Luận văn Thạc sĩ Khoa học cây trồng: Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng kali và nồng độ Bo đối với giống bưởi Diễn tại huyện Chương Mỹ - thành phố Hà Nội
lượt xem 6
download
Mục đích nghiên cứu của Luận văn nhằm xác định được công thức bón phân Kali và Bo thích hợp nhất đối với giống bưởi Diễn nhằm nâng cao tỷ lệ đậu quả, tăng năng suất, chất lượng quả, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người sản xuất tại huyện Chương Mỹ - thành phố Hà Nội. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học cây trồng: Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng kali và nồng độ Bo đối với giống bưởi Diễn tại huyện Chương Mỹ - thành phố Hà Nội
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------------------------------------- NGUYỄN THỊ THÚY NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG KALI VÀ NỒNG ĐỘ BO ĐỐI VỚI GIỐNG BƯỞI DIỄN TẠI HUYỆN CHƯƠNG MỸ THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG Thái Nguyên - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------------------------------------- NGUYỄN THỊ THÚY NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG KALI VÀ NỒNG ĐỘ BO ĐỐI VỚI GIỐNG BƯỞI DIỄN TẠI HUYỆN CHƯƠNG MỸ THÀNH PHỐ HÀ NỘI Ngành: Khoa học cây trồng Mã số ngành: 8.62.01.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN MINH TUẤN Thái Nguyên - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Thái Nguyên, ngày 10 tháng 08 năm 2019 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thúy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của cơ quan, các thầy cô, bạn bè đồng nghiệp và gia đình. Trước tiên với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn đến thầy giáo TS. Nguyễn Minh Tuấn người đã tận tình hướng dẫn và đóng góp những ý kiến quý báu trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Nông học và Phòng Đào tạo – Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây có múi – Viện nghiên cứu Rau Quả, cùng tất cả các đồng nghiệp, bạn bè và người thân đã luôn động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thúy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................. Error! Bookmark not defined. LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii MỤC LỤC ....................................................................................................... iii DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... vi DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ............................................................... viii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ..................................................................... 2 3. Yêu cầu của đề tài ......................................................................................... 2 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 2 4.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................... 2 4.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................ 3 Chương I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ................................ 4 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4 1.2. Tình hình sản xuất bưởi trên thế giới và Việt Nam ................................... 5 1.2.1. Tổng quan tình hình sản xuất bưởi trên thế giới ..................................... 5 1.2.2. Tình hình sản xuất bưởi ở Việt Nam....................................................... 8 1.3. Tình hình nghiên cứu về dinh dưỡng khoáng cho cây có múi trong nước và trên thế giới ................................................................................................. 10 1.3.1. Nhu cầu dinh dưỡng khoáng của cây ăn quả có múi .............................. 10 1.4.2. Tình hình nghiên cứu về dinh dưỡng khoáng cho cây có múi trên thế giới .. 13 1.4.3. Tình hình nghiên cứu về dinh dưỡng khoáng trên cây có múi ở Việt Nam.16 1.5. Một số kết luận rút ra từ tổng quan tài liệu .............................................. 20 Chương II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................................ 21 2.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu ............................................................. 21 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu............................................................ 21 2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 21 2.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 21 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- iv 2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 21 2.4.2. Chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi ..................................... 23 2.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ................................................... 27 Chương III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................... 28 3.1. Ảnh hưởng của liều lượng Kali và nồng độ Bo đến khả năng sinh trưởng, phát triển của giống bưởi Diễn ........................................................................ 28 3.1.1. Ảnh hưởng của liều lượng Kali và nồng độ Bo đến khả năng sinh trưởng các đợt lộc bưởi Diễn .......................................................................... 28 3.1.2. Ảnh hưởng của liều lượng Kali và nồng độ Bo đến khả năng ra hoa, đậu quả của giống bưởi Diễn .......................................................................... 35 3.2. Ảnh hưởng của liều lượng Kali và nồng độ Bo đến năng suất, chất lượng quả bưởi Diễn .................................................................................................. 46 3.3. Ảnh hưởng của liều lượng K2O và nồng độ Bo đến mức độ gây hại của một số loài sâu bệnh hại chính trên giống bưởi Diễn ..................................... 54 3.4. Ảnh hưởng của liều lượng K2O và nồng độ Bo đối với hiệu quả kinh tế giống bưởi Diễn............................................................................................... 55 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 58 1. Kết luận ....................................................................................................... 58 2. Đề nghị ........................................................................................................ 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 59 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT B : Bo BNNPTNT : Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn CS : Cộng sự CT : Công thức ĐC : Đối chứng K : Kali NXB : Nhà xuất bản QCVN : Quy chuẩn Việt Nam TP : Thành phố Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- vi DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Diện tích, năng suất, sản lượng bưởi trên thế giới .................................. 5 Bảng 1.2. Diện tích, năng suất và sản lượng bưởi ở các châu lục .................... 6 trên thế giới năm 2017 ...................................................................................... 6 Bảng 1.3. Tình hình sản xuất bưởi của một số nước châu Á năm 2017 ........... 7 Bảng 1.4. Tình hình sản xuất bưởi ở Việt Nam giai đoạn 2012 -2017 ............. 8 Bảng 1.5. Lượng dinh dưỡng cây ăn quả có múi lấy đi từ 1 tấn sản phẩm .... 11 Bảng 1.6. Lượng phân bón cho bưởi thời kỳ kinh doanh .............................. 18 Bảng 3.1. Thời gian xuất hiện và kết thúc lộc xuân........................................ 28 của các công thức thí nghiệm .......................................................................... 28 Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu sinh trưởng lộc xuân .............................................. 29 của các công thức thí nghiệm .......................................................................... 29 Bảng 3.3. Thời gian xuất hiện và kết thúc lộc hè của các công thức thí nghiệm ......................................................................................................................... 30 Bảng 3.4. Một số chỉ tiêu sinh trưởng lộc hè của các công thức thí nghiệm .. 31 Bảng 3.5. Khả năng sinh trưởng lộc thu của các công thức thí nghiệm ......... 33 Bảng 3.6. Một số chỉ tiêu sinh trưởng lộc thu ................................................. 34 của các công thức thí nghiệm .......................................................................... 34 Bảng 3.7. Thời điểm nở hoa và kết thúc nở hoa của các công thức thí nghiệm ......................................................................................................................... 36 Bảng 3.8. Ảnh hưởng của liều lượng K2O và nồng độ Bo đến tỷ lệ đậu quả bưởi Diễn ......................................................................................................... 37 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- vii Bảng 3.10. Ảnh hưởng của liều lượng K2O và nồng độ Bo đến một số chỉ tiêu về quả bưởi Diễn ở các công thức thí nghiệm ................................................ 46 Bảng 3.11. Ảnh hưởng của liều lượng K2O và nồng độ Bo đến năng suất bưởi Diễn ở các công thức thí nghiệm .................................................................... 48 Bảng 3.12. Ảnh hưởng của liều lượng K2O và nồng độ Bo đến một số chỉ tiêu đánh giá cảm quan và chỉ tiêu cơ giới về quả bưởi Diễn ................................ 51 Bảng 3.13. Ảnh hưởng của liều lượng K2O và nồng độ Bo đến chất lượng quả bưởi Diễn ......................................................................................................... 52 Bảng 3.14. Mức độ gây hại của một số loại sâu bệnh hại chính trên các công thức thí nghiệm................................................................................................ 54 Bảng 3.15. Ảnh hưởng của liều lượng K2O và nồng độ Bo đối với hiệu quả kinh tế của giống bưởi Diễn ............................................................................ 56 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- viii DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Biểu đồ 3.1. Diễn biến tỷ lệ đậu quả giai đoạn 5 ngày đến 90 ngày sau tắt hoa ở các công thức thí nghiệm ............................................................................. 39 Biểu đồ 3.2: Tốc độ tăng trưởng đường kính quả bưởi Diễn ở các công thức thí nghiệm........................................................................................................ 45 Biểu đồ 3.3. Tốc độ tăng trưởng chiều cao quả bưởi Diễn ở các công thức thí nghiệm ............................................................................................................. 45 Biểu đồ 3.4. Năng suất quả của các công thức thí nghiệm ............................. 50 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bưởi Diễn là một trong bốn cây trồng chủ lực nằm trong “Đề án phát triển cây ăn quả đặc sản của Hà Nội” (Theo quyết định số 1127/QĐ-UBND ngày 13 tháng 3 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội), được trồng từ lâu đời tại xã Phú Diễn, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Với nhiều đặc điểm quý như: vỏ quả màu vàng tươi, thơm, ngọt đậm, không the đắng, bảo quản được lâu ngày,... nên bưởi Diễn đã được phát triển nhanh chóng ra các vùng lân cận và hình thành một số vùng sản xuất tập trung mới như Chương Mỹ, Từ Liêm, Đan Phượng, Hoài Đức... Tuy nhiên do việc phát triển ồ ạt, thiếu định hướng, đồng thời thiếu đầu tư chăm sóc, nên diện tích trồng bưởi Diễn tăng lên nhưng năng suất và chất lượng bưởi Diễn tại các vùng này không ổn định. Để cải thiện vấn đề này, một số nghiên cứu về chế độ bón phân cho bưởi Diễn đã được triển khai nhưng hầu hết là những nghiên cứu nhằm xác định ảnh hưởng của các loại phân tổng hợp, chưa có nhiều nghiên cứu ảnh hưởng của phân vi lượng hay của từng yếu tố phân đơn đến sinh trưởng, năng suất, chất lượng quả (Trần văn Ngòi, 2016). Đã có nhiều công trình nghiên cứu về dinh dưỡng khoáng cho cây có múi ở một số quốc gia trên thế giới, kết quả chỉ ra rằng, trong các dinh dưỡng khoáng đa lượng kali cần thiết đối với sinh trưởng và khả năng chống chịu của cây trồng (Arif và cs, 2008). Nguyên tố dinh dưỡng kali có ảnh hưởng tới từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây cũng như năng suất, chất lượng quả. Thiếu kali trong thời gian ngắn sẽ làm quả phát triển chậm, quả nhỏ, thô, phẩm chất kém (Davies, 1986; Davies và Albrigo, 1994). Boron (Bo) là một nguyên tố vi lượng rất cần cho quá trình sinh trưởng sinh dưỡng và sinh sản của cây có múi (Marschner, 1996; Hanson, 1991), tuy được dùng với hàm lượng rất nhỏ nhưng có ảnh hưởng lớn tới mọi hoạt động sinh lý của cây trồng. Bo được sử dụng dưới dạng acid boric có vai trò rất quan trọng trong việc nảy mầm của hạt phấn và sự sinh trưởng của ống phấn (Trần Văn Hâu và Trần Thị Thúy Ái, 2011). Ở cây bưởi, thiếu Bo hoa quả rụng nhiều, xuất hiện các vết nứt trên quả, mất màu trên nụ, năng suất, chất lượng quả giảm sút (Mengel và Kirlby, 1982).
- 2 Để làm tăng khả năng ra hoa, đậu quả, tăng năng suất, chất lượng quả, người dân Chương Mỹ - Hà Nội đã áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật trên cây bưởi Diễn. Tuy nhiên trong các biện pháp được áp dụng, biện pháp bón phân còn nhiều bất cập, tự phát, theo cảm tính, đặc biệt là vấn đề sử dụng phân vi lượng cho cây bưởi. Từ thực tế đó, trên cơ sở những nghiên cứu đơn lẻ cần có nghiên cứu ảnh hưởng tương tác giữa các liều lượng và nồng độ phân bón để có những điều chỉnh cần thiết, phù hợp. Vì vậy việc thực hiện đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng kali và nồng độ Bo đối với giống bưởi Diễn tại huyện Chương Mỹ - thành phố Hà Nội” là cần thiết nhằm đưa ra công thức bón phân phù hợp làm tăng năng suất, chất lượng bưởi Diễn, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Xác định được công thức bón phân Kali và Bo thích hợp nhất đối với giống bưởi Diễn nhằm nâng cao tỷ lệ đậu quả, tăng năng suất, chất lượng quả, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người sản xuất tại huyện Chương Mỹ - thành phố Hà Nội. 3. Yêu cầu của đề tài - Đánh giá ảnh hưởng của liều lượng K2O và nồng độ Bo đến đặc điểm sinh trưởng các đợt lộc trên cây bưởi Diễn tại huyện Chương Mỹ - thành phố Hà Nội. - Đánh giá ảnh hưởng của liều lượng K2O và nồng độ Bo đến khả năng ra hoa, đậu quả, tốc độ lớn của quả, các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất, chất lượng quả bưởi Diễn. - Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sử dụng K2O và Bo đối với giống bưởi Diễn tại huyện Chương Mỹ - thành phố Hà Nội. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài là một dẫn liệu khoa học có giá trị về ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến năng suất, chất lượng của giống bưởi Diễn được trồng tại huyện Chương Mỹ - thành phố Hà Nội. Làm cơ sở cho việc hoàn thiện quy trình thâm canh giống bưởi Diễn đạt năng suất cao.
- 3 Kết quả của đề tài sẽ góp phần bổ sung tài liệu cho công tác nghiên cứu khoa học, giảng dạy và chuyển giao cho sản xuất. 4.2. Ý nghĩa thực tiễn Đề xuất công thức bón phân với liều lượng phân bón Kali và Bo thích hợp đối với giống bưởi Diễn tại huyện Chương Mỹ - thành phố Hà Nội nhằm nâng cao năng suất, chất lượng từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế cho người trồng bưởi Diễn. Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học cho định hướng sử dụng phân bón nhằm phát triển vùng sản xuất bưởi Diễn bền vững tại huyện Chương Mỹ - thành phố Hà Nội và các vùng lân cận.
- 4 Chương I TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài Bưởi Diễn là cây ăn quả lâu năm, quá trình sinh trưởng, ra hoa kết quả chịu ảnh hưởng của các yếu tố nội tại (di truyền) và các yếu tố ngoại cảnh như nhiệt độ, ánh sáng, đất đai và chế độ chăm sóc. Tổng hợp những kết quả đã nghiên cứu trên cây có múi của các tác giả trong và ngoài nước, tác giả Đỗ Đình Ca (1995) đã nhận định “Không thể có một kỹ thuật nào, một giống nào chung cho tất cả các vùng trên thế giới cũng như trong nước trong việc sản xuất cây có múi”. Vì vậy, mỗi vùng sinh thái đặc trưng cần phải nghiên cứu xây dựng các biện pháp kỹ thuật, đặc biệt là biện pháp bón phân phù hợp với yêu cầu nội tại của giống ở từng vùng nhất định. Trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, việc sử dụng các loại phân bón và hoạt chất trong nông nghiệp nhằm mục đích điều khiển sự phát triển của cây trồng theo hướng có lợi cho con người đang được triển khai một cách rộng rãi. Cây bưởi Diễn cũng như những cây trồng khác cũng đang nằm trong xu thế đó. Chất lượng quả có múi nói chung và quả bưởi Diễn nói riêng được cho là phụ thuộc nhiều vào chế độ bón phân, đặc biệt là phân bón vô cơ. Kali là một nguyên tố dinh dưỡng có ảnh hưởng tới từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây cũng như năng suất, chất lượng quả. Ở liều lượng tối ưu Kali có tác động tương hỗ làm tăng hệ số sử dụng đạm của cây, Kali thúc đẩy sự chuyển hóa và vận chuyển đường làm nâng cao chất lượng quả (Vũ Hữu Yêm, 1995). Phân bón vi lượng, đặc biệt là các loại phân bón có chứa nguyên tố vi lượng Bo có tác dụng làm tăng khả năng ra hoa đậu quả, tăng năng suất chất lượng quả nếu được bón với liều lượng thích hợp. Cây bưởi khá mẫn cảm với việc dư thừa Bo, tuy nhiên thiếu Bo là nguyên nhân dẫn đến hoa kém phát triển, sức sống của hạt phấn kém, tỷ lệ đậu quả thấp, tầng rời ở cuống và quả không phát triển đầy đủ nên quả non dễ rụng. Ở cây bưởi, thiếu Bo hoa quả rụng nhiều, xuất hiện các vết nứt, gãy, mất màu trên nụ, năng suất, chất lượng quả giảm sút (Mengel và Kirlby, 1982).
- 5 Mặc dù kali và Bo đều có vai trò quan trọng đối với sinh trưởng, phát triển của giống bưởi Diễn nhưng Kali là nguyên tố đối kháng với Bo. Nếu bón nhiều kali sẽ ức chế sự hút Bo dẫn đến thiếu hụt Bo, ngược lại khi bị ngộ độc Bo bón Kali với lượng cao có thể làm giảm mức độ ngộ độc Bo. Do đó để tăng tỷ lệ đậu quả, tăng năng suất, chất lượng quả thì việc nghiên cứu nhằm xác định được công thức bón phân với liều lượng Kali và nồng độ Bo thích hợp đối với giống bưởi Diễn tại huyện Chương Mỹ - thành phố Hà Nội giúp người dân sử dụng phân bón hợp lý là cần thiết. 1.2. Tình hình sản xuất bưởi trên thế giới và Việt Nam 1.2.1. Tổng quan tình hình sản xuất bưởi trên thế giới Cây có múi được trồng rộng khắp trên thế giới. Theo số liệu thống kê của FAOSTAT (2019), những năm gần đây trên thế giới sản xuất 8,5 – 13,8 triệu tấn bưởi cả 2 loại bưởi chùm (Citrus paradisi) và bưởi (Citrus grandis). Sản xuất bưởi chùm chủ yếu tập trung ở các nước châu Mỹ, châu Âu dùng cho chế biến nước quả. Trong khi đó sản xuất bưởi chủ yếu ở các nước thuộc châu Á, tập trung nhiều ở một số nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines, Thái Lan, Bangladesh,... được sử dụng để ăn tươi là chủ yếu. Bảng 1.1. Diện tích, năng suất, sản lượng bưởi trên thế giới Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) 2008 310.311 241,6 7.496.269 2009 317.103 237,4 7.528.083 2010 319.631 237,1 7.577.561 2011 324.194 244,5 7.926.287 2012 321.528 256,3 8.240.840 2013 320.898 264,6 8.491.232 2014 348.689 249,1 8.686.264 2015 354.625 249,2 8.835.434 2016 358.724 253,0 9.074.176 2017 444.072 310,7 13.795.429 (Nguồn: FAOSTAT, 2019)
- 6 Kết quả bảng 1.1 cho thấy: Năm 2017 diện tích trồng cây bưởi trên thế giới tăng lên đáng kể đạt 444.072 ha, năng suất đạt 310,7 tạ/ha, sản lượng đạt 13.795.429 tấn. Trong vòng 10 năm trở lại đây cây bưởi tăng cả về diện tích, sản lượng và năng suất, đây là biểu hiện tích cực cho một thời kì phát triển mới của cây bưởi. Đi kèm với diện tích bưởi tăng là sản lượng bưởi toàn cầu tăng từ 7.496.269 tấn năm 2008 lên 13.795.429 tấn năm 2017. Năng suất bưởi bình quân của thế giới trong 10 năm có sự biến động nhưng sản lượng vẫn tăng đều qua các năm. Nhìn chung từ năm 2008 - 2017, diện tích bưởi tăng 133.761 ha và sản lượng tăng thêm hơn 6.000.000 tấn, năng suất cũng được tăng lên đáng kể bởi áp dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ trong sản xuất bưởi. Sản xuất bưởi chùm chủ yếu tập trung ở các nước châu Mỹ, châu Âu dùng cho chế biến nước quả. Theo số liệu thống kê của FAOSTAT (2019), tình hình sản xuất bưởi ở các châu lục trên thế giới được tổng hợp ở bảng 1.2: Bảng 1.2. Diện tích, năng suất và sản lượng bưởi ở các châu lục trên thế giới năm 2017 Diện tích thu Năng suất Sản lượng TT Quốc gia hoạch (ha) (tạ/ha) (tấn) 1 Thế giới 444.072 310,7 13.795.429 2 Châu Phi 58.817 138,4 813.910 3 Châu Mỹ 73.842 210,3 1.552.658 4 Châu Á 310.827 365,9 11.042.350 5 Châu Âu 8.697 435,0 378.336 6 Châu Đại Dương 889 92,0 8.175 (Nguồn: FAOSTAT, 2019) Kết quả bảng 1.2 cho thấy: Trong năm 2017, châu Á là châu lục có diện tích trồng bưởi lớn nhất với 310.827 ha (chiếm 69,99 % tổng diện tích của toàn thế giới). Đứng thứ 2 là châu Mỹ 73.842 ha, tiếp đến là châu Phi 58.817 ha, châu Âu 8.697 ha và vùng có diện tích nhỏ nhất là châu Đại Dương với diện tích 889,0 ha (chiếm 0,20 % tổng diện tích bưởi của toàn thế giới).
- 7 Về năng suất, năm 2017 châu Á là châu lục có năng suất bưởi cao nhất với 365,9 tạ/ha, sau đó là châu Âu, châu Mỹ, châu Phi và vùng có năng suất thấp nhất là châu Đại Dương với năng suất 92,0 tạ/ha. Châu Á cũng là châu lục có sản lượng bưởi cao nhất với 11.042,35 nghìn tấn chiếm 80,0 % tổng sản lượng của thế giới. Sau đó đến châu Mỹ, châu Phi, châu Âu và vùng có sản lượng thấp nhất là châu Đại Dương với 8,2 nghìn tấn chỉ chiếm 0,06% sản lượng bưởi của thế giới. Châu Á là cái nôi của cam quýt và cây bưởi, đây cũng là khu vực sản xuất bưởi lớn trên thế giới. Hầu hết các nước châu Á đều sản xuất bưởi với quy mô khác nhau. Cây bưởi được trồng nhiều ở các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Philippinnes, Việt Nam… Trong đó Trung Quốc là nước có diện tích trồng bưởi lớn nhất 95,86 nghìn ha, năng suất đạt cao nhất thế giới (493,8 tạ/ha) và sản lượng đạt 4.733.447 tấn quả. Một số giống bưởi nổi tiếng: bưởi Văn Đán, Sa Điền, bưởi ngọt Quan Khê,… được Bộ Nông nghiệp Trung Quốc công nhận là hàng nông nghiệp chất lượng cao. Năm 2008, riêng bưởi Sa Điền có diện tích đạt tới 30.000 ha, sản lượng 750.000 tấn (Cục Nông nghiệp Quảng Tây, 2008). Ở Phúc Kiến, bưởi Quan Khê cũng đạt tới diện tích 40.000 ha và sản lượng 20.000 tấn (Cục Nông nghiệp thành phố Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến, 2009). Bảng 1.3. Tình hình sản xuất bưởi của một số nước châu Á năm 2017 Chỉ tiêu Diện tích Năng suất Sản lượng Nước (1000ha) (tạ/ha) (1000tấn) Trung Quốc 95,86 493,8 4.733,45 Ấn Độ 14,92 235,9 352,00 Philippines 5,03 54,1 27,25 Thái lan 25,35 93,3 236,51 Bangladesh 7,77 84,4 65,56 Malaysia 0,89 146,2 13,04 Campuchia 0,32 102,7 3,29 Việt Nam 46,79 121,5 568,35 (Nguồn: FAOSTAT, 2019) Mặc dù số liệu thống kê chưa phản ánh đủ thực tế sản xuất bưởi tại các
- 8 nước vì diện tích cho thu hoạch thường thấp hơn diện tích trồng nhưng cũng có thể thấy năm 2017, Trung Quốc là nước có diện tích, sản lượng bưởi lớn nhất châu Á. Thái Lan có diện tích trồng bưởi (đạt 25,35 nghìn ha), tuy nhiên do năng suất thấp (93,3 tạ/ha) lên sản lượng bưởi của Thái Lan chỉ đạt 236,51 nghìn tấn. Campuchia là nước có diện tích, sản lượng bưởi thấp nhất, diện tích trồng bưởi 320 ha, sản lượng đạt 3,29 nghìn tấn). 1.2.2. Tình hình sản xuất bưởi ở Việt Nam Cây bưởi là loại cây ăn quả có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao, được xác định là một trong những cây ăn quả chủ lực trong việc phát triển nền nông nghiệp hàng hóa, phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Tuy nhiên, tình hình sản xuất bưởi ở nước ta chưa ổn định, mặc dù trình độ thâm canh được nâng lên, diện tích tăng (năm 2012: 37.407 ha, năm 2017: 46.791 ha) và sản lượng cũng tăng (năm 2012 đạt 437.436 tấn, năm 2017 đạt 568.352 tấn), song năng suất không ổn định. Năm 2012 năng suất bưởi đạt 116,94 tạ/ha, năm 2014 tăng lên là 120,23 tạ/ ha. Năm 2015 lại giảm xuống còn 119,19 tạ/ ha và còn 118,12 tạ/ ha năm 2016. Năm 2017 cả nước có 46.791 ha trồng bưởi. Đặc biệt trong giai đoạn 2012-2017 trong khi diện tích tăng không đáng kể thì sản lượng tăng từ 437.436 tấn năm 2012 lên 568.352 tấn năm 2017. Hiện trạng sản xuất bưởi ở Việt Nam được thể hiện ở bảng 1.4: Bảng 1.4. Tình hình sản xuất bưởi ở Việt Nam giai đoạn 2012 -2017 Diện tích Năng suất Sản lượng Năm (ha) (tạ/ha) (tấn) 2012 37.407 116,94 437.436 2013 37.733 116,51 439.602 2014 38.813 120,23 466.630 2015 39.547 119,19 471.380 2016 42.100 118,12 497.288 2017 46.791 121,50 568.352 (Nguồn: FAOSTAT, 2019)
- 9 Như vậy đến năm 2017 cả nước có 46.791 ha trồng bưởi. Đặc biệt trong giai đoạn 2012-2017 trong khi diện tích tăng không đáng kể thì sản lượng tăng từ 437.436 tấn năm 2012 lên 568.352 tấn năm 2017. Cho đến nay tập đoàn bưởi ở nước ta rất đa dạng, được trồng ở hầu khắp các tỉnh, đặc biệt đã hình thành những vùng bưởi lớn với những giống đặc trưng mang tính đặc sản địa phương, như: - Bưởi Diễn: Cây sinh trưởng khỏe, dạng quả tròn, võ nhẵn, khi chín vỏ có màu vàng cam. Sau trồng 7 năm cây sẽ cho chất lượng quả ổn định. Năng suất trung bình 80 - 100 quả/cây. Thời gian cho thu hoạch từ tháng 12 - 1. Khối lượng quả trung bình 0,8 - 1kg. Tỷ lệ phần ăn được 60 - 65%. Quả có thể bảo quản tự nhiên được 2 - 3 tháng (Viện nghiên cứu Rau Quả, 2017). - Bưởi đỏ Hòa Bình: Cây sinh trưởng khỏe. Khối lượng quả trung bình 0,8 - 1kg. Tỷ lệ phần ăn được 55 - 60%. Múi và vách múi dễ tách rời nhau. Thịt quả màu đỏ hồng, mọng nước, ăn giòn ngọt không he đắng. Năng suất bình quân 150 - 200 quả/cây. Thu hoạch tháng 11. Quả có thể bảo quản tự nhiên được 2 tháng (Viện nghiên cứu Rau Quả, 2017). - Bưởi Đại Minh: Thấp cây, lá tròn, tán rộng, cho quả sai, hình cầu dẹt. Mỗi quả nặng khoảng 1,2-1,5 kg, vỏ vàng, múi mỏng, tôm ngọt, mọng nước, ăn ngọt và có mùi thơm dịu. Bưởi Khả Lĩnh- Đại Minh chín tập trung vào dịp Tết Nguyên đán (Nguyễn Khắc Hùng, 2018). - Bưởi Phúc Trạch: Quả hình cầu hơi dẹt, vỏ quả màu vàng xanh, khối lượng trung bình từ 1-1,2 kg, tỷ lệ phần ăn được 60-65%, số hạt từ 50 lượng - 80 hạt, màu sắc thịt quả và tép múi phớt hồng, vách múi giòn dễ tách rời, thịt quả mịn, đồng nhất, vị ngọt hơi chua, độ brix từ 12 - 14. Thời gian thu hoạch vào tháng 9 (Viện nghiên cứu rau quả, 2017). - Bưởi Đường Hương Sơn: Trồng nhiều ở thung lũng hai sông Ngàn Phố và Ngàn Sâu thuộc hai huyện Hương Sơn và Hương Khê tỉnh Hà Tĩnh. Lá và quả bưởi Đường Hương Sơn đều to hơn bưởi Đoan Hùng, vỏ mỏng hơn, ngọt và khô hơn bưởi Đoan Hùng (Vũ Việt Hưng, 2010). - Bưởi Năm Roi: Trồng nhiều trên đất phù sa ven sông Hậu ở huyện Bình Minh tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Hậu Giang. Bưởi Năm Roi có hình quả lê,
- 10 khoảng 1,2 -1,4 kg/quả, vỏ mỏng, ruột trắng, thịt mềm, nhiều nước, vị ngọt hơi chua, mùi thơm, bảo quan được lâu ngày (Nguyễn Ngọc Nông, 1999). - Bưởi Lông Cổ Cò: Là giống bưởi đặc sản của huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang. Hiện nay bưởi Lông Cổ Cò được trồng nhiều ở các xã Mỹ Lương, Tân Thanh, Tân Hưng, An Hữu, An Thái Trung, Hòa Khánh, An Thái Đông,... của huyện Cái Bè với diện tích 1.600 - 1.700 ha, sản lượng hằng năm khoảng 32.000 - 35.000 tấn, sản phẩm chủ yếu dùng để tiêu thụ nội địa (Nguyễn Hữu Thọ, 2015). - Bưởi Biên Hoà: Quả to, hình quả lê, vỏ dày, cùi xốp trắng, múi dễ tách, ăn giòn, ngọt dôn dốt chua. Khối lượng quả trung bình từ 1,2 - 1,5 kg, tỷ lệ phần ăn được trên 60%. Thời vụ thu hoạch bắt đầu từ tháng 9 dương lịch (Vũ Việt Hưng, 2010). Như vây, tập đoàn bưởi ở nước ta rất đa dạng, nhiều nguồn gen quý, nhiều giống có tiềm năng xuất khẩu với giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, sản xuất vẫn mang tính tự phát, thiếu quy hoạch nên còn nhiều bất cập. Để nâng cao và ổn định năng suất, phẩm chất các giống bưởi đặc sản cần có những nghiên cứu cơ bản cho từng giống, ở mỗi vùng sinh thái khác nhau. 1.3. Tình hình nghiên cứu về dinh dưỡng khoáng cho cây có múi trong nước và trên thế giới 1.3.1. Nhu cầu dinh dưỡng khoáng của cây ăn quả có múi Để tồn tại, sinh trưởng và phát triển, thực vật nói chung và cây bưởi nói riêng cần được cung cấp đầy đủ và cân đối các nguyên tố dinh dưỡng. Cũng như các cây trồng khác cây ăn quả có múi cần các nguyên tố đa lượng và vi lượng, chịu tác động nhiều từ dinh dưỡng, thiếu dinh dưỡng quả bị biến dạng, kém phẩm chất và giảm năng suất thương phẩm. Thừa dinh dưỡng đặc biệt là là dư thừa Clo, Natri, Bo, Mangan có thể làm tổn thương cây. Chapman (1968) cho rằng hàng năm một lượng dinh dưỡng nhất định trong đất đã bị một số loại cây ăn quả có múi lấy đi và không hoàn trả lại đất. Lượng dinh dưỡng này được cây sử dụng phục vụ cho sinh trưởng, hình thành và phát triển tế bào quả. Do vậy cần phải bổ sung lượng dinh dưỡng nhất định bao gồm cả vi lượng và đa lượng cho đất sau mỗi đợt thu hoạch tùy thuộc vào sản lượng của vụ đó.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 788 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 491 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 370 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 412 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 542 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 299 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 342 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 311 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 319 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 263 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 235 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 286 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 246 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 214 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 191 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn