intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ thuật xây dựng ao nuôi Ba Ba

Chia sẻ: Nguyen Ngoc Han | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

122
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nuôi ba ba hiện nay chủ yếu là hình thức nuôi trong từng gia đình, mỗi gia đình có từ một đến vài ao nuôi, có gia đình chuyên nuôi ba ba thịt, có gia đình chuyên sản xuất ba ba giống, có gia đình chỉ làm một công đoạn ương ba ba giống. Số gia đình, cơ sở nuôi ba ba có hàng chục ao các loại, xây dựng thành trại nuôi ba ba hiện không nhiều. Muốn nuôi ba ba có kết quả tốt, điều quan trọng đầu tiên là phải xây dựng được ao nuôi phù hợp...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ thuật xây dựng ao nuôi Ba Ba

  1. Kỹ thuật xây dựng ao nuôi Ba Ba Nuôi ba ba hiện nay chủ yếu là hình thức nuôi trong từng gia đình, mỗi gia đình có từ một đến vài ao nuôi, có gia đình chuyên nuôi ba ba thịt, có gia đình chuyên sản xuất ba ba giống, có gia đình chỉ làm một công đoạn ương ba ba giống. Số gia đình, cơ sở nuôi ba ba có hàng chục ao các loại, xây dựng thành trại nuôi ba ba hiện không nhiều. Muốn nuôi ba ba có kết quả tốt, điều quan trọng đầu tiên là phải xây dựng được ao nuôi phù hợp với điều kiện sống của ba ba và quản lý được đàn ba ba nuôi. Xây dựng ao nuôi ba ba cần phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật chủ yếu sau: 1. Điều kiện về nguồn nước và chất nước: a) Có nguồn nước cấp bảo đảm đủ nước nuôi quanh năm, có thể chủ động tháo nước và thay nước khi cần. Ao có nguồn nước cấp dồi dào, có điều kiện thay nước luôn có thể áp dụng kỹ thuật nuôi thả mật độ dày, cho ăn thoã mãn để đạt tốc độ lớn và năng suất cao. Điều kiện cấp nước không chủ động, thay nước khó khăn chỉ nuôi được mật độ thưa, năng suất thấp hoặc vừa phải. Cần nhất là trong mùa nắng nóng, trong trường hợp nắng kéo dài, ao nuôi ba ba vẫn giữ được mức nước nuôi ở độ sâu thích hợp. Thuận tiện
  2. nhất là sử dụng nguồn nước tự chảy, nguồn nước từ sông, suối, kênh, mương, đầm hồ lớn. Nuôi quy mô nhỏ, nhu cầu lượng nước cấp không nhiều, có thể sử dụng nước giếng khoan, giếng xây. Ngoài ra một số nơi có điều kiện có thể sử dụng mạch ngầm hoặc nguồn nước ấm để nuôi trong mùa đông ( đối với vùng núi và miền Bắc ). b) Nguồn nước cấp cần sạch, không bị ô nhiễm bởi nước thải hoặc thuốc trừ sâu, pH từ 6,5 - 8, hàm lượng oxy cao 4mg/l trở lên. Nơi không có điều kiện phân tích nước, có thể lấy nước sinh hoạt tắm giặt bình thường để làm tiêu chuẩn. Đối với vùng gần biển, nơi có ảnh hưởng của thuỷ triều và nước lợ, độ mặn của nguồn nước cấp cho ao nuôi ba ba không quá 3-4%o. 2.Các yêu cầu kỹ thuật về xây dựng ao nuôi: a) Nên xây dựng ao nuôi ở nơi yên tĩnh, kín đáo, không bị cớm rợp, dễ thoát nước, không bị úng ngập, có nguồn nước cấp độc lập để bảo đảm cấp nước sạch. b) Diện tích ao rộng hẹp vừa phải. Ao rộng nuôi dễ lớn nhanh, nhưng khó quản lý, đầu tư lớn mới có năng suất sản lượng cao. Ao hẹp dễ quản lý, nhưng nuôi chậm lớn hơn ao rộng. Diện tích thích hợp với từng loại ao các nơi ta lựa chọn như sau: - Ao nuôi ba ba bố mẹ từ 100-200m2/ao, lớn nhất không nên quá 400m2. - Ao nuôi ba ba thịt từ 100-200m2/ao, lớn nhất không quá 1.000m2.
  3. - Bể ương ba ba giống từ mới nở đến 1 tháng tuổi: 1-10m2/bể. Nên xây nhiều bể nhỏ ương riêng rẽ ba ba nở cùng thời gian 1-2 ngày vào 1 bể. - Ao, bể ương ba ba giống từ 2-3 tháng tuổi: 10-50m2. - Ao, bể ương ba ba giống lớn ( 4-6 tháng tuổi ) từ 50-150m2. Giai đoạn này ương trong ao tốt hơn ương trong bể xây. c) Độ sâu thích hợp ( tính từ đáy ao lên đỉnh bờ ): - Ao nuôi ba ba bố mẹ từ 1,5-2m, có mức nước chứa thường xuyên từ 1,2-1,5m, thời gian nắng nóng và mùa rét cho nước sâu thêm 20-30cm. - Ao nuôi ba ba thịt từ 1,5-2m, có mức nước chứa thường xuyên 1-1,2m. Thời gian nắng nóng và mùa rét cho nước sâu thêm 20-30cm. Đáy ao nuôi ba ba thịt và ba ba bố mẹ tốt nhất vừa có chỗ nông vừa có chỗ sâu, để thích hợp với điều kiện tự nhiên của ba ba. - Bể ương ba ba mới nở: từ 0,5-0,6m, chứa nước sâu từ 10cm (lúc đầu) đến 40cm (cuối giai đoạn ương). - Bể ương ba ba giống cỡ 2-3 tháng tuổi từ 0,7-1m, chứa nước sâu từ 0,4-0,6m. -Bể ương ba ba giống lớn (4-6 tháng tuổi): từ 0,8-1,2m, chứa nước sâu 0,6-0,8m. Ao ương sâu từ 1-1,5m, chứa nước sâu 0,8-1m. - Ao quá rộng và quá sâu không thuận lợi cho công tác quản lý trong quá trình nuôi.
  4. d) Mỗi ao có cống cấp nước và thoát nước riêng. Cống thoát nước có điều kiện nên đặt sát đáy ao để dễ tháo cạn và hút bỏ chất cặn bẩn trong ao. Cấp nước vào ao nên cho chảy ngầm, không xối mạnh trên mặt nước làm ba ba sợ hãi không có lợi cho sinh trưởng. e) Có chỗ cho ba ba nghĩ ngơi dưới nước và trên bờ. Ba ba ăn no xong thường tìm chỗ nghĩ ngơi thích hợp, rất hay vùi mình xuống bùn, chỉ để hở trên bùn 2 lỗ mũi để thở. Khi yên tĩnh, nhất là vào các buổi nắng ấm, ba ba còn hay bò lên bờ hoặc trèo lên vật nổi trên mặt ao để phơi nắng (có nơi gọi là phơi lưng, tắm nắng...) cho đến khi mặt da khô hết nước dính mới xuống nước trở lại. Ba ba phơi nắng như vậy có tác dụng rất tốt, có thể tự chữa khỏi các bệnh nấm nước, bệnh lỡ loét khi vết thương còn nhẹ. Trên thực tế thì những ao nuôi không có điều kiện cho ba ba phơi nắng, ba ba rất hay bị bệnh. Cách tạo chỗ cho ba ba rúc nằm dưới đáy ao: Vét hết bùn bẩn trong ao, để đáy trơ, sau đó đổ lớp cát non (cát mịn sạch) hoặc cát pha bùn sạch lên trên, diện tích rải cát bùn từ 20-100% diện tích đáy ao, bể, tuỳ mật độ nuôi dày hay thưa; chiều dày lớp cát bùn từ 4-15cm tuỳ theo cỡ ba ba lớn nhỏ, bể ương ba ba mới nở chỉ cần lớp cát dày 3-4cm, ao nuôi ba ba bố mẹ hoặc ba ba thịt đã lớn lớp cát cần dày 10-15cm, đủ cho ba ba vùi kín mình 3-5cm. Không nên dùng cát thô ( cát già ), cát bẩn có lẫn nhiều mảnh cứng sắc cạnh rải đáy cho ba ba nằm vì ba ba tạo lực xoáy rất mạnh, dễ bị cọ sát mất nhớt, rách da chảy
  5. máu và từ chỗ chảy máu dễ bị nhiễm trùng sinh bệnh. Đáy đổ cát mịn dễ xử lý hơn đáy bùn mỗi khi cần tẩy dọn ao, nhưng một số người cho rằng để đáy bùn sạch nuôi ba ba bóng đẹp hơn. Cũng không nên dùng lớp bùn cát quá dày, vừa tốn cát, vừa khó xử ký khi bắt ba ba mỗi khi cần tẩy dọn ao và thay cát đáy. Có nhiều cách tạo chỗ cho ba ba bò lên phơi nắng: Đơn giản nhất là thả một số vật nổi như bó tre, nứa (cả cây), cây gỗ, tấm gỗ, tấm phên... Tạo lối cho ba ba bò từ ao lên bờ, có thể là một luống đất ria ao hoặc cả một vườn cây cạnh ao. Riêng ao nuôi ba ba bố mẹ không làm kiểu này. Đắp ụ trong ao hoặc xây bệ nổi trên mặt ao, có cầu cho ba ba lên xuống. Cũng có thể lát nghiêng một đầu ao, bể, độ dốc vừa phải, phần ngập dưới nước là chỗ để cho ba ba ăn, phần cao trên mặt nước là chỗ cho ba ba phơi mình, diện tích phần lát từ 10-20% diện tích ao, tuỳ theo mật độ nuôi dày hay thưa. f) Có chỗ cố định cho ba ba ăn để dễ theo dõi sức ăn của ba ba và để làm vệ sinh khu vực ăn. Đơn giản nhất là cho thức ăn vào rổ, rá, nia, mẹt, khay, buộc dây treo ngập nước từ 0,3-0,6m cho ba ba ăn, khi cần thì nhấc lên như nhấc vó. Có thể xây một bệ máng ở một góc ao, rộng 0,4 - 0,6m, ngập dưới nước 0,3-0,6m. Ao bể nhỏ và nông, đáy sạch có thể thả thức ăn trực tiếp xuống đáy ao cho ăn, nên chọn vị trí gần cửa cống tháo nước để dễ tháo hút chất cặn bẩn thức ăn thừa hàng ngày. Có thể luyện cho ba ba quen ăn ở ngay sát mép nước.
  6. g) Các chỗ ba ba hay bò leo như đáy bể, sườn ao, bể các gốc tường xây nên xây phẳng, có điều kiện nên trát vữa nhẵn để ba ba khó leo và không bị xướt da bụng dẫn đến nhiễm trùng sinh bệnh. h) Chống được ba ba vượt ao ra ngoài đi mất: - Cửa cống tháo nước và cấp nước cần bịt bằng lướt sắt. - Ao nuôi ba ba bố mẹ cần xây bờ từ đáy lên, đỉnh bờ xây cao hơn mặt nước chứa trong bể từ 0,2-0,5m (tuỳ bể to nhỏ). Đỉnh tường và các góc tường xây gờ chắn rộng 5-10cm (tuỳ ao bể to nhỏ) nhô về phía lòng ao. - Ao nuôi ba ba thịt không nhất thiết phải xây bờ từ đáy lên như ao nuôi ba ba bố mẹ, nhưng cần xây tường hoặc rào chắn xung quanh. Ao nuôi trong vườn, có thể dựa vào tường xây bảo vệ chung cả khu vườn. Các ao đất rộng có thể dùng tấm tôn, tấm nhựa rào chắn xung quanh bờ. - Bờ đất giữa 2 ao cần đắp chắc chắn, không để có lỗ rò rĩ nước, ba ba có thể đào khoét rộng chui đi mất. i) Có chỗ thích hợp cho ba ba đẻ trứng: Ao chuyên nuôi ba ba bố mẹ sinh sản cần xây “ nhà đẻ “ hoặc “ phòng đẻ” cho ba ba ở rìa ao để ba ba tập trung đẻ nhanh, không mất trứng, giảm tỷ lệ trứng hư hỏng. Nhà đẻ xây ở một phía bờ ao, có cửa thông với ao rộng 0,5-0,6m có lối dốc thoai thoải cho ba ba bò lên. Diện tích nhà đẻ từ 2-6m2, mỗi m2 cho 15-20 con vào đẻ. Nền nhà đẻ cao hơn mực nước ao 0,4-0,5m để không bị ngập nước. Dùng gạch xây xung quanh, trong đổ cát sạch , ẩm (nên dùng cát mịn, để cát ướt nhão hoặc khô rời,
  7. ba ba không đẻ), lớp cát dày 20-25cm để ba ba bới tổ đẻ trứng. Nhà đẻ cần lợp mái che mưa nắng, tạo yên tĩnh cho ba ba vào đẻ. Đáy nền nhà đẻ cần có lỗ thoát nước, không để cát bị đọng nước làm hỏng trứng. Các ao không làm nhà cho ba ba đẻ, ba ba phải tự tìm chỗ thích hợp xung quanh bờ ao để đẻ trứng, trứng dễ bị thất lạc và hư hỏng nhiều.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2