intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thông tin: Nghiên cứu hệ thống quản lý chất lượng phần mềm và áp dụng đánh giá chất lượng trong của phần mềm ví điện tử omipay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:93

9
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chính của đề tài là nghiên cứu quản lý chất lượng phần mềm và thử nghiệm áp dụng đánh giá chất lượng phần mềm đối với dự án Ví điện tử OmiPay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thông tin: Nghiên cứu hệ thống quản lý chất lượng phần mềm và áp dụng đánh giá chất lượng trong của phần mềm ví điện tử omipay

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ HÀ THỊ HẢO NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG PHẦN MỀM VÀ ÁP DỤNG ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TRONG CỦA PHẦN MỀM VÍ ĐIỆN TỬ OMIPAY LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CHUYÊN NGÀNH: HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHÙNG VĂN ỔN Hà Nội - 2021
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan bài luận văn là toàn bộ kết quả quá trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Quá trình xây dựng nội dung của luận văn này tôi đã dựa vào thành quả nghiên cứu và có tham khảo và dùng các tài liệu, thông tin thu thập được trên những trang tạp chí và các trang web theo danh mục tài liệu tham khảo. Tất cả tài liệu tham khảo cho luận văn được liệt kê có xuất xứ rõ ràng, công khai và được trích dẫn hợp pháp. Tôi sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm, các hình thức kỷ luật theo quy định về lời cam đoan của mình cho luận văn này. Tác giả luận văn Hà Thị Hảo
  3. LỜI CẢM ƠN Tôi chân thành cảm ơn các thầy cô Khoa Công nghệ thông tin, ngành Quản lý hệ thống thông tin, các anh chị cán bộ Phòng Đào tạo và Công tác Sau đại học Trường Đại Học Công Nghệ - Đại Học Quốc Gia Hà Nội đã luôn đồng hành, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian học tập tại trường và nghiên cứu luận văn. Học viên xin chân thành cảm ơn Tiến sỹ Phùng Văn Ổn, thầy là người đã trực tiếp và luôn tận tình hướng dẫn, định hướng nghiên cứu cho luận văn, luôn tạo động lực cho học viên cố gắng hoàn thành luận văn. Tôi chân thành cảm ơn các anh chị quản lý, đồng nghiệp và gia đình đã luôn khuyến khích, sát cánh và tạo điều kiện giúp học viên có thời gian học tập và nghiên cứu để tôi có được kết quả như ngày hôm nay. Trân trọng cảm ơn! Tác giả luận văn Hà Thị Hảo
  4. Mục lục LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng biểu Danh mục các hình vẽ MỞ ĐẦU 1 Chương 1. TỔNG QUAN HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM PHẦN MỀM 2 1.1. Chất lượng sản phẩm phần mềm và quản lý chất lượng sản phẩm phần mềm 2 1.1.1 Khái niệm phần mềm 2 1.1.2 Chất lượng phần mềm 2 1.1.3 Quản lý chất lượng sản phẩm phần mềm 4 1.1.4 Chất lượng sản phẩm phần mềm và vòng đời phát triển phần mềm 5 1.1.5 Đảm bảo chất lượng sản phẩm phần mềm 6 1.2. Quy trình phát triển sản phẩm phần mềm 7 1.2.1 Khái niệm 7 1.2.2 Quy trình chung phát triển sản phẩm phần mềm 8 1.2.3 Mô hình thác nước 9 1.2.4 Mô hình chữ V 9 1.2.5 Mô hình xoắn ốc 9 1.2.6 Mô hình tiếp cận lặp 10 1.2.7 Mô hình tăng trưởng 11 1.2.8 Mô hình phát triển ứng dụng nhanh 11 1.2.9 Mô hình Agile 12 1.2.10 Mô hình Scrum 12 1.3. Yêu cầu về đánh giá chất lượng phần mềm 13 1.3.1 Tầm quan trọng của đánh giá chất lượng sản phẩm phần mềm 13 1.3.2 Các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng phần mềm 14 1.3.3 Các tiêu chuẩn chất lượng phần mềm Việt Nam 17 1.4. Mô hình quản lý chất lượng sản phẩm phần mềm 18 Chương 2. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ VÀ QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG PHẦN MỀM 22
  5. 2.1 Phương pháp đánh giá chất lượng sản phẩm phần mềm 22 2.1.1 Các phép đánh giá chất lượng trong và đánh giá chất lượng ngoài 22 2.1.2 Các phép đánh giá chất lượng sử dụng 23 2.2 Các giai đoạn có thể đánh giá chất lượng sản phẩm phần mềm 24 2.3 Quy trình đánh giá chất lượng phần mềm 25 2.4 Thiết kế đánh giá chất lượng 31 2.5 Các tiêu chí đánh giá chất lượng phần mềm 33 2.6 Độ đo các tiêu chí 33 Chương 3. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TRONG VÍ ĐIỆN TỬ OMIPAY 37 3.1 Giới thiệu Ví điện tử OmiPay 37 3.1.1 Giới thiệu chung 37 3.1.2 Đối tượng khách hàng sử dụng Ví điện tử OmiPay 38 3.1.3 Các tính năng Ví điện tử OmiPay 39 3.2 Xây dựng quy trình và tiêu chí đánh giá chất lượng trong Ví điện tử OmiPay 40 3.2.1 Phạm vi đánh giá 40 3.2.2 Lựa chọn các tiêu chí đánh giá chất lượng trong Ví điện tử OmiPay 40 3.3 Phương pháp và công thức đánh giá các tiêu chí 42 3.3.1 Tính chức năng 42 3.3.2 Tính tin cậy 43 3.3.3 Tính khả dụng 44 3.3.4 Tính hiệu quả 48 3.3.5 Tính khả chuyển 50 3.4 Đánh giá chất lượng trong cho phần mềm ví điện tử OmiPay theo từng tiêu chí 51 3.4.1 Tính chức năng - tính phù hợp: Tính đầy đủ chức năng (Metric 8.1.1) 51 3.4.2 Tính chức năng – tuân thủ chức năng: Tuân thủ chức năng (Metric 8.1.5) 53 3.4.3 Tính tin cậy – tính hoàn thiện: Tính đầy đủ của kiểm thử (Metric 8.2.1) 61 3.4.4 Tính khả dụng – Tính dễ hiểu: Tính hoàn chỉnh của mô tả (Metric 8.3.1) 62 3.4.5 Tính khả dụng – Tính dễ hiểu: Chức năng hiển thị (Metric 8.3.1) 70 3.4.6 Tính khả dụng – khả năng vận hành: Kiểm tra tính hợp lệ của dữ liệu đầu vào (Metric 8.3.3) 72 3.4.7 Tính khả dụng – khả năng vận hành: Khả năng hủy bỏ thao tác của người dùng (Metric 8.3.3) 74 3.4.8 Tính khả dụng – khả năng vận hành: Khả năng giám sát tình trạng vận hành (Metric 8.3.3) 75 3.4.9 Tính hiệu quả - hành vi thời gian: Thời gian phản hồi (Metric 8.4.1) 76 3.4.10 Tính hiệu quả - sử dụng tài nguyên: Sử dụng bộ nhớ (Metric 8.4.2) 78 3.4.11 Tính hiệu quả - sử dụng tài nguyên: Sử dụng đường truyền (Metric 8.4.2) 79
  6. 3.4.12 Tính khả chuyển – khả năng cài đặt: Tính dễ cài đặt lại và Tính Linh hoạt trong cài đặt (Metric 8.6.2) 79 3.5 Đánh giá kết quả 80 3.6 Đề xuất phương pháp cải thiện chất lượng phần mềm Ví điện tử OmiPay. 80 KẾT LUẬN 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
  7. Danh mục các từ viết tắt Từ viết tắt Định nghĩa AIS Hệ thống thông tin nghiệp vụ kế toán Công ty OmiPay Công ty sở hữu Ví điện tử OmiPay DN Doanh Nghiệp ĐBTT Đảm bảo thanh toán ĐVCNTT Đơn vị chấp nhận thanh toán IEC Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế (International Electrotechnical Commission) ISO Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế (International Organization for Standardization) KTTC Kế toán tài chính MSB Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam NHNN Ngân hàng nhà nước TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TGTT Trung gian thanh toán TKNH Tài khoản Ngân hàng
  8. Danh mục các bảng biểu Bảng 1.1 Các tham số phần mềm [2] 17 Bảng 3.1 Các tiêu chí đánh giá chất lượng trong Ví điện tử OmiPay 41 Bảng 3.2 Công thức đánh giá Tính đầy đủ chức năng (Metric 8.1.1) 42 Bảng 3.3 Công thức đánh giá Tuân thủ chức năng (Metric 8.1.5) 43 Bảng 3.4 Công thức đánh giá Tuân thủ chức năng (Metric 8.2.1) 43 Bảng 3.5 Công thức đánh giá Tuân thủ chức năng (Metric 8.3.1) [7] 45 Bảng 3.6 Công thức đánh giá Tuân thủ chức năng (Metric 8.3.1) 45 Bảng 3.7 Công thức đánh giá Kiểm tra tính hợp lệ của dữ liệu đầu vào (Metric 8.3.3) 46 Bảng 3.8 Công thức đánh giá Khả năng hủy bỏ thao tác của người dùng (Metric 8.3.3) 47 Bảng 3.9 Công thức đánh giá Khả năng giám sát tình trạng vận hành (Metric 8.3.3) 47 Bảng 3.10 Công thức đánh giá thời gian phản hồi (Metric 8.4.1) 48 Bảng 3.11 Công thức đánh giá Sử dụng bộ nhớ tài nguyên (Metric 8.4.2) 49 Bảng 3.12 Công thức đánh giá Sử dụng đường truyền (Metric 8.4.2) 49 Bảng 3.13 Công thức đánh giá Dễ cài đặt lại (Metric 8.6.2) 50 Bảng 3.14 Công thức đánh giá Tính linh hoạt trong cài đặt (Metric 8.6.2) 51 Bảng 3.15 Bảng thực nghiệm đánh giá Tính đầy đủ chức năng (Metric 8.1.1) 51 Bảng 3.16 Bảng thực nghiệm đánh giá Tính đầy đủ của kiểm thử (Metric 8.2.1) 61 Bảng 3.17 Bảng thực nghiệm đánh giá Chức năng hiển thị (Metric 8.3.1) 70 Bảng 3.18 Bảng thực nghiệm đánh giá Tính hợp lệ của dữ liệu đầu vào (Metric 8.3.3) 73 Bảng 3.19 Bảng đánh giá Khả năng hủy bỏ thao tác của người dùng (Metric 8.2.1) 74 Bảng 3.20 Bảng đánh giá Khả năng giám sát tình trạng vận hành (Metric 8.3.3) 75 Bảng 3.21 Bảng thực nghiệm đánh giá Thời gian phản hồi (Metric 8.4.1) 76 Bảng 3.22 Bảng thực nghiệm đánh giá Khả năng cài đặt (Metric 8.6.2) 80
  9. Danh mục các hình vẽ Hình 1.1 Hoạt động quản lý hệ thống chất lượng sản phẩm phần mềm 4 Hình 1.2 Quy trình chung phát triển sản phẩm phần mềm 8 Hình 1.3 Mô hình thác nước 9 Hình 1.4 Mô hình chữ V 9 Hình 1.5 Mô hình xoắn ốc 10 Hình 1.6 Mô hình tiếp cận lặp 10 Hình 1.7 Mô hình tăng trưởng 11 Hình 1.8 Mô hình RAD 11 Hình 1.9 Mô hình Agile 12 Hình 1.10 Mô hình Scrum 13 Hình 1.11 Mối liên hệ giữa tiêu chuẩn ISO 9126 và ISO 14598. [2] 15 Hình 1.12 Khung tham số chất lượng sản phẩm phần mềm [4] 16 Hình 1.13 Mô hình quản lý chất lượng[2] 19 Hình 1.14 Mô hình quản lý chất lượng PDCA 20 Hình 1.15 Mô hình chất lượng phần mềm 21 Hình 2.1 Mô hình chất lượng sử dụng [2] 24 Hình 2.2 Chất lượng trong vòng đời sản phẩm [2] 24 Hình 2.3 Quy trình đánh giá chất lượng sản phẩm phần mềm [2] 26 Hình 2.4 Mối quan hệ giữa các phép đánh giá 27 Hình 2.5 Các mức đánh giá cho phép đo 29 Hình 2.6 Thiết kế đánh giá chất lượng phần mềm theo các tiêu chí 31 Hình 2.7 Mô hình các tiêu chí chất lượng [2] 33 Hình 2.8 Tiêu chí chất lượng, tiêu chí con và thuộc tính 34 Hình 3.1 - Quy trình đánh giá tiêu chí 40 Hình 3.2 – Thống kê ví người dùng 54 Hình 3.3 – Thống kê ví người dùng 54 Hình 3.4 – Xem Tài khoản ĐBTT Ví điện tử 55 Hình 3.5 – Xem Tài khoản ĐBTT Ví điện tử 55 Hình 3.6 – Báo cáo tháng – Ví người dùng 56 Hình 3.7 – Báo cáo tháng – Ví người dùng 56 Hình 3.8 – Báo cáo tháng – Giao dịch nạp tiền 57 Hình 3.9 – Báo cáo tháng – Giao dịch nạp tiền 57 Hình 3.10 – Báo cáo tháng – Giao dịch rút tiền 58 Hình 3.11 – Báo cáo tháng – TK ĐBTT Ví điện tử 58 Hình 3.12 – Báo cáo tháng – TK ĐBTT Ví điện tử 59 Hình 3.13 – Báo cáo tháng – Top Ví điện tử 59 Hình 3.14 – Báo cáo tháng – Top Ví điện tử - số lượng giao dịch nhiều nhất 60 Hình 3.15 – Báo cáo tháng – Top Ví điện tử - số lượng giao dịch cao nhất 60 Hình 3.16 – Lưu đồ quy trình nạp tiền 63 Hình 3.17 – Màn hình chức năng nạp tiền (1) 64
  10. Hình 3.18 – Màn hình chức năng nạp tiền (2) 64 Hình 3.19 – Màn hình chức năng nạp tiền (3) 64 Hình 3.20 – Màn hình chức năng nạp tiền (4) 65 Hình 3.21 – Màn hình chức năng nạp tiền (5) 65 Hình 3.22 – Màn hình chức năng nạp tiền (6) 65 Hình 3.23 – Màn hình chức năng nạp tiền (7) 66 Hình 3.24 – Quy trình thiết lập mật khẩu cấp 2 66 Hình 3.25 – Hình thức xác thực giao dịch (1) 67 Hình 3.26 – Hình thức xác thực giao dịch (2) 67 Hình 3.27 – Khai báo mật khẩu giao dịch (1) 68 Hình 3.28 – Khai báo mật khẩu giao dịch (2) 68 Hình 3.29 – Tin nhắn OTP từ hệ thống 69 Hình 3.30 – Khai báo mật khẩu giao dịch (tiếp) 69 Hình 3.31 – Xác thực mật khẩu giao dịch thành công 69 Hình 3.32 – Biểu đồ theo dõi bộ nhớ 78 Hình 3.33 – Biểu đồ theo dõi băng thông (network traffic) 79 Hình 3.34 – Biểu đồ theo dõi đọc/ghi ổ đĩa (Disk read/write) 79
  11. 1 MỞ ĐẦU Trong lĩnh vực phát triển phần mềm, để nâng cao chất lượng phần mềm, Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISO (International Organization for Standardization) đã tập trung rất nhiều vào việc xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng cho phần mềm. Phương pháp tiếp cận về chất lượng phần mềm của ISO đã có bước tiến mới, toàn diện hơn, phù hợp hơn. Đã đưa ra một loạt các bộ tiêu chuẩn nhằm hướng tới đánh giá chất lượng phần mềm trong vòng đời phát triển của sản phẩm. Tại Việt Nam vấn đề thực hiện quản lý chất lượng sản phẩm phần mềm để hỗ trợ các công ty, doanh nghiệp tiêu dùng và người sử dụng đã được Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành một số tiêu chuẩn Việt Nam để đánh giá sản phẩm phần mềm (có TCVN 8702:2011; TCVN 8708:2011). Các tiêu chuẩn Việt Nam cũng dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế như ISO/IEC 9126, ISO/IEC 14598 và nó có thể được dùng chung cho các loại phần mềm dưới góc độ của người phát triển, người kiểm định và người sử dụng. Cùng với sự bùng nổ về công nghệ thì vai trò ngày càng quan trọng của các hoạt động giao dịch điện tử - thương mại điện tử trong quá trình phát triển kinh tế trên toàn thế giới và việc ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động sản xuất kinh doanh là xu thế tất yếu đối với các quốc gia, các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong thời đại hiện nay. Từ năm 2000, Việt Nam liên tục nâng cấp cơ sở hạ tầng, ngày càng hoàn thiện một số hành lang pháp lý và đưa ra thêm nhiều chính sách nhằm hỗ trợ cho việc phát triển Thương mại điện tử. Với sự phát triển của Thương mại điện tử trong những năm qua đặt ra nhu cầu về một hệ thống thanh toán trực tuyến hiện đại về công nghệ và đa dạng về dịch vụ để hỗ trợ doanh nghiệp và người tiêu dùng tân dụng tối đa lợi ích của phương thức kinh doanh mới này. Hiện nay, đã có rất nhiều hệ thống phần mềm thanh toán trực tuyến nhưng vấn đề đặt ra là việc kiểm soát chất lượng các phần mềm này để tránh thất thoát tài nguyên. Do đó để có được phần mềm tốt, chất lượng, tin cậy thì phải có các tiêu chuẩn kiểm soát, đánh giá chất lượng các phần mềm thanh toán điện tử để từ đó có thể hình thành khung tiêu chuẩn chất lượng, khung pháp lý cho các phần mềm thanh toán điện tử. Vậy mục tiêu chính của đề tài là nghiên cứu quản lý chất lượng phần mềm và thử nghiệm áp dụng đánh giá chất lượng phần mềm đối với dự án Ví điện tử OmiPay. Bài luận có kết cấu bốn chương: Chương 1. Tổng quan hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm phần mềm Chương 2. Phương pháp đánh giá và quy trình đánh giá chất lượng sản phẩm phần mềm Chương 3. Đánh giá chất lượng phần mềm ví điện tử OmiPay Kết luận
  12. 2 Chương 1. TỔNG QUAN HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM PHẦN MỀM 1.1. Chất lượng sản phẩm phần mềm và quản lý chất lượng sản phẩm phần mềm 1.1.1 Khái niệm phần mềm Phần mềm thường được mô tả gồm ba bộ phận là tập các lệnh khi được thực hiện sẽ tạo ra các dịch vụ mang lại kết quả mong muốn cho người dùng và các cấu trúc dữ liệu làm cho chương trình thao tác hiệu quả với các thông tin thích hợp được số hóa và các tài liệu để mô tả thao tác, cách sử dụng và bảo trì phần mềm (hướng dẫn sử dụng, tài liệu kĩ thuật, tài liệu phân tích và thiết kế, kiểm thử,…) [1] Phần mềm cũng được hiểu là tập lệnh được viết bằng một hoặc nhiều ngôn ngữ lập trình và các dữ liệu liên quan thực hiện một số nhiệm vụ, chức năng hoặc giải quyết một vấn đề cụ thể. Phần mềm thực hiện chức năng bằng cách gửi các gói tin chứa câu lệnh trực tiếp đến phần cứng máy tính hoặc cung cấp dữ liệu cho các chương trình, phần mềm khác. Phần mềm được phân loại theo các phương thức hoạt động như sau: • Phần mềm hệ thống: phần mềm vận hành máy tính và các thiết bị điện tử như: hệ điều hành máy tính Windows, Linux, Unix. Hệ điều hành di động iOS, Android, Windows Phone… • Phần mềm ứng dụng: để vận hành nghiệp vụ cho doanh nghiệp, trò chơi điện tử… • Phần mềm dịch mã: gồm trình biên dịch và trình thông dịch, cụ thể là chúng dịch các câu lệnh từ mã nguồn của ngôn ngữ lập trình sang dạng ngôn ngữ máy sao cho thiết bị thực thi có thể hiểu được. • Nền tảng ứng dụng: như ASP.NET – nền tảng ứng dụng web của Microsoft, cái này hỗ trợ việc tạo ra các ứng dụng web, dịch vụ web. Phân loại phần mềm theo khả năng hay quyền hạn can thiệp vào mã nguồn: • Phần mềm mã nguồn đóng: phần mềm có mã nguồn không được công khai. Để sử dụng phần mềm nguồn đóng phải được cấp bản quyền. • Phần mềm mã nguồn mở: phần mềm có mã nguồn được công bố rộng rãi, công khai, mọi người được sử miễn phí và tiếp tục phát triển phần mềm đó. 1.1.2 Chất lượng phần mềm Chất lượng phần mềm được định nghĩa bởi bởi nhiều tổ chức và cá nhân khác nhau, trong luận văn này học viên xin trình bày một số định nghĩa tiêu biểu.
  13. 3 a) Định nghĩa theo Pressman: Theo Roger Pressman, một kỹ sư phần mềm nổi tiếng người Mỹ cho biết: Chất lượng phần mềm được thể hiện khi nó có thể đáp ứng các yêu cầu chức năng, hiệu năng, các chuẩn mực nhất định bằng việc ghi lại rõ ràng các tiêu chuẩn phần mềm vào tài liệu với các đặc tính ngầm định của phần mềm được phát triển chuyên nghiệp. Định nghĩa này đưa ra ba yêu cầu khi phát triển phần mềm: • Yêu cầu chức năng cần rõ ràng và sẽ là nhân tố chính quyết định các chất lượng cuối của phần mềm. • Trong hợp đồng phải đề cập các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm phần mềm • Các đặc tính ngầm định trong quá trình phát triển cần được đáp ứng kể cả không được đề cập chi tiết trong hợp đồng. b) Định nghĩa bởi IEEE (1991): Theo IEEE có 2 định nghĩa như sau: • Chất lượng phần mềm là mức độ mà hệ thống, thành phần hệ thống hay tiến trình của hệ thống đáp ứng được các đặc tả yêu cầu ban đầu. • Chất lượng phần mềm là mức độ mà hệ thống, thành phần hệ thống hay tiến trình hệ thống đáp ứng được đặc tả yêu cầu ban đầu và đạt được mong đợi của khách hàng, người dùng. Phân tích hai định nghĩa của IEEE về chất lượng phần mềm cho thấy: • Theo định nghĩa đầu: Khi đánh giá chất lượng phần mềm, cách đánh giá và kết quả phụ thuộc hoàn toàn vào tài liệu đặc tả yêu cầu được xác định ở giai đoạn đầu của dự án và bổ sung trong quá trình phát triển, đôi khi có thể bị sai mà chưa phát hiện để điều chỉnh, đôi khi bị thiếu mà chưa được cập nhật, hoặc không rõ ràng cho nên kết quả không như kì vọng, đánh giá một phần mềm có chất lượng thực sự hay không cũng trở thành không chính xác • Theo định nghĩa thứ hai: Vừa dựa vào đặc tả yêu cầu, vừa đánh gía dựa trên độ hài lòng của khách hàng sẽ có kết quả sát với thực tế hơn, tuy nhiên khách hàng đôi khi không có hiểu biết sâu về công nghệ, những mong muốn của họ đưa ra có thể khó thực thi để áp dụng nên sẽ thay đổi nhiều, thậm chí thay đổi ngay trong giai đoạn cuối hoặc sau đó khó để nghiệm thu. Thực hiện phát triển phần mềm áp dụng đánh giá chất lượng theo cách này sẽ có nhiều khó khăn hơn c) Định nghĩa theo ISO: Theo định của Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISO về tiêu chuẩn 8402, "chất lượng phần mềm là khả năng đáp ứng toàn diện nhu cầu của người dùng về tính năng cũng như
  14. 4 công dụng được nêu ra một cách tường minh hoặc không tường minh trong những ngữ cảnh xác định". [2] Trong định nghĩa này, chất lượng còn chưa cụ thể, thiếu yếu tố định lượng, để hiểu hết nhu cầu của người sử dụng quả thực là rất khó. 1.1.3 Quản lý chất lượng sản phẩm phần mềm a) Khái niệm Quản lý chất lượng phần mềm là một quá trình quản lý nhằm mục đích phát triển và quản lý chất lượng của phần mềm để đảm bảo sản phẩm đáp ứng tốt nhất các tiêu chuẩn chất lượng mà khách hàng mong đợi và đáp ứng mọi yêu cầu cần thiết của nhà phát triển và quy định. Các nhà quản lý chất lượng phần mềm yêu cầu phần mềm phải được kiểm tra trước khi phát hành ra thị trường và thực hiện bằng việc đánh giá chất lượng theo quy trình, theo chu kỳ. Công việc của họ không chỉ là đảm bảo phần mềm của họ ở trạng thái tốt cho người dùng mà còn khuyến khích văn hóa chất lượng trong toàn doanh nghiệp. b) Hoạt động quản lý hệ thống chất lượng sản phẩm phần mềm Nội dung này bao gồm ba thành phần chính: Đảm bảo chất lượng, lập kế hoạch chất lượng và kiểm soát chất lượng. Hình 1.1 Hoạt động quản lý hệ thống chất lượng sản phẩm phần mềm v Lập kế hoạch chất lượng Lập kế hoạch chất lượng: làm rõ các tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm và cách làm để đạt được, phần lớn dựa vào xác định yêu cầu của khách hàng, các thiết kế cho sản phẩm và dịch vụ, các quy trình, biện pháp kiểm soát và phương pháp đánh giá. Kế hoạch
  15. 5 chất lượng cũng có thể đề cập đến thị trường dự kiến, ngày ra mắt sản phẩm, mục tiêu chất lượng, rủi ro dự kiến và chính sách quản lý rủi ro. v Đảm bảo chất lượng Đảm bảo chất lượng sản phẩm phần mềm là đánh giá có hệ thống một cách thường xuyên về chất lượng tổng thể, các tiêu chuẩn ngành và tiêu chuẩn quốc gia. Để có thể đảm bảo chất lượng sản phẩm chính là một hoạt động phòng ngừa. Đảm bảo chất lượng phần mềm thiết lập một tập hợp các quy trình có tổ chức và hợp lý và quyết định rằng các tiêu chuẩn phát triển phần mềm sẽ được ghép nối với các quy trình tổ chức, các nhà phát triển phần mềm có cơ hội tốt hơn để sản xuất phần mềm chất lượng cao hơn. Giai đoạn này có thể bao gồm: •Khuyến khích các chuẩn quy trình tài liệu, chẳng hạn như sử dụng các mẫu tiêu chuẩn • Hướng dẫn cách thực hiện các quy trình tiêu chuẩn, chẳng hạn như đánh giá chất lượng; • Xác định các tiêu chuẩn cần được sử dụng trong các quy trình phát triển phần mềm. v Kiểm soát chất lượng Kiểm soát chất lượng là việc kiểm tra và xem xét phần mềm ở các giai đoạn khác nhau để đảm bảo các quy trình và tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng ở cả cấp độ tổ chức và dự án đang được tuân thủ. Các hoạt động kiểm tra này được tách biệt một cách tối ưu với nhóm phát triển để có thêm cái nhìn khách quan về sản phẩm cần kiểm tra. Các hoạt động bao gồm: • Thanh tra và kiểm định thường xuyên theo kỳ; • Kiểm thử xác minh; • Kiểm tra chéo; • Hợp duyệt chất lượng; • Khảo sát các đối tượng có liên quan. 1.1.4 Chất lượng sản phẩm phần mềm và vòng đời phát triển phần mềm Việc đo lường chất lượng phần mềm không thể áp dụng dung sai và các kết luận khách quan về việc phần mềm có đáp ứng các thông số kỹ thuật hay không. Tuy nhiên, chất lượng và trạng thái phù hợp với mục đích của phần mềm vẫn có thể được thực hiện theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào tổ chức và loại dự án đã thực hiện. Điều này được thực hiện thông qua sự hỗ trợ của toàn bộ chu trình phát triển phần mềm, với ý nghĩa là: • Thu thập các yêu cầu và xác định phạm vi của một dự án phần mềm, tập trung
  16. 6 vào việc xác minh nếu các yêu cầu đã xác định sẽ có thể kiểm tra được; • Thiết kế giải pháp, tập trung vào việc lập kế hoạch cho một quá trình thử nghiệm. Ví dụ: loại thử nghiệm nào sẽ được thực hiện? thực hiện như thế nào trong bối cảnh của môi trường thử nghiệm và dữ liệu thử nghiệm? • Triển khai giải pháp được hỗ trợ bởi các trường hợp thử nghiệm và các kịch bản, thực thi chúng và ghi nhận các lỗi, bao gồm cả việc phối hợp giải quyết các lỗi; • Thực hiện quản lý thay đổi: phải xác minh xem các thay đổi ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng của giải pháp đã tạo và sự thay đổi cuối cùng của kế hoạch thử nghiệm • Kết thúc dự án cần các thử nghiệm tập trung vào xác minh chất lượng tổng thể của giải pháp đã tạo. Theo khía cạnh khác, vòng đời của sản phẩm phần mềm bắt đầu từ quá trình thực tiễn và thể hiện như sau: • Nhu cầu để hình thành phần mềm hình thành do quá trình vận hành thực tế • Nhu cầu này được thể hiện qua các tài liệu yêu cầu và tài liệu đặc tả hệ thống, xác định yêu cầu chất lượng ngoài để thỏa mãn được yêu cầu của người sử dụng; • Yêu cầu chất lượng ngoài là tiền đề cho yêu cầu chất lượng trong, được thể hiện trong các tiêu chí của phần mềm và có các độ đo chất lượng trong mà phần mềm phải đáp ứng; • Tới giai đoạn tích hợp chạy thử chất lượng ngoài sẽ được chú trọng để tất cả các độ đo chất lượng ngoài được đảm bảo; • Khi vận hành vẫn dùng các độ đo ngoài, chất lượng phần mềm trong khi vận hành, sử dụng sẽ tiếp tục được kiểm tra và cải tiến; • Việc cải tiến sẽ liên tục đến khi phần mềm lạc hậu đến mức cần thay thế bởi phần mềm khác. 1.1.5 Đảm bảo chất lượng sản phẩm phần mềm Để có được một phần mềm tốt thì cách tiếp cận theo chất lượng quy trình sẽ là tối ưu nhất: có quy trình sản xuất tốt thì sẽ có khả năng sản xuất ra sản phẩm tốt. Các doanh nghiệp thường dựa vào bộ tiêu chí đánh giá trong các tiêu chuẩn quốc tế ISO hay trong các chứng chỉ CMM (Capability Maturity Model) để đo lường chất lượng sản phẩm phần mềm để chứng minh quy trình đảm bảo chất lượng của họ đạt chuẩn đồng thời làm tăng vị thế cạnh tranh. Những năm cuối thế kỷ 20, ISO đã tập trung rất nhiều vào các tiêu chuẩn chất lượng cho phần mềm và đã tiến thêm một bậc, toàn diện hơn, phù hợp hơn. Kết quả là một loạt
  17. 7 các bộ tiêu chuẩn đã ra đời, nhằm hướng tới đánh giá chất lượng toàn diện trong suốt vòng đời của sản phẩm phần mềm, từ khi phôi thai cho tới lúc lạc hậu cần thay thế. [2] Theo ISO, chất lượng toàn diện của sản phẩm phần mềm phải được chú ý từ chất lượng quy trình đến chất lượng của các phần mềm nội bộ, so sánh các yêu cầu ban đầu của người dùng với chất lượng sản phẩm khi sử dụng: • Chất lượng chức năng phần mềm là kết quả đánh giá mức độ phù hợp với một thiết kế nhất định, dựa trên các yêu cầu chức năng, người dùng hoặc thông số kỹ thuật, thường được tiến hành hành và đo bằng kiểm thử phần mềm có thể dung biện pháp tổng hợp thông qua chương trình chấm điểm chất lượng hoặc định lượng. • Chất lượng cấu trúc sản phẩm phần mềm là đáp ứng yêu cầu phi chức năng (tính mạnh mẽ hay khả năng bảo trì hay mức độ sản xuất phần mềm), đánh giá thông qua kiểm thử bằng cách phân tích cấu trúc phần mềm, hệ thống, mã nguồn và công nghệ. Phân tích chất lượng cấu trúc và đo lường được thực hiện thông qua việc phân tích mã nguồn, kiến trúc, khuôn khổ phần mềm, lược đồ cơ sở dữ liệu trong mối quan hệ với các nguyên tắc và tiêu chuẩn cùng xác định cấu trúc hệ thống. Bộ tiêu chuẩn ISO 9001-3 quy định "Quy trình đảm bảo chất lượng" cho các tổ chức làm trong lĩnh vực phát triển phần mềm. Chứng chỉ ISO 9001 xác nhận đơn vị đạt chuẩn quy trình đảm bảo chất lượng. Tiêu chuẩn ISO/IEC 9126 là để đánh giá chất lượng cho sản phẩm phần mềm doanh nghiệp. Cùng đó ở Việt Nam, mô hình CMM cũng rất được quan tâm, tổ chức được cấp chứng chỉ CMM có nghĩa là đã đạt chuẩn tương ứng các cấp độ CMM của chứng chỉ và có khả năng sản xuất phần mềm tốt hơn phần mềm của công ty chưa đạt được chứng chỉ. Mặt khác, cũng có công ty quy trình tốt nhưng sản phẩm phần mềm chất lượng lại không cao cho nên tiếp cận theo chất lượng quy trình chưa toàn diện mà chỉ đang giúp giải quyết ở mức căn bản. 1.2. Quy trình phát triển sản phẩm phần mềm 1.2.1 Khái niệm Phát triển phần mềm là dùng kĩ thuật lập trình làm yêu cầu của người dùng trở thành sản phẩm, chức năng phần mềm. Để có sản phẩm phần mềm chất lượng thì cần có quy trình phát triển phần mềm hợp lý, đạt tiêu chuẩn chất lượng giúp các hoạt động tương tác với các yếu tố khác nhau nhịp nhàng và đem lại hiệu quả. Quy trình phát triển sản phẩm phần mềm là chuỗi các hoạt động động có hiệu quả trong cơ sở công nghệ thông tin mà tổ chức muốn tạo ra hệ thống chất lượng đáp ứng hoặc vượt qua kì vọng của khách hàng
  18. 8 • Quy trình chất lượng tốt và hợp lý sẽ tạo ra phần mềm đạt tiêu chuẩn • Quy trình phát triển sản phẩm phần mềm không chỉ giúp làm tốt chất lượng, năng suất và giá thành phần mềm mà còn tăng tính cạnh tranh, lợi nhuận cho công ty 1.2.2 Quy trình chung phát triển sản phẩm phần mềm Quy trình chung phát triển phần mềm bao gồm các giai đoạn chính sau: • Khảo sát và phân tích yêu cầu: tìm hiểu, thu thập thông tin cần thiết đê chuẩn bị cho việc giải quyết các yêu cầu được đặt ra của dự án. Sau đó xác định các thông tin và chức năng xử lý của hệ thống, các chuyên gia sẽ đặc tả sơ bộ các bảng dữ liệu để có cái nhìn khách quan. Qua đó, xác định các giải pháp tốt nhất cho hệ thống đảm bảo đúng các yêu cầu đã khảo. Hình 1.2 Quy trình chung phát triển sản phẩm phần mềm • Thiết kế: dựa vào kết quả của quá trình khảo sát và phân tích, các chuyên gia sẽ chuyển hóa vào thiết kế phần mềm trên công cụ để đặc tả thiết kế hệ thống chi tiết. • Phát triển: xây dựng hệ thống phần mềm theo các thiết kế và yêu cầu đã xác định. • Kiểm thử: Kiểm chứng các phân hệ, chức năng của sản phẩm, khắc phục lỗi để có một hệ thống thông tin đạt yêu cầu đặt ra. • Bảo trì: duy trì hệ thống phần mềm hoạt động, điều chỉnh các lỗi nếu có, nâng cấp tính năng hoặc nâng cấp hệ thống và công sức giai đoạn này có thể chiếm 65%-75% chu kỳ sống của phần mềm.
  19. 9 1.2.3 Mô hình thác nước Mô hình thác nước (Waterfall Model): là mô hình mà các giai đoạn phát triển phần mềm được phát triển theo tính tuần tự. Các giai đoạn sau chỉ được thực hiện khi giai đoạn trước đã kết thúc và không được quay lại giai đoạn trước để xử lí các thay đổi trong yêu cầu, áp dụng vào các dự án ít thay đổi yêu cầu. Hình 1.3 Mô hình thác nước 1.2.4 Mô hình chữ V Mô hình chữ V (V- Shaped Model) được mở rộng từ mô hình thác nước, các bước trong quy trình sẽ đi theo hình chữ V. Sử dụng mô hình này khi yêu cầu phần mềm được xác định rõ ràng. Hình 1.4 Mô hình chữ V 1.2.5 Mô hình xoắn ốc
  20. 10 Mô hình xoắn ốc (Spiral Model) là mô hình kết hợp giữa các tính năng của mô hình kiểu mẫu và mô hình thác nước. Mô hình này sử dụng những giai đoạn tương tự như mô hình thác nước về thứ tự, kế hoạch, đánh giá rủi ro… được sử dụng cho các ứng dụng lớn, ngân sách lớn hoặc dự án phức tạp xây dựng theo các giai đoạn nhỏ hoặc theo nhiều phân đoạn. Hình 1.5 Mô hình xoắn ốc 1.2.6 Mô hình tiếp cận lặp Mô hình tiếp cận lặp (Iterative Model) là một mô hình được lặp đi lặp lại các phân đoạn từ khi bắt đầu đến khi kết thúc dự án. Nhà phát triển có thể xem sản phẩm hoàn thành dần dần theo từng phân đoạn, vì vậy một số chi tiết vẫn có thể được đổi mới ở phân đoạn tiếp theo. Hình 1.6 Mô hình tiếp cận lặp
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2