intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học kinh tế: Đánh giá sự hài lòng trong công việc của người lao động tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:132

32
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Đánh giá sự hài lòng trong công việc của người lao động tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa" là hệ thống hoá các vấn đề lý luận về sự hài lòng trong công việc của người lao động; đánh giá sự hài lòng trong công việc của người lao động, đồng thời kiểm tra liệu có sự khác biệt về mức độ hài lòng của người lao động theo đặc điểm cá nhân như: Giới tính, độ tuổi, trình độ, thâm niên, chức danh công tác;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học kinh tế: Đánh giá sự hài lòng trong công việc của người lao động tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN NGỌC ANH ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG TRONG CÔNG VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI (FDI) TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 8 31 01 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ DIỆU LINH HUẾ, 2024
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ “Đánh Giá Sự Hài Lòng Trong Công Việc Của Người Lao Động Tại Các Doanh Nghiệp Có Vốn Đầu Tư Nước Ngoài (FDI) Trên Địa Bàn Tỉnh Khánh Hoà” là công trình nghiên cứu của riêng tôi được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của cô TS. Nguyễn Thị Diệu Linh Kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực. Số liệu của luận văn và tài liệu tham khảo được tác giả kế thừa có trích dẫn và tham chiếu đầy đủ. Nội dung của luận văn chưa được ai công bố ở bất kỳ công trình nào. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính pháp lý trong quá trình nghiên cứu khoa học của luận văn./. Đại học Kinh Thừa Thiên Huế, ngày 20 tháng 07 năm 2024 tế H Tác giả luận văn uế NGUYỄN NGỌC ANH i
  3. LỜI CẢM ƠN Tôi xin được tỏ lòng biết ơn và gửi lời cảm ơn chân thành đến cô TS. Nguyễn Thị Diệu Linh, người trực tiếp hướng dẫn luận văn, đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn tôi tìm ra hướng nghiên cứu, tiếp cận thực tế, tìm kiếm tài liệu, thu thập, xử lý và phân tích số liệu, giải quyết vấn đề, và đặc biệt luôn tạo cảm hứng cho việc nghiên cứu của cá nhân tôi, nhờ đó tôi mới có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình tốt nhất. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện đề tài tôi còn nhận được nhiều sự hỗ trợ quý báu của các cá nhân, tổ chức trong quá trình điều tra, khảo sát, xử lý số liệu và tổng kết nội dung. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: Quý Thầy, Cô Ban Giám hiệu Trường Đại học Kinh tế Huế, quý Thầy Cô Đại Khoa Quản trị Kinh doanh và Quý Thầy, Cô Phòng Đào tạo Sau đại học – Trường Đại học học Kinh tế Huế đã truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích trong suốt thời gian qua. Kinh Những nhà quản trị, nhà quản lý của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang hoạt tế H động đóng tàu trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Những người thân, bạn bè, đồng nghiệp uế đã hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thiện đề tài của mình. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do khả năng về kinh nghiệm và kiến thức còn nhiều hạn chế cũng như gặp khó khăn trong quá trình thu thập thông tin liên quan nên nội dung nghiên cứu luận văn sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế nhất định. Kính mong quý thầy, cô giáo trong Hội đồng, Giảng viên hướng dẫn khoa học và những người quan tâm đến đề tài đóng góp ý kiến để luận văn này được hoàn thiện hơn. Trân trọng./. Thừa Thiên Huế, ngày 20 tháng 07 năm 2024 Tác giả luận văn NGUYỄN NGỌC ANH ii
  4. TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ Họ và tên học viên: NGUYỄN NGỌC ANH Chuyên ngành: Quản lý kinh tế, Mã số: 8310110, Niên khóa: 2021 - 2023 Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ DIỆU LINH Tên đề tài: “Đánh giá sự hài lòng trong công việc của người lao động tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.” 1. Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá sự hài lòng trong công việc của người lao động tại Đại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà trong lĩnh vực đóng tàu. học Kinh Đối tượng nghiên cứu: Sự hài lòng trong công việc của người lao động tại doanh tế H nghiệp FDI trong lĩnh vực đóng tàu. Đối tượng khảo sát: Người lao động đang làm uế việc trực tiếp tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa trong lĩnh vực đóng tàu. 2. Phương pháp nghiên cứu đã sử dụng Phương pháp thu thập dữ liệu được lựa chọn dựa trên phương pháp chọn mẫu phi xác suất gồm chọn mẫu định ngạch và chọn mẫu thuận tiện .Phương pháp phân tích và xử lý số liệu gồm sử dụng thống kê tần số và thống kê mô tả; kiểm định Cronbach’s Alpha để kiểm tra độ tin cậy của thang đo; kiểm định nhân tố khám phá EFA; kiểm định tương quan Pearson; kiểm định ANOVA; phân tích hồi quy đa biến và Sử dụng phần mềm SPSS nhằm hướng đễn mục tiêu nghiên cứu. 3. Kết quả nghiên cứu chính và kết luận Kết quả nghiên cứu chính thức cho thấy rằng sau khi kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố EFA, thang đo sự hài lòng trong công việc của người lao động chịu ảnh hưởng của 07 yếu tố như mô hình sơ bộ ban đầu đã gộp lại thành 06 yếu tố theo mô hình nghiên cứu chính thức bao gồm: (1) Bản chất công việc; (2) Đào iii
  5. tạo và thăng tiến; (3) Cấp trên; (4) Đồng nghiệp; (5) Thu nhập và phúc lợi; (6) Điều kiện làm việc. Phân tích tương qua, hồi quy cho thấy 06 yếu tố này ảnh hưởng có ý nghĩa đến sự hài lòng trong công việc của người lao động, trong đó yếu tố “Thu nhập và phúc lợi” có sự ảnh hưởng mạnh nhất đến sự hài lòng và yếu tố “Đồng nghiệp” có sự ảnh hưởng thấp nhất đến sự hài lòng. Từ kết quả phân tích hồi quy và kết quả thống kê mức độ hài lòng của người lao động theo từng yếu tố, tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hàm ý quản trị với mong muốn giúp các nhà quản lý, quản trị doanh nghiệp FDI hoàn thiện hơn đối với công tác hoạch định chính sách, tổ chức và phân bổ các yếu tố một cách hài hòa và phù hợp nhất đối với việc duy trì và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ứng với tình hình của doanh nghiệp mình trong từng giai đoạn cụ thể. Đại học Kinh tế H uế iv
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BC Bản chất công việc CNV Công nhân viên CT Cấp trên DT Đào tạo và thăng tiến DK Điều kiện làm việc DN Đồng nghiệp EFA Đại Exploratory Factor Analysis (Phân tích nhân tố khám phá) học FDI Kinh Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (Foreign Direct Investment) tế H HVS Công ty TNHH Đóng tàu HD Hyundai Việt Nam uế JDI Chí số mô tả công việc (Job Description Index) KMO Kaiser-Meyer-Olkin TP Thu nhập và phúc lợi VIF Hệ số phóng đại phương sai (Variance inflation factor) NLĐ Người lao động v
  7. MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................3 3. Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................................4 4. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................4 5. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................4 6. Kinh nghiệm trong đánh giá sự hài lòng trong công việc của người lao động ...9 7. Quy trình nghiên cứu .........................................................................................10 8. Kết cấu luận văn ................................................................................................10 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..................................................................12 Đại CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ SỰ HÀI LÒNG TRONG CÔNG VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG ............................................................12 học 1.1. Một số vấn đề liên quan đến sự hài lòng ........................................................12 Kinh 1.1.1. Khái niệm về nhu cầu ..................................................................................12 tế H 1.1.2. Khái niệm về động lực ................................................................................12 1.1.3. Khái niệm về sự hài lòng trong công việc của người lao động ...................12 uế 1.1.4. Vai trò của việc nâng cao sự hài lòng .........................................................13 1.2. Một số học thuyết về nâng cao sự hài lòng trong công việc và các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của người lao động .................................15 1.2.1. Thuyết phân cấp nhu cầu của Abraham Maslow (1943).............................15 1.2.2. Thuyết hai nhân tố của Frederick Herzerg (1959) ......................................16 1.2.3. Thuyết công bằng của John Stacy Adams (1963) .......................................17 1.2.4. Thuyết ERG của Alderfer (1969) ................................................................19 1.3. Một số nghiên cứu về công tác nâng cao sự hài lòng trong công việc đối với người lao động.......................................................................................................21 1.3.1. Một số nghiên cứu nước ngoài ....................................................................21 1.3.2. Một số nghiên cứu trong nước ....................................................................23 1.4. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc ............24 1.4.1. Bản chất công việc (đặc điểm công việc)....................................................24 1.4.2. Thu nhập ......................................................................................................26 1.4.3. Đào tạo và thăng tiến ...................................................................................26 vi
  8. 1.4.4. Cấp trên .......................................................................................................27 1.4.5. Đồng nghiệp ................................................................................................28 1.4.6. Điều kiện làm việc làm việc ........................................................................28 1.4.7. Phúc lợi ........................................................................................................28 1.5. Nghiên cứu sơ bộ............................................................................................28 1.6. Giả thuyết nghiên cứu ....................................................................................30 1.7. Nghiên cứu chính thức ...................................................................................31 1.7.1. Mô hình nghiên cứu chính thức ..................................................................31 1.7.2. Phiếu khảo sát chính thức............................................................................32 1.7.3. Thang đo và mã hoá thang đo chính thức ...................................................33 CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG TRONG CÔNG VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC Đại NGOÀI(FDI) TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HOÀ ........................................36 học 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .........................................................................36 Kinh 2.2. Thực trạng đánh giá của người lao động tại doanh nghiệp FDI hoạt động trong lĩnh vực đóng tàu ...................................................................................................40 tế H 2.3. Nghiên cứu chính thức các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của người lao động tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ..........43 uế 2.3.1. Xác định kích thước mẫu ............................................................................43 2.3.2. Mô tả mẫu yếu tố cá nhân ...........................................................................43 2.3.3. Kiểm định độ tin cậy Cronbach Alpha của thang đo ..................................45 2.3.4. Phân tích nhân tố khám phá EFA ................................................................49 2.3.5. Phân tích nhân tố khám phá EFA biến độc lập ...........................................50 2.3.6. Phân tích nhân tố khám phá EFA biến phụ thuộc .......................................53 2.4. Phân tích hồi quy ............................................................................................53 2.4.1. Kiểm định Pearson’s sự tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc .54 2.4.2. Kiểm định độ phù hợp của mô hình nghiên cứu .........................................54 2.4.3. Kiểm định ANOVA ....................................................................................55 2.4.4. Kết quả hồi quy ...........................................................................................56 2.5. Đánh giá sự hài lòng của người lao động đối với các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người lao động trong công việc tại các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà .....................................................................................................57 2.5.1. Đánh giá của người lao động đối với yếu tố “Bản chất công việc” ............58 vii
  9. 2.5.2. Đánh giá của người lao động đối với yếu tố “Đào tạo và thăng tiến” ........60 2.5.3. Đánh giá của người lao động đối với yếu tố “Lãnh đạo và cấp trên” .........62 2.5.4. Đánh giá của người lao động đối với yếu tố “Đồng nghiệp” ......................64 2.5.5. Đánh giá của người lao động đối với yếu tố “Thu nhập và phúc lợi” ........66 2.5.6. Đánh giá của người lao động đối với yếu tố “Điều kiện làm việc” ............69 CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO SỰ HÀI LÒNG TRONG CÔNG VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP FDI TRONG LĨNH VỰC ĐÓNG TÀU TẠI KHÁNH HÒA ......................................72 3.1. Cơ hội và thách thức.......................................................................................72 3.1.1. Cơ hội ..........................................................................................................72 3.1.2. Thách thức ...................................................................................................73 3.2. Phương hướng phát triển của doanh nghiệp...................................................74 Đại 3.3. Giải pháp nhằm nâng cao sự hài lòng cho người lao động tại doanh nghiệp 75 học 3.3.1. Yếu tố “bản chất công việc” ........................................................................76 Kinh 3.3.2. Yếu tố “đào tạo và thăng tiến” ....................................................................77 3.3.3. Yếu tố “Cấp trên” ........................................................................................78 tế H 3.3.4. Yếu tố “đồng nghiệp” ..................................................................................80 uế 3.3.5. Yếu tố “thu nhập và phúc lợi” .....................................................................81 3.3.6. Yếu tố “điều kiện làm việc” ........................................................................83 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................85 1. Kết luận .............................................................................................................85 2. Kiến nghị ...........................................................................................................86 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................90 PHỤ LỤC .................................................................................................................94 QUYẾT ĐỊNH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN BẢN NHẬN XÉT PHẢN BIỆN 1 BẢN NHẬN XÉT PHẢN BIỆN 2 BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN viii
  10. DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG Bảng 1: Chi tiết yếu tố đầu vào – đầu ra thuyết công bằng John Stacey Adams (1963) ...................................................................................................................................18 Bảng 2 . Mô tả mẫu cá nhân yếu tố cá nhân..............................................................43 Bảng 9. Đánh giá mức độ tin cậy của thang đo.........................................................46 Bảng 10. Kiểm định KMO và Bartlett biến độc lập ..................................................50 Bảng 11. Ma trận xoay nhân tố biến độc lập.............................................................51 Bảng 12. Kiểm định KMO và Bartlett biến phụ thuộc .............................................53 Bảng 13. Ma trận xoay nhân tố biến phụ thuộc ........................................................53 Bảng 14. Kết quả kiểm định Pearson’s về mối tương quan giữa biến phụ thuộc và biến độc lập trong mô hình nghiên cứu .....................................................................54 Bảng 15: Độ phù hợp của mô hình nghiên cứu .........................................................54 Đại Bảng 16. Kiểm định ANOVA độ phù hợp của mô hình ...........................................55 học Bảng 17. Kết quả hồi quy đa biến .............................................................................56 Kinh Bảng 18: Đánh giá của người lao động đối với yếu tố “Bản chất công việc” ..........58 tế H Bảng 19. Kiểm định sự khác biệt trong đánh giá của người lao động đối với “Bản chất uế công việc” ..................................................................................................................59 Bảng 20. Đánh giá của người lao động đối với yếu tố “Đào tạo và thăng tiến” .......60 Bảng 21. Kiểm định sự khác biệt trong đánh giá của người lao động đối với “Đào tạo và thăng tiến” ............................................................................................................61 Bảmg 22. Đánh giá của người lao động đối với yếu tố “Lãnh đạo và cấp trên” ......62 Bảng 23. Kiểm định sự khác biệt trong đánh giá của người lao động đối với “ Lãnh đạo và cấp trên” .........................................................................................................63 Bảng 24. Đánh giá của người lao động đối với yếu tố “Đồng nghiệp” ....................64 Bảng 25. Kiểm định sự khác biệt trong đánh giá của người lao động đối với yếu tố “Đồng nghiệp” ..........................................................................................................65 Bảng 26. Đánh giá của người lao động đối với yếu tố “Thu nhập và phúc lợi” .......66 Bảng 27. Kiểm định sự khác biệt trong đánh giá của người lao động đối với yếu tố “Thu nhập và phúc lợi” .............................................................................................67 Bảng 28. Đánh giá của người lao động đối với yếu tố “Điều kiện làm việc” ...........69 Bảng 29. Kiểm định sự khác biệt trong đánh giá của người lao động đối với “Điều kiện làm việc” ...........................................................................................................70 ix
  11. DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ Hình 1. Quy trình nghiên cứu....................................................................................10 Hình 1. Lý thuyết nhu cầu cấp bậc của Maslow .......................................................15 Hình 2. Mô hình đặc điểm công việc Hackman và Oldham (1974) .........................25 Hình 3. Mô hình nghiên cứu đề xuất .........................................................................29 Hình 4. Mô hình nghiên cứu chính thức ...................................................................32 Hình 5. Tỷ trọng đầu tư các lĩnh vực chính tại tỉnh Khánh Hoà năm 2022 ..............39 Hình 6. Tỷ trọng nguồn vốn FDI của các quốc gia đang đầu tư tại tỉnh Khánh Hoà tính đến 3/2023 ..........................................................................................................39 Hình 7. Tỷ trọng doanh nghiệp FDI đang hoạt động trong lĩnh vực đóng tàu tỉnh Đại Khánh Hoà.................................................................................................................42 học Kinh tế H uế x
  12. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Đối với ngành công nghiệp của Việt Nam giai đoạn 2022, trong làn sóng đại dịch COVID-19 thứ 4, tại Việt Nam nhiều doanh nghiệp phải phá sản, tạm dừng kinh doanh hoặc kinh doanh cầm chừng cũng làm hàng triệu người bị mất việc (lao động trong khu vực công nghiệp và xây dựng là 16,3 triệu người, chiếm 33%), giảm 254,2 nghìn người so với năm 2021. Năm 2022, khi dịch bệnh được kiểm soát thì lực lượng lao động trong ngành này đã tăng 740 nghìn người, tuy số lượng tăng không nhiều. Như vậy, từ đầu năm 2020 đến hết năm 2022, tỷ lệ lao động mất việc cao hơn so với các năm trước do ảnh hưởng của dịch bệnh, tình hình an ninh chính trị nhiều Đại nơi trên thế giới bất ổn, giá dầu tăng cao... đã ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình sản học xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước. Từ đầu năm 2021 đến đầu năm Kinh 2022, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng tiêu cực tới hàng triệu lao động: 9,1 triệu lao tế H động trong quý I/2021; 12,8 triệu lao động trong quý II/2021; hơn 28,2 triệu người uế trong quý III/2021 bị mất việc. Trong quý III/2021, tình hình nghiêm trọng nhất khi có 4,7 triệu lao động bị mất việc, 14,7 triệu lao động phải tạm nghỉ do doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động; 12 triệu lao động bị cắt giảm giờ làm hoặc buộc phải nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên và 18,9 triệu bị giảm thu nhập. Hầu hết những lao động bị ảnh hưởng nằm trong độ tuổi lao động, từ 25 đến 54 tuổi chiếm 73,3%. Riêng đối với ngành công nghiệp đóng tàu tại Khánh hòa trong những năm qua là một trong những lĩnh vực được Đảng, Nhà nước và các cơ quan, doanh nghiệp tại tỉnh Khánh Hòa đặc biệt quan tâm. Điển hình kể từ khi thành lập Công ty Đóng tàu Hyundai Việt Nam vào năm 1996, Việt Nam đã trở thành quốc gia nhận được nhiều đơn đặt hàng đóng tàu thứ năm trên thế giới. Việt Nam cũng được biết đến là nơi có số lượng công nhân đóng tàu lành nghề và giàu kinh nghiệm nhất trong số các quốc gia Đông Nam Á. Hiện nay, các công ty đóng tàu Hàn Quốc đều ưu tiên tuyển dụng lao động Việt Nam. 1
  13. Dữ liệu do Bộ Tư pháp Hàn Quốc tổng hợp vào đầu năm 2023 cho thấy công dân Việt Nam chiếm 55,1% trong số 1.595 người nước ngoài nhận thị thực E-7 trong khoảng thời gian từ tháng 1/2022 đến tháng 1/2023 cho các hoạt động cụ thể liên quan đến ngành đóng tàu tại quốc gia này. Vào đầu năm 2023, Khánh Hoà ghi nhận nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp trên địa bàn, trong đó Công ty TNHH đóng tàu Hyundai – Việt Nam tuyển dụng 37 kỹ sư, 541 công nhân tại công ty. Từ đó cho thấy thực trạng nhân lực chất lượng cao và lực lượng lao động cần thiết của doanh nghiệp đang bị thiếu hụt ở giai đoạn đầu năm. Một số nguyên nhân chính có thể kể đến là ảnh hưởng nền kinh tế và tình hình sức khoẻ tài chính của các doanh nghiệp khiến ngành công nghiệp đóng tàu gặp khó khăn về ổn định nguồn nhân lực. Trong đó, một số nguyên nhân có thể kể đến là việc nguồn nhân lực của các doanh nghiệp Đại hoạt động trong lĩnh vực đóng tàu đang bị thiếu hụt, nhất là nguồn nhân lực có chất học lượng cao. Trình độ kỹ thuật của kỹ sự và công nhân còn nhiều hạn chế chưa thể khắc Kinh phục, chỉ đạt mức độ trung bình khá khi công tác đào tạo còn chưa hoàn thiện so với các yêu cầu của lĩnh vực đóng tàu. tế H uế Ngoài ra, tại các nhà máy, nhà xưởng hoạt động trong lĩnh vực đóng tàu đang diễn ra bất cập về vấn đề liên quan đến khả năng quản lý và quản trị của đội ngũ quản lý tại các doanh nghiệp này chưa đáp ứng được các yêu cầu của doanh nghiệp về cách quản trị nguồn nhân lực, chưa thực hiện tốt việc đánh giá sự hài lòng, đề xuất các chính sách tạo động lực cho công nhân viên chưa thật sự hiệu quả và dẫn đến việc khiến cho người lao động làm việc không đạt được năng suất kỳ vọng của doanh nghiệp, nhiều người lao động rời bỏ doanh nghiệp đi tìm công việc khác thay vì lựa chọn gắn bó với ngành công nghiệp nặng, nhiều rủi ro và nguy cơ mắc bệnh vì tính chất độc hại của ngành này. Từ những góc độ đã nêu trên cho thấy thành công hay thất bại của doanh nghiệp phần lớn có thể nói là đều do yếu tố con người chi phối, vì người lao động sẽ là đối tượng quyết định trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, quy trình vận hành và kết quả sản xuất kinh doanh. Nhân tố ảnh hưởng đến quá trình làm việc của người lao động sẽ tác động đến sự hài lòng khi người lao động thực hiện các công việc khác 2
  14. nhau. Với lý do đó, các doanh nghiệp cần ngày càng chú trọng việc nâng cao trình độ, cải thiện chất lượng của môi trường làm việc và điều kiện làm việc cho người lao động để họ có thể thực hiện các công việc một cách hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, việc đánh giá sự hài lòng của người lao động định kỳ khi làm việc tại doanh nghiệp là một công việc không thể thiếu trong mọi tổ chức. Xuất phát từ những yếu tố trên, tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài “Đánh giá sự hài lòng trong công việc của người lao động tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa”. Nghiên cứu của luận văn thông qua việc đánh giá ý kiến của người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp FDI hoạt động trong lĩnh vực đóng tàu nhằm xác định các yếu tố có tác động đến sự hài lòng của người lao động. Phân tích các khía Đại học cạnh liên quan để tìm được cơ sở cải thiện, nâng cao năng suất lao động, cung cấp Kinh các góc nhìn đa chiều cho các nhà quản lý, nhà quản trị có cái nhìn cụ thể hơn về mức độ hài lòng của người lao động khi làm việc tại doanh nghiệp mình đồng thời đề xuất tế H những giải pháp hữu hiệu giúp các nhà quản trị doanh nghiệp FDI cũng như lãnh đạo uế địa phương có những chính sách hợp lý bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp người lao động muốn đến làm việc tại địa phương, doanh nghiệp FDI hoạt động trong lĩnh vực này. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu nghiên cứu chung Đánh giá sự hài lòng trong công việc của người lao động tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà trong lĩnh vực đóng tàu. - Mục tiêu nghiên cứu cụ thể + Hệ thống hoá các vấn đề lý luận về sự hài lòng trong công việc của người lao động; + Đánh giá sự hài lòng trong công việc của người lao động, đồng thời kiểm tra liệu có sự khác biệt về mức độ hài lòng của người lao động theo đặc điểm cá nhân như: Giới tính, độ tuổi, trình độ, thâm niên, chức danh công tác; 3
  15. + Đề xuất các giải pháp quản trị nhằm nâng cao mức độ hài lòng trong công việc cho người lao động. 3. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Sự hài lòng trong công việc của người lao động tại doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực đóng tàu. - Đối tượng khảo sát: Người lao động đang làm việc trực tiếp tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa trong lĩnh vực đóng tàu. 4. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Tập trung trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Đại học - Về thời gian: Số liệu khảo sát thực hiện khoảng 05 tháng từ 07/2023 đến Kinh 11/2023. tế H - Về nội dung: Tập trung vào nghiên cứu “đánh giá sự hài lòng trong công việc uế người lao động tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) hoạt động trong lĩnh vực đóng tàu”. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập dữ liệu Dữ liệu của nghiên cứu được thu thập theo phương pháp chọn mẫu phi xác suất gồm chọn mẫu định ngạch và chọn mẫu thuận tiện. Đối với chọn mẫu định ngạch trước tiên tiến hành phân tổ tổng thể theo một tiêu thức nào đó mà ta đang quan tâm, cũng giống như chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng, tuy nhiên sau đó ta lại dùng phương pháp chọn mẫu thuận tiện hay chọn mẫu phán đoán để chọn các đơn vị trong từng tổ để tiến hành điều tra. Sự phân bổ số đơn vị cần điều tra cho từng tổ được chia hoàn toàn theo kinh nghiệm chủ quan của người nghiên cứu. Chẳng hạn nhà nghiên cứu yêu cầu các vấn viên đi phỏng vấn 200 người có tuổi trên 18 tại 1 thành phố. Nếu áp dụng phương pháp chọn mẫu định ngạch, ta có thể phân tổ theo giới tính và tuổi như sau: chọn 100 người (50 nam và 50 nữ) có 4
  16. tuổi từ 18 đến 40, chọn 100 người (50 nam và 50 nữ) có tuổi từ 40 trở lên. Sau đó nhân viên điều tra có thể chọn những người gần nhà hay thuận lợi cho việc điều tra của họ để dễ nhanh chóng hoàn thành công việc. Cách chọn mẫu này cũng thường được sử dụng trong nghiên cứu nhằm phân tích các yếu tố liên quan đến xác định mẫu cá nhân. Đối với chọn mẫu thuận tiện có nghĩa là lấy mẫu dựa trên sự thuận lợi hay dựa trên tính dễ tiếp cận của đối tượng, ở những nơi mà nhân viên điều tra có nhiều khả năng gặp được đối tượng. Chẳng hạn nhân viên điều tra có thể chặn bất cứ người nào mà họ gặp ở trung tâm thương mại, đường phố, cửa hàng,.. để xin thực hiện cuộc phỏng vấn. Nếu người được phỏng vấn không đồng ý thì họ chuyển sang đối tượng khác. Lấy mẫu thuận tiện thường được dùng trong nghiên cứu khám phá, để xác định Đại ý nghĩa thực tiễn của vấn đề nghiên cứu; hoặc để kiểm tra trước bảng câu hỏi nhằm học hoàn chỉnh bảng; hoặc khi muốn ước lượng sơ bộ về vấn đề đang quan tâm mà không Kinh muốn mất nhiều thời gian và chi phí. Trong nghiên cứu tác giả thường sử dụng tế H phương pháp này để điều tra người lao động đang làm việc trong khuôn viên nhà uế xưởng, nahf máy tại các doanh nghiệp FDI hoạt động trong lĩnh vực đóng tàu. - Đối với xác định kích thước mẫu tác giả sử dụng công thức: N = 5* biến đo lường tham gia EFA Theo Hair và cộng sự (2014), số mẫu quan sát trong phân tích nhân tố phải tối thiểu để sử dụng EFA phải là 50, tốt hơn là 100 và tỉ lệ quan sát/biến đo lường là 5:1, nghĩa là 1 biến đo lường cần tối thiểu 05 biến quan sát. Cụ thể, trong mô hình nghiên cứu được đề xuất có 37 biến quan sát có thể được sử dụng trong phân tích nhân tố khám phá. Do đó, cỡ mẫu tối thiểu cần thiết của nghiên cứu là 37 x 5 = 185. Quá trình thực hiện nghiên cứu đã có 318 bảng câu hỏi khảo sát được tác giả phát ra. Sau cuộc khảo sát tác giả thu được 306 phản hồi, trong đó có 300 bảng trả lời hợp lệ (vượt trên số mẫu tối thiểu). Nghiên cứu của tác giả sử dụng thang đo Likert 05 mức độ được sử dụng để đo lường các khái niệm nghiên cứu trong mô hình phân tích nhân tố với mức độ từ 1 đến 5 (với 1: Không đồng ý đến 5: Rất đồng ý). 5
  17. + Dữ liệu thứ cấp: Số liệu thể hiện tình hình đánh giá về hoạt động đầu tư nước ngoài của các quốc gia tại tỉnh Khánh Hòa. Đồng thời cũng tổng hợp tình hình các doanh nghiệp FDI đang hoạt động trong lĩnh vực đóng tàu tại địa phương. Bên cạnh đó,tác giả còn tham khảo các loại tài liệu, sách, báo, tạp chí, các công trình khoa học có liên quan đến đề tài đã công bố có liên quan trên các phương tiện thông tin đại chúng, internet có liên quan nhằm bổ sung số liệu phù hợp với đề tài nghiên cứu. + Dữ liệu sơ cấp: Là những dữ liệu được lấy từ khoảng 300 người lao động đang làm việc tại một số Công ty có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đang hoạt động trong lĩnh vực đóng tàu Đại điển hình là CÔNG TY TNHH ĐÓNG TÀU HD HYUNDAI VIỆT NAM(HVS) cùng học một số đối tác thầu phụ như MIBOO VINA, SHIN WOO TECH, SUNBO VINA, … Kinh bao gồm những dữ liệu liên quan đến cá nhân và đánh giá sự hài lòng thông qua phiếu tế H khảo sát của người lao động. uế Quá trình tiến hành: Tác giả thông qua việc trao đổi và tiếp xúc với người lao động để thu thập một khối lượng mẫu nhất định trong khoảng thời gian 03 tháng kết hợp với việc trao đổi với các quản lý bộ phận tại các doanh nghiệp để tìm sự hỗ trợ trong quá trình thu thập mẫu khảo sát khoảng hơn 01 tháng. Tháng 7,9: trực tiếp thu thập thông qua quá trình trao đổi trực tiếp với một bộ phận người lao động trong thời gian nghỉ ngơi ngắt quãng khi làm việc tại “HVS”. Tháng 8: gián tiếp thu thập thông tin của một bộ phận người lao động làm việc trong các “doanh nghiệp thầu phụ” của HVS. Tháng 10: gián tiếp thu thập thông tin của một bộ phận nhỏ người lao động thông qua sự hỗ trợ từ quản lý bộ phận của các doanh nghiệp. Tháng 11: trực tiếp thu thập thông tin thông qua quá trình trao đổi gián tiếp với một số người lao động đang làm việc thời vụ. Cụ thể kết quả quá trình thu thập dữ liệu khảo sát gồm: 6
  18. - Tại CÔNG TY TNHH ĐÓNG TÀU HD HYUNDAI VIỆT NAM(HVS) với khoảng 170 người lao động tham gia khảo sát. Vào năm 2023 theo công bố của Lee Jong Chan, đây là doanh nghiệp đóng tàu lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á, chiếm tỷ trọng đóng tàu lớn nhất tỉnh và là đơn vị nước ngoài duy nhất với nhà máy đóng tàu được xây dựng tại Nam Vân Phong (KKT Vân Phong) tại địa chỉ 01 Mỹ Giang, Xã Ninh Phước, Thị xã Ninh Hoà, Tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam. Theo thống kê thì trong nội khu của doanh nghiệp luôn luôn có khoảng trên dưới 5000 người lao động bao gồm chuyên gia, kỹ sư, công nhân viên, … làm việc phục vụ cho quá trình hoạt động sản xuất của doanh nghiệp đảm bảo ở mức ổn định, đúng tiến độ thi công tàu biển. Hiện nay người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp này là ông KIM SONG HAG. Đại - Tại Công ty TNHH SEJIN VIỆT NAM với khoảng 20 lao động tham gia khảo học sát. Đây là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đóng tàu từ khoảng năm 2012 với Kinh ngành nghề chủ yếu là đóng tàu và cấu kiện nổi (Chi tiết: Sản xuất khối nhà ở, khoang tế H máy, ống khói và mặt sàn của boong tàu biển. Sản xuất khối nhà ở trên biển cho các uế dự án thăm dò và khai thác xa bờ), hiện nay đang là đối tác hoạt động trong nội khu HVS cung cấp các linh kiện mặt sàn boong tàu và các cấu kiện đi rời kết nối các khung sàn của tàu biển cho HVS. - Tại Công ty TNHH MIBOO VINA với khoảng 40 lao động tham gia khảo sát. Đây là doanh nghiệp hoạt động tử khoảng năm 2009 với ngành nghề chủ yếu là sản xuất sản phẩm khác bằng kim loại chưa được phân vào đâu (Chi tiết: sản xuất, gia công và lắp đặt cụm khoang máy, module, bộ phận nguyên cụm, các loại ống và phụ kiện thép cho tàu biển), hiện nay đang là doanh nghiệp cung cấp các đường ống dẫn dầu, khí đốt cho hoạt động đóng tàu của HVS. - Tại Công ty TNHH SHIN WOO TECH với khoảng 25 người lao động được tham gia khảo sát. Đây là doanh nghiệp hoạt động từ khoảng năm 2016 với ngành nghề chính là sản xuất các cấu kiện kim loại, cũng là một trong các đối tác cung cấp linh kiện tàu biển cho HVS. 7
  19. - Tại Công ty TNHH SUNBO VINA với khoảng 35 lao động được tham gia lấy ý kiến khảo sát. Đây là doanh nghiệp hoạt động từ khoảng năm 2014 với ngành nghề chính là sản xuất các cấu kiện kim loại (Chi tiết: chế tạo cấu kiện đơn nguyên module cho tàu đóng mới), là đối tác hoạt động trong nội khu của HVS phụ trách việc lắp đặt các module từ các đối tác cung cấp linh kiện cho HVS. - Tại Công ty TNHH JEIL VINA NT với khoảng 5 người tham gia lấy ý kiến khảo sát. Đây là doanh nghiệp hoạt động từ năm 2010 với ngành nghề chính là sản xuất là gia công cơ khí, xử lý và tráng phủ kim loại (Chi tiết: Gia công các cấu kiện thép (cắt, định hình và lắp ráp) phục vụ đóng mới tàu biển), là đối tác hoạt động ngoài nội khu HVS chuyên cung cấp các cấu kiện khung sàn cho HVS. - Tại Công ty TNHH DAEYANG POWERTEC với khoảng 5 người lao động Đại học được tham gia lấy ý kiến khảo sát. Đây là doanh nghiệp hoạt động từ khoảng năm Kinh 2016 với ngành nghề chính là “Gia công cơ khí, xử lý và tráng phủ kim loại (Chi tiết: Thụ động hóa (passivation) cho bề mặt kim loại phục vụ trong ngành đóng tàu). tế H uế Bên cạnh các doanh nghiệp trên thì có một số doanh nghiệp đến từ Hàn Quốc đã dừng hoạt động như A.S.P VINA, HIVN Co.,LTD, … kèm theo đó là một số doanh nghiệp Việt Nam cũng tham gia với vai trò thầu phụ cung ứng linh kiện phụ trợ phục vụ cho quá trình đóng tàu của nhà máy HVS. - Phương pháp phân tích và xử lý số liệu + Sử dụng thống kê tần số và thống kê mô tả để mô tả các yếu tố như giới tính, thu nhập, độ tuổi, thời gian làm việc và giá trị trung bình sự hài lòng và các yếu tố ảnh hưởng. + Sử dụng kiểm định Cronbach’s Alpha để kiểm tra độ tin cậy của thang đo. Những biến quan sát không đảm bảo độ tin cậy và hệ số tương quan biến tổng sẽ bị loại bỏ khỏi mô hình trong phân tích nhân tố khám phá EFA. + Sử dụng kiểm định nhân tố khám phá EFA là kiểm định nhằm phân tích hệ số KMO*(Kaiser-Meyer-Olkin), trị số Eigenvalues và tổng phương sai trích (Total 8
  20. Variance Explained) nhằm mục đích xác định số lượng nhân tố phù hợp của nghiên cứu. + Sử dụng kiểm định tương quan Pearson để xác định các nhân tố có tương quan tuyến tính với nhau hay không. + Phương pháp kiểm định ANOVA sử dụng nhằm phân tích đánh giá sự khác biệt của các đối tượng điều tra liên quan đến dữ liệu nghiên cứu. + Sử dụng phân tích hồi quy đa biến để loại các biến không cần thiết khỏi mô hình nghiên cứu và đề xuất mô hình nghiên cứu mới phù hợp với dữ liệu đã nghiên cứu. + Sử dụng phần mềm SPSS 20 và Microsoft Excel để xử lý các số liệu sơ cấp Đại đã được thu thập trong quá tình điều tra bằng bảng khảo sát. học 6. Kinh nghiệm trong đánh giá sự hài lòng trong công việc của người lao động Kinh Trong lĩnh vực nghiên cứu về sự hài lòng của nhân viên đối với doanh nghiệp tế H hiện nay có rất nhiều tập trung ở nhiều địa bàn khác nhau, trong đó có thể kể đến một số tài liệu như: uế (1) Nguyễn Thị Ngọc Anh(2023). Phát triển nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp FDI trong khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc, Trường Đại học Lao động – Xã hội. (2) Nguyễn Thành Vũ (2015). Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực của các doanh nghiệp may tỉnh Tiền Giang, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. (3) Cao Hoài Thơ (2015). Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người lao động đối với các doanh nghiệp nươc ngoài đang hoạt động trên địa bàn TP.HCM, Trường Đại học Công nghệ TP.HCM. (4) Trương Minh Đức (2013). Chất lượng nguồn nhân lực các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại tỉnh Lạng Sơn - Thực trạng và giải pháp, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, Trường Đại học Kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội. 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2