intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Hoá học: Phân tích cấu trúc một số hợp chất trong cây Lá gan Pellionia latifolia (Blume) Boerl. (Urticaceae)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:73

38
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của Luận văn nhằm phân tích cấu trúc các hợp chất phân lập được bằng các phương pháp hóa lí hiện đại như: phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1H NMR, 13C NMR, DEPT; phổ hồng ngoại IR; phổ khối lượng (EI-MS) và đo điểm nóng chảy Mp để phân tích xác định cấu trúc một số hợp chất phân lập được trong cây Lá gan. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Hoá học: Phân tích cấu trúc một số hợp chất trong cây Lá gan Pellionia latifolia (Blume) Boerl. (Urticaceae)

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HỮU CƯỜNG PHÂN TÍCH CẤU TRÚC CỦA MỘT SỐ HỢP CHẤT TRONG CÂY LÁ GAN PELLIONIA LATIFOLIA (BLUME) BOEL.(URTICACEAE) LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC THÁI NGUYÊN - 2018
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN HỮU CƯỜNG PHÂN TÍCH CẤU TRÚC CỦA MỘT SỐ HỢP CHẤT TRONG CÂY LÁ GAN PELLIONIA LATIFOLIA (BLUME) BOEL.(URTICACEAE) Ngành: Hóa phân tích Mã số: 8.44.01.18 LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. NGUYỄN VĂN TUYẾN THÁI NGUYÊN - 2018
  3. LỜI CẢM ƠN Để thực hiện đề tài này tôi xin chân thành cảm ơn sự tài trợ của đề tài thuộc chương trình Khoa học và công nghệ trọng điểm cấp nhà nước giai đoạn 2013 - 2018 “ Khoa học và công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc” với tên đề tài “Phân tích cấu trúc một số hợp chất trong cây Lá gan Pellionia latifolia (Blume) Boerl. (Urticaceae)”. Nghiên cứu đánh giá phát triển một số bài thuốc dân gian có tác dụng điều trị bệnh gan, mật của các dân tộc vùng Tây Bắc - Mã số KHCN - TB.11C/13-18. Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài em đã nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của các thầy cô giáo, các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo GS.TS. Nguyễn Văn Tuyến, TS. Đặng Thị Tuyết Anh, đã giao đề tài và tận tình hướng dẫn để em có thể hoàn thành luận văn này. Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy giáo, cô giáo Khoa Hóa học, các thầy cô trong Ban Giám hiệu trườngĐại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên đã giảng dạy, tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do thời gian có hạn, khả năng nghiên cứu của bản thân còn hạn chế, nên kết quả nghiên cứu có thể còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy giáo, cô giáo, các bạn đồng nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên,ngày 20tháng 4năm 2018 Học viên Nguyễn Hữu Cường a
  4. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................a MỤC LỤC ......................................................................................................... b DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................... d DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VÀ SƠ ĐỒ .................................................e MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1. TỔNG QUAN ............................................................................... 3 1.1. Tổng quan về gan ........................................................................................ 3 1.2. Cây lá gan.................................................................................................... 8 1.3. Tổng quan về các phương pháp phân tích phân lập hợp chất ..................... 10 1.3.1. Phương pháp phân tích hợp chất bằng sắc ký lớp mỏng (TLC) ............... 10 1.3.2. Phương pháp phân tích hợp chất sắc ký cột (CC) .................................... 11 1.4. Tổng quan về các phương pháp phân tích xác định cấu trúc hợp chất ........ 12 1.4.1. Phương pháp phân tích cấu trúc hợp chất bằng phổ hồng ngoại (IR) ...... 12 1.4.2. Phương pháp phân tích cấu trúc hợp chất bằng Phổ khối lượng (MS) ..... 13 1.4.3. Phương pháp phân tích cấu trúc hợp chất bằng Phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR) ............................................................................................... 14 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 15 2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 15 2.1.1. Đối tượng .............................................................................................. 15 2.1.2. Hóa chất................................................................................................. 15 2.1.3. Các thiết bị nghiên cứu ......................................................................... 15 2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 15 2.2.1. Phương pháp xử lý và ngâm chiết mẫu thực vật................................... 15 2.2.2. Phương pháp phân lập các hợp chất...................................................... 17 b
  5. 2.3. Hằng số vật lý và các dữ kiện phổ của các chất được phân lập ............... 19 2.3.1. Hợp chất Cycloartenol ( LGEt.01) ........................................................ 19 2.3.2. Hợp chất β-sitosterol (LGEt.02) ........................................................... 19 2.3.3. Hợp chất (LGEt.06)............................................................................... 20 2.3.4. Hợp chất Glucose (LGEt.08) ................................................................ 20 2.4.5. β-sitosterolglucoside (LGEt.14) ............................................................ 21 Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................... 22 3.1. Phân tích cấu trúc hóa học của hợp chất Cycloartenol (LGEt01) ........... 22 3.2. Phân tích cấu trúc hóa học của hợp chất β-sitosterol (LGEt.02) ............. 27 3.3. Phân tích cấu trúc hóa học của hợp chất β-Glucosid (LGEt.14) ............. 30 3.4. Phân tích cấu trúc hóa học của hợp chất LGEt.08 (đường glucose)........ 36 3.5. Phân tích cấu trúc hóa học của hợp chất LGEt.06 (Oleic acid) ............... 38 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 42 PHỤ LỤC PHỔ c
  6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Nghĩa H, C Độ chuyển dịch hóa học của proton và cacbon Phổ cộng hưởng từ hạt nhân carbon-13 (13C Nuclear 13C- NMR Magnetic Resonance) Phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton (1H Nuclear 1H- NMR Magnetic Resonance) dd Double doulet d doulet m Multiplet s Singlet t Triplet IR Phổ hồng ngoại (Infrared Spectroscopy) Phổ khối lượng va chạm điện tử (Electron Impact- MS Mass Spectrometry) ppm Phần triệu (parts per million) ppb Một phần tỉ HBV Hepatitis B virus TCYTTG Tổ chức y tế thế giới HIV Human Immunodeficency Virus HCV Hepatitis C virus DNA Deoxiribo Nucleic Acid HBsAg Hepatitis B surface Antigen d
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VÀ SƠ ĐỒ BẢNG Bảng 3.1. Số liệu phổ NMR của LGEt.01..................................................... 26 Bảng 3.2. Số liệu phổ NMR của LGEt.02..................................................... 29 Bảng 3.3. Số liệu phổ NMR của LGEt.14..................................................... 34 HÌNH Hình 1.1. Cây Mạ mân .................................................................................. 7 Hình 1.2. Cây cà gai leo ................................................................................ 7 Hình 1.3. Actiso ............................................................................................ 8 Hình 1.4. Cây lá gan ...................................................................................... 9 Hình 1.5. Sản phẩm từ cây lá gan ................................................................. 9 Hình 1.6. Cách tính giá trị Rf. ..................................................................... 10 Hình 1.7. Các bước tiến hành sắc ký bản mỏng.......................................... 11 Hình 1.8. Các bước tiến hành sắc ký cột (CC)............................................ 12 Hình 3.1. Phổ 1H-NMR của hợp chất LGE.t01........................................... 22 Hình 3.2. Phổ giãn 1H-NMR của hợp chất LGEt.01................................... 23 Hình 3.3. Phổ giãn 1H-NMR của hợp chất LGEt.01................................... 23 Hình 3.4. Phổ 13C-NMR của hợp chất LGEt.01 ........................................ 24 Hình 3.5. Phổ giãn 13C-NMR của hợp chất LGEt.01 ................................ 24 Hình 3.6. Phổ khối của hợp chất LGEt.01 .................................................. 25 Hình 3.7. Phổ IR của hợp chất LGEt.01 ..................................................... 25 Hình 3.8. Công thức của hợp chất cycloartenol .......................................... 26 Hình 3.9. Phổ 1H NMR của β-sitosterol (LGEt.02) ................................... 27 Hình 3.10. Phổ 13C NMR của LGEt.02 ....................................................... 28 Hình 3.11. Phổ DEPT của LGEt.02 .............................................................. 28 Hình 3.12. Cấu trúc hóa học của LGEt.02 .................................................... 29 e
  8. Hình 3.13. Phổ 1H NMR của LGEt.14 .......................................................... 31 Hình 3.14. Phổ13C NMR của LGEt.14.......................................................... 32 Hình 3.15. Phổ DEPT của LGEt.14 .............................................................. 33 Hình 3.16. Cấu trúc hóa học của LGEt.14 ................................................... 34 Hình 3.17. Phổ 1H-NMR của LGEt. 08 ........................................................ 36 Hình 3.18. Phổ 13C-NMR và phổ DEPT của LGEt.08 ................................. 37 Hình 3.19. Cấu trúc hóa học của LGEt.08 .................................................... 38 Hình 3.20. Phổ khối của hợp chất LGEt.06 .................................................. 39 Hình 3.21. Phổ 1H-NMR của hợp chất LGEt.06........................................... 40 Hình 3.22. Phổ giãn 1H-NMR của hợp chất LGEt.06................................... 40 SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1. Sơ đồ ngâm chiết cây lá gan - Pellionia latifolia (Blume) Boerl ....... 16 Sơ đồ 2.2. Sơ đồ phân lập các chất từ cặn etyl axetat của cây lá gan - Pellionia latifolia (Blume) Boerl................................................. 18 f
  9. MỞ ĐẦU Có nhiều nguyên nhân gây ra viêm gan, trong đó ba nguyên nhân chính được công nhận, là viêm gan do virút, do nhiễm độc thuốc, hóa chất, thực phẩm và do tự miễn. Viêm gan do virút là bệnh truyền nhiễm phổ biến khắp toàn cầu, vì vậy là mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Theo thống kê của TCYTTG (1997), trên thế giới có khoảng 2 tỷ người nhiễm HBV, trong đó có hơn 350 triệu người mang HBV mạn tính (gấp trên 20 lần nhiễm HIV), riêng Châu Á có trên 200 triệu người. Ở Bắc Mỹ và Châu Âu, tỷ lệ nhiễm HBV chỉ chiếm dưới 20% dân số (tỷ lệ nhiễm HBV mạn thấp hơn 2%), còn ở Đông Nam Á và Châu Phi, tỷ lệ nhiễm lên tới trên 60% dân số (tỷ lệ nhiễm HBV mạn rất cao, từ 8 đến 15%). Viêm gan B là một trong 10 bệnh truyền nhiễm phổ biến có tỷ lệ tử vong cao. Trong số 72 - 100 triệu người chết vì xơ gan và ung thư gan, hàng năm có từ 1 đến2 triệu người chết vì nhiễm HBV mạn tính. Việt Nam nằm trong vùng có tỷ lệ nhiễm HBV cao. Theo thống kê của Viện Vệ sinh dịch tễ, hàng năm số bệnh nhân bị viêm gan virut thể vàng da chiếm tỷ lệ 20 - 22 người/ 100.000 dân. Đây là tỷ lệ khá cao so với các nước, tuy nhiên số này chỉ chiếm 1/3 tổng số nhiễm virut viêm gan. Tỷ lệ viêm gan do các loại virút khác nhau ở nước ta so với tổng số bệnh nhân viêm gan do virut như sau: Viêm gan dovirut A: 5,2%; dovirut B: 70,96%; dovirut C: 9,2%; vi rutD: 5,2%. Vụ dịch viêm gan E đầu tiên được phát hiện ở nước ta vào tháng 6 - 7/1994 tại Hậu Giang. Ở hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ HBsAg (+) dao động từ 15 đến 20% dân số (theo TCYTTG, tỷ lệ mang HBsAg (+)  8% được coi là mức độ rất cao). Qua các con số thống kê ở trên cho thấy tỷ lệ người mắc bệnh gan mật có xu hướng ngày càng tăng với mức độ ngày càng nghiêm trọng và đã vượt ngưỡng cho phép của TCYTTG. Điều này làm tăng chi phí khám chữa bệnh cũng như ảnh hưởng lớn tới sức khỏe cộng đồng. Vì vậy, nhu cầu về một sản phẩm hiệu quả để điều trị hoặc hỗ trợ điều trị các bệnh gan mật với giá thành phù hợp và an toàn trong sử dụng là rất cấp thiết. 1
  10. Xuất phát từ nhu cầu thực tế khá lớn của xã hội về một sản phẩm thảo dược an toàn, hiệu quả trong phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh gan mật cộng với nhu cầu cấp thiết về việc phải phát triển và khai thác nguồn cây thuốc vùng Tây Bắc một cách hiệu quả và bền vững. Nằm trong khuôn khổ của đề tài Thuộc Chương trình Khoa học và Công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 2013-2018 “Khoa học và Công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc”. Luận văn này sẽ phân tích và xác định cấu trúc một số hợp chất được phân lập trong cây Lá gan, lần đầu tiên được nghiên cứu tại Việt Nam. Mục tiêu nghiên cứu 1. Phân lập được một số hợp từ cây lá gan Pellionia latifolia (Blume) Boerl. (Urticaceae) 2. Phân tích cấu trúc các hợp chất phân lập được bằng các phương pháp hóa lí hiện đại như: phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1H NMR, 13C NMR, DEPT; phổ hồng ngoại IR; phổ khối lượng (EI-MS) và đo điểm nóng chảy Mp để phân tích xác định cấu trúc một số hợp chất phân lập được trong cây Lá gan. Nội dung nghiên cứu: 1. Thu thập mẫu lớn vỏ của cây lá gan - Pellionia latifolia (Blume) để tiến hành nghiên cứu. 2. Nghiên cứu các phương pháp tách chiết, phân lập một số hợp từ cây lá gan. 3. Phân tích cấu trúc các hợp chất phân lập được bằng các phương pháp hóa lí hiện đại như: phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1H-NMR, 13C-NMR; phổ hồng ngoại IR; phổ khối lượng MS và đo điểm nóng chảy MP. 2
  11. Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan về gan Gan là một trong những cơ quan lớn nhất của cơ thể, có tính chất sinh mạng và đảm nhận những chức năng vô cùng quan trọng đối với cơ thể như: biến đổi thức ăn thành những chất cần thiết cho sự sống và phát triển; sản xuất ra nhiều chất quan trọng sử dụng cho cơ thể; giải độc và bài tiết các chất độc trong cơ thể. Bên cạnh đó, gan cũng tạo ra mật, một chất dịch cần thiết cho sự tiêu hóa. Tuy nhiên, một thực tế hiện nay là số người mắc các bệnh về gan mật ngày càng gia tăng và mức độ nghiêm trọng của bệnh cũng tăng lên đáng kể. Các bệnh lý gan mật phổ biến nhất phải kể đến rối loạn chức năng gan, tăng men gan, viêm gan, áp xe gan, xơ gan, ung thư gan, và bệnh lý đường mật. Theo số liệu thống kê, đây là loại bệnh lý có tỷ lệ tử vong cao với số ca ghi nhận hàng năm cao gấp đôi so với tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông với số lượng 10.000 người chết mỗi năm. Tác nhân gây ra các bệnh lý về gan mật đó chính là virus viêm gan gây ra viêm gan siêu vi là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất trên thế giới với khoảng 2 tỷ người trên thế giới có bằng chứng đã hoặc đang nhiễm virus viêm gan B và 350 triệu người mang virus mãn tính. Ngoài ra một tác nhân vô cùng lớn nữa đó là hút thuốc lá và uống nhiều rượu bia gây ra các bệnh gan nhiễm mỡ, viêm gan do rượu hay xơ gan do rượu, hay do sử dụng thuốc và các loại hormone có hại cho gan, sử dụng thực phẩm tồn dư hóa chất bảo quản, trừ sâu; môi trường ô nhiễm, nguồn nước không đảm bảo cũng làm gia tăng các trường hợp mắc bệnh. * Các bệnh về Gan - Bệnh viêm gan A Bệnh viêm gan A là do nhiễm virus viêm gan A. Các vi rút viêm gan gan A thường lây lan khi một người ăn các chất bị nhiễm virus A. Viêm gan siêu vi A lây nhiễm vào các tế bào gan và gây ra viêm. 3
  12. - Bệnh viêm gan B (HBV - Hepatitis B virus) Bệnh viêm gan Blà một dạng bệnh viêm gan do virus viêm gan siêu vi B gây ra, truyền nhiễm theo đường máu và tình dục. Bệnh ảnh hưởng trực tiếp tới gan và gây thiệt hại nặng nề cho các tế bào gan. Đây là một căn bệnh phổ biến gây tử vong cao trên toàn thế giới. Vì Viêm gan B là bệnh rất dễ lây nhiễm từ những người nhiễm bệnh viêm gan B sang cho người bệnh chưa mắc bệnh. Viêm gan B thường tấn công những người có khả năng miễn dịch kém dễ bị virus tấn công hoặc lây nhiễm sang những người có tiếp xúc với người bệnh viêm gan B không được bảo vệ an toàn, như: người cao tuổi, phụ nữ mang thai, trẻ em, nhân viên y tế, người nghiện hút ma túy, xăm mình, … Người bệnh khi mắc bệnh viêm gan B trải qua hai giai đoạn bệnh đó là viêm gan B cấp tính và viêm gan B mãn tính. - Bệnh viêm gan C Bệnh viêm gan C là một bệnh lây truyền từ người mang HCV sang cho người lành theo 3 con đường: đường máu, đường tình dục và mẹ truyền cho con qua nhau thai khi sinh. Tuy vậy, nguy cơ lây nhiễm theo đường tình dục hiếm hơn bệnh viêm gan B. Hiện tượng mẹ truyền virus viêm gan C cho con đã có ghi nhận nhưng tỷ lệ cũng thấp. Như vậy, nguy cơ lây nhiễm virus viêm gan C chủ yếu theo đường máu (người nhận máu hoặc chế phẩm máu nhiễm siêu vi C; dùng chung kim tiêm nhiễm siêu vi C; nhân viên y tế tiếp xúc với bệnh phẩm có chứa HCV, một số nguyên nhân khác như châm cứu, bấm lỗ tai, xăm mình mà các dụng cụ hành nghề không tuyệt đối vô khuẩn). - Bệnh viêm gan mạn tính Bệnh viêm gan mạn tínhlà một trong những hình thái bệnh lý thường gặp ở gan do nhiều nguyên nhân gây ra với biểu hiện viêm và hoại tử ở gan kéo dài ít nhất là 6 tháng. Viêm gan mạn thường là hậu quả của viêm gan cấp, tuy nhiên ở nhiều trường hợp bệnh tiến triển âm thầm và chỉ thể hiện ở giai đoạn mạn tính mà thôi. Tiến triển của viêm gan mạn có thể khỏi nhưng những 4
  13. trường hợp nặng thường dẫn tới xơ gan và ung thư tế bào gan. Viêm gan virus mạn cũng là một loại viêm gan mạn, có nhiều đặc điểm giống với viêm gan mạn nói chung. - Tổn thương gan do rượu Tổn thương gan do rượu được chia thành ba giai đoạn kế tiếp nhau là gan nhiễm mỡ (steatosis hepatis), viêm gan do rượu (alcoholic steatohepatitis - ASH) và xơ gan do rượu (acoholic cirrhosis). Điều cần chú ý là các giai đoạn tổn thương thương này thường chồng chéo lên nhau: trong viêm gan do rượu thường thấy có biểu hiện của gan nhiễm mỡ và trong xơ gan có thể thấy biểu hiện của viêm gan do rượu. - Ung thư gan Ung thư gan xảy ra khi các tế bào gan phát triển thay đổi (đột biến) trong DNA - các tài liệu cung cấp hướng dẫn cho tất cả các quá trình hóa học trong cơ thể. DNA đột biến gây ra thay đổi trong hướng dẫn này. Một kết quả là các tế bào có thể bắt đầu phát triển ra khỏi kiểm soát và cuối cùng tạo thành một khối u - khối lượng của các tế bào ác tính. * Một số bài thuốc dân gian trong việc điều trị các bệnh về gan mật Y học cổ truyền sử dụng các loại thảo dược với mục đích: Kích thích tiêu hóa thông qua tác dụng tăng hoạt tính của men tụy như Bạch truật, Phục linh, Trần bì…Bảo vệ tế bào gan: Sài hồ, Đương quy, Đại táo, Glycirigine của Cam thảo. Điều hòa chức năng miễn dịch: Sài hồ, Đảng sâm, Bạch truật, Bạch thược. Một số bài thuốc trị bệnh gan mật trong dân gian: Bài thuốc: Thập vị bại độc thang: Sài hồ 2-3g, Anh bì 2-3g hoặc Phác tốc; Cát cánh 2-3g, Xuyên khung 2-3g, Phục linh 2-4g, Độc hoạt 1,5-3g, Phòng phong 1,5-3g, Cam thảo 1-1,5g, Sinh khương 1-3g, Kinh giới 1-1,5g, Liên kiều 2-3g. Thuốc thang ngày 1 thang, thuốc tán: Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1,5-2g. 5
  14. Bài thuốc này có tác dụng giải độc mát gan làm vượng chức năng của cơ quan giải độc và loại trừ các độc tố. Bài thuốc được dùng vào giai đoạn đầu của chứng mụn nhọt, nếu bệnh nhẹ thì tự nó sẽ tiêu đi, và nếu không tiêu được thì nó cũng có tác dụng làm giảm độc tính.. Bài thuốc: Viêm gan vàng da (trong đó có viêm gan cấp mãn, viêm gan ứ mất, viêm gan vàng da cấp). Thành phần bài thuốc: Bản lam căn 30g, Nhân trần 30g, Thược dược 50g, Trạch lan30g, Uất kim12g, Đại hoàng 20g, Xa tiền tử 15g Bài thuốc: Tam niên vị linh thang gia vị. Bài thuốc này giúp điều trị: sơ gan do mỡ. Công thức: Sơn trà sống, chín mỗi thứ 120g, Mạch nha sao 21g, Thanh bì, Trần bì mỗi thứ 9g, Khương hậu phác 12g, Trạch tả 15g, Quế chi non 9g, Hương phụ sao dấm 15g, Cam thảo 6g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang. Người có chứng đương cang xơ cứng động mạch thì thêm Hà thủ ô 30g, người khí trệ trướng nặng thì thêm Lai phục tử sống 30g. Bài thuốc: ích can thang Bài thuốc này giúp điều trị viêm gan Công thức: Đảng sâm 12g, Bạch truật (sao) 10g, Thương truật (sao) 10g, Hoắc hương 10g, Nhân trần 15 g, Đương quy 12g, Hương phụ 10g, Phật thủ 10g, Sơn trà 15g, Trạch lan 15g, Sinh mẫu lệ 15g, Vương bất lưu hành 12g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang. * Một số cây thuốc sử dụng điều trị gan ở trong nước - CÂY MẠ MÂN Aganope balansae (Gagnep.). Fabaceae Mạ mân là một cây thuốc lâu đời được người Tày, Nùng ở Lạng Sơn, Cao Bằng và một số vùng thuộc vùng núi phía Bắc Việt nam sử dụng để chữa các bệnh về gan, vàng da, lợi tiểu… nhưng phải đến những năm 80 của thế kỷ 20 các nhà Y Dược học mới quan tâm nghiên cứu nhằm chứng minh giá trị của nó trong điều trị. 6
  15. Hình 1.1. Cây Mạ mân - CÀ GAI LEO Theo kinh nghiệm của dân gian Cà gai leo dùng chữa ngộ độc rượu rất tốt. Tác dụng bảo vệ tế bào Gan mạnh đến nỗi khi uống rượu chỉ cần chà răng hoặc nhấm rễ Cà gai leo thì sẽ tránh được say, nếu bị say thì uống nước sắc của rễ hoặc thân lá sẽ nhanh chóng tỉnh rượu, ngoài ra còn dùng chữa rắn cắn, đau nhức xương khớp. Hình 1.2. Cây cà gai leo - ACTISO: Cây Actisô còn non có thể dùng luộc chín hay nấu canh ăn, những bộ phận thường được dùng làm rau là cụm hoa bao gồm đế hoa mang các hoa, các lông tơ và các lá bắc có phần gốc mềm màu trắng bao xung quanh. Người ta mang về, chẻ nhỏ theo chiều dọc từ 6-8 miếng, rồi đem hầm với 7
  16. xương, thịt để ăn cả cái và nước. Bông Actisô là loại rau cao cấp, khi nấu chín rất dễ tiêu hoá, dùng trị đau gan, giảm đau dạ dày, rất cần cho những người bị bệnh đái tháo đường. Hình 1.3. Actiso Cách dùng: Sử dụng Actisô dưới nhiều dạng, có thể dùng tươi hoặc khô hâm uống hay nấu thành cao lỏng, cao mềm; còn có dạng chiết tươi bằng cồn hoặc làm cồn thuốc. Hiện nay trên thị trường có nhiều chế phẩm của Actisô: cao Actisô, trà Actisô, Cynaraphytol viên, thuốc ngọt Cynaraphytol, thuốc nước đóng ống Actisamin v.v... 1.2. Cây lá gan Tên khoa học: Pellionia latifolia (Blume) Boerl. (Urticaceae); Tên thường dùng: cây lá gan Nơi sống và thu hái: Cây lá gan đã được tìm thấy nhiều ở khu vực Tây Bắc như Sơn La, Lào Cai. Công dụng Trong dân gian từ lâu người ta đã sử dụng cây lá gan như một loại cây thuốc nam có tác dụng điều trị bệnh mà nhất là bệnh gan. Khi khoa học công nghệ phát triển, các nhà khoa học cũng đã chỉ ra rằng cây lá gan là một cây thuốc quý có tác dụng tốt cho gan. Cây lá gan đã được tìm thấy nhiều ở khu vực Tây Bắc như Sơn La, Lào Cai. Loài cây này được đồng bào dân tộc vùng cao coi là một cây thuốc quý 8
  17. chữa bệnh gan truyền thống, đồng thời loại thảo dược này thuộc loại thân gỗ nhỏ, người ta dùng thân để chữa trị, còn lá kết với một số loại khác dùng để tắm. Cây lá gan được biết tới có tính qui hàn, khi sắc có vị đắng, có mùi hắc, loại cây này được dùng để điều trị bệnh gan. Hình 1.4. Cây lá gan Nguyên liệu thực vật được thu vào tháng 4/2017 tại Yên Bái, được giám định tên khoa học là Pellionia latifolia (Blume) Boerl. (Urticaceae) (PGS.TS. Trần Văn Ơn, bộ môn Thực vật, trường đại học Dược Hà Nội). Hình 1.5. Sản phẩm từ cây lá gan 9
  18. 1.3. Tổng quan về các phương pháp phân tích phân lập hợp chất 1.3.1. Phương pháp phân tích hợp chất bằng sắc ký lớp mỏng (TLC) Sắc ký lớp mỏng là công cụ đắc lực trong nghiên cứu dược liệu vì đơn giản, ít tốn thiết bị và dung môi mà lại đạt hiệu quả cao. Sắc ký lớp mỏng là kỹ thuật tách các chất được tiến hành khi cho pha động di chuyển qua pha tĩnh đã đặt sẵn hỗn hợp chất cần phân tích. Pha tĩnh là chất hấp phụ được lựa chọn tùy theo yêu cầu phân tích, được trải mỏng đồng nhất và được cố định trên các phiến kính hoặc kim loại. Pha động là một hệ dung môi đơn hoặc đa thành phần được trộn với nhau theo tỷ lệ nhất định tùy theo mục đích cụ thể. Trong quá trình di chuyển qua lớp hấp phụ, các cấu tử trong hỗn hợp mẫu thử được di chuyển trên lớp mỏng theo hướng pha động, với những tốc độ khác nhau. Kết quả, ta thu được một sắc ký đồ trên lớp mỏng. Đại lượng đặc trưng cho mức độ di chuyển của chất phân tích là hệ số di chuyển Rf được tính bằng tỷ lệ giữa khoảng dịch chuyển của chất thử và khoảng dịch chuyển của dung môi (Hình 2.2). Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giá trị Rf. Hình 1.6. Cách tính giá trị Rf. Các bước trong kỹ thuật sắc ký lớp mỏng: - Chuẩn bị bản mỏng: Bản mỏng trước khi dùng phải hoạt hóa trong tủ sấy và sấy ở 105-110°C trong một giờ. Để nguội và bảo quản trong bình hút ẩm. Dùng bút chì mềm kẻ bản mỏng. Vạch đường chấm chất phân tích (cách mép dưới của bản mỏng 1,2 cm), đường giới hạn di chuyển của dung môi (cách mép trên của bản mỏng 0,8 cm) và đánh dấu vị trí chấm chất (các vết chấm cách nhau 0,5 cm và cách hai bờ bên của bản mỏng ít nhất 1 cm). 10
  19. - Chấm chất phân tích lên bản mỏng: Dùng ống mao quản hoặc micropipet chấm chất lên các vị trí đã đánh dấu. Các vết chấm phải nhỏ, lượng chất phải đồng đều, không quá lớn dễ kéo vết hoặc chồng vết, cũng không quá nhỏ khó hiện vết bằng thuốc thử. -Triển khai sắc ký: Bình triển khai thường là bình thủy tinh, có nắp đậy kín và đáy phải bằng. Lót giấy lọc xung quanh thành trong của bình. Pha hệ dung môi với tỷ lệ thích hợp và vừa đủ, rót vào bình triển khai. Lắc rồi để giấy lọc thấm đều dung môi. Đặt bản mỏng gần như thẳng đứng với bình triển khai, các vết chấm phải ở trên bề mặt của lớp dung môi triển khai. Đậy kín bình và để yên ở nhiệt độ không đổi. Khi dung môi chạy đến đường giới hạn, lấy bản mỏng ra khỏi bình và sấy khô bản mỏng rồi hiện vết. - Hiện vết trên bản mỏng: Có thể hiện vết bằng cách soi UV (bước sóng 254 và 365 nm) hoặc phun thuốc thử (thuốc thử dùng trong đồ án là Ce(SO4)2). Hình 1.7. Các bước tiến hành sắc ký bản mỏng Hiện nay, chủ yếu sử dụng bản mỏng tráng sẵn silica gel Merck 60 F254, kích thước 20×20 cm, dày 0,2 mm. 1.3.2. Phương pháp phân tích hợp chất sắc ký cột (CC) Sắc ký cột là một dạng của sắc ký bản mỏng. Trong sắc ký cột, chất hấp phụ pha tĩnh được nhồi trong các ống hình trụ gọi là “cột”. Nhờ vậy mà có thể triển khai nhiều hệ dung môi khác nhau từ phân cực yếu đến mạnh. Giống như sắc ký lớp mỏng, phương pháp này cũng dựa vào độ phân cực của các chất, những chất có ái lực lớn hơn đối với chất hấp phụ sẽ ra khỏi cột chậm hơn và những chất có ái lực yếu hơn sẽ ra khỏi cột nhanh hơn trong quá trình sắc ký. Sự tách trong cột xảy ra chủ yếu theo cơ chế hấp phụ hoặc phân bố tùy theo tính chất của chất được sử dụng làm cột. 11
  20. - Chuẩn bị chất hấp phụ và cột: Silicagel phải được hoạt hóa ở 120°C trong 4 giờ trước khi đưa lên cột. Cột sắc ký phải là một khối đồng nhất, phải thật khô và lắp thẳng đứng trên một giá cố định vững chắc. - Nhồi cột: Chất hấp phụ phải được phân tán đồng đều trong cột. Có 2 cách nhồi cột: nhồi khô và nhồi ướt với dung môi. Sau khi đưa chất hấp phụ lên cột, rót dung môi vào cột và để chạy liên tục một thời gian để ổn định cột và không được để khô dung môi trong cột. - Đưa chất cần phân tách lên cột: Phải đưa chất lên cột sao cho chất phân tán thành một lớp mỏng đồng đều trên mặt cột bằng phẳng. Có nhiều cách đưa chất lên cột: phương pháp dùng đĩa giấy, cho thẳng dung dịch chất cần phân tách lên cột, trộn chất cần phân tách với một lượng chất hấp phụ… -Rửa cột: Tùy theo chất hấp phụ dùng và yêu cầu tốc độ chảy của cột mà áp dụng cách rửa cột bằng áp suất thường hoặc áp xuất nén. Hứng dịch chảy ra ở đáy cột theo phân đoạn, theo thời gian hoặc bằng ống nghiệm cùng thể tích. Hình 1.8. Các bước tiến hành sắc ký cột (CC) 1.4. Tổng quan về các phương pháp phân tích xác định cấu trúc hợp chất 1.4.1. Phương pháp phân tích cấu trúc hợp chất bằng phổ hồng ngoại (IR) Các hợp chất hữu cơ hấp thụ bức xạ hồng ngoại ở những tần số trong vùng từ 10000 đến 100 cm-1 và biến thành năng lượng của dao động phân tử. Sự biến đổi năng lượng dao động này luôn đi kèm với sự biến đổi năng lượng quay. Sự hấp thụ này có định lượng và biểu hiện thành các dải hấp thụ với cường độ khác nhau, gọi là phổ hấp thụ bức xạ hồng ngoại (IR). Mỗi loại dao động hấp thụ ở một tần số hay độ dài sóng xác định, phụ thuộc vào khối lượng tương đối của các nguyên tử, hằng số lực các dây nối và cấu trúc hình học của nguyên tử. Do đó, phổ hồng ngoại cho phép xác định thông tin về cấu trúc hóa học như cấu dạng và nhóm chức đặc trưng của hợp chất hữu cơ. 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
17=>2