Luận văn Thạc sĩ Báo chí: Tin quốc tế trên sóng truyền hình của Đài phát thanh truyền hình Vĩnh Long
lượt xem 4
download
Trên cơ sở hệ thống khung lý thuyết, luận văn sẽ tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng khai thác, sản xuất Tin quốc tế phát trên sóng truyền hình của Đài PT-TH Vĩnh Long, phân tích nguyên nhân của những thành công và hạn chế, từ đó đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả hoạt động khai thác, sản xuất Tin quốc tế và nâng cao hơn nữa chất lượng Tin quốc tế trong thời gian tới. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Báo chí: Tin quốc tế trên sóng truyền hình của Đài phát thanh truyền hình Vĩnh Long
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN PHẠM THỊ THU THỦY TIN QUỐC TẾ TRÊN SÓNG TRUYỀN HÌNH CỦA ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH VĨNH LONG LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ Vĩnh Long – Năm 2020
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN PHẠM THỊ THU THỦY TIN QUỐC TẾ TRÊN SÓNG TRUYỀN HÌNH CỦA ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH VĨNH LONG Chuyên ngành: Báo chí học định hƣớng ứng dụng Mã số: 8320101.01(UD) LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ Chủ tịch Hội đồng chấm luận văn Ngƣời hƣớng dẫn khoa học thạc sĩ khoa học PGS.TS Vũ Quang Hào PGS.TS. Đinh Văn Hƣờng Vĩnh Long - Năm 2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của PGS.TS Đinh Văn Hƣờng. Các số liệu thống kê, kết quả nghiên cứu, phát hiện mới là trung thực và chƣa đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào trƣớc đây. Luận văn có kế thừa, sử dụng, phát triển một số tƣ liệu, số liệu, kết quả nghiên cứu từ các sách, giáo trình, tài liệu có liên quan đến nội dung đề tài. Tác giả luận văn Phạm Thị Thu Thủy
- LỜI CẢM ƠN Trong thời gian học tập và thực hiện luận văn Cao học ngành Báo chí, tôi đã nhận đƣợc sự chỉ dẫn tận tình của các giảng viên của Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tôi rất biết ơn sự chỉ dẫn đó, đặc biệt là PGS.TS Đinh Văn Hƣờng, ngƣời đã nhiệt tình hƣớng dẫn tôi hoàn thành luận văn. Trong quá trình làm luận văn, tôi đã học đƣợc ở Thầy tinh thần nghiên cứu khoa học nghiêm túc, nỗ lực hết mình. Tôi cũng xin cảm ơn Ban Giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình Vĩnh Long, lãnh đạo Phòng Biên dịch cũng nhƣ các đồng nghiệp trong đơn vị đã hỗ trợ, tạo điều kiện để tôi hoàn thành chƣơng trình đào tạo sau đại học, và cung cấp tài liệu cho tôi trong quá trình viết luận văn. Trong quá trình thực hiện đề tài luận văn chắc chắn không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định. Tác giả rất mong nhận đƣợc sự đóng góp quý báu của Hội đồng Khoa học, quý thầy cô để luận văn đƣợc hoàn thiện và có chất lƣợng hơn. Vĩnh Long, tháng 12 năm 2020 Phạm Thị Thu Thủy
- MỤC LỤC MỤC LỤC ....................................................................................................... 1 BẢNG CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................ 3 DANH MỤC CÁC ẢNH, BIỂU ĐỒ ............................................................. 4 MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 5 1. Lý do lựa chọn đề tài .................................................................................... 5 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ................................................... 7 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................. 10 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ................................................................. 10 5. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................ 11 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài ....................................................... 12 7. Bố cục của luận văn ................................................................................... 13 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ VAI TRÒ CỦA TIN QUỐC TẾ TẠI ĐỊA PHƢƠNG .............................................................................................. 14 1.1. Một số khái niệm cơ bản ......................................................................... 14 1.2. Quan điểm của Đảng và Tỉnh ủy Vĩnh Long về Tin quốc tế .................. 18 1.3 Vai trò, mục tiêu, nhiệm vụ của Tin quốc tế tại địa phƣơng ................... 23 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 .............................................................................. 37 CHƢƠNG 2: KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TIN QUỐC TẾ TRÊN SÓNG TRUYỀN HÌNH CỦA ĐÀI PT-TH VĨNH LONG, GIAI ĐOẠN 2018-2019 .......................................................................................... 38 2.1. Khái quát về tỉnh Vĩnh Long................................................................... 38 2.2. Khái quát về Đài PT-TH Vĩnh Long và Phòng Biên dịch ...................... 40 2.3. Đánh giá thực trạng Tin quốc tế hiện nay tại Đài PT-TH Vĩnh Long .... 48 2.4. Đánh giá thành công và hạn chế ............................................................. 69 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ............................................................................. 87 1
- CHƢƠNG 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TIN QUỐC TẾ PHÁT TRÊN SÓNG TRUYỀN HÌNH CỦA ĐÀI PT-TH VĨNH LONG ................................................................. 88 3.1. Một số vấn đề đặt ra ................................................................................ 88 3.2. Giải pháp chung ...................................................................................... 89 3.3. Hƣớng đi tiếp theo cho Tin quốc tế ........................................................ 92 3.4. Khuyến nghị khoa học cụ thể cho Đài PT-TH Vĩnh Long về Tin quốc tế thời gian tới .................................................................................................... 98 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ........................................................................... 106 KẾT LUẬN ................................................................................................. 107 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 110 PHỤ LỤC 2
- BẢNG CHỮ VIẾT TẮT - PT-TH Vĩnh Long: Đài Phát thanh và Truyền hình Vĩnh Long - THVL: Truyền hình Vĩnh Long - TTXVN: Thông tấn xã Việt Nam - VTV: Truyền hình Việt Nam - HTV: Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh - GDP: Tổng sản phẩm quốc nội 3
- DANH MỤC CÁC ẢNH, BIỂU ĐỒ Ảnh 1.1: Các bài báo nói về ứng viên Tổng thống Mỹ Donald Trump Ảnh 1.2: Bài báo viết về tân Tổng thống Mỹ Donald Trump Ảnh 2.1: Các biên dịch viên Phòng Biên dịch đang làm việc Biểu đồ 2.1: Các nội dung tin quốc tế phát trên sóng THVL năm 2018 và 2019 Biểu đồ 2.2. Các nội dung tin quốc tế phát trên sóng THVL 6 tháng cuối năm 2020 Biểu đồ 2.3: So sánh các chƣơng trình tin tức, thời sự trên THVL1 và THVL2 trong năm 2018 và 2019 Biểu đồ 2.4: So sánh các chƣơng trình tin tức buổi tối (khung 18:30 – 19:00) của THVL với các đài trong 2 năm 2018 và 2019 Biểu đồ 2.5: So sánh chỉ số khán giả các chƣơng trình thời sự, tin tức khung 18h30 – 19h00, từ ngày 01/06/2020 đến 02/12/2020 tại thị trƣờng Cần Thơ và TPHCM 4
- MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Trong những năm qua, dƣới dự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nƣớc, hoạt động báo chí truyền thông của nƣớc ta đã có nhiều khởi sắc và phát triển mạnh, rõ nét. Trong xu thế toàn cầu hóa mạnh mẽ, đất nƣớc ngày càng chủ động hội nhập, truyền thông đối ngoại đã trở thành một bộ phận quan trọng của công tác đối ngoại và công tác tƣ tƣởng nhằm làm cho thế giới hiểu rõ đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc; quan điểm và lập trƣờng của Việt Nam trong các vấn đề quốc tế và khu vực; cũng nhƣ giới thiệu những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới; về đất nƣớc, con ngƣời, lịch sử, văn hóa, dân tộc Việt Nam. Trong bối cảnh đó, tình hình thế giới liên tục có những diễn biến phức tạp, khó lƣờng, đƣợc báo chí quốc tế khai thác, phản ánh đậm nét. Và báo chí truyền thông Việt Nam trong thời kỳ hội nhập cũng không nằm ngoài dòng chảy thông tin đó. Ngoài ra, nhu cầu tiếp nhận thông tin của ngƣời dân Việt Nam cũng ngày càng cao. Hiện nay, công chúng báo chí Việt Nam không chỉ muốn biết những thông tin về các vấn đề trong nƣớc mà họ còn muốn biết những gì đang diễn ra trên thế giới trên tất cả các lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, văn hóa cho đến khoa học, cũng muốn tìm hiểu nhiều hơn về đất nƣớc con ngƣời của các quốc gia trên toàn cầu. Tuy nhiên, các nguồn thông tin về các lĩnh vực này, nhất là về lĩnh vực chính trị luôn ẩn chứa những vấn đề nhạy cảm, thƣờng đƣợc viết, cung cấp dƣới quan điểm và góc nhìn của phƣơng Tây. Điều này đòi hỏi các cơ quan báo chí Việt Nam không ngừng nỗ lực để đáp ứng nhu cầu đó; đó là cung cấp nhanh chóng, kịp thời thông tin về các sự 5
- kiện quốc tế đến công chúng trong nƣớc, vừa đảm bảo tính chính xác, khách quan của thông tin đó nhƣng vẫn phải đảm bảo theo đúng quan điểm, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc. Đặc biệt, những thông tin về tình hình Biển Đông luôn nhận đƣợc sự quan tâm của dƣ luận trong nƣớc. Việt Nam hiện có 844 cơ quan báo chí, trong đó có 184 báo in, 660 tạp chí, 24 cơ quan báo chí điện tử độc lập, 67 đài phát thanh truyền hình và 35 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền. Nhận thấy nhu cầu về thông tin quốc tế của công chúng trong nƣớc ngày càng cao, thời gian qua, nhiều cơ quan báo chí truyền thông ở Việt Nam đã không ngừng đẩy mạnh việc khai thác và cung cấp thông tin về các sự kiện quốc tế cho ngƣời dân. Tỉnh Vĩnh Long, với vị trí nằm ở trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long, cũng từng bƣớc hội nhập khu vực và quốc tế. Cùng với các cơ quan báo chí trong khu vực và trên cả nƣớc, Đài Phát Thanh và Truyền hình Vĩnh Long (PT-TH Vĩnh Long, THVL) thời gian qua cũng rất chú trọng công tác này nhằm giúp nâng cao dân trí và nhận thức của ngƣời dân trong tỉnh và trên cả nƣớc, cũng nhƣ định hƣớng thông tin và dƣ luận về các vấn đề đang diễn ra trong khu vực, trên thế giới, nhất là về chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên Biển Đông. Các kênh của THVL đƣợc phát trên hệ thống truyền hình cáp trong nƣớc và cả trên vệ tinh Vinasat. Đây đƣợc xem là điều kiện thuận lợi để THVL cung cấp, thông tin cho khán giả trong và ngoài nƣớc các chƣơng trình của đài, trong đó có chƣơng trình thời sự quốc tế, bản tin thế giới. Trong thời đại đƣợc gọi là “Thế giới phẳng”, thông tin lan tỏa với tốc độ nhanh chóng mặt nhờ công nghệ internet phát triển nhƣ vũ bão. Công chúng có thể cập nhật thông tin một cách nhanh chóng về các sự kiện nóng trên thế giới chỉ bằng một cái chạm tay trên điện thoại thông minh, thiết bị di 6
- động khác hay một cái nhấp chuột trên máy tính. Có thể nói, hiện nay, việc tiếp nhận thông tin về các sự kiện trong nƣớc và quốc tế là một phần không thể thiếu trong cuộc sống thƣờng ngày của một bộ phận ngƣời dân. Khi trình độ ngày càng đƣợc nâng cao, ngƣời dân đòi hỏi thông tin phải nhanh nhạy, kịp thời, đa dạng và có chiều sâu. Điều này đặt ra cho các cơ quan báo chí, trong đó có Đài THVL, nhiệm vụ phải đáp ứng nhu cầu đó của công chúng. Và nội dung thông tin, ngoài việc phản ánh có tính định hƣớng còn phải phản ánh kịp thời diễn biến về tình hình quốc tế và khu vực, nhất là những sự kiện, vấn đề có liên quan đến Việt Nam. Trong một thế giới không ngừng diễn ra các sự kiện với lƣợng thông tin dồn dập, việc đƣa tin thật không hề đơn giản. Vì vậy, việc nghiên cứu công tác khai thác và sản xuất Tin quốc tế tại các cơ quan báo chí nói chung và tại Đài PT-TH Vĩnh Long nói riêng là một việc làm cần thiết nhằm đánh giá đúng thực trạng, để từ đó thu hút sự quan tâm của công chúng cũng nhƣ thể hiện đƣợc đúng tầm quan trọng của dòng tin này trong việc định hƣớng dƣ luận. Từ những nguyên nhân trên, tác giả mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Tin quốc tế trên sóng Truyền hình của Đài Phát thanh và Truyền hình Vĩnh Long”, để chỉ ra thực trạng khai thác, sản xuất Tin quốc tế tại đơn vị. Từ đó đánh giá những ƣu điểm, hạn chế và đề xuất các giải pháp khắc phục những hạn chế để nâng cao hơn nữa chất lƣợng Tin quốc tế nhằm thu hút công chúng, tiếp tục khẳng định vị thế của Đài PT-TH Vĩnh Long trong lòng khán giả gần xa. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Nắm bắt nhu cầu thông tin ngày càng cao của công chúng, hiện nay, việc khai thác, sản xuất tin thế giới đang đƣợc đẩy mạnh tại nhiều cơ quan báo chí trên cả nƣớc, cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng. Việc khai thác, sản xuất 7
- tin quốc tế không phải là vấn đề mới. Đối tƣợng khảo sát, nghiên cứu có thể là tổ chức sản xuất tin thế giới, chƣơng trình thời sự quốc tế tại các đài, cơ quan báo chí tại địa phƣơng hay đài truyền hình quốc gia. Về đề tài tổ chức sản xuất tin thế giới, chƣơng trình thời sự quốc tế có thể kể đến nhƣ sau: Luận văn Thạc sĩ “Thông tin đối ngoại quốc phòng trên kênh truyền hình Quốc phòng Việt Nam” của tác giả Thục Thanh Thủy thực hiện năm 2018 [22]; Luận văn Thạc sĩ “Chương trình Thời sự quốc tế trên sóng truyền hình địa phương trong bối cảnh toàn cầu hóa thông tin” của tác giả Nguyễn Thị Luyện thực hiện năm 2017 [12], đề cập đến thực trạng chất lƣợng chƣơng trình thời sự quốc tế phát trên sóng một số đài phát thanh và truyền hình địa phƣơng, phân tích những thành công và hạn chế của các chƣơng trình này, từ đó đề ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng chƣơng trình; Luận văn Thạc sĩ “Tổ chức sản xuất chương trình truyền hình thời sự quốc tế trên Đài Phát thanh - Truyền hình Vĩnh Long hiện nay” của tác giả Lƣơng Trọng Thu thực hiện năm 2015 [21], đề cập đến quy trình tổ chức sản xuất chƣơng trình thời sự quốc tế tại Đài Phát thanh - Truyền hình Vĩnh Long; Luận văn Thạc sĩ “Nâng cao chất lượng tin quốc tế đối nội thông tấn xã Việt Nam thời kỳ hội nhập (Khảo sát hoạt động của Ban biên tập tin thế giới Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) giai đoạn 2006-2008)” của tác giả Phạm Thị Phƣơng Thảo [20], đề cập đến thực trạng tổ chức sản xuất tin quốc tế đội nội, định hƣớng phát triển tin đối nội và những giải pháp nâng cao tính cạnh tranh của tin quốc tế đối nội TTXVN trong thời kỳ hội nhập,… Bên cạnh đó cũng có không ít công trình nghiên cứu khoa học, bài báo đề cập đến việc tổ chức, khai thác các nguồn tin để đảm bảo luôn cung cấp cho công chúng những thông tin quốc tế nóng, mới, độc đáo, đây là yếu tố sống còn đối với các cơ 8
- quan báo chí hiện nay, tiêu biểu nhƣ bài báo Tổ chức, khai thác nguồn tin nhìn từ chương trình thời sự của Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh HTV của tác giả Võ Huỳnh Tấn Tài [19], hay Quản lý nội dung thông tin đối ngoại tại các Đài PT-TH địa phương của tác giả Phan Lê Tùng [24]. Ngoài ra, cũng có các giáo trình, sách liên quan đến Tin quốc tế, chẳng hạn nhƣ giáo trình Ngôn ngữ báo chí của Phó Giáo sƣ, Tiến Sĩ Vũ Quang Hào [6], đề cập đến cách chuyển dịch và sử dụng ngôn ngữ trong Tin quốc tế; Giáo trình Các thể loại báo chí Thông tấn của Phó Giáo sƣ, Tiến sĩ Đinh Văn Hƣờng [8]; Sách Báo chí và thông tin đối ngoại của Phó Giáo sƣ, Tiến sĩ Lê Thanh Bình [1]; Cơ sở lý luận báo chí của Phó Giáo sƣ, Tiến Sĩ Nguyễn Văn Dững [3]; Tác giả Alan Schroeder với quyển sách Writing and Producing Television News: From Newsroom to Air Illustrated Edition [31], đề cập đến cách sản xuất tin tức truyền hình; Tác giả Lisbeth Clausen với sách Global News Production [28], nói về mức độ ảnh hƣởng của các chƣơng trình nghị sự chính trị và kinh tế trong môi trƣờng truyền thông quốc gia đến quá trình sản xuất tin tức,… Với các đề tài nghiên cứu, các bài báo, giáo trình và sách nêu trên, ngƣời viết có điều kiện tham khảo, học hỏi cách chọn, khai thác các nguồn tin, từ đó nghiên cứu cách thức tổ chức sản xuất, khai thác để nâng cao chất lƣợng tin quốc tế phát trên sóng Đài Phát thanh và Truyền hình Vĩnh Long. Do đó, tôi thực hiện đề tài nghiên cứu “Tin quốc tế trên sóng truyền hình của Đài PT- TH Vĩnh Long”, chủ yếu đề cập thực trạng khai thác và sản xuất tin quốc tế tại Đài, từ đó đề xuất các giải pháp khai thác, sản xuất hiệu quả Tin quốc tế cũng nhƣ nâng cao chất lƣợng Tin quốc tế phát trên sóng THVL nhằm thu hút khán giả nhiều hơn nữa trong thời gian tới. 9
- 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu Trên cơ sở hệ thống khung lý thuyết, luận văn sẽ tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng khai thác, sản xuất Tin quốc tế phát trên sóng truyền hình của Đài PT-TH Vĩnh Long, phân tích nguyên nhân của những thành công và hạn chế, từ đó đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả hoạt động khai thác, sản xuất Tin quốc tế và nâng cao hơn nữa chất lƣợng Tin quốc tế trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ - Hệ thống hóa khung lý thuyết, lý luận cho luận văn; - Khảo sát, đánh giá thực trạng Tin quốc tế trên sóng truyền hình của Đài PT-TH Vĩnh Long giai đoạn 2018 – 2019; - Phân tích nguyên nhân thành công, hạn chế của Tin quốc tế; - Đề xuất, khuyến nghị khoa học nhằm nâng cao chất lƣợng Tin quốc tế trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là công tác khai thác và sản xuất Tin quốc tế phát trên sóng Truyền hình Vĩnh Long. Trong phạm vi của đề tài, tác giả sẽ khảo sát hoạt động khai thác, sản xuất Tin quốc tế tại Đài PT-TH Vĩnh Long, so sánh, đối chiếu hiệu quả của công tác này với một số đài truyền hình địa phƣơng (Đài PTTH Hậu Giang, Đài PTTH Đồng Tháp). Thời gian nghiên cứu: năm 2018 – 2019 và 6 tháng cuối năm 2020. 10
- 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Về phƣơng pháp luận: Luận văn dựa trên cơ sở chủ nghĩa Mác-Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, đƣờng lối của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc Việt Nam về báo chí truyền thông nói chung và tin quốc tế nói riêng. - Về phƣơng pháp cụ thể: + Phƣơng pháp lập bảng hỏi, điều tra xã hội học: lập bảng hỏi (questionnaire), điều tra xã hội học: sử dụng bảng hỏi phiếu điều tra trong khoảng 200 ngƣời (thuộc các nhóm đối tƣợng gồm trung niên và thanh niên thuộc giới tính, nhiều ngành nghề, độ tuổi khác nhau, gồm từ 18 đến 25, từ 25 đến 45 và trên 45 tuổi thông qua việc phát bảng hỏi, gửi phiếu thăm dò ý kiến. Do đó, kết quả khảo sát sẽ có cơ sở khoa học, khách quan và phục vụ hiệu quả việc nghiên cứu của đề tài. + Phƣơng pháp thống kê: phân tích các số liệu khảo sát, đánh giá hoạt động khai thác sản xuất tin quốc tế tại đơn vị nhằm làm cơ sở kiến nghị các giải pháp nâng cao chất lƣợng Tin quốc tế. + Phƣơng pháp so sánh số liệu: so sánh chỉ số rating – đơn vị dùng để đánh giá sự yêu thích và quan tâm của khán giả xem truyền hình, về mức độ quan tâm của khán giả về các bản tin quốc tế của Đài trong năm 2018 và 2019. + Phƣơng pháp phỏng vấn sâu: đây là phƣơng pháp định tính, nhằm tham khảo ý kiến của các nhà quản lý là lãnh đạo Đài Phát thanh và Truyền hình Vĩnh Long, lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Vĩnh Long và khán giả cũng là cán bộ lãnh đạo tại một cơ quan y tế tại địa phƣơng về chất lƣợng Tin quốc tế cũng nhƣ kỳ vọng của họ trong thời gian tới. 11
- Các phƣơng pháp nghiên cứu sẽ đƣợc trình bày kỹ hơn trong chƣơng 1 và chƣơng 2 của luận văn. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài Về khía cạnh lý luận: luận văn là tài liệu tham khảo về mặt lý luận báo chí truyền thông thông qua nghiên cứu, đánh giá việc khai thác và sản xuất tin quốc tế tại đơn vị, cũng nhƣ tìm hiểu nhu cầu về thông tin quốc tế trong thời kỳ hội nhập của công chúng báo chí Việt Nam, cụ thể là công chúng tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Công trình nghiên cứu này cũng đóng góp vào hệ thống lý luận thể loại cho lĩnh vực báo chí Việt Nam, nhất là mảng nghiên cứu về quy trình khai thác và tổ chức sản xuất tin tức quốc tế. Đây là mảng nghiên cứu rất quan trọng trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay, song tới nay vẫn chƣa có nhiều tài liệu, sách chuyên khảo về vấn đề này. Về giá trị thực tiễn: - Trên cơ sở khảo sát thực tiễn có sự so sánh, đối chiếu, đề tài chỉ ra thực trạng khai thác và tổ chức sản xuất Tin quốc tế trên sóng truyền hình của Đài PT-TH Vĩnh Long. - Đề tài chỉ ra những khó khăn, thách thức cũng nhƣ cơ hội phát triển của mảng Tin quốc tế tại đơn vị. Từ đó đề xuất những giải pháp nâng cao chất lƣợng Tin quốc tế trong bối cảnh báo chí truyền thông Việt Nam hội nhập quốc tế mạnh mẽ và ngày càng sâu rộng, với mục đích cuối cùng là phục vụ khán giả ngày càng tốt hơn. - Làm tài liệu tham khảo cho phóng viên, biên tập viên, biên dịch viên,… của các cơ quan báo chí, các cơ sở đào tạo báo chí và những ai quan tâm đến vấn đề này. 12
- 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn đƣợc chia làm ba chƣơng nhƣ sau: - Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và vai trò của Tin quốc tế tại địa phƣơng - Chƣơng 2: Khảo sát, đánh giá thực trạng Tin quốc tế trên sóng truyền hình của Đài PT-TH Vĩnh Long, giai đoạn 2018-2019 - Chƣơng 3: Một số vấn đề đặt ra và giải pháp nâng cao chất lƣợng Tin quốc tế trên sóng truyền hình của Đài PT-TH Vĩnh Long Nội dung của luận văn sẽ đƣợc trình bày theo thứ tự các chƣơng nói trên. 13
- CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ VAI TRÒ CỦA TIN QUỐC TẾ TẠI ĐỊA PHƢƠNG 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Quan niệm chung về tin Tin là thể loại quan trọng hàng đầu của báo chí, chiếm gần 50% diện tích và dung lƣợng bài vở trên nhật báo, các chƣơng trình Phát thanh – Truyền hình và trang tin điện tử. TIN trong tiếng Anh là NEWS, tiếng Nga là новости, ngƣời Trung Quốc gọi là tân văn. Những từ trên đều bắt nguồn từ nghĩa đen là “mới”. NEWS có 2 nghĩa: + NEW+S: Tin là những cái mới + NEWS = North + East + West + South: tức TIN là cái gì đó xảy ra khắp mọi nơi. Trong từ Hán Việt, TIN có nghĩa là: điều mới nghe, mới biết. Theo Giáo trình Các thể loại báo chí thông tấn của PGS.TS Đinh Văn Hƣờng, “Tin tức” có thể hiểu theo 2 nghĩa. Nghĩa thứ nhất là những thông điệp (message) về các sự kiện, vấn đề, con ngƣời có thật trong xã hội, đƣợc phản ánh trong tác phẩm báo chí nói riêng và cấu trúc thông tin nói chung. Nghĩa thứ 2 là chỉ một thể loại báo chí độc lập. Theo Từ điển Tiếng Việt (năm 1992), “Tin là điều đƣợc truyền đi, báo đi cho biết về sự kiện, tình hình xảy ra”. Còn theo Giáo trình Nghiệp vụ báo chí (tập 2) thì “Tin tức trên báo chí là một thể tải phản ánh những sự kiện, sự việc, tình hình có thật mới xảy ra, đang xảy ra, mới phát hiện thấy, có ý nghĩa quan trọng hoặc có liên quan đến xã hội, theo một đƣờng lối, và cải tạo thực tiễn, bằng hình thức ngắn gọn 14
- nhất, cô đọng nhất, nhanh chóng nhất, kịp thời nhất, đƣợc ghi bằng chữ, tiếng nói hoặc hình ảnh...” Tuy có nhiều quan niệm, cách nói khác nhau về tin, nhƣng đều toát lên một số yếu tố tƣơng đối thống nhất là: Tin là mới, ngắn gọn, súc tích, nhanh chóng, có ý nghĩa chính trị - xã hội nhất định. Từ những quan niệm trên có thể dẫn đến một định nghĩa tƣơng đối về Tin nhƣ sau: Tin là một trong những thể loại của báo chí, trong đó thông báo, phản ánh, bình luận có mức độ một cách ngắn gọn, chính xác và nhanh chóng nhất về sự kiện, vấn đề, con ngƣời đã, đang và sẽ xảy ra trong đời sống, có ý nghĩa chính trị - xã hội nhất định. Tin có nhiệm vụ thông báo, phản ánh sự kiện mới, chƣa đi sâu phân tích, đánh giá và giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, tin cũng có thể bình luận nhẹ nhàng về sự kiện, nhân vật khi cần thiết để thể hiện chính kiến hay định hƣớng dƣ luận xã hội. Do đó, tin cũng đƣợc thể hiện dƣới nhiều dạng. 1.1.2. Các dạng tin 1.1.2.1. Tin vắn (tin ngắn) Tin vắn là dạng tin thông báo, phản ánh một cách ngắn gọn, vắn tắt nhất sự việc, sự kiện, nhân vật xảy ra hằng ngày trong đời sống xã hội. Đây là dạng tin phổ biến nhất trên các nhật báo và trên các bản tin thời sự của đài phát thanh và truyền hình. Tin vắn có dung lƣợng ngắn gọn nhất so với các thể loại báo chí cũng nhƣ so với các dạng tin khác (trong vòng 60 – 100 chữ, tức khoảng 3-4 dòng). Tin vắn thƣờng trả lời 4 câu hỏi (What? Who? When? Where?) trong công thức 5W. 15
- 1.1.2.2. Tin bình (tin sâu) Tin bình là dạng tin phản ánh sự kiện thời sự quan trọng, chƣa đến mức bình luận, nhƣng ngƣời đƣa tin cần thể hiện thái độ, quan điểm để định hƣớng dƣ luận xã hội. Trong tin bình, quan điểm, thái độ của nhà báo hay cơ quan báo chí thể hiện ở mức độ nhất định. Tin bình là dạng tin theo công thức 5W + H, trong đó How? là yếu tố bình nhẹ nhàng, có mức độ nhất định. 1.1.2.3. Tin tổng hợp Tin tổng hợp là dạng tin tóm tắt, tái hiện, hệ thống lại những sự kiện quan trọng, tiêu biểu về các lĩnh vực của đời sống xã hội đã và đang xảy ra trong thời gian và không gian nhất định. Dạng tin này đƣợc sử dụng rộng rãi bởi nó đáp ứng nhu cầu khách quan của công chúng về thông tin. 1.1.2.4. Tin ảnh Tin ảnh là dạng tin có kèm theo ảnh với tƣ cách là yếu tố cấu thành tin để minh họa, tăng độ tin cậy, chân thực và thuyết phục cho tin. Tin giữ vai trò chủ đạo. ảnh có tính phụ họa. Tin và ảnh phải gắn bó, liên quan đến nhau, tôn giá trị cho nhau. 1.1.2.5. Ảnh tin Ảnh tin là ảnh có kèm thêm chú thích nhƣ một tin. Ảnh giữ vai trò chủ đạo, tin (chú thích) có tính minh họa. Ảnh và chú thích phải liên quan đến nhau, tôn giá trị cho cả hai. 1.1.3. Khái niệm tin quốc tế Theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ, từ “quốc tế” đƣợc định nghĩa là “Các nƣớc trên thế giới trong quan hệ với nhau”. 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Vấn đề bất bình đẳng giới trong giá đình trên báo Phụ nữ thủ đô, báo Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh năm 2015-2016
148 p | 114 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Mô hình tổ chức và hoạt động của tòa soạn báo chí trong bối cảnh truyền thông hội tụ: Nghiên cứu trường hợp trung tâm truyền thông tỉnh Quảng Nam
158 p | 101 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Vấn đề vi phạm đạo đức báo chí của nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay
127 p | 104 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Vấn đề văn hóa lễ hội trên báo điện tử Việt Nam (Khảo sát Vnexpress, Vietnamnet và Tuổi trẻ online từ tháng 1/2016-12/2017)
141 p | 53 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Báo chí với việc bảo tồn và phát huy văn hóa vật thể của Hà Nội
236 p | 58 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Tuyên truyền nghị quyết của Đảng trên sóng truyền hình Lạng Sơn
90 p | 48 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Chỉnh sửa và gỡ bài đã đăng trên báo điện tử Việt Nam dưới góc độ đạo đức báo chí
131 p | 47 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí: Báo chí Công an nhân dân với công tác tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc giai đoạn hiện nay
137 p | 45 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Kỹ năng tác nghiệp của nhà báo Việt Nam về vấn đề nợ xấu
121 p | 54 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Báo chí Quảng Nam với vấn đề bảo tồn và quảng bá di sản văn hóa phi vật thể ở địa phương
157 p | 44 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Truyền thông biển, đảo trên Báo chí Cà Mau (Khảo sát Báo Cà Mau, Báo ảnh Đất Mũi, Đài PT-TH Cà Mau năm 2013)
120 p | 51 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Vấn đề phát triển làng nghề truyền thống ở Đồng bằng Sông Hồng trên báo điện tử địa phương (Khảo sát baobacninh.com.vn, hanoimoi.com.vn, baovinhphuc.com.vn từ tháng 1/2017 đến tháng 5/2018)
148 p | 46 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Năng lực cạnh tranh của quảng cáo truyền hình Việt Nam trong kỷ nguyên số
121 p | 45 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Sự vận động và phát triển của thể loại tiểu phẩm trong báo chí Việt Nam hiện đại
112 p | 45 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Hình ảnh ca sĩ Việt Nam trên báo điện tử (Khảo sát trên báo VietNamnet và Thanh niên Online năm 2017)
149 p | 46 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Hình ảnh người nổi tiếng trên báo chí và việc hình thành hệ giá trị cho giới trẻ Việt Nam
17 p | 38 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Báo chí với vấn đề
135 p | 35 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí: Quản lý báo mạng điện tử ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
84 p | 36 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn