là những nước dựa vào kinh tế đối ngoại, biết tận dụng nguồn lực trong nước và nguồn lực ngoài nước, để đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế quốc gia mình. 2. Xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị - Kinh tế và chính trị là hai mặt có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động lẫn nhau. Thông thường chính trị - ngoại giao mở đường thúc đẩy kinh tế đối ngoại phát triển. - Việc xử lý mối quan hệ kinh tế với chính trị là vấn đề có ý nghĩa quyết định của lĩnh vực kinh tế đối ngoại, là vấn đề cốt lõi trong chính sách kinh tế đối ngoại với các nước. 3. Phát huy sức mạnh nội lực kết hợp với sức mạnh thời đại, tận lực khai thác những lợi thế của đất nước, chủ động trong quá trình hội nhập KTQT - Phát huy mạnh mẽ ý chí tự lực tự cường, không ỷ lại vào bên ngoài, khai thác và sử dụng tốt mọi tiềm lực và lợi thế của một đất nước có ý nghĩa cực kỳ to lớn. Khai thác sức mạnh của thời đại về mọi mặt: Thành tựu khoa học công nghệ, nguồn vốn to lớn bên ngoài, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, thị trường rộng lớn… http://www.ebook.edu.vn 8
  9. - Trong điều kiện tình hình thế giới diễn biến phức tạp, mở rộng hợp tác với nước ngoài với các tổ chức quốc tế để khai thác sự giúp đỡ của quốc tế cần phải có những chính sách mềm dẻo khôn khéo, điều chỉnh kịp thời và phải có cách làm thông minh sáng tạo. - Nước ta có những lợi thế nhất định trong sự trao đổi và phân công lao động quốc tế. Vì vậy cần vận dụng tốt quy luật lợi thế so sánh, khai thác có hiệu quả nhất các lợi thế đó để phát triển mạnh mẽ kinh tế đối ngoại, đưa nước ta thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu. 4. Mở rộng các mối kinh tế đối ngoại theo phương thức đa phương hoá, đa dạng hoá và dựa trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi, phù hợp với cơ chế thị trường - Trong điều kiện ngày nay ta cần phải xác định thị trường thế giới vừa là đầu vào vừa là đầu ra của mình. Mở rộng thị trường kích thích sản xuất phát triển và tạo cho nền kinh tế phát triển ổn định. - Hoạt động kinh tế đối ngoại rất phong phú đa dạng nên muốn khai thác được cao nhất tiềm năng không thể không thực hiện phương thức đa dạng hoá. - Ngày nay tình hình thế giới có nhiều biến đổi, cần phải thay đổi cả về nhận thức lẫn hành động. Muốn mở rộng, phát triển hoạt động kinh tế đối ngoại cần phải dựa trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi tuân theo những quy luật của nền kinh tế thị trường nhưng phải đảm bảo không đi chệch mục tiêu, con đường dân tộc đã chọn. 5. Nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước - Trong nền kinh tế quốc dân, kinh tế đối ngoại là một bộ phận cấu thành quan trọng. Hiệu quả kinh tế đối ngoại không ngừng nâng cao sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh. http://www.ebook.edu.vn 9
  10. - Nội dung hoạt động kinh tế đối ngoại phong phú và đa dạng: xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ, đầu tư quốc tế, các hoạt động dịch vụ ngoại tệ… chúng có tác động lẫn nhau. Bởi vậy, khi nói đến hiệu quả kinh tế đối ngoại cần phải nâng cao hiệu quả của tất các hoạt động kinh tế đối ngoại. 6. Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế đối ngoại phù hợp với nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa Việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế đối ngoại cần thực hiện theo một số hướng sau: - Mở rộng quyền quan hệ với nước ngoài cho các cơ quan và tổ chức trong nước, mở rộng quyền kinh doanh quốc tế cho các tổ chức kinh tế thuộc các thành phần kinh tế và tư nhân. Trong khuôn khổ luật pháp, phù hợp với điều kiện của nền kinh tế trong từng giai đoạn - Xác định rõ chức năng quản lý nhà nước và chức năng quản lý kinh doanh trong các hoạt động kinh tế đối ngoại. - Xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang cơ chế nhà nước quản lý kinh tế đối ngoại bằng công cụ quản lý vĩ mô - Đảm bảo quyền tự chủ kinh doanh, tài chính của các tổ chức kinh doanh đối ngoại, đi đôi với việc quản lý thống nhất của nhà nước về kinh tế đối ngoại. - Nhà nước không can thiệp vào hoạt động kinh doanh của các tổ chức kinh doanh mà thực hiện các chức năng quản lý: Tạo môi trường pháp lý kinh tế thuận lợi cho các hoạt động kinh tế đối ngoại, xác định hành lang pháp lý, hướng dẫn các các tổ chức kinh doanh đối ngoại hoạt động theo pháp luật và có hiệu quả cao… http://www.ebook.edu.vn 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2