intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Làm gì khi bé yêu bị sốt?

Chia sẻ: Cong Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

116
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Làm gì khi bé yêu bị sốt? Sự lo lắng khiến cho những ông bố bà mẹ thường mất bình tĩnh khi bé yêu của mình bị sốt. Họ lập tức đưa các bé đến phòng khám bác sĩ hoặc cho bé uống thuốc hạ sốt ngay tức thì. Thực ra, sự hoảng hốt đó chưa chắc đã giúp họ giải quyết được vấn đề. Hãy tham khảo lời khuyên của các bác sĩ để có thể đối mặt với những tình huống tương tự một cách hiệu quả nhất. 1. Không nên hoảng hốt Hãy nhớ rằng: Nhiệt độ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Làm gì khi bé yêu bị sốt?

  1. Làm gì khi bé yêu bị sốt? Sự lo lắng khiến cho những ông bố bà mẹ thường mất bình tĩnh khi bé yêu của mình bị sốt. Họ lập tức đưa các bé đến phòng khám bác sĩ hoặc cho bé uống thuốc hạ sốt ngay tức thì. Thực ra, sự hoảng hốt đó chưa chắc đã giúp họ giải quyết được vấn đề. Hãy tham khảo lời khuyên của các bác sĩ để có thể đối mặt với những tình huống tương tự một cách hiệu quả nhất. 1. Không nên hoảng hốt Hãy nhớ rằng: Nhiệt độ cơ thể của bé tăng không có nghĩa là chắc chắn bé đang bị ốm. Thông thường đó là dấu hiệu của việc hệ thống miễn dịch của bé đang “làm việc” để chống lại sự thâm nhập của một loại vi khuẩn nào đó. Hơn nữa, hầu hết các loại vi rút gây sốt - như vi rút cúm, vi rút dạ dày… - không quá nguy hiểm và có thể chữa được tại nhà.
  2. Trong tình huống này, trước hết bạn cần để ý kiểm tra các biểu hiện khác của bé. Cách bé cảm nhận và hành động với môi trường xung quanh là những dấu hiệu cho thấy sức khoẻ của bé hiện thời như thế nào. Nếu bé trở nên uể oải, thẫn thờ, dễ nổi cáu, đau họng, bị đau tai hoặc dạ dày, hay đau khi đi tiểu, lúc đó bạn hãy mang bé đến khám bác sĩ. 2. Kiểm tra nhiệt độ cho bé đúng cách Khi muốn đo nhiệt độ cơ thể bé, bạn nghĩ đến chiếc cặp nhiệt độ đầu tiên? Thực ra, cần hạn chế dùng vì đây không phải là một sự lựa chọn thông minh bởi những chiếc cặp nhiệt độ có chứa thuỷ ngân - một độc tố có ảnh hưởng không tốt đến não, cột sống, gan, thận, thậm chí có thể làm mất khả năng học tập của con người. Nếu bạn vô tình làm chiếc cặp nhiệt độ bị vỡ, hơi thuỷ ngân bốc lên có thể gây nguy hiểm đến mọi người trong gia đình.
  3. Vì thế, nếu trong tủ thuốc nhà bạn vẫn có một chiếc cặp nhiệt độ như thế, bạn nhớ đừng vứt nó một cách bất cẩn vào sọt rác cũng như không tự ý dùng nó để kiểm tra nhiệt độ cơ thể cho bé. Hãy mang nó đến bác sĩ bởi họ biết cách dùng cặp nhiệt độ một cách an toàn hơn. Trên thị trường hiện nay đã có những chiếc cặp nhiệt kế dùng riêng cho trẻ em. Đây cũng là một cách làm hữu hiệu nếu bạn không đủ thời gian và kiên nhẫn để đưa bé đến gặp bác sĩ. Tuy nhiên, bạn nhớ hãy hỏi kỹ về cách sử dụng chúng sao cho an toàn nhất. 3. Đừng vội vàng cho bé uống thuốc hạ sốt Thuốc hạ sốt không phải là một biện pháp chữa bệnh hoàn hảo, nó chỉ mang tính chất tạm thời và chỉ có tác dụng khiến cho bé yêu của bạn cảm thấy dễ chịu hơn khi bị sốt. Như đã đề cập ở trên, sốt thực ra là
  4. một dấu hiệu tốt trong trường hợp nó là phản ứng của cơ thể để chống lại sự nhiễm khuẩn. Nhiệt độ cơ thể trung bình của con người là môi trường thích hợp để hầu hết các vi trùng gây cảm cúm phát triển một cách nhanh chóng. Vì thế, khi hệ thống miễn dịch trong cơ thể hoạt động thì cũng có nghĩa là nhiệt độ cơ thể tăng lên để tiêu diệt vi trùng. Những viên thuốc hạ sốt khiến cho nhiệt độ cơ thể giảm xuống từ 1 đến 2 độ, điều này khiến bé cảm thấy thoải mái hơn nhưng thực ra lại không tốt cho sự hoạt động của hệ thống miễn dịch trong cơ thể trẻ. Nhiều bậc cha mẹ chọn giải pháp tình thế là cho bé uống thuốc hạ sốt bất cứ khi nào nhiệt độ cơ thể bé có dấu hiệu tăng lên. Điều này vô tình đã đi ngược lại sự hoạt động của hệ thống miễn dịch trong cơ thể bé và có thể khiến cơ thể bé luôn bất lực với những tác động dù là nhỏ nhất từ môi trường.
  5. 4. Nếu bé bị xuất huyết? Chỉ có khoảng 4% em bé dưới 5 tuổi bị xuất huyết khi sốt. Điều này xảy ra thường do một sự chấn động bất ngờ vào nhiệt độ cơ thể bé. Các bé sẽ tỏ ra hoảng hốt, sợ hãi, mất bình tĩnh run lên hoặc cứng đờ người ra. Nhưng thông thường, điều này không quá nguy hiểm. Hầu hết các trường hợp xuất huyết chỉ xảy ra trong vòng từ 1 đến 2 phút (có khi chỉ vài giây hoặc kéo dài hơn 10 phút). Nếu bé bị co giật, hãy đặt bé lên một bề mặt mềm mại (chăn, khăn… ) và lật bé từ bên này sang bên kia một cách nhẹ nhàng. Đừng bao giờ cố nhét cái gì đó vào miệng bé hay giữ chặt người bé. Khi sự xuất huyết kết thúc, hãy gọi bác sĩ khoa nhi để được chăm sóc. Điều quan trọng nhất trong trường hợp này là bạn phải thực sự bình tĩnh để giúp đỡ bé yêu của mình.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2