intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội địa kinh nghiệm của Thái Lan và bài học cho Việt Nam

Chia sẻ: ViSteveballmer ViSteveballmer | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

17
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết nghiên cứu kinh nghiệm phát triển liên kết FDI – doanh nghiệp nội địa của Thái Lan và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Tăng cường liên kết các doanh nghiệp nội địa với tập đoàn đa quốc gia là một trong những hướng đi đúng đắn cho các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội địa kinh nghiệm của Thái Lan và bài học cho Việt Nam

  1. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014) LIÊN KẾT GIỮA DOANH NGHIỆP FDI VÀ DOANH NGHIỆP NỘI ĐỊA KINH NGHIỆM CỦA THÁI LAN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM LINKAGES BETWEEN FDI COMPANIES AND DOMESTIC FIRMS - LESSONS FROM THAILAND FOR VIETNAM ThS. Hà Thị Cẩm Vân, ThS. Lê Mai Trang Khoa Kinh Tế-Luật – Trường Đại Học Thương Mại TÓM TẮT Trong quá trình toàn cầu hóa, các Công ty đa quốc gia (MNC) đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). Khoảng cách về chất lượng sản phẩm và đổi mới công nghệ của FDI và các doanh nghiệp nội địa là khá lớn. Một mặt, doanh nghiệp FDI là nguồn cung ứng trí thức mới và công nghệ, có thể chuyển giao cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Mặt khác, có những thách thức từ phía FDI là loại các doanh nghiệp nội ra khỏi cuộc chơi. FDI không chỉ là dòng vốn, mà còn là chuyển giao các giá trị quan trọng như năng lực quản lý, điều hành doanh nghiệp, công nghệ, tính doanh nghiệp và khả năng tiếp cận thị trường. Do vậy, tăng cường liên kết các doanh nghiệp nội địa với tập đoàn đa quốc gia là một trong những hướng đi đúng đắn cho các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Bài viết nghiên cứu kinh nghiệm phát triển liên kết FDI – doanh nghiệp nội địa của Thái Lan và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Từ khóa: FDI; công ty đa quốc gia; hợp tác ABSTRACT During globalization process, Multinational companies (MNC) holds a pivotal role in accelerating the growth of Small and Medium Enterprises (SME). There is a large distance between product quality and FDI technology innovation within local companies. FDI holds potential source of knowledge and technology, yet creates many obstacles discouraging newcomers to the field. Thus, strengthening the relationship between domestic firms and multinational corporations is a right directions for Vietnamese firms. The article aims to present results from a research of FDI collaboration in Thailand and its application to Vietnam. Keywords: FDI; Multinational companies; collaboration 1. Cơ Sở Lý Thuyết Của Việc Liên Kết Giữa Doanh Nghiệp Fdi Và Doanh Nghiệp Nội Địa Quá trình toàn cầu hóa mạng lƣới sản xuất đang xảy ra rất nhanh và rộng khắp trong những năm gần đây, đặc biệt là sự tăng nhanh về thƣơng mại và đầu tƣ nƣớc ngoài. Trong quá trình này các doanh nghiệp FDI đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp nội địa. Các quốc gia đang phát triển muốn gia tăng giá trị nội tại, tăng nội địa hóa cần tăng cƣờng liên kết với các tập đoàn đa quốc gia. Việc các doanh nghiệp trong nƣớc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của các FDI thể hiện rõ nét nhất ở hai khía cạnh. Thứ nhất, sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động ngoại thƣơng: chuỗi giá trị toàn cầu cho phép sản xuất hàng trung gian và hàng tiêu dùng cuối cùng có thể đƣợc thuê ngoài, do đó dẫn tới sự gia tăng thƣơng mại thông qua hoạt động xuất nhập khẩu và sự gia tăng nhanh chóng lƣợng đầu vào trung gian trao đổi giữa các nƣớc. Thứ hai, sản xuất ngày càng dựa vào đầu vào của nƣớc ngoài, do kết quả của việc ngày càng gia tăng quan hệ thƣơng mại toàn cầu giữa các nƣớc, tỷ lệ giá trị sản xuất đƣợc tạo ra bởi một nƣớc nào đó có xu hƣớng ngày càng giảm xuống.Về cơ bản, có năm hình thức liên kết giữa các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội địa: Liên kết ngược với nhà cung cấp. Phần lớn các doanh nghiệp FDI là các tập đoàn MNC (công ty đa quốc gia) cần có các sản phẩm nguyên liệu đầu vào chất lƣợng cao và đƣợc cung ứng đúng lúc. Các MNC không thể sản xuất tất cả các nguyên phụ liệu và thiết bị đầu 5
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG vào, họ cần các nhà cung ứng bên ngoài hiệu quả. Thuê ngoài là xu hƣớng ngày càng phổ biến với quy mô ngày càng gia tăng. Liên kết xuôi với khách hàng. Các tập đoàn đa quốc gia có thể phát triển các mối liên kết xuôi với khách hàng. Mối liên kết quan trọng nhất là kết nối với mạng lƣới phân phối. Các tập đoàn đa quốc gia chính là khách hàng và mở ra thị trƣờng rộng lớn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở trong nƣớc. Đặc biệt, các MNC thuê hệ thống phân phối các thƣơng hiệu nổi tiếng thƣờng tập trung đầu tƣ cho mạng lƣới marketing nhƣ các đại lý bán xe, trạm xăng dầu, chuỗi cửa hàng. Một dạng liên kết xuôi chiều khác chính là liên kết với các khách hàng công nghiệp. Rất nhiều các nhà sản xuất máy móc thiết bị hoặc hàng hóa trung gian (công nghiệp hỗ trợ) cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa là khách hàng của họ, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển. Liên kết với đối thủ cạnh tranh. Cạnh tranh là động lực cơ bản cho sự đổi mới và học hỏi về công nghệ. Các tập đoàn đa quốc gia thâm nhập vào thị trƣờng các nƣớc đang phát triển làm phát sinh cạnh tranh, điều này thúc đẩy các doanh nghiệp điạ phƣơng cải tiến nhanh hơn. Các doanh nghiệp FDI có thể thiết lập tiêu chuẩn mới cho ngành và hình thành cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong ngành. Mặt khác, nếu các doanh nghiệp cạnh tranh địa phƣơng chậm trễ so với các tiêu chuẩn của các tập đoàn MNC họ sẽ bị loại khỏi ngành. Liên kết với đối tác công nghệ. Một số MNC thành lập các dự án liên doanh với các đối tác SME bản xứ. Các dự án này có thể là các liên kết công bằng hoặc không công bằng bao gồm cả doanh nghiệp liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc liên minh chiến lƣợc. Một số quốc gia yêu cầu các MNC thu hút các doanh nghiệp nhỏ và vừa địa phƣơng vào các đối tác liên kết hoặc ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp địa phƣơng. Trong trƣờng hợp khác liên kết với đối tác công nghệ trên nguyên tắc tự nguyện, vì cả hai bên xác định hỗ trợ và chia sẻ lợi ích từ liên kết. Các tác động lan tỏa khác. Các MNC đôi khi chuyển giao công nghệ, tri thức cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa nội địa, mà không phải là nhà cung cấp trực tiếp cho họ. Hai tác động gián tiếp (lan tỏa) quan trọng là: i) hiệu quả phô trương xuất hiện khi MNC giới thiệu cách thức thực hiện một công việc, điều này trƣng bày cách thức cho đổi mới sáng tạo. Bằng cách là học hỏi và sao chép các chiến lƣợc của MNC các doanh nghiệp địa phƣơng có thể bắt chƣớc đƣợc các sản phẩm và kỹ năng quản lý của MNC, phát triển các cách thức mới về phối hợp các bộ phận trong doanh nghiệp hay tiếp cận các thị trƣờng phi truyền thống; ii) Tác động lan tỏa về nguồn vốn con người xảy ra khi các MNC đào tạo lao động cho nhu cầu của họ. Vì các MNC có máy móc thiết bị, hệ thống sản xuất hiện đại, kỹ năng quản lý tiến tiến cũng nhƣ tiêu chuẩn kỹ thuật cao hơn so với các doanh nghiệp nhỏ và vừa nội địa, họ có nhu cầu cao về lực lƣợng lao động và đào tạo nhiều hơn. Một số MNC chính là ―cơ sở đào tạo ảo‖ để hình thành các kỹ năng cho lao động địa phƣơng. 2. Liên Kết Giữa Fdi Và Doanh Nghiệp Nội Địa Ở Thái Lan 2.1. Thu hút FDI ở Thái Lan Xuất khẩu và đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) là động lực cho tăng trƣởng chính của Thái Lan, nhất là ngành công nghiệp. Tỷ trọng ngành công nghiệp chế tạo trong GDP đã tăng từ từ 26% năm 1987 lên 34,8 % trong năm 2006.Thái Lan hấp dẫn đối với FDI nhất là do mức lƣơng thấp, sự sẵn có của lực lƣợng lao động có tay nghề cao. FDI của Thái Lan tập trung vào lĩnh vực có hàm lƣợng vốn tƣơng đối nhƣ ô tô, điện và điện tử, máy móc, thiêt bị. 6
  3. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014) Trong giai đoạn 1987 – 2010, Thái Lan vƣợt lên các nƣớc láng giềng trong khu vực trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các khoản đầu tƣ nƣớc ngoài. Đây đƣợc xem là nguồn lực thúc đẩy tăng trƣởng tại nƣớc này. (Hình 1) Hình 1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Thái Lan Phần lớn FDI tại Thái Lan tập trung vào các ngành sản xuất, đặc biệt là sản xuất và lắp ráp các loại sản phẩm cao cấp thay vì tập trung vào các ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động với chi phí thấp hay cấp thấp vốn rất phổ biến ở Trung Quốc hoặc ở ở một số nƣớc lân cận khác. Trong lĩnh vực sản xuất, phân ngành máy móc và thiết bị vận tải thu hút phần lớn lƣợng FDI và chiếm tới 59,4% trong tổng FDI năm 2012 tại nƣớc này. Sau máy móc và thiết bị vận tải, ngành thiết bị điện và điện tử lần lƣợt chiếm tỷ lệ 34,6% và 13,8% trong tổng FDI năm 2012. Các nƣớc đầu tƣ vào Thái Lan phần lớn là từ các nƣớc công nghiệp phát triển và NICs. Trƣớc đây, các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đầu tƣ vào Thái Lan bởi chi phí lao động thấp và kết cấu cơ sở hạ tầng công cộng tốt. Diễn đàn kinh tế thế giới (2011) xếp hạng Thái Lan thứ 46 trong số các nƣớc có cơ sở hạ tầng công cộng tốt nhất. Vai trò của các doanh nghiệp đa quốc gia (MNC) ngày càng đóng vai trò quan trọng. Năng suất và khả năng công nghệ của các công ty nƣớc ngoài vƣợt xa những công ty địa phƣơng.Do vậy, hoạt động có công nghệ phức tạp chủ yếu đƣợc thực hiện bởi các công ty nƣớc ngoài. Họ có nguồn tri thức và công nghệ, một số trong đó có thể đƣợc sao chép hoặc chuyển giao cho các nhà cung cấp trong nƣớc, qua đó nâng cao các tiêu chuẩn và năng suất của nhiều doanh nghiệp trong nƣớc, bao gồm cả doanh nghiệp nhỏ. Sự tồn tại của nhiều doanh nghiệp đa quốc gia sản xuất Thái Lan cũng là cơ hội để đánh giá lại mối liên kết MNC - SME và tác động đến sự phát triển củadoanh nghiệp nhỏ và vừa. Các SMEs ở Thái Lan tạo ra khoảng 34 % của GDP của ngành công nghiệp và 67 % lực lƣợng lao động sản xuất. Hầu hết các doanh nghiệp nhỏ Thái Lan, cũng nhƣ ở các nƣớc đang phát triển khác chƣa đƣợc hiện đại hóa. Nhận thức đƣợc những thay đổi nhanh chóng trong toàn cầu hóa và cạnh tranh khốc liệt hơn từ các nƣớc chi phí lao động thấp hơn, tầm nhìn của chính phủ Thái Lan là tạo ra các SME năng động và dựa trên tri thức. Hoạt động để tăng cƣờng liên kết kinh doanh và mạng lƣới sản xuất, cũng nhƣ xây dựng năng lực, hiện đang đƣợc trải khai rất tích cực . 2.2. Liên kết MNC và các doanh nghiệp nội địa ở Thái Lan Trong các ngành công nghiệp ngành ô tô, dệt may Thái Lan đã thiết lập đƣợc mạng lƣới kinh doanh giữa các doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp đa quốc và các hoạt động của chính phủ có liên quan. Ngành công nghiệp ô tô Thái Lan là rất phù hợp vì nó đã bị áp lực phải tăng cƣờng liên kết với các doanh nghiệp đa quốc gia, là cụm ngành công nghiệp lớn nhất sản xuất bộ phận và linh kiện cho sản xuất ô tô Nhật Bản trong ASEAN. Trong khi ngành ô tô là trƣờng hợp điển hình chuỗi giá trị theo nhà sản xuất (nhà sản xuất đóng vai trò chủ đạo), ngành may mặc là một ngành công nghiệp lý tƣởng cho việc phát triển chuỗi giá trị do ngƣời mua kiểm soát. Nhiều bằng chứng từ các nghiên cứu cho thấy rằng mối liên kết và 7
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG lan tỏa giữa các doanh nghiệp đa quốc gia và các nhà cung cấp địa phƣơng trong ô tô và ngành công nghiệp phần mềm, dệt may đã đƣợc cải thiện đáng kể so với trƣớc đây. Mạng lƣới giữa các cấp thấp hơn các nhà cung cấp địa phƣơng trở nên quan trọng hơn trong mạng lƣới sản xuất toàn cầu hiện nay. Trong ngành công nghiệp quần áo, hợp đồng phụ với doanh nghiệp đa quốc gia tƣơng tự nhƣ giúp doanh nghiệp trong nƣớc tiếp cận tốt hơn với công nghệ, thông tin tiếp thị, và di chuyển lên bậc thang chất lƣợng cao hơn. Ngƣợc lại với các mối liên kết theo chiều dọc và kết nối mạng, liên kết theo chiều ngang giữa các doanh nghiệp nhỏ thấp tầng đƣợc tìm thấy là yếu kém trong cả ngành công nghiệp. Các nghiên cứu cho thấy, trong ngắn hạn, mạng lƣới và hợp đồng phụ với các doanh nghiệp lớn (MNC) có thể là con đƣờng ngắn nhất để tăng cƣờng khả năng cạnh tranh SME. Trên bức tranh toàn cảnh, thƣơng mại tự do và đầu tƣ, cũng nhƣ sự phát triển nhanh chóng của thông tin và công nghệ truyền thông (ICT) đã làm thay đổi môi trƣờng cạnh tranh toàn cầu, trong đó doanh nghiệp đa quốc gia hoạt động. Thầu phụ hiện nay bao gồm các hoạt động chế biến có giá trị cao và sản xuất, công nghệ phức tạp hơn. Những thay đổi này đã mở rộng khả năng và con đƣờng cho sự tham gia của SME. Liên kết với các doanh nghiệp đa quốc có thể là cách thức ngắn nhất cho doanh nghiệp nhỏ để vƣợt qua các rào cản và khó khăn. Lợi ích hợp đồng phụ cho các SME bao gồm nâng cao kỹ năng, tiêu chuẩn và công suất đƣợc cải thiện, tiếp cận với hỗ trợ kỹ thuật cho chất lƣợng sản phẩm và nâng cấp, hỗ trợ quản lý, hỗ trợ tài chính, cung cấp lớn, đơn đặt hàng ổn định. Ngoài ra, liên kết với các doanh nghiệp đa quốc và các doanh nghiệp lớn có thể là một tài sản có giá trị của công nghệ hiện đại cũng nhƣ tiếp cận thị trƣờng nƣớc ngoài, tiếp thị và thông tin kênh phân phối. Sự hiện diện gia tăng của doanh nghiệp đa quốc gia và tự do hóa thƣơng mại không phải lúc nào cũng mang lại lợi ích doanh nghiệp nhỏ. Các doanh nghiệp đa quốc hoặc các chi nhánh của nó có thể ra cạnh tranh với các công ty địa phƣơng và lấn át đầu tƣ. Họ không nhất thiết phải chọn nhà cung cấp địa phƣơng để cung cấp cho họ với các sản phẩm và dịch vụ. Các chi nhánh nƣớc ngoài có thể thuê ngoài từ cung ứng toàn cầu của riêng mình. Dây chuyền hay những nhà sản xuất nơi khác, chứ không phải là các nhà cung ứng trong nƣớc. SME cũng đang phải đối mặt với cạnh tranh khốc liệt hơn quốc tế. Trong nhiều lĩnh vực, cạnh tranh đã khiến nhiều doanh nghiệp nhỏ thất bại trong kinh doanh. Nói chung, các SME không đƣợc chuẩn bị tốt cho các điều kiện thị trƣờng mới và cạnh tranh mạnh mẽ hơn trong các thị trƣờng xuất khẩu. Do đó, chỉ có một vài trong số họ có thể đƣợc hƣởng lợi từ toàn cầu hóa. 2.3. Chính sách liên kết giữa doanh nghiệp đa quốc (FDI) và SME ở Thái Lan: Các chính sách và biện pháp của chính phủ đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng cƣờng các mối liên kết và tác động lan tỏa. Chính sách để hạn chế FDI và áp đặt nội dung địa phƣơng, cấp phép công nghệ, vốn chủ sở hữu yêu cầu đƣợc coi là phản tác dụng, nhƣ là trƣờng hợp của ngành công nghiệp ô tô Thái Lan. Tuy nhiên, chỉ đơn giản là tự do hóa chính sách đầu tƣ và cung cấp các ƣu đãi để thu hút FDI là không đủ để phát triển mạng sản xuất và liên kết với các doanh nghiệp đa quốc. Để nâng cao lợi ích của mối liên kết và lan tỏa giữa các doanh nghiệp đa quốc và doanh nghiệp nhỏ địa phƣơng, chính sách cụ thể nhằm thúc đẩy mối liên kết với doanh nghiệp đa quốc là rất cần thiết . Tại Thái Lan, cải thiện năng lực hoạt động của các SME trong sản xuất hoặc SME là một phần của chính sách thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ. Hai đơn vị chính quyền chính đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy liên kết kinh doanh và thúc đẩy các ngành công nghiệp hỗ trợ là Văn phòng Hỗ trợ phát triển công nghiệp (BSID ) thuộc Bộ Công nghiệp và Ủy ban đầu tƣ (BOI) . Bắt đầu từ năm 1994, Văn phòng Hỗ trợ phát triển công nghiệp (BSID ) thuộc Bộ Công nghiệp đã đƣợc hỗ trợ mạnh mẽ của chính phủ Nhật Bản để thúc đẩy các ngành công nghiệp 8
  5. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014) hỗ trợ ở Thái Lan. Các ngành công nghiệp hỗ trợ bao gồm một loạt các hoạt động sản xuất cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho ngành công nghiệp khác. Thông thƣờng, nhiều công ty trong ngành công nghiệp hỗ trợ có kích thƣớc nhỏ và có hình thức thầu phụ với ngƣời mua, ngƣời chủ yếu là các công ty lớn hoặc doanh nghiệp đa quốc gia. Hoạt động chính của BSID tập trung vào: i) cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo cho các ngành công nghiệp hỗ trợ;ii) thiết kế và phát triển sản phẩm nguyên mẫu, chẳng hạn nhƣ điện tử rời để xử lý nhiệt thép, và iii) thúc đẩy các hệ thống thầu phụ, chẳng hạn nhƣ tổ chức ngƣời mua hàng (Buyer‘s Village). Trong việc thúc đẩy các ngành công nghiệp hỗ trợ, BSID tập trung chủ yếu vào các ngành công nghiệp phụ tùng ô tô và các ngành công nghiệp sản xuất các bộ phận cho các thiết bị và máy móc điện và điện tử, đặc biệt là khuôn, mẫu và các sản phẩm đúc. Để phát triển ngành công nghiệp khuôn mẫu, với sự hỗ trợ của chính phủ Nhật Bản, BSID đã tổ chức một "Dự án Phát triển Công nghệ Công cụ và Khuôn", mà tìm cách cung cấp hỗ trợ về dữ liệu, tiếp thị, công nghệ, xúc tiến đầu tƣ, và phối hợp. Một dự án nghiên cứu BSID là "Sản xuất khuôn mẫu cho ngành nhựa‖. Gần đây, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản đồng ý cung cấp thiết bị để sản xuất khuôn nhựa cho đào tạo và các dịch vụ của các chuyên gia Nhật Bản đến BSID. Khu vực tƣ nhân, vẫn chƣa thấy hiệu quả của chƣơng trình BSID, đặc biệt là những ngƣời liên quan đến các dịch vụ hƣớng dẫn, kiểm tra, thanh tra, Ban Đầu tƣ (BOI) là cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm quản lý ƣu đãi và khuyến khích đầu tƣ trong lĩnh vực ƣu tiên. BOI Phát triển Liên kết Công nghiệp (BUILD) là một dịch vụ định hƣớng thị trƣờng bắt đầu vào năm 1992. Đơn vị này đƣợc tạo ra để khuyến khích các công ty lớn mua nguồn phụ tùng địa phƣơng và các thành phần, cũng nhƣ để giúp các nhà cung cấp địa phƣơng nâng cao chất lƣợng, hiệu quả sản xuất và năng suất. Mối liên kết giữa bộ phận các nhà cung cấp địa phƣơng và các công ty lớn, các tập đoàn xuyên quốc gia, cả ở Thái Lan và các nƣớc khác đƣợc triển khai. Các đề án BUILD cung cấp cho các nhà đầu tƣ không có ƣu đãi về thuế ƣu đãi, nhƣng chủ yếu là hƣớng dịch vụ. Trong giai đoạn đầu của việc thực hiện chƣơng trình, BOI tập hợp thông tin về các ngành công nghiệp hỗ trợ hiện tại ở Thái Lan. Sau đó phân tích đầu vào cần thiết để bắt đầu xây dựng nhà máy sản xuất ở Thái Lan, và giúp thiết lập các giao dịch giữa các bên liên quan trong quá trình này . Một trong những hoạt động thành công của BUILD là nhà cung cấp chƣơng trình Gặp gỡ khách hàng (VMC). Chƣơng trình VMC đã đƣợc tạo ra để kích thích thầu phụ nội địa đối với các bộ phận và linh kiện. Sau cuộc khủng hoảng năm 1997, BUILD tổ chức các cuộc thảo luận và tour thăm quan nhà máy sản xuất cho các nhà cung cấp và lắp ráp có đăng ký với BUILD, làm đầu mối cho các liên kết kinh tế về sau. Trong ngành công nghiệp ô tô, các nhà lắp ráp tham gia chƣơng trình vào chƣơng trình này là là General Motors (Thái Lan), Toyota Motor (Thái Lan), Auto Alliance (Thái Lan), và Mitsubishi Motor (Thái Lan). Trong ngành công nghiệp điện và điện tử bao gồm Fujitsu (Thái Lan) và Delta Electronics (Thái Lan). Số lƣợng nhà cung cấp tham gia trong mỗi cuộc tham quan khác nhau. Số lƣợng lớn nhất cho đến nay là 91, tại cuộc thăm quan General Motors (Thái Lan) trong tháng Giêng năm 1998 . Từ năm 1999, các nhà cung cấp địa phƣơng đã tham gia vào chƣơng trình này đã tổ chức một "Câu lạc bộ xúc tiến thầu phụ" (SPC). Các thành viên của nó bao gồm khoảng 40 nhà cung cấp đã đáng ký với BUILD, chủ yếu là các nhà cung cấp cấp 2 và 3 cho ngành công nghiệp điện và điện tử và ngành công nghiệp ô tô. Năm 2003, câu lạc bộ này đã trở thành Hiệp hội xúc tiến thầu phụ Thái Lan. Hiện nay, Hiệp hội có khoảng 250 thành viên từ bốn ngành công nghiệp: các bộ phận kim loại (đúc, dập và ép), nhựa, polymer và các sản phẩm cao su, bộ phận điện và điện tử, và đóng gói, hậu cần. Ngoài ra, BUILD chịu trách nhiệm cho việc phát triển và phổ biến cơ sở dữ liệu công nghiệp hỗ trợ ASEAN. Cơ sở dữ liệu này sẽ giúp thúc đẩy mối liên kết giữa các nƣớc thành viên ASEAN và các thị trƣờng toàn cầu. Năm 2007, số lƣợng các công ty đăng ký trong ASID là 9
  6. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 20.198 doanh nghiệp. Trong số các công ty này có 13.534 công ty là nhà cung cấp ở Thái Lan. ASID phân loại các công ty thành năm ngành công nghiệp chính là ô tô, điện và điện tử, khuôn và mẫu, hóa dầu và nhựa. Các ngành công nghiệp hỗ trợ của Thái Lan có khoảng 1.419 công ty cung cấp cho ngành công nghiệp ô tô, 1393 công ty cho các ngành công nghiệp điện và điện tử, 2141 cho ngành công nghiệp hóa dầu, 616 cung cấp sản phẩm khuôn và mẫu, và 7965 công ty trong các ngành công nghiệp khác . Một biện pháp khác để thúc đẩy thành công các mối liên kết kinh doanh giữa nhà sản xuất sản phẩm cuối cùng trong khu vực và trên toàn thế giới và các nhà cung cấp địa phƣơng là tổ chức triển lãm lần đầu Nhà thầu phụ, gọi là SUBCON Thái Lan . Trong năm 2007, triển lãm tạo ra khoảng 1.000 giao dịch kinh doanh trị giá 1.200 triệu Bạt. Kể từ đó đã có một kế hoạch tổ chức SUBCON Thái Lan mỗi năm. BUILD cũng khuyến khích các nhà cung cấp địa phƣơng quảng bá sản phẩm của họ ở nƣớc ngoài bằng cách cung cấp hỗ trợ tài chính . Từ các hoạt động này, BUILD đã đạt đƣợc một danh tiếng tốt và đƣợc xem nhƣ là một tổ chức có hiệu quả của cả hai khu vực tƣ nhân và công cộng. Nó đóng một vai trò quan trọng nhƣ một trung gian, điều phối và cung cấp thông tin cho các mối liên kết phi chính thức giữa các doanh nghiệp. Cho dù đã thành công, nhƣng tác động của các chƣơng trình BUILD vẫn còn hạn chế vì kích thƣớc nhỏ của các đơn vị hoạt động và ngân sách hạn chế . Một số doanh nghiệp nhỏ đã quyết định thành lập Câu lạc bộ xúc tiến thầu phụ (SPC) với sự hỗ trợ ban đầu của BUILD . Sáng kiến khu vực tƣ nhân này tạo ra mạng lƣới các SME Thái Lan trong các ngành công nghiệp điện tử, nhựa, kim loại và polymer để tăng cƣờng khả năng của mình để phục vụ nhu cầu của các MNC. Hoạt động trong câu lạc bộ; là cơ hội để các doanh nghiệp chia sẻ thông tin, huy động nguồn lực, và cải tiến tiếp thị và phân phối. Cần lƣu ý rằng các chƣơng trình xúc tiến liên kết, nhƣ trong trƣờng hợp của Thái Lan, đã nêu bật vai trò của nhiều cơ quan tạo điều kiện nâng cấp tiềm năng của các nhà cung cấp địa phƣơng hoặc các ngành công nghiệp hỗ trợ. Để tạo ra một chƣơng trình phối hợp, một số tổ chức trung gian phải đƣợc giải quyết. Ở Thái Lan, Văn phòng Xúc tiến SME (OSMEP) tổng hợp các chức năng này và đã phối hợp tất cả các bên liên quan trong việc thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. 3. Kinh Nghiệm Cho Việt Nam 3.1. Thực trạng liên kết FDI với doanh nghiệp nội địa ở Việt Nam Tình hình đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ở Việt Nam Việt Nam là một trong những quốc gia có tiềm năng về thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trong khu vực và trên thế giới trong những năm gần đây. Số vốn FDI đăng ký và thực hiện trong nhiều năm trở lại đây tăng lên mạnh mẽ, đặc biệt là giai đoạn 2006-2009. Bảng 1. Tổng số vốn FDI vào VN giai đoạn 2000-2013 Đơn vị tính: Triệu USD Năm Tổng số dự án Số vốn ĐK Vốn thực hiện 2001 555 3,142.8 2,450.5 2002 808 2,998.8 2,591.0 2003 791 3,191.2 2,650.0 2004 811 4,547.6 2,852.5 2005 970 6,839.8 3,308.8 2006 987 12,004.0 4,100.1 2007 1,544 21,347.8 8,030.0 10
  7. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014) 2008 1,557 71,726.0 11,500.0 2009 1,208 23,107.3 10,000.0 2010 1,237 19,886.1 11,000.0 2011 1,186 15,598.1 11,000.0 2012 1,110 16,351.2 10,460.0 2013 1,275 21,600.0 11,500.0 Nguồn: Tổng cục Thống kê, www.gso.gov.vn Trong thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, từ chỗ chỉ chiếm gần 6% tổng FDI vào khu vực Đông Nam Á trong giai đoạn 1990-2000, đến giai đoạn 2005-2010, Việt Nam đã chiếm trên 10,29% tổng FDI vào khu vực. Giai đoạn trƣớc khi gia nhập WTO, FDI vào Việt Nam theo một xu hƣớng tăng rõ rệt, tuy nhiên ở mực độ vừa phải. Giai đoạn từ 2001 đến 2006, tổng số vốn FDI đăng ký tăng từ 3.1 tỷ USD đến 12 tỷ USD, tăng lên gấp 4 lần trong 5 năm, vốn thực hiện cũng tăng tƣơng ứng từ 2.4 tỷ đến 4.1 tỷ USD trong 5 năm này. Giai đoạn sau khi gia nhập WTO, do những cơ hội đầu tƣ sản xuất kinh doanh tại Việt Nam đƣợc mở rộng và triển vọng tốt của nền kinh tế cũng nhƣ tâm lý quá lạc quan của các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc, số vốn FDI đổ vào Việt Nam tăng ở các mức kỷ lục. Năm 2008, tổng số vốn FDI đăng ký đạt mức kỷ lục là hơn 71 tỷ USD, tuy nhiên số vốn thực hiện chỉ đạt khoảng 11.5 tỷ, mặc dù đây cũng là con số kỷ lục trong nhiều năm qua, nhƣng chỉ chiếm trên 15% tổng số vốn đăng ký, điều đó cho thấy về tính chƣa ổn định của môi trƣờng đầu tƣ tại Việt Nam. Trong những năm sau đó, FDI đăng ký vào Việt Nam giảm mạnh, đặc biệt từ năm 2008 đến năm 2009, vốn FDI đăng ký giảm từ 71 tỷ USD xuống còn trên 23 tỷ và xu hƣớng giảm này còn tiếp tục đến những năm sau đó, tƣơng ứng là 19.8 tỷ năm 2010 và 15.5 tỷ năm 2011. Sự suy giảm đáng kể này phần lớn là do tác động của khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu làm cho các nƣớc chủ đầu tƣ gặp khó khăn và cần cân nhắc các quyết định đầu tƣ của mình. Thêm vào đó, dƣới tác động của khủng hoảng, nền kinh tế Việt Nam cũng rơi vào suy thoái và làm giảm đi tính hấp dẫn của môi trƣờng đầu tƣ từ đó việc thu hút FDI trở nên khó khăn hơn. Năm 2013, tình hình có vẻ khả quan hơn từ những triển vọng tăng trƣởng trở lại của sản xuất trong nƣớc và dòng vốn FDI tăng nhẹ từ 10,4 tỷ USD năm 2012 lên 11,5 tỷ năm 2013 cho thấy dấn hiệu khả quan của sản xuất nội địa nói chung. Liên kết giữa doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài với doanh nghiệp nội địa ở Việt Nam Mặc dù thu hút FDI vào Việt Nam và những đóng góp của khu vực này cho tăng trƣởng kinh tế đất nƣớc đƣợc coi nhƣ một điểm sáng trong bức tranh kinh tế của Việt Nam trong những năm gần đây, nhƣng việc liên kết giữa doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp nội địa lại đƣợc xem nhƣ một vấn đề chƣa đƣợc khai thác một cách xứng đáng. Sự kém phát triển của các ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp phụ trợ đã làm cho mối liên kết giữa các doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp nội địa trở nên mờ nhạt. Các doanh nghiệp nội không những không tận dụng đƣợc những lợi thế mà FDI mang lại mà ngày càng tụt hậu xa hơn so với các doanh nghiệp FDI không chỉ trên thƣơng trƣờng quốc tế mà ngay cả ở thị trƣờng trong nƣớc. Theo điều tra của Tổ chức thúc đẩy thƣơng mại Nhật Bản (JETRO), tỷ lệ nội địa hóa của các doanh nghiệp Nhật Bản ở Việt Nam rất thấp. Năm 2012, tỷ lệ này là 27.9%, năm 2013 đã tăng lên 32.2% nhƣng vẫn thấp hơn nhiều so với tỷ lệ trung bình chung và tỷ lệ này của các nƣớc trong khu vực. 11
  8. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Bảng 2. Tỷ lệ nội địa hóa của các doanh nghiệp Nhật Bản ở Việt Nam và các nước trong khu vực năm 2013 Đơn vị tính: % Tên nước Tỷ lệ Trung Quốc 60.8 Thái Lan 52.9 Indonesia 43.3 Việt Nam 32.2 Trung bình chung của khu vực 47.8 Nguồn: JETRO Việt Nam Nhƣ vậy, tỷ lệ nội địa hóa của các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam thấp hơn mức trung bình chung của các nƣớc trong khu vực 15.6%, thấp hơn tỷ lệ này ở Trung Quốc là 28.6%, thấp hơn Thái Lan là 20.7%, thấp hơn Indonesia là 11.1%. Điều này đƣợc lý giải bởi nguyên nhân xuất phát từ sự yếu kém của công nghiệp phụ trợ của Việt Nam, một trong những hạn chế của môi trƣờng đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài cần phải đƣợc cải thiện trong thời gian tới để có thể hấp dẫn các nhà đầu tƣ tiếp tục đầu tƣ vào Việt Nam. Tỷ lệ các nhà cung cấp nguyên phụ liệu cho các doanh FDI lớn ở việt Nam ở mức thấp, chỉ mới chiếm khoảng 30%, 70% linh phụ kiện còn lại là các doanh nghiệp FDI phải nhập khẩu từ nƣớc ngoài. Bảng 3. Tỷ lệ nhà cung cấp linh phụ kiện của một số doanh nghiệp FDI ở Việt Nam (%) Tên DN Tỷ lệ nhà cung cấp nội địa Tỷ lệ nhà cung cấp nước ngoài Toyota 35 65 Samsung 30 70 Toshiba 33 67 Canon 30 70 Nguồn:JETRO Việt Nam và tổng hợp của tác giả Các nhà cung cấp linh phụ kiện cho các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa với quy mô đầu tƣ nhỏ và hệ thống máy móc lạc hậu nên khó có thể đáp ứng đƣợc yêu cầu về độ chính xác và chất lƣợng cao mà các doanh nghiệp FDI yêu cầu. Đây cũng chính là lý do mà tính liên kết của các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội địa còn lỏng lẻo.Hiện nay, tại Việt Nam có hơn 50 doanh nghiệp lắp ráp ô tô (gồm cả doanh nghiệp trong nƣớc và có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài), trình độ sàn sàn nhƣ nhau, giá trị gia tăng thu đƣợc chủ yếu thông qua khâu sơn, hàn, lắp ráp… Trong khi đó, số doanh nghiệp trong nƣớc sản xuất phụ tùng, linh kiện phụ trợ mới có khoảng 60 đơn vị. Bình quân mỗi doanh nghiệp lắp ráp ô tô chƣa đến 2 nhà sản xuất linh kiện phụ trợ cho mình. Hơn 90% linh kiện, phụ tùng ô tô lắp ráp hiện nay vẫn do các công ty mẹ hoặc từ TNCs nƣớc ngoài cung cấp. Thực trạng phát triển thiếu tính ổn định, bền vững của ngành công nghiệp ô tô hiện nay một phần quan trọng là do công nghiệp phụ trợ chƣa phát triển mạnh. Ngành công nghiệp điện tử cũng không sáng sủa gì hơn. Trong số vài trăm doanh nghiệp đang hoạt động, chỉ có khoảng ¼ số đơn vị tham gia sản xuất phụ tùng, linh kiện, phần lớn trong số này là doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, sản xuất phục vụ xuất khẩu là chủ yếu, tỷ lệ nội địa hóa của sản phẩm mới chỉ đạt 20%. Ở Việt Nam cho đến nay sản phẩm công nghiệp phụ trợ chủ yếu do các doanh nghiệp nhà nƣớc sản xuất, phần lớn cung cấp những sản phẩm có chật lƣợng kém và giá thành cao nên chỉ tiêu thụ đƣợc trong nội bộ khu vực kinh tế nhà nƣớc. Một bộ phận khác, phần lớn là những sản phẩm công nghiệp phụ trợ cấp thấp, do các hộ kinh doanh cá thể sản xuất cũng gặp khó khăn về vốn, công nghệ. Kết quả điều tra của Tổ chức Xúc tiến thƣơng mại Nhật Bản (JETRO) đầu năm 2006 cho thấy, ngay cả những địa bàn tập trung các doanh nghiệp 12
  9. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014) FDI của Nhật Bản với các dự án lớn của TNCs hàng đầu nhƣ Toyota, Honda, Suzuki, Canon, Fujitsu… do tình hình hoạt động kém hiệu quả của các doanh nghiệp nội địa, các doanh nghiệp FDI tuy muốn tăng tỷ lệ nội địa hóa để giảm giá thành sản phẩm nhƣng rất khó tìm đƣợc nguồn cung cấp công nghiệp phụ trợ đáng tin cậy. Hầu hết các doanh nghiệp của Việt Nam vẫn duy trì phong cách làm ăn ―tự cung tự cấp‖ và có xu hƣớng khép kín trong sản xuất. Theo ý kiến đánh giá của các chuyên gia kinh tế, các doanh nghiệp Việt Nam có thể ―một mình một ngựa‖ đƣợc là bởi vì còn ―dƣ địa hoang sơ‖. Song khi gia nhập WTO, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ không còn yếu tố đó mà sẽ phải xếp hàng trong một cuộc chơi toàn cầu với những trật tự riêng của nó. Công nghiệp phụ trợ của Việt Nam yếu vì xuất phát từ nhiều nguyên nhân: Khi tiến hành khảo sát các doanh nghiệp điện tử trong cả nƣớc phục vụ cho việc xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp điện tử Việt Nam của Hiệp Hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam đầu năm 2006, kết quả cho thấy vô cùng ảm đạm. Công ty Fujitsu Việt Nam – một doanh nghiệp FDI lớn có kim ngạch xuất khẩu hàng năm trên dƣới nửa tỷ USD phải nhập khẩu 100% linh kiện phụ tùng và nguyên vật liệu từ nƣớc ngoài; Công ty Panasonic Việt Nam, Công ty Sanyo Việt Nam chỉ mua đƣợc thùng cactong, xốp chèn từ các doanh nghiệp Việt Nam. Công ty Canon, mặc dù đã đầu tƣ gần 300 triệu USD xây dựng các nhà máy sản xuất linh kiện Việt Nam ở Hà Nội, Bắc Ninh cũng không tìm đƣợc một nhà cung cấp linh kiện Việt Nam, hơn 30 nhà cung cấp linh kiện, phụ tùng khác cho Canon là các doanh nghiệp FDI. Đích thân công ty Canon đã cử cán bộ đi khảo sát hơn 20 doanh nghiệp sản xuất ốc vít trong nƣớc, nhƣng không thể tìm đƣợc loại ốc vít đạt yêu cầu. Từ trƣờng hợp công ty Honda hoạt động ở tỉnh Vĩnh Phúc cho thấy, tỷ lệ nội địa hóa tăng khá nhanh, từ 10% đến 60% trong năm năm (1988 – 2002). Kết quả này trƣớc hết bắt nguồn từ kế hoạch và dự báo về khả năng đẩy mạnh sản xuất của Honda ở Việt Nam. Tuy nhiên, trong việc gia tăng tỷ lệ nội hóa của Honda ở Việt Nam, vai trò của công nghiệp phụ trợ trong nƣớc là hết sức mờ nhạt. Phần lớn các bộ phận, linh kiện và nhiều sản phẩm công nghiệp phụ trợ khác đều do Honda tự sản xuất trong nội bộ nhà máy hoặc mua từ các doanh nghiệp FDI khác. Honda đã khảo sát hàng trăm doanh nghiệp trong nƣớc sản xuất công nghiệp phụ trợ trong ngành xe máy, nhƣng cho đến nay cũng chỉ mới chọn ra đƣợc 13 công ty có khả năng cung cấp công nghiệp phụ trợ đủ tiêu chuẩn về chất lƣợng. Hơn 10 năm qua, kể từ khi các tên tuổi hàng đầu trong ngành công nghiệp ô tô Nhật Bản có mặt trong các liên doanh với các đối tác Việt Nam, tỷ lệ nội hóa của các liên doanh này vẫn là đề tài đầy tranh cãi. Nếu tính tổng thể cả ngành, Việt Nam hiện có trên 200 doanh nghiệp tham gia sản xuất, lắp ráp, sửa chữa và chế tạo phụ tùng ô tô, trong đó có 90 cơ sở sản xuất, lắp ráp ô tô và chế tạo phụ tùng, song vẫn chƣa có nhà máy nào đầu tƣ vào chế tạo các bộ phận quan trọng của ô tô nhƣ: động cơ, hộp số, hệ thống chuyển động. Nếu so với Thái Lan, với 2.000 cơ sở chế tạo phụ tùng thì số lƣợng các nhà sản xuất phụ tùng, linh kiện ở Việt Nam hiện quá ít. Trong nhiều năm qua, công nghiệp ô tô trong nƣớc chủ yếu đƣợc phản ánh qua hoạt động của 11 liên doanh có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Nhƣng các doanh nghiệp này mới chỉ dừng lại ở việc lắp ráp ô tô dạng CKD là chính, trình độ công nghệ sản xuất, lắp ráp gần giống nhau, tỷ lệ trong nƣớc đạt thấp, chủ yếu là giá trị sơn, hàn, lắp ráp. Hơn 90% giá trị các bộ linh kiện, phụ tùng lắp ráp vào xe đƣợc cung cấp từ các công ty mẹ hoặc từ các công ty liên doanh của họ ở các nƣớc trong khu vực. Trong số các liên doanh này, đến nay mới chỉ có Toyota Việt Nam là nỗ lực trong việc nâng cao tỷ lệ nội hóa thông qua những nỗ lực kêu gọi các ―vệ tinh‖ cùng phát triển công nghiệp phụ trợ. Đây cũng là doanh nghiệp ô tô duy nhất trong cả nƣớc hiện có đủ 4 công đoạn cơ bản mà nhà sản xuất ô tô phải có là dập, hàn, sơn, lắp ráp. Cam kết nội địa hóa 30 – 40% sau hơn 10 năm hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô Việt Nam cho đến nay vẫn chƣa 13
  10. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG thể đạt đƣợc, trong khi giá thành sản phẩm lại quá cao mà nguyên nhân cơ bản là sự yếu kém của công nghiệp phụ trợ. Sự yếu kém của công nghiệp phụ trợ đã gây ra rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp lắp ráp. Nhƣ đã biết, mỗi chiếc xe bất kỳ đều cần khoảng 20.000 đến 30.000 chi tiết với hàng nghìn linh kiện, trong khi đó số doanh nghiệp sản xuất linh kiện còn quá ít, chƣa kể các doanh nghiệp đó chỉ sản xuất đƣợc một số loại sản phẩm nhƣ săm, lốp, dây điện…. Từ đó, các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp phải phụ thuộc vào nguồn linh kiện từ nƣớc ngoài. Về cơ bản, Việt Nam có điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp phụ trợ nhƣ nguồn nguyên liệu, nhiên liệu, về trình độ nhân công cho những sản phẩm tinh xảo và đặc biệt là đang có hàng trăm các doanh nghiệp hoạt động trong ngành cơ khí – chế tạo máy, đó là chƣa kể đến lực lƣợng hùng hậu các xƣởng, cơ sở kim khí, làng nghề truyền thống trên khắp cả nƣớc. Tƣơng tự đối với ngành điện tử, trƣờng hợp của Công ty Fujitsu khi hơn 6 năm trƣớc đây, doanh nghiệp đã đi khắp cả 64 tỉnh, thành phố Việt Nam chỉ để tìm một chi tiết rất nhỏ là chiếc ốc vít - nhƣng kết quả cuối cùng là con số không. Sự thật hiển nhiên là sản xuất chiếc ốc vít không hề khó và có tới cả trăm cơ sở sản xuất. Vấn đề là ở chỗ, chiếc ốc vít phải đạt tiêu chuẩn, không chỉ về mẫu mã, mà cả chất lƣợng cũng phải đồng đều trăm cái nhƣ một. Khi gia nhập WTO, ngành công nghiệp ô tô, xe máy, công nghiệp điện, điện tử Việt Nam đang gặp khó khăn lớn. Công nghiệp phụ trợ mặc dù đƣợc coi là nền tảng cấu thành môi trƣờng thu hút đầu tƣ của TNCs Nhật Bản thì hiện vẫn đang ở vạch xuất phát. Các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp lại phân tán, chia rẽ theo các hƣớng khác nhau. Hơn nữa, khoảng cách về tiêu chuẩn chất lƣợng giữa các doanh nghiệp trong nƣớc và nƣớc ngoài là quá lớn. Nhu cầu về các sản phẩm nhựa có độ tinh xảo cao nhƣ các loại bánh răng, trục, thanh gạt hay thậm chí là vỏ máy là rất lớn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp FDI cũng đối mặt không ít khó khăn ngay cả thị trƣờng trong nƣớc có tới gần 200 doanh nghiệp ép nhựa với trình độ công nghệ của phần lớn các doanh nghiệp này chỉ dừng lại ở mức sản xuất các sản phẩm tiêu dùng thông thƣờng. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng liên kết lỏng lẻo giữa các doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp nội địa, nhƣng về cơ bản, có thể quy về hai nhóm nguyên nhân là nguyên nhân từ phía chính phủ và nguyên nhân từ phía doanh nghiệp Về phía chính phủ, việc hoạch định cơ chế, chính sách ở Việt Nam, mới chỉ thuộc phạm vi của Chính phủ, ít có sự tham gia của các của các nhà tài trợ, các chuyên gia, các nhà khoa học. Các định chế trung gian để hỗ trợ các doanh nghiệp trong phát triển sản phẩm công nghiệp hỗ trợ còn thiếu, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ tài chính. Các quy định về quản lý hành chính còn rƣờm rà, đang là một trong những trở ngại thu hút đầu tƣ. Chúng ta chú trọng nhiều đến việc giảm bớt thủ tục để thuận lợi cho nhà đầu tƣ, mà chƣa chú ý đến khâu hậu kiểm xem họ làm gì, làm nhƣ thế nào, đúng với cam kết không. Điều này đã dẫn đến có những doanh nghiệp FDI cam kết đầu tƣ, đƣợc cấp hàng trăm héc-ta đất, nhƣng trên thực tế lƣợng vốn chuyển vào đầu tƣ chẳng đƣợc bao nhiêu hoặc có nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đã giả danh vào Việt Nam đầu tƣ, rồi vay nợ làm ăn thua lỗ, bỏ nhà máy, bỏ dự án về nƣớc... Về phía doanh nghiệp là độ tin cậy của nhà cung cấp chƣa cao, về chất lƣợng, giá cả, lẫn sự phong phú chủng loại sản phẩm của Việt Nam. Điều này làm các doanh nghiệp khi đầu tƣ vào ngành công nghiệp hỗ trợ gặp không ít khó khăn vì phải đầu tƣ luôn một tập hợp các nhà cung cấp cho mình, do đó, họ chọn cách nhập khẩu. Hạ tầng cung ứng cho doanh nghiệp 14
  11. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014) khi tham gia vào công nghiệp hỗ trợ chƣa tốt, thiếu thốn và chi phí cao, điều này sẽ làm chi phí sản xuất tăng lên và nhiều doanh nghiệp không dám đầu tƣ. Số lƣợng, thiết bị máy công nghiệpcòn hạn chế, công nghệ cũ, lạc hậu; trình độ tự động hóa thấp… nên sản phẩm của các ngành hỗ trợ chất lƣợng kém, giá thành cao,chủ yếu tiêu thụ trong nội bộ các DNNN, còncác sản phẩm chất lƣợng cao phần lớn do các công ty nƣớc ngoài đảm nhiệm. Các doanh nghiệp trong nƣớc không đủ niềm tin và ý thức tích lũy kỹ năng, nhƣ yêu cầu tính năng, chất lƣợng, giá thành, thời gian giao hàng, dịch vụ,… Việc thiếu nguồn nhân lực công nghệ cao một phần do xã hội chƣa quan tâm đúng mức đối với các ngành CNHT, một phần do chất lƣợng đào tạo hiện nay còn thấp, sự chậm trễ trong chuyển giao công nghệ và bản thân đội ngũ lao động còn thiếu nhiệt tình, ngại học hỏi, tiếp thu kiến thức mới. Các kênh thông tin giữa các doanh nghiệp FDI/nhà lắp ráp; các công ty nội địa, các tập đoàn lớn bên ngoài đặc biệt là các tập đoàn của Nhật Bản còn thiếu. Chƣa có cơ sở dữ liệu quốc gia về lĩnh vực này. Chính nguyên nhân này khiến các nhà sản xuất gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm đơn vị cung cấp linh kiện, dịch vụ hỗ trợ và tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm. Tính hợp tác - liên kết giữa các doanh nghiệp hỗ trợ với các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp, giữa nhà lắp ráp với các nhà sản xuất hỗ trợ, giữa các nhà sản xuất hỗ trợ với nhau còn yếu. Đặc biệt, là khối doanh nghiệp trong nƣớc và khối doanh nghiệp FDI. Sự kém năng động, nhạy bén của các nhà cung cấp Việt Nam đã cản trở ―xây dựng quan hệ‖ trong kinh doanh. 3.2. Kinh nghiệm rút ra từ bài học của Thái Lan Thứ nhất, các chính sách liên kết cần đƣợc hình thành dựa vào các trụ cột cơ bản dƣới đây: một là, cải thiện môi trƣờng đầu tƣ để thu hút FDI- Tập đoàn đa quốc gia. Hai là, Cần có chiến lƣợc thu hút FDI một cách bài bản và năng động. Ba là, cần đƣa ra các chính sách liên kết cụ thể phù hợp với từng quốc gia và từng ngành. Bốn là, nâng cao khả năng hấp thu của các doanh nghiệp SME, các nhà cung cấp nội địa. Bốn lĩnh vực chính sách quan trọng hỗ trợ lẫn nhau trong một khuôn khổ nhằm đáp ứng đầy đủ lợi ích chung của các công ty đa quốc gia, doanh nghiệp địa phƣơng và củng cố mục tiêu phát triển trong nƣớc Thứ hai, xây dựng mạng lƣới liên kết các doanh nghiệp.Để thúc đẩy phát triển các mối liên kết MNC với các doanh nghiệp địa phƣơng cần thiết lập một mạng lƣới liên kết bao gồm cả các tổ chức công trực thuộc chính phủ hoặc các Bộ nhƣ BUILD, BOI, VSID…cũng nhƣ các tổ chức tƣ nhân của các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhƣ SPC và các tổ chức hiệp hội. Thứ ba, nâng cao năng lực của các doanh nghiệp nhỏ và vừa nội địa. Để làm đƣợc điều này Chính phủ và các tổ chức hỗ trự phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa cần phải xây dựng đƣợc các chƣơng trình đào tạo, tƣ vấn, cung cấp thông tin cho các nhà cung cấp địa phƣơng. Các hỗ trợ chủa chính phủ nhƣ hỗ trợ phát triển công nghệ, hỗ trợ tài chính, đào tạo nguồn nhân lực là hết sức cần thiết. Bên cạnh đó các doanh nghiệp nhỏ và vừa cần liên kết với nhau nhằm chia sẻ kinh nghiệm và huy động nguồn lực. Thứ tƣ, xây dựng cơ sở dự liệu về các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các nhà cung cấp địa phƣơng. Xây dựng cơ sở dữ liệu về các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các nhà cung cấp địa phƣơng có vai trò quan trọng để kết nối với các MNC. Cơ sở dữ liệu này cần đƣợc cập nhật thƣờng xuyên để các tập đoàn đa quốc gia dễ dàng tìm kiếm các thông tin về các nhà cung cấp, từ đó có các biện pháp để hỗ trợ các doanh nghiệp này tham gia vào các khóa đào tạo cho các nhà cung cấp để họ có thể thâm nhập vào mạng lƣới sản xuất toàn cầu. 15
  12. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Thứ năm, phát triển các cụm ngành công nghiệp. Phát triển cụm ngành công nghiệp là một trong những ƣu tiên hàng đầu trong Chính sách hỗ trợ SMEs và hỗ trợ phát triển các liên kết theo cả chiều dọc lẫn chiều ngang theo ngành, cũng nhƣ liên kết các doanh nghiệp với các Viện nghiên cứu, các trƣờng đại học. Thái Lan đã rất thành công trong phát triển cụm ngành công nghiệp ô tô và phụ tùng ô tô. Việc áp dụng chính sách phát triển cụm ngành công nghiệp các các nƣớc công nghiệp phát triển, các nƣớc NICs và các nƣớc đang phát triển tăng trƣởng nhanh nhƣ Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và Malaysia đã nâng cấp và phát triển nền tảng công nghiệp của họ một cách nhanh chóng, đặc biết là phát triển công nghiệp hỗ trợ, cho phép các nƣớc này huy động các nguồn lực, tăng cƣờng các mối liên kết mới về tổ chức lãnh thổ để nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Thứ sáu, xây dựng và triển khai thành công các chƣơng trình thúc đẩy liên kết MNC với các doanh nghiệp địa phƣơng và kết nối kinh doanh hay thầu phụ. Thái Lan đã rất thành công trong triển khai xây dựng chƣơng trình OTOP, các chƣơng trình gặp gỡ khách hàng. Thứ bảy, phát triển thị trƣờng nội địa kết hợp xuất khẩu. Chính phủ Thái Lan, Malaysia luôn chú trọng tới các chính sách khuyến khích phát triển thị trƣờng trong nƣớc vừa đẩy mạnh xuất khẩu sang các nƣớc ASEAN và toàn cầu. Đặc biệt là các chính sách gắn kết giữa công nghiệp với thƣơng mại. Thứ tám, khuyến khích các doanh nghiệp (cả FDI và doanh nghiệp nội địa) mua hàng trong nƣớc bằng các biện pháp nhƣ giảm thuế cho máy móc và nguyên liệu thô và thiết lập các kênh trao đổi thông tin giữa các nhà lắp ráp nƣớc ngoài với các nhà cung cấp trong nƣớc để giảm khoảng cách về thông tin và hiểu biết lẫn nhau. Kinh nghiệm về phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Thái Lan nhƣ một gợi ý tốt cho Việt Nam vì hai nƣớc có độ tƣơng đồng nhất định về trình độ phát triển kinh tế. Sự thành công của Thái Lan trong việc chú trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ để thu hút mới và giữ chân các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài sẽ là kinh nghiệm mà nhiều quốc gia trong khu vực, trong đó có Việt Nam đáng học tập. Việc hoạch định các chính sách và bƣớc đi cụ thể để phát triển công nghiệp hỗ trợ là một tiền đề quan trọng để thu hút mới đồng thời giữ chân các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài nhằm tạo độ liên kết lâu dài trong sản xuất kinh doanh giữa nhà đầu tƣ nƣớc ngoài và các doanh nghiệp trong nƣớc. Đây là việc làm vô cùng quan trọng và có ý nghĩa để thúc đẩy trình độ sản xuất trong nƣớc, tạo đà cho tăng trƣởng bền vững của Việt Nam trong dài hạn. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Hà Thị Hƣơng Lan (2014), Công nghiệp hỗ trợ trong một số ngành công nghiệp ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ. [2] Ngọc Quỳnh (2007), Công nghiệp phụ trợ hƣớng thu hút đầu tƣ quan trọng, Báo Hà Nội mới (11/4/2007), tr.4. [3] Nguyễn Ngọc Sơn, Trần Thị Bích Ngọc (2014), Liên kết với doanh nghiệp nội địa: Từ lý luận và thực tiễn ở một số nƣớc ASEAN, Kỷ yếu hội thảo. [4] Trần Văn Thọ (2005), Biến động kinh tế Đông Á và con đƣờng công nghiệp hóa Việt Nam, NXB CTQG Hà Nội, Tr.178. [5] JETRO, The 21th comparatitive survey of Investment-related cost in 31 cities and regions in Asia and Oceania. 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2