intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Thiết kế và thử nghiệm hệ thống bài tập phát triển năng lực so sánh cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động làm quen với toán

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:210

42
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là hệ thống hóa những lý luận cơ bản về năng lực so sánh về số lượng của trẻ 5-6 tuổi, thiết kế hệ thống bài tập và thiết kế hệ thống bài tập phát triển năng lực so sánh về số lượng cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động làm quen với toán.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Thiết kế và thử nghiệm hệ thống bài tập phát triển năng lực so sánh cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động làm quen với toán

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Lê Tú Uyên THIẾT KẾ VÀ THỬ NGHIỆM HỆ THỐNG BÀI TẬP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SO SÁNH CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TOÁN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Thành phố Hồ Chính Minh – 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Lê Tú Uyên THIẾT KẾ VÀ THỬ NGHIỆM HỆ THỐNG BÀI TẬP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SO SÁNH CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TOÁN Chuyên ngành: Giáo dục học (Giáo dục mầm non) Mã số: 60 14 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. PHẠM PHƢỚC MẠNH Thành phố Hồ Chính Minh – 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Thiết kế và thử nghiệm hệ thống bài tập phát triển năng lực so sánh cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động làm quen với toán” là sản phẩm quá trình nghiên cứu của tôi. Những kết quả, số liệu trong luận văn là đúng sự thật và chưa có ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Ngày 20 tháng 12 năm 2017 Tác giả Lê Tú Uyên
  4. LỜI CẢM ƠN Trong khi thực hiện đề tài “thiết kế và thử nghiệm hệ thống bài tập phát triển năng lực so sánh cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động làm quen với toán”, tôi đã nhận được rất nhiều sự động viên, giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể cùng với sự nỗ lực của bản thân để hoàn thành luận văn này. Trước hết, tôi có lời cảm ơn và bảy tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Phạm Phước Mạnh đã tận tình hướng dẫn, động viên tôi hoàn thành luận văn này. Xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo khoa Giáo dục Mầm non trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, các thầy cô khoa Giáo dục Mầm non trường Đại học Sài Gòn và trường Cao đẳng Trung ương Thành phố Hồ Chí Minh đã đem lại cho tôi những kiến thức vô cùng bổ ích trong hai năm học vừa qua, đồng thời cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh và các thầy cô Phòng sau Đại học đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Tôi cũng chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu và tập thể Giáo viên Mầm non ở 11 trường mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh: Trường Mầm non 19/5 Thành phố (Quận 1), Trường Mầm non 6 (Quận 3), Trường Mầm non 7 (Quận 3), Trường Mầm non Tuổi thơ 6A (Quận 3), Trường Mầm non Tuổi thơ 7 (Quận 3), Trường Mầm non Vàng Anh (Quận 5), Trường Mầm non Sơn Ca (Quận 5), Trường Mầm non Thực Hành (Quận 10), Trường Mầm non Quận (Quận Tân Bình), Trường Mầm non 13 (Quận Tân Bình) và Trường Mầm non Tư thục Họa Mi (Quận Tân Bình) đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt quá trình khảo sát, quan sát, phỏng vấn sâu và thử nghiệm để hoàn thành luận văn. Tôi chân thành cảm ơn các bạn học viên lớp Giáo dục Mầm non khóa 26 đã chia sẻ kinh nghiệm nghiên cứu và hỗ trợ tôi tìm kiếm tài liệu liên quan đến luận văn. Chân thành cảm ơn thầy cô trong Hội đồng đánh giá luận ăn đã góp ý kiến giúp tôi hoàn chỉnh luận văn. Cuối cùng, tôi chân thành cảm ơn gia đình đã động viên và khích lệ, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình, tôi thực hiện và hoàn thành luận văn này.
  5. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các Bảng Danh mục các hình ảnh và Biểu đồ MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG BÀI TẬP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SO SÁNH VỀ SỐ LƢỢNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TOÁN ........................................................................................... 6 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.................................................................................. 6 1.1.1. Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài .............................................. 6 1.1.2. Những công trình nghiên cứu ở trong nước ............................................ 11 1.2. Cơ sở lý luận về thiết kế hệ thống bài tập phát triển năng lực so sánh về số lượng cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động làm quen với toán ............... 14 1.2.1. Khái niệm công cụ ................................................................................... 14 1.2.2. Năng lực so sánh về số lượng của trẻ 5-6 tuổi ........................................ 28 1.2.3. Đặc điểm phát triển năng lực so sánh về số lượng của trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động làm quen ........................................................................ 36 1.2.4. Thiết kế hệ thống bài tập phát triển năng lực so sánh về số lượng cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động làm quen với toán ................................ 42 Tiểu kết chương 1 ................................................................................................... 47
  6. CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG VIỆC THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SO SÁNH VỀ SỐ LƢỢNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TOÁN ..................................................... 49 2.1. Tổ chức điều tra thực trạng .............................................................................. 49 2.1.1. Mục đích điều tra thực trạng .................................................................... 49 2.1.2. Đối tượng và thời gian điều tra thực trạng .............................................. 49 2.1.3. Nội dung điều tra thực trạng .................................................................... 50 2.1.4. Phương pháp nghiên cứu thực trạng ........................................................ 50 2.2. Kết quả điều tra và phân tích kết quả nghiên cứu thực trạng ........................... 53 2.2.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên khối lá về tầm quan trọng của việc thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập phát triển năng lực so sánh về số lượng cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động làm quen với toán ở một số trường mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh ............................. 53 2.2.2. Thực trạng thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập phát triển năng lực so sánh về số lượng cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động làm quen với toán ở một số trường mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh .................. 58 Tiểu kết chương 2...................................................................................................... 70 CHƢƠNG 3. THIẾT KẾ VÀ THỬ NGHIỆM HỆ THỐNG BÀI TẬP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SO SÁNH VỀ SỐ LƢỢNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TOÁN ......................................................................................... 72 3.1. Thiết kế hệ thống bài tập phát triển năng lực so sánh về số lượng cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động làm quen với toán .......................................... 72 3.1.1. Cơ sở định hướng về thiết kế hệ thống bài tập phát triển năng lực so sánh về số lượng cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động làm quen với toán .... 72
  7. 3.1.2. Nguyên tắc thiết kế hệ thống bài tập phát triển năng lực so sánh về số lượng cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động làm quen với toán ................. 72 3.1.3. Thiết kế hệ thống bài tập phát triển năng lực so sánh về số lượng cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động làm quen với toán ................................ 74 3.1.4. Tiêu chí đánh giá và thang đánh giá năng lực so sánh về số lượng của trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động làm quen với toán................................. 85 3.2. Trưng cầu ý kiến đánh giá của chuyên gia về hệ thống bài tập phát triển năng lực so sánh về số lượng cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động làm quen với toán. ........................................................................................ 86 3.2.1. Ý kiến đánh giá của giảng viên về hệ thống bài tập phát triển năng lực so sánh về số lượng cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động làm quen với toán. ................................................................................................... 86 3.2.2. Ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý và khối trưởng khối lá của ba trường mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh. ........................................ 87 3.3. Thử nghiệm hệ thống bài tập phát triển năng lực so sánh về số lượng cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động làm quen với toán ..................................... 88 3.3.1. Tổ chức thử nghiệm ................................................................................. 88 3.3.2. Kết quả thử nghiệm ................................................................................. 93 Tiểu kết chương 3.................................................................................................... 118 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 120 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 124 PHỤ LỤC ......................................................................................................... 128
  8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Nội dung viết tắt Chữ biết tắt của nội dung viết tắt Bài tập : BT Bài tập 1 chủ đề đồ dùng sinh hoạt : BT1-SH Bài tập 2 chủ đề động vật : BT2-ĐV Bài tập 3 chủ đề trái cây : BT3-TC Bài tập 4 chủ đề rau củ : BT4-RC Bài tập 5 chủ đề đồ dùng sinh hoạt : BT5-SH Bài tập 6 chủ đề động vật : BT6-ĐV Bài tập 7 chủ đề trái cây : BT7-TC Bài tập 8 chủ đề rau củ : BT8-RC Đối chứng : ĐC Giáo viên khối lá : GVKL Giáo viên mầm non : GVMN Hệ thống bài tập : HTBT Hoạt động làm quen với toán : HĐLQVT Năng lực so sánh về số lượng : NLSSVSL Số lượng : SL So sánh số lượng : SSSL Thử nghiệm : TN Trung bình : TB
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Kinh nghiệm, trình độ chuyên môn của giáo viên.................................... 49 Bảng 2.2. Nhận thức của GVKL về tầm quan trọng của việc thiết kế và sử dụng HTBT phát triển NLSSVSL cho trẻ 5-6 tuổi trong HĐLQVT............................................................................................. 53 Bảng 2.3. Thực trạng về việc thiết kế và sử dụng những bài tập nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình giáo dục mầm non dành cho trẻ 5-6 tuổi và Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi............................................ 58 Bảng 2.4. Thực trạng về việc GVKL hệ thống lại các bài tập phát triển NLSSVSL cho trẻ 5-6 tuổi trong HĐLQVT đã sử dụng .................... 64 Bảng 2.5. Thực trạng về những khó khăn mà GVKL gặp khi sử dụng các bài tập phát triển NLSSVSL cho trẻ 5-6 tuổi trong HĐLQVT ................. 67 Bảng 3.1. Thang đánh giá về năng lực so sánh số lượng của trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động làm quen với toán ............................................................... 86 Bảng 3.2. Hệ thống bài tập khảo sát trước thử nghiệm............................................. 90 Bảng 3.3. Hệ thống bài tập sử dụng ở nhóm thử nghiệm ......................................... 91 Bảng 3.4. Hệ thống bài tập khảo sát sau thử nghiệm ................................................ 92 Bảng 3.5. Thang điểm mức độ năng lực so sánh số lượng của trẻ 5-6 tuổi trong HĐLQVT............................................................................................. 93 Bảng 3.6. Mức độ năng lực so sánh số lượng của trẻ nhóm ĐC và nhóm TN trước TN .............................................................................................. 94 Bảng 3.7. Kiểm nghiệm Chi-bình phương (Chi Square Test) về mức độ năng lực so sánh số lượng của trẻ nhóm ĐC và nhóm TN trước thử nghiệm ................................................................................................. 95 Bảng 3.8. Mức điểm đánh giá kết quả so sánh số lượng của trẻ nhóm đối chứng và nhóm thử nghiệm trước thử nghiệm ở 2 lớp Lá 1 và Lá 2 97
  10. Bảng 3.9. Mức độ năng lực so sánh số lượng của trẻ nhóm ĐC và TN sau TN ..... 100 Bảng 3.10. Kiểm nghiệm Chi-bình phương (Chi Square Tests) về mức độ năng lực so sánh số lượng của trẻ nhóm ĐC và nhóm TN sau TN ........... 103 Bảng 3.11. Đánh giá kết quả so sánh của trẻ nhóm ĐC và nhóm TN sau TN ........ 103 Bảng 3.12. Mức độ năng lực so sánh số lượng của trẻ nhóm ĐC trước và sau TN ...................................................................................................... 106 Bảng 3.13. Kết quả so sánh số lượng của trẻ nhóm ĐC giữa trước và sau TN ...... 109 Bảng 3.14. Mức độ năng lực so sánh số lượng của trẻ nhóm TN trước và sau TN ...................................................................................................... 111 Bảng 3.15. Kết quả so sánh số lượng điểm TB của trẻ nhóm TN giữa trước và sau TN ............................................................................................... 115
  11. DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH VÀ BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Những dạng bài tập, giáo viên sử dụng nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình giáo dục mầm non dành cho trẻ 5-6 tuổi và Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi ......................................................... 55 Biểu đồ 2.2. Tần số sử dụng của các hình thức tổ chức nội dung SSSL ba nhóm đối tượng trong phạm vi 10 ....................................................... 59 Biểu đồ 2.3. Tần số sử dụng những tài liệu để tổ chức nội dung SSSL ba nhóm đối tượng trong phạm vi 10 ................................................................. 60 Biểu đồ 2.4. Mức độ giáo viên sử dụng hai dạng bài tập nhằm phát triển NLSSVSL cho trẻ 5-6 tuổi trong HĐLQVT ....................................... 61 Biểu đồ 2.5. Mức độ giáo viên sử dụng hai dạng bài tập phát triển NLSSVSL cho trẻ 5-6 tuổi trong HĐLQVT bằng phương tiện hình ảnh ............. 63 Biểu đồ 2.6. Mức độ giáo viên thiết kế hai dạng bài tập nhằm phát triển NLSSVSL cho trẻ 5-6 tuổi trong HĐLQVT ....................................... 65 Biểu đồ 2.7. Mức độ giáo viên yêu cầu trẻ thực hiện các bài tập nhằm phát triển NLSSVSL cho trẻ 5-6 tuổi trong HĐLQVT ............................... 66 Hình 3.1. So sánh số lượng bằng nhau của ba nhóm búp bê, nón và balo trong phạm vi 7 ...................................................................................... 81 Hình 3.2. So sánh số lượng bằng nhau của ba nhóm chó, mèo và thỏ trong phạm vi 7 ............................................................................................... 81 Hình 3.3. So sánh số lượng bằng nhau của ba nhóm khỉ, chuối và táo trong phạm vi 7 ............................................................................................... 82 Hình 3.4. So sánh số lượng bằng nhau của ba nhóm thỏ, cà rốt và củ cải trắng trong phạm vi 7 ...................................................................................... 82 Hình 3.5. So sánh số lượng nhiều nhất, ít hơn, ít nhất của ba nhóm búp bê, nón và balo trong phạm vi 7 .................................................................. 83
  12. Hình 3.6. So sánh số lượng nhiều nhất, ít hơn, ít nhất của ba nhóm chó, mèo và thỏ trong phạm vi 7 ............................................................................. 83 Hình 3.7. So sánh số lượng nhiều nhất, ít hơn, ít nhất của ba nhóm khỉ, chuối và táo trong phạm vi 7 ............................................................................. 84 Hình 3.8. So sánh số lượng nhiều nhất, ít hơn, ít nhất của ba nhóm thỏ, cà rốt và củ cải trắng trong phạm vi 7 ............................................................... 84 Biểu đồ 3.1. Mức độ so sánh của trẻ nhóm ĐC và nhóm TN trước TN ................... 96 Biểu đồ 3.2. Mức độ so sánh của trẻ ở cả hai nhóm ĐC và TN ở từng bài tập trước TN .............................................................................................. 96 Biểu đồ 3.3. Sự phân bố điểm số của trẻ nhóm ĐC trước TN .................................. 99 Biểu đồ 3.4. Sự phân bố điểm số của trẻ nhóm TN trước TN .................................. 99 Biểu đồ 3.5. Mức độ năng lực so sánh số lượng của trẻ ở nhóm ĐC và nhóm TN sau TN ......................................................................................... 102 Biểu đồ 3.6. Mức độ năng lực so sánh số lượng của trẻ ở nhóm ĐC và nhóm TN sau TN ở từng BT ....................................................................... 102 Biểu đồ 3.7. Độ phân tán điểm số của nhóm ĐC sau TN ....................................... 106 Biểu đồ 3.8. Độ phân tán điểm số nhóm TN sau TN .............................................. 106 Biểu đồ 3.9. So sánh mức độ năng lực so sánh số lượng của trẻ nhóm ĐC giữa trước và sau TN ................................................................................. 108 Biểu đồ 3.10. Mức độ năng lực so sánh số lượng của trẻ nhóm ĐC giữa trước và sau TN ở từng bài tập ................................................................... 108 Biểu đồ 3.11. Mức độ năng lực so sánh số lượng của trẻ nhóm TN giữa trước và sau TN........................................................................................... 113 Biểu đồ 3.12. Mức độ năng lực so sánh số lượng của trẻ nhóm TN giữa trước và sau TN ở từng bài tập ................................................................... 114
  13. 1 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Từ xưa đến nay, việc giáo dục phát triển trí tuệ, tư duy cho trẻ mầm non luôn là những đề tài được nhiều nhà tâm lí, giáo dục học quan tâm như A. I. Xôrôkina đã viết: “Các năng lực trí tuệ được phát triển trong quá trình hoạt động trí tuệ, trong quá trình lĩnh hội tri thức và dạy trẻ ngôn ngữ. Ngược lại, các năng lực trí tuệ lại góp phần tiếp tục lĩnh hội tri thức và kỹ năng.” [47, tr.37]. Nhận định của A. I. Xôrôkina đã thể hiện được tầm quan trọng của việc phát triển năng lực trí tuệ, tư duy của trẻ. Sự phát triển trí tuệ của trẻ mẫu giáo là sự biến đổi về chất trong hoạt động nhận thức, trong đó có hoạt động làm quen với toán. Trong hoạt động này, trẻ mẫu giáo sẽ được hình thành và phát triển một số biểu tượng sơ đẳng về toán nhằm phát triển các năng lực tư duy, trong đó có năng lực so sánh, cũng như Xôrôkina đã viết “Năng lực so sánh các đồ vật và hiện tượng, xác lập những thuộc tính chung và riêng của chúng là một trong những phương thức hợp lý của hoạt động trí tuệ” [33, tr.40]. Để phát triển năng lực so sánh cho trẻ mẫu giáo trong hoạt động làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán của Chương trình giáo dục mầm non được sửa đổi và ban hành năm 2017 và Chuẩn phát triển cho trẻ 5 tuổi gồm nội dung so sánh về số lượng, so sánh về kích thước và so sánh về hình dạng, mà nội dung so sánh về số lượng là một trong những nội dung được nhiều nhà tâm lí, giáo dục học quan tâm như các tác giả A.M. Lêusina, B.B. Đanilôva khi nghiên cứu về so sánh của trẻ mầm non đã nghiên cứu các biện pháp hình thành kỹ năng so sánh số lượng trên cơ sở thiết lập tương ứng 1:1 cho trẻ mẫu giáo ở lứa tuổi khác nhau [17]. Đối với trẻ 5-6 tuổi, việc phát triển năng lực so sánh về số lượng càng đóng vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị học toán khi vào lớp 1. Vì vậy, việc hình thành và phát triển năng lực so sánh về số lượng cho trẻ là việc cần thực hiện khi tổ chức các hoạt động so sánh số lượng trong hoạt động làm quen với toán ở trường mầm non. Khi tổ chức hoạt động này, giáo viên có thể sử dụng nhiều hình thức giáo dục khác nhau. Trong đó, việc thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập phát triển năng lực so sánh về số lượng cho trẻ là một nhiệm vụ quan trọng của giáo viên.
  14. 2 Hai nghiên cứu của Phan Thị Thúy Hằng (2009) và Bùi Thị Hân (2014) đã đề xuất được một số biện pháp phát triển kỹ năng so sánh và khả năng so sánh cho trẻ mẫu giáo trong hoạt động làm quen với toán và kiến nghị “Cần tiếp tục nghiên cứu sâu rộng về việc nâng cao kỹ năng so sánh và khả năng so sánh ở các độ tuổi trong lứa tuổi mầm non và trong các hoạt động khác” [17], [16]. Với lý do nêu trên, việc chọn đề tài: “Thiết kế và thử nghiệm hệ thống bài tập phát triển năng lực so sánh cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động làm quen với toán” nhằm giới thiệu và giúp giáo viên mầm non có thêm một hệ thống bài tập phát triển năng lực so sánh về số lượng cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động làm quen với toán. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Thiết kế và thử nghiệm hệ thống bài tập phát triển năng lực so sánh về số lượng cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động làm quen với toán. 3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU 3.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình thiết kế hệ thống bài tập phát triển năng lực so sánh về số lượng cho trẻ 5-6 tuổi. 3.2. Đối tƣợng nghiên cứu Thiết kế và thử nghiệm hệ thống bài tập phát triển năng lực so sánh về số lượng cho trẻ 5-6 trong hoạt động làm quen với toán. 4. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu - Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về năng lực so sánh về số lượng của trẻ 5- 6 tuổi, thiết kế hệ thống bài tập và thiết kế hệ thống bài tập phát triển năng lực so sánh về số lượng cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động làm quen với toán. - Thiết kế hệ thống bài tập phát triển năng lực so sánh số lượng bằng nhau, nhiều nhất, ít hơn, ít nhất của ba nhóm đối tượng trong phạm vi 10 cho trẻ 5-6 tuổi trong giờ học toán ở trường mầm non.
  15. 3 4.2. Giới hạn về mẫu nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu trên nhóm khách thể: - Khảo sát 60 giáo viên khối lá và 3 cán bộ quản lý ở 10 trường mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh. - Thử nghiệm trên 30 trẻ lớp lá 1 và 30 trẻ đối chứng lớp lá 2 tại trường Mầm non 12 Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. 5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Việc thiết kế và sử dụng các bài tập phát triển năng lực so sánh về số lượng cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động làm quen với toán của giáo viên ở một số trường mầm non hiện nay còn hạn chế. Giáo viên chủ yếu sưu tầm và sử dụng các bài tập có sẵn trong các tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục trẻ 5-6 tuổi mà chưa xây dựng thành một hệ thống bài tập. Việc xây dựng và sử dụng hệ thống các bài tập phát triển năng lực so sánh về số lượng phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ 5-6 tuổi sẽ giúp phát triển năng lực so sánh về số lượng của trẻ được tốt hơn. 6. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu cơ sở lý luận về thiết kế hệ thống bài tập phát triển năng lực so sánh về số lượng cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động làm quen với toán. - Khảo sát và mô tả thực trạng thiết kế và sử dụng bài tập phát triển năng lực so sánh về số lượng cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động làm quen với toán ở một số trường mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh. - Thiết kế và tổ chức thử nghiệm hệ thống bài tập phát triển năng lực so sánh về số lượng cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động làm quen với toán. 7. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận Hệ thống hóa cơ sở lý luận về năng lực so sánh số lượng của trẻ 5-6 tuổi, thiết kế hệ thống bài tập và thiết kế hệ thống bài tập phát triển năng lực so sánh về số lượng cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động làm quen với toán.
  16. 4 7.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phƣơng pháp sử dụng Bảng hỏi Điều tra bằng Bảng hỏi nhằm tìm hiểu thực trạng thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập phát triển năng lực so sánh về số lượng cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động làm quen với toán của 60 giáo viên khối lá ở 10 trường mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh. 7.2.2. Phƣơng pháp quan sát Quan sát 3 giáo viên khối lá của 3 trường mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hoạt động làm quen với toán cho trẻ 5-6 tuổi nhằm tìm hiểu thực tế việc sử dụng các bài tập phát triển năng lực so sánh về số lượng cho trẻ 5-6 tuổi và năng lực thực hiện các bài tập này của trẻ. Đồng thời, nghiên cứu kế hoạch tổ chức giờ học trong hoạt động làm quen với toán cho trẻ 5-6 tuổi. 7.2.3. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu Sau khi xử lý số liệu của Bảng hỏi và nội dung quan sát, phỏng vấn sâu 3 giáo viên và 3 cán bộ quản lý ở 3 trường mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh về thiết kế và sử dụng bài tập phát triển năng lực so sánh về số lượng cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động làm quen với toán nhằm tìm hiểu sâu và làm rõ thực trạng thiết kế và sử dụng bài tập phát triển năng lực so sánh về số lượng cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động làm quen với toán. 7.2.4. Phƣơng pháp chuyên gia Trưng cầu ý kiến đánh giá của 3 giảng viên sư phạm dạy phương pháp tổ chức hoạt động làm quen với toán ở 3 trường Đại học và Cao đẳng sư phạm tại Thành phố Hồ Chí Minh; 3 cán bộ quản lý, 3 khối trưởng khối lá của 3 trường mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh về tính khả thi của hệ thống bài tập phát triển năng lực so sánh về số lượng cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động làm quen với toán được thiết kế.
  17. 5 7.2.5. Phƣơng pháp thử nghiệm Thử nghiệm hệ thống bài tập phát triển năng lực so sánh về số lượng cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động làm quen với toán được thiết kế trên 30 trẻ lớp lá 1 và 30 trẻ đối chứng lớp lá 2 ở trường Mầm non Thực Hành, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh nhằm đánh giá hiệu quả của hệ thống bài tập đã thiết kế này. 7.2.6. Phƣơng pháp thống kê toán học Sử dụng phần mềm thống kê SPSS phiên bản 13.0 để xử lý số liệu định lượng của đề tài, tính tỷ lệ phần trăm và kiểm nghiệm T để so sánh sự khác biệt về kết quả thử nghiệm giữa nhóm đối chứng và nhóm thử nghiệm. 8. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI 8.1. Về lý luận Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về năng lực so sánh về số lượng của trẻ 5-6 tuổi, thiết kế hệ thống bài tập và thiết kế hệ thống bài tập phát triển năng lực so sánh về số lượng cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động làm quen với toán. 8.2. Về thực tiễn Đóng góp hệ thống bài tập phát triển năng lực so sánh về số lượng cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động làm quen với toán.
  18. 6 NỘI DUNG CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG BÀI TẬP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SO SÁNH VỀ SỐ LƢỢNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TOÁN 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Phát triển năng lực tư duy cho trẻ mẫu giáo là một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo viên mầm non. So sánh là một năng lực đặc thù của tư duy con người, đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển trí tuệ, nhận thức của mỗi người. So sánh là một trong những thao tác tư duy cơ bản có quan hệ chặt chẽ với thao tác phân tích và tổng hợp và đặc nền tảng cho thao tác khái quát hóa. NLSSVSL góp phần phát triển năng lực nhận biết, phân biệt các số lượng, biểu tượng số lượng của trẻ. So sánh có vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ hình thành những biểu tượng toán sơ đẳng. Việc nghiên cứu sự phát triển trí tuệ, năng lực so sánh nói chung, NLSSVSL nói riêng của trẻ mẫu giáo đã được các nhà tâm lí và giáo dục trong nước và ngoài nước quan tâm từ lâu. 1.1.1. Những công trình nghiên cứu ở nƣớc ngoài Các nhà tâm lý học, giáo dục học trên thế giới từ rất lâu đã quan tâm đến vấn đề phát triển trí tuệ của con người, nghiên cứu các thao tác tư duy nói chung và năng lực so sánh nói riêng. Trong đó, có thể kể đến những nghiên cứu sau đây:  Theo A. I. Xôrôkina, “Các năng lực trí tuệ được phát triển trong quá trình hoạt động trí tuệ, trong quá trình lĩnh hội tri thức và dạy trẻ ngôn ngữ. Ngược lại, các năng lực trí tuệ lại góp phần tiếp tục lĩnh hội tri thức và kỹ năng.” [47, tr.37].  Nghiên cứu về tư duy và các thao tác của tư duy của Jean Piaget, “có ba điều kiện cơ bản để chuyển trí tuệ từ bình diện cảm giác vận động sang phản xạ. Điều này trước hết là làm tăng thêm vận tốc. Chính sự gia tăng này cho phép hợp nhất các tri thức vào tổ hợp đồng bộ. Một trong các tri thức đó có liên quan đến giai đoạn nhất định trong tính liên tục của hành động. Sau đó sẽ nhận được chính hành động này hay hành động khác với các kết quả mong muốn và chính điều này làm tăng thêm việc tìm
  19. 7 kiếm các kết quả mỹ mãn hơn. Cuối cùng, sự mở rộng này cho phép bổ sung các hành động mang tính thực tế bằng các hành động hình tượng. Các hành động hướng đến biểu tượng và bước ra khỏi giới hạn không gian và thời gian gần” [13 , tr.188]. “Sự phát triển tư duy trước hết dẫn đến việc lặp lại, trên cơ sở một hệ thống rộng hơn những biến động, và tiến hóa về mặt cảm giác – vận động có vẻ như đã được hoàn thiện, chừng nào nó chưa biểu hiện đầy đủ với một lực mới trong không gian rộng lớn vô tận, trong phạm vi thời gian vô tận để đi đến cấu trúc chính các thao tác” [13, tr.189]. Từ đó, ta thấy được theo thời gian các cấu trúc chính các thao tác được hình thành, bắt đầu từ việc hợp nhất các tri thức vào tổ hợp đồng bộ, sau đó, hàng loạt những hành động của các tri thức đó được diễn ra tạo ra các kết quả mong muốn từ hành động này hay hành động khác trong một loạt những hành động của các tri thức đó, từ đó sẽ tạo ra những kết quả mĩ mãn hơn, đồng thời, bổ sung các hành động mang tính thực tế bằng các hành động hình tượng. Các hành động hướng đến các biểu tượng và bước ra khỏi giới hạn trong không gian và thời gian gần nhờ đó, dẫn đến sự phát triển tư duy. Từ đó cho thấy, tư duy diễn ra theo hàng loạt giai đoạn liên tục trên cơ sở sự phát triển của các thao tác tư duy và các thao tác tư duy được chuyển dần từ ngoài vào trong.  Nghiên cứu của Piaget cũng chỉ ra rằng tư duy của trẻ từ 2 đến 6 hoặc 7 tuổi phát triển ở giai đoạn tiền thao tác - giai đoạn chuẩn bị hình thành các thao tác tư duy cụ thể. Trong giai đoạn này, ở trẻ đã có sự hình thành các chức năng tượng trưng, chức năng ký hiệu. Sự phát triển trí khôn sẽ trải qua các thời kì tượng trưng, ký hiệu và trực giác. Đặc trưng nổi bật trong trí tuệ và ngôn ngữ của trẻ trong giai đoạn này là tính duy kỉ, trực giác, tổng thể và triển khai bằng cách xếp kề các hình ảnh, do trẻ chưa có khả năng tập trung vào sự biến đổi của sự vật và chưa có khả năng đảo ngược các sơ đồ. Thành tựu nổi bật trong giai đoạn này là sự hình thành và phát triển chức năng tượng trưng, ký hiệu cho phép biểu hiện các đồ vật không tri giác được trong hiện tại bằng cách gợi lại nhờ những kí hiệu và dấu hiệu có phân biệt như trò chơi tượng trưng, các hình ảnh tinh thần, các hình vẽ hay ngôn ngữ [16, tr.60].  Theo Watson “Ở động vật và trẻ em lứa tuổi nhỏ, có các thao tác tư duy thật sự, các thao tác phân tích, tổng hợp đều nằm trong hoạt động thực tiễn” [37].
  20. 8  Khi nghiên cứu về chức năng của tư duy, ngôn ngữ và sự hình thành khái niệm ở trẻ, L.X. Vưgôtxki cho rằng: “nguồn gốc của ngôn ngữ trong là từ ngôn ngữ tự kỷ và ngôn ngữ bên ngoài. Con đường đi của nó tất yếu là: ngôn ngữ ngoài  ngôn ngữ tự kỷ trung tâm  ngôn ngữ bên trong” [29, tr.544]. Đây là cơ chế chuyển vào trong của L.X. Vưgôtxki.  Khi nghiên cứu về các thao tác tư duy, X.L.Rubinstein, J.Guthke cho rằng: “phân tích và tổng hợp (là các quá trình cơ bản), rồi đến so sánh, trừu tượng hóa và khái quát hóa” [33]. Những công trình nghiên cứu trên cho thấy, trẻ em lứa tuổi mầm non có thao tác tư duy, thể hiện trong hoạt động thực tiễn của trẻ. Tư duy của trẻ em diễn ra theo hàng loạt giai đoạn liên tục, trên cơ sở sự phát triển của các thao tác tư duy. Thao tác tư duy gồm có phân tích và tổng hợp (là các quá trình cơ bản), rồi đến so sánh, trừu tượng hóa và khái quát hóa. Các thao tác tư duy được chuyển dần từ ngoài vào trong và diễn ra theo các giai đoạn; là quá trình di chuyển thế giới bên ngoài vào trong đầu theo cơ chế chuyển từ hành động bên ngoài vào trong. Mặc khác, việc giúp trẻ tích lũy được kiến thức và thực hiện được các thao tác tư duy, trong đó có thao tác so sánh, theo các nhà giáo dục việc giáo dục trí tuệ cho trẻ là rất cần thiết.  Theo A. V. Daparôgiét, “tư duy của trẻ mẫu giáo đang phát triển rất mạnh. Trẻ lĩnh hội được một loạt kiến thức mới về hiện thực xung quanh, đồng thời nắm được những phương thức tư duy đơn giản nhất, tập phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát những quan sát của mình, tức là thực hiện những thao tác trí tuệ đơn giản nhất.” [6, tr.21].  Tác giả A.A.Liublinxkaia đã nhận định “Tư duy có thể được thực hiện ở mức độ hành động thực tiễn hay ở mức độ thao tác trong các biểu tượng hoặc từ nghĩa là “ở bình diện bên trong”. Quá trình tư duy gồm các thao tác khác nhau: so sánh, trừu tượng hóa, cụ thể hóa,… Mỗi một thao tác đó là sự biểu hiện đặc biệt của các quá trình cơ bản của sự phân tích và tổng hợp. Kết quả của sự giải quyết phụ thuộc vào quá trình độ nắm vững những kỹ năng trí tuệ chuyên biệt đó của con người. Con người cần phải
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0