Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Đánh giá tình hình thực hiện dự án 661 tại huyện Hương Khê - tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 1999 - 2010
lượt xem 3
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là đánh giá được tình hình thực hiện dự án 661 tại huyện Hương Khê - Hà Tĩnh góp phần hoàn thiện về lý luận và thực tiễn trong công tác quản lý và thực hiện dự án 661 tại Hà Tĩnh nói chung và huyện Hương Khê nói riêng. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Đánh giá tình hình thực hiện dự án 661 tại huyện Hương Khê - tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 1999 - 2010
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP NGUYỄN MẠNH TÀI ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN 661 TẠI HUYỆN HƯƠNG KHÊ - TỈNH HÀ TĨNH GIAI ĐOẠN 1999 - 2010 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Nội, 2010
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP NGUYỄN MẠNH TÀI ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN 661 TẠI HUYỆN HƯƠNG KHÊ - TỈNH HÀ TĨNH GIAI ĐOẠN 1999 - 2010 Chuyên ngành: LÂM HỌC Mã số: 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Lê Trọng Hùng Hà Nội, 2010
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Tài nguyên rừng là một bộ phận rất quan trọng của môi trường sinh thái, ngoài ra nó còn có vai trò rất to lớn đối với nền kinh tế quốc dân. Rừng gắn liền với đời sống của người dân và phục vụ các nhu cầu thiết yếu của người dân đặc biệt là nhân dân miền núi, trung du và đồng bào các dân tộc vùng cao. Thế nhưng trong vòng mấy thập kỷ qua tài nguyên rừng của nước ta có xu hướng giảm sút mạnh cả về số lượng và chất lượng. Tỷ lệ che phủ toàn quốc năm 1943 là 43%, đến năm 1995 độ che phủ là 28,2% và đến năm 2003 che phủ là 36,1%. Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng và nhà nước cùng với sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, nhiều chương trình, dự án lớn đã được hình thành và triển khai như chương trình 327, dự án ODA, dự án Viêt Đức, dự án trồng mới 5 triệu ha rừng (661)... tốc độ phục hồi rừng đã tăng nhanh. Chương trình 661 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 1998 với mục tiêu trồng mới 5 triệu ha rừng cùng với bảo vệ diện tích rừng hiện có để nâng độ che phủ của rừng trên toàn quốc đạt 43% vào năm 2010. Sau Tổng kết 8 năm hoạt động ngày 06 tháng 07 năm 2007 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 100/2007/QĐ - TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 661/QĐ - TTg ngày 29 tháng 7 năm 1998 về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng. Tăng cường công tác bảo vệ vốn rừng hiện có, tập trung đẩy mạnh việc giao rừng cho cộng đồng dân cư, các hộ gia đình, tạo điều kiện để các hộ gia đình, cộng đồng thôn bản gắn việc quản lý bảo vệ và hưởng lợi làm động lực phát triển rừng, chú trọng phát triển lâm sản ngoài gỗ để tăng nguồn lợi cho người dân nhận khoán bảo vệ rừng. Ổn định diện tích rừng trên toàn quốc với rừng đặc dụng là 2 triệu ha, rừng phòng hộ 6 triệu ha, điều chỉnh diện tích rừng sản xuất là 3 triệu ha. Đồng thời giải quyết triệt để các vấn đề về đất đai ở từng địa phương để thu hút các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng các vùng
- 2 nguyên liệu tập trung, có quy mô vừa và lớn nhằm bảo đảm nguyên liệu cho chế biến lâm sản. Khuyến khích các hình thức liên doanh, liên kết và thành lập các hợp tác xã lâm nghiệp. Sử dụng các biện pháp lâm sinh tổng hợp để nâng cao chất lượng rừng tự nhiên, tiến tới quản lý bảo vệ và khai thác rừng bền vững, lấy rừng nuôi rừng. Hà Tĩnh là một trong các địa phương trên toàn quốc tham gia thực hiện dự án 661. Dự án đã được triển khai từ năm 1999 và kết thúc vào cuối năm 2010. Sau gần 11 năm thực hiện (1999 - 2009) dự án đã đạt được nhiều kết quả tốt cả về khối lượng, chất lượng và được đánh giá rất cao. Hương khê là huyện miền núi của Hà tĩnh có tổng diện tích tự nhiên là 127.809,1 ha, dân số khoảng 100.430 người. Tính đến nay trên địa bàn huyện có diện tích rừng và đất lâm nghiệp là 100.606,8 ha, chiếm 78,8% diện tích tự nhiên trong đó diện tích đất có rừng là 86.345 ha, độ che phủ rừng đạt 67,5% (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hương Khê 2009). Trong những năm qua mặc dù trong điều kiện còn nhiều khó khăn, nguồn lực đầu tư còn nhiều hạn chế, cơ chế chính sách chưa đồng bộ nhưng nghành lâm nghiệp huyện Hương Khê vẫn đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Diện tích rừng tăng nhanh qua các năm đã góp phần đáng kể vào việc phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai cho đến nay dự án vẫn đang còn nhiều mặt hạn chế và chưa phù hợp với thực tế của địa phương cho nên đã ảnh hưởng tới quá trình thực hiện và yêu cầu đặt ra của dự án. Để dự án phát triển một cách bền vững nhằm đáp ứng được các mục tiêu đã đề ra, đồng thời rút ra được những bài học kinh nghiệm từ quá trình thiết kế xây dựng, tổ chức quản lý thực hiện đến hoàn thành dự án nhằm giúp cho việc đầu tư phát triển lâm nghiệp nói chung và dự án nói riêng ngày một hoàn thiện và hiệu quả. Để làm được điều này thì việc nghiên cứu và đánh giá dự án là một yêu cầu rất cần thiết và quan trọng. Vì vậy, tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: "Đánh giá tình hình thực hiện dự án 661 tại huyện Hương Khê - tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 1999 - 2010".
- 3 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Một số vấn đề cơ bản về dự án 1.1.1. Các khái niệm cơ bản về dự án 1.1.1.1. Trên thế giới Hiện nay, trên thế giới đang sử dụng rất rộng rãi khái niệm về dự án với rất nhiều quan điểm khác nhau. Cleland và King (1975) cho rằng dự án là sự kết hợp giữa các yếu tố về nhân lực, trí lực trong một thời gian nhất định để đạt được một mục tiêu cụ thể nào đó đã đề ra. Cirdap thì lại cho rằng dự án là một hoạt động để giải quyết một vấn đề hay hoàn thiện một trạng thái đặc biệt nào dó. Còn Gittinger (1982) thì dự án lại có quan điểm như sau: - Dự án đó là sự kết hợp có hệ thống các nguồn dự trữ cho đầu tư, các nguồn dự trữ đó được lập kế hoạch, phân tích đánh giá thực thi và tiến hành như một đơn vị độc lập. - Dự án được coi như một đơn vị tác nghiệp nhỏ nhất trong một kế hoạch, hay một chương trình được chuẩn bị và thực hiện như một đơn vị tách biệt. - Dự án là một hoạt động trong đó các nguồn dự trữ được sử dụng tốt nhất với khả năng thu hồi và có lãi khi kết thúc dự án. 1.1.1.2. Ở Việt Nam Trong tác phẩm "Phát triển cộng đồng" tác giả Nguyễn Thị Oanh (1995) đã đưa ra hai định nghĩa về dự án như sau: - Dự án đó là sự can thiệp một cách có khoa học nhằm đạt được một hay một số mục tiêu cùng hoàn thành những chỉ báo đã định trước tại một địa bàn và trong một khoảng thời gian nhất định, có huy động sự tham gia thực sự của các tác nhân và tổ chức cụ thể.
- 4 - Dự án là một tổng thể có khoa học những hoạt động (công việc) nhằm đạt một số mục tiêu cụ thể trong một khoảng thời gian và trong một khuôn khổ chi phí nhất định. Trong khi đó, Tô Huy Hợp và Lương Hồng Quang (2000) lại quan niệm rằng, dự án như là một kế hoạch can thiệp để giúp cộng đồng dân cư hoặc cá nhân để cải thiện điều kiện sống trên một địa bàn nhất định. Tại hội thảo PIMES về chương trình phòng ngừa thảm họa đã đưa ra hai khái niệm về dự án như sau: - Dự án là một quá trình gồm các hoạt động đã được lập kế hoạch nhằm đạt được một mục tiêu cụ thể nào đó. - Dự án là một quá trình phát triển có kế hoạch, được thiết kế nhằm đạt được mục tiêu cụ thể với khoản chi phí xác định trong một khoảng thời gian nhất định. Theo bài giảng về "Quản lý LNXH" của trung tâm LNXH để nhìn nhận Dự án một cách đầy đủ nhất phải đứng trên nhiều khía cạnh khác nhau: về hình thức, vế quản lý, về kế hoạch, về nội dung. - Về mặt hình thức: Dự án là một tập tài liệu trình bày chi tiết, có hệ thống các hoạt động và chi phí dưới dạng một bản kế hoạch để đạt được những kết quả và thực hiện được với những mục tiêu nhất định trong tương lai. - Về mặt quản lý: Dự án là một công cụ quản lý sử dụng vốn, vật tư lao động để tạo ra các kết quả kinh tế, tài chính, xã hội, môi trường trong tương lai. - Về mặt kế hoạch hóa: Dự án là một công cụ thể hiện kế hoạch chi tiết để đầu tư sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế xã hội làm tiền đề cho các quyết định đầu tư và tài trợ. Dự án dầu tư là một hoạt động riêng lẻ nhỏ nhất trong công tác kế hoạch nền kinh tế nói chung. - Về mặt nội dung: Dự án được coi như một tập hợp các hoạt động có liên quan đến nhau, được kế hoạch hóa nhằm đạt dược các mục tiêu đã định
- 5 bằng việc tạo ra các kết quả cụ thể trong một thời gian nhất định thông qua việc sử dụng hợp lý các nguồn xác định. 1.1.2. Phân loại dự án 1.1.2.1. Căn cứ vào nội dung - Dự án theo lãnh thổ: là những Dự án mà tất cả những nội dung của Dự án đều được thực hiện trên một phạm vi nhất định. - Dự án theo hạng mục: là những Dự án giải quyết một vài hạng mục nào đó trong một chương trình lớn hoặc một Dự án lớn. - Dự án theo chức năng: là những Dự án nhằm giải quyết một chức năng nào đó. 1.1.2.2. Căn cứ vào trình tự thực hiện - Dự án thí nghiệm là những dự án nhằm giải quyết những vấn đề nào đó theo con đường hoặc giải pháp mới trong một giai đoạn thí nghiệm nghiên cứu. - Dự án kiểm định là những dự án nhằm thực hiện kiểm tra các kết quả nghiên cứu trong những điều kiện đã định hay điều kiện tiêu chuẩn. - Dự án trình diễn là những dự án nhằm mục đích phổ biến và chuyển giao các kết quả nghiên cứu đã được thẩm định. - Dự án sản xuất là những dự án nhằm đưa kết quả, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất. 1.1.2.3. Căn cứ vào địa chỉ khách hàng - Dự án xuất khẩu, dự án nội bộ (địa phương) 1.1.2.4. Căn cứ vào người khởi xướng - Dự án cá nhân, dự án tập thể, dự án quốc gia, dự án quốc tế. 1.1.2.5. Căn cứ vào quy mô thực hiện - Dự án nhỏ, vừa và lớn.
- 6 1.1.2.6. Căn cứ vào quy mô dự án - Dự án nhóm A, dự án nhóm B, dự án nhóm C. 1.1.3. Quản lý dự án 1.1.3.1. Khái niệm Hiện nay có rất nhiều khái niệm, nhưng quản lý dự án được khái quát theo nghĩa rộng bao gồm các nội dung sau: - Định ra mục tiêu dự án: đó là kết quả cuối cùng cần đạt được, thời gian, các tiêu chuẩn đánh giá, các kết quả đạt được... - Xác định các nguồn lực cần huy động: nguyên nhiên vật liệu, nhân lực tiền vốn, công nghệ thông tin và kỹ thuật... - Mục tiêu của dự án, các nguồn lực huy động và việc phân bổ sử dụng các nguồn lực đó được trình bày trong chương trình hay kế hoạch của dự án. - Đánh giá các rủi ro có thể xảy ra và đề xuất các biện pháp ngăn ngừa, né tránh và quản lý rủi ro. - Động viên những người tham gia dự án, liên kết các hoạt động của họ và thường xuyên nắm tình hình thông qua bộ phận theo dõi dự án để kịp thời tác động. - Giám sát và đánh giá dự án để kịp thời cung cấp các thông tin về những thay đổi và tiến độ thực hiện dự án. Đánh giá các giai đoạn để trợ giúp quyết định cũng như tổng kết rút kinh nghiệm của dự án. 1.1.3.2. Ý nghĩa của quản lý dự án. - Quản lý dự án là quản lý hoàn thiện một quá trình dể đạt được mục tiêu nhất định, điều đó giúp các doanh nghiệp theo dõi chặt chẽ từng quá trình từ khâu lập kế hoạch tổ chức thực hiện đến đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh. - Quản lý dự án cho phép nâng cao và tinh giảm được bộ máy quản lý.
- 7 - Quản lý dự án cho phép phân tích, tổng hợp và mô hình hóa toàn bộ quá trình theo một chu trình kín vì vậy dễ dàng cho việc áp dụng hệ thống quản lý bằng máy tính. - Quản lý dự án dảm bảo tính thống nhất giữa các giải pháp kỹ thuật, kinh tế và xã hội để đạt được mục tiêu chung. 1.1.4. Chu trình quản lý dự án 1.1.4.1. Khái niệm Chu trình quản lý dự án là tập hợp các bước công việc phải tiến hành trong một quá trình quản lý dự án từ khi bắt đầu đến khi kết thúc một dự án. Trình tự các giai đoạn trong chu trình một dự án bao gồm: Xác định dự án Xây dựng Tổng kết đánh giá dự án Thực thi và Thẩm định giám sát dự án Hình 1.1: Chu trình quản lý dự án 1.1.4.2. Xác định dự án Là giai đoạn đầu tiên trong chu trình dự án có nhiệm vụ phát hiện những lĩnh vực có tiềm năng để đầu tư phát triển trên cơ sở đó hình thành các ý đồ đầu tư. Trên cơ sở các ý đồ đầu tư được đề xuất cần tiến hành những nghiên cứu chi tiết, lựa chọn những ý đồ dự án có triển vọng nhất để tiến hành chuẩn bị và phân tích trong giai đoạn tiếp theo.
- 8 1.1.4.3. Xây dựng dự án Là quá trình lập và phân tích dự án. Đây là giai đoạn nghiên cứu chi tiết ý đầu tư đã được đề xuất và thống nhất trên mọi phương diện: kỹ thuật, kinh tế, tài chính, xã hội, thị trường, tổ chức và quản lý. Để thu thập các thông tin cần thiết như: thông tin về thị trường, môi trường tự nhiên, các nguyên vật liệu tại chỗ, các chủ trương chính sách và các quy định có liên quan của nhà nước, các đặc điểm kinh tế - xã hội - văn hóa của dân cư trong vùng. Nội dung chủ yếu của giai đoạn này là nghiên cứu một cách toàn diện tính khả thi của dự án. Nghiên cứu khả thi là bước nghiên cứu đầy đủ và toàn diện nhất, tạo cơ sở để chấp thuận hay bác bỏ dự án cũng như xác định và lựa chọn một phương án tốt nhất trong các phương án loại trừ nhau. Nghiên cứu khả thi nhằm chứng minh khả năng thực thi của dự án về tất cả mọi phương diện có liên quan. 1.1.4.4. Thẩm định dự án Nhằm xác minh lại toàn bộ những tính toán và kết luận đã được đưa ra trong quá trình chẩn bị và xây dựng dự án trên cơ sở đó mà chấp thuận hay bác bỏ dự án. Dự án được duyệt và thông qua và đưa vào thực hiện nếu nó được xác nhận là có hiệu quả và khả thi. Ngược lại, nếu còn có những bất hợp lý trong thiết kế xây dựng dự án thì tùy theo mức độ mà yêu cầu sửa đổi, điều chỉnh hoặc dừng lại. 1.1.4.5. Thực thi và giám sát dự án Bắt đầu khi được cấp kinh phí, trải qua các giai đoạn như: Xây dựng cơ sở, phát triển, ổn định và kết thúc dự án. Đây là giai đoạn quan trọng nhất vì nó liên quan đến việc sử dụng các nguồn lực, triển khai các hoạt động và giám sát tiến trình để có thể đạt được các mục tiêu và kế hoạch đã đề ra. 1.1.4.6. Tổng kết và đánh giá dự án Đây là giai đoạn cuối cùng của chu trình dự án, nó được tiến hành sau khi thực hiện dự án. Nó nhằm đánh giá những thành công, tồn tại, thất bại và rút ra những bài học kinh nghiệm để quản lý các dự án khác trong tương lai.
- 9 Mặc dù chu trình dự án có nhiều giai đoạn nhưng xuất phát từ thực tiễn và yêu cầu quản lý dự án nên trong khuôn khổ đề tài này chỉ tập trung chủ yếu vào giai đoạn tổng kết và đánh giá dự án. 1.2. Tổng quan về đánh giá dự án Đánh giá là một công việc thường xuyên diễn ra trong các hoạt động của dự án. Đó là khâu then chốt trong một chu trình dự án nhằm đưa ra những nhận xét định kỳ về kết quả thực hiện các hoạt động của dự án trên cơ sở so sánh một số chỉ tiêu đã lập trước hay nói cách khác đó là quá trình xem xét một cách có hệ thống và khách quan nhằm cố gắng xác định tính phù hợp, tính hiệu quả và tác động của các hoạt động ứng với mục tiêu đã đề ra. Quá trình đánh giá được chia làm 3 giai đoạn chủ yếu: 1.2.1. Đánh giá sơ bộ Đây là giai đoạn đánh giá nhằm kiểm tra dự án trước khi được thực hiện. Đánh giá sơ bộ thường do chủ dự án tiến hành và nó phải bao gồm toàn bộ những yếu tố của dự án nhằm xác định tính hấp dẫn của dự án. 1.2.2. Đánh giá tạm thời Nhằm kiểm tra dự án trong quá trình thực thi, thường sau một khoảng thời gian nhất định thì tổ chức đánh giá dự án nhằm kiểm tra tiến độ. 1.2.3. Đánh giá cuối cùng Kiểm tra dự án sau khi đã thực hiện và kết thúc. Được tiến hành sau khi dự án đã hoàn thành để đưa ra những thông tin về kế hoạch đã thực hiện, xác định thành quả và tồn tại nếu có. 1.3. Ý nghĩa của việc đánh giá dự án Đánh giá nhằm so sánh kết quả thực hiện và kế hoạch đã đề ra để từ đó xem xét lại các chủ trương, phương hướng phát triển và có thể thay đổi hay điều chỉnh lại các mục tiêu và cải thiện việc thực thi dự án.
- 10 Đề xuất các giải pháp thực thi, cơ cấu và sự thích hợp cho các dự án không có hiệu quả. Thông qua đó sẽ xác định và áp dụng các biện pháp cần thiết cho dự án nhằm cải tiến kế hoạch của dự án trong tương lai và phát triển các chính sách. 1.4. Khái quát về quá trình xây dựng và thực hiện dự án 1.4.1. Sự cần thiết phải ra đời của dự án Việt Nam là một nước nằm trong khu vực nhiệt đới vì vậy có diện tích rừng rất lớn và chiếm 2/3 diện tích lãnh thổ. Trải qua nhiều thập kỷ chiến tranh, sự tàn phá của thiên nhiên và con người, diện tích rừng tự nhiên ngày càng bị thu hẹp nhanh chóng. Mức độ suy giảm nhanh của rừng không những ảnh hưởng đến khả năng cung cấp nguồn lâm sản phục vụ nền kinh tế quốc dân và đời sống của hàng triệu người dân miền núi sống phụ thuộc vào rừng mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sinh thái dẫn đến các hiện tượng thiên tai, lũ lụt, hạn hán xảy ra ngày càng nhiều và nghiêm trọng. Bảng 1.1 Số liệu về diện tích rừng và độ che phủ Đơn vị tính: ha Năm Loại rừng 1943 1976 1980 1985 1990 1995 1999 Rừng tự nhiên 14.000 11.077 10.486 9.308 8.430 8.252 9.444 Rừng trồng 0 92 422 584 745 1.050 1.471 Tổng 14.000 11.169 10.608 9.892 9.175 9.302 10.915 Độ che phủ (%) 43,0 33,8 32,1 30,0 27,2 28,1 33,2 Nguồn:Ban QLDA 661 TW Theo dõi tình hình diễn biến rừng cho chúng ta thấy diện tích rừng có xu hướng giảm nhanh từ năm 1943 đến năm 1985, và từ năm 1985 đến 1999 thì diện tích rừng đã có chiều hướng tăng lên nhờ những cố gắng và nỗ lực của chính phủ và nghành lâm nghiệp trong bảo vệ rừng tự nhiên và đẩy mạnh
- 11 công tác trồng rừng thông qua các chương trình trồng rừng 327, các dự án trồng rừng được các tổ chức quốc tế tài trợ. Tuy nhiên, diện tích đất trống đồi núi trọc vẫn còn nhiều và là một sự lãng phí rất lớn về tài nguyên đất đai trong khi đất sản xuất nông nghiệp được giao đã phát huy hiệu quả rất lớn, giải quyết cơ bản vấn đề lương thực và xuất khẩu. Trong giai đoạn đất nước đổi mới, nền kinh tế ngày càng đi lên kéo theo đó là đời sống của người dân được nâng cao, nhu cầu về gỗ và lâm sản phục vụ cho sản xuất và đời sống ngày càng gia tăng nhanh chóng đòi hỏi phải có chiến lược sản xuất và chế biến lâm sản đáp ứng cho nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Những diễn biến bất thường của tự nhiên, sự thay đổi khí hậu thời tiết, thiên tai mà nguyên nhân chủ yếu là do sự suy giảm tài nguyên rừng và nguy cơ suy giảm đa dạng sinh học đòi hỏi chúng ta cần phải có giải pháp mạnh mẽ hơn. Xuất phát từ những lý do thiết yếu trên, nghành lâm nghiệp đã đề xuất chương trình trồng rừng nhằm đảm bảo vấn đề bảo vệ môi trường và đáp ứng đầy đủ nhu cầu lâm sản cho nền kinh tế quốc dân. Cụ thể đó là chương trình trồng rừng 661 của chính phủ ra đời. 1.4.2. Khái quát về dự án trồng mới 5 triệu ha rừng Tại kỳ họp lần thứ hai Quốc hội khóa X nước CHXHCN Việt Nam đã thông qua nghị quyết về "Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng" thời kỳ 1998 - 2010. Ngày 29/7/1998 Thủ tướng chính phủ ra quyết định 661QĐ/TTg về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng. 1.4.2.1. Mục tiêu của dự án - Trồng mới 5 triệu ha rừng cùng với bảo vệ diện tích rừng hiện còn để tăng độ che phủ của rừng lên 43% vào năm 2010 góp phần đảm bảo an ninh môi trường, giảm nhẹ thiên tai, tăng khả năng sinh thủy, bảo tồn nguồn gen và tính ĐDSH.
- 12 - Sử dụng có hiệu quả diện tích đất trống đồi núi trọc tạo thêm nhiều công việc cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo, định canh, định cư, tăng thu nhập cho cư dân sống ở nông thôn miền núi, ổn định chính tri xã hội, quốc phòng, an ninh. - Cung cấp nguyên liệu gỗ để sản xuất giấy,ván nhân tạo, đáp ứng nhu cầu gỗ củi và các lâm sản khác cho nhiều vùng trong nước và xuất khẩu, cùng với phát triển công nghiệp chế biến lâm sản đưa lâm nghiệp trở thành một nghành kinh tế quan trọng góp phần phát triển kinh tế - xã hội miền núi. 1.4.2.2. Nhiệm vụ của dự án - Bảo vệ có hiệu quả vốn rừng hiện có, trước hết bảo vệ diện tích rừng tự nhiên là rừng đặc dụng; rừng phòng hộ ở vùng rất xung yếu và xung yếu kể cả rừng phòng hộ trồng theo chương trình 327, rừng sản xuất có trữ lượng giàu và trung bình. Thực hiện ngay từ giai đoạn đầu việc giao đất, giao rừng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gắn với định canh định cư, xóa đói giảm nghèo để bảo vệ khoanh nuôi rừng kết hợp trồng rừng bổ sung và trồng mới. - Trồng rừng: + Trồng 2 triệu ha rừng phòng hộ, đặc dụng: khoanh nuôi tái sinh kết hợp trồng bổ sung 1 triệu ha; trồng mới 1 triệu ha gắn với định canh định cư. + Trồng 3 triệu ha rừng sản xuất: rừng nguyên liệu công nghiệp giấy, ván nhân tạo, gỗ trụ mỏ, cây đặc sản, rừng gỗ quý hiếm... khoảng 2 triệu ha, cây công nghiêp lâu năm và cây lấy quả khoảng 1 triệu ha, đồng thời huy động các tổ chức và nhân dân triệt để tận dụng diện tích đất trống để trồng cây phân tán. 1.4.2.3. Các giai đoạn của dự án - Giai đoạn 1998 - 2000: trồng mới 700.000 ha (trong đó 260.000 ha rừng phòng hộ, đặc dụng), khoanh nuôi tái sinh kết hợp trồng bổ sung 350.000 ha.
- 13 - Giai đoạn 2001 - 2005: trồng mới 1,3 triệu ha (trong đó 350.000 ha rừng phòng hộ, đặc dụng), khoanh nuôi tái sinh kết hợp trồng bổ sung 650.000 ha. - Giai đoạn 2006 - 2010: trồng mới 2 triệu ha (trong đó 890.000 ha rừng phòng hộ, đặc dụng) Căn cứ vào tình hình và kết quả triển khai thực hiện dự án. Nhận thấy đây là dự án có tầm quan trọng không những về kinh tế xã hội mà còn góp phần không nhỏ vào việc giải quyết các vấn đề về môi trường sinh thái. Trên cơ sở đánh giá khả năng và nguồn lực triển khai dự án, kỳ họp thứ 9 quốc hội khóa 11 năm 2005 đã quyết định tiếp tục triển khai dự án trong giai đoạn 2006 - 2010 với các nội dung chủ yếu sau: - Điều chỉnh nhiệm vụ và nội dung của dự án theo đề xuất của Bộ NN&PTNT trong đó đẩy nhanh tiến độ trồng rừng sản xuất, tăng cường đầu tư cho công tác bảo vệ rừng trên cơ sở quy hoạch 3 loại rừng. - Đánh giá một cách toàn diện kết quả và kinh nghiệm triển khai thực hiện dự án trên các lĩnh vực kinh tế xã hội, tổ chức quản lý điều hành, đầu tư, chính sách... - Giao cho Bộ NN&PTNT nghiên cứu ban hành các văn bản triển khai thực hiện nội dung nhiệm vụ giai đoạn 2 của dự án. - Bộ NN&PTNT đề ra các giải pháp để thực hiện dự án trong thời gian tới. Nội dung điều chỉnh các chỉ tiêu, nhiệm vụ của dự án trong giai đoạn 2006 - 2010 được quyết định như sau: - Bảo vệ có hiệu quả toàn bộ diện tích rừng hiện có, nhất là rừng tự nhiên, trong đó khoán bảo vệ rừng phòng hộ và rừng đặc dụng mỗi năm 1,5 triệu ha. - Trồng mới 1 triệu ha, trong đó 250.000 ha rừng phòng hộ và đặc dụng (bình quân mỗi năm trồng 50.000 ha), 750.000 ha rừng sản xuất (bình quân mỗi năm trồng 150.000 ha).
- 14 - Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng phòng hộ, rừng đặc dụng 803.000 ha, trong đó khoanh nuôi chuyển tiếp 403.000 ha, khoanh nuôi mới 4000.000 ha. - Tổng dự toán vốn đầu tư là 14.653 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn ngân sách là 4.515 tỷ đồng, vốn vay và nguồn vốn khác phục vụ trồng rừng sản xuất là 9.000 tỷ đồng. - Sau khi hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ 2006 - 2010 đã được điều chỉnh, Chính phủ tiếp tục bố trí nguồn vốn và điều hành chương trình bảo vệ và phát triển rừng theo cơ chế chương trình mục tiêu quốc gia để đạt được mục tiêu trồng mới 5 triệu ha rừng. Để thực hiện mục tiêu nhiệm vụ của dự án trong giai đoạn còn lại, Quốc hội giao Chính phủ: - Chỉ đạo chặt chẽ các Bộ, nghành, địa phương thực hiện tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ của dự án đã được điều chỉnh trong giai đoạn 2006 - 2010. - Khẩn trương hoàn thành việc rà soát quy hoạch chi tiết diện tích từng loại rừng trong giai đoạn 2006 - 2010, tính toán nhu cầu về độ che phủ rừng toàn quốc để đảm bảo an toàn sinh thái, chức năng phòng hộ và bảo vệ môi trường, thực hiện các biện pháp làm giàu rừng tự nhiên, đặc biệt đối với rừng kém chất lượng bằng việc trồng các loại cây mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. - Đẩy nhanh tiến độ giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sử dụng rừng cho từng gia đình, cá nhân và các thành phần kinh tế, quyền sử dụng rừng cho cộng đồng dân cư; sắp xếp, đổi mới các lâm trường quốc doanh thành những đơn vị kinh tế đủ mạnh để phát triển lâm nghiệp. - Điều chỉnh cơ chế, chính sách đầu tư và tín dụng ưu đãi để thúc đẩy để phát triển rừng sản xuất trên cơ sở tính toán nhu cầu sử dung gỗ, có chính sách khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản, giảm chi phí lưu thông lâm sản, điều chỉnh suất đầu tư cho bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh, trồng mới rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất bảo đảm cho
- 15 các địa phương vận dụng linh hoạt cho các dự án cụ thể. Có cơ chế, chính sách hưởng lợi phù hợp trong việc bảo vệ phát triển rừng và đảm bảo một phần lương thực cho đồng bào làm nghề rừng ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng rừng đầu nguồn các con sông và các công trình thủy điện, thủy lợi lớn. - Bảo đảm chỉ đạo tập trung, thống nhất, tăng cường sự phối hợp, phân định rõ ràng trách nhiệm quản lý nhà nước của các Bộ, nghành và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; phân cấp mạnh cho chính quyền địa phương và đề cao vai trò của nhân dân trong việc tổ chức thực hiện dự án. - Tích cực phòng ngừa, xử lý kịp thời, nghiêm minh các vụ việc gây lãng phí, thất thoát, tham nhũng và các hành vi gây thiệt hại đến tài nguyên rừng. - Hàng năm báo cáo Quốc hội về tình hình triển khai thực hiện dự án. Cho đến nay chương trình 661 đã đi vào giai đoạn cuối, giai đoạn thúc đẩy hoàn thành mục tiêu nội dung đặt ra. Việc điều chỉnh mục tiêu và tăng cường chỉ đạo của Quốc hội và Chính phủ thể hiện quyết tâm và sự nhìn nhận tầm quan trọng của 661 đối với sự phát triển lâm nghiệp và sự nghiệp trồng rừng trong giai đoạn nước ta bước vào thời kỳ hội nhập và công nghiệp hóa đất nước. Thực hiện nghi quyết của Quốc hội, ngày 06/7/2007 Thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định số 100/2007/QĐ - TTg ngày 06/7/2007 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 661/QĐ - TTg ngày 29/7/1998 về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thưc hiện trồng mới 5 triệu ha rừng. 1.5. Một số văn bản pháp qui liên quan - Quyết định số 264/92/CP ngày 22/2/1992 về chính sách đầu tư phát triển rừng. - Nghị định 02/CP ngày 15/1/1994 quy định về việc giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn dịnh, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.
- 16 - Nghị định số 01/CP ngày 01/01/1995 về giao khoán đất và rừng sử dụng vào mục đích nông lâm nghiệp quy định: Doanh nghiệp nhà nước được giao đất theo phương thức khoán, thời gian giao khoán đối với rừng sản xuất theo chu kỳ kinh doanh, tiền công khoán theo thỏa thuận giữa hai bên. - Quyết định 661/QĐ - TTg ngày 29/7/1998 về mục tiêu nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự án 5 triệu ha rừng. - Quyết định 245/1998/QĐ - TTg ngày 21/12/1998 của thủ tướng chính phủ về thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp. - Nghị định số 163/CP ngày 16/1/1999 về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp. - Quyết định 178/TTg ngày 12/11/2001 về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ, cá nhân được giao, thuê, khoán rừng và đất lâm nghiệp. - Nghị định số 95/NĐ - CP ngày 23/1/2003 về tín dụng nhà nước cho các dự án đầu tư. - Công văn số 95/CP - NN ngày 23/1/2003 của chính phủ về cơ chế cho vay trồng rừng thuộc chương trình 661 quy định: từ năm 2003 nhà nước cho vay vốn trồng rừng tôi đa 10 triệu đồng/ha với lãi suất thương mại, thí điểm hỗ trợ 1 - 1,5 triệu đồng/ha cho hộ gia đình. - Quyết định số 5246/QĐ - BNN - LN ngày 26/11/2003 của Bộ NN&PTNT về việc ban hành định mức chi phí trồng rừng, chăm sóc rừng phòng hộ, rừng đặc dụng theo suất đầu tư trồng rừng 4 triệu đồng/ha thuộc chương trình 661 có quy định định mức chi phí hướng dẫn nói trên là mức sàn để các đơn vị làm căn cứ thực hiện. Các địa phương trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật và cân đối ngân sách có thể nâng mức chi phí cho phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương mình.
- 17 - Nghị định số 20/2005/NĐ - CP ngày 28/2/2005 về bổ sung danh mục dự án vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước. - Nghị định 135/2005/NĐ - CP ngày 08/11/2005 về việc giao khoán đất nông nghiệp, đất rừng sản xuất và đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản cho các nông lâm trường quốc doanh. - Quyết định 186/2006/QĐ - TTg ngày 14/8/2006 về việc ban hành quy chế quản lý rừng, quyết định ra đời thay thế cho QĐ 08/2001/QĐ - TTg. - Quyết định 210/2006/QĐ - TTg ngày 12/9/2007 về việc ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi phí đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2007 - 2020 quy định: Hỗ trợ trồng rừng sản xuất 2 triệu đồng/ha với mục tiêu cung cấp giống tốt cho người dân trồng rừng. Đầu tư xây dựng các công trình phục vụ dân sinh mức tối đa không quá 10% tổng vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho dự án hàng năm. - Luật đất đai 1993 - Luật Đất đai 2003 - Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004 - Các văn bản khác có liên quan.
- 18 Chương 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu 2.1.1. Mục tiêu tổng quát - Đánh giá được tình hình thực hiện dự án 661 tại huyện Hương Khê - Hà Tĩnh góp phần hoàn thiện về lý luận và thực tiễn trong công tác quản lý và thực hiện dự án 661 tại Hà Tĩnh nói chung và huyện Hương Khê nói riêng. 2.1.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa được các vấn đề lý luận cơ bản về dự án, các chính sách liên quan đến thực hiện dự án 661. - Đánh giá được kết quả thực hiện dự án trồng rừng 661 tại Hương Khê - Hà Tĩnh. - Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của dự án và giai đoạn hậu dự án. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu - Huyện Hương Khê được lựa chọn làm địa điểm nghiên cứu. Đây là huyện miền núi có diện tích đất lâm nghiệp và đất rừng sản xuất lớn so với các huyện khác trong tỉnh và dự án 661 đã được thực hiện từ năm 1999. 2.2.2. Phương pháp kế thừa - Kế thừa các văn bản, các quy định về quản lý và triển khai dự án. - Báo cáo hàng năm của các tổ chức, đơn vị, của CCLN, CCKL và Sở NN&PTNT Hà Tĩnh về tình hình thực hiện dự án. - Kế thừa và tham khảo các tài liệu có liên quan.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 372 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 300 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 313 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 322 | 40
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức vào việc giáo dục y đức cho sinh viên ngành y ở Đà Nẵng hiện nay
26 p | 228 | 35
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 265 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 236 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu biến tính mùn cưa làm vật liệu hấp phụ chất màu hữu cơ trong nước
26 p | 192 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 250 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 204 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn