Luận văn Thạc sĩ Khoa học Địa lý: Vấn đề sử dụng và quản lí bền vững tài nguyên đất ở vùng Trung du và Miền núi Bắc Bộ
lượt xem 6
download
Mục đích nghiên cứu của Luận văn nhằm thấy rõ được thực trạng quản lý và hiện trạng sử dụng tài nguyên đất của trung du và miền núi Bắc Bộ. Đánh giá được mặt hạn chế trong công tác quản lý sử dụng đất. Đưa ra được một số giải pháp để quản lí sử dụng đất bền vững. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Địa lý: Vấn đề sử dụng và quản lí bền vững tài nguyên đất ở vùng Trung du và Miền núi Bắc Bộ
- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM –––––––––––––––––– DƯƠNG THỊ LÊ VẤN ĐỀ SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÍ BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN ĐẤT Ở VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ Chuyên ngành: Địa lí học Mã số: 60.31.05.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÝ Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Như Vân THÁI NGUYÊN - 2016 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, các số liệu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả Dương Thị Lê i
- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo khoa Địa Lý - trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, đặc biệt là thầy giáo TS.Vũ Như Vân, là người đã trực tiếp hướn dẫn tận tình giúp tôi hoàn thành tốt luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành luận văn của mình. Xin trân trọng cảm ơn. Tác giả Dương Thị Lê ii
- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn MỤC LỤC Lời cam đoan ........................................................................................................ i Lời cảm ơn ........................................................................................................... ii Mục lục ............................................................................................................... iii Danh mục từ viết tắt ........................................................................................... iv Danh mục các bảng.............................................................................................. v Danh mục các hình ............................................................................................. vi MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1 2. Mục đích, nhiệm vụ, giới hạn phạm vi nghiên cứu ......................................... 1 3. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu ................................................... 2 4. Khái quát tình hình nghiên cứu đề tai ............................................................. 3 5. Một số đóng góp mới của đề tài luận văn ....................................................... 6 6. Cấu trúc luận văn ............................................................................................. 6 Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN ĐẤT .................................................................................... 7 1.1. Cơ sở lí luận .................................................................................................. 7 1.1.1. Nhận thức chung về vai trò của đất đai ..................................................... 7 1.1.2. Quan điểm sử dụng đất ............................................................................ 13 1.1.3. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai ..................................................... 14 1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................ 20 1.2.1. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai ở một số nước trên thế giới.......... 20 1.2.2.Thực trạng sử dụng đất đai của việt nam ................................................. 21 1.2.3. Thực trạng quản lí đất đai của Việt Nam ................................................ 24 Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 27 Chương 2: HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ ĐẤT VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ ........................................................... 28 2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, dân cư - xã hội vùng TDMN Bắc Bộ.......... 28 iii
- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 2.1.1. Vị trí địa lí................................................................................................ 28 2.1.2. Phạm vi lãnh thổ ...................................................................................... 28 2.1.3. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên .......................................... 28 2.2. Tình hình quản lý sử dụng tài nguyên đất của trung du và miền núi Bắc Bộ qua các thời kì .............................................................................................. 33 2.2.1. Thời kì phong kiến và thực dân phong kiến ............................................ 33 2.2.2. Thời kỳ sau cách mạng tháng tám 1945 đến nay .................................... 34 2.3. Thực trạng công tác quản lý nhà nước đất đai ........................................... 36 2.3.1. Ban hành các văn bản về quản lý sử dụng đất và tổ chức thực hiện các văn bản ........................................................................................................ 36 2.3.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa chính, lập bản đồ địa chính........................................................................................................ 37 2.3.3. Công tác đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất............................................................ 38 2.3.4. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai ....................................... 41 2.4. Hiện trạng sử dụng đất 2014....................................................................... 42 2.4.1. Tình hình chung ....................................................................................... 42 2.4.2. Tình hình cụ thể ....................................................................................... 43 2.5. Các mô hình sử dụng đất đai bền vững ...................................................... 48 2.5.1. Mô hình nông, lâm kết hợp ..................................................................... 48 2.5.2. Mô hình VAC .......................................................................................... 49 2.5.3.Mô hình nông nghiệp bền vững trên đất dốc ............................................ 50 2.5.4. Mô hình nông nghiệp tái sinh trên đất dốc .............................................. 50 2.5.5. Mô hình “Làng sinh thái” ........................................................................ 51 2.6. Đánh giá việc sử dụng và quản lí đất ở vùng TDMN Bắc Bộ .................. 51 2.6.1. Đánh giá chung ........................................................................................ 51 2.6.2. Vấn đề sử dụng và quản lí đất ở các địa phương..................................... 54 iv
- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 2.7. Đánh giá hiện trạng quản lí và sử dụng đất trong năng lực cạnh tranh các tỉnh vùng TDMNBB.................................................................................... 61 2.7.1. Đánh giá chung về về hiện trạng PCI ..................................................... 61 2.7.2. Đánh giá chung về về hiện trạng PCI năm 2015 .................................... 63 Tiểu kết Chưong 2 ............................................................................................. 67 Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHẢP QUẢN LI ĐẤT ĐAI BỀN VỮNG ..................................................................................................... 68 3.1. Định hướng sử dụng đất ............................................................................. 68 3.1.1. Đất sản xuất nông nghiệp ........................................................................ 68 3.1.2. Đất lâm nghiệp......................................................................................... 69 3.1.3. Đất công nghiệp ....................................................................................... 70 3.1.4. Đất đô thị ................................................................................................. 70 3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất................ 70 3.2.1. Giải pháp về quản lý ................................................................................. 70 3.2.2. Giải pháp về sử dụng tài nguyên đất ....................................................... 75 3.3. Giải pháp chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Hạn chế tác động của hoang mạc hoá tài nguyên đất .................................................................... 76 3.4. Giải pháp cải thiện thực trạng tiếp cận đất đai từ không dễ dàng sang dễ dàng hơn nhằm góp phần nâng cao PCI các địa phương trong vùng .......... 77 3.5. Tiếp tục đổi mới công tác quan lí đất trong thời công nghiệp hóa và hội nhập 2015 - 2020 ......................................................................................... 78 3.5.1. Giải pháp vĩ mô ....................................................................................... 78 3.5.2. Giải pháp vi mô ....................................................................................... 83 3.5.3. Tăng cường tiếp cận, quản lý đất rừng của đồng bào các dân tộc thiểu số ... 84 Tiểu kết Chương 3 ............................................................................................. 86 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 89 PHỤ LỤC v
- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TT KÝ HIỆU NỘI DUNG 1 TD&MNBB Trung du và miền núi Bắc Bộ 2 CNH Công nghiệp hóa 3 CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa 4 ĐK Đăng ký 5 GCN Giấy chứng nhận 6 QSDĐ Quyền sử dụng đất 7 KT - XH Kinh tế xã hội 8 QHSDĐĐ Quy hoạch sử dụng đất đai 9 CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa 10 TN&MT Tài nguyên và môi trường 11 KHCN Khoa học công nghệ 12 SXKD Sản xuất kinh doanh 13 SDĐ Sử dụng đất iv
- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Diện tích đất theo đơn vị hành chính vùng năm 2011 ..................... 22 Bảng 1.2: Hiện trạng đo vẽ bản đồ địa chính chính quy trên toàn quốc từ 2007 – 2013 ....................................................................................... 25 Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất qua các năm ................................................. 40 Bảng 2.2: Hiện trạng sử dụng đất năm 2014 ..................................................... 42 Bảng 2.3: Diện tích đất theo đơn vị hành chính vùng năm 2014 ..................... 43 Bảng 2.4: Cơ cấu sử dụng đất của các tỉnh vùng TDMNBB năm 2014 ........... 44 Bảng 2.5: Chỉ số biến động diện tích đất tự nhiên năm 2014 so với năm 2013..... 52 Bảng 2.6: Biến động diện tích đất giai đoạn 2009 - 2014 ................................. 53 Bảng 2.7: Đánh giá chỉ số tiếp cận tài nguyên đất các địa phương vùng Miền núi phía Bắc các năm 2007 - 2015........................................... 65 Bảng 3.1: Đánh giá năng lực cạnh tranh các tỉnh vùng TDMN Bắc Bộ năm 2015 ........................................................................................... 78 v
- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Bản đồ định vị vùng TDMN Bắc Bộ................................................. 29 Hình 2.2: Bản đồ đất vùng TDMN Bắc Bộ ...................................................... 32 Hình 2.3: Cơ cấu sử dụng đất đai năm 2014 ..................................................... 42 Hình 2.4: Hiện trạng sử dụng đất vùng TDMN Bắc Bộ năm 2014 ................... 45 Hình 2.5: Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp 2014 .............................................. 46 Hình 2.6: Cơ cấu sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2014 ................................ 47 Hình 2.7: Sơ đồ quản lý đất ở vùng cao (trường hợp dân tộc Mông, Dao)....... 58 vi
- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Đất là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt không gì có thể thay thế được, là môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các công trình kinh tế, văn hoá, xã hội và an ninh quốc phòng. Tại phần mở đầu của Luật đất đai 2013 của Nước CHXHCN Việt Nam có ghi: “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở văn hóa kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng. Trải qua nhiều thế hệ nhân dân ta đã tốn bao công sức, xương máu mới tạo lập vốn đất đai như ngày nay”. Với tổng diện tích đất nước ta khoảng 33 triệu ha và dân số 86 triệu người (2009), Việt Nam là một trong những nước có diện tích đất bình quân trên đầu người thấp nhất thế giới (≈0.4 ha / người). Ngoài ra, đất nông nghiệp hiện nay cũng đang đối mặt với nguy cơ thoái hóa đất, biến đổi khí hậu - nước biển dâng, ô nhiễm môi trường đất do tập quán nông nghiệp và quản lý đất đai không phù hợp. Nước ta đang tiến hành CNH - HĐH, với nền kinh tế nhiều thành phần phát triển theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, kéo theo nhu cầu đất đai ngày càng tăng lên một cách nhanh chóng. Vì vậy cần đánh giá đúng thực trạng nguồn tài nguyên đất phục vụ sử dụng phát triển bền vững và mang lại hiệu quả cao là một vấn đề cấp bách, đặc biệt là ở các vùng trung du và miền núi khi mà việc khai thác và sử dụng tài nguyên đất có liên quan mật thiệt với môi trường và cảnh quan sinh thái vùng đồi - núi. Chính vì vậy tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Vấn đề sử dụng và quản lí bền vững tài nguyên đất ở vùng Trung du và Miền núi Bắc Bộ”. 2. Mục đích, nhiệm vụ, giới hạn phạm vi nghiên cứu Mục đích Thấy rõ được thực trạng quản lý và hiện trạng sử dụng tài nguyên đất của trung du và miền núi Bắc Bộ 1
- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn Đánh giá được mặt hạn chế trong công tác quản lý sử dụng đất Đưa ra được một số giải pháp để quản lí sử dụng đất bền vững Nhiệm vụ Thu thập thông tin, tư liệu, số liệu về quản lý sử dụng tài nguyên đất Tổng hợp phân tích những vấn đề cần phải giải quyết liên quan đến tài nguyên đất Đề ra những giải pháp để quản lý, sử dụng bền vững Giới hạn phạm vi nghiên cứu (i) Về không gian lãnh thổ: Theo sơ đồ phân vùng của Tổng cục Thống kê, gồm 14 tỉnh, không tính tỉnh Quảng Ninh (được coi là thuộc về vùng Đồng bằng sông Hồng); (ii) Các quan điểm, cách tiếp cận dựa vào những văn bản mới nhất, đặc biệt là Luật Đất đai năm 2013, các báo cáo mới nhất về Quản lí đất đai và Báo cáo năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2015 (công bố 31 / 3 / 2016). 3. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu 3.1. Quan điểm nghiên cứu Quan điểm lịch sử - viễn cảnh: Mọi sự vật hiện tượng đều vận động và phát triển theo thời gian. Vận dụng quan điểm này giúp người nghiên cứu hiểu biết đầy đủ và sâu sắc hiện tại của vấn đề, đồng thời thấy được xu hướng phát triển của tương lai. Quan điểm hệ thống: Vận dụng quan điểm này vào nghiên cứu để có được cái nhìn tổng thể về đối tượng nghiên cứu, thấy được mối quan hệ logic – biện chứng giữa các yếu tố cấu thành hệ thống lớn trong quá trình vận động và phát triển. Quan điểm phát triển bền vững :Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng đối với con người và các hoạt động sản. Do đó để khai thác và phát triển một cách có hiệu quả về tất cả các mặt kinh tế xã hội và môi trường thì nghiên cứu phải dựa trên quan điểm phát triển bền vững. 2
- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn Quan điểm lãnh thổ: Bất cứ một đối tượng địa lý nào cũng đều gắn liền với một lãnh thổ cụ thể. Ở đó có sự phân hóa và thống nhất nội tại nhưng đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ với các lãnh thổ xung quanh trên các phương diện tự nhiên cũng như kinh tế - xã hội. Quan điểm này được vận dụng vào để nghiên cứu thực trạng sử dụng và quản lí bền vững nguồn tài nguyên đất đai theo không gian phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi địa phương. 3.2. Các phương pháp nghiên cứu Thu thập tài liệu: Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ của đề tài để thu thập, phân tích tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau như sách, báo, tạp chí, các luận văn nghiên cứu chuyên ngành, đề tài nghiên cứu khoa học, kho thông tin trên mạng internet. Phương pháp so sánh: Trên cơ sở những tài liệu đã thu thập, phân tích, tổng hợp đưa ra các tiêu chí để đối chiếu, so sánh làm nổi bật chặng đường hình thành, phát triển cũng như những thành tựu đạt được và những thách thức trong sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên đất. Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu: Phân tích tổng hợp nhằm phát hiện, khai thác, chọn lọc các khía cạnh khác nhau của tài liệu để phục vụ nghiên cứu. Phương pháp này được sử dụng để nghiên cứu các tài liệu về việc sử dụng và quản lí tài nguyên đất. 4. Khái quát tình hình nghiên cứu đề tai Việc sử dụng và quản lí đất đai được bắt đầu bằng việc đánh giá đất đai. Đó là khái niệm được sử dụng phổ biến trong các công trình nghiên cứu đánh giá phục vụ việc quả lí sử dụng tài nguyên đất, gọi chung là quản lí sử dụng đất (QHSDĐ). Hiện nay trên thế giới, đặc biệt là ở các nước phát triển việc xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất (HTSDĐ) và theo dõi biến động tài nguyên và sử dụng đất, gọi chung là biến động sử dụng đất (BĐSDĐ) được tiến hành thường xuyên trên cơ sở sử dụng các tư liệu viễn thám cùng với các phần mềm xử lí số chuyên dụng. 3
- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn Tại Việt Nam, những công trình nghiên cứu, đánh giá đất đai bắt đầu từ thập niên 80 của thế kỷ XX trở lại đây. Tiêu biểu là các công trình nghiên cứu của Tôn Thất Chiểu về Điều tra phân loại đánh giá đất. Ông và các cộng sự thực hiện đánh giá phân hạng đất đai khái quát toàn quốc theo nguyên tắc phân loại khả năng đất đai của Hoa Kỳ, chỉ tiêu là các đặc điểm thổ nhưỡng và địa hình, phân cấp thành 7 nhóm: 4 nhóm cho nông nghiệp, 2 nhóm cho lâm nghiệp và 1 nhóm cho mục đích khác. [5], [20], [27]. Vấn đề quản lí sử dụng và quản lí đất được nghiên cứu khá chi tiết trong các công trình nghiên cứu của Trần Công Tấu [23], Nguyễn Khắc Thái Sơn [22]. Nhờ kết quả nghiên cứu cơ bản về cơ sở địa lí, nhiều vấn đề về thổ nhưỡng, hướng khai thác, sử dụng được kiến nghị trong các tác phẩm của các nhà địa lí gạo cội Việt Nam như Lê Bá Thảo, Vũ Tự Lập [25], [16]. Những khái niệm cơ bản về đất đai, sử dụng và quản lí được diễn giải sâu sắc và toàn diện tại các ấn phẩm của nhiều học giả như: Alaev E. B [1], Trần Công Tấu [23], Nguyễn Khắc Thái Sơn [22], Niên giám thống kê [19], Báo cáo về PCI Việt Nam năm 2015 [3], Báo cáo về Quản lí đất đai của Nhóm các nhà tài trợ quốc tế cho Việt Nam [2]. Việc sử dụng và quản lí đất đai cả nước nói chung và ở vùng TDMN Bắc Bộ đã được phân tích sâu sắc và với nhiều kiến nghị thiết thực của Nguyễn Văn Bông [4], Nguyễn Thế Đặng [7], Đào Lê hằng [11], Trần Công Tấu [23]. Xu hướng nghiên cứu cụ thể thiết thực ngày càng thu hút nhiều nghiên cứu của các nhà nghiên cứu thông qua các luận văn tiến sĩ, thạc sĩ địa lí, nổi bật trong số đó là Phạm Hương Giang [9], Nguyễn Thu Hà [10], Nguyễn Thị Hạnh [12]. Rất thuận lợi cho nghiên cứu triển khai đề tài sử dụng và quản lí tài nguyên đất vùng TDMN Bắc Bộ là Báo cáo về quản lí đất đai ntrong Báo cáo chung của nhóm tài trợ cho Việt Nam năm 2010 [2] cùng với nhiều văn bản quan trọng của Nhà nước như Luật đất đai năm 2013 [17], Kết quả tổng kiểm 4
- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn kê đất đai năm 2005 [14]. Một số giao trình mới về Địa lí KTXH Việt Nam, những nghiên cứu về quan hệ sử dụng và quản lí đất đai liên quan tới môi trường văn hóa các dân tộc của Dương Quỳnh Phương , Nguyễn Xuân Trường [20], [29]; Lê Đức [8], Trần Viết Khanh và các đồng nghiệp [15]. Trên quan điểm lich sử , vấn đề quản lí và sử đất được làm sáng tỏ tại các nghiên cứu của Nguyễn Khắc Sơn, Phùng Văn Nghệ về Lịch sử hành thành và ngành quản lí đất đai Việt Nam từ 1945 đến nay [22], [18]. Mô hình quản lí và sử dụng đất miền núi được nghiên cứu khá chi tiết trong tác công trình của Đào Ngọc Trang [28], Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam [30]. Theo đánh giá chung chúng tôi cho rằng đề tài nghiên cứu về sử dụng và quản lí đất đai vùng TDMN Bắc Bộ là khá phong phú, đa dạng, trong đó có những nghiên cứu mới rất có giá trị và độ tin cậy cao Lê Trọng Cúc [7], Lê Bá Thảo [25], Vũ Tự Lập [16], Dương Quỳnh Phương [20], [21], Nguyễn Khắc Thái Sơn [22]. Tuy nhiên, trong các nghiên cứu nói trên, cũng nhận thấy bộc lộ một số nhược điểm. Đó là: (i) Việc nghiên cứu sử dụng đất mới chỉ dừng lại ở các con số thống kê, chưa đi sâu đánh giá, phân tích những biến động đó, nó có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường sinh thái cũng như quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở cả hai mặt tích cực và tiêu cực. (ii) Nội dung quản lí sử dụng, qui hoạch sử dụng tài nguyên đất vẫn mới chỉ phác nên nhưng nét lớn, chưa có những chỉ dẫn cụ thể, thiết thực. Mô hình sử sụng, quản li còn chung chung, khái quát, khó vận dụng trong thực tiễn miền núi; (ii) Vấn đề quản lí, sử dụng đất chưa gắn với động lực tăng trưởng kinh tế, thức đẩy năng lực cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường; (iv) Nhiều vấn đề bức xúc liên quan tới quản lí, sử dụng đất thường là nguyên nhân dẫn tới sự phức tạp trong nhiều quan hệ xã hội trong công đồng, giữa người dân với nhà nước, các doanh nghiệp, đặc biệt với 5
- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn các dự án phát triển hạ tầng công nghiệp và dịch vụ liên quan tới đất đai thuộc các chủ sở hữu đất. Việc đánh giá thực trạng sử dụng đất, cũng như các định hướng và giải pháp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, việc quản lí và xây dựng các mô hình nông lâm kết hợp theo hướng sử dụng bền vũng các nguồn tài nguyên đất, trong điều kiện cụ thể của các địa phương trong vùng TDMN Bắc Bộ đòi hỏi sự tiếp cận cụ thể và sáng tạo. Điều đó đòi hỏi phải nghiên cứu sâu về phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu kết hợp cả hai sử dụng và quản lí trong điều kiện kinh tế thị trường, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. 5. Một số đóng góp mới của đề tài luận văn - Tổng quan chọn lọc và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn sử dụng và quản lí đất, đồng thời vận dụng vào nghiên cứu tài nguyên đất vùng TDMN Bắc Bộ . - Phân tích đánh giá hiện trạng sử dụng và quả lí đất vùng TDMN Bắc Bộ, đặc biệt là đánh giá nhân tố đất đai như là nhân tố tăng trưởng kinh tế. - Nêu định hướng và đề xuất các giải pháp thiết kế một số mô hình sử dụng đất và quản lí đất, hướng tới nâng cao năng lực cạnh tranh của các địa phương (PCI). 6. Cấu trúc luận văn Đề tài nghiên cứu gồm 2 phần: phần mở đầu và kết luận, phụ lục. Phần nội dung bao gồm: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn sử dụng và quản lý tài nguyên đất. Chương 2: Hiện trạng sử dụng và quản lý tài nguyên đất ở trung du và miền núi Bắc Bộ. Chương 3: Định hướng và giải pháp quản lý đất đai bền vững. 6
- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN ĐẤT 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Nhận thức chung về vai trò của đất đai Đất đai về mặt thuật ngữ khoa học được hiểu theo nghĩa rộng như sau: "đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên vỏ dưới bề mặt đó bao gồm: khí hậu, bề mặt, thổ nhưỡng, dáng địa hình, mặt nước ( hồ, sông, suối, đầm lầy,...). Các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn thực vật và động vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại (san nền, hồ chứa nước hay hệ thống tiêu thoát nước, đường xá, nhà cửa. ..)". Như vậy, "đất đai" là khoảng không gian có giới hạn, theo chiều thẳng đứng (gồm khí hậu của bầu khí quyển, lớp đất phủ bề mặt, thảm thực vật, động vật, diện tích nước, tài nguyên nước ngầm và khóang sản trong lòng đất ), theo chiều nằm ngang trên mặt đất ( là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, đại hình, thuỷ văn,thảm thực vật cùng các thành phần khác ) giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất cũng như cuộc sống của xã hội loài người. Đất đai là tài sản phẩm của tự nhiên, có trước lao động và cùng với quátrìnhlịch sử phát triển kinh tế-xã hội, đất đai là điều kiện lao động. Đất đai đóng vai trò quyết định cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Nếu không có đất đai thì rõ ràng không có bất kỳ một ngành sản xuất nào, cũng như không thể có sự tồn tại của loài người. Đất đai là một trong những tài nguyên vô cùng quý giá của con người, điều kiện sống cho động vật, thực vật và con người trên trái đất. Đất đai tham gia vào tất cả các hoạt động của đời sống kinh tế, xã hội. Đất đai là địa điểm, là cơ sở của các thành phố, làng mạc các công trình công 7
- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn nghiệp, giao thông, thuỷ lợi vá các công trình thuỷ lợi khác. Đất đai cung cấpnguyên liệu cho ngành công nghiệp, xây dựng như gạch ngói, xi, măng, gốm sứ. .. Đất đai là nguồn của cải, là một tài sản cố định hoặc đầu tư cố định. là thước đo sự giầu có của một quốc gia. Đất đai còn là sự bảo hiểm cho cuộc sống, bảo hiểm về tài chính,như là sự chuyển nhượng của cải qua các thế hệ và như là một nguồn lực cho các mục đích tiêu dùng. Luật đất đai 2013của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có ghi: “Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tưliệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là đại bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng. Trải qua nhiều thế hệ, nhân dân ta đã tốn bao nhiêu công sức, xương máu mới tạo lập,bảo vệ được vốn đất đai như ngày nay".[17] Thực vậy, trong các điều kiện vật chất cần thiết, đất đai giữ vị trí và ý nghĩa đặc biệt quan trọng - là điều kiện đầu tiên, là cơ sở thiên nhiên của mại quátrình sản xuất, là nơi tìm được công cụ lao động, nguyên liệu lao dộng và nơi sinh tồn của xã hội lòai người. Tuy nhiên, vai trò của đất đai đối với từng ngành rất khác nhau: Trong các ngành phi nông nghiệp: Đất đai giữ vai trò thụ động với chức năng là cơ sở không gian và vị trí để hoàn thiện quá trìn lao động, là kho tàng dự trữ trong lòng đất (các ngành khai thác khoáng sản). Quá trình sản xuất và sản phẩm được tạo ra không phụ thuộc vào đặc điểm, độ phì nhiêu của đất, chất lượng thảm thực vật và các tính chất tự nhiên có sẵn trong đất. Trong các ngành nông-lâm nghiệp: Đất đai là yếu tố tích cực của quá trình sản xuất, là điều kiện vật chất - cơ sở không gian, đồng thời là đối tượng lao động (luôn chịu sự tác động của quá trình sản xuất như cày, bừa, xới xáo....) và công cụ hay phương tiện lao động (sử dụng để trồng trọt, chăn nuôi...). Quá trình sản xuất nông-lâm nghiệp luôn liên quan chặt chẽ với độ phì nhiêu quá trình sinh học tự nhiên của đất. 8
- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn Trong thời kì hiện nay, nước ta đang đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế làm cho nhu cầu sử dụng đất tăng lên đáp ứng cho các hoạt động và nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Các hoạt động nói trên làm thay đổi mục đích sử dụng đất. Cần phải tổng hợp đầy đủ các số liệu về đất đai, phản ánh đúng hiện trạng sử dụng đất đai, thông qua đó đánh giá hiệu quả sử dụng đất. Sử dụng đất đai đúng pháp luật là cơ sở cần thiết cho việc phân bổ các nguồn lực sản xuất nhằm sử dụng đầy đủ, hợp lý lực lượng sản xuất vào khai thác khả năng của đất đai. 1.1.1.1. Diễn giải về tài nguyên đất Tài nguyên đất được hiểu theo hai quan điểm. Một là, Quan điểm phát sinh học thổ nhưỡng. Hai là, Quan điểm kinh tế học. Về quan điểm phát sinh học thổ nhưỡng, đất là thể tự nhiên đặc biệt hình thành do tác động tổng hợp của các yếu tố: đá mẹ, khí hậu, địa hình, sinh vật, thời gian và tác động của con người. Định nghĩa theo quan điểm kinh tế học, Đất là tư liệu sản xuất chủ yếu, là đối tượng lao động, đồng thời là sản phẩm lao động. Khái niệm về đất đai bao hàm nội dung mặt hàng lãnh thổ, sử dụng cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân. [5] Tài nguyên đất được đánh giá vừa theo số lượng vừa theo chất lượng. Về số lượng, đó là diện tích mặt bằng có được của một quốc gia, của một vùng lãnh thổ. Tài nguyên đất được đánh giá theo chất lượng thường liên quan đến độ phì của đất như là khả năng của đất cung cấp cho cây về nước thức ăn khoáng và các yếu tố cần thiết khác để cho cây sinh trưởng và phát triển. Tương ứng với hai góc nhfn trên là hai khái niệm : đất sử dụng - landuse; thổ nhướng - soil. 1.1.1.2. Đặc điểm tài nguyên đất Đất đai có tính cố định vị trí, không thể di chuyển được, tính cố định vị trí quyết định tính giới hạn về quy mô theo không gian và chịu sự chi phối của các yếu tố môi trường nơi có đất. Mặt khác, đất đai không giống các hàng hóa 9
- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn khác có thể sản sinh qua quá trình sản xuất do đó, đất đai là có hạn. Tuy nhiên, giá trị của đất đai ở các vị trí khác nhau lại không giống nhau. Đất đai ở đô thị có giá trị lớn hơn ở nông thôn và vùng sâu, vùng xa; đất đai ở những nơi tạo ra nguồn lợi lớn hơn, các điều kiện cơ sở hạ tầng hoàn thiện hơn sẽ có giá trị lớn hơn những đất đai có điều kiện kém hơn. Chính vì vậy, khi vị trí đất đai, điều kiện đất đai từ chỗ kém thuận lợi nếu các điều kiện xung quanh nó trở nên tốt hơn thì đất đó có giá trị hơn. Vị trí đất đai hoặc điều kiện đất đai không chỉ tác động đến việc sản xuất, kinh doanh tạo nên lợi thế thương mại cho một công ty, một doanh nghiệp mà nó còn có ý nghĩa đối với một quốc gia. Chẳng hạn, Việt Nam là cửa ngõ của khu vực Đông Nam á, chúng ta có biển, có các cảng nước sâu thuận lợi cho giao thông đường biển, cho buôn bán với các nước trong khu vực và trên thế giới, điều mà nước bạn Lào không thể có được. Trong nền kinh tế thị trường, các quan hệ đất đai phong phú hơn rất nhiều, quyền sử dụng đất được trao đổi, mua bán, chuyển nhượng và hình thành một thị trường đất đai. Lúc này, đất đai được coi như là một hàng hoá và là một hàng hoá đặc biệt. Thị trường đất đai có liên quan đến nhiều thị trường khác và những biến động của thị trường này có ảnh hưởng đến nền kinh tế và đời sống dân cư. 1.1.1.3. Các nhân tố tác động đến việc sử dụng đất Định nghĩa về sử dụng đất đai: Sử dụng đất liên quan đến chức năng hoặc mục đích của loại đất được sử dụng. Việc sử dụng đất có thể được định nghĩa là: “những hoạt động của con người có liên quan trực tiếp tới đất, sử dụng nguồn tài nguyên đất hoặc có tác động lên chúng”. [6]. Số liệu về quá trình và hình thái các hoạt động đầu tư (lao động, vốn, nước, phân hoá học ...), kết quả sản lượng (loại nông sản, thời gian, chu kỳ mùa vụ ...) cho phép đánh giá chính xác việc sử dụng đất, phân tích tác động môi trường và kinh tế, lập mô hình những ảnh hưởng của việc biến đổi sử dụng đất hoặc việc chuyển đổi việc sử dụng đất này sang mục đích sử dụng đất khác. 10
- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn Định nghĩa về quy hoạch sử dụng đất đai :Hiện nay có rất nhiều tài liêu nghiên cứu định nghĩa về quy hoạch sử dụng đất đai (QHSDĐĐ) khác nhau, từ đó đưa đến những việc phát triển quan điểm và phương pháp được sử dụng trong QHSDĐĐ cũng khác nhau. Tuy nhiên có thể định nghĩa QHSDĐĐ như sau: “Quy hoạch sử dụng đất đai là sự đánh giá tiềm năng đất nước có hệ thống, tính thay đổi trong sử dụng đất đai và những điều kiện kinh tế xã hội để chọn lọc và thực hiện các sự chọn lựa sử dụng đất đai tốt nhất. Đồng thời quy hoạch sử dụng đất đai cũng là chọn lọc và đưa vào thực hành những sử dụng đất đai đó mà nó phải phù hợp với yêu cầu cần thiết của con người về bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên trong tương lai”. Do đó, trong quy hoạch cho thấy: - Những sự cần thiết phải thay đổi, - Những cần thiết cho sự việc cải thiện quản lý, hay - Những cần thiết cho kiểu sử dụng đất đai hoàn toàn khác nhau trong các trường hợp cụ thể khác nhau. Các loại sử dụng đất đai bao gồm: đất ở, nông nghiệp (thủy sản, chăn nuôi,…) đồng cỏ, rừng, bảo vệ thiên nhiên và du lịch đều phải được phân chia một cách cụ thể theo thời gian được quy định. Do đó trong quy hoạch sử dụng đất đai phải cung cấp những hướng dẫn cụ thể để có thể giúp cho các nhà quyết định có thể chọn lựa trong các trường hợp có sự mâu thuẩn giữa đất nông nghiệp và phát triển đô thị hay công nghiệp hóa bằng cách là chỉ ra các vùng đất đai nào có giá trị nhất cho đất nông nghiệp và nông thôn mà không nên sử dụng cho các mục đích khác. Các nhân tố tác động đến việc sử dụng đất Con người: là nhân tố chi phối chủ yếu trong quá trình sử dụng đất. Đối với đất nông nghiệp thì con ngưới có vai trò quan trọng tác động đến đất làm tăng độ phì của đất [6]. 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 375 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 546 | 61
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 302 | 60
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 524 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 346 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 316 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 331 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 266 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 239 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu biến tính mùn cưa làm vật liệu hấp phụ chất màu hữu cơ trong nước
26 p | 195 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 261 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 207 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn