intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Liên hiệp quốc và vai trò của nó trong đời sống quốc tế

Chia sẻ: Tong_Tap Tong_Tap | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:21

80
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo nội dung tài liệu "Liên hiệp quốc và vai trò của nó trong đời sống quốc tế" dưới đây để nắm bắt được những thông tin liên quan và vai trò của Liện hợp quốc như: Vai trò về kiểm soát và giải giáp vũ khí, về giữ gìn hòa bình, về vấn đề nhân quyền, về hỗ trợ nhân đạo và phát triển quốc tế,....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Liên hiệp quốc và vai trò của nó trong đời sống quốc tế

  1. 1. LIÊN HIỆP QUỐC VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG ĐỜI SỐNG QUỐC TẾ. Liên Hiệp Quốc được thành lập trên cơ  sở  tổ  chức tiền thân là Hội   Quốc Liên (League of Nations), theo sáng kiến của Tổng thống Hoa Kỳ  W.Wilson  sau  chiến tranh thế  giới thứ  nhất .  Hoa Kỳ  tuy sáng lập ra Hội  Quốc Liên nhưng lại không chính thức làm hội viên, hơn thế quy chế hoạt   động của hội lại lỏng lẻo, các cường quốc như   Vương quốc Liên hiệp  Anh và Bắc Ireland,  Pháp,  Nga,  Đức,  Ý,  Nhật Bản  tham gia vốn chỉ  để  tranh giành  ảnh hưởng của mình. Dù hội đạt được một số  thành tựu đáng  kể  trong công cuộc giải phóng phụ  nữ  cũng như  những hoạt động nhân  đạo, nhưng chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ  Hội quốc liên buộc phải   giải tán. Trước sự  tàn phá có tính hủy diệt của chiến tranh thế  giới lần thứ  hai, các nước  khối Đồng minh  và nhân dân thế  giới có nguyện vọng lập  lại, giữ  gìn hòa bình thế  giới và ngăn chặn các cuộc chiến tranh thế  giới   mới. Xuất phát từ  sáng kiến của Tổng thống Mỹ  Roosevelt, tại  Hội nghị  Yalta  ở  Crưm, nguyên thủ  ba nước Liên Xô, Mĩ, Anh đã thống nhất cùng   Trung Quốc thành lập một tổ chức quốc tế để giữ  gìn hòa bình và an ninh   thế  giới và gửi thư  mời các nước chống Phát xít tham gia. Từ   25 tháng 4  đến  26   tháng   6  năm  1945,   đại   diện   của   50   quốc   gia   đã   họp   tại  San  Francisco, California, Hoa Kỳ để thông qua Hiến chương Liên Hiệp Quốc.  Ngày 24 tháng 10 năm 1945, Liên Hiệp Quốc chính thức được thành lập với   sự tham dự của 51 nước. Đến năm 2006 có 192 quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc, gồm tất  cả  các quốc gia  độc lập được thế  giới công nhận. Trong số  những nước   không phải thành viên, đáng chú ý nhất là Đài Loan, vì ghế của họ tại Liên  Hiệp Quốc  đã được chuyển giao  cho  Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa  vào  1
  2. năm 1971; Tòa Thánh    , vốn đã từ bỏ quy chế thành viên nhưng vẫn    Vatican   là một “quốc gia” quan sát viên. Thành viên mới nhất của Liên Hiệp Quốc  là Montenegro, chính thức gia nhập ngày 28 tháng 6 năm 2006. Những   mục   đích   được  nêu  ra  của  Liên  Hiệp  Quốc  là  ngăn  chặn  chiến tranh, bảo vệ nhân quyền, cung cấp một cơ cấu cho luật pháp quốc  tế, và để tăng cường tiến bộ kinh tế, xã hội, cải thiện các điều kiện sống   và chống lại bệnh tật, đói nghèo. Liên Hiệp Quốc tạo cơ hội cho các quốc  gia nhằm đạt tới sự  cân bằng trong sự  phụ  thuộc lẫn nhau trên bình diện   thế  giới và giải quyết các vấn đề  quốc tế. Nhằm mục đích đó, Liên Hiệp  Quốc đã phê chuẩn một Tuyên ngôn Chung về Nhân Quyền năm 1948. Sứ mệnh cao cả của Liên Hiệp Quốc được ghi rõ trong những dòng  đầu tiên của Hiến chương Liên Hiệp Quốc là sự  phản ánh nguyện vọng  cháy bỏng của các dân tộc mới trải qua những mất mát chưa từng có trong  chiến tranh thế  giới thứ  hai ­ đó là “ngăn ngừa một cuộc chiến tranh thế  giới mới”. Nhận thức sâu sắc về sự cần thiết của một cơ sở toàn diện cho   hòa bình, các quốc gia thành viên đề  ra mục đích hàng đầu của Liên Hiệp   Quốc là duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, đồng thời xác định những mục  đích quan trọng khác cho các hoạt động của Liên Hiệp Quốc là tăng cường   quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc, thúc đẩy hợp tác để giải quyết các vấn  đề  quốc tế  về  kinh tế, xã hội, văn hóa, nhân đạo và bảo đảm quyền con  người. Các quốc gia cũng trao cho Liên Hiệp Quốc vai trò là trung tâm điều   hòa các hành động của các dân tộc hướng theo những mục đích đó. Để  tạo điều kiện về  tổ  chức, thể  chế  cho Liên Hiệp Quốc đảm  nhiệm được vai trò của mình, Hiến chương đã quy định những nguyên tắc  cho quan hệ  giữa các quốc gia và hoạt động của Liên Hiệp Quốc mà sau  này trở thành những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế. 2
  3. Cùng với đó là bộ  máy gồm sáu cơ  quan chính chịu trách nhiệm về  các lĩnh vực hoạt động khác nhau là Đại hội đồng, Hội đồng Bảo an, Hội  đồng Kinh tế  và Xã hội (ECOSOC), Hội đồng Quản thác, Tòa án quốc tế  và Ban Thư  ký được thành lập. Trong số  đó, Hội đồng Bảo an được trao  trách nhiệm hàng đầu trong việc duy trì hòa bình, an ninh quốc tế và được   các quốc gia  ủy quyền đưa ra các biện pháp, kể  cả  các biện pháp cưỡng   chế  nhằm giải quyết hòa bình các tranh chấp, chống lại các đe dọa xâm  lược, phá hoại hòa bình. Hội đồng Quản thác (chính thức chấm dứt hoạt   động theo quyết định của Hội nghị thượng đỉnh năm 2005). Vai trò quan trọng của Liên Hiệp Quốc cũng thể hiện qua thực tiễn   hoạt động trong hơn 60 năm qua, tác động tích cực, to lớn đến mọi mặt của   đời sống quốc tế  và từng dân tộc, tuy rằng tổ  chức này đã phải trải qua   nhiều khó khăn. Từ con số 51 quốc gia thành viên vào năm 1951, Liên Hiệp  Quốc hiện có tới 192 quốc gia thành viên và trở  thành một hệ  thống toàn  diện gồm các cơ  quan chính nêu trên, nhiều cơ  quan phụ  trợ, 20 tổ  chức   chuyên môn và 5  Ủy ban kinh tế  ­ xã hội đặt  ở  các khu vực. Nói đến số  lượng thành viên đông đảo như hiện nay của Liên Hiệp Quốc, chúng ta có  thể  kể  đến thành công của Liên Hiệp Quốc trong việc thúc đẩy quá trình  phi thực dân hóa, góp phần đưa các vùng lãnh thổ  không tự  quản gồm tới   750 triệu người trở thành 80 quốc gia độc lập. Đóng góp lớn nhất của Liên Hiệp Quốc là đã góp phần ngăn ngừa  không để xảy ra một cuộc chiến tranh thế giới mới trong 64 năm qua. Một  số  cuộc khủng hoảng quốc tế  đã được giải quyết với sự  trung gian hòa  giải của Liên Hiệp Quốc. Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, tổ chức này  đã hỗ  trợ các cuộc thương lượng đưa đến giải pháp hòa bình cho hơn 170   cuộc xung đột ở các khu vực trên thế giới. 3
  4. Trong lĩnh vực phát triển, việc tạo môi trường kinh tế, thương mại,  tài chính quốc tế  bình đẳng và quan tâm thích đáng đến lợi ích của các  nước đang phát triển là ưu tiên trong hoạt động của Liên Hiệp Quốc, trong   đó có việc nhằm thúc đẩy “Vòng đàm phán Doha” về  thương mại vì phát  triển. Từ  năm 1960, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đề  ra các chiến lược   phát triển cho từng thập kỷ nhằm huy động hợp tác quốc tế  cho các mục  tiêu phát triển chung, nhất là ở  các nước đang phát triển; bên cạnh đó, các  tổ chức của Liên Hiệp Quốc đã có sự hỗ trợ trực tiếp về vốn, tri thức cho   các nỗ lực phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục và y tế của các nước   này. Tại diễn đàn này, các quốc gia đã ký kết hơn 500 điều ước quốc tế đa  phương quan trọng trong nhiều lĩnh vực của giao lưu quốc tế, trong đó có  Công  ước về  Luật biển (năm 1982), đưa ra khuyến nghị  định hướng cho  các chủ đề của luật pháp quốc tế và xây dựng chuẩn mực cho các lĩnh vực   chuyên môn khác nhau. Trong lĩnh vực bảo đảm, thúc đẩy quyền con người, các quốc gia  thành viên đã xây dựng các văn kiện cơ bản nhất trong lĩnh vực nhân quyền  là Tuyên ngôn Nhân quyền, Công ước về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa  và Công ước về quyền dân sự và chính trị làm cơ sở cho hơn 80 công ước,   tuyên bố  được thông qua sau này về  các vấn đề  khác nhau về  quyền con   người. Tại Hội nghị cấp cao thế giới năm 2005, các nhà lãnh đạo các quốc  gia đã nhất trí về  ý nghĩa sống còn của việc xây dựng một hệ  thống đa   phương hữu hiệu, lấy Liên Hiệp Quốc làm trung tâm nhằm đối phó với   những thách thức đa dạng, những vấn đề toàn cầu như hiện nay. Tại các Hội nghị  Thiên niên kỷ  năm 2000, Hội nghị  cấp cao năm  2005 và tại Phiên thảo luận cấp cao chung Khóa 62 Đại hội đồng Liên  4
  5. Hiệp Quốc có sự  tham dự  của Thủ  tướng Chính phủ  Nguyễn Tấn Dũng  của Việt Nam, các vị lãnh đạo các quốc gia đã đề ra những định hướng lớn   cho công việc của Liên Hiệp Quốc trong thời gian tới. Đó là thúc đẩy mạnh  mẽ việc xây dựng các mối quan hệ quốc tế công bằng, lành mạnh, dựa trên  cơ  sở  luật pháp quốc tế  và các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hiệp   Quốc; đóng góp tích cực vào việc thu hẹp khoảng cách phát triển, trong đó  có việc thực hiện các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ, để  toàn cầu hóa  trở  thành một lực lượng tích cực đối với toàn thể  nhân dân thế  giới; thực  hiện cải tổ  toàn diện Liên Hiệp Quốc… Hiện nay, Liên Hiệp Quốc đang  triển khai nhiều biện pháp cụ  thể  theo các định hướng này. Thực tế  cho  thấy những nhân tố  quyết định thành công các hoạt động của Liên Hiệp  Quốc là ý chí chính trị  của các quốc gia và sự  tôn trọng những nguyên tắc  của Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Vai trò cơ  bản của Liên Hiệp Quốc  được thể hiện trên một số vấn đề cơ bản sau: Về kiểm soát và giải giáp vũ khí. Thực hiện sứ  mệnh cao cả  là bảo đảm an ninh thế  giới và “ngăn  ngừa một cuộc chiến tranh thế giới mới”, vấn đề kiểm soát và giải giáp vũ  khí nói chung, vũ khí hủy diệt nói riêng, luôn được Liên Hiệp Quốc quan   tâm. Trên thực tế, nghị quyết đầu tiên của phiên họp đầu tiên của Đại hội  đồng (ngày 24 tháng 1 năm 1946) có tiêu đề "Sự thành lập một Ủy ban giải   quyết các vấn đề  phát sinh do sự  phát minh ra năng lượng nguyên tử" và   kêu gọi đưa ra những đề  xuất khoa học cho "sự  hạn chế  trang bị các loại   vũ khí nguyên tử và tất cả các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt", chính là sự  thể  hiện mục tiêu xuyên suốt của Liên Hiệp Quốc. Gần đây nhất, tháng  9/2009, tại phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc   khóa 64  tập trung vào  chủ   đề   “ứng  phó   hiệu quả   với  các  cuộc khủng  5
  6. hoảng toàn cầu: Tăng cường chủ  nghĩa đa phương và đối thoại giữa các  nền văn minh vì hòa bình, an ninh quốc tế và phát triển”. Nội dung chủ yếu  được thảo luận và thông qua tại phiên họp, đó là: tầm quan trọng của việc  chống phổ  biến và giải trừ  vũ khí hạt nhân; tăng cường các biện pháp   nhằm thúc đẩy vấn đề  này; khẳng định lại cam kết với các hiệp  ước đa   phương về kiểm soát vũ khí hạt nhân và ủng hộ các nỗ lực quốc tế về giải   trừ  quân bị  hạt nhân và các vấn đề  hỗ  trợ  kỹ  thuật, quyền của các nước   được sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình...  Liên Hiệp Quốc đã lập ra nhiều diễn đàn nhằm giải quyết các vấn  đề  giải giáp vũ khí. Các diễn đàn chính là  Ủy ban Thứ  nhất của Đại hội  đồng và Cao ủy Liên Hiệp Quốc về Giải giáp vũ khí. Những vấn đề được   đưa vào chương trình nghị sự gồm việc ước tính những giá trị có được sau  những hiệp ước cấm thử hạt nhân, kiểm soát vũ khí không gian, những nỗ  lực nhằm ngăn chặn các loại vũ khí hóa học, giải giáp vũ khí hạt nhân và  vũ khí thông thường, những khu vực không vũ khí hạt nhân, giảm bớt ngân  sách quân sự, và các biện pháp nhằm tăng cường an ninh quốc tế. Hội nghị Giải giáp vũ khí là một diễn đàn được cộng đồng thế giới  lập ra để đàm phán về các thỏa thuận kiểm soát vũ khí đa bên và giải giáp  vũ khí. Diễn đàn có 66 thành viên đại diện cho mọi khu vực trên thế  giới,   gồm cả năm quốc gia hạt nhân chính (Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Pháp,  Nga, Anh và Hoa Kỳ). Những nghị  quyết được Đại hội đồng thông qua  thường yêu cầu hội nghị xem xét các vấn đề  giải giáp riêng biệt. Đổi lại,  hàng năm hội nghị thông báo các hoạt động của mình cho Đại hội đồng. Về giữ gìn hòa bình. Theo yêu cầu của các bên trong xung đột, Liên Hiệp Quốc đã triển  khai hơn 60 hoạt động gìn giữ  hòa bình nhằm góp phần tạo môi trường   6
  7. thuận lợi cho các bên đi đến các thỏa thuận chấm dứt xung đột và thực   hiện các thỏa thuận đó. Liên Hiệp Quốc đã soạn thảo và xây dựng được 15  công  ước quốc tế  về  giải trừ  quân bị, đóng góp tích cực vào việc duy trì  hòa bình và  ổn định thế  giới. Lính gìn giữ  hòa bình Liên Hiệp Quốc được   gửi tới nhiều vùng, nơi xẩy ra các cuộc xung đột quân sự, nhằm buộc các  bên tôn trọng các thỏa thuận hòa bình và ngăn chặn tình trạng thù địch. Các  lực lượng đó do các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc đóng góp, và việc  tham dự vào các chiến dịch gìn giữ hòa bình là không bắt buộc; tới nay chỉ  có hai quốc gia là Canada và Bồ Đào Nha, đã tham gia vào tất cả các chiến  dịch gìn giữ hòa bình. Liên Hiệp Quốc không duy trì bất kỳ một lực lượng   quân sự độc lập nào. Tất cả các chiến dịch gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp   Quốc phải được Hội đồng bảo an thông qua.   Lực lượng gìn giữ  hòa bình  Liên Hiệp Quốc đã được  Giải Nobel  năm 1998 cho công lao giữ  gìn  hòa bình  của họ. Năm 2001, Tổng thư  ký  Liên Hiệp Quốc Kofi Anan đã đoạt giải Nobel Hòa bình "vì nỗ lực cho một   thế giới hòa bình và được tổ chức tốt hơn." Những người sáng lập Liên Hiệp Quốc đã thực sự  hy vọng rằng tổ  chức này sẽ  hoạt động để  ngăn chặn những cuộc xung đột giữa các quốc  gia và các cuộc chiến tranh trong tương lai. Trong thời  Chiến tranh lạnh (từ  khoảng năm 1945 tới năm 1991), sự phân chia thế giới thành những phe thù  địch khiến thỏa thuận gìn giữ  hòa bình rất khó được thông qua. Sau khi  Chiến tranh lạnh kết thúc, lại tái xuất hiện những lời kêu gọi Liên Hiệp   Quốc trở  thành một cơ  quan đảm bảo hòa bình quốc tế, bởi hàng chục  những cuộc xung đột quân sự  vẫn tiếp tục diễn ra trên khắp thế  giới.  Nhưng sự tan vỡ của Liên bang Xô viết cũng khiến Hoa Kỳ có được vị thế  siêu cường, tạo ra nhiều thách thức mới cho Liên Hiệp Quốc. 7
  8. Về vấn đề nhân quyền. Việc theo đuổi mục tiêu  nhân quyền  là một lý do chính của việc  thành lập Liên Hiệp Quốc. Sự hủy diệt tàn bạo của  Thế  chiến thứ hai và  nạn  diệt chủng  dẫn tới một kết luận chung rằng, tổ  chức mới này phải   hoạt động để  ngăn chặn bất kỳ  một thảm kịch nào như  vậy trong tương  lai. Mục tiêu ban đầu là tạo ra một khung pháp lý để xem xét và hành động  trước những vấn đề về vi phạm nhân quyền. Hiến chương Liên Hiệp Quốc bắt buộc tất cả  các quốc gia thành  viên phải khuyến khích "sự tôn trọng toàn diện và sự tuân thủ nhân quyền"  và tiến hành "các hành động chung hay riêng rẽ" cho mục tiêu đó.  Tuyên bố  Chung về Nhân quyền, được Đại hội đồng thông qua năm 1948 như là một  tiêu chuẩn chung để hướng tới đối với mọi nước thành viên. Ngày 15 tháng  3 năm 2006 Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã bỏ phiếu với kết quả áp đảo  để  thay thế  Uỷ  ban nhân quyền  bằng  Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp  Quốc. Mục tiêu của nó là giải quyết các vụ vi phạm nhân quyền.  Liên Hiệp Quốc và các cơ  quan của mình là nhân tố  chủ  chốt thúc   đẩy và áp dụng các nguyên tắc thiêng liêng trong Tuyên bố chung về Nhân   quyền. Một hoạt động quan trọng là việc Liên Hiệp Quốc hỗ trợ các nước   đang trong quá trình chuyển tiếp sang chế  độ  dân chủ. Hỗ  trợ  kỹ  thuật  trong việc tổ  chức các cuộc bầu cử  tự  do và công bằng, cải thiện các cơ  cấu pháp lý, khởi thảo hiến pháp, huấn luyện các nhân viên nhân quyền, và  chuyển các phong trào vũ trang thành các đảng chính trị đã đóng góp rất lớn  vào quá trình dân chủ hóa trên khắp thế giới. Liên Hiệp Quốc cũng là một diễn đàn hỗ trợ quyền phụ nữ tham gia   đầy đủ  vào đời sống chính trị, kinh tế  và xã hội của đất nước họ. Liên  8
  9. Hiệp Quốc góp phần vào việc hướng sự chú ý của dư luận vào khái niệm  nhân quyền thông qua các hiệp ước của nó. Đầu năm 2006, một nhóm hội thảo chống tra tấn tại Liên Hiệp Quốc   đã đề xuất việc đóng cửa Nhà tù Vịnh Guantanamo và chỉ trích cái gọi là sự  sử  dụng những nhà tù bí mật và sự  nghi ngờ  việc vận chuyển tù nhân tới  nước ngoài cho mục đích hỏi cung của Hoa Kỳ. Một số  thành viên Đảng  Dân chủ Hoa Kỳ và các nhóm nhân quyền cho rằng hệ thống nhà tù bí mật  của CIA không cho phép giám sát được các vụ  vi phạm nhân quyền và hy   vọng chúng sẽ sớm bị đóng cửa. Về hỗ trợ nhân đạo và phát triển quốc tế. Phối hợp với các tổ chức khác như  Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm  đỏ, Liên Hiệp Quốc cung cấp thực phẩm, nước uống, nơi cư  ngụ và các  dịch vụ  nhân đạo khác cho những người dân đang phải chịu nạn đói, phải  rời bỏ  nhà cửa vì chiến tranh, hay bị   ảnh hưởng bởi các thảm họa khác.  Các cơ  quan nhân đạo chính của Liên Hiệp Quốc là Chương trình Lương  thực Thế  giới (đã giúp cung cấp thực phẩm cho hơn 100 triệu người mỗi   năm  ở  hơn 80 quốc gia),  Cao  ủy Liên Hiệp Quốc về  Người tị  nạn  hiện  điều hành các dự án ở hơn 116 nước, cũng như các chiến dịch gìn giữ  hòa  bình tại hơn 24 quốc gia.  Liên Hiệp Quốc cũng tham gia vào việc hỗ  trợ  phát triển ,  ví dụ  thông qua việc đưa ra Các mục tiêu Thiên niên kỷ  . Chương trình Phát triển  Liên Hiệp Quốc (UNDP) là tổ  chức đa bên lớn nhất tiến hành hỗ  trợ  kỹ  thuật trên thế  giới. Các tổ  chức khác như  Tổ  chức y tế  thế  giới ( WHO  ),  Quỹ thế giới Phòng chống AIDS, lao và sốt rét  ­ là các định chế hàng đầu  trong cuộc chiến chống lại  bệnh tật  trên thế  giới, đặc biệt tại các nước   nghèo. Quỹ dân số Liên Hiệp Quốc là nhà cung cấp chính các dịch vụ sinh   9
  10. sản, giúp giảm  tỷ  lệ  tử  vong  ở  bà mẹ  và trẻ  em tại hơn 100 quốc gia.  Hàng năm Liên Hiệp Quốc còn đưa ra chỉ  số  Phát triển con người  (HDI),  một biện pháp so sánh xếp hạng quốc gia theo sự đói nghèo  , học vấn , giáo  dục ,  tuổi thọ  ,  và các yếu tố  khác, để  các nước thấy được mức độ  phát  triển của mình, từ  đó có kế  hoạch phát triển và thông qua đó Liên Hiệp   Quốc cũng có kế hoạch hỗ trợ các nước này phát triển. Về xây dựng, thực hiện các hiệp ước và luật pháp quốc tế. Liên Hiệp Quốc đàm phán các  hiệp  ước  như  Thỏa  ước Liên Hiệp  Quốc về Luật Biển nhằm tránh những nguy cơ xung đột quốc tế biển tiềm  tàng. Những tranh cãi về việc sử dụng các đại dương có thể được phân xử  tại một tòa án đặc biệt. Tòa án Pháp lý Quốc tế  (ICJ) là tòa án chính của Liên Hiệp Quốc.   Mục tiêu của tòa án này là để  phán xử  những tranh cãi giữa các quốc gia  thành viên. ICJ bắt đầu hoạt động năm 1946 và vẫn đang xem xét nhiều vụ  việc. Các trường hợp đáng chú ý gồm: Côngô và Pháp, khi Cộng hòa Dân chủ Côngô cáo buộc Pháp bắt giữ  bất hợp pháp các cựu lãnh đạo bị cho là tội phạm chiến tranh; và Nicaragua  với Hoa Kỳ, khi Nicaragua buộc tội Mỹ trang bị  vũ khí bất hợp pháp cho  Contras (vụ này dẫn tới Vụ Iran­Contra). Năm 1993, đối phó với sự  "thanh lọc sắc tộc" tại  Nam Tư cũ, Hội  đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã thành lập Tòa án tội phạm quốc tế  cho  Nam Tư cũ. Năm 1994, đối phó với nạn diệt chủng tại Rwanda, Hội đồng  đã thành lập Tòa án tội phạm quốc tế cho Rwanda. Việc phán xử tại hai tòa  án đó đã thiết lập nên cơ  sở  xác định hiện nay rằng hành vi tội phạm  cưỡng bức trong những cuộc xung đột quân sự là tội ác chiến tranh.  Năm 1998 Đại hội đồng kêu gọi triệu tập một hội nghị tại Rôma về  10
  11. việc thành lập một  Tòa án Tội phạm Quốc tế  (ICC), tại đây  "Quy chế  Rôma"  đã được thông qua. Tòa án Tội phạm quốc tế  bắt đầu hoạt động  năm 2002 và tiến hành phiên xử đầu tiên năm 2006 (hoạt động của ICC độc  lập với Liên Hiệp Quốc cả về nhân sự và tài chính). Đây là tòa án quốc tế  thường trực đầu tiên chịu trách nhiệm xét xử  những người bị cho là phạm  các tội ác nghiêm trọng theo luật pháp quốc tế  gồm cả  tội ác chiến tranh,  tội diệt chủng... Những mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. Các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ là tám mục tiêu mà toàn bộ 192   nước thành viên Liên Hiệp Quốc đã đồng ý sẽ  hoàn thành vào năm 2015.  Ước tính rằng cần chi khoảng 40­60 tỷ dollar mỗi năm để đạt tám mục tiêu   trên. Tuyên bố  thiên niên kỷ  của Liên Hiệp Quốc, được ký kết tháng 9  năm 2000, gồm: 1. Loại trừ nghèo đói. 2. Hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học. 3. Khuyến khích bình đẳng giới và tăng quyền cho phụ nữ. 4. Giảm tỷ lệ tử vong trẻ em. 5. Cải thiện sức khỏe bà mẹ. 6. Chiến đấu chống HIV/AIDS, sốt rét, và các bệnh tật khác. 7. Đảm bảo môi trường bền vững. 8. Khuyến khích mối quan hệ đối tác phát triển quốc tế. Trên đây là một số  vấn đề  cơ  bản thể  hiện vai trò to lớn của Liên  Hiệp Quốc trong đời sống quốc tế. Tuy nhiên bên cạnh đó, hoạt động của   Liên Hiệp Quốc cũng còn tồn tại một số yếu kém, bất cập, đó là: 11
  12. Bộ máy chậm cải cách, đổi mới; thiếu hiệu năng do tính quan liêu và  hiện tượng tham nhũng; sự  phân biệt đối xử  giữa Israel ­ Palextin; sự  bất   lực trước vấn đề  diệt chủng và nhân quyền  ở  một số  khu vực; vụ  bê bối  trong chương trình đổi dầu lấy lương thực; hay những cáo buộc lính gìn  giữ   hòa   bình   Liên   Hiệp   Quốc   cưỡng   dâm   tại   Congo,   Haiti,   Liberia   và   Sudan… Những yếu kém này không thể khắc phục một sớm một chiều mà  cần phải có sự nỗ lực của tất cả các quốc gia thành viên và phải có những   giải pháp hữu hiệu, với những chi phí lớn mới có thể khắc phục được.  2. VAI TRÒ CỦA VIỆT NAM TRONG LIÊN HIỆP QUỐC. Ngay sau khi dân tộc vừa giành lại được độc lập vào năm 1945, Chủ  tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt cho nước Việt Nam mới viết thư gửi Khóa   họp đầu tiên của Đại hội đồng tổ  chức tại London (tháng 1/1946) khẳng  định sự ủng hộ của Việt Nam đối với những mục tiêu của Liên Hiệp Quốc   và bày tỏ mong muốn được góp sức vào công việc chung của tổ  chức thế  giới mới đó. Kể từ đó, nhân dân Việt Nam đã vượt qua muôn vàn thử  thách khắc  nghiệt, phấn đấu vì những mục tiêu thiêng liêng của cả dân tộc, đồng thời   cũng là những lý tưởng của Liên Hiệp Quốc là hòa bình, quyền tự  quyết,  bình đẳng cho mọi dân tộc, và cũng từ  đó để  mỗi con người có thể  vươn  lên đạt những hoài bão xứng với địa vị, phẩm giá của mình. Chính những   thắng lợi mà nhân dân Việt Nam đạt được cũng là thắng lợi của những  người yêu chuộng hòa bình, công lý trên thế  giới, góp phần vào việc thực  hiện những lý tưởng của Liên Hiệp Quốc. Ngày 20/9/1977, Việt Nam chính thức là thành viên của Liên Hiệp  Quốc. Ngay từ những ngày đầu tham gia Liên Hiệp Quốc, Việt Nam đã chủ  động đóng góp tiếng nói về những vấn đề liên quan đến hòa bình, ổn định,   12
  13. hợp tác  ở  Đông Nam Á và thế  giới. Đồng thời, Việt Nam tích cực cùng  nhiều quốc gia thành viên các nước thúc đẩy Liên Hiệp Quốc thông qua các  nghị  quyết, quyết định cùng các biện pháp cụ  thể  nhằm phát huy vai trò  của Liên Hiệp Quốc, tăng cường sự  phối hợp giữa các dân tộc trong cuộc   đấu tranh chống chạy đua vũ trang, thực hiện giải trừ quân bị, ngăn ngừa và  giải quyết các tranh chấp, xung đột quốc tế bằng biện pháp hòa bình, bảo  vệ  độc lập và quyền tự  quyết của các dân tộc, cải thiện môi trường kinh  tế  quốc tế, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và bảo  đảm quyền con   người. Trong những năm qua, hoạt động của Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc   thể  hiện rõ nét đường lối đối ngoại của chúng ta là độc lập, tự  chủ, hòa  bình, hợp tác và phát triển với chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng   hóa các quan hệ  quốc tế; là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng   đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực.   Việt Nam đã đóng góp quan trọng vào việc đưa Đông Nam Á từ  một khu  vực bị  chia rẽ, đối đầu bởi chiến tranh, trở  thành một khu vực hòa bình,  hữu nghị, hợp tác, không có vũ khí hạt nhân và đang hướng tới hình thành  Cộng đồng ASEAN thống nhất, hợp tác toàn diện và mở  ra quan hệ  với   nhiều nước trên thế giới. Việc quan hệ của nước ta được mở rộng về mặt  ngoại giao với gần 200 nước và hợp tác về  kinh tế  thương mại với hầu   hết các quốc gia, vùng lãnh thổ, cùng với việc nước ta là thành viên tích  cực của nhiều tổ chức và diễn đàn toàn cầu và khu vực, đã tạo những điều   kiện thuận lợi mới cho hợp tác giữa nước ta với các quốc gia thành viên  khác trong các công việc của Liên Hiệp Quốc. Trong các lĩnh vực công việc cụ thể của Liên Hiệp Quốc, Việt Nam   với tư  cách là một trong 66 thành viên của Hội nghị  giải trừ  quân bị  tại   13
  14. Genève đã tích cực tham gia vào các hoạt động của diễn đàn nhằm thực  hiện mục tiêu giải trừ quân bị toàn diện và triệt để  do Liên Hiệp Quốc đề  ra. Việt Nam nghiêm túc thực hiện các nghĩa vụ  thành viên của các điều  ước quốc tế  về  chống phổ  biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, thực hiện đầy   đủ  các nghị  quyết của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc về  báo cáo các  biện pháp thực hiện các điều  ước này, mới đây đã phê chuẩn Hiệp  ước   cấm thử hạt nhân toàn diện và ký Nghị định thư bổ sung cho Hiệp ước bảo  đảm hạt nhân theo Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân. Việt Nam  ủng hộ  các cố  gắng của các nước cùng Liên Hiệp Quốc   tìm các giải pháp hòa bình cho các cuộc xung đột khu vực và đang bước   đầu tham gia vào hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc, phù hợp  với điều kiện và khả  năng của Việt Nam. Việt Nam coi trọng việc tăng  cường đối thoại với các nước, hợp tác quốc tế  trong và ngoài Liên Hiệp  Quốc trên các vấn đề  liên quan đến việc thúc đẩy quyền con người, trong  đó có việc báo cáo về  việc thực hiện các điều  ước quốc tế  về  quyền con  người mà Việt Nam là thành viên và tham gia vào các cơ  chế  nhân quyền   của Liên Hiệp Quốc như ECOSOC,  Ủy ban về các vấn đề xã hội của Đại   hội đồng, Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Việt Nam được Liên Hiệp Quốc đánh giá cao về  việc hoàn thành  trước thời hạn nhiều mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ, triển khai thành  công đồng thời chia sẻ  kinh nghiệm của mình trong việc thực hiện các  chương trình hành động của các hội nghị Liên Hiệp Quốc về phát triển xã  hội, môi trường, an ninh lương thực, tài chính cho phát triển, nhà  ở, nhân   quyền, dân số  và phát triển, phụ  nữ, trẻ  em, chống phân biệt chủng tộc,  phòng chống HIV/AIDS... 14
  15. Việt Nam cũng đã thể  hiện ý thức trách nhiệm cao đối với vấn đề  cải tổ  Liên Hiệp Quốc, hiện đang đóng góp cụ  thể  vào việc đổi mới hệ  thống phát triển của Liên Hiệp Quốc bằng việc cùng các tổ chức của Liên  Hiệp Quốc thực hiện có kết quả  sáng kiến "Một Liên hợp quốc"  ở  Việt  Nam sau khi được Liên Hiệp Quốc chọn làm một trong tám nước trên thế  giới thực hiện thí điểm sáng kiến này. Ghi nhận những đóng góp nhiều mặt của Việt Nam vào công việc  của Liên Hiệp Quốc, các quốc gia thành viên đã nhiều lần bầu Việt Nam  vào cơ chế lãnh đạo của nhiều cơ quan Liên Hiệp Quốc như Phó Chủ tịch  Đại hội  đồng Liên Hiệp Quốc, thành viên ECOSOC, Chủ  tịch  Đại hội   đồng Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực (FAO), Phó Chủ tịch Hội đồng  chấp hành tổ  chức UNDP/UNFPA,  Ủy ban Nhân quyền, Hội đồng thống   đốc Cơ  quan Năng lượng nguyên tử Quốc tế (IAEA), Hội đồng điều hành  các tổ chức Liên minh Bưu chính thế giới (UPU) và Liên minh Viễn thông  quốc tế  (ITU), Hội đồng chấp hành các Tổ  chức Giáo dục, Khoa học và  Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO), Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Hội   đồng quản trị Tổ chức Lao động quốc tế (ILO). Xuất phát từ đường lối đối ngoại rộng mở và với mong muốn đóng   góp hơn nữa vào những hoạt động của cộng đồng quốc tế  trong lĩnh vực  hòa bình ­ an ninh quốc tế, từ năm 1997, Việt Nam đã ứng cử vào vị trí Ủy   viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ  2008 ­ 2009 và đã đảm nhận tốt vai trò quan trọng này. Tháng 10/2006, Việt  Nam được Nhóm các nước châu Á nhất trí đề  cử  là ứng cử  viên của châu   lục và ngày 16/10/2007, tại khoá họp thường niên lần thứ 62 Đại hội đồng   Liên  Hiệp  Quốc,   với   183/190   phiếu tán   thành, Việt   Nam   đã   chính   thức  được bầu làm thành viên không thường trực của H ội đồng bảo an  Liên  15
  16. Hiệp  Quốc nhiệm kỳ  2008­2009.  Với sự  kiện này,  Việt Nam đã thực sự  bước ra biển lớn, tham dự  đội hoa tiêu, lái con tàu thế  giới đi đến những   bến bờ  mới. Các quốc gia nhiều lần là thành viên không thường trực của  Hội đồng bảo an, thường là các cường quốc và nước lớn có ảnh hưởng lớn  đến quốc tế như Nhật Bản, Đức, Achentina, Braxin… Với việc được bầu  làm ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ  2008­2009, là đỉnh cao của quá trình hội nhập quốc tế  của Việt Nam, thể  hiện vị thế chính trị và ngoại giao của Việt Nam trên trường quốc tế và là  một vinh dự lớn mà không phải quốc gia nào cũng có được.   Vào Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc, Việt Nam có quyền được bàn  luận, tham gia giải quyết những vấn đề  lớn của thế  giới, được quyền bỏ  phiếu thông qua những quyết định quan trọng, đóng vai trò dung hoà giữa  các quan điểm khác nhau khi các uỷ viên thường trực bất đồng về một vấn   đề  nào đó và đại diện cho tiếng nói của các nước đang phát triển đối với  những vấn đề mà họ quan tâm.    Vai trò của Việt Nam còn được nhân lên với việc các thành viên Liên  hợp quốc có thể  phải tranh thủ lá phiếu của Việt Nam về một vấn đề  cụ  thể nào đó. Vai trò này càng quan trọng trong tháng Việt Nam giữ chức Chủ  tịch luân phiên Hội đồng bảo an. Với những quyết định đúng, bỏ phiếu hay  không bỏ  phiếu, hoặc bỏ  phiếu trắng trên các hồ  sơ  nhạy cảm quốc tế,   Việt Nam đã tranh thủ nhiệm kỳ là uỷ viên không thường trực để nâng cao  uy tín chính trị và ngoại giao của mình, đấu tranh nâng cao vai trò của Liên  Hiệp Quốc, của các nước đang phát triển, hậu thuẫn cho việc bảo vệ chủ  quyền quốc gia, duy trì hoà bình và ổn định trên thế giới. Trong một năm là  ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên   Hiệp Quốc, điều kiện tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, Việt   16
  17. Nam đã phải xử lý nhiều vấn đề, trong đó có những vấn đề mang tính định  kỳ  trong hoạt động của Hội đồng bảo an, ngoài ra còn rất nhiều yếu tố  xảy ra mà chúng ta không thể lường hết được như tình hình lộn xộn trong   bầu cử tại Zimbabwe; xung đột Dafur (Sudan), nơi Liên Hiệp Quốc và Liên  minh châu Phi (AU) triển khai quân; cuộc chiến Nga­Gruzia…  Ngay sau khi chính thức đảm nhiệm vị  trí này tại tổ  chức lớn nhất   hành tinh (1­1­2008), Việt Nam đã thể  hiện rõ vai trò tích cực của mình.  Việt Nam đã cùng các nước thành viên tham gia và có ý kiến trong nhiều   cuộc họp của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc và tham gia giải quyết  nhiều vấn đề  quan trọng liên quan đến hòa bình và an ninh trên toàn cầu.  Những đóng góp của Việt Nam trong Liên Hiệp Quốc sau nhiệm kì là  ủy   viên không chính thức Hội đồng bảo an, được thể hiện trên một số vấn đề  cơ bản sau: Một là, Việt Nam chủ  động, bắt nhịp nhanh với cường độ  làm việc  cao, tham gia đầy đủ, tích cực các hoạt động của  Hội đồng  bảo an  Liên  Hiệp Quốc. Việt Nam đã tham gia và có ý kiến tại hơn 1.000 cuộc họp các  cấp dưới mọi hình thức, góp phần thông qua khoảng 150 văn kiện của Hội   đồng bảo an Liên Hiệp Quốc về  nhiều vấn đề  quan trọng liên quan đến  hòa bình và an ninh trên toàn cầu, trong đó đã tham gia tất cả hơn 300 cuộc  họp cấp Đại sứ, hàng trăm cuộc họp cấp chuyên viên và các cuộc họp của   các Uỷ ban thuộc Hội đồng bảo an. Đảm nhiệm tốt trọng trách là Chủ tịch  Uỷ  ban 1132 về  Xiêra Lêôn, Phó Chủ  tịch các Uỷ  ban 1533 về  CHDC   Cônggô, Uỷ ban 1636 về Libăng và Uỷ ban Chống khủng bố. Tổng Thư ký  Liên Hiệp Quốc và các nước thành viên Liên Hiệp Quốc đều bày tỏ  khâm  phục và đánh giá cao Việt Nam có quan điểm độc lập, xây dựng, hợp tác và   có trách nhiệm đối với các hoạt động của Hội đồng bảo an. 17
  18. Hai là, Việt Nam tích cực đóng góp vào việc đề  cao các nguyên tắc   cơ  bản của Hiến chương Liên Hiệp Quốc và luật pháp quốc tế, đảm bảo  cho Hội đồng bảo an hoạt động đúng chức năng nhiệm vụ, tôn trọng độc  lập, chủ  quyền, toàn vẹn lãnh thổ  của các quốc gia. Việt Nam đề  cao và   cương quyết bảo vệ nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của   các  quốc  gia,  không  chính  trị   hoá  các  vấn   đề  nhân   đạo.  Trong  vấn   đề  Mianma, Việt Nam  ủng hộ  đối thoại, hoà giải, hoà hợp dân tộc và vai trò  hỗ  trợ  của cộng đồng quốc tế  cho một giải pháp toàn diện, chấp nhận  được đối với tất cả các bên và phải do nhân dân Mianma quyết định. Trong  vấn đề hạt nhân của Iran, Việt Nam thể hiện lập trường nhất quán ủng hộ  việc sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hoà bình và ngăn ngừa phổ  biến vũ khí hạt nhân. Đối với vấn đề Côxôvô, trên cơ sở các nguyên tắc cơ  bản của luật pháp quốc tế  và Hiến chương Liên Hiệp Quốc, Việt Nam   khẳng định việc Côxôvô đơn phương tuyên bố độc lập không phù hợp tinh  thần Nghị quyết 1244 của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc.  Ba là, Việt Nam có những đóng góp tích cực vào việc giảm căng thẳng  và hỗ trợ giải quyết các vấn đề còn tồn tại ở các khu vực trên thế giới, đồng  thời quan tâm bảo vệ lợi ích chính đáng của tất cả các bên. Quan điểm nhất   quán của Việt Nam tại Hội đồng bảo an là mong muốn tất cả các bên kiềm   chế, tìm giải pháp hoà bình toàn diện thông qua thương lượng, tránh làm tổn  hại dân thường trong các cuộc xung đột. Đối với các khu vực có tranh chấp,  xung đột, Việt Nam kêu gọi tăng cường đối thoại để giải quyết và khuyến  khích các tiến bộ đã đạt được vì hoà bình, ổn định chung của khu vực và trên  thế giới.  Bốn là, các vấn đề  tại Hội đồng bảo an được Việt Nam thường   xuyên trao đổi với các nước; coi trọng tham vấn, trao đổi với các nước lớn;  18
  19. qua đó tăng cường hiểu biết, xây dựng mối quan hệ làm việc tin cậy, thẳng  thắn, xử lý bất đồng trên tinh thần trách nhiệm, xây dựng, tăng cường quan   hệ  song phương và đa phương, góp phần xây dựng tình đoàn kết giữa các  nước trong Liên Hiệp Quốc cũng như trên thế giới.   Năm là, Việt Nam đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch luân phiên   của Hội đồng bảo an vào tháng 7/2008 và tháng 10/2009. Việt Nam đã phối  hợp với các nước xây dựng chương trình nghị sự và điều hành tốt các cuộc   họp của Hội đồng bảo an, xử  lý khéo léo đúng thủ  tục các vấn đề  phát  sinh. Việt Nam đã có sáng kiến tổ chức phiên họp mở  về  “trẻ  em và xung  đột vũ trang”, thảo luận mở về “tình hình Trung Đông” và trong tháng giữ  vai trò chủ  tịch luân phiên lần 2 tháng 10/2009 Việt Nam đã đưa ra sáng   kiến về  việc tổ  chức phiên thảo luận mở với chủ  đề: “Phụ  nữ, Hòa bình  và an ninh”. Đặc biệt, Việt Nam đã soạn thảo và thương lượng thành công   Báo cáo năm của Hội đồng bảo an (từ tháng 8/2007 đến 7/2008), được các  nước hoan nghênh, góp phần minh bạch hoá hoạt động của Hội đồng bảo   an Liên Hiệp Quốc.             Sáu là, những đóng góp tích cực, hiệu quả  vào các hoạt động của  Hội đồng bảo an đã nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam, tạo thêm điều  kiện  thuận  lợi  cho  việc  thúc   đẩy  quan   hệ   song  phương   với  các   nước.  Trước thái độ  thiện chí, hợp tác và đóng góp thực chất, độc lập của Việt   Nam tại Hội đồng bảo an, các nước đều coi trọng và nêu thành nội dung  hợp tác quan trọng trong làm việc và tuyên bố  chung với lãnh đạo cấp cao   Việt Nam. Hơn 30 năm đã trôi qua kể  từ  khi trở  thành thành viên Liên Hiệp   Quốc, Việt Nam đã và đang có nhiều đóng góp tích cực trong các hoạt động  của tổ chức này nói riêng cũng như cộng đồng quốc tế nói chung. Với tốc  19
  20. độ phát triển kinh tế nhanh và liên tục, với chính sách đối ngoại độc lập, tự  chủ, hoà bình, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ  quốc tế, tham gia  tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế  và khu vực, vai trò và vị  thế  của  Việt Nam  tại Liên Hiệp Quốc cũng như  trên trường quốc tế  đã và đang  ngày càng được nâng cao; những đóng góp của  Việt Nam  cũng đã được  cộng đồng quốc tế ghi nhận. Phát huy những thành tựu đã đạt được, với uy  tín và kinh nghiệm của mình, Việt Nam mong muốn và sẵn sàng phối hợp  với các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc, đóng góp nhiều hơn nữa vào   lĩnh vực bảo vệ  hoà bình và an ninh trên toàn cầu. Với tinh thần tích cực,  xây dựng, hợp tác, có trách nhiệm trong đời sống quốc tế, Việt Nam quyết   tâm phối hợp cùng các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc và các đối tác  của Liên Hiệp Quốc phấn đấu phát huy hơn nữa vai trò của tổ  chức Liên  Hiệp Quốc vì lợi ích chung của các dân tộc.  Thế  giới trong thế  kỷ  21 tiếp tục chứng kiến nhiều biến đổi phức  tạp và khó lường. Toàn cầu hoá tiếp tục phát triển sâu rộng và tác động tới  tất cả  các nước theo hai hướng cả  tích cực và tiêu cực. Các quốc gia lớn  nhỏ  đang tham gia ngày càng tích cực vào quá trình hội nhập quốc tế. Hoà  bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, phản ánh đòi hỏi bức xúc của   các quốc gia, dân tộc trong quá trình phát triển. Tuy nhiên, các cuộc chiến   tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, tôn giáo, chạy đua vũ  trang, hoạt động can thiệp lật đổ, khủng bố  vẫn xẩy ra  ở  nhiều nơi với   tính chất và hình thức ngày càng đa dạng và phức tạp.  Thế  kỷ  21 đang mở  ra những cơ  hội to lớn, nhưng cũng chứa đựng  rất nhiều thách thức. Sau gần ba thập kỷ tiến hành công cuộc đổi mới đất  nước, thế  và lực của nước ta đã lớn mạnh lên nhiều. Chúng ta có lợi thế  rất lớn là tình hình chính trị ­ xã hội cơ  bản  ổn định. Môi trường hoà bình,  20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2