intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn: Quản trị rủi ro trong kinh doanh tái bảo hiểm tại Việt Nam

Chia sẻ: Lala Lala | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:107

327
lượt xem
78
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn: Quản trị rủi ro trong kinh doanh tái bảo hiểm tại Việt Nam nhằm nghiên cứu các rủi ro tiềm tàng, mức độ rủi ro trong hoạt động tái bảo hiểm, công tác quản lý rủi ro tại một số doanh nghiệp, từ đó đưa ra các giải pháp đẩy mạnh và quản lý rủi ro cho thị trường Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn: Quản trị rủi ro trong kinh doanh tái bảo hiểm tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC V À Đ À O TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI Nguyễn Tuấn Hoàng QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH TÁI BẢO HIỂM TAI VIÊT NAM Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: " 60.34.05 LUẬN V Ã N THẠC SY QUẢN TRỊ KINH DOANH N G Ư Ờ I HƯỚNG D Â N KHOA HỌC: PGS.TS Nguyễn Như Tiến Hà Nội-2010
  2. LỜI CAM Đ O A N Tôi xin cam đoan Luận văn "Quản trị r ủ i ro t r o n g k i n h doanh tái bảo hiểm tại V i ệ t Nam" là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận văn được sử dụng trung thực. Két quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này chưa từng được công bố tại bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày Ì tháng 2 năm 2010 Tác giả Luận văn Nguy n T u ấ n Hoàng
  3. LỜI CẢM Ơ N Được sự tạo điều kiện của Khoa Sau Đ ạ i Học, Trường Đ ạ i Học Ngoại Thương H à N ộ i , với sự giúp đỡ của PGS.TS N g u y ễ n N h ư Tiến, tôi đã hoàn thành luận văn : "Quản trị r ủ i ro trong kinh doanh tái bảo hiểm tại Việt Nam" Tôi x i n chân thành cảm ơn các thầy, các cô đã lên lớp giảng bài, các tháy cô trong khoa Sau Đ ạ i H ọ c và đức biệt là PGS.TS N g u y ễ n N h ư Tiến đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Một lẩn nữa, tôi xin chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe các thầy cô. Cao học viên : Nguyễn Tuấn Hoàng
  4. MỤC LỤC Lời cam đoan Lòi cảm ơn Mục lục Danh mục từ viết tắt Danh mục các bảng M ở đầu Ì C H Ư Ơ N G ì - T Ổ N G QUAN V Ề TÁI B Ả O H I Ể M V À R Ủ I RO TRONG H O Ạ T Đ Ộ N G TÁI B Ả O H I Ể M 4 1.1 Sự ra đời và phát triển thị trường bảo hiểm và tái bảo hiếm 4 1.1.1 Sự ra đời của bảo hiểm trên thế giới 4 1.1.2 Quá trình hình thành thị trưởng tái bảo hiểm thế giới 5 1.2 Vai trò của tái bảo hiểm và các phương pháp tái bảo hiểm cơ bản 7 1.2.1 Vai trò của tái bảo hiểm 7 1.2.2 Các phương pháp tái bảo hiểm cơ bản 9 1.2.2.1 Tái bảo hiểm theo tỷ lệ i n 1.2.2.2 Phương pháp tái bảo hiếm phi tý lệ 14 1.3 Nhổn dạng rủi ro và nguy cơ tiềm ẩn 19 1.3.1 Khái niệm về rủi ro và tổn thất 19 1.3.1.1 Rủi ro 19 1.3.1.2 Tổn thất 21 1.3.2 Nhổn dạng rủi ro 21 1.3.2.1 Nguồn rủi ro 22 1.3.2.2 Nguy cơ rủi ro 24 1.3.3 Phương pháp nhổn dạng rủi ro 25 1.3.3.1 Xem xét phạm vi bảo hiểm và rủi ro tiềm ẩn 25 1.3.3.2 Kiểm tra hiện trường rủi ro 25 1.3.3.3 Đánh giá chủ thể tác động đến rủi ro 26 1.3.3.4 Nghiên cứu số liệu tổn thất trong quá khứ 26
  5. Ì .3.3.5 Xác định mức giữ lại và tái bảo hiếm 27 1.3.3.6 Tích tụ rủi ro và phương thức bảo vệ 27 1.3.4 Đo lường rủi ro và lựa chọn công cụ quản lý 27 1.3.4.1 Đ o lường tần suất 28 1.3.4.2 Đo lường mức độ nghiêm trọng 29 1.3.4.3 Lựa chọn công cụ quản lý rủi ro 30 1.3.4.4 Giám sát hoạt động quản lý rủi ro 33 CHƯƠNG li - THỊ TRƯỜNG TÁI BỘO HIẾM VÀ TÌNH HÌNH QUỘN LÝ R Ủ I RO TRONG H O Ạ T Đ Ộ N G TÁI BỘO H I Ể M Ở M Ộ T s ố DOANH NGHIỆP BỘO H I Ể M Đ Ầ U N G À N H V I Ệ T N A M 36 2. Ì Khái quát thị trường tái bảo Việt Nam 36 2.1.1 Sự hình thành và phát triển thị trường t i bảo hiểm á 36 2.1.2 Thực trạng thị trường bảo hiểm và t i bảo hiểm Việt Nam á 38 2.1.2.1 Các chỉ số hoạt động, dung lượng và cơ cấu các nghiệp vụ 38 2.1.2.2 Mức độ cạnh tranh trên thị trường 44 2.1.2.3 Tình hình tổn thất và chiều hướng phát triển cùa thị trường 48 2.1.3 Nhận dạng rủi ro và nguy cơ đối với hoạt động t i bảo hiểm á 54 2.1.3.1 Đối với hoạt động nhượng t i bảo hiểm á 54 2.1.3.2 Đối với hoạt động nhận tái bảo hiểm 58 2.2 Tình hình quản lý rủi ro hoạt động t i bảo hiếm trong một số doanh nghiệp đầu á ngành 58 2.2. Ì Công ty CP Bảo hiểm Petrolimex 59 2.2.2 Tổng Công ty CP Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam 65 C H Ư Ơ N G H I - C Á C G I Ộ I P H Á P N H Ằ M N Â N G CAO HIÊU Q U Á Q U Ộ N LÝ R Ủ I RO TRONG H O Ạ T Đ Ộ N G TÁI BỘO H I Ể M T Ạ I V I Ệ T N A M 70 3.1 Các giải pháp từ phía nhà nước 70 3.1.1 Xây dựng hệ thống chỉ số bảo hiếm 70
  6. 3.1.2 Thiết lập cơ chế cứu trợ rủi ro thiên tai 71 3.1.3 Phát hành trái phiếu thiên tai 72 3. Ì .4 Đ ẩ y mạnh đầu tư vào công tác thống kê 72 3.1.5 Phối hợp với chuyên gia bảo hiểm nước ngoài để xây dựng m ô hình rủi ro thiên tai 72 3.1.6 Lập quỹ bảo hiểm tương h ỗ đối với r ủ i ro thiên tai 73 3.2 Các giải pháp từ phía hiệp hữi bảo hiểm Việt Nam 74 3.3 Các giải pháp từ phía các nhà nhận - nhượng tái bảo hiểm 74 3.3.1 T ừ phía cấc nhà nhận tái bảo hiểm chuyên nghiệp 74 3.3.2 T ừ phía doanh nghiệp bảo hiểm hay nhà nhượng tái bảo hiếm 75 3.3.2.1 Đ ẩ y mạnh công tác đào tạo, nâng cao năng lực chuyên m ô n cán bữ 75 3.3.2.2 Thiết lập quy trình kiểm duyệt r ủ i ro 76 3.3.3 Xác định mức giữ lại tối ưu 92 3.3.4 Sử dụng linh hoạt các hợp đồng nhượng tái 93 3.3.5 Thu xếp chương trình bảo vệ tối ưu 94 3.3.6 Tăng cường hợp tác để nâng cao chất lượng r ủ i ro 94 Kết luận 95 Tài liệu tham khảo 96
  7. DANH M Ụ C C Á C K Ý HIỆU VIẾT TẮT STT Ký hiệu Diễn giải 1 BH Bảo hiểm 2 BT Bồi thường 3 STBH Số tiền bảo hiểm 4 TBH Tái bảo hiểm 5 XL Excess of Loss 6 TNDS Trách nhiệm dân sự 7 PJICO Công ty Cổ phần bảo hiểm Petrolimex 8 PVI Tổng Công ty cổ phần bảo hiểm Dầu Khí Việt Nam 9 s&p Standard & Poor (Tổ chức xếp hạng) 10 NĐUQ Người được ủy quyền li NĐPC Người được phân công 12 HĐ Hợp đồng 13 TGĐ Tổng Giám Đốc 14 TP.TBH Trưởng phòng Tái Bảo Hiểm
  8. DANH MỤC BẢNG BIÊU VÀ HÌNH VẼ Bảng 1.1 Bảng minh họa cơ chế chuyển nhượng số thành Bảng 1.2 Bảng minh họa cơ chế chuyển nhượng mức dôi Bảng 1.3 Bảng giải pháp quản lý rủi ro Bảng 2.1 Các văn bản quản lý hoạt động bảo hiểm và tái bảo hiểm Bảng 2.2 Doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ của ngành qua các năm Bảng 2.3 Thị phần chung của lo doanh nghiệp báo hiếm đầu ngành Bảng 2.4 Doanh thu phí bảo hiểm jịốc theo năm nghiêp vu Bảng 2.5 Doanh thu phí bảo hiểm giữ lai theo năm nghiêp vu Bảng 2.6 Phí nhượng tái theo năm nghiệp vụ Bảng 2.7 Số tiền bồi thường bảo hiếm phi nhân tho Bảng 2.8 Dớ phòng bảo hiểm phi nhân tho Bảng 2.9 Danh sách các đơn vị bảo hiểm, tái bảo hiểm phi nhân tho Bảng 2.10 Một số vụ tổn thất lớn trên thị trường bảo hiểm cháy Bảng 2.11 Một số tổn thất kỹ thuật lớn nhất của thi trường từ năm 2005 Bảng 2.12 Một số cơn bão gây thiệt hại lớn cho Viêt nam gần đây Bảng 2.13 Danh sách công ty t i bảo hiểm tham gia hơp đổng mức dôi hỏa á hoan 2009 của RIICO Bảng 2.14 Danh sách công ty tái bảo hiếm tham gia hợp đổng vượt mức bồi thường kết hợp hỏa hoan và kỹ thuât 2009 của PJICO Bảng 2.15 Danh sách công ty t i bảo hiểm tham gia họp đổng vượt mức bồi á thường kết hớp hoa hoan và kỹ thuât 2009 cua PVI Bảng 3.1 Quy trình nhận tái bảo hiểm tam thời Bảng 3.2 Quy trình nhận tái bảo hiểm cố đinh Bảng 3.3 Quy trình nhương tái bảo hiểm tam thời Bảng 3.4 Quy trình nhương tái bảo hiểm cố đinh Bảng 3.5 Bảng minh hoa hóp đồng tái bảo hiểm số thành Hình 1.1 Ma trân biểu diễn mức đô rủi ro Hình 2.1 Cơ cấu doanh thu phí bảo hiểm Rốc năm nghiêp vu 2008 Hình 2.2 Cơ cấu doanh thu phí bảo hiểm giữ lai năm nghiêp vu 2008 Hình 2.3 Biểu đồ biểu diễn phí và tổn thất tài sản trong 10 năm Hình 2.4 Biểu đồ biểu diễn tỷ lê tổn thất tài sản trong 10 năm
  9. Ì MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sự ra đời của bảo hiểm là một yêu cầu khách quan, phát triển lên từ hình thái sơ khai là dự trữ dùng để bù đắp khi có tổn thất. Việc dự trữ trên thực tế đã không đáp ứng được yêu cầu được bù đắp đầy đủ đối vỹi tổn thất, điều này đòi hỏi sự ra đời của tổ chức bảo hiểm riêng biệt và vận động được nhiều người tham gia để có được quỹ bồi thường đủ lỹn. Bảo hiểm đầu tiên được ghi nhận rõ nét nhất trong lĩnh vực bảo hiểm hàng hải ở Anh Quốc khi đội tàu buôn chỏ nhiều hàng thường xuyên gặp rủi ro trên biển. Sau đấy là bảo hiểm tài sản, bảo hiểm con người, bảo hiểm kỹ thuật,....Vỹi sự phát triển của quá trình tích lũy của cải, mỗi tổ chức bảo hiểm không thể đủ năng lực tài chính để bảo hiểm cho những tài sản có giá trị khổng lồ, các tổ chức bảo hiểm cần thiết phải liên kết vỹi nhau, chia sẻ cùng nhau những tài sản đang được bảo hiểm. Tái bảo hiểm nhờ đó m à xuất hiện và thể hiện vai trò không chỉ hỗ trợ cho bảo hiểm gốc m à còn thực hiện việc mua đi bán lại các rủi ro tạo lợi nhuận cho tổ chức. Sự ra đời của rất nhiều các công ty chuyên tái bảo hiểm rất lỹn như Swiss Re (1863) của Thụy Sỹ, Munich Re (1880) & Hannover Re (1901) của Đức và sự xuất hiện của thị trường Lloyd vỹi khả năng tài chính vô cùng lỹn. Thị trường Lloyd bảo hiểm cho hầu hết các Công ty lỹn nhất trên thế giỹi tạo nên các chỉ số chứng khoán S&P500, DownJohn, Nasdas,... Tổng doanh thu giao dịch tái bảo hiểm trên toàn thế giỹi lên đến hàng trăm tỷ đô Mỹ. Như vậy đã cho thấy sự hấp dẫn của hoạt động tái bảo hiểm như thế nào. Tại Việt Nam, năm 1995 nhà nưỹc đã cho thành lập Công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam vỹi mục đích điều tiết hoạt động tái bảo hiểm, tạo tiền để cho việc phát triển thị trường bảo hiểm và tái bảo hiểm trong những năm tỹi. Tại thời điểm 1995, thị trường bảo hiểm Việt Nam chỉ duy nhất vỹi sự hiện diện của Bảo Việt. Đến nay đã có 29 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ hoạt động tạo nên một môi trường nhộn nhịp cho hoạt động tái bảo hiểm. Tuy nhiên bảo hiểm gốc là hoạt động một chiều mua rủi ro về mình, tái bảo hiểm là hoạt động hai chiều mua đi bán lại các rủi ro đã được bảo hiểm. Cho dù là bảo hiểm hay tái bảo hiểm thì quản lý rủi
  10. 2 ro luôn là công việc quan trọng để kiểm soát và giảm thiểu rủi ro, đảm bảo mục tiêu cuối cùng của bất kỳ hoạt động kinh doanh nào là lợi nhuận. Đặc biệt do sự thay đổi khí hậu toàn cờu tạo ra nhiều thảm họa thiên nhiên như Động đất, Núi lửa, Sóng thờn, M ư a bão lớn, . . đã gây nên rất nhiều tổn thất . khốc liệt, làm thiệt hại nặng nề tới người dân, nền kinh tế và ngân sách quốc gia. Tuy nhiên với phạm vi hoạt động không biên giới của tái bảo hiểm, những tổn thất lớn như trên tại thị trường một quốc gia sẽ được chia sẻ bởi các thị trường ở nhiều quốc gia khác với điều kiện phải có một chương trình tái bảo hiểm tối ưu để quản lý các rủi ro này. Với sự cờn thiết như trên, tác giả đã lấy "Quản trị rủi ro trong kinh doanh tái bảo hiểm tại Việt Nam" làm đề tài nghiên cứu cho Luận văn Thạc sỹ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Tái bảo hiểm là một lĩnh vực có tính đặc thù cao, mang nhiều yếu tố kỹ thuật vì nó vừa là công cụ chuyển nhượng rủi ro, vừa là hình thức kinh doanh thu lợi nhuận. Trên thực tế đã có một số luận văn cử nhân & thạc sĩ nghiên cứu tái bảo hiểm trong một lĩnh vực bảo hiểm cụ thể. Tuy nhiên cách tiếp cận và nghiên cứu của các Luận vãn này đều theo hướng coi tái bảo hiểm là công cụ chuyển nhượng rủi ro đơn thuờn m à chưa tính đến chức năng nhận tái của t i bảo hiểm, nguy cơ rủi ro á vượt tờm kiểm soát, cách thức tối ưu hóa chức năng nhượng tái và hướng tới mục tiêu bảo vệ toàn thị trường m à đề tài đang tiến hành nghiên cứu. 3. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở những lý luận về các phương pháp tái bảo hiểm, các rủi ro trong hoạt động tái bảo hiểm và quy trình quản trị rủi ro, luận văn đi sâu nghiên cứu các rủi ro tiềm tàng, mức độ rủi ro trong hoạt động tái bảo hiểm tại Việt nam, công tác quản lý rủi ro tại một số doanh nghiệp, từ đó đưa ra các giải pháp đẩy mạnh và quản lý rủi ro cho thị trường Việt Nam. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: Luận vãn thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau :
  11. 3 - Nghiên cứu thực trạng thị trường tái bảo hiểm và mức độ rủi ro trong hoạt động tái bảo hiểm tại Việt Nam. - Nghiên cứu cụ thể việc quản lý rủi ro tái bảo hiểm tại một số doanh nghiệp bảo hiểm lớn. - Tim giải pháp cho việc nâng cao hiệu quả việc quản lý rủi ro trong hoạt động tái bảo hiểm tại Việt Nam. 5. Đ ố i tượng và phạm v i nghiên cứu: Luận văn hướng vào nghiên cứu các rủi ro đối với hoạt động tái bảo hiểm, cách thức quản lý và kiểm soát các rủi ro này. Luận văn thực hiện các nghiên cứu trong phạm vi lĩnh vực tái bảo hiểm và trọng tâm vào một số doanh nghiệp bảo hiểm lớn trong ngành mang tính đại diện cho thị trường để tìm ra các giải pháp nâng cao việc quản lý rủi ro cho thị trường tái bảo hiểm Việt Nam, đồc biệt là hoạt động nhượng tái bảo hiểm. 6. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu bao gồm : Phương pháp nghiên cứu tại bàn, phương pháp thống kê, so sánh, phân tích và tổng hợp dữ liệu thực tế ở thị trường bảo hiểm Việt Nam nói chung và cụ thể tại một số doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ lớn tại Việt Nam. 7. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận vãn được chia thành 03 chương với nội dung như sau: Chương ì: Tổng quan về tái bảo hiểm và rủi ro trong hoạt động tái bảo hiểm. Chương li: Thị trường tái bảo hiểm Việt Nam và tình hình quản lý rủi ro trong hoạt động tái bảo hiểm ở một số doanh nghiệp bảo hiểm lớn. Chương IU: Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro trong hoạt động tái bảo hiểm tại Việt Nam.
  12. 4 CHƯƠNG ì T Ổ N G Q U A N V Ề TÁI B Ả O H I Ể M V À RỦI RO T R O N G HOẠT Đ Ộ N G TÁI BẢO HIỂM 1.1 Sự ra đời và phát triển thị trường bảo hiểm và tái bảo hiểm 1 1 1 Sự ra đời của bảo hiểm trên thế giới .. Bảo hiểm có nguồn gốc từ rất lâu trong lịch sử của nhân loại m à thậm chí cho tới hiện giờ người ta vẫn chưa xác định được bảo hiểm xuất hiện từ khi nào. Vào cuối thế kỹ X I V khi Châu  u thực hiện những chuyến đi khai phá tới Châu á và Châu Mỹ, ý tưởng về rủi ro và thành lập một quỹ chung đã xuất hiện cùng một lúc. Thực tế rất nhiều tàu thuyền đã không thể về tới đích do gặp phải rủi ro và những người tham gia đầu tư vào những chuyến đi mạo hiểm đó đã nghĩ cần thiết phải cùng nhau chia sẻ rủi ro để tránh tình trạng bị mất trắng khoản đầu tư của mình do một hiện tượng bất ngờ. Người ta đã tìm ra 2 cách nhằm đáp ứng nhu cầu này: Cách thứ nhất là thành lập một liên doanh có vốn góp cổ phần theo đó, một nhóm nhà đầu tư cùng đẩu tư vào một đội thuyền chở hàng chung, cùng chia sẻ rủi ro khi xảy ra tổn thất và phân chia lợi nhuận m à liên doanh thu được. Cách thứ hai là bảo hiểm, một hệ thống m à theo đó, chủ tàu hay chủ hàng đề nghị trả một số tiền mặt cho những người khấc nếu những người này đồng ý bồi thường cho các chủ tàu và hàng thuộc con tàu nêu tên không hoàn thành một chuyến đi cụ thể nào đó. Theo cách thức này, thay cho việc phải cạnh tranh thì việc chung vốn và bảo hiểm đã bổ sung cho nhau. M ộ t số cá nhân hay công ty thu phí bảo hiểm bằng tiền mặt để đổi lấy một cam kết sẽ bồi thường cho chủ tàu trong những trường hợp tàu bị mất tích. Những bảo hiểm này đã tạo lập một quỹ chung m à họ cam kết sử dụng để thanh toán cho người được bảo hiểm khi xảy ra tổn thất. Trong các dữ liệu trước đây, người ta cũng ghi nhận rằng những thoa thuận bảo hiểm đầu tiên gắn liền với hoạt động giao lưu buôn bán hàng hoa bằng đường biển. Bản hợp đồng cổ nhất được lưu giữ đến ngày nay được phát hành tại Gênes (Itaty) năm 1347. Công ty bảo hiểm đầu tiên của ngành vận tải biển và đường bộ được thành lập năm 1424 tại Gênes. Sau đấy những tổ chức bảo hiểm bắt đầu đứng
  13. 5 ra cung cấp một loại dịch vụ đặc biệt trong xã hội, họ ký các hợp đổng bảo hiểm, đảm bảo cho các khách hàng trước rủi ro. Hoạt động bảo hiểm của họ mang tính kinh doanh và ngày một thương mại hoa mạnh hơn. Vào cuối thế kỷ thồ X V I I khi bảo hiểm đã trở thành một lĩnh vực kinh doanh, khi m à khối t i sản được bảo hiểm ngày một khổng l ồ (các con tàu cực lớn được à đóng để chở những chuyến hàng vô cùng lớn) thì năng lực tài chính của bất kỳ một công ty bảo hiểm nào cũng không đủ để bảo hiểm. Lúc đó thị trường Lloyd đã hình thành với cơ chế đồng bảo hiểm, trong đó tổn tại 2 hệ thống : hệ thống thứ nhất là tập hợp những người có tài chính muốn tham gia ngành bảo hiểm (họ chỉ có thể cung cắp tài chính và không biết gì vềbảo hiểm), hệ thống thứ hai là các khai thác viên (họ là những chuyên gia trong lĩnh vực bảo hiểm). Thị trường Lloyd là sự kết hợp của 2 hệ thống này, các khai thác viên đại diện cho những người cam kết cung cấp tài chính thực hiện việc khai thác bảo hiểm, họ được trả lương và có trách nhiệm khai thác hiệu quả, đem lại lợi nhuận cho nhà cung cấp tài chính. Vết tích đầu tiên của thị trường Lloyd là căn nhà của Edvvard năm 1688, nơi đây trở thành điểm hội họp của các khai thác viên bảo hiểm hàng hải khi họ cùng nhau uống cà phê và luận bàn công việc. Sau bảo hiểm hàng hải phải nói đến bảo hiểm hoa hoạn. Vào thế kỷ X V I I tại những thành thị đông đúc ở Châu Âu, hầu hết nhà cửa đề dựng bằng gỗ. Người ta u dùng lửa để sưởi, đun nấu và chiếu sáng, vì thế rủi ro nhà cửa bị bắt lửa là rất lớn. N ă m 1666 vụ hoa hoạn ở London đã kéo dài 4 ngày và thiêu cháy khoảng 13.000 nóc nhà, trong đó có đến 87 nhà thờ và bảo hiểm hoa hoạn đã ra đời sau sự cố này. Cuối thế kỷ XIX, cùng với sự phát triển của sản xuất đại công nghiệp cơ khí hàng loạt các loại hình bảo hiểm đã xuất hiện và phát triển rất nhanh như bảo hiểm ôtô, máy bay, máy móc, trách nhiệm, Cho đến ngày nay nhiều loại hình bảo hiểm mới vẫn tiếp tục được đưa ra và gần như đã đáp ồng được hầu hết nhu cẩu của xã hội và của con người. 1.1.2 Q u á trình hình thành thị trường tái bảo hiểm trên t h ế giới Cùng với sự ra đời của hoạt động bảo hiểm thì hoạt động tái bảo hiểm cũng hình thành và phát triển song song. Bản thoa thuận tái bảo hiểm làu đời nhất được
  14. 6 biết cho đến ngày nay được ký kết tại Gênes vào năm 1370 giữa một bên là hai thương nhân hoạt động với tư cách là nhà tái bảo' hiểm với bên kia là đại diện cho một nhà bảo hiểm. Hợp đồng tái bảo hiểm này được ký kết nhằm đảm bảo dịch vụ bảo hiểm cho các hàng hoa gửi đi bằng đường biển từ Gênes đến Sluys. Sau này với sự phát triển rộng rãi về những mặi quan hệ kinh tế thương mại giữa các thành phặ của nước Italy và giữa các nước Bắc Âu, đặc biệt là nước Anh, hoạt động tái bảo hiểm đã có cơ hội được phát triển rộng hơn cả về quy m ô và biên giới. Tổ chức Lloyd ban đầu khi ra đời chỉ thực hiện các hoạt động bảo hiểm và đồng bảo hiểm gặc, sau thực hiện cả các hoạt động tái bảo hiểm. Tuy nhiên do tính chất độc lập tương đặi của tái bảo hiểm so với bảo hiểm gặc m à một sặ công ty bảo hiểm gặc đã lạm dụng khe hở để trục lợi và làm thiệt hại cho những nhà nhận tái bảo hiểm, do vậy đã có một thời gian dài từ 1746 đến 1864 hoạt động tái bảo hiểm ở Anh bị hờ hững. Tổ chức Lloyd lúc đó đã có cơ hội được biết đến nhiều hơn và phát triển mạnh mẽ thông qua các hoạt động đồng bảo hiểm. Sau 1864, tổ chức Lloyd đã trở thành thị trường bảo hiểm và tái bảo hiểm quan trọng nhất thế giới. Ban đầu hình thức t i bảo hiểm chỉ dừng lại ở việc giao dịch tuy ý lựa chọn á (hay giao dịch tạm thời) cho từng rủi ro riêng lẻ hoặc cơ chế tự động theo tỷ lệ (hay hợp đồng cặ định) cho tất cả các rủi ro của cùng một loại bảo hiểm nhất định và do công ty bảo hiểm gặc thực hiện chuyển nhượng. Tuy nhiên vào giữa thế kỷ thứ X I X , khi các nước TBCN đã có những bước tiến nhảy vọt do áp dụng các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, bảo hiểm gặc nhờ đó phát triển rất mạnh và đòi hỏi phải có những công ty tái bảo hiểm chuyên nghiệp với các hình thức tái bảo hiểm linh hoạt hơn để hỗ trợ và đáp ứng tặt hơn các yêu cầu thực tế. N ă m 1846 Công ty tái bảo hiểm đầu tiên là Cologne Re (Đức) thành lập nhưng mãi đến 1852 mới ký được hợp đồng tái bảo hiểm đầu tiên. Tiếp đó Công ty tái bảo hiểm Swiss Re (Thụy Sĩ) thành lập năm 1863, Công ty tái bảo hiểm Munich Re (Đức) thành lập năm 1880. Tiếp theo sự ra đời của 3 công ty tái bảo hiểm chuyên nghiệp này, vào năm 1885 lịch sử còn ghi nhận một phương pháp tái bảo hiểm mới, tái bảo hiểm phi tỷ lệ, được 2 chuyên gia khai thác bảo hiểm của tổ chức Lloyd là Curthbert Heath thiết lập
  15. 7 ra phương pháp và Robert Kiln xây dựng bộ điều kiện điều khoản chuẩn. Phương pháp này ngày nay trở thành một công cụ bổ sung hết sức quan trọng để bảo vệ tối ưu nhất cho các công ty bảo hiểm trước những rủi ro nạm ngoài tầm kiểm soát. 1.2 Vai trò của tái bảo hiểm và và các phương pháp tái bảo hiểm cơ bản 1.2.1 Vai trò của tái bảo hiểm Đ ố i với một tổ chức bảo hiểm, dù năng lực tài chính có lớn đến mấy cũng vẫn sẽ có giới hạn và không thể tự bảo hiểm cho tất cả những dịch vụ bảo hiểm khai thác được. Trước sự đa dạng của các nhu cầu bảo hiểm và sự phức tạp của các rủi ro, các phương pháp phân tán rủi ro cho phép các nhà bảo hiểm đáp ứng tối đa các nhu cầu bảo hiểm của khách hàng. Trên thực tế các nhà bảo hiểm có thể sử dụng kỹ thuật đồng bảo hiểm hoặc phân chia trách nhiệm theo lớp cho nhau, tuy nhiên tái bảo hiểm vẫn tỏ ra linh hoạt và đem lại nhiều lợi ích hơn cả cho các nhà bảo hiểm. Trong một số trường hợp, t i bảo hiểm là công cụ duy nhất giúp nhà bảo á hiểm có thể đảm bảo chắc chắn sự an toàn. Các nhà bảo hiểm nếu không muốn mãi chỉ là các nhà kinh doanh nhỏ lẻ thì việc sử dụng tái bảo hiểm là tối cần thiết k h i đứng trước các đề nghị bảo hiểm cho những đối tượng có số tiền bảo hiểm lớn hoặc bảo hiểm cho những loại rủi ro nguy hiểm, rủi ro tiềm ẩn nguy cơ phát sinh cao, hay có khả năng tích tụ, tập trung, tích lũy tổn thất, hay rủi ro mới, rủi ro bị tác động mạnh bởi sự biến động về môi trường - kinh tế - xã hội - pháp lý m à nhà bảo hiểm rất khó xác định mức độ rủi ro và định phí. Vai trò của tái bảo hiểm đối với nhà bảo hiểm về cơ bản cũng giống như vai trò của bảo hiểm đối với khách hàng. Với tái bảo hiểm thì nhà bảo hiểm sẽ chuyển nhượng rủi ro m à mình đã cam kết với khách hàng sang cho một hoặc nhiều nhà nhận tái bảo hiểm khác. Tái bảo hiểm là một công cụ quản lý rủi ro cho phép nhà bảo hiểm có thể định lượng và chuyển giao những rủi ro m à bạng nguồn tài chính của mình không thể tự bảo hiểm được. Đ ố i với chúng ta thì việc nhìn nhận vai trò của tái bảo hiểm trên 2 giác độ vi mô và vĩ mô sẽ rất hữu ích, mặc dù vậy trên thực tế vấn đề được nhìn nhận từ giác độ này có thể ảnh hưởng tới vấn đề ở giác độ kia.
  16. 8 Dưới giác độ vi mô (đối với doanh nghiệp) thì tái bảo hiểm có nhưng vai trò cơ bản sau : Thứ nhất, tái bảo hiểm giúp nhà bảo hiểm có thể khai thác được các rủi ro lớn hơn nhiều so với năng lực tài chính cho phép của mình. Thực tế gánh chịu rủi ro yêu cầu phải luôn có sự hỗ trợ về tài chính nhưng t i chính của nhà bảo hiểm lại chỉ có à giới hạn, trong khi tái bảo hiểm là một cơ chế m à các nhà bảo hiểm có thể tiếp cận các nguồn t i chính hoữc nguồn dự phòng của các nhà nhận tái bảo hiểm vì khi họ à cam kết nhận một phần rủi ro thì họ cũng cam kết cung cấp tài chính cho những rủi ro này khi có tổn thất, nhờ đó nhà bảo hiểm có thể tăng cường được năng lực khai. thác của mình. Thí dụ trường hợp năng lực tài chính của nhà bảo hiểm chỉ có thể chi trả Ì triệu USD / rủi ro, trong khi các nhà nhận tái tin tưởng vào khả năng khai thác của nhà bảo hiểm, họ có thể cam kết nhận tái bảo hiểm đối với một loại rủi ro nhất định và chi trả bồi thường lên tới 9 triệu USD / rủi ro . Lúc đó nhà bảo hiểm có thể khai thác được rủi ro lên tới lo triệu USD / rủi ro, sau đó chuyển nhượng lại 9 triệu Ư S D trách nhiệm cho nhà nhận tái. Thứ hai, rủi ro thảm hoa luôn là vấn đề lo lắng nhất, có thể gây hậu quả thảm khốc cho nhà bảo hiểm khi các đối tượng bảo hiểm đồng loạt tổn thất. Đ ể giải toa được lo lắng này thì tái bảo hiểm lại là công cụ tốt nhất bảo vệ nhà bảo hiểm luôn an toàn về t i chính trong mọi trường hợp. Việc này đòi hỏi tái bảo hiểm phải được à thực hiện theo một cơ chế đữc biệt khác và sẽ được trình bày trong các nội dung sau. Thứ bơ, tái bảo hiểm giúp ổn định hoa kết quả hoạt động kinh doanh bằng cách giảm thiểu các biến động lớn của kết quả thực tế cho gần các giá trị mong đợi nhằm bảo vệ giá trị của các cổ đông trong công ty bảo hiểm. Thứ tư, trong trường hợp nhất định, tái bảo hiểm có thể cung cấp một lợi ích kinh tế cụ thể dưới dạng hoa hồng nhận được từ nhà nhận tái bảo hiểm. Đây là một cách thức thu hồi theo tỷ lệ từ các nhà nhận tái bảo hiểm đối với các chi phí khai thác bảo hiểm m à nhà bảo hiểm đã bỏ ra để có được dịch vụ. Trong trường hợp nhà bảo hiểm quản lý rủi ro tốt khiến các nhà nhận tái bảo hiểm có lãi từ hợp đồng nhận tái, một phần tiền l i sẽ được hoàn lại cho nhà bảo hiểm, điều này sẽ làm cho kết ã quả kinh doanh ròng của nhà bảo hiểm thêm phần tốt hơn.
  17. 9 Thứ năm, tái bảo hiểm là công cụ quản lý tài chính. Đ ể bảo vệ khách hàng, luật bảo hiểm yêu cầu phải duy t ì một tỷ lệ nhất định tính trên tài sản đối với các r trách nhiệm cam kết làm sao đảm bảo biên khả năng thanh toán. Tái bảo hiểm thực tế sẽ làm giảm phí bảo hiểm giữ lại, nhờ đó giúp tăng biên khả năng thanh toán để đáp ỏng các yêu cầu của luật pháp. Dưới giác độ vĩ mô (đối với ngành bảo hiểm) thì tái bảo hiểm có những vai trò cơ bản sau : Thứ nhất, tái bảo hiểm làm tăng mỏc độ an toàn cho nhà bảo hiểm, làm ổn định trong dài hạn đối với ngành bảo hiểm. Thứ hai, tái bảo hiểm trong một tình huống cụ thể có thể chia nhỏ rủi ro và phân tán cho rất nhiều nhà nhận tái bảo hiểm, nhờ đó những rủi ro vô cùng lớn như vệ tinh, những con tàu khổng lồ mang theo khối lượng hàng hoa vô cùng lớn, các cao ốc đồ xô,... có thể được bảo hiểm một cách an toàn và chắc chắn tạo điều kiện cho sự phất triển của ngành công nghiệp đó. Thứ ba, việc phát triển sản phẩm mới sẽ tạo ra nhiều rủi ro mới m à thông thường sẽ rất khó cho các nhà bảo hiểm có thể ước lượng rủi ro và định phí. Tái bảo hiểm thực tế có thể giúp tìm ra một sản phẩm bảo hiểm phù hợp nhờ sự tư vấn của nhà nhận tái bảo hiểm để sản phẩm mới có thể được giới thiệu ra thị trường. Thứ tư, nhờ có tái bảo hiểm m à nhà bảo hiểm có thể học được rất nhiều kiến thỏc và kinh nghiệm bảo hiểm được chia sẻ từ các nhà nhận tái chuyên nghiệp. Thực vậy tái bảo hiểm luôn là một phần không thể tách rời trong hệ thống bảo hiểm tiên tiến như ngày nay. 1.2.2 Các phương pháp tái bảo hiểm cơ bản Một trong những vấn đề cơ bản của mọi hợp đồng tái bảo hiểm là phương pháp phân định trách nhiệm giữa các bên tham gia đối với rủi ro được tái bảo hiểm, xác định lượng phí tái bảo hiểm cũng như các chi phí liên quan khác chuyển nhượng cho công ty nhận tái bảo hiểm. Có nhiều phương pháp khác nhau được phân loại thành hai phương thỏc, đó là tái bảo hiểm tỷ lệ và tái bảo hiềm phi tỷ lệ.
  18. 10 1.2.2.1 Tái bảo hiểm tỷ lệ (Proportional Reinsurance) Tái bảo hiểm tỷ lệ là một phương pháp tái bảo hiểm m à trong đó trách nhiệm của công ty nhượng và nhà t i bảo hiểm đối với đơn vị rủi ro được bảo hiểm được á phân định theo tỷ lệ tham gia của mỗi bên trên cơ sở số tiền được bảo hiểm. Nét đặc trưng của hợp đồng tái bảo hiểm tỷ lệ là phân chia số tiền bảo hiểm cho nhau theo tỷ lệ bao nhiêu thì phí bảo hiểm (bồi thường) cũng được hưởng (phải trả) cũng được phân chia theo tỷ lệ đó, nghĩa là người ta lấy số tiền bảo hiểm làm căn cữ xác định tỷ lệ, sau đó lấy tỷ lệ đó để phân bổ phí bảo hiểm và bồi thường. Có 2 hình thữc t i bảo hiểm theo tỷ lệ là tái bảo hiểm số thành và tái bảo á hiểm mức dôi. Hai cách thữc này luôn dẫn đến kết quả khác nhau về bồi thường và phí giữa nhà bảo hiểm và công ty nhận tái bảo hiểm. Do vậy việc lựa chọn cách thữc t i bảo hiểm nào phụ thuộc vào đặc điểm danh mục rủi ro của nhà bảo hiểm, tình á hình tài chính và triết lý kinh doanh của công ty đó. > Tái bảo hiểm số thành (Quota Share Reinsurance) Hợp đồng tái bảo hiểm số thành là một thoa thuận theo đó công ty nhượng cam kết nhượng một tỷ lệ nhất định mỗi và mọi rủi ro đối với các loại hình bảo hiểm đã định trước cho công ty nhận t i bảo hiểm. Mữc tỷ lệ nhượng này được quy định á trong hợp đồng, theo đó công ty nhận t i bảo hiểm được hưởng phí bảo hiểm và á thanh toán bổi thường với tỷ lệ như nhau. Hợp đồng số thành thông thường được thoa thuận bằng một tỷ lệ % , ví dụ tái 70%. Hợp đồng cũng chỉ rõ số tiền tối đa được nhượng, điều này có thể được diễn giải như sau : Hợp đồng chấp nhận 7 0 % của mọi rủi ro được bảo hiểm và không vượt quá 1.000.000 cho mỗi rủi ro. Trong một số trường hợp thì hợp đồng có thể rằng buộc tỷ lệ % giữ lại của công ty nhượng không được nhượng tái thêm nữa m à phải giữ lại để tự bảo hiểm.
  19. li Bảng 1.1 : Bảng minh họa cơ chế chuyển nhượng sô thành Đơn vị tính : USD Hợp đồng sô thành (nhượng 70%, tôi đa 1.000.000 đối vói môi đơn vị rủi ro) Đơn BH gốc Người nhượng Người nhận Tổn thất STBH Phí BH STBH Phí BH STBH Phí BH BT gốc Người Người nhượng nhận 100.000 200 30.000 60 70.000 140 0 0 0 600.000 1.000 180.000 300 420.000 700 200.000 60.000 140.000 800.000 1.500 240.000 450 560.000 1.050 0 0 0 1.000.000 2.100 300.000 630 700.000 1.470 800.000 240.000 560.000 1.200.000 2.400 300.000 600 700.000 1.400 50.000 12.500 29.165 (25%) (25%) (58.33%) (58.33%) (25%) (58.33%) Nguồn : Tác giả tự sưu tầm Bảng 1.1 cho thấy cách thức chia sẻ phí và tổn thất trong hợp đổng tái số thành có điều kiện tối đa là 1.000.000/mỗi rủi ro, tỷ lệ nhượng là 7 0 % tất cả các rủi ro. Trong bảng đưa ra 5 rủi ro có STBH khác nhau và rủi ro thứ năm có STBH là 1.200.000 lớn hơn 1.000.000. Việc nhượng tái rủi ro này vào hợp đững chỉ được thực hiện tới 1.000.000, trong đó giữ lại 300.000, chuyển nhượng 700.000, phần vượt quá 200.000 phải thu xếp tái tách riêng khỏi hợp đững bằng hình thức tái bảo hiểm khác. Đ ố i với hợp đổng số thành, hoa hững thu được sẽ cao hơn, phí chuyển đi nhiều hơn vì cũng phải tái cả các rủi ro có STBH nhỏ, tránh việc lựa chọn rủi ro của nhà nhận tái bảo hiểm. Ưu điểm của tái bảo hiểm số thành : - Đơn giản, giảm thiểu các công việc tính toán, báo cáo và hành chính. - Thu được hoa hững cao hơn. - Lợi ích chia sẻ là như nhau. Nhược điểm của tái bảo hiểm số thành : - Phí chuyển đi nhiều hơn do các rủi ro nhỏ thuộc mức giữ lại cũng vẫn phải nhượng tái. Do vậy các nhà quản lý bảo hiểm thường không khuyến khích và hạn chế tái bảo hiểm số thành thuần tuy.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2