intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ thuật trồng địa lan

Chia sẻ: Pham Minh Tuan Tuan | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:17

108
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tìm hiểu cấu tạo của địa lan; điều kiện phát triển của địa lan; kỹ thuật nhân giống và trồng địa lan;.. được trình bày cụ thể trong tài liệu "Kỹ thuật trồng địa lan".

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ thuật trồng địa lan

  1. PHẦN 1: HIỂU BIẾT CHUNG VỀ ĐỊA LAN I. CẤU TẠO CỦA ĐỊA LAN Cây địa lan Châu Á thường rất khoẻ  mạnh. Mỗi sự  tăng trưởng là một giả  hành mà nó  được tách ra từ các của bẹ khác hoặc củ của cây mẹ. Mỗi giả hành đều có một bộ rễ độc  lập. 1) Rễ của địa lan Trái với rễ của cây địa lan lai, rễ của cây địa lan Châu Á rất ít khi phân nhánh và do vậy rễ  không đan xen vào nhau. Thân cây mới thường rất ngắn, 2 ­ 3cm và hẹp 1,5cm. Thân cây   đỡ nhiều lá, chúng phân nhánh từ mặt chậu. Giả  hành đóng vai trò là nơi dự  trữ  nước và chất dinh dưỡng chính cung cấp cho cây. So với các loại lan khác, giả hành của địa lan nhỏ và không thể dự trữ được nhiều nước,   vì vậy cần phải tưới nước thường xuyên trong suốt quá trình sinh trưởng của chúng (Xem  các điều kiện phát triển). 2) Lá của địa lan Đối với những người sưu tập lan Châu Á thì lá của địa lan gần như  quan trọng hơn cả  hoa. Lá cây có thể rất dày và dài phụ thuộc vào các loài. Chẳng hạn, Cym Georengii có thể  đến 1cm và dài 15,24cm, trong khi loại Cym Siense có thể  đến 4cm và cao đến 45,72cm.  Hầu hết lá cây phẳng nhưng một số có hình bầu dục giống như "Tu Er Lan" (Lan tai thỏ).   Một số biến thể khác bao gồm lá cong, vặn và xoắn, nhưng điều quan trọng nhất đối với  những người sưu tập lan là đó là những hình thái của biến thể  khảm (điểm nhiều đốm  màu   khác   nhau). Biến thể  khảm đã xuất hiện qua quá trình tiến hoá và tiến xa hơn qua quá trình lai tạo.   Những biến thể đó có thể được phân loại thành vài loại dựa vào hình mẫu của biến thể  và   màu   sắc. Nói chung, biến thể khảm được coi là các biến thể mạnh mẽ hơn, được quan tâm hơn và   có giá trị hơn. 3) Hoa của địa lan  Hoa của cây địa lan Châu Á thường nhỏ, khi so sánh với hầu hết các loài địa lan khác.   Ngồng hoa có thể cao gấp 2 lần chiều cao của cây. Số hoa, hình dáng hoa, hương thơm và   thời gian tàn của hoa thay đổi tuỳ  từng loài. Trong mỗi loại, các biến thể  được đặt tên  dựa vào màu sắc của hoa. 1
  2. Chẳng hạn, trong dòng Sinence, có các biến thể hoa mà hầu như  được biến thiên từ  màu  đen chủ  đạo, như  sinense "San Chuan", hoa có màu vàng tuyền như  loại "Wu Tsu Tsai",  màu đỏ như sinense "Ta Ming" và có màu trắng tuyền như sinense "Bai Mo Su". Các loại  hoa có thuần 1 màu là có giá trị nhất. II. ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN CỦA ĐỊA LAN Trong việc trồng địa lan Châu Á, cho dù nó được trồng trong nhà kính, trồng dưới ánh đèn   hoặc bên ngoài khí hậu ôn hoà, cần phải có sự  quan tâm đặc biệt đến chất trồng, chậu  trồng cây và các điều kiện phát triển. 1) Chậu trồng địa lan châu Á Nhiều thế  kỷ, người trồng lan Châu Á sử  dụng các loại chậu đặc biệt để  kìm hãm sự  phát triển của rễ theo bề rộng, rễ phát triển theo chiều sâu của chậu và duy trì sự  thông   thoáng. Đó không phải là ngẫu nhiên mà trong mỗi chiếc chậu đặc biệt để  trồng các cây   địa lan châu á đều có kích thước phù hợp: tỉ lệ  giữa đường kính chậu và chiều dài là 1:3.  Các loại chậu khác nhau về hoa văn. tất cả chúng được tráng men hoặc không tráng men. Tại Hàn Quốc, chậu trồng lan truyền thống có hình ống, hẹp  ở  giữa, miệng loe ra và có  các lỗ  thông hơi bên cạnh chậu cũng như  dưới đáy bình. Tại Trung Quốc, chậu có thể  hình vuông hoặc hình ống, có lỗ thoát nước bên cạnh chậu và có đôn để kê chậu lan. Tại   Nhật Bản, chậu thường đơn điệu, hình ống với miệng chậu loe và 3 chân. Hiện nay có các loại chậu bằng nhựa của Đài Loan và Nhật Bản, một số trong chúng có   thể tháo lắp được để dễ dàng kiểm tra rễ của địa lan và có các lỗ thông thoáng bên cạnh. Nên chọn chậu phù hợp với kích cỡ  và hình dáng của cây và không được kìm hãm nó.   Chậu phải là nơi để cho cây phát triển mới, nhưng cần phải hạn chế sự phát triển rộng ra   của bộ rễ. Các loại chậu của Hàn Quốc là thích hợp để trồng Cym Sinence, bởi vì chúng   rộng hơn và thông thoáng hơn, trong khí cây Cym Ensifolium trông đẹp hơn khi trồng trong  các chậu sáng và nhỏ hơn. Nếu bạn không muốn dùng chậu địa lan Châu Á, nên dùng các  chậu nhựa sâu hoặc chậu có thể trồng nhiều cây cùng loại trong một cái bình thường làm   cho   cây   chật   rễ. Khi dùng các chậu gốm sứ  mới mua về  nên ngâm chúng trong nước vài ngày trước khi  trồng cây để  ngừa việc đất sét hút  ẩm của chất trồng và kìm hãm sự  phát triển của cây   địa lan. Chậu tráng men cần phải được rửa sạch nhằm loại bỏ  các chất bẩn, sáp hoặc   2
  3. chất   đóng   gói. 2) Chất trồng Chất trồng truyền thống cần phải có độ  thoát nước tốt, có hàm lượng dinh dưỡng cao,   chống thối rễ, có độ  thông thoáng tốt, và chi phí hợp lý. Để  đáp  ứng được các mục tiêu  này, chất trồng phải là một hỗn hợp. Tiêu chuẩn của chất trồng sử dụng là một hỗn hợp   của vỏ thông, than củi và đá.  Đá phải chuẩn được rửa sạch, chọn đá nhỏ cỡ sỏi hạt đậu. Khi trọng lượng là mối quan   tâm, thì thay thế bằng đá trân châu thô. Đổ hỗn hợp vào trong một cái khay lớn và lắc đều   để lựa ra kích cỡ của các hạt chất trồng. Lót sỏi hạt đậu dưới đáy chậu. Sau đó bắt đầu với hỗn hợp thô bên trên và dùng chất   trồng mịn hơn nhồi vào trong chậu. Cách mặt chậu khoảng 2,54cm, nên cho hỗn hợp (đá   trân châu, than củi và vỏ thông). Nhiều lúc có thể sử dụng hỗn hợp mảnh, ẩm. Khi trồng   dòng Einsifolium, nên dùng chậu gốm hoặc chậu có lỗ thông hơi bên cạnh, sự dụng đến   20% dương xỉ sợi để duy trì độ ẩm. 3) Ánh sáng Mức độ chiếu sáng rất quan trọng đối với sự phát triển của địa lan. Thiếu ánh sáng cây sẽ  yếu ớt và phát triển không bình thường. Nhiều ánh sáng quá mức sẽ làm hư hại lá cây và  đặc biệt đối với các loài biến thể, sẽ  làm giảm bớt giá trị  thưởng thức do ánh sáng làm   thay đổi màu sắc của cây. Trong suốt những tháng mùa hè, nếu trồng cây ở nơi có ánh nắng, cần che bớt ở mức 50­ 70%. Những loài địa lan xuất xừ từ vùng núi cao hơn như Gorengi và Faberi tỉ lệ che sáng   cần phải cao hơn. Trong suốt mùa đông, độ  che sáng cần  ở  mức 20­50%. Bởi trong môi trường có độ  che   phủ  này, cây địa lan Châu Á sẽ  là  ứng viên xuất sắc để phát triển dưới ánh sáng tán xạ,   khó khăn duy nhất là vấn đề duy trì độ ẩm cao. Một số ví dụ tốt nhất về Cym Sinence được tìm thấy trong văn phòng nhà máy đóng chai  nước tại Trung Quốc. Tại đây, cây địa lan Châu Á được đặt dưới dãy đèn chiếu sáng  khoảng 1,2 ­ 1,5 mét và nơi được chiếu sáng 12­16 giờ mỗi ngày. Sự  kết hợp của độ  ẩm   cao,   thời   gian   chiếu   sáng   dài   và   gió   thổi   nhẹ   là   một   môi   trường   hết   sức   lý   tưởng. 4) Nhiệt độ 3
  4. Nói chung, nhiệt độ lý tưởng cho sự phát triển của Địa lan là 20­30 độ C. Nhiệt độ chênh  lệch giữa ngày và đêm là 10 độ  C. Tuy nhiên, các loại khác sẽ  phát triển lý tưởng  ở  các   mức nhiệt độ khác. Chẳng hạn, dòng Faberi và Gorengi tìm thấy trong tự  nhiên  ở  những vùng cao có mức  nhiệt độ  là 15­25 độ  C, và chúng có thể  chống chịu được nhiệt độ  mùa đông băng giá.   Nhiệt độ mùa hè quá 30 độ C sẽ kìm hãm sự phát triển và khả năng ra hoa của chúng. Mặt khác, dòng Sinence được tìm thấy ở những vùng thấp hơn, không thể chống chịu lại   được điều kiện nhiệt độ xuống thấp quá 5 độ C, làm kìm hãm sự phát triển, nhưng có thể  chiụi đựng được nền nhiệt độ  cao vào mùa hè (trên 30 độ  C) miễn là đảm bảo được độ  ẩm cao để hỗ trợ. Sự  kìm hãm tăng trưởng gây ra bởi nhiệt độ  mùa hè cao được biểu hiện  ở  những mầm  cây cằn cỗi không ra hoa trong mùa tiếp theo. Khi sống trong khí hậu có nền nhiệt độ mùa   hè có thể lên đến 30 độ C cần phải tăng độ thông thoáng và sử dụng hệ thống phun sương   tự động hoặc hơi mát để gia tăng độ ẩm và giữ cho nhiệt độ giảm xuống. 5) Độ ẩm Có 2 thời kỳ  phân biệt rõ ràng cho cả  hai việc tưới nwocs và kiểm soát độ   ẩm. Suốt   những tháng nghỉ  đông, từ  tháng 10 đến tháng 3, độ   ẩm cần được kiểm soát  ở  mức 40­ 60%. Trong suốt thời kỳ tăng trưởng, giữa tháng Tư đến tháng 9, độ ẩm cẩn phải được duy trì   trên 80% kết hợp với duy trì sự lưu thông không khí. Người trồng cây trong nhà cần phải  nâng độ ẩm bằng cách sử dụng các khay nước đặt dưới đáy chậu cây. Những chiếc khay này cần phải được nhồi đầy sỏi nhẹ để giữ cho nước không chạm vào   rễ cây trong khi tạo ra tiểu vùng khí hậu cho cây. Người trồng cây ngoài trời, sử dụng mái   che thuận tiện cho việc che sáng có thể kết hợp tưới buổi sáng với phun sương ẩm suốt  cả  ngày để  gia tăng độ   ẩm xung quanh cây. Khi sử  dụng cách này cần lưu ý trong suốt   thời kỳ cây lên mầm mới. Nước có thể đọng tại mầm cây và đó là nguyên nhân thối mầm.   Việc đó sẽ giết chết mầm cây. 6) Sự thông thoáng Tất cả  các loài Địa lan Châu Á đều  ưa sự  thông thoáng. Kém thông thoáng sẽ  tạo điều  kiện cho mầm bệnh phát triển, sâu bọ phá hoại và chất trồng chóng hoai mục. Quạt gió, quạt công nghiệp và quạt thông hơi mức cao đều có thể được sử dụng. 4
  5. Tại nhà kính, nên có vài dãy kệ để cây. Các giá để có lỗ, các chậu địa lan được đặt trong  các lỗ đó. Sự sắp xếp này để gia tăng sự thông thoáng cho cây. Nên cho quạt chạy liên tục để  gia tăng sự  lưu thông không khí. Quạt thông hơi và mái   thông hơi tự động góp phần vào việc kiểm soát nhiệt độ. Nếu nhà kính nóng quá, các quạt   thông gió sẽ  hút gió ra ngoài để  làm mát nhà kính. Nên sử  dụng 2 hệ  thống phun sương,  một được dùng để kiểm soát độ  ẩm, cái còn lại hoạt động tự  động cùng với quạt thông   gió để làm mát, và để bù đắp lại lượng hơi ẩm đã mất đi do quạt thông gió. 7) Chế phẩm hữu cơ sinh học KH cứu được bệnh thối rễ ở địa lan Những ngày qua, các chủ  vườn lan  ở  thành phố  Đà Lạt (Lâm Đồng) phải đối mặt với   bệnh thối nhũn rễ  địa lan làm mất trắng hàng trăm triệu đồng tiền giống. Theo các chủ  vườn lan, nguyên nhân gây ra bệnh này là do trời mưa nhiều,  ẩm  ướt nên các củ  giống   không chịu nổi. Tình trạng lây lan bệnh rất nhanh do căn bệnh này từ trước đến nay chưa   có thuốc trị.  PHẦN 2: KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG VÀ TRỒNG ĐỊA LAN Trồng và chăm sóc cây địa lan là mối quan tâm của nhiều người, nhân giống nó để  có  nhiều chậu lan đẹp! Bài viết này xin chia sẻ cách thức cơ bản để tách nhánh địa lan, trồng  và chăm sóc nó theo cách truyền thống A. Thời Điểm Tách Nhánh Địa Lan ­ có câu "Cửu nguyệt phân lan", theo cách hiểu thông thường nghĩa là Tháng Chín (Âm  lịch) là thời điểm tách nhánh địa lan phù hợp nhất. Có thể giải thích rằng: vào thời điểm  này, mầm mới của cây địa lan đã phát triển hoàn thiện, củ địa lan đã hình thành, lá đã phân  chia đầy đủ và tích lũy dinh dưỡng chuẩn bị cho hoa. Cây bắt đầu vào mùa nghỉ. Một lợi   điểm nữa của việc tách nhánh lan vào tháng Chín, đó là, tách nhánh vào lúc này, tỉ lệ ra hoa   thấp, cây sẽ phát triển mầm cao hơn, do đó, đối với mục đích nhân giống nhanh, ta sẽ có  thể có củ địa lan sinh sôi nảy nở 2 lần trong 1 năm. Tuy nhiên, ngược lại, phải chấp nhận   bỏ chơi hoa trong lần tách chiết này. ­ Mùa Xuân, sau khi hoa địa lan đã tàn cũng là thời điểm tách nhánh cây địa lan thích hợp   nhất. Mùa này vạn vật thăng hoa, cây cối đâm chồi nảy lộc nên tỉ lệ cây tách nhánh sống   sót rất cao. B. Chuẩn Bị tách địa lan 5
  6. 1. Cây giống là Chậu lan cần tách chiết hoặc có thể là các khóm lan mới khai thác về, lan   mới mua từ các vườn lan. 2. Chậu trồng lan: Yêu cầu đối với chậu trồng địa lan cần đảm bảo một số yếu tố: ­ Phù hợp: chậu trồng cây gì thì phải phù hợp với dạng cây đó, sao cho cân đối hài hòa với   tổng thể cây trồng. Chậu trồng cây cũng phải phù hợp với diện tích vườn lan, không nên  lựa chọn chậu quá to trong khi diện tích quá nhỏ, không nên dùng chậu quá to để  trồng   một khóm lan nhỏ,... ­ Tính thẩm mỹ: Vẻ đẹp của cây địa lan thể hiện cả ở dáng cây, dáng lá, hình thái hoa và   hương thơm. Do vậy, chậu trồng nó cũng phải đảm bảo sao cho tôn vinh vẻ đẹp của cây  địa lan thêm bội phần. ­ Đảm bảo cho sự  phát triển của cây: chậu gì thì cũng phải đảm bảo độ  thoát nước, và  chứa đủ  giá thể  để  cho cây có thể  phát triển một cách tốt nhất. Nếu chậu có lỗ  thoát  nước nhỏ, có thể khoan thêm lỗ dưới đáy chậu hoặc thành chậu để nước có thể thoát dễ  dàng sau khi tưới, tránh gây úng cho cây lan. ­ Các yếu tố khác: Tùy theo mục đích của việc trồng lan mà lựa chọn loại chậu trồng sao   cho phù hợp, trồng lan thương mại thì nên chọn chậu có giá thành vừa phải, hợp lý, trồng   lan thưởng thức có thể lựa chọn các loại chậu thật đẹp... 3. Giá thể trồng địa lan ­ Có thể trồng địa lan bằng rất nhiều loại giá thể  khác nhau như  : đất cục, xỉ  than, than   củi, trấu, đá, vỏ  lạc, vỏ  thông, dớn cọng, dớn mềm,... Tuy nhiên, giá thể  phải đảm bảo  yêu cầu sao cho luôn "ẩm nhưng không được  ướt" là nguyên tắc quan trọng nhất. Ngoài  ra, chọn loại giá thể  gì để  trồng lan cần phù hợp với khí hậu vườn lan của mình. Dưới  đây xin giới thiệu cách trồng sử dụng đất luyện theo cách truyền thống. ­ Đất trồng lan phải là loại đất bùn ao, đất sú, đã phơi khô nỏ qua nhiều nắng, phơi được  càng lâu càng tốt. Yêu cầu của đất trồng lan phải không được phân rã khi gặp nước tưới.   Muốn biết đất có dùng để trồng địa lan được hay không, có thể chặt ra 1 cục nhỏ cỡ đầu  ngón tay, ngâm vào nước vài giờ, nếu đất không bị phân rã ra là được.Nếu công phu hơn   thì phải luyện đất, luyện theo cách "Cửu tẩm, cửu trưng" (chín lần tẩm, chín lần phơi)  của các cụ, tức là đất bùn ao sau khi lấy về phơi nỏ, đập nát ra, nhào trộn với lông lợn,   tóc rối... đóng bánh, phơi khô cho cứng lại, tiếp tục tẩm nước  ốc, nước hến, nước giải   pha loãng... cứ tẩm rồi lại phơi đủ chín lần là dùng được. 6
  7. ­ Để đảm bảo đáy chậu có thể thoát nước dễ  dàng nên lót 1 phần lõi keo của xỉ  than tổ  ong đập cục to cỡ nắm tay, hoặc mút xốp, hoặc vỏ ốc. ­ Dụng cụ tách nhánh: dao, kéo nhọn, keo bôi vết cắt (hoặc vôi, sơn móng tay, nhựa thông,   keo 502) 4. Tiến Hành Tách Nhánh ­ Gỡ bỏ một phần chất trồng trên bề mặt chậu lan ­ Hơi nghiêng chậu, dùng tay vỗ mạnh xung quanh thành chậu cho chất trồng bong ra khỏi  thành chậu ­ Khi bộ rễ đã long ra khỏi chậu và chất trồng nhẹ nhàng rút cả cụm lan ra khỏi chậu ­ Dùng kéo nhọn, cắt bỏ các rễ đã hư thối, cắt sâu vào phần đã thối 3­4 cm, cố gắng giữ  lại các rễ vẫn còn tươi ­ Nếu chất trồng bị nấm trắng hoặc có mùi mốc thì cần phải rửa sơ bộ rễ của cây, tuyệt   đối không rửa quá sạch làm mất vi khuẩn cộng sinh trên rễ lan. ­ Xác định hướng phát triển của cây để tách nhánh, thường tách mỗi cụm lan 3 đơn vị để  cây có thể  phát triển mạnh nhất, tuy nhiên, nếu muốn nhân giống nhanh có thể  tách rời   từng thân một, với điều kiện các thân một tách rời phải hoàn toàn khỏe mạnh, không sâu  bệnh và còn rễ sống. ­ Bôi keo hoặc vôi vào tất cả các vết cắt. ­ Để cây lan mới tách vào chỗ râm mát trong vòng nửa ngày đến 1 ngày là có thể trồng lại  được ­ Nếu chậu lan đang phát triển bình thường, giá thể vẫn tốt mà muốn tách nhánh để nhân  giống nhanh, những người trồng lan có kinh nghiệm thường sử  dụng phương pháp tách  ngầm, tách ngay trên chậu mà không phải đổ  cây ra trồng lại bằng cách: Xác định điểm   cần tách nhánh, dùng tay đẩy các nhánh hơi tách nhau ra, dùng lưỡi dao thật mỏng, dài và  sắc (thường dùng loại dao mổ có cán, và loại lưỡi dao dùng 1 lần bán tại các hiệu thuốc   Tây Y) cắt giao điểm của các nhánh lan, sau đó, dùng lưỡi dao vừa cắt đó, nhúng vào dung   dịch keo bôi liền vết cắt, bôi vào chỗ vừa cắt. Ngưng tưới nước, tránh mưa trong vòng vài  ngày cho vết cắt liền sẹo, sau đó chăm bón trở lại. ­ Trong trường hợp nếu phát hiện cây bị nấm bệnh, cần xử lý nấm bệnh trước khi trồng   lại bằng cách: cắt toàn bộ phần rễ, lá bị nấm bệnh, loại bỏ củ già bị  thối, ngâm toàn bộ  cây lan vào dung dịch thuốc trừ nấm như Ridomil (3g/1 lít nước) trong vòng 15 phút, sau   7
  8. đó mang hong khô vài giờ, ngâm lại bằng dung dịch kích thích sinh trưởng loãng như  B1,  Atonic,... trong vòng 15 phút, lại hong khô, sang hôm sau có thể trồng lại được. 5. Trồng Lại ­ Cây lan tách nhánh sau khi xử  lý và hong khô cho se vết cắt, đem ra trồng lại.­ Chậu  trồng lan, nếu là chậu dùng lại nên rửa sạch bằng xà phòng, để ráo nuớc. Nếu trồng bằng   chậu đất nung hoặc chậu gốm nên ngâm nước trong 1 ngày rồi mới đem ra trồng, để tránh  việc chậu đất nung hoặc gốm khô hút nước ngược từ giá thể, làm ảnh hưởng đến sự phát  triển của cây lan. ­ Lót dưới đáy chậu khoảng ¼ chiều cao chậu là lõi xỉ  than, hoặc than củi to, hoặc mút  xốp, hoặc vỏ  ốc,... chú ý không được bít vào lỗ  thoát nước của chậu, nếu lỗ thoát nước   của chậu nhỏ quá có thể khoan rộng ra và khoan thêm lỗ bên đáy và 2 bên hông ­ Dùng dao chặt nhỏ đất cục ra cỡ bao diêm, xếp đất vào chậu theo thứ  tự to trước, nhỏ  sau, và đất to được xếp sát xung quanh thành chậu lên sát mép chậu. ­ Đặt khóm lan vào chính giữa chậu, chú ý hướng phát triển của khóm lan quay ra thành  chậu. ­ Nếu trồng nhiều nhánh nhỏ trong 1 chậu để có được 1 chậu lan xum xuê thì khi đặt lan  vào chậu nên cố định cho từng khóm nhỏ hoặc từng nhánh lan bằng cách cắm que tre, và  cột nhánh lan vào que đó, phân bố đều các khóm lan trên mặt chậu ­ Nếu khóm lan có nhiều rễ thì chỉ cần gác 1 chiếc que nhỏ ngang miệng chậu, đặt khóm   lan lên trên chiếc que rồi cho giá thể trồng vào giữa là cây có thể đứng vững. Hoặc có thể  dùng 1 cục đất dài, cho đặt khóm lan ngồi lên trên cục đất và xếp giá thể nhỏ xung quanh. ­ Cho đất nhỏ cỡ ½ ­ ¼ bao diêm chèn nhẹ nhàng xung quanh bộ rễ của khóm lan từ dưới  lên trên, sau mỗi lớp đất vừa xếp, cho thêm 1 lớp mỏng chất mùn (dớn cọng vụn nát, trấu  ủ phân chuồng hoai mục, mùn dừa,...), cứ như thế cho đến khi ngập dần lên gần gốc lan   yêu cầu của khóm lan khi trồng vào chậu và cho giá thể phải đảm bảo giá thể ngập rễ và   củ nổi lên trên giá thể, tránh để củ ngập trong giá thể, dễ bị thối do nấm bệnh. ­ Xếp đất dần lên cho miệng chậu phình hình chiếc bánh, vừa xếp vừa vỗ  xung quanh   thành chậu cho giá thể khít chặt vào nhau ­ Phủ  lên trên bề  mặt giá thể  một lớp rêu nước để  giữ   ẩm bề  mặt và tạo rêu xanh cho   đẹp. Có thể tạo rêu xanh bề mặt chậu lan cho đẹp bằng cách: ­ Đất cục chặt nhỏ hoặc đất nắm hình bánh quy, rải đều trên 1 chiếc khay. Lấy nước nấu   cơm hoặc bột hồ nấu loãng để nguội. Lấy rêu nhung mịn (cạo ở tường hoặc chỗ đất ẩm)   8
  9. vò nát trộn cùng với nước hồ, tưới đều lên trên bề mặt đất. Trùm nilon kín và phun sương  ẩm hàng ngày. Khoảng 1 tuần đến 10 ngày sau rêu sẽ  phát triển mạnh, dưỡng rêu bằng   cách tưới nước vo gạo, khi rêu phủ kín nắm đất thì có thể dùng để xếp lên bề mặt chậu  lan làm tăng tính thẩm mỹ cho chậu lan. ­ Buộc thẻ ghi tên cây, ngày tháng tách chiết và trồng lại. ­ Tưới đẫm nước cho chậu lan. ­ Đặt cây vào chỗ râm mát, tránh nắng tuyệt đối 1­2 tuần. ­ Hàng ngày pha B1 thật loãng cỡ 1cc cho 5 lít nước và phun sương ẩm cho chậu lan kích  thích ra rễ nhanh. Trong thời gian này, tuyệt đối không được bón bất kỳ một loại phân bón  gì (trong vòng khoảng 2­3 tháng) .­ Khi thấy khóm lan nhú rễ, bật mầm, căng tròn trở  lại (sau khoảng 1 tháng) thì có thể  chuyển cây ra vị trí chăm sóc bình thường cùng với các cây lan khác. Không nên dùng phân   bón cho cây khi cây chưa phát triển trở lại. ­ Và cuối cùng là chỉ việc chăm sóc chậu địa lan chờ Xuân đến khoe sắc, tỏa hương. 6. Chăm Sóc Cho Cây Địa Lan Trồng cây đã khó, chăm sóc nó quanh năm để  Tết đến Xuân về  nó thưởng cho ta những   bông hoa đẹp lại càng khó hơn. Trong quá trình chăm sóc cây địa lan cần chú ý đến một số  vấn đề cơ bản sau: ­ Thứ nhất, tạo tiểu vùng khí hậu cho vườn lan. Cây địa lan việt cũng như những cây địa   lan xuất xứ từ Châu Á khác, cần có nhiệt độ mát, lạnh và nhiều ánh sáng để phát triển tốt   nhất. (CÂY ĐỊA LAN ƯA ẨM NHƯNG SỢ ƯỚT, THÍCH THOÁNG NHƯNG SỢ GIÓ,   THÍCH SÁNG NHƯNG LẠI SỢ NẮNG) Để đảm bảo được nguyên tắc như vậy cần chú  ý đến việc tạo tiểu vùng khí hậu cho vườn lan, mà đặc biệt là các yếu tố sau đây: ­ Ánh sáng: cây địa lan cần ánh sáng tán xạ khoảng 70­80%. Nếu lá cây có màu xanh vàng  nhạt là đủ  ánh sáng, lá cây màu xanh đậm cần phải tăng thêm lượng chiếu sáng. Kiểm  soát yếu tố này thông qua việc che lưới phù hợp cho vườn lan. ­ Nhiệt độ: Cây Địa lan phát triển tốt nhất trong khoảng nhiệt độ từ 24°C­29°C (75­85°F).   Vào thời kỳ  ra hoa, nhiệt độ  ban đêm cần phải lạnh từ  10­15°C (50­60°F) để  cây phát   triển chồi hoa. Nhiệt độ tối ưu cho cây vào thời kỳ chuẩn bị ra hoa là khoảng 7.50°C­13°C   (45­55°F) vào ban đêm và 18­24°C (65­75°F) vào ban ngày. Sau khi cây đã có chồi hoa, nên  duy trì nhiệt độ trong khoảng từ 13­24°C (55­75°F) để cành hoa phát triển tốt. Kiểm soát  nhiệt độ trong vườn ta có thể dùng nhiệt kế để theo dõi, giảm nhiệt độ bằng cách đặt các   9
  10. khay nước tạo  ẩm dưới giàn lan, tưới nước hoặc phun sương xung quanh vườn lan vào  những lúc nhiệt độ quá cao. Tăng nhiệt giữ ấm cho cây trong thời kỳ quá lạnh bằng cách   che nilon xung quanh vườn. ­ Độ   ẩm: cần đảm bảo rễ  cây luôn  ẩm nhưng không được  ướt lâu, không được để  cho   cây bị quá khô rễ. Tăng lượng nước tưới trong giai đoạn cây phát triển, nhất là sau khi ra   hoa. Khi cây đã phát triển hoàn toàn (khoảng tháng 9 Âm lịch) giảm lượng nước tưới, chỉ  cung cấp lượng nước tối thiểu trong khi cây chuẩn bị ra chồi nụ. Khi có chồi nụ thì phải   tưới đủ  nước cho cành hoa phát triển tốt nhất.Có thể  theo dõi lượng nước cần tưới qua   việc nhìn lá cây lan, nếu cây khỏe mạnh bị thiếu nước, lá sẽ  hơi nhăn, khi tưới nước, lá   cây sẽ căng trở lại. ­ Độ thông thoáng: Vườn lan cần có sự đối lưu không khí ở mức vừa phải để cây lan phát   triển tốt nhất. Nếu gió quá nhiều có thể gây hại cho cây do tứoi nước quá nhiều. Nên che  một lượt lưới xung quanh vườn lan để chắn gió mạnh, khi ít gió có thể  mở ra để hút gió   vào. Khoảng cách giữa các chậu lan cũng phải hợp lý, không để sát nhau, lá cây nọ chạm  vào lá cây kia dễ bị  lây lan nấm bệnh. Thứ hai, bón phân: Trong giai đoạn cây nảy mầm  đến khi giả hành phát triển hoàn chỉnh cần bón phân có lượng N cao hơn. Trong giai đoạn  chuẩn bị  ra hoa nên dùng phân bón có lượng P cao hơn và K thấp hơn một chút để  giúp   cây có đủ dưỡng chất tạo chồi nụ và nuôi hoa.Trong suốt quá trình chăm sóc trong năm có   thể  kết hợp với bón phân hữu cơ như: Tưới nước  ốc, cá, bì lợn,... ngâm lâu ngày (nước   trong và đã hết mùi) pha loãng để  tưới vào gốc, xen kẽ với phun phân bón vi lượng thật  loãng hàng tuần cho cây. Trong thời gian cây phát triển chồi hoa tuyệt đối không dùng các  loại phân bón qua lá, phân đọng trên chồi hoa dễ hỏng hoa.Có thể tự làm phân bón chậm   tan bằng cách: lấy phân vi sinh nhào với nước dạng vữa xây nhà, đem phơi khô đến trắng,   xác, cứng, chặt nhỏ và đặt trên mặt chậu lan, khi tưới, phân sẽ tan dần vào trong đất. 7. Phòng trừ sâu bệnh ­ Bệnh thán thư: Trên lá của cây phong lan, ban đầu vết bệnh chỉ  là những chấm nhỏ  mầu nâu vàng, sau đó vết bệnh cứ tiếp tục phát triển rộng dần ra thành những đốm tròn   có mầu nâu đậm. Bệnh có thể  tấn công  ở  mọi vị  trí trên lá của cây.  Nếu thấy cây lan  chớm có bệnh thì hạn chế  tưới nước và dùng một trong vài lọai thuốc như: Candazole  50WP; Bavistin 50SC; Topsin M 70WP; Vithi­M 70BTN... xịt định kỳ  khoảng 7­10 ngày   một lần. Về  liều lượng và cách sử  dụng bạn có thể  đọc hướng dẫn có in sẵn trên nhãn   thuốc. 10
  11. ­ Bệnh đốm lá:  Bệnh thường xuất hiện trên lá. Vết bệnh phân bố  đều cả  hai mặt lá,  triệu chứng ban đầu là những chấm tròn màu nâu xám hay vàng nâu, xung quanh vết bệnh   có quầng vàng. Mặt dưới lá có những đốm đen nhỏ  li ti. Khi cây bệnh nặng lá có màu  vàng và dễ bị rụng. Tác nhân gây bệnh do Cercospora sp. gây hại. Bệnh thường phát sinh  ở những vườn lan có độ ẩm cao và phát triển vào mùa mưa. Đặc biệt đối với những vườn   thiếu dinh dưỡng và chăm sóc kém bệnh gây hại nặng, lá vàng và dễ rụng.  Biện pháp phòng trị: ­ Dọn vệ sinh vườn tược, thu gom toàn bộ tàn dư thực vật và đem ra xa để chôn hoặc đốt. ­ Phun thuốc phòng bệnh khi mới ra cây (cây còn nhỏ, chưa xuất hiện triệu chứng bệnh). ­   Đối   với   cây   bệnh   nhẹ:   cắt   tỉa   phần   vết   bệnh   trên   lá   sau   đó   bôi   thuốc   trị   nấm. ­ Khi phun thuốc trị  bệnh phải phun đều hai mặt lá và ngay sau đó (khoảng 01 giờ  đồng  hồ) phải bổ sung phân bón lá hoặc phân vi lượng. ­ Khi cần thiết có thể  sử  dụng một trong các loại thuốc bảo vệ  thực vật sau: Rydomyl   Gold 68 WP, Dipomate 80 WP, Carbenzim 500 FL, hỗn hợp Carbenzim với Dipomate… ­ Bệnh đen thân cây lan: Do nấm Fusarium sp. gây nên. Phòng trị: Nên tách những cây bị  bệnh để riêng và dùng thuốc phòng trừ hay nhúng cả cây vào thuốc trị nấm. Nếu cây lớn   hơn thì cắt bỏ  phần thối rồi phun thuốc diệt nấm như  Carbenzim, Zin,    Zineb 3/2000,  Benlat 1/2000, Bendazol. ­ Bệnh thối mềm vi khuẩn:  Do vi khuẩn Pseudomonas gladioli gây ra. Vết bệnh có hình   dạng bất định,  ủng nước, màu trắng đục, thường lan rộng theo chiều rộng của lá. Gặp   thời tiết  ẩm  ướt mô bệnh bị  thối úng, thời tiết khô hanh mô bệnh khô tóp có màu trắng  xám. ­ Bệnh thối nâu vi khuẩn: Do vi khuẩn Erwnia carotovora gây ra. Ban đầu vết bệnh có  màu nâu nhạt, hình tròn mọng nước về sau chuyển thành màu nâu đen. Bệnh hại cả thân,  lá, mầm làm các bộ  phận trên bị  thối. Sử  dụng Kasumin, dùng 1 trong những hỗn hợp:   Saipan + Mexyl; Saipan + Alpine; Mexyl + Alpine để phun phòng trị. ­ Bệnh đốm vòng (đốm mắt cua): Do nấm Cercospora resae gây ra. +Triệu chứng: Vết bệnh là những đốm nhỏ, hình mắt cua, hình trong hơi lõm, ỡ giữa màu  nâu nhạt, xung quanh có gờ nổi màu nâu đậm. Bệnh gây hại chủ yếu trên lá bánh tẻ, lá già  tạo thành nhiều vết nhỏ li ti làm lá vàng, nhanh rụng. + Phòng trừ: Dùng thuốc Topsin M 70 WD hoặc Score 250 ND, Bendazol, Carbenzim,   Thio­M. 11
  12. ­ Bệnh đốm vòng: Do nấm Alternaria rasae gây ra. + Triệu chứng: Vết bệnh hình tròn hoặc hình bầu dục, trên vết bệnh có các vòng đồng   tâm khá rõ. Khi gặp thời tiết  ẩm  ướt,  ấm áp, trên vết bệnh thường hình thành một lớp   nấm mốc màu đen gồm cành và bào tử phân sinh của nấm gây bệnh. Bệnh thường gây hại   trên các lá già, lá bánh tẻ làm lá vàng dễ khô rụng. + Phòng trừ: Sử dụng Daconil 500 SC, Carbenzim + Dipomate, Cadilac. Sâu hại lan ­ Rệp vảy: rệp thường bám trên các thân giả hành còn non. Phòng trị bằng cách: Dùng bàn  chải chà xát rồi nhúng cây lan vào dung dịch thuốc Malathion 50 pha loãng, Sagosuper  20EC. ­ Bọ  trĩ: gây hại chủ  yếu trong mùa nắng. Dùng Malathion 5 mg/bình 4 lít nước, phun 1   tuần/lần, phun liên tiếp liên tục trong 3 tuần, Dragon (5cc) + SK99 (20cc)/bình 8 lít. PHẦN 3: KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN ĐỊA LAN RA HOA Thứ nhất là tiến hành sang chậu, thay giá thể; thứ hai là cần có một thời gian xử lý lạnh   từ 40 đến 50 ngày; thứ ba duy trì sự độc thân chăm sóc sau khi cây đã phân hóa mầm hoa. 1/Sang chậu Biện pháp đầu tiên để xử lý cho cây địa lan nở vào tết đó là biện pháp sang chậu, thay giá   thể: Có nhiều loại giá thể khác nhau để trồng địa lan, giá thể thông dụng nhất hiện nay là  hỗn hợp vỏ thông, sỏi, than củi, đá trân châu thô, với tỷ lệ thích hợp là 1: 1:1. Vỏ thông có   tác dụng giữ   ẩm trong hỗn hợp trồng, trước khi dùng phải xử  lý mầm bệnh, ngâm trong  nước sạch nửa tiếng, đợi cho thật khô mới sử  dụng. Trong giá thể  có các hợp chất với  hoạt tính sinh học cao, giúp cho cây trồng có tính kháng bệnh. Một số  hệ  vi sinh vật, có   ích có khả năng ức chế một số nấm bệnh  ở rễ, giá thể có tác dụng giúp cây địa lan sinh   trưởng phát triển mạnh. Với bộ rễ phát triển tốt, dễ hấp thụ dinh dưỡng, độ thống thoáng   và giữ nước phù hợp. Yêu cầu về  giá thể: Giữ  cho rễ   ẩm nhưng không được  ướt, giá thể  phải khô ráo trong   các điều kiện thời tiết, giữ  cho rễ  mát trong mùa hè và  ấm trong mùa đông, tránh để  những khoảng trống lớn trong hỗn hợp trồng. Sau khi chuẩn bị  giá thể, chúng ta tiếp tục công việc tuyển chọn cây để  tiến hành sang   chậu. Cần chọn những cây được nuôi dưỡng từ  2 năm trở  lên để  tách, cây có từ  3 đến 4   12
  13. thân giả là những cây sinh trưởng tốt, khỏe mạnh, sạch bệnh, thân rễ giả có lá. Công việc   sang chậu, thay giá thể cho địa lan, được tiến hành vào tháng 6 hoặc tháng 7 âm lịch, sau   đó địa lan sẽ  được sử  lý nhiệt độ  thấp từ  40 đến 50 ngày, có thể  hình thành ngòng hoa.  Khi đã chọn được cây địa lan, đủ  tiêu chuẩn, chúng ta tiến hành tách cây, bằng cách vỗ  nhẹ  chậu địa lan, nhổ  cây lên. Lưu ý tránh làm gãy, giập thân lá và rễ  cây. Chúng ta tách  điểm nối giữa các thân rễ  giả, giữa cây đã tách, loại bỏ  chất trồng, tạp chất, cắt bỏ rễ  hỏng và những lá khô, lá bị bệnh. Sau đó nhúng phần rễ cây vào dung dịch enzen minazen  từ  5 đến 10 phút để  chống nấm bệnh. Dung dịch này cần được chuẩn bị  trước, sau đó  chúng ta hong khô rễ cây rồi tiến hành sang chậu. Chậu trồng được lót đá trân châu thô ở  dưới đáy, bà con cũng có thể  chèn que tre, để  cố  định bộ rễ. Các giá thể hỗn hợp có kích cỡ trung bình và phải qua xử lý. Sau đó chúng ta   tiến hành trồng cây vào chậu, bỏ  chất trồng lên trên bề  mặt chậu và nén chặt. Trên bề  mặt chậu phủ  một lớp rong để  giữ   ẩm cho cây. Kết thúc khâu sang chậu, chúng ta đặt  chậu địa lan lên giá và tiến hành chăm sóc cây. Trong thời gian 10 ngày sau khi cây được  tách ra, cần thường xuyên tưới nước cho cây, lúc này cần duy trì độ   ẩm cho cây, bằng  cách tưới nước  hàng ngày. Nước tưới phải sạch, không nhiễm bẩn, hàm lượng chất  khoáng không được vượt quá tiêu chuẩn cho phép, độ PH thích hợp là từ 5,5 đến 6,5. Chúng ta căn cứ  vào tình hình thực tế  của cây, để  xác định thời điểm tưới, cũng như  lượng nước tưới cho thích hợp. Tưới nước là một trong những công việc quan trọng của   việc trồng địa lan. Khi tưới phải để  nước thấm qua đáy chậu, không khí phải được lưu   thông, tưới ẩm nhưng không ướt, chúng ta có thể tưới trực tiếp vào cây bằng ống nước,   máy phun hoặc dùng máy bơm nhỏ  bơm nước. Giai đoạn cây sinh trưởng cần phải tưới   nước thường xuyên hơn. Sau khi tách cây và sang chậu trong khoảng thời gian một tuần   đầu, chỉ  cần duy trì độ   ẩm cho cây bằng cách tưới nước. Lưu ý không bón bất cứ  một   loại phân nào cho cây, sau một tuần tách cây và sang chậu, cần có chế  độ  bón phân  thường xuyên và định kỳ, ở giai đoạn này sử  dụng loại phân bón NPK với tỷ lệ 30:10:10  để bón cho cây. Bón phân vào gốc rễ của cây, căn cứ vào quá trình sinh trưởng phát triển  của cây, cũng như  thùy thuộc vào từng loại lan mà bón với lượng khác nhau. Bà con duy  trì chế độ chăm sóc như vậy, trong khoảng thời gian 2 tháng, rồi tiến hành xử lý nhiệt độ  thấp, để cây có thể hình thành ngòng hoa. 2/Xử lý lạnh cho cây 13
  14. Để  cây địa lan hình thành ngòng hoa vào cuối tháng 7 đầu tháng 8, chúng ta cần xử  lý   nhiệt độ  thấp cho cây, thời gian xử  lý lạnh trong khoảng thời gian từ  40 đến 50 ngày,   bằng cách chuyển cây lên vùng có khí hậu mát mẻ, có sự  chênh lệch nhiệt độ  giữa ngày  và đêm là từ 10 đến 120C. Điều kiện ánh sáng là từ 20.000 đến 25.000 lux, độ ẩm là từ 70  đến 80%, xử lý lạnh trong khoảng thời gian 10 ngày, chúng ta giảm nước tưới đột ngột,  giảm một tuần một lần và giữ  nguyên chế  độ  bón phân như  bình thường. Chúng ta cứ  tiến hành như vậy trong vòng một tháng. Sau thời gian xử lý lạnh từ 15 đến 30 ngày, ngòng hoa bắt đầu hình thành, bà con tiếp tục   duy trì nhiệt độ từ 15 đến 200C, khi ngòng hoa dài từ 20 đến 25cm, là lúc xử lý lạnh được  khoảng 50 ngày, cũng chính là lúc kết thúc giai đoạn xử lý lạnh. Chúng ta chuyển những   cây địa lan đã được xử  lý lạnh xuống khu nhà trồng  ấm hơn và tiến hành chăm sóc để  ngòng hoa phát triển và nở hoa theo ý muốn. 3/Chăm sóc cây sau khi xử lý lạnh Cây địa lan sẽ được chuyển xuống khu nhà trồng có nhiệt độ ấm hơn. Lúc này cần duy trì  nhiệt độ ở mức từ 18 đến 200C, cần giảm lượng nước tưới và thời gian tưới cho cây, so  với giai đoạn xử  lý lạnh. Nước tưới cho cây phải là nước sạch, không nhiễm bẩn, hàm  lượng chất khoáng không được vượt quá tiêu chuẩn cho phép, khi tưới phải để  nước   thấm qua đáy chậu. Chúng ta có thể  dùng  ống nước phun tưới hoặc máy bơm nhỏ  để  bơm nước tưới trực tiếp vào gốc cây, lưu ý lượng nước tưới phụ thuộc vào độ  ẩm trong  nhà trồng. Cần giữ cho cây không khô quá, cũng không ướt quá, không khí trong nhà trồng   phải được lưu thông. Trong mùa khô, cần kiểm soát độ   ẩm  ở  mức từ  40 ­ 60%, mùa hè  cần duy trì độ ẩm từ 70 đến 90%. Ở giai đoạn này, vẫn tiến hành bón phân cho cây theo   định kỳ, với tỷ lệ 13:13:13, khi bón chúng ta bón vào gốc cây, không bón khi nhiệt độ cao  quá 320C, khi ngòng hoa đã phát triển chúng ta cần tra cố để giữ cho ngòng hoa ở vị trí cố  định, bằng cách dùng que nhỏ  là những que sắt hoặc que thép, buộc chặt lại cho ngòng  hoa thẳng đứng. Hàng ngày, bà con nên chăm sóc vườn hoa, nhổ  sạch cỏ, và loại bỏ  những lá khô héo, bị bệnh để tránh lan sang những cây bên cạnh. Ở  mỗi giai đoạn phát triển của ngòng hoa, chế  độ  chăm sóc cần phải khác nhau, bà con  tưới cho cây 2 ngày một lần vào buổi sáng, sử  dụng nước sạch để  tưới cho cây. Không  khí trong nhà trồng phải được lưu thông. Trong mùa khô cần kiểm soát độ  ẩm ở  mức từ  40 đến 600C. 14
  15. Trong quá trình ngòng hoa phát triển, và nở  thành bông cũng có hiện tượng rụng nụ  và  rụng hoa do một số nguyên nhân như độ mẩ chất chồng trong chậu quá thấp và khô hạn.   Không khí trong nhà vườn không được thông thoáng, nhiệt độ có biến động lớn, lúc nóng   quá, lúc lại lạnh quá. Khi ra nụ vẫn bón nhiều phân, cành hoa bị đọng nước và đọng phân.  Một nguyên nhân nữa là do giá thể trồng có tính kiềm ảnh hưởng đến sức hút của bộ rễ,   do vậy, chúng ta cần lưu ý những điểm nêu trên, để vườn địa lan phát triển một cách khỏe  mạnh và ra hoa đẹp. PHẦN 4/ MỘT SỐ KINH NGHIỆM  1/Nhìn vào lá lan người ta có thể biết tình trạng của cây lan ra sao: 1. Lá xanh đậm và quặt quẹo: dấu hiệu thiếu ánh sáng. 2. Lá vàng úa cây còi cọc: quá nhiều ánh sáng, quá nóng. 3. Lá cứng cát và hơi ngả mầu vàng: vừa đủ ánh sáng. 4. Lá bị đốm thối và loang dần: bị bệnh thối lá thối đọt. 5. Lá bị chấm, có sọc, có quầng: triệu chứng bị vi rút. 6. Lá bị đốm nhưng không loang: đọng nước và bị lạnh. 7. Đầu lá bị cháy: muối đọng trong chậu vì bón quá nhiều, hoặc lá già. 8. Lá nhăn nheo: thiếu độ ẩm hay thối rễ. 2/Những giống lan cụ thể và yêu cầu cần thiết: Nếu không nuôi trồng đúng cách hoa lan sẽ không ra hoa, hoặc hoa sẽ không nhiều, không  đẹp. Vì vậy cần phải cung ứng cho  hoa lan những điều kiện nuôi trồng thích hợp: Dendrobium – nếu ban đêm không lạnh xuống 50°F hay 10°C khoảng 3­4 tuần lễ  cũng  không ra hoa ­ Ánh sáng nếu thiếu, cây sẽ yếu đuối và sẽ không ra hoa. Nếu quá nắng cây sẽ còi cọc,   vàng úa, hoa nhỏ và ít. ­ Nếu quá nóng hay quá lạnh cây sẽ không phát triển và chết dần. ­ Nếu không có sự cách biệt giữa nhiệt độ ban ngày và ban đêm khoảng 15°F hay 8°C lan   sẽ không ra hoa. ­   Nhiều   giống   Cymbidium,   Dendrobium   hay   Paphiopedilum   nếu   ban   đêm   không   lạnh  xuống 50°F hay 10°C khoảng 3­4 tuần lễ cũng không ra hoa. 15
  16. ­ Dendrobium, Rhynchostylis nếu tưới nhiều nước vào Thu­Đông sẽ  không có hoa hoặc  rất   ít. ­ Nhiều giống như Ascocenda, Vanda, Mokara cần nhiều ánh sáng và phân bón mới ra hoa. ­ Trái lại nhiều phân bón cây sẽ chết như Disa, Masdevallia chẳng hạn. Vanda ascocenda ­ nhiều phân bón cây sẽ chết Nói tóm lại khi muốn lan ra hoa quanh năm, chúng ta cần phải nghiên cứu kỹ càng mới có   kết quả mỹ mãn. Mùa Hoa Lan Nở: Phần đông các loài lan nguyên giống (species) sẽ nở hoa vào các mùa  như sau: Giống lan Mùa Hoa Lan Nở Aerides (Giáng hương) Xuân Angraecum Thu­Đông và Xuân Brassavola mùa Xuân Bulbophyllum (Cầu diệp) Xuân và một số ít vào Thu Calanthe (Kiều lan) Xuân cho đến Thu Cattleya (Cát lan) đủ 4 mùa Xuân­Hạ­Thu­Đông Coelogyne (Thanh Đạm) một số  nở  vào mùa Xuân­Hạ, một số  khác nở  vào  mùa Thu­Đông Cymbidium (Lan Kiếm) Đông­Xuân, riêng giống Cym. ensifolium nở vào cả  4 mùa Dendrobium Úc châu bắt đầu nở từ tháng mùa Xuân dù là ở Úc hay ở Hoa   kỳ Dendrobium (Đăng lan, Hoàng Thảo) Xuân­Hạ Á châu Encyclia đủ cả 4 mùa Eulophia (Luân lan) Xuân­Hạ Holcoglossum (Tóc tiên) tuỳ theo giống nở vào Xuân­Hạ­Thu­Đông Laelia Thu­Đông và Xuân Odontoglossum Thu­Đông và Xuân Oncidium(Vũ nữ) Xuân­Hạ Paphiopedilum (Nữ hài) Thu­Đông và Xuân Phaius (Hạc Đính) Xuân­Hạ Phalaenopsis (Hồ Điệp) Đông­Xuân và Hạ Renanthera (Huyết nhung, Phượng vĩ) Xuân, Hạ và Thu Schomburgkia Xuân­Hạ và Thu Sobralia Xuân­Hạ Stanhopea Hạ Vanda Xuân­Hạ và Thu 16
  17. 3/Kích thích lan ra rễ: Khi mua lan nên quan sát bộ  rễ  kỹ  càng, rễ  có nhiều, có tốt cây mới mọc mạnh và cho  nhiều hoa. Nếu mua những cây lan loại trơ rễ mới bóc ở trong rừng hay gửi từ xa tới nên  ngâm vào trong dung dịch pha như sau: ­ 4 lít nước ấm; ­ 1 thìa súp đường vàng tốt hơn là đường trắng; ­ 1 thìa cà phê phân bón loại 15­15­15 hay tốt hơn là 2 thìa rong biển Sea weed; ­ 10 giọt Super Thrive hay 1 viên thuốc ngừa thai. Ngâm chừng một vài giờ  rồi để  khô rồi lại ngâm tiếp cho đến khi thấy rễ  cây hút đủ  nước, nghĩa là rễ đã căng phồng lên. Muốn giúp cho rễ mọc tốt cần phải: • Để cho khô rồi mới tưới, khi rễ chưa mọc, không tưới hoặc tưới rất ít. • Đừng bón phân quá nhiều, cây không rễ, không bón. • Đừng để quá lạnh, dưới 50°F hay 10°C rễ sẽ không mọc. • Đừng để quá nóng, trên 100°F hay 37,8°C rễ lan khó mọc. Nên mang cây vào chỗ rợp mát   và tăng thêm độ ẩm. Có những cây lan rất khó lòng ra rễ, dù đã  ở trong tình trạng này cả  năm trời nhưng vẫn   không chết. Đừng vội nản lòng hãy bỏ  cây vào túi nylon, bịt kín lại và để  chỗ  rợp mát.   Lâu lâu lại mở ra và phun sương với dung dịch kể trên, đợi khô rồi lại cho vào bao nylon  cho đến khi mọc rễ dài 4­5 phân mới mang ra trồng. Phần đông trong trường hợp này, cây   sẽ ra cây con rồi rễ sẽ mọc từ cây con mà ra. 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2