intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Phát triển cây lương thực của tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2005-2015

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:127

29
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến phát triển cây lương thực, đề tài tập trung phân tích các nhân tố ảnh hưởng và hiện trạng phát triển cây lương thực của tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2005 - 2015, từ đó đề xuất những giải pháp thích hợp cho các cây lương thực chủ lực của tỉnh Kiên Giang trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Phát triển cây lương thực của tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2005-2015

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Lê Thị Bích Thúy PHÁT TRIỂN CÂY LƯƠNG THỰC CỦA TỈNH KIÊN GIANG GIAI ĐOẠN 2005 - 2015 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Lê Thị Bích Thúy PHÁT TRIỂN CÂY LƯƠNG THỰC CỦA TỈNH KIÊN GIANG GIAI ĐOẠN 2005 - 2015 Chuyên ngành : Địa lí học Mã số : 8310501 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRƯƠNG VĂN TUẤN Thành phố Hồ Chí Minh – 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu của đề tài là trung thực và không trùng lặp, sao chép trong các công trình nghiên cứu trước đây. Tác giả Lê Thị Bích Thúy
  4. LỜI CẢM ƠN Tác giả xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các Ban Giám hiệu trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh, tới các thầy cô trong khoa Địa lí, đặc biệt là thầy TS. Trương Văn Tuấn – thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn. Cảm ơn các bạn tập thể lớp Cao học K26 Địa lí học luôn động viên, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập và hoàn thành đề tài. Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Kiêng Giang, Cục Thống kê Kiên Giang, đã hỗ trợ thông tin và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này. Trong quá trình thực hiện luận văn, dù đã có nhiều cố gắng nhưng do thời gian và kiến thức còn hạn chế cũng như cách nhìn nhận vấn đề chưa thực sự sâu sắc nên không tránh khỏi những sai sót nhất định. Vì vậy, tác giả kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý Thầy, Cô và bạn đọc để luận văn được hoàn thiện với nội dung tốt hơn. Tác giả xin trân trọng cám ơn! TP. Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 11 năm 2018 Tác giả Lê Thị Bích Thúy
  5. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục biểu đồ Danh mục các hình MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CÂY LƯƠNG THỰC ..................................................................................... 9 1.1. Cơ sở lý luận ...................................................................................................... 9 1.1.1. Các khái niệm và phân loại cây lương thực .............................................. 9 1.1.2. Vai trò và vị trí của cây lương thực ......................................................... 11 1.1.3. Điều kiện sinh thái cây lương thực.......................................................... 13 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển cây lương thực............................ 15 1.1.5. Các tiêu chí đánh giá thực trạng phát triển cây lương thực vận dụng cho tỉnh Kiên Giang ................................................................................ 18 1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................. 21 1.2.1. Thực trạng phát triển cây lương thực ở Việt Nam ................................... 21 1.2.2. Thực trạng phát triển cây lương thực của Đồng bằng sông Cửu Long .... 28 Tiểu kết Chương 1 .................................................................................................. 34 Chương 2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÂY LƯƠNG THỰC CỦA TỈNH KIÊN GIANG GIAI ĐOẠN 2005-2015 ...................................................................... 36 2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển cây lương thực của tỉnh Kiên Giang ..................................................................................................... 36 2.1.1.Vị trí địa lý ................................................................................................ 36 2.1.2. Các nhân tố tự nhiên................................................................................. 39
  6. 2.1.3. Nhân tố kinh tế- xã hội ............................................................................. 44 2.2. Thực trạng phát triển cây lương thực của tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2005-2015 ...................................................................................................... 57 2.2.1. Khái quát về sự phát triển của cây lương thực ......................................... 57 2.2.2. Vai trò, vị trí cây lương thực đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Kiên Giang ....................................................................................... 59 2.2.3. Hiện trạng phát triển cây lương thực của tỉnh Kiên Giang ...................... 62 Tiểu kết chương 2 ................................................................................................... 96 Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY LƯƠNG THỰC TỈNH KIÊN GIANG .............................................................. 97 3.1. Cơ sở để xây dựng định hướng và giải pháp ................................................... 97 3.1.1. Quan điểm phát triển ................................................................................ 97 3.1.2. Mục tiêu phát triển ................................................................................... 99 3.1.3. Thực trạng phát triển cây lương thực của tỉnh Kiên Giang ................... 101 3.2. Định hướng phát triển cây lương thực tỉnh Kiên Giang ................................ 102 3.2.1. Định hướng chung .................................................................................. 102 3.2.2. Định hướng cụ thể .................................................................................. 103 3.3. Một số giải pháp ............................................................................................ 104 3.3.1. Giải pháp về đào tạo nguồn lực.............................................................. 104 3.3.2. Giải pháp củng cố xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển cây lương thực ......................................................... 105 3.3.3. Giải pháp về vốn .................................................................................... 106 3.3.4. Giải pháp về thị trường .......................................................................... 106 3.3.7. Các giải pháp khác ................................................................................. 109 Tiểu kết chương 3 ................................................................................................. 110 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 111 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 113
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BĐKH : Biến đổi khí hậu BT : Bê tông CP : Cấp phối CSHT : Cơ sở hạ tầng CSVCKT : Cơ sở vật chất kỹ thuật ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long ĐBSH : Đồng bằng sông Hồng ĐHKHTN : Đại học Khoa học Tự nhiên ĐHQGHN : Đại học Quốc gia Hà Nội ĐKTN : Điều kiện tự nhiên DT : Diện tích DTTN : Diện tích tự nhiên ĐX : Đông Xuân FAO : Tổ chức lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc GDP : Tổng sản phẩm nội địa GRDP : Tổng sản phẩm trong tỉnh GTSX : Giá trị sản xuất H : Huyện HT : Hè Thu IPCC : Ủy ban liên minh chính phủ về biến đổi khí hậu LT : Lương thực NBD : Nước biển dâng NCS : Nghiên cứu sinh NN : Nông nghiệp NNPTNT : Nông nghiệp phát triển nông thôn NS : Năng suất NTTS : Nuôi trồng thủy sản Nxb : Nhà xuất bản
  8. PGS.TS : Phó Giáo sư, Tiến sĩ QH : Quy hoạch QPAN : Quốc phòng an ninh SL : Sản lượng SXNN : Sản xuất nông nghiệp TBNN : Trung bình nhiều năm TGLX : Tứ giác Long Xuyên TP : Thành phố TSH : Tây sông Hậu VFA : Hiệp hội lương thực Việt Nam VN : Việt Nam XH : Xuân Hè
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Diện tích và cơ cấu diện tích cây lương thực Việt Nam, giai đoạn 2005-2015 ............................................................................................. 22 Bảng 1.2. Diện tích cây lương thực phân theo vùng kinh tế, giai đoạn 2005-2015 ............................................................................................. 23 Bảng 1.3. Bình quân lương thực trên đầu người phân theo vùng kinh tế, giai đoạn 2005-2015.............................................................................. 23 Bảng 1.4. Năng suất cây lương thực Việt Nam, giai đoạn 2005- 2015 ................. 24 Bảng 1.5. Sản lượng cây lương thực Việt Nam, giai đoạn 2005-2015 ................. 24 Bảng 1.6. Sản lượng lương thực phân theo vùng kinh tế, giai đoạn 2005 - 2015 ........................................................................................... 26 Bảng 1.7. Diện tích gieo trồng cây lương thực của vùng ĐBSCL, giai đoạn 2005-2015 ............................................................................................. 28 Bảng 1.8. Diện tích gieo trồng cây lương thực của các tỉnh trong vùng ĐBSCL, giai đoạn 2005 – 2015 ............................................................ 30 Bảng 1.9. Năng suất cây lương thực của vùng ĐBSCL, giai đoạn 2005- 2015 .... 31 Bảng 1.10. Sản lượng của cây lương thực của vùng ĐBSCL, giai đoạn 2005-2015 ............................................................................................. 32 Bảng 2.1. Diện tích, dân số, các đơn vị hành chính của tỉnh Kiên Giang năm 2015 ............................................................................................... 38 Bảng 2.2. Hiện trạng và cơ cấu sử dụng đất của tỉnh năm 2015 ........................... 40 Bảng 2.3. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Kiên Giang năm 2015 ......... 41 Bảng 2.4. Biến động sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tỉnh Kiên Giang, giai đoạn 2005- 2015 .................................................................................... 42 Bảng 2.5. Tổng sản phẩm của các ngành kinh tế tỉnh Kiên Giang, giai đoạn 2005-2015 ............................................................................................. 45 Bảng 2.6. Dân số, lao động, cơ cấu lao động của tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2005-2015 ............................................................................................. 48 Bảng 2.7. Hiện trạng mạng lưới đường bộ tỉnh Kiên Giang năm 2015 ................ 51
  10. Bảng 2.8. Giá trị sản xuất của cây lương thực và cây công nghiệp giai đoạn 2005-2015 ............................................................................................. 60 Bảng 2.9. Diện tích gieo trồng cây lương thực của tỉnh Kiên Giang, giai đoạn 2005-2015 ..................................................................................... 63 Bảng 2.10. Diện tích trồng cây lương thực của tỉnh Kiên Giang phân theo đơn vị hành chính, giai đoạn 2005-2015 ...................................................... 67 Bảng 2.11. Năng suất cây lương thực của tỉnh Kiên Giang, giai đoạn 2005-2015 ............................................................................................. 68 Bảng 2.12. Sản lượng lương thực tỉnh Kiên Giang và ĐBSCL giai đoạn 2005-2015 ............................................................................................. 70 Bảng 2.13. Lương thực bình quân đầu người của tỉnh Kiên Giang và ĐBSCL, giai đoạn 2005-2015.............................................................................. 71 Bảng 2.14. Diện tích gieo trồng cây lúa phân theo đơn vị hành chính của tỉnh Kiên Giang, giai đoạn 2005-2015 ......................................................... 72 Bảng 2.15. Diện tích gieo trồng lúa của Kiên Giang và các tỉnh vùng ĐBSCL, giai đoạn 2005 – 2015 ........................................................................... 73 Bảng 2.16. Năng suất lúa phân theo đơn vị hành chính của tỉnh Kiên Giang, giai đoạn 2005 – 2015 ........................................................................... 74 Bảng 2.17. Sản lượng lúa của Kiên Giang và các tỉnh của vùng ĐBSCL, giai đoạn 2005 - 2015 ................................................................................... 75 Bảng 2.18. Sản lượng lúa phân theo đơn vị hành chính của tỉnh Kiên Giang, giai đoạn 2005 – 2015. .......................................................................... 76 Bảng 2.19. Diện tích, năng suất, sản lượng vụ Đông Xuân của tỉnh Kiên Giang, giai đoạn 2005 – 2015 ............................................................... 77 Bảng 2.20. Diện tích, năng suất, sản lượng vụ Hè Thu của tỉnh Kiên Giang, giai đoạn 2005 – 2015 ........................................................................... 79 Bảng 2.21. Diện tích, năng suất, sản lượng vụ Lúa Mùa của tỉnh Kiên Giang, giai đoạn 2005 - 2015............................................................................ 81 Bảng 2.22. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa Xuân Hè của tỉnh Kiên Giang, giai đoạn 2005 – 2015 ........................................................................... 82
  11. Bảng 2.23. Diện tích, năng suất, sản lượng cây ngô của tỉnh Kiên Giang năm 2015 ............................................................................................... 84 Bảng 2.24. Diện tích, năng suất, sản lượng cây lương thực khác của tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2005 - 2015 ................................................................. 85 Bảng 2.25. Diện tích gieo trồng cây lương thực khác (khoai lang và sắn) của tỉnh ĐBSCL, giai đoạn 2005 – 2015. .................................................... 87 Bảng 2.26. Kết quả hoạt động sản xuất trung bình của một tổ hợp tác năm 2015 ............................................................................................... 89 Bảng 2.27. Số hợp tác xã, lao động phân theo đơn vị hành chính năm 2015 ......... 91
  12. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1. Lương thực bình quân đầu người của Việt Nam, giai đoạn 2005-2015 ........................................................................................... 27 Biểu đồ 1.2. Diện tích gieo trồng cây lương thực của vùng ĐBSCL phân theo loại cây, giai đoạn 2005-2015 ............................................................. 29 Biểu đồ 2.1. Cơ cấu sử dụng đất của tỉnh Kiên Giang năm 2015 ........................... 41 Biểu đồ 2.2. Tổng sản phẩm các ngành kinh tế của tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2005-2015 ........................................................................................... 46 Biểu đồ 2.3. GTSX NN tỉnh Kiên Giang năm 2015................................................ 47 Biểu đồ 2.4. Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế của tỉnh Kiên Giang, năm 2015 ............................................................................................. 49 Biểu đồ 2.5. Cơ cấu GTSX ngành trồng trọt của tỉnh Kiên Giang theo giá hiện hành phân theo nhóm cây năm 2005........................................... 60 Biểu đồ 2.6. Cơ cấu GTSX ngành trồng trọt của tỉnh Kiên Giang theo giá hiện hành phân theo nhóm cây năm 2015........................................... 61 Biểu đồ 2.7. Diện tích gieo trồng cây lương thực của tỉnh Kiên Giang, giai đoạn 2005-2015 .................................................................................. 63
  13. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Diện tích cây lương thực tỉnh Kiên Giang năm 2005 ............................... 65 Hình 2.2. Diện tích cây lương thực tỉnh Kiên Giang năm 2015 ............................... 66
  14. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kiên Giang là một tỉnh lớn và cũng là một trong số ít tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long có điều kiện để phát triển nền kinh tế đa dạng với thế mạnh về nông, công, ngư nghiệp và dịch vụ - du lịch. Với chính sách mở cửa, tăng cường hợp tác và giao lưu quốc tế của Đảng và Nhà Nước, đã tạo đà phát triển và mở rộng ra cơ hội, triển vọng phát triển kinh tế nhất là nông nghiệp. Với diện tích khoảng 6.385 km2 (chiếm 15,63% diện tích tự nhiên của vùng ĐBSCL) trong đó đất dành cho nông nghiệp là 576.452ha. Trong nhiều năm qua Kiên Giang luôn là tỉnh chiếm vị trí nhất nhì trong vùng và của cả nước về sản xuất lương thực, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu. Trong nhiều năm qua, kinh tế của tỉnh có sự tăng trưởng khá, tốc độ tăng đạt khoảng 10,53% trên năm, giá trị sản xuất tăng từ 37.133 tỷ năm 2010 lên 53.401 tỷ năm 2015 tức là tăng 1,4 lần. Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 là 3.154 USD gấp 2 lần so với năm 2010. Trong cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh, nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng khá cao 50%, hai ngành còn lại chiếm tỷ trọng khoảng 50%. Cơ cấu ngành kinh tế của Tỉnh trong thời gian qua có sự chuyển dịch chậm, ngành nông nghiệp vẫn là ngành chủ đạo. Trong những năm qua việc trồng cây lương thực phát triển khá nhanh cả về chất và lượng luôn đem tới hơn 94% giá trị sản xuất trong trồng trọt và 85% giá trị sản xuất của toàn ngành nông nghiệp. Kiên Giang là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nói chung và phát triển cây lương thực nói riêng. Tuy nhiên trong quá trình phát triển cây lương thực tỉnh Kiên Giang vẫn còn găp nhiều khó khăn và thách thức như: Vấn đề thị trường tiêu thụ còn nhiều biến động, giá cả sản phẩm bấp bênh phụ thuộc nhiều vô thương lái, các cơ sở chế biến sản phẩm sau thu hoạch còn nhiều hạn chế gây khó khăn trong quá trình vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm, trình độ thâm canh trong sản xuất của người lao động chưa cao... Như vậy để khắc phục những khó khăn nêu trên, để cây lương thực ở Kiên Giang phát triển tương xứng với tiềm năng của tỉnh và đem lại hiệu quả kinh tế cao,
  15. 2 góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành trồng trọt nói riêng và toàn ngành nông nghiệp của Tỉnh nói chung. Tác giả đã chọn đế tài “Phát triển cây lương thực của tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2005 – 2015” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến phát triển cây lương thực, đề tài tập trung phân tích các nhân tố ảnh hưởng và hiện trạng phát triển cây lương thực của tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2005 - 2015, từ đó đề xuất những giải pháp thích hợp cho các cây lương thực chủ lực của tỉnh Kiên Giang trong thời gian tới. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Tổng quan những vấn đề lí luận và thực tiễn về cây lương thực và vận dụng để nghiên cứu ở một tỉnh cụ thể. Phân tích và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng và hiện trạng phát triển cây lương thực của Tỉnh trong giai đoạn từ năm 2005 – 2015. Xây dựng các định hướng và đề xuất một số giải pháp phát triển cây lương thực của tỉnh trong thời gian tới. 4. Giới hạn đề tài - Không gian: Đề tài nghiên cứu trên phạm vi lãnh thổ tỉnh Kiên Giang đặt trong vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, bao gồm: Thành phố Rạch Giá, thị xã Hà Tiên, và 13 huyện: Kiên Lương, Hòn Đất, Tân Hiệp, Châu Thành, Giồng Riềng, Gò Quao, An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận, Phú Quốc, Kiên Hải, U Minh Thượng, Giang Thành. - Thời gian: Cơ sở số liệu được thu thập khảo sát và phân tích từ năm 2005 đến năm 2015. Trong một số trường hợp có thể mở rộng khung thời gian nghiên cứu để xem xét về lịch sử và xu hướng phát triển. - Nội dung nghiên cứu: Đề tài sẽ nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng phát triển cây lương thực tỉnh Kiên Giang. + Các nhân tố ảnh hưởng bao gồm: Vị trí địa lý, nhóm nhân tố tự nhiên và nhóm nhân tố kinh tế - xã hội. + Về hiện trạng, đề tài tập trung phân tích các nội dung: Diện tích, năng suất, sản lượng, giá trị sản xuất và các hình thức tổ chức sản xuất của một số cây lương
  16. 3 thực chính (Lúa, Ngô, một số loại cây lương thực khác) ở tỉnh và các đơn vị hành chính của Tỉnh. Đề tài không nghiên cứu các nội dung chế biến và tiêu thụ. 5. Lịch sử nghiên cứu Cây lương thực là cây trồng từ lâu đời trong lịch sử phát triển của nhân loại vì thế các nghiên cứu về cây lương thực trên Thế giới và ở Việt Nam cũng như ở các địa phương là rất nhiều và được tổ chức thường xuyên. Các nghiên cứu được thực hiện bởi rất nhiều cơ quan, ban ngành và nhiều nhà khoa học ở các chuyên ngành khác nhau.  Ở Việt Nam Trên góc độ Địa lí học, đã có nhiều công trình nghiên cứu về lí luận và thực tiễn đã được công bố dưới dạng giáo trình, các bài báo và các đề tài nghiên cứu. Nhìn chung các công trình đã được công bố tập trung và các nội dung, theo đó có thể gộp vào các nghiên cứu về lí luận, về thực tiễn và về hiện trạng phát triển qua các giai đoạn trên những phạm vi khác nhau. Điển hình có thể kể một số công trình như sau: - Giáo trình địa lí cây trồng tác giả Nguyễn Phi Hạnh, Đặng Ngọc Lân – (Nxb giáo dục, năm 1980):- Giáo trình cây lương thực tác giả Vũ Đình Giao – (Nxb Nông nghiệp, năm 2001), các giáo trình trên đã đề cập đến các vấn đề cơ bản về lí luận và thực tiễn của cây lương thực như: Nguồn gốc, phân loại cây lương thực, đặc điểm sinh thái, mùa vụ gieo trồng của một số cây lương thực chính. - Cuốn Địa lí nông – lâm – thủy sản PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ chủ biên, (Nxb Hà Nội, năm 2013), trong đó tập trung vào việc trình bày khá chi tiết cac nội dung: phân loại, vai trò, điều kiện phát triển và tình hình phát triển một số cây lương thực chính của Việt Nam trong những gần đây. Về các đề tài nghiên cứu: - Chủ đề “Trồng trọt sẽ thiệt hại lớn do BĐKH” được đăng trên báo chính phủ Việt Nam do bộ NNPTNT chủ trì diễn ra sáng 10/09/2013. Trình bày về những cơ hội và thách thức đối với lĩnh vực trồng trọt trong bối cảnh BĐKH như hiện nay. - “BĐKH ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam” báo nông nghiệp, nông thôn Việt Nam số đăng 11-2013. Trình bày sự ảnh hưởng của
  17. 4 BĐKH đến ngành nông nghiệp (nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản).  Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long - Chuyên đề: “Chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở ĐBSCL” – Viện khoa học kỹ thuật MNVN. Trình bày về việc thực hiện chuyển đổi cây trồng từ trồng lúa sang trồng các loại cây hoa màu khác đạt được hiệu quả rất cao và sự chuyển đổi này đang đi đúng hướng phù hợp với sự phát triển của vùng. -“Tác động của BĐKH đối với sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL” tạp chí khoa học công nghệ Việt Nam. Trình bày về những thiệt hại nghiêm trọng về sản xuất và đời sống, quang hợp và năng suất cây trồng, sâu bệnh và đa dạng sinh học do thời tiết cực đoan của BĐKH gây ra. - “Giải pháp canh tác cây trồng hợp lý ứng với BĐKH vùng ĐBSCL” nêu ra những thay đổi thất thường của những quy luật thời tiết tại vùng. Sự xâm nhập mặn, nước biển dâng, gây hậu quả nghiêm trọng đến việc canh tác cây trồng của vùng. - Đặng Thị Bé Thơ 2013 với đề tài: “Tác động của BĐKH đến sản xuất nông nghiệp tỉnh Bến Tre”. Đề tài đi sâu vào nghiên cứu tác động của BĐKH đến ngành trồng trọt và chăn nuôi của tỉnh Bến Tre giai đoạn 2001-2011. - Đề tài: “Điều tra và thiết kế xây dựng mô hình hệ thống canh tác bền vững trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng nơi đất cao nhiều cát thuộc vùng núi An Giang” của Nguyễn Văn Minh và cộng sự đã nghiên cứu các mô hình tiên tiến có hiệu quả kinh tế so với mô hình trồng đại trà là một hoặc hai vụ lúa để làm cơ sở cho việc thiết kế xây dựng các mô hinh hiệu quả hơn.  Ở Kiên Giang có một số đề tài nghiên cứu như sau: - Đề tài của TS. Phạm Văn Ro về “Tuyển chọn các dòng, giống lúa có khả năng chịu sâu, bệnh và năng suất cao từ những dòng đột biến vụ mùa 1997”. Đề tài đã trình bày phương pháp bố trí thí nghiệm bằng cách dùng tia phóng xạ trên hạt khô ở các liều lượng khác nhau trên một số giống lúa mùa địa phương để tìm ra những dòng ưu tú đạt hiệu quả kinh tế tốt nhất. Từ thí nghiệm tác giả cũng đã tìm ra được đặc tính nông học và phẩm chất của các dòng chọn lọc cũng như đặc tính chống chịu với rầy nâu và bệnh đạo ôn của những dòng lúa được chọn. Kết quả của đề tài trên đã tạo ra được những giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn,
  18. 5 khả năng chống chịu sâu bệnh cao và hạt gạo co đủ phẩm chất xuất khẩu. - Đề tài của Ths. Nguyễn Xuân Niệm về “Ứng dụng khoa học kỹ thuật chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp tại ấp Hòa Thạnh, xã Minh Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang”. Đề tài gồm 98 trang, nội dung chính của đề tài tác giả tiến hành thực hiện với 7 mô hình như mô hình giảm giá thành sản phẩm lúa, mô hình nuôi gà thả vườn, mô hình nuôi cá ao trong vườn, mô hình trồng rau an toàn, mô hình chăn nuôi heo, mô hình trồng cây ăn quả, mô hình trồng nấm rơm. Trong đó tác giả cũng trình bày rõ quy trình thực hiện và kết quả thực hiện, hiệu quả kinh tế của mỗi mô hình. Từ đó chuyển đổi nhanh chóng cơ cấu mùa vụ, cây trồng vật nuôi, hình thành các mô hình sản xuất bền vững và có hiệu quả cao. - NCS Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, viện khoa học thủy lợi miền Nam, chuyên ngành nghiên môi trường đất và nước, với đề tài nghiên cứu: “Tác động thời tiết đến sản xuất nông nghiệp và giải pháp nguồn nước tưới từ tuyến đê biển vịnh Rạch Giá – Kiên Giang”: Đề tài này tập trung nghiên cứu sự thay đổi, biểu hiện của thời tiết trong thời gian gần đây đối với sản xuất nông nghiệp của tỉnh, đồng thời đề xuất các giải pháp tốt nhất cho vấn đề tưới tiêu giải quyết tình trạng thiếu nước khi bị hạn hán và xâm nhập mặn. - “Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp tỉnh Kiên Giang”. Được nhóm tác giả - Lê Diễm Kiều, Mai Văn Trịnh, Nguyễn Ngọc Nại, Nguyễn Xuân Lộc nghiên cứu thông qua việc tính chỉ số dễ bị tổn thương và đánh giá những thiệt hại do thiên tai gây ra. 6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 6.1. Quan điểm nghiên cứu 6.1.1. Quan điểm tổng hợp Quan điểm tổng hợp là xem xét các sự vật, hiện tượng của môi trường tự nhiên (lượng mưa, nhiệt độ, thời tiết cực đoan,...) theo một tổ hợp có tổ chức. Vì vậy, cần nghiên cứu các sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau ảnh hưởng trực tiếp đến ngành sản xuất lương thực thông qua diện
  19. 6 tích đất trồng, sản lượng và năng suất của cây lương thực qua các năm. Tuy nhiên quan điểm này không nhất thiết nghiên cứu tất cả các thành phần, có thể lựa chọn một số yếu tố mang tính đặc thù của khu vực có tác động mạnh đến đối tượng cần đánh giá. 6.1.2. Quan điểm lãnh thổ Đặc trưng cơ bản của Địa lý học là luôn gắn liền với không gian lãnh thổ. Các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội luôn gắn liền với không gian lãnh thổ nhất định, đồng thời có mối quan hệ và sự khác biệt với các lãnh thổ khác. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài này nhằm xác định đúng đắn về hiện trạng phát triển cây lương thực và những khó khăn của các nhân tố tự nhiên cũng nhân tố KT-XH,... ảnh hưởng như thế nào tới việc sản xuất lương thực của tỉnh Kiên Giang. 6.1.3. Quan điểm hệ thống Khi nghiên cứu về ngành trồng cây lương thực ta phải đặt nó trong mối quan hệ có tính hệ thống với các điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội. Mặt khác cần xem xét mối quan hệ của các ngành với nhau cũng như mối quan hệ của chúng gây ra ảnh hưởng đến ngành trồng cây lương thực, để từ đó có nhận định đúng, toàn diện, tìm ra nguyên nhân, mối quan hệ các diễn biến, đề xuất các giải pháp hợp lý nhằm ngày càng phát triển ngành trồng cây lương thực theo hướng bền vững của tỉnh Kiên Giang. 6.1.4. Quan điểm lịch sử Ngành trồng cây lương thực của tỉnh Kiên Giang đã tồn tại và trãi qua các quá trình hình thành, phát triển theo thời gian. Trong quá trình đó nó đã có nhiều sự thay đổi, vận động không ngừng của các yếu tố cấu thành nên ngành trồng cây lương thực. Bởi vậy cần vận dụng quan điểm lịch sử để thấy được quy luật và xu hướng biến đổi của các yếu tố đó. 6.1.5. Quan điểm phát triển bền vững Phát triển bền vững đã trở thành một yêu cầu hết sức quan trọng đối với ngành trồng cây lương thực trong giai đoạn hiện nay. Phát triển ngành trồng cây lương thực muốn mang lại hiệu quả cao, bền vững thì phải đảm bảo hài hòa với các yếu tố môi trường và tài nguyên thiên nhiên, xã hội, đáp ứng được nhu cầu của hiện tại
  20. 7 nhưng không làm suy giảm hay cạn kiệt nguồn tài nguyên (nước, đất,..) đảm bảo cho thế hệ tương lai. Đây là quan điểm xuyên suốt trong kế hoạch phát triển ngành trồng cây lương thực của tỉnh Kiên Giang. 6.2. Phương pháp nghiên cứu 6.2.1. Phương pháp thu thập, thống kê, xử lý và tổng hợp tài liệu Để nghiên cứu vấn đề này tác giả đã tiến hành thu thập những tài liệu có liên quan từ các nguồn của cơ quan tỉnh Kiên Giang cung cấp (Niên giám thống kê, sở nông nghiệp phát triển nông thôn) và từ thư viện, phòng đọc, phòng tư liệu khoa, sách báo, tivi, các công ty trên địa bàn tỉnh…Trên cơ sở đó tiến hành xử lý và tổng hợp thành nguồn thông tin chính xác và phù hợp với mục đích nghiên cứu đề tài này bao gồm các nội dung: Diện tích, năng suất, sản lượng, giá trị sản xuất, mùa vụ của các loại cây lương thực chính. 6.2.2. Phương pháp bản đồ (GIS) Phương pháp này hỗ trợ quan trọng cho quá trình nghiên cứu đề tài. Trong đề tài này tác giả sử dụng bản đồ hành chính tỉnh Kiên Giang và bản đồ về diện tích cây lương thực tỉnh Kiên Giang, bản đồ thể hiện sự thay đổi diện tích của ngành trồng cây lương thực qua từng gia đoạn, qua các năm thông qua số liệu thu thập. Việc xây dựng các bản đồ từ các số liệu thu thập được giúp khái thác từ các số liệu một cách hiệu quả và việc đánh giá sẽ mang tính chính xác cao từ đó đảm bảo tính khoa học trong nghiên cứu đề tài. 6.2.3. Phương pháp thực địa Thực địa là phương pháp đặc thù trong nghiên cứu đối tượng địa lí. Việc tiếp cận trực tiếp các đối tượng nó cho phép thu nhập các thông tin cập nhật, cụ thể và chính xác mà các tài liệu thành văn mà các bản đồ không có ưu thế bằng. Được tiến hành quan sát, kiểm tra ở một số địa bàn trong tỉnh nhằm bổ sung thông tin, tư liệu thực tế, để kiểm chứng vấn đề trong đề tài đã đề cập đến. 7. Cấu trúc đề tài Ngoài các phần mở đầu, kết luận, hệ thống bảng biểu, tài liệu tham khảo, nội dung đề tài gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển cây lương thực.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1