Luận văn Thạc sĩ Hoá học: Nghiên cứu thành phần hóa học của cao ethyl acetate cây Đại cán bidoup (Macrosolen bidoupensis Tagane & V.S.DANG)
lượt xem 3
download
Mục tiêu nghiên cứu của Luận văn nhằm làm sáng tỏ thành phần hóa học của các hợp chất tạo nên dược tính của cây, tạo cơ sở đánh giá được giá trị ứng dụng của cây trong việc chữa bệnh theo y học cổ truyền mà nhân gian đã sử dụng. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Hoá học: Nghiên cứu thành phần hóa học của cao ethyl acetate cây Đại cán bidoup (Macrosolen bidoupensis Tagane & V.S.DANG)
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi tên Nguyễn Trần Cảnh học viên cao học chuyên ngành Hóa hữu cơ, khóa 2018B của Học Viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam. Cam đoan rằng: - Những kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là công trình của tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Tấn Phát – Học Viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam. - Những kết quả nghiên cứu của các tác giả khác và các số liệu được sử dụng trong luận văn đều có trích dẫn đầy đủ. - Một phần hay toàn bộ nội dung chưa được trình trước đây. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2020 Học viên Nguyễn Trần Cảnh
- ii LỜI CẢM ƠN Thực tế luôn cho thấy, sự thành công nào cũng đều gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp đỡ của những người xung quanh dù cho sự giúp đỡ đó là ít hay nhiều, trực tiếp hay gián tiếp. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu làm luận văn đến nay, em đã nhận được sự quan tâm, chỉ bảo, giúp đỡ của thầy cô, gia đình và bạn bè xung quanh. Với tấm lòng biết ơn vô cùng sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất từ đáy lòng đến quý Thầy Cô của Học Viện Khoa Học và Công Nghệ đã dùng những tri thức và tâm huyết của mình để có thể truyền đạt cho chúng em vốn kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại học viện. Để thực hiện được đề tài này, em đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của thầy TS. NGUYỄN TẤN PHÁT, Phòng Các chất có hoạt tính sinh học, Viện Công nghệ Hóa học, đã tận tâm chỉ bảo hướng dẫn em trong suốt quá trình em thực hiện luận văn cũng như từng buổi nói chuyện, thảo luận về đề tài nghiên cứu. Nhờ có những lời hướng dẫn, dạy bảo đó, bài luận văn này của em đã hoàn thành một cách suất sắc nhất. Một lần nữa, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy. Em xin chân thành cảm ơn Cha, Mẹ, gia đình và Th.S. NCS. Lê Kiều Hưng, Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Nguyễn Thế Anh, Trường THPT Bùi Thị Xuân, Tp. Hồ Chí Minh đã luôn bên cạnh hỗ trợ, động viên khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để em có thể hoàn thành tốt luận văn. Do thời gian thực hiện hạn chế, nguồn tài liệu thu thập chưa đầy đủ cùng với sự hiểu biết hạn hẹp nên khó tránh khỏi nhiều sai sót về mặt nội dung lẫn hình thức trình bày. Kính mong được sự cảm thông và đóng góp ý kiến của quý Thầy Cô cùng các bạn. Em xin chân thành cảm ơn.
- iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU Kí hiệu Tiếng Anh Carbon-13 Nuclear 13 C-NMR Magnetic Resonance Spectroscopy 1 Proton Nuclear Magnetic H-NMR Resonance Spectroscopy Heteronuclear Multiple HMBC Bond Correlation Heteronuclear Single HSQC Quantum Correlation Ppm Parts per million mL Mililitre mg Miligram g Microgram m Metre cm Centimete mm Milimetre nm Nanometre
- iv CH3Cl Chloroform MeOH Methanol EtOH Ethanol EtOAc(EA) Ethyl Acetate H n-Hexane Nuclear Magnetic NMR Resonance s singlet d doublet brs broad singlet
- v DANH MỤC BẢNG , SƠ ĐỒ Trang Bảng 1. Dữ liệu phổ 13C và 1H của MB01 và 31 Syringaresinol đo trong CD3OD Bảng 2. Dữ liệu phổ 13C, 1H-NMR của MB02 và 3,3′-di- O-methyl-4-O-β-D-xylopyranosylellagic acid đo trong 34 DMSO-d6 Bảng 3. Dữ liệu phổ 1H (500 Hz) và 13C (125 Hz) của 37 MB03 và chất 3-Hydroxyfriedelan Bảng 4. Dữ liệu phổ 1H (500 Hz) và 13C (125 Hz) của MB04 và chất 3-Hydroxyfriedelan-28-oic acid đo trong 41 CDCl3 Bảng 5. Dữ liệu phổ 1H (500 Hz) và 13C (125 Hz) của MB05 và chất 3-Hydroxylup-20(29)-ene-28-ol đo trong 45 CDCl3 Bảng 6. Dữ liệu phổ 1H (500 Hz) và 13C (125 Hz) của 49 MB06 và chất Loliolide đo trong DMSO-d6 Sơ đồ 1: Quá trình chiết thu phân đoạn Ethyl Acetate và 23 dịch nước từ mẫu cây Đại cán Bidoup Sơ đồ 2: Tách các phân đoạn từ cao EA 24 Sơ đồ 3: Phân lập hợp chất từ phân đoạn MBEI 25 Sơ đồ 4. Phân lập hợp chất từ phân đoạn MBEII 26 Sơ đồ 5. Phân lập hợp chất từ phân đoạn MBEIII 28
- vi DANH MỤC HÌNH Trang Hình 1.1: Cây Macrosolen paraciticus 7 Hình 1.2: Cây Macrosolen tricolor 8 Hình 1.3: Cây Macrosolen bibracteolatus 9 Hình 1.4: Cây Macrosolen cochinchinensis 10 Hình 1.5: Cây Macrosolen robinsonii 11 Hình 1.6: Cây Macrosolen avenis (Đại cán núi Ave) 12 Hình 1.7: Hình ảnh về cây Macrosolen annamicus (Đại 12 cán Việt) Hình 1.8: Cây Macrosolen bidoupensis 14 Hình 1.9: Hoa và quả của Macrosolen bidoupensis 14 Hình 1.10: Minh họa của Macrosolen bidoupensis 15 Hình 3.1. Cấu trúc hoá học của MB01 30 Hình 3.2. Cấu trúc hoá học và các tương tác HMBC 33 chính của MB02 Hình 3.3. Cấu trúc hoá học và các tương tác HMBC 36 chính của MB03 Hình 3.4. Cấu trúc hoá học và các tương tác HMBC 40 chính của MB04 Hình 3.5. Cấu trúc hoá học của MB05 44 Hình 3.6. Cấu trúc hoá học và các tương tác HMBC 48 chính của MB06
- 1 Mục lục MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 3 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.................................................................................... 3 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ............................................................................ 4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................. 4 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ....................................................................... 4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................................ 5 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ................................ 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................. 6 1.1. Tổng quan về họ Loranthaceae và chi Macrosolen .................................. 6 1.1.1. Macrosolen paraciticus (L.) Danser .................................................. 6 1.1.2. Macrosolen tricolor (Lecomte) Danser ............................................. 7 1.1.3. Macrosolen bibracteolatus (Hance) Danser ...................................... 8 1.1.4. Macrosolen cochinchinensis (Lour.) Tiegh. ...................................... 9 1.1.5. Macrosolen robinsonii (Gamble) Danser ........................................ 10 1.1.6. Macrosolen avenis (B1.) Dans. (Đại cán núi Ave) ........................... 11 1.1.7. Macrosolen annamicus Dans. ( Đại cán Việt).................................. 12 1.2. Cây Đại cán Bidoup .............................................................................. 13 1.2.1. Nghiên cứu thành phần hóa học các loài cùng chi Macrosolen ....... 16 1.2.2. Hoạt tính sinh học của các loài cùng chi Macrosolen ...................... 18 CHƯƠNG 2: NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 19 2.1. Thiết bị và dụng cụ .................................................................................. 19 2.2. Hóa chất .................................................................................................. 19 2.3. Nguyên liệu ............................................................................................. 20 2.4. Phương pháp phân lập các hợp chất......................................................... 20 2.4.1. Sắc ký cột .......................................................................................... 20
- 2 2.4.2. Sắc ký lớp mỏng (TLC) ..................................................................... 21 2.5. Xác định cấu trúc các hợp chất đã cô lập ................................................. 21 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................... 22 3.1. Kết quả phân lập các hợp chất từ cao MBE ............................................. 22 3.1.1. Khảo sát phân đoạn MBEI................................................................. 24 3.1.2. Khảo sát phân đoạn MBEII ............................................................... 25 3.1.3. Khảo sát phân đoạn MBEIII .............................................................. 27 3.2. Xác định cấu trúc các hợp chất ................................................................ 29 3.2.1. Xác định cấu trúc MB01 .................................................................... 29 3.2.2. Xác định cấu trúc MB02.................................................................... 32 3.2.3. Xác định cấu trúc MB03 .................................................................... 35 3.2.4. Xác định cấu trúc MB04 .................................................................... 39 3.2.5. Xác định cấu trúc MB05.................................................................... 43 3.2.6. Xác định cấu trúc MB06.................................................................... 47 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 50 4.1. Kết luận ................................................................................................... 50 4.2. Kiến nghị................................................................................................. 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO
- 3 MỞ ĐẦU LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Việt Nam là nước nhiệt đới gió mùa có hệ sinh thái vô cùng đa dạng và phong phú. Theo các số liệu thống kê mới nhất thảm thực vật Việt Nam có trên 12000 loài, trong số đó có trên 3200 loài thực vật được sử dụng làm thuốc trong y học dân gian. Từ lâu, con người đã biết sử dụng cây cỏ để chữa bệnh một cách hiệu quả nhưng việc sử dụng chỉ dựa vào kinh nghiệm dân gian. Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật và ngành Hóa - Thực vật con người có thể sử dụng hiệu quả và biết về thành phần hóa học của chúng để có thể tìm ra những hợp chất có hoạt tính sinh học cao cũng như tìm ra những hoạt tính mới giúp nâng cao giá trị cây thuốc Việt Nam. Khuynh hướng nghiên cứu cây thuốc và những sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên ngày càng được ưa chuộng. Do vậy hóa học các hợp chất thiên nhiên vì thế cũng được quan tâm hơn. Các nhà khoa học đã tiến hành tách chiết, cô lập những hợp chất có hoạt tính sinh học để tạo ra những sản phẩm hữu ích từ cây cỏ thiên nhiên để phục vụ cho cuộc sống. Họ Tầm gửi là một họ lớn gồm khoảng 40 chi, 1400 loài phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, một số ít ở vùng ôn đới. Thành phần hóa học của họ Tầm gửi có nhiều lớp chất có hoạt tính sinh học như: các flavonoid, các hợp chất phenolic, pentacyclic triterpen, chất béo, đường khử, steroid, polysaccharide, coumarin, saponin, acid hữu cơ… [1,2,3,4]. Cho đến nay những công bố về thành phần hóa học và tác dụng sinh học của các loài Tầm Gửi trên thế giới còn khá ít. Vì thế việc thực hiện đề tài “NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA CAO ETHYL ACETATE CÂY ĐẠI CÁN BIDOUP (MACROSOLEN BIDOUPENSIS TAGANE & V.S. DANG)” sẽ góp phần làm sáng tỏ thành phần hóa học của các hợp chất tạo nên dược tính của cây, tạo cơ sở đánh giá được giá trị ứng dụng của cây trong việc chữa bệnh theo y học cổ truyền mà nhân gian đã sử dụng.
- 4 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Từ những ngày xa xưa con người đã sử dụng các loại thảo mộc để chữa các bệnh lý thông thường như cảm, sốt, viêm nhiễm,... Khi đời sống vật chất và tinh thần của con người ngày càng tốt hơn, tiên tiến hơn thì con người càng có xu hướng muốn tìm ra những loại biệt dược để chữa bệnh có nguồn gốc từ thiên nhiên. Việc nghiên cứu các hợp chất có nguồn gốc tự nhiên này đã và đang trở thành xu hướng mới trong công nghệ y dược nhờ thể hiện được nhiều tính năng ưu việt như khả năng tác dụng tốt, tính kinh tế và đặc biệt là ít gây tác dụng phụ không mong muốn lên người bệnh. Trước đây, trên thế giới cũng có một vài nghiên cứu về cây đại cán (tầm gửi). Cho đến nay những công bố về thành phần hóa học cũng như tác dụng sinh học của các loài tầm gửi còn rất ít như khả năng giảm phong thấp, giảm đau nhức xương khớp, cơ nhục do phong thấp hoặc do chấn thương, té ngã, tăng huyết áp, rối loạn tâm thần. Tại một số vùng ở Việt Nam thì con người đang sử dụng tầm gửi để làm thuốc chữa bệnh vì thế để góp phần tìm hiểu thành phần hóa học và một số tác dụng sinh học của một số loài tầm gửi nên tôi thực hiện đề tài: “NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA CAO ETHYL ACETATE CÂY ĐẠI CÁN BIDOUP (MACROSOLEN BIDOUPENSIS TAGANE & V.S. DANG)”. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Cây đại cán Bidoup Cây được các nhà khoa học Đại học Kyushu, Viện Sinh học Nhiệt đới, Đại học quốc lập Đài Loan, đại học Ryukyus, Đại học Kyoto phát hiện ở khu vực Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng, miền nam Việt Nam trong chương trình hợp tác nghiên cứu giữa Viện Sinh học nhiệt đới thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Trung tâm Bảo tồn sinh thái châu Á thuộc Đại học Kyushu, Nhật Bản, công bố trên tạp chí PhytoKeys ngày 5/6/2017. Mẫu cây Đại cán Bidoup được thu hái tại Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng, Miền Nam Việt Nam vào tháng 12 năm 2018.
- 5 Tên loài được đặt theo tên của nơi thu thập mẫu vật. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Khảo sát thành phần hóa học cây Đại Cán Bidoup. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tập trung nghiên cứu thành phần hóa học trên cao Ethyl Acetate của cây Đại Cán Bidoup họ Tầm gửi (Loranthaceae) được thu hái tại Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng, miền nam Việt Nam vào tháng 12 năm 2018.[5] Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài: cô lập và xác định cấu trúc các hợp chất trong cây Đại Cán Bidoup họ Tầm gửi (Loranthaceae) nhằm đóng góp thêm vào danh mục các hợp chất được nghiên cứu từ loài này. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Việc nghiên cứu này với mong muốn tìm hiểu thành phần hóa học có trong cây Đại Cán Bidoup. Nhằm đóng góp thêm vào danh mục các hợp chất được nghiên cứu từ loài này, mà trước đây ở Việt Nam chưa có một công trình nghiên cứu nào.
- 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tổng quan về họ Loranthaceae và chi Macrosolen Loranthaceae (còn gọi là họ Tầm gửi) là một họ thực vật có hoa, được các nhà phân loại học công nhận rộng khắp. Nó chứa khoảng 66-67 chi và 950-1.000 loài phân bố chủ yếu ở vùng Nhiệt đới, ít ở vùng Ôn đới, phần nhiều trong số đó là các cây bán ký sinh trên các loài khác, ngoại trừ ba loài sinh sống trên mặt đất: Nuytsia floribunda, Atkinsonia ligustrina, Gaiadendron punctatum, còn lại đều có cách mọc và phát triển trên các cây khác. Chúng có lá xanh để tự quang hợp và bộ rễ sống bám chặt vào vỏ thân cây chủ để cố định sinh trưởng. Tại Việt Nam có 5 chi và gần 35 loài phân bố rộng khắp từ Bắc vào Nam, trong đó có nhiều loài có giá trị làm thuốc.[6] Chi Đại cán (Macrosolen) thuộc họ Tầm gửi (Loranthaceae) có dạng cây bụi nhỏ sống ký sinh, có tất cả 40 loài phân bố rộng rãi ở nhiệt đới Nam và Đông Nam Á, ở Việt Nam có 7 loài. Chi Macrosolen gồm một số loài tiêu biểu như: Macrosolen bibracteolatus (Hance) Danser; Macrosolen cochinchinensis (Lour.) Tiegh.; Macrosolen robinsonii (Gamble) Danser; Macrosolen tricolor (Lecomte) Danser; Macrosolen paraciticus (L.) Danser.[6] 1.1.1. Macrosolen paraciticus (L.) Danser Macrosolen paraciticus được mô tả lần đầu tiên vào năm 1929 bởi (L.) Danser. Macrosolen paraciticus là loài cây bụi thường sống ký sinh trên các loài cây nhiệt đới như xoài, mít, cây đa,… Cành nhánh, nhẵn. Lá hình elip hoặc hình trái xoan, tròn ở gốc; cuống lá dài 1,5 cm. Cuống dài 1 cm, có 1 đến 6 hoa, đài hoa dài 5 mm, hình ống, nhẵn, trơn láng, tràng hoa màu đỏ ở phía dưới, màu trắng hoặc xanh ở trên đỉnh, hơi cong, thùy phản xạ, chia ra phía trên giữa, sợi tơ màu xanh lá cây, nhụy hình bán cầu. Quả mọng hình elip, nhẵn, có đài hoa hình ống. Loài phân bố rộng rãi ở các vùng nhiệt đới Nam và Tây Nam Ấn Độ, đặc biệt là ở Tây Ghats Ấn Độ. Macrosolen paraciticus có tác dụng trong việc chữa trị ung thư.[7]
- 7 Hình 1.1: Cây Macrosolen paraciticus 1.1.2. Macrosolen tricolor (Lecomte) Danser Macrosolen tricolor được mô tả lần đầu tiên vào năm 1929 bởi (Lecomte) Danser. Macrosolen tricolor có tên gọi tiếng Việt là Đại cán Tam sắc, là loài cây bụi bám ký sinh, cao khoảng 30 cm, không lông, láng , vỏ có màu xám. Lá mọc đối, phiến lá bầu dục, dài 4-6 cm, rộng 1,5-2,5 cm, dai, đầu tròn, cuống 2-3 mm. Hoa mọc thành từng cặp, lá bắc 1,5 mm, đài cao 4 mm, tràng hình ống dài 3-4 mm, chia thành 6 thuỳ có màu đỏ, có 5 nhị. Quả mọng tròn, đường kính 5-6 mm, hạt gần hình cầu, có một phần phụ dài, hơi nhớt. Thường ra hoa vào mùa thu. Loài phân bố ở Trung Quốc (Quảng Ðông), Lào, Campuchia và Việt Nam. Ở nước ta, cây phân bố từ Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Tây, Ninh Bình, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận. Ở Hà Nội, thường gặp ký sinh trên cây sấu. Công dụng của Macrosolen tricolor: Lá giã nát dùng để bó nơi gẫy xương chân, tay. Cây được dùng làm thuốc uống gây xổ.[7]
- 8 Hình 1.2: Cây Macrosolen tricolor 1.1.3. Macrosolen bibracteolatus (Hance) Danser Macrosolen bibracteolatus được mô tả lần đầu tiên vào năm 1929 bởi (Hance) Danser. Macrosolen bibracteolatus (Hance) Dans có tên tiếng Việt là Đại cán 2 tiền diệp, lá mọc đối nhau, hình ovan,chiều dài khoảng 10-12 cm, rộng từ 2-6 cm, hoa dài, thường có màu đỏ, hơi cong. Cây được phân bố ở Lào Cai (Sa Pa), Lạng Sơn (Khao Sơn), Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Lâm Đồng (Đà Lạt). Cây mọc tự nhiên bán ký sinh, ở độ cao 700 m trở lên. Dùng chữa mất ngủ, phong thấp, đau xương, sa tinh hoàn (cả cây).[7]
- 9 Hình 1.3: Cây Macrosolen bibracteolatus 1.1.4. Macrosolen cochinchinensis (Lour.) Tiegh. Macrosolen cochinchinensis được mô tả lần đầu tiên vào năm 1929 bởi (Lour.) Tiegh. Macrosolen cochinchinensis (Lour.) Tiegh. có tên tiếng Việt là Đại cán Nam bộ. Đây là loại cây bụi bám ký sinh có chồi cao từ 0,5-1,3 m, cành cây màu xám, không có lông. Lá mọc đối, cuống lá dài 3-10 mm, phiến lá rộng và mỏng, lá có hình trứng hoặc hình elip, dài từ 2,5-6 cm, mặt lá láng nhẵn, không lông. Cụm hoa đơn cao 2-3 cm, hoa màu lục ở gốc, lục vàng ở giữa, đỏ ở đỉnh, có 2-3 hoa mọc thành chùm ở nách lá, có khoảng 4-8 cụm hoc trên cùng 1 cành. Tràng hình túi, hơi phình, cao từ 25-40 mm có 6 tai và 6 nhị. Quả mọng có hình trứng, màu vàng. Loài phân bố ở Ấn Độ, Nam Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippin và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở Bắc Thái, Vĩnh Phú, Hoà Bình, Hà Tây, Hà Nội, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Lâm Ðồng, Bình Dương, Ðồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh. Ở Lạng Sơn, cây này thường mọc trên cây Hồi, cũng gặp mọc ở những loài cây khác, như nhót, cây vừng, cây long não... Macrosolen cochinchinensis thường được dùng để chữa ho, tê thấp nếu nó mọc trên cây hồi, nhưng lại dùng chữa ỉa chảy nếu nó mọc trên cây nhót, nếu nó
- 10 mọc trên cây chanh lại dùng chữa ho, hen. Ở Quảng Trị, lá được dùng nấu nước uống thay trà, ở Huế, quả vàng của cây được dùng làm thuốc trị ho.[7] Hình 1.4: Cây Macrosolen cochinchinensis 1.1.5. Macrosolen robinsonii (Gamble) Danser Macrosolen robinsonii được mô tả lần đầu tiên vào năm 1929 bởi (Gamble) Danser. Macrosolen robinsonii có tên gọi tiếng Việt là Đại cán Robinson, là loài bán ký sinh không lông, láng tròn. Lá mọc đối, có phiến bầu dục, thuôn, hình trái xoan nhiều hay ít, dài từ 5-7,5 cm, rộng 2-3,5 cm, lá hơi dai và mỏng. Cụm hoa ở mắt không lá, cuống dài 1-2,5 mm, mang tán 2-4 hoa, cuống hoa dài từ 2-2,5 mm, ống đài 3 mm, tràng dài 12-15 mm, phần gốc hơi phình, có 6 tai. Quả mọng hình trái xoan. Loài phân bố ở Trung Quốc (Vân Nam), Thái Lan, Malaysia, Việt Nam (ở Quảng Trị và Khánh Hòa). Ở Quảng Trị, lá cây Đại cán Robinson được dùng nấu nước uống thay trà, có tác dụng lợi tiểu và làm xẹp bụng trướng.[7]
- 11 Hình 1.5: Cây Macrosolen robinsonii 1.1.6. Macrosolen avenis (B1.) Dans. (Đại cán núi Ave) Là loại tầm gửi bán ký sinh. Lá có phiến bầu dục, to 3 - 7,5 x 1 - 3,5 cm, đầu thon, đáy tù, dai, gân phụ 4 cặp; cuống 2 - 3 mm. Tán hoa có cuộng ngắn, 2-4 hoa; cuộng hoa ngắn; vành lưỡng trắc, hoa dài 3,2 - 4,5 cm[9]. Phân bố ở rừng từ độ cao 1200m - 2100m, Phú Khánh, Lâm Đồng.
- 12 Hình 1.6: Cây Macrosolen avenis (Đại cán núi Ave) 1.1.7. Macrosolen annamicus Dans. ( Đại cán Việt) Bụi to, không lông. Lá mọc đối, có phiến hình bầu dục, dài khoảng 10 - 18 cm, rộng 4 - 7 cm, dai, gân phụ rất mảnh, cuống rất ngắn. một tán có 2 - 4 hoa, hoa dài 3,2 - 4,5 cm[9]. Phân bố ở rừng trung nguyên, độ cao 1.100 m. Hình 1.7: Cây Macrosolen annamicus (Đại cán Việt)
- 13 1.2. Cây Đại cán Bidoup[5] Tên khoa học: Macrosolen bidoupensis Tagane & V.S. Dang Loài (species): Đại cán Bidoup (Macrosolen bidoupensis Tagane & V.S. Dang) Chi (genus): Đại cán (Macrosolen) Họ (familia): Tầm gửi (Loranthaceae) Bộ (ordo): Đàn hương (Santalales) Giới (regnum): Thực vật (Plantae) Nơi phát hiện: Vườn Quốc gia Bidoup Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam Người phát hiện: Shuichiro Tagane, Đặng Văn Sơn Đại cán Bidoup được các nhà khoa học Đại học Kyushu, Viện Sinh học Nhiệt đới, Đại học quốc lập Đài Loan, đại học Ryukyus, Đại học Kyoto phát hiện ở khu vực Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng, Miền Nam Việt Nam trong chương trình hợp tác nghiên cứu giữa Viện Sinh học nhiệt đới thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Trung tâm Bảo tồn sinh thái châu Á thuộc Đại học Kyushu, Nhật Bản, công bố trên tạp chí PhytoKeys ngày 5/6/2017. Tên loài được đặt theo tên của nơi thu thập mẫu vật. Macrosolen bidoupensis tương tự như Macrosolen tricolor ở Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam ở đặc điểm hình dạng và kích thước lá và hoa mọc thành từng cặp, nhưng khác với M. tricolor vì khoảng cách từ cuối thân lá đến cuống lá ngắn hơn (khoảng dài đến 0,7 mm ở M. bidoupensis so với khoảng cách 3 mm ở M. tricolor), lá có nhiều gân (4 hoặc 5 đôi so với 2 hoặc 3 đôi gân ở M. tricolor). Hình dạng lá khá giống với M. platyphyllus ở Thái Lan, nhưng dễ phân biệt vì M. bidoupensis có nhiều lá, hoa nhỏ hơn và cuống lá ngắn hơn lá của loài M. platyphyllus.
- 14 Hình 1.8: Cây Macrosolen bidoupensis Mô tả: Là cây bụi, bán ký sinh không lông, cao từ 25-40 cm. Lá mọc đối, dạng xoan hay xoan bầu dục hay tròn, kích thước 1,2-4,8 x 1,2-3,5 cm; đầu tà đến tròn, đáy hình tim đến hình tròn, gân lá nổi rõ khoảng 1/3 đến 1/2 lá. Cuống lá dài khoảng 0,7 mm. Cụm hoa dạng tán, mỗi cụm thường có 2 hoa, dài khoảng 0,9 mm mọc ở nách lá; cuống hoa nhỏ, dài khoảng 1 mm đến 1,5 mm; hoa có màu xanh nhạt với màu đỏ ở đỉnh. Tràng hoa màu xanh lá cây có màu đỏ ở đầu ống và thùy. Quả hình cầu, khi quả khô có hình trứng, quả có màu cam đỏ, kích thước 0,8 x 0,6 cm; có 1 hạt, hạt có hình elip, kích thước khoảng 5 x 3 mm. Hình 1.9: Hoa và quả của Macrosolen bidoupensis
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu khả năng tách loại và thu hồi một số kim loại nặng trong dung dịch nước bằng vật liệu hấp phụ chế tạo từ vỏ lạc
75 p | 388 | 96
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu phát triển màng bảo quản từ pectin kết hợp cao chiết vỏ bưởi da xanh (Citrus maxima Burm. Merr.)
206 p | 60 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Phân tích nồng độ hydrocarbon đa vòng thơm (PAHs) trong không khí tại Hà Nội theo độ cao bằng phương pháp lấy mẫu thụ động, sử dụng thiết bị GC-MS
77 p | 47 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Xác định một số tính chất hóa lý và đặc điểm cấu trúc của pectin từ cỏ biển Enhalus acoroides ở Khánh Hòa
95 p | 36 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu thành phần hóa học và đánh giá tác dụng ức chế enzyme α-glucosidase của loài Địa hoàng (Rehmannia glutinosa)
116 p | 55 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu ứng dụng hệ fenton điện hóa sử dụng điện cực anot bằng vật liệu Ti/PbO2 để xử lý COD và độ màu trong nước rỉ rác
99 p | 33 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu quy trình phân tích hóa chất bảo vệ thực vật nhóm neonicotinoids (imidacloprid và thiamethoxam) trong bụi không khí trong nhà ở khu vực nội thành Hà Nội bằng phương pháp sắc ký khối phổ (LC/MS)
70 p | 49 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu phân tích hóa chất diệt côn trùng trong bụi không khí tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội: Hiện trạng, nguồn gốc và độc tính đối với sức khỏe con người
67 p | 35 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu, xây dựng quy trình phân tích 11-nor-9-carboxy-THC trong máu trên thiết bị sắc ký lỏng khối phổ kép (LC-MS/MS)
83 p | 32 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Tổng hợp vật liệu Co/FeMOF và ứng dụng làm xúc tác quang hóa xử lý chất màu hữu cơ Rhodamine B
84 p | 51 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu thành phần, hoạt tính sinh học của loài rong lục Việt Nam
77 p | 21 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu chiết tách, xác định cấu trúc và đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của một số hợp chất phân lập từ chủng xạ khuẩn Streptomyces alboniger
92 p | 40 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Xác định dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật cơ clo trong gạo bằng phương pháp QuEChERs kết hợp với sắc ký khí khối phổ hai lần (GC-MS/MS)
79 p | 40 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Xác định đặc trưng hình thái và tính chất điện hóa của lớp sơn giàu kẽm sử dụng pigment bột hợp kim Zn-Al dạng vảy
83 p | 42 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu công nghệ điều chế nano Apigenin, nano 6-Shogaol và nano fucoidan từ các cao dược liệu
101 p | 22 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Khảo sát, đánh giá dư lượng kháng sinh trong nước sông đô thị Hà Nội
83 p | 34 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của cây Bồ đề Trung Bộ (Styrax annamensis Guill.)
75 p | 24 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Chế tạo điện cực dẻo trong suốt trên đế Polyetylen terephtalat
81 p | 28 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn