intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu số đo và chỉ số nhân trắc của học sinh vùng đồng bằng sông Cửu Long

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:173

21
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Y học "Nghiên cứu số đo và chỉ số nhân trắc của học sinh vùng đồng bằng sông Cửu Long" trình bày việc xác định các số đo nhân trắc của học sinh từ 6 đến 17 tuổi vùng Đồng bằng sông Cửu Long năm học 2018-2019; Xác định các chỉ số nhân trắc của học sinh từ 6 đến 17 tuổi vùng Đồng bằng sông Cửu Long năm học 2018-2019; Đánh giá sự thay đổi của các số đo theo thời gian và xây dựng phương trình hồi quy tính các số đo theo tuổi và giới tính.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu số đo và chỉ số nhân trắc của học sinh vùng đồng bằng sông Cửu Long

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ GIAO HẠ NGHIÊN CỨU SỐ ĐO VÀ CHỈ SỐ NHÂN TRẮC CỦA HỌC SINH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ GIAO HẠ NGHIÊN CỨU SỐ ĐO VÀ CHỈ SỐ NHÂN TRẮC CỦA HỌC SINH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG NGÀNH: GIẢI PHẪU NGƯỜI MÃ SỐ: 62720104 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC Người hướng dẫn khoa học: VÕ HUỲNH TRANG TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng được công bố ở bất kỳ nơi nào. Tác giả Nguyễn Thị Giao Hạ
  4. ii MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i MỤC LỤC ......................................................................................................... ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ ANH – VIỆT ................. iv DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... v DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................... ix DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... xi ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................... 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 4 1.1. Lịch sử phát triển nhân trắc học ................................................................. 4 1.2. Một số mốc giải phẫu đo đạc nhân trắc ..................................................... 9 1.3. Các số đo và chỉ số nhân trắc ................................................................... 14 1.4. Tình hình nghiên cứu về nhân trắc........................................................... 24 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 36 2.1. Thiết kế nghiên cứu .................................................................................. 36 2.2. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 36 2.3. Thời gian- địa điểm nghiên cứu ............................................................... 36 2.4. Cỡ mẫu nghiên cứu: Cỡ mẫu được tính theo công thức: ......................... 37 2.5. Các biến số ............................................................................................... 39 2.6. Phương pháp - công cụ đo lường ............................................................. 42 2.7. Qui trình nghiên cứu ................................................................................ 48 2.8. Phương pháp phân tích dữ liệu ................................................................ 48 2.9. Đạo đức trong nghiên cứu ........................................................................ 50
  5. iii Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................... 54 3.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu ...................................................... 54 3.2. Các số đo nhân trắc của học sinh từ 6 đến 17 tuổi năm học 2018-2019 . 56 3.3. Các chỉ số nhân trắc của học sinh từ 6 đến 17 tuổi năm học 2018-2019. 75 3.4. Sự thay đổi các số đo theo thời gian và phương trình hồi quy tính các số đo theo tuổi. ..................................................................................................... 85 Chương 4 BÀN LUẬN .................................................................................. 81 4.1. Thông tin chung về mẫu nghiên cứu ........................................................ 81 4.2. Các số đo nhân trắc của học sinh từ 6 đến 17 tuổi năm học 2018-2019 . 82 4.3. Các chỉ số nhân trắc của học sinh từ 6 đến 17 tuổi năm học 2018-2019. 96 4.4. Sự thay đổi các số đo theo thời gian và phương trình hồi quy tính các số đo theo tuổi và giới tính trong theo dõi dọc .................................................. 102 KẾT LUẬN .................................................................................................. 114 KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 116 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ ANH – VIỆT Viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt BMI Body Mass Index Chỉ số khối cơ thể Đk Đường kính p Prevalance Tỉ lệ ước tính r Pearson correlation coefficient Hệ số tương quan SD Standard Deviation Độ lệch chuẩn THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông WHO World Health Organization Tổ chức y tế thế giới X Mean Giá trị trung bình
  7. v DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Đánh giá chỉ số khối cơ thể theo chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới, và dành riêng cho người châu Á ............................................................. 20 Bảng 1.2. Chỉ số Skélie ở người Việt Nam từ 18 đến 25 tuổi. ....................... 22 Bảng 2.1. Đánh giá chỉ số khối cơ thể theo chuẩn dành riêng cho người châu Á .............................................................................................................. 41 Bảng 3.1. Tổng số lượng học sinh trong nghiên cứu ...................................... 54 Bảng 3.2. Số lượng chung học sinh theo tuổi ................................................. 54 Bảng 3.3 Số lượng học sinh theo dân tộc Kinh .............................................. 55 Bảng 3.4 Số lượng học sinh theo dân tộc Khơme........................................... 56 Bảng 3.5. Số lượng học sinh theo dân tộc Chăm ............................................ 57 Bảng 3.6. Số lượng chung học sinh theo tuổi trong theo dõi dọc ................... 58 Bảng 3.7. Trung bình chiều cao ngồi (cm) của học sinh ................................ 58 Bảng 3.8. Trung bình vòng đầu (cm) của học sinh ......................................... 59 Bảng 3.9. Tỉ lệ phần trăm phân loại vòng đầu nữ ........................................... 60 Bảng 3.10. Tỉ lệ phần trăm phân loại vòng đầu nam ...................................... 61 Bảng 3.11. Tỉ lệ phần trăm phân loại vòng ngực 2 nữ lứa tuổi dậy thì .......... 62 Bảng 3.12. Tỉ lệ phần trăm phân loại vòng ngực 2 nam lứa tuổi dậy thì ....... 62 Bảng 3.13. Trung bình vòng eo (cm) chung của học sinh .............................. 63 Bảng 3.14. Tỉ lệ phần trăm phân loại vòng eo nữ ........................................... 64 Bảng 3.15. Tỉ lệ phần trăm phân loại vòng eo nam ........................................ 65 Bảng 3.16. Trung bình vòng mông (cm) chung của học sinh ......................... 66 Bảng 3.17. Tỉ lệ phần trăm phân loại vòng mông nữ ..................................... 67 Bảng 3.18. Tỉ lệ phần trăm phân loại vòng mông nam ................................... 68 Bảng 3.19. Chiều cao đứng (cm) nữ các dân tộc ............................................ 69
  8. vi Bảng 3.20 Chiều cao đứng (cm) nam các dân tộc .......................................... 70 Bảng 3.21. Chiều cao ngồi (cm) nữ các dân tộc ............................................. 71 Bảng 3.22. Chiều cao ngồi (cm) nam các dân tộc .......................................... 72 Bảng 3.23. Vòng ngực 2 (cm) nữ các dân tộc ................................................. 73 Bảng 3.24. Vòng ngực 2 (cm) nam các dân tộc .............................................. 74 Bảng 3.25. Tỉ lệ phần trăm phân loại chỉ số Skelie nữ ................................... 76 Bảng 3.26. Tỉ lệ phần trăm phân loại chỉ số Skelie nam ................................ 77 Bảng 3.27. Chỉ số QVC và Pignet nghiên cứu ngang ..................................... 78 Bảng 3.28. Chỉ số ngực và sinh lực theo tuổi nghiên cứu ngang ................... 79 Bảng 3.29. Hiệu số ngực bụng và độ giãn ngực trong nghiên cứu ngang ...... 80 Bảng 3.30. Chỉ số Skelie nữ các dân tộc ......................................................... 81 Bảng 3.31. Chỉ số Skelie nam các dân tộc ...................................................... 82 Bảng 3.32. Chỉ số Pignet nữ các dân tộc ........................................................ 83 Bảng 3.33. Chỉ số Pignet nam các dân tộc ...................................................... 84 Bảng 3.34. Tăng cân nặng (kg) trung bình của học sinh nữ ........................... 85 Bảng 3.35. Tăng cân nặng (kg) trung bình của học sinh nam ........................ 86 Bảng 3.36. Tăng chiều cao đứng (cm) trung bình của học sinh nữ ................ 86 Bảng 3.37. Tăng chiều cao đứng (cm) trung bình của học sinh nam ............. 87 Bảng 3.38. Tăng vòng ngực 2 (cm) trung bình của học sinh nữ..................... 87 Bảng 3.39. Tăng vòng ngực 2 (cm) trung bình của học sinh nam .................. 88 Bảng 3.40. Tăng vòng eo (cm) trung bình của học sinh nữ ............................ 88 Bảng 3.41. Tăng vòng eo (cm) trung bình của học sinh nam ......................... 89 Bảng 3.42. Tăng vòng mông (cm) trung bình của học sinh nữ ...................... 89 Bảng 3.43. Tăng vòng mông (cm) trung bình của học sinh nam .................... 90 Bảng 3.44. Hệ số tương quan (r) ..................................................................... 92
  9. vii Bảng 4.1. Sự khác biệt cân nặng (kg) của học sinh nữ trong nghiên cứu chúng tôi và nghiên cứu các số đo học sinh Cần Thơ 20 năm trước. ................ 82 Bảng 4.2. Sự khác biệt cân nặng của học sinh nam trong nghiên cứu chúng tôi và nghiên cứu các số đo học sinh Cần Thơ 20 năm trước. ..................... 83 Bảng 4.3. Sự khác biệt chiều cao đứng (cm) của học sinh nữ trong nghiên cứu chúng tôi và nghiên cứu các số đo học sinh Cần Thơ 20 năm trước. ..... 86 Bảng 4.4. Sự khác biệt chiều cao đứng (cm) của học sinh nam trong nghiên cứu chúng tôi và nghiên cứu các số đo học sinh Cần Thơ 20 năm trước. ................................................................................................................. 87 Bảng 4.5. Sự khác biệt vòng đầu (cm) của học sinh nữ trong nghiên cứu chúng tôi và nghiên cứu các số đo học sinh Cần Thơ 20 năm trước. ..... 91 Bảng 4.6. Sự khác biệt vòng đầu (cm) của học sinh nam trong nghiên cứu chúng tôi và nghiên cứu các số đo học sinh Cần Thơ 20 năm trước. ..... 92 Bảng 4.7. Sự khác biệt vòng ngực (cm) của học sinh nữ trong nghiên cứu chúng tôi và nghiên cứu các số đo học sinh Cần Thơ 20 năm trước. ..... 93 Bảng 4.8. Sự khác biệt vòng ngực (cm) của học sinh nam trong nghiên cứu chúng tôi và nghiên cứu các số đo học sinh Cần Thơ 20 năm trước. ..... 94 Bảng 4.9. Khác biệt chiều dài chi dưới (cm) của học sinh nữ trong nghiên cứu chúng tôi và nghiên cứu các số đo học sinh Cần Thơ 20 năm trước. ..... 99 Bảng 4.10. Khác biệt chiều dài chi dưới(cm) của học sinh nam trong nghiên cứu chúng tôi và nghiên cứu các số đo học sinh Cần Thơ 20 năm trước. ............................................................................................................... 100 Bảng 4.11. So sánh sự tăng trưởng cân nặng (kg) của chúng tôi và trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) năm 2000 ....................................... 103 Bảng 4.12. So sánh sự tăng trưởng chiều cao đứng (cm) của chúng tôi và trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) năm 2000 ...................... 104 Bảng 4.13. So sánh sự tăng trưởng cân nặng (kg) của 2 nghiên cứu ............ 110
  10. viii Bảng 4.14. So sánh tăng trưởng chiều cao đứng (cm) của 2 nghiên cứu ..... 111 Bảng 4.15. So sánh sự tăng trưởng vòng ngực 2 (cm) của hai nghiên cứu .. 111 Bảng 4.16. So sánh sự tăng trưởng vòng eo (cm) của hai nghiên cứu ......... 112 Bảng 4.17. So sánh sự tăng trưởng vòng mông (cm) của hai nghiên cứu .... 112
  11. ix DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Trung bình cân nặng (kg) chung của học sinh ........................... 56 Biểu đồ 3.2. Phân phối cân nặng (kg) của học sinh ........................................ 56 Biểu đồ 3.3. Trung bình chiều cao đứng (cm) chung của học sinh ................ 57 Biểu đồ 3.4. Phân phối chiều cao đứng (cm) nữ ............................................. 57 Biểu đồ 3.5. Phân phối chiều cao đứng (cm) nam .......................................... 58 Biểu đồ 3.6. Trung bình vòng ngực 2 (cm) chung của học sinh ..................... 61 Biểu đồ 3.7. Cân nặng (kg) nữ các dân tộc ..................................................... 68 Biểu đồ 3.8. Cân nặng (kg) nam các dân tộc .................................................. 69 Biểu đồ 3.9. Phân phối BMI của nữ ................................................................ 75 Biểu đồ 3.10. Phân phối BMI của nam ........................................................... 75 Biểu đồ 4.1. So sánh cân nặng nữ trong nghiên cứu của chúng tôi và WHO. 83 Biểu đồ 4.2. So sánh cân nặng nam trong nghiên cứu chúng tôi và WHO .... 84 Biểu đồ 4.3. So sánh chiều cao đứng của nữ nghiên cứu chúng tôi và WHO 87 Biểu đồ 4.4. So sánh chiều cao đứng của nam nghiên cứu chúng tôi và WHO ................................................................................................................. 88 Biểu đồ 4.5. Đường hồi qui tương quan chiều cao đứng theo tuổi của học sinh nữ ........................................................................................................... 105 Biểu đồ 4.6. Đường hồi qui tương quan chiều cao đứng theo tuổi của học sinh nam ........................................................................................................ 105 Biểu đồ 4.7. Đường hồi qui tương quan vòng ngực 2 theo tuổi của học sinh nữ ............................................................................................................... 106 Biểu đồ 4.8. Đường hồi qui tương quan vòng ngực 2 theo tuổi của học sinh nam ........................................................................................................ 107 Biểu đồ 4.9. Đường hồi qui tương quan vòng eo theo tuổi của học sinh nữ 108
  12. x Biểu đồ 4.10. Đường hồi qui tương quan vòng eo theo tuổi của học sinh nam ............................................................................................................... 108 Biểu đồ 4.11. Đường hồi qui tương quan vòng mông theo tuổi của học sinh nữ ............................................................................................................... 109
  13. xi DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Mỏm cùng vai ................................................................................. 10 Hình 1.2. Đầu trên xương quay ....................................................................... 11 Hình 1.3. Điểm cao nhất của mào chậu .......................................................... 12 Hình 1.4. Đỉnh đầu .......................................................................................... 13 Hình 1.5. Mặt phẳng Frankfort ....................................................................... 13 Hình 1.6. Đo cân nặng..................................................................................... 15 Hình 1.7. Đo chiều cao đứng .......................................................................... 16 Hình 1.8 Đo chiều cao ngồi............................................................................. 17 Hình 1.9. Đo vòng đầu .................................................................................... 19 Hình 1.10. Đo đường kính ngang ngực ........................................................... 20 Hình 2.1. Cân đồng hồ .................................................................................... 42 Hình 2.2. Thước đo chiều cao Martin. ............................................................ 43 Hình 2.3. Thước dây Martin............................................................................ 43 Hình 2.4. Compa trượt .................................................................................... 43 Hình 2.5. Tư thế đo chiều cao đứng ................................................................ 44 Hình 2.6. Đo chiều cao đứng .......................................................................... 45 Hình 2.7. Đo chiều cao ngồi............................................................................ 45 Hình 2.8. Đo cân nặng..................................................................................... 46 Hình 2.9. Đo vòng eo ...................................................................................... 47
  14. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Nhân học là môn khoa học nghiên cứu về loài người bao gồm nhân học hình thể và nhân học văn hóa. Nhân học hình thể là chuyên ngành ra đời đầu tiên và sớm nhất của ngành nhân học [2]. Nhân trắc học là một bộ phận của nhân học hình thể, là một ngành khoa học nghiên cứu về các số đo cơ thể và sử dụng thuật toán thống kê để phân tích những kết quả đo được nhằm tìm ra quy luật về sự phát triển thể lực của người [46]. Nhân trắc học ngày nay trở thành một môn khoa học độc lập, nó được sử dụng rộng rãi trong đời sống và các lĩnh vực khác như: nhân chủng học, y học,… [29], [65], [86]. Đo lường cơ thể con người là một trong những phương pháp đánh giá tình trạng sức khỏe và dinh dưỡng chung của một cá nhân hoặc dân số. Từ Đại hội quốc tế được tổ chức tại Geneva năm 1912 khi Công ước quốc tế về thống nhất các phép đo nhân trắc học trong cuộc sống được ký kết, việc đo đạc các số đo nhân trắc đòi hỏi phải tuân thủ các quy tắc quốc tế cụ thể [65]. Nghiên cứu các chỉ số về thể lực của con người nói riêng và đánh giá các chỉ số nhân trắc nói chung là một hoạt động hết sức quan trọng trong quá trình nghiên cứu các lĩnh vực phát triển con người. Đây là một hoạt động làm cơ sở, tiền đề cho việc xây dựng các tiêu chuẩn về số đo, kích thước nhằm chế tạo, sản xuất những công cụ, phương tiện sinh hoạt hàng ngày [5], [8]. Trong lĩnh vực y học, người ta thường điều tra, đánh giá tình trạng thể lực và dinh dưỡng, thể lực và sức khoẻ... với những quy mô lớn nhằm mục đích tìm ra những biến đổi hình thái thể lực của cơ thể con người qua từng giai đoạn, từng nhóm tuổi, từng chủng tộc... để từ đó có những giải pháp tích cực, chủ động khắc phục những yếu tố tồn tại có ảnh hưởng đến sức khoẻ, nòi giống của con người [5], [40], [57], [67].
  15. 2 Chúng ta biết rằng các chỉ số nhân trắc khác nhau tuỳ thuộc vào dân tộc, yếu tố môi trường, địa dư, điều kiện kinh tế xã hội,... do đó việc xác định các chỉ tiêu sinh học nói chung, trong đó có các chỉ số nhân trắc là một công việc quan trọng và cần được tiến hành thường quy [5]. Đo các số đo của cơ thể con người để tìm ra qui luật phát triển đã được nghiên cứu từ lâu và rất nhiều nơi trên thế giới [28]. Tổ chức y tế thế giới cũng có một nhóm nghiên cứu có nhiệm vụ nghiên cứu và xây dựng các quần thể tham chiếu phù hợp cho các thời kì và phù hợp tối đa cho càng nhiều nước càng tốt. Ở Việt Nam, các nghiên cứu về các số đo và chỉ số nhân trắc cũng có rất nhiều, nhất là sau khi đất nước thống nhất. Nhưng các công trình này chủ yếu chỉ tập trung ở miền Bắc và Thành phố Hồ Chí Minh [6], [7], [12]. Cho đến hiện nay ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có rất ít nghiên cứu về số đo và chỉ số nhân trắc. Các ứng dụng của số đo và chỉ số nhân trắc tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long đều dựa vào các kết quả chung được công bố trên thế giới và các vùng khác. Câu hỏi đặt ra là các số đo và chỉ số nhân trắc của học sinh vùng Đồng bằng sông Cửu Long có gì khác với các nghiên cứu trước đây, các thành phố khác và trên thế giới không? Với mong muốn góp phần bổ sung vào kho số liệu còn ít ỏi của Đồng bằng sông Cửu Long, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu số đo và chỉ số nhân trắc của học sinh vùng Đồng bằng sông Cửu Long”.
  16. 3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Xác định các số đo nhân trắc của học sinh từ 6 đến 17 tuổi vùng Đồng bằng sông Cửu Long năm học 2018-2019. 2. Xác định các chỉ số nhân trắc của học sinh từ 6 đến 17 tuổi vùng Đồng bằng sông Cửu Long năm học 2018-2019. 3. Đánh giá sự thay đổi của các số đo theo thời gian và xây dựng phương trình hồi quy tính các số đo theo tuổi và giới tính.
  17. 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Lịch sử phát triển nhân trắc học Nhân trắc học là môn khoa học về phương pháp đo đạc trên cơ thể người và sử dụng các thuật toán để phân tích kết quả đo đạc nhằm tìm hiểu quy luật về sự phát triển hình thái, thể lực của cơ thể con người. Những khái niệm đầu tiên về hình thái và thể lực cơ thể thực chất đã được hình thành từ ngàn xưa, có thể nói ngay từ khi con người biết đo chiều cao của mình, biết mình nặng bao nhiêu là đã bắt đầu biết nghiên cứu về hình thái và thể lực. Những khái niệm này ngày càng được nghiên cứu đầy đủ và toàn diện hơn để trở thành những nền tảng chủ yếu cấu thành môn nhân trắc học [5], [7]. Những khái niệm về hình thái và kích thước của cơ thể đã được hình thành từ rất lâu, có thể nói ngay khi con người biết đo đạc chiều cao và cân nặng của mình là đã có sự xuất hiện của nhân trắc học. Tùy theo mục đích nghiên cứu, người ta chia thành các loại: Nhân trắc học chuyên nghiên cứu hình thái các chủng tộc loài người; nhân trắc học đường nghiên cứu về thể lực và các tiêu chuẩn để kiểm tra sức khỏe của lứa tuồi học sinh [71], [90], [96]; nhân trắc học ứng dụng sản xuất dụng cụ học tập, bàn ghế, trang phục [17], [50], [66], [72], [84], [87]…; nhân trắc thể dục thể thao nghiên cứu các tiêu chuẩn để kiểm tra sức khỏe của vận động viên, xác định thiên hướng để chọn vận động viên vào môn thể thao phù hợp nhất [75]; nhân trắc nghề nghiệp giúp xác định nghề nghiệp thích hợp với từng người [40], [53], [73], [92]; nhân trắc y học [35], [61], [74], [91] nhằm nghiên cứu các quy luật phát triển của cơ thể trong từng thời kỳ, những thay đổi về hình thái do bệnh lý [23], [25], phân loại các tạng người liên quan đến chức năng và khả năng nhiễm
  18. 5 một số bệnh, đánh giá đúng tình trạng bình thường hay bệnh tật của con người [14], [27]…. Các nghiên cứu về sự phát triển của con người hình thành từ rất sớm như Roederer 1753, Diezt 1757, Joseph Clake 1786 đã nghiên cứu về cân nặng và tỉ lệ các kích thước cơ thể [35]. Tuy nhiên, trải qua thời gian dài của lịch sử, con người chỉ làm nhân trắc một cách ngẫu nhiên, hay nói khác hơn thời bây giờ nhân trắc chưa trở thành môn khoa học. Nhân trắc học chỉ thật sự trở thành môn khoa học với đầy đủ ý nghĩa và tính chính xác khi R.A. Fisher, một trong những người sáng lập môn di truyền học quần thể, xây dựng môn thống kê toán học ứng dụng vào sinh học vào đầu thế kỷ XX [35]. Năm 1961, Nold và Volsuski đã nghiên cứu ảnh hưởng của hoàn cảnh địa lý đến sự tăng trưởng chiều cao cơ thể và chứng minh những yếu tố ảnh hưởng đó là có thật. Cũng trong thời gian này Graef và Cone đã tập hợp được nhiều số liệu chứng tỏ tình trạng dinh dưỡng và bệnh tật ảnh hưởng rõ rệt đến sự gia tăng chiều cao và cân nặng của cơ thể. Năm 1962, Baskirop đã cho ra đời cuốn “Học thuyết về sự phát triển thể lực con người”. Cuốn sách này bàn về các qui luật phát triển cơ thể người dưới ảnh hưởng của những điều kiện sống [8]. Sau đó, F. Vanderael người Bỉ đã viết cuốn sách giáo khoa về nhân trắc học (1964), đưa ra những nhận xét toàn diện về các qui luật phát triển thể lực theo giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp và xây dựng các thang phân loại thể lực theo các chỉ số đánh giá thể lực với các đặc trưng thống kê trung bình cộng và độ lệch chuẩn. Đến cuối thế kỷ XIX, theo Zack H. V. thì Buffon là người đầu tiên trên thế giới nghiên cứu ở lứa tuổi trẻ em đến trường. M. Sempé, G. Pédron và M.P. Rog-Pernot đã xuất bản cuốn sách “Tăng trưởng phương pháp và sự nối
  19. 6 tiếp” đề cập tới các phương pháp nghiên cứu về sự tăng trưởng của cơ thể, đặc biệt là nghiên cứu thể lực ở trẻ em. Đây là một trong những cuốn sách hoàn chỉnh nhất, và thời sự nhất trong lĩnh vực nhân trắc học lúc bấy giờ. Bước vào thế kỷ XX, cùng với sự phát triển các khoa học khác có liên quan đến sức lớn của trẻ em như di truyền, sinh lý, sinh hoá, toán thống kê, … thì môn nhân trắc học cũng được đẩy mạnh. Những hội, ban, ngành được thành lập nghiên cứu về nhân trắc học, trong đó có những bộ phận chuyên nghiên cứu về cơ thể và tầm vóc học sinh [8]. Đặc biệt, Rudolf Martin, nhà nhân học đi tiên phong người Đức đã đề xuất một hệ thống các phương pháp và dụng cụ để đo đạc kích thước cơ thể người. Năm 1919, ông đã xuất bản cuốn sách “Giáo trình nhân trắc học”, đó là cuốn sách đầu tiên trình bày một cách đầy đủ các phương pháp nghiên cứu nhân trắc học với sự xâm nhập của toán học, đặc biệt là thống kê. Năm 1924, ông cho ra đời cuốn “Chỉ nam đo đạc cơ thể và xử lý thống kê”. Hai cuốn sách này trở thành kim chỉ nam cho ngành nhân trắc học và Rudolf Martin được coi là người đặt nền móng cho nhân trắc học hiện đại [82]. Vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, các nước phương tây đã vận dụng các số liệu nhân trắc vào thiết kế công nghiệp phục vụ cho chiến tranh. Đến những năm 40 của thế kỷ XX, không có một thiêt kế công nghiệp nào mà không sử dụng các số liệu nhân trắc. Nhân trắc học được ứng dụng phổ biến vào các lĩnh vực: tim mạch, tiểu đường, ung thư, đánh giá tình trạng dinh dưỡng … Với kinh nghiệm nhiều năm nghiên cứu về nhân trắc học ở một số nước châu Á, châu Phi, châu Âu, năm 1960 nhà nhân trắc học người Pháp Olivier đã viết cuốn “Thực hành nhân trắc”, trong đó ông đã phân tích và đưa ra những phương pháp nghiên cứu nhân trắc một cách khá đầy đủ và được các nhà nhân trắc khắp nơi trên thế giới ứng dụng rộng rãi.
  20. 7 Ở Việt Nam, nhân trắc học bắt đầu được chú ý từ rất sớm (đầu thế kỷ XX) bằng một số công trình lẻ tẻ về đo đạc một số kích thước như chiều cao, cân nặng và vòng ngực của học sinh ở Hà Nội [5]. Trong thời kỳ này, hầu hết các công trình nghiên cứu đều do một số bác sĩ người Pháp và người Việt Nam thực hiện tại ban nhân học thuộc Viện Viễn đông bác cổ và tại Viện Giải phẫu học thuộc Trường đại học Y khoa Hà Nội. Những kết quả nghiên cứu về các kích thước cơ thể người các dân tộc Việt Nam, Hơ mông, Ê đê, Chàm, Thượng… được đăng rải rác trong 9 tập tạp chí “Công trình nghiên cứu của Viện Giải phẫu học Trường đại học Y khoa Đông Dương” xuất bản từ 1936 – 1944 do P. Huard làm chủ biên. Các cuốn sách “Những đặc điểm nhân chủng và sinh học của người Đông Dương” do P. Huard và Bigot biên soạn năm 1938 và “Hình thái học người và giải phẫu mỹ thuật học” của hai tác giả P. Huard và Đỗ Xuân Hợp đã tập hợp được nhiều công trình nghiên cứu về nhân trắc học trên người Việt Nam. Những công trình nghiên cứu trên đã ít nhiều đóng góp tài liệu cho việc tìm hiểu các đặc điểm nhân trắc học và hình thái học nói chung của người Việt và một số dân tộc ít người ở nước ta. Mặt khác, những tài liệu đó cũng góp phần vào việc bước đầu tìm hiểu nguồn gốc dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, các công trình đó còn lẻ tẻ, chưa hệ thống các kỹ thuật và phương pháp nghiên cứu lúc bấy giờ còn đơn sơ, xử lý thống kê toán học chưa triệt để, chính xác bởi vậy các kết quả nghiên cứu còn rất hạn chế. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp giành độc lập dân tộc (1945 – 1954), giáo sư Đỗ Xuân Hợp – nhà nhân trắc học đầu tiên của Việt Nam, đã cùng với một số bác sĩ và sinh viên tiến hành những công trình nghiên cứu nhân trắc học trên thanh niên để phục vụ cho việc tuyển quân và may áo quần, giày mũ cho bộ đội [5].
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2