intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Loại bỏ sai sót trong truyền thông bảo tồn

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

80
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khi nguồn tin báo chí bị thiếu sót, sai lệch Vụ việc nhanh chóng được lan truyền trên các báo, thậm chí còn được đăng lại trên nhiều trang nhật ký cá nhân và mạng xã hội. Ngày hôm sau, “cá nhám voi” (whale shark) trở thành một trong những từ khóa được dùng nhiều nhất thông qua trang tìm kiếm trực tuyến Google. Để kiểm chứng thông tin, một nhóm nghiên cứu viên thuộc trường Đại học Quốc gia Singapore và Đại học Princeton (Hoa Kỳ) đã tiến hành đối chiếu 45 tin, bài được tìm kiếm trên Google...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Loại bỏ sai sót trong truyền thông bảo tồn

  1. Loại bỏ sai sót trong truyền thông bảo tồn Khi nguồn tin báo chí bị thiếu sót, sai lệch Vụ việc nhanh chóng được lan truyền trên các báo, thậm chí còn được đăng lại trên nhiều trang nhật ký cá nhân và mạng xã hội. Ngày hôm sau, “cá nhám voi” (whale shark) trở thành một trong những từ khóa được dùng nhiều nhất thông qua trang tìm kiếm trực tuyến Google. Để kiểm chứng thông tin, một nhóm nghiên cứu viên thuộc trường Đại học Quốc gia Singapore và Đại học Princeton (Hoa Kỳ) đã tiến hành đối chiếu 45 tin, bài được tìm kiếm trên Google vào ngày 12/02/2012 bằng cách gõ các từ khóa “tin tức + cá nhám voi + Karachi” (news + whale shark + Karachi). Trong s ố kết quả thu được có 25 tin được lấy từ các báo in quốc gia hoặc quốc tế, 12 tin từ báo mạng, 6 tin từ các đài truyền hình và 2 tin từ các hãng thông tấn. Nhóm đánh giá những thông tin trên dựa vào hai tiêu chí chính: Tính chính xác về mặt khoa học và tính chất giáo dục bảo tồn. Cơ sở khoa học để đối chiếu các thông tin cá nhám voi được trích dẫn từ Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) và Tổ chức Nông Lương Liên Hợp quốc (FAO). Sau khi kiểm chứng, nhóm nghiên cứu kết luận chỉ có già nửa (46,6%) số bài báo cung cấp thông tin chính xác. Số còn lại đưa tin sai lệch, cho rằng cá nhám voi là loài cá lớn nhất hiện còn tồn tại hay cá nhám voi là loài động vật có vú sống ở vùng biển sâu ôn đới… Bên cạnh đó, chỉ một số ít bài đề cập đến vấn đề bảo tồn cá nhám voi. Cụ thể, có tổng cộng 22 bài báo (chiếm 48,9%) đưa tin loài này đang bị đe dọa, nhưng chỉ có 6 bài (chiếm 13,3%) nhắc tới nguyên nhân suy giảm số lượng loài. Và mặc dù có
  2. 11 bài (chiếm 24,4%) trích dẫn phân loại của IUCN, song chỉ có 7 bài (chiếm 15,6%) trích dẫn đúng đây là loài dễ bị tổn thương (VU) trong Sách đỏ. Liên quan đến Công ước Buôn bán Quốc tế Các loài Động Thực vật Hoang dã Nguy cấp (CITES), chỉ có 2 bài cung cấp thông tin chính xác rằng cá nhám voi đ ã được liệt vào Công ước CITES nhưng lại đưa ra nhận định sai. Trong số 10 bài có thông tin bổ sung về cá nhám voi, chỉ có 3 bài có các đường dẫn liên quan và 2 bài trích dẫn ý kiến của các nhà khoa học có nghiên cứu về cá nhám voi hoặc cá mập nói chung. Ngoài ra còn tồn tại nhiều bài báo cung cấp những thông tin cường điệu, phóng đại kiểu như con người có thể mặc nhiên cưỡi trên lưng cá nhám voi…, gây bất bình trong giới khoa học và bảo tồn bởi những hậu quả khôn lường của nó. Khi kiểm chứng độ chính xác của nguồn tin từ các ph ương tiện thông tin truyền thống (báo giấy, truyền hình và các hãng thông tấn) so với các phương tiện truyền thông mới (các trang tin điện tử), nhóm nghiên cứu rút ra kết luận chẳng có mối liên hệ tuyến tính nào giữa các loại hình truyền thông và tính chính xác của thông tin cả. Cần thúc đẩy hợp tác khoa học – báo chí Rõ ràng, thông tin về những sự kiện quan trọng như trên có thể góp phần đáng kể vào việc nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo tồn đại dương và hiểu biết về hệ sinh thái cũng như đời sống, tập tính của loài cá nhám voi, khi chúng được trích dẫn một cách chính xác và đầy đủ. Trong tình huống ngược lại, hậu quả thật khó lường. Để tránh hoặc chí ít là hạn chế tình trạng này, nhóm nghiên cứu cho rằng các nhà khoa học cần thể hiện vai trò chủ động chỉnh lý các thông tin sai lệch đã được
  3. công bố. Đối với tin, bài chưa xuất bản, trước khi đăng, các nhà báo nên tham khảo những tài liệu khoa học và những nguồn đáng tin cậy về mặt khoa học hoặc xin ý kiến của chính các nhà khoa học để đảm bảo tính chính xác, đầy đủ cho các sản phẩm báo chí. Về phần mình, các nhà khoa học rất cần cởi mở cộng tác với báo chí bởi lẽ truyền thông là một phương tiện hữu dụng, có sức lôi kéo, giáo dục cộng đồng rất lớn. Trong bối cảnh cuộc đua sống còn của giới khoa học trong việc công bố những phát hiện mới đang bước vào giai đoạn cam go, khiến đa phần đều không sẵn lòng bỏ thêm thời gian để chia sẻ thông tin với các phương tiện truyền thông và công chúng, nhóm nghiên cứu nêu trên khuyến nghị các trường đại học và các thể chế tài chính càng nên ghi nhận đóng góp của giới khoa học đối với hoạt động chia sẻ thông tin, nhằm thúc đẩy họ tích cực hơn, quan tâm hơn tới hoạt động này. Xuất phát từ thực tế cộng đồng đang ngày càng thể hiện sự quan tâm tới các loài sinh vật như trường hợp của cá nhám voi cộng với nhận thức về tác động của con người tới sự thay đổi toàn cầu đang tăng lên rõ rệt, có thể thấy rằng đã đến lúc giới khoa học cần tích cực chia sẻ thông tin liên quan đến bảo tồn cho cộng đồng. Và chỉ khi những nỗ lực hợp tác giữa giới khoa học và báo chí gia tăng mới có khả năng mở đường cho sự ra đời của việc thông tin có trách nhiệm, giúp hạn chế hiện tượng đưa tin sai lệch hoặc thiếu sót thông tin trong báo chí khoa học.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2