intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lễ cưới của người Mông Đen ở xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La: Truyền thống và biến đổi

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này căn cứ trên các tư liệu điền dã sẽ trình bày về chu trình tiến hành lễ cưới truyền thống; trên cơ sở đó làm rõ một số biến đổi trong đám cưới hiện nay của người Mông Đen ở xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La. Từ đó cho thấy sự khác biệt trong phong tục cưới xin của nhóm Mông Đen so với các nhóm Mông khác trên cùng địa bàn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lễ cưới của người Mông Đen ở xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La: Truyền thống và biến đổi

  1. ISSN: 2354 -1091 Journal of Science Tay Bac University (JTBU) https://sj.utb.edu.vn LỄ CƢỚI CỦA NGƢỜI MÔNG ĐEN Ở XÃ TÀ XÙA, HUYỆN BẮC YÊN, TỈNH SƠN LA: TRUYỀN THỐNG VÀ BIẾN ĐỔI Nguyễn Thị Huyền Trường Đại học Tây Bắc THÔNG TIN BÀI BÁO TÓM TẮT Lễ cưới của người Mông Đen là một nghi lễ quan trọng, thể hiện Ngày nhận bài: 16/3/2024 được nét đẹp mang tính đặc trưng trong văn hóa tộc người. Bài Ngày nhận đăng: 17/7/2024 viết này căn cứ trên các tư liệu điền dã sẽ trình bày về chu trình tiến hành lễ cưới truyền thống; trên cơ sở đó làm rõ một số biến Từ khoá: Người Mông Đen; Lễ đổi trong đám cưới hiện nay của người Mông Đen ở xã Tà Xùa, cưới; Sự biến đổi; Tà Xùa; huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La. Từ đó cho thấy sự khác biệt trong Bắc Yên phong tục cưới xin của nhóm Mông Đen so với các nhóm Mông khác trên cùng địa bàn. bùng nổ của hoạt động du lịch trong những năm 1. Đặt vấn đề gần đây đã tác động trực tiếp dẫn tới nhiều thay Tà Xùa là một xã vùng cao nằm ở phía bắc đổi sâu rộng trong đời sống kinh tế - xã hội và huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La. Phía bắc, đông nhận thức của đồng bào, nhiều phong tục tập bắc, tây bắc giáp xã Háng Đồng; phía nam giáp quán đang chuyển biến để thích nghi với tình xã Phiêng Ban; phía tây giáp xã Làng Chếu; hình mới, trong đó có những thay đổi trong lễ phía tây bắc giáp xã Xím Vàng; phía đông và cưới truyền thống của người Mông Đen[2]. đông nam giáp xã Suối Tọ (huyện Phù Yên). Từ huyện lỵ đến Uỷ ban nhân dân xã đi theo 2. Phƣơng pháp nghiên cứu tỉnh lộ 112 dài 14,5 km. Tổng diện tích tự nhiên Phương pháp điền dã dân tộc học được xác là 4.496,6 ha, trong đó đất nông nghiệp là định là phương pháp nghiên cứu chủ đạo. Tác 2.437,87 ha. Đất đai phù hợp với sản xuất nông giả đã thực hiện nhiều đợt điền dã ngắn từ 3 - lâm nghiệp, như khai hoang ruộng bậc thang, đến 5 ngày trong khoảng thời gian từ tháng trồng cây lương thực (lúa, ngô, sắn), rừng sinh 5/2017 đến tháng 10/2019. Trong quá trình điền thái, trồng cỏ chăn nuôi đại gia súc, gia cầm, dã, tác giả đã cùng ăn, cùng ở và tham gia vào nuôi ong lấy mật[1]. Đến cuối năm 2023, toàn một số hoạt động lao động với người dân từ đó xã có 560 hộ với 3.341 nhân khẩu, thành phần hòa nhập và có những hiểu biết sâu sắc hơn về dân tộc chủ yếu là dân tộc Mông chiếm 98%, đời sống kinh tế, văn hóa và phong tục tập quán còn lại số ít là các dân tộc khác như Kinh, Thái, của đồng bào nơi đây. Các thao tác cơ bản Dao, Mường...[3]. Hiện nay xã Tà Xùa gồm 4 trong phương pháp này bao gồm: bản: Bản Tà Xùa A, Bản Bẹ, Bản Chung Trinh - Thao tác quan sát tham dự được tác giả sử và Bản Trò A. dụng trong suốt quá trình điền dã tại địa Người Mông ở xã Tà Xùa gồm 2 nhóm phương và đã tham dự tham dự một số đám chính là Mông Hoa và Mông Đen, trong đó cưới của người Mông Đen vào dịp tháng người Mông Đen với các dòng họ Mùa, Lù, 12/2018 và tháng 7/2019. Phàng, Giàng... chiếm gần 50%, cư trú chủ yếu - 30 cuộc phỏng vấn sâu được thực hiện với tại các địa bàn gần trung tâm xã hoặc giáp tỉnh nhiều đối tượng khác nhau. Trong đó, tác giả lộ 112 là bản Tà Xùa A và bản Chung Trinh. tập trung phỏng vấn các đối tượng là người cao Do tập quán sống khép kín, kinh tế mang nặng tuổi, người am hiểu phong tục tập quán, các tính tự cấp tự túc, ít giao lưu, trao đổi với các ông mối, cô dâu chú rể và bố mẹ chồng của cô tộc người khác nên người Mông nói chung và dâu... nhằm tái hiện hoàn chỉnh các nghi lễ người Mông Đen nói riêng vẫn còn gìn giữ trong lễ cưới truyền thống của người Mông Đen được nhiều nét văn hóa truyền thống phong phú tại địa phương từ đó làm cơ sở để so sánh, làm và đặc sắc. Tuy nhiên, cùng với nhịp độ phát rõ những biến đổi trong lễ cưới hiện nay. Ngoài triển kinh tế - xã hội địa phương, đặc biệt là sự ra, để biết được ý kiến của họ về những biến 70 Nguyễn Thị Huyền (2024) - (36): 69 - 76
  2. ISSN: 2354 -1091 Journal of Science Tay Bac University (JTBU) https://sj.utb.edu.vn đổi trong hôn nhân và cưới xin hiện nay, tác giả một số bạn bè của mình cho cô gái quen biết còn tiến hành một số buổi thảo luận nhóm nhỏ trước tránh khi tổ chức kéo vợ cô gái sẽ bị bất với các bạn trẻ gồm những người được học ngờ. Người Mông thường tổ chức kéo vợ vào hành và những người ở nhà lao động sản xuất. ban đêm. Người ta kiêng kéo ban ngày bởi cho - Trong quá trình thu thập tư liệu và tham rằng ban ngày đang là thời gian đi làm, nếu kéo dự, tác giả cũng sử dụng công cụ bổ trợ chủ yếu vợ vào ban ngày thì chứng tỏ cô gái đó lười là chụp ảnh và quay video clip nhằm ghi lại biếng và sẽ bị phạt vạ. Đến thời gian hẹn, đợi những tư liệu thực tế sinh động về đám cưới bố mẹ cô gái ngủ say, chàng trai sẽ di chuyển của nhóm Mông Đen tại địa bàn nghiên cứu. đến gần vách phòng ngủ của cô gái và gõ nhẹ Phương pháp hồi cố là phương pháp rất cần vào vách báo hiệu rằng chàng trai đã đến để cô thiết và hết sức quan trọng đối với tác giả, bởi gái chuẩn bị. Ngay khi cô gái bước chân ra khỏi kinh nghiệm nghiên cứu còn hạn chế. Theo đó, cửa, chàng trai nhanh chóng nắm lấy tay cô gái tác giả đã gặp gỡ, trao đổi, lắng nghe và ghi dắt ra xa nhà khoảng 20 - 30m sau đó sẽ bật chép lời kể từ những người lớn tuổi, trưởng họ đèn pin làm ám hiệu, gọi các bạn bè đi cùng ra người Mông Đen... căn cứ vào tư liệu hồi cố để giúp kéo cô gái chạy nhanh về phía trước. Quá thiết lập lại các nghi lễ trong đám cưới truyền trình này phải được thực hiện một cách nhanh thống, từ đó so sánh, đánh giá làm rõ các biến chóng, cẩn thận, nhẹ nhàng để không làm kinh đổi trong lễ cưới hiện nay. động đến bố mẹ cô gái. Trường hợp nếu bị gia đình nhà gái phát hiện, chàng trai và bạn của Ngoài ra, tác giả còn thực hiện phương pháp mình vẫn tiếp tục kéo cô gái đi. Trong khi đó, thống kê, phân tích, so sánh đối chiếu các 1-2 người lớn tuổi sẽ ở lại nói chuyện, thuyết nguồn thông tin, tư liệu, các số liệu thu thập phục gia đình nhà gái để họ đồng ý không đuổi được... nhằm đưa ra kết quả chính xác nhất theo nữa. Đồng thời, đoàn nhà trai sẽ phải đưa trong quá trình nghiên cứu. cho bố mẹ và những người họ hàng nhà gái 3. Kết quả và bàn luận đuổi theo, mỗi người số tiền tầm 20 - 30 nghìn 3.1. Chu trình lễ cưới truyền thống của gọi là tiền lễ. người Mông Đen ở xã Tà Xùa Đoàn kéo dâu phải gấp rút kéo cô gái ra khỏi bản một cách nhanh nhất và đi bộ suốt đêm để 3.1.1. Kéo vợ trở về. Lúc cô dâu bước chân qua ngưỡng cửa “Kéo vợ” - (hay pù) là một tập tục đặc biệt nhà chàng trai cũng là lúc thủ tục kéo vợ của người Mông, là cách thức thể hiện giá trị hoàn thành. của người con gái khi gả về nhà chồng. Người 3.1.2. Lễ thông báo và lễ thách cưới Mông Đen ở xã Tà Xùa quan niệm, một cô gái không được “kéo” về nhà chồng thì cô gái đó sẽ Lễ thông báo được thực hiện vào ngay buổi không được cộng đồng và gia đình chàng trai sáng ngày hôm sau. Thông thường, để đi làm coi trọng. Vì vậy, hiện nay “kéo vợ” vẫn là nghi thủ tục, người Mông Đen sẽ phải nhờ đến hai lễ bắt buộc và không cặp vợ chồng nào có thể ông mối (mềnh công) trong đó có một ông mối bỏ qua. chính (chứ mềnh công) và một ông mối phụ (lử Theo quan niệm của người Mông, ngày tốt mềnh công). sẽ là các ngày chẵn trong tháng, đặc biệt là các Sáng sớm, nhà trai mổ lợn, gà làm cơm thết ngày lợn, ngày rồng, ngày chó. Vì vậy họ sẽ đãi hai ông mối và những người đã giúp kéo chọn những ngày này để tổ chức kéo vợ và thực dâu hôm qua cùng anh em dòng họ. Trong bữa hiện các thủ tục đám cưới khác. Đoàn kéo vợ cơm chủ nhà thông báo rằng từ hôm nay gia thường sẽ có từ 4 đến 5 người, trong đó có 1-2 đình đã có thêm con dâu mới. Đồng thời, một người lớn tuổi giỏi ăn nói và am hiểu phong tục lần nữa nhờ vả hai ông mối cố gắng giúp đỡ khi tập quán đi cùng bạn bè của chàng trai. sang nhà gái làm thủ tục để mọi việc của đôi trẻ Trước ngày kéo vợ, chàng trai và cô gái đã được suôn sẻ thuận lợi. bàn bạc, thống nhất với nhau về thời gian và địa Trong bữa cơm này, hai ông mối hỏi lại điểm kéo. Chàng trai cũng nhân dịp cô gái lên chàng trai và cô gái “có thống nhất để cưới nương hay xuống chợ một mình... để giới thiệu không, nếu yêu nhau đã cưới nhau thì phải 71
  3. ISSN: 2354 -1091 Journal of Science Tay Bac University (JTBU) https://sj.utb.edu.vn đồng ý trước để hai ông đi hỏi thì nó dễ hỏi hơn thực hiện qua thủ tục “lùa trâu vào chuồng”(lớ nhiều, để mà biết xử lí” (Lù A Danh, 1996, bản nhù) do ông mối phụ nhà trai và một người đại Tà Xùa C). Sau khi xác nhận cả hai đều đồng ý diện nhà gái tiến hành. Một người đi trước bê thì hai ông mối lên đường. Lúc đi, trên tay ông theo sàng tiền tượng trưng cho con trâu - cơ mối chính sẽ cầm theo một cái ô đen (phía trên nghiệp, sức lao động của gia đình, một người đi buộc một cái khăn) và tiền hỏi cưới do ông chủ sau giả vờ cầm roi đuổi trâu, cả hai cùng đưa nhà trao. Ông mối phụ đeo trên lưng một cái lù sàng tiền vào trong căn buồng của bố mẹ cô gái cở, trong lù cở đựng thuốc lào, can 5 lít rượu, 2 và được mời uống 2 chén rượu hoặc 2 bát rượu cái chén nứa úp lên miệng 2 ống nứa đựng đầy đã được chuẩn bị sẵn. Sau khi người đại diện rượu và 1 cái chăn nhỏ. Ngoài ra, gia đình nhà nhà gái nhận tiền thì hai ông ra ngoài. Đến đây, trai còn phải chuẩn bị 2 con gà luộc và một ít việc thông báo và hỏi cưới kết thúc. Gia đình cơm để ông mối đưa đi ăn trên đường. Theo nhà gái sẽ mổ lợn, gà thết đãi, cảm ơn hai ông phong tục, không kể nhà gần hay xa khi đã đi mối nhà trai, đồng thời chủ nhà cũng chính thức được nửa quãng đường, hai ông mối dừng lại thông báo với anh em họ hàng rằng con gái đã lấy gà, cơm và rượu bày trên lá rừng để cúng đi lấy chồng, nay có hai ông mối nhà trai đến mời thần linh trên trời dưới đất, thổ công thổ làm thủ tục để mọi người được biết. địa, thần núi, thần rừng... về nhận lễ của gia Sau bữa cơm, hai ông mối nhà trai cáo từ ra chủ, đi theo giúp hai ông mối nói chuyện được về. Trường hợp nhà gái thông báo sẽ tổ chức lễ thuận lợi, mọi việc suôn sẻ... Sau đó, hai ông cưới thì ô và lù cở sẽ được để lại nhà gái, khi mối ăn hết phần cơm gà này rồi tiếp tục nào cưới nhà gái sẽ có thủ tục trao nhận để nhà lên đường. trai đưa về. Trường hợp nhà gái không tổ chức Đến nhà gái, hai ông mối bắt buộc phải đi cưới thì thủ tục phía bên nhà gái coi như đã vào bằng cửa chính. Trước hết ông mối chính hoàn thành. Chiếc ô được ông mối chính dỡ đi thẳng về phía bàn thờ ma và treo ô lên vách xuống để đưa về nhà trai. Phía nhà gái cũng tường phía đầu nhà. Ông mối phụ từ từ hạ lù cở chuẩn bị 2 con gà luộc và một ít cơm đặt trong xuống lấy thuốc lào ra chuẩn bị mời bố mẹ cô lù cở để hai ông mang theo. Khi về hai ông gái để xin được làm thủ tục. Thuốc lào nhà trai dừng nghỉ đúng chỗ nghỉ lúc đi, lấy gà, cơm, dùng để dâng lên mời bố mẹ nhà gái là loại đã rượu ra làm lễ cúng cảm tạ các vị thần linh, thổ được phơi khô để nguyên lá. Lá thuốc lào phải công thổ địa, thần núi, thần rừng đã giúp đỡ để còn dính trên một đoạn thân cây. Người Mông các ông có thể hoàn thành công việc. Sau đó, ở đây giải thích rằng, sở dĩ phải dùng loại thuốc hai ông ăn hết rồi tiếp tục lên đường trở về báo lào như vậy là để thể hiện sự tôn trọng, có đầu tin mừng cho nhà trai. Về đến nơi ông mối có cuối của nhà trai đối với gia đình nhà gái. chính đặt chiếc ô lên vị trí vách phía đầu nhà Việc trao nhận thuốc lào đồng nghĩa với việc bên cạnh bàn thờ ma và treo ở đó cho đến khi chấp nhận cho nhà trai làm thủ tục hỏi cưới nên nào nhà trai tổ chức đám cưới xong mới được nhà gái để ông mối năn nỉ vài lần mới đồng ý. phép mở ra. Đến đây nhiệm vụ thông báo Sau thủ tục trao và nhận thuốc lào, gia đình của hai ông mối đã hoàn thành. nhà gái sẽ chỉ định ông mối đại diện cho phía 3.1.3. Lễ nhập ma nhà gái để ông mối nhà trai đi mời về. Sau đó Lễ nhập ma (chài ùa đăng) được thực hiện thủ tục hỏi cưới mới bắt đầu được thực hiện. vào ngày thứ 3 sau khi kéo vợ. Lễ cúng thường Quá trình này, chỉ có ông mối hai bên gia đình do một người am hiểu phong tục tập quán hoặc ngồi nói chuyện, bàn bạc với nhau, nhà gái ngồi thầy mo trong bản thực hiện. Ðể nhập ma người bên bếp lửa và không tham gia. Khi cần sự ta cần phải chuẩn bị hai con gà, một trống và quyết định thì ông mối đại diện nhà gái sẽ đến một mái. Ðầu tiên, người hành lễ sẽ mở rộng hỏi ý kiến bố mẹ cô gái sau đó về truyền lời cho cửa ma, tiến hành thắp hương vào các vị trí hai ông mối nhà trai được biết, nhất là khi thảo quan trọng trong ngôi nhà gồm hai bên cửa luận về tiền thách cưới. Trước đây, họ thách chính, hai cột ma ở gian giữa nhà và hai bếp cưới bằng bạc trắng, khoảng 30 năm trở lại đây chính, phụ. Sau khi thắp hương xong, người thay bằng tiền mặt, dao động từ 25 đến 30 triệu cúng đứng trước cửa mặt hướng ra bên ngoài, đồng. Việc trao - nhận tiền thách cưới được 72
  4. ISSN: 2354 -1091 Journal of Science Tay Bac University (JTBU) https://sj.utb.edu.vn tay giữ đôi gà và bắt đầu lẩm nhẩm khấn, nội không đủ tiềm lực thì mổ gà làm một bữa cơm dung trước để gọi hồn cô gái về, sau là thông nhỏ tiếp đón đoàn nhà trai. Đoàn nhà trai sẽ ở báo để ma nhà trai nhập hồn cô gái về cùng ma lại thêm một vài ngày để giúp bố mẹ vợ làm tổ tiên. Người Mông Đen ở đây quan niệm những công việc hàng ngày như lấy củi, lên rằng: “Trong quá trình kéo dâu có thể hồn cô nương, chăn thả gia súc... Sau đó, đoàn nhà trai gái đã bị rơi mất ở ngoài đường, vì thế phải gọi lên đường trở về. Lần này cô dâu sẽ mang theo hồn cô dâu về, đừng ở ngoài đường sẽ bị nắng tất cả đồ dùng, quần áo, tư trang của mình về ở bị mưa, trâu đi trâu húc, người đi người đè lên hẳn bên nhà chồng và chỉ thi thoảng sang thăm nên gọi về ở cùng ma nhà trai” (Lù A Sê, 1982, nom, giúp đỡ bố mẹ đẻ những lúc cần thiết. bản Tà Xùa A). Người con gái sau lễ nhập ma 3.1.5. Đám cưới nhà gái sẽ chính thức được công nhận làm con dâu mới trong gia đình, sống là người nhà trai, chết là Trước đây do đời sống khó khăn, phần lớn ma nhà trai. Trong lễ nhập ma, nếu gia đình nhà người Mông Đen ở xã Tà Xùa không tổ chức trai không thích tên cũ của cô dâu hoặc trước đám cưới bên nhà gái (hầu chéo to sai). Do đó, đây cô dâu có vấn đề về sức khỏe... thì người sau bữa cơm đón tiếp đoàn nhà trai đưa con gái hành lễ sẽ đặt tên mới cho cô dâu. Ngụ ý rằng về thăm thì thông thường thủ tục bên nhà gái đã cô con dâu mới đã được sinh ra một lần nữa ở xong. Chỉ một số gia đình có điều kiện mới tổ nhà chồng, từ nay cầu mong sẽ luôn được khỏe chức lễ cưới. Số người nhà trai sang dự gồm hai mạnh, hạnh phúc. Mặt khác, nếu người Mông ông mối nhà trai, cô dâu, chú rể, một phù rể, Hoa cùng sống trên địa bàn sẽ tiến hành làm lễ một phù dâu, hai người một nam một nữ đại nhập ma ngay khi kéo dâu về, thì với người diện bố mẹ chú rể. Đáng chú ý nhất trong lễ Mông Đen, chỉ sau khi đã làm xong thủ tục cưới nhà gái là thủ tục trả ô và lù cở cho ông thông báo và trao tiền thách cưới thì sáng ngày mối bên nhà trai. Thủ tục này do ông mối hai thứ 3 người ta mới làm lễ nhập ma cho cô dâu. nhà thực hiện. Trước hết, người ta kê một cái Điều này có thể hiểu rằng, trong quan niệm về bàn nhỏ ngay trước cửa ma, ông mối bên nhà hôn nhân của người Mông Đen, phía nhà trai trai rót 2 chén rượu đầy mời ông mối nhà gái và vẫn luôn thể hiện sự tôn trọng đối với nhà gái, xin phép được làm thủ tục. Sau đó ông mối nhà chỉ khi nhà gái biết và chấp nhận cuộc hôn gái sẽ rót lại cho 2 ông mối nhà trai mỗi người nhân này thì gia đình nhà trai mới làm lễ nhập 2 chén rượu đầy. Sau khi cả 3 ông đã uống cạn, ma cô dâu về cùng ma nhà mình. ông mối nhà gái gỡ chiếc ô xuống đặt lên mặt bàn, lù cở để dưới chân bàn. Thủ tục này được 3.1.4. Thăm bố mẹ vợ lần đầu thực hiện bằng những bài hát đối đáp giữa hai Ba ngày sau khi bắt dâu, nhà trai đưa con bên ông mối. Bắt đầu ông mối nhà gái sẽ thưa dâu về thăm bố mẹ vợ lần đầu (mông say nạ rằng: “Bây giờ con trâu sẽ giao cho bố mẹ nhà tày). Đoàn đi, ngoài đôi vợ chồng trẻ còn có bố trai, lên đồi thì phải chăn, xuống suối thì phải của chú rể (nếu bố không đi được thì có thể nhờ xem. Bây giờ con trâu không ở với nhà gái nữa anh trai, hoặc chú, bác) và một cô em gái chưa mà con trâu lại xỏ mũi, cho dây cho 2 ông mối chồng. Thứ lễ vật duy nhất và không thể thiếu dắt về giao cho bố mẹ nhà trai...”. Sau đó ông để đưa sang nhà gái là bánh dày, không quan mối chính nhà trai sẽ đáp: “thế thì bố mẹ nhà trọng số lượng bánh dày ít hay nhiều nhưng trai xin cảm ơn, có cái sự đồng tình thì đảm phải là số chẵn. Giải thích cho điều này, có bảo với bố mẹ là không bao giờ phải sợ lo là bố người cho rằng số chẵn là thể hiện cho sự đủ mẹ nhà trai không xem, không đảm bảo an đầy, có đôi có cặp, cuộc sống lứa đôi hạnh toàn, để cho con trâu nó phải đảm bảo phát phúc. Cũng có người lí giải, số chẵn tượng triển...” (Lù A Sê, 1982, bản Tà Xùa A). Sau trưng cho con trai, số lẻ tượng trưng cho con khi nhận được lời cam kết từ ông mối nhà trai, gái. Vì thế người ta sử dụng số chẵn với hi cả 3 ông mối uống hết một lượt rượu nữa, sau vọng sẽ sinh được con trai đầu lòng... đó ông mối nhà gái cầm ô trao cho ông mối Khi đoàn nhà trai đến, nhà gái mổ lợn mời chính nhà trai, cù lở sẽ được ông mối phụ nhà anh em, hàng xóm đến chung vui, giới thiệu trai đeo trên lưng. Đoàn nhà trai xin phép ra về con rể để mọi người nhận thức, nếu gia đình để kịp thời gian làm lễ cưới bên nhà trai. Đến 73
  5. ISSN: 2354 -1091 Journal of Science Tay Bac University (JTBU) https://sj.utb.edu.vn đây các thủ tục đám cưới bên nhà gái đã mời đủ số người, người đại diện bắt đầu làm hoàn thành. thủ tục. 3.1.6. Đám cưới nhà trai Thông thường đám cưới của người Mông khi làm thủ tục sẽ phải mời 3, 6 hoặc 9 lượt Theo phong tục của người Mông Đen ở xã rượu, mỗi lượt sẽ uống 3 lần. Mỗi lượt mời Tà Xùa, sau đám cưới nhà gái thì hôm sau sẽ tổ rượu chủ yếu là hát đối đáp giữa người đại diện chức đám cưới nhà trai. Trường hợp nhà gái và 2 ông mối. Lượt mời rượu thứ nhất người không tổ chức đám cưới thì nhà trai có thể tổ đại diện thay mặt chủ nhà cảm ơn 2 ông mối đã chức đám cưới ở mức độ to, nhỏ tùy vào điều giúp đỡ gia đình đi làm thủ tục thông báo bên kiện và sự chuẩn bị của gia đình. Để tổ chức nhà gái. Lượt mời rượu thứ hai sẽ là chén rượu đám cưới nhà trai (hầu chéo to tu), nhà trai sẽ thông báo và cảm ơn anh em họ hàng và khách nhờ đến sự giúp đỡ của anh em trong dòng họ khứa đã đến dự đám cưới... cứ lần lượt mỗi lần và hàng xóm xung quanh. Theo đó sẽ có một mời rượu là mỗi lần hát đối đáp. Chính vì thế ban quản sự từ 8 đến 10 người đứng ra lo việc cả người đại diện và ông mối đều phải là người tổ chức đám cưới, thết đãi khách khứa giúp chủ am hiểu về văn hóa và tập quán của người nhà. Người có vai trò quan trọng nhất, chỉ đạo Mông để có thể đối đáp trôi chảy, nếu một mọi việc trong đám cưới được gọi là “cang xử”. trong hai bên không thể đối đáp lại được thì sẽ Trước đây, đám cưới thường được tổ chức bị phạt 2 chén rượu. Sau khi kết thúc các lượt vào buổi tối. Bởi vậy, từ sáng sớm, nhà trai sẽ mời rượu, một người đứng ở đầu bàn phía bếp mổ lợn, bò để làm cỗ cưới, trong đó một phần chính cầm một cái lù cở giơ lên cao, mọi người thịt ngon nhất sẽ được cắt thành từng miếng trong mâm sau khi đã uống cạn chén rượu sẽ nhỏ treo gác bếp dành để chia cho những người đứng lên ném chén vào lù cở, ai ném trật sẽ bị đã góp công sức vào đám cưới. phạt rượu cho đến khi ném trúng thì sẽ được ăn Đám cưới bên nhà trai mời đại diện nhà gái cơm. Lần lượt cứ như vậy đám cưới sẽ được tổ gồm bố mẹ cô dâu, chú bác, anh chị em sang chức cho đến khi tất cả mọi người đều đã được dự. Tuy nhiên, nếu đám cưới được tổ chức sớm, mời vào mâm rượu. chỉ sau lễ kéo dâu từ 1 đến 2 tháng thì bố mẹ cô Sau khi ăn uống xong, cuối buổi lễ, thủ tục dâu không được sang dự mà sẽ do chú, bác đi quan trọng nhất sẽ được thực hiện. Đó là lễ quỳ đại diện vì người ta quan niệm: cô dâu đi lấy lạy tạ và lễ mở ô. Chiếc ô đen xuất hiện trong chồng, bố mẹ mất con gái đang buồn nếu sang đám cưới của người Mông Đen từ khi ông mối dự đám cưới sẽ làm giảm bớt không khí vui nhà trai đi làm thủ tục thông báo cho đến khi tổ mừng từ phía nhà trai. Nhưng nếu đám cưới tổ chức đám cưới. Theo phong tục, chỉ khi nào chức sau đó từ 1 năm trở lên thì bố mẹ cô gái đám cưới nhà trai diễn ra thì chiếc ô này mới bắt buộc phải tham dự. được mở ra và cất đi. Theo ông mối Mùa A Lồ Người Mông Đen quan niệm, số chẵn là số ở bản Tà Xùa A, chiếc ô tượng trưng cho việc may mắn nên thông thường một mâm cỗ cưới giữ hồn của cô gái ở trong đó, do vậy chỉ khi sẽ có 12 người ngồi. Trước mặt mỗi người bầy nhà trai tổ chức đám cưới (tức mọi thủ tục cưới 2 chén nứa, một chén cao một chén thấp bởi hỏi đã xong xuôi) thì khi đó mới được phép mở người ta quan niệm chén cao là chồng, chén ô ra. Thủ tục này do hai ông mối thực hiện. Hai thấp là vợ, phải có đôi có cặp thì cuộc sống mới ông mối đứng trên 1 cái ghế, mặt hướng ra cửa hạnh phúc. Trên mâm bày 4 bát thịt luộc. Bắt ma, ông mối chính tay cầm ô, đối diện là chú rể đầu thủ tục, người đại diện trên tay cầm một cái và phù rể (có thể là em ruột hoặc em trai trong sàng và một gói thuốc lào, khi muốn mời ai vào họ chưa vợ). Hai ông mối lần lượt đọc tên ngồi mâm thì sẽ mời người đó 1 ít thuốc lào khách mời tham dự đám cưới và những người tượng trưng cho lời mời của chủ nhà và dắt có công giúp đỡ cho đám cưới được diễn ra tốt người đó đi vòng quanh mâm cỗ đến ngồi đúng đẹp, thuận buồm xuôi gió theo vai trò quan vị trí mà người đại diện sắp xếp. Thông thường, trọng của từng người trong đám cưới. Sau mỗi đầu mâm sẽ là vị trí của 2 ông mối, tiếp theo là lần đọc tên, chú rể và phù rể phải quỳ lạy 2 lần ông cậu và các anh em trong dòng họ. Sau khi để cảm ơn mọi người. Sau khi thủ tục này được làm xong, ông mối chính mở khăn buộc và giũ 74
  6. ISSN: 2354 -1091 Journal of Science Tay Bac University (JTBU) https://sj.utb.edu.vn ô 3 lần sau đấy mở bung chiếc ô trước sự chứng hiện. Tuy nhiên, hiện nay do đời sống kinh tế - kiến của mọi người. Từ đây cô gái chính thức xã hội có nhiều thay đổi đã ít nhiều tác động trở thành con dâu của gia đình, được mọi người đến nghi lễ cưới xin của đồng bào. Một số thủ trong dòng họ và khách khứa biết đến. tục đám cưới như hát đối đáp giữa các ông mối, Cho đến nay thủ tục này vẫn còn tồn tại hay hát xin mở cửa khi ông mối nhà trai sang trong nghi lễ đám cưới của người Mông Đen ở nhà gái làm lễ thông báo tuy vẫn được thực xã Tà Xùa. Đám cưới nhà trai chính là thủ tục hiện nhưng hầu hết nội dung đều đã được rút cuối cùng hoàn thiện hôn nhân của người Mông gọn, giản lược nhiều so với trước kia. Kinh tế Đen. Sau khi cưới, đôi vợ chồng trẻ sẽ sống được cải thiện, đám cưới nhà gái cũng trở nên cùng bố mẹ chồng vài ba năm hoặc lâu hơn, khi phổ biến hơn... Đám cưới chính của nhà trai đã có 1, 2 con và có đủ điều kiện kinh tế sẽ xin vẫn được tổ chức vào buổi chiều tối với các tách ra riêng. Đồng thời, cô dâu vẫn sẽ cùng nghi lễ quan trọng có sự tham gia và chứng chồng duy trì việc thăm nom chăm sóc, giúp đỡ kiến của anh em dòng họ. Chính thức công bố mẹ những công việc cần thiết. nhận cho đôi trẻ nên vợ nên chồng. Ngoài ra, sáng hôm sau, đám cưới nhà trai vẫn tiếp tục để 3.2. Một số biến đổi trong lễ cưới của mời dân bản, bạn bè và những người thân quen người Mông Đen hiện nay đến chung vui. 3.2.1. Tục “kéo vợ” 3.2.3. Cách thức tổ chức đám cưới Trước đây “kéo vợ” được tiến hành vào ban Phương thức mời khách đã có sự thay đổi, đêm, và đoàn kéo dâu có thể phải vất vả đi bộ thay vì phải cử người đến từng nhà thông báo cả đêm để trở về. Ngày nay, do phương tiện như trước kia thì nay người ta thường gửi thiếp giao thông thuận tiện, đồng thời trước khi “kéo mời hoặc gọi điện nếu người khách đó ở xa. vợ” chàng trai và cô gái đã thống nhất trước với Chính vì vậy, quy mô đám cưới cũng được mở nhau về thời gian và địa điểm, nên nếu 2 nhà rộng hơn. Bên cạnh anh em trong dòng họ và cách xa nhau thì chỉ cần chú rể đi xe máy đến bà con dân bản, ngày nay người ta còn tổ chức đón cô dâu về nhà là đã hoàn thành xong tục mời khách là những người có quen biết trong “kéo vợ”. Mặc dù nghi lễ này đã có sự biến đổi công tác, trong làm ăn,... khách tham dự đám theo hướng đơn giản và tiện lợi hơn, nhưng cưới không chỉ là người Mông mà còn là những chúng ta vẫn không thể phủ định ý nghĩa và người khác tộc đến từ các địa phương khác tầm quan trọng của nó trong hôn nhân của người Mông. Chỉ khi cô gái được chàng trai nhau. “kéo” về nhà thì cô gái mới được xem là danh Món ăn trong mâm cỗ cưới cũng có nhiều chính ngôn thuận về nhà chồng, đồng thời hành thay đổi theo hướng đa dạng, ngon và đẹp mắt động “kéo vợ” cũng là sự thể hiện giá trị của hơn. Trước đây cỗ cưới chủ yếu là thịt lợn luộc, người con gái đối với gia đình, dòng họ bên rượu và cơm tẻ, xôi nếp nương. Ngày nay, đồng chồng và cộng đồng xung quanh - những người bào đã chế biến thịt lợn thành nhiều món khác sẽ công nhận tính hợp pháp của cuộc hôn nhân nhau như luộc, nướng, hầm canh... bên cạnh đó này. Bên cạnh đó, hiện nay “kéo vợ” được thực các món từ thịt bò, cá, gà... cũng được thêm vào hiện dựa trên tinh thần tự nguyện của cả hai thực đơn đãi khách. bên, sau khi cô gái đã chấp nhận làm vợ chàng Khi tổ chức đám cưới, người Mông Đen ở trai thì thủ tục mới được tiến hành. Tà Xùa cũng đã sử dụng dịch vụ thuê phông bạt, bát đĩa, ti vi, giàn karaoke... từ phố huyện 3.2.2. Về nghi lễ đám cưới Bắc Yên hoặc từ một số hộ gia đình trong xã Cho đến nay các nghi lễ truyền thống trong làm nghề kinh doanh cho thuê đồ phục vụ đám đám cưới của người Mông Đen ở xã Tà Xùa về cưới. Với một số hộ gia đình có kinh tế khá giả cơ bản vẫn được duy trì. Các nghi lễ đặc biệt còn thuê ca sĩ về hát múa phục vụ nhu cầu vui như thủ tục “lùa trâu vào chuồng”, lễ trao ô và chơi của đồng bào. Các bài hát được phát trong lù cở trong đám cưới nhà gái, hay nghi lễ mở ô đám cưới là các bài nhạc trẻ sôi động về đề tài và lạy tạ cảm ơn quan khách trong đám cưới tình yêu, tình bạn hát bằng tiếng Mông mà giới nhà trai... vẫn được đồng bào gìn giữ và thực trẻ yêu thích. 75
  7. ISSN: 2354 -1091 Journal of Science Tay Bac University (JTBU) https://sj.utb.edu.vn 3.2.4. Về sính lễ và quà tặng để giúp đỡ đôi vợ chồng trẻ xây dựng cuộc Ngày nay, tiền thách cưới đã được chuyển sống mới. đổi từ bạc trắng sang tiền giấy. Do đời sống 4. Kết luận kinh tế của đồng bào còn nhiều khó khăn, số tiền 25 - 30 triệu thách cưới vẫn là một số tiền Có thể nhận thấy, dưới tác động của quá không nhỏ. Trước đây khi con gái đi lấy chồng, trình phát triển kinh tế - xã hội, nhận thức của bố mẹ thường chỉ cho con gái quần áo, một số người Mông nói chung và người Mông Đen nói vật phẩm bát đũa, nồi niêu... phục vụ cuộc sống riêng đã có những chuyển biến rõ nét. Đặc biệt hàng ngày thì nay bố mẹ có thể cho con gái của khi du lịch phát triển, số lượng khách đến với hồi môn là xe máy, máy tính, chăn đệm, tủ Tà Xùa ngày càng đông người Mông có điều đựng quần áo... là những vật dụng có giá trị kiện giao lưu, tiếp thu với nhiều yếu tố văn hóa lớn. mới, nhưng đồng thời cũng là thách thức đặt ra đối với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn Quà tặng đám cưới cũng thay đổi. Trước đây hóa truyền thống tộc người. Nhiệm vụ đặt ra người ta thường tặng rượu, gạo, váy áo, bát cho chính quyền địa phương cũng như bản thân đĩa,... thì nay hầu hết họ chuyển sang mừng tiền tộc người Mông nơi đây là làm sao để “hòa mặt. Tùy vào mức độ thân quen và khả năng nhập mà không hòa tan”. Tiếp thu có chọn lọc kinh tế của từng hộ gia đình mà mệnh giá tiền các yếu tố văn hóa mới theo hướng tích cực để mừng khác nhau. Tiền có thể được mừng trực làm sâu sắc hơn bản sắc văn hóa tộc người, từ tiếp cho cô dâu chú rể hoặc bố mẹ họ, cũng có đó vừa gìn giữ và phát huy được cái riêng biệt, thể cho vào phong bì có ghi rõ họ tên sau đó để vừa góp phần thúc đẩy du lịch địa phương phát vào thùng đựng tiền mừng cưới đã được chuẩn triển nhằm mục tiêu nâng cao đời sống đồng bị trước. Đối với anh em bên phía gia đình cô bào và làm giàu thêm kho tàng văn hóa truyền dâu thông thường bên cạnh tặng tiền mặt họ thống tộc người. vẫn sẽ tặng thêm một số đồ dùng sinh hoạt khác Học viện Khoa học Xã hội - Viện Hàn lâm Tài liệu tham khảo Khoa học Xã hội Việt Nam. 1. Cổng Thông tin điện tử huyện Bắc Yên - 3. Tư liệu phỏng vấn sâu anh Lù A Sê, tỉnh Sơn La, Xã Tà Xùa, nguồn https://bacyen.sonla.gov.vn/1304/31707/64978/ 1982, bản Tà Xùa A. 511367/xa-ta-xua/xa-ta-xua, ngày truy cập 4. Tư liệu phỏng vấn sâu anh Lù A Danh, 14/3/2024. 1996, bản Tà Xùa A. 2. Nguyễn Thị Huyền (2019), Hôn nhân 5. Tư liệu phỏng vấn sâu ông Mùa A Lồ, hiện nay của người H’mông Đen ở xã Tà Xùa, 1976, bản Tà Xùa A. huyện Bắc yên, tỉnh Sơn La, Luận văn Thạc sĩ THE WEDDING CEREMONY OF THE BLACK HMONG IN TA XUA COMMUNE, BAC YEN DISTRICT, SON LA PROVINCE: TRADITION AND TRANSFORMATION Nguyen Thi Huyen Tay Bac University Abstract: The wedding ceremony of the Black Hmong is an important ritual that showcases the distinctive beauty of the ethnic group's culture. Based on fieldwork data, this article will describe the traditional wedding process and, on that basis, clarify some of the changes in the current wedding practices of the Black Hmong in Ta Xua Commune, Bac Yen District, Son La Province. This analysis highlights the differences in wedding customs between the Black Hmong and other Hmong groups in the same area. Keywords: Black Hmong; Wedding; Change; Ta Xua; Bac Yen 76
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
103=>1