Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Điều tra, đánh giá các cây có ích được đồng bào dân tộc Mường và Dao sử dụng tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình
lượt xem 5
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là nắm được những tri thức sử dụng thực vật của cộng đồng dân tộc Mường và Dao nhằm đề xuất một số loài cây có tiềm năng kinh tế và những kinh nghiệm có khả năng áp dụng rộng rãi trong cộng đồng, góp phần bảo tồn những tri thức trong sử dụng thực vật tại địa phương. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Điều tra, đánh giá các cây có ích được đồng bào dân tộc Mường và Dao sử dụng tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP --------------------- NGUYỄN KHẮC YẾN “ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ CÁC CÂY CÓ ÍCH ĐƯỢC ĐỒNG BÀO DÂN TỘC MƯỜNG VÀ DAO SỬ DỤNG TẠI HUYỆN LƯƠNG SƠN, TỈNH HÒA BÌNH” Chuyên ngành: Quản lý bảo vệ tài nguyên rừng Mã số: 60.62.68 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN MINH HỢI HÀ NỘI, NĂM 2011
- 1 MỞ ĐẦU Ngay từ khi mới hình thành, loài người đã biết sử dụng cây cỏ vào mục đích duy trì sự tồn tại và phát triển. Từ thuở sơ khai, con người sử dụng thực vật chỉ đơn giản là phục vụ nhu cầu sinh hoạt, đó là cái ăn, chỗ ở. Dần dần theo sự phát triển, con người bắt đầu khai thác thực vật vào các mục đích xã hội khác như: đồ mặc, đồ trang trí, chăm sóc sức khỏe,… Theo thời gian, vốn kiến thức về mối quan hệ giữa con người và cây cỏ ngày càng phong phú và được chọn lọc một cách kỹ càng. Ngày nay, do sự tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhiều mặt hàng được sản xuất với giá thành rẻ và khối lượng lớn; đồng thời sự giao lưu và tự do thương mại làm cho nhiều ngành thủ công không có điều kiện phát triển, nhiều kinh nghiệm sử dụng thực vật đã và đang bị lãng quên. Nghiên cứu thực vật dân tộc không chỉ tìm hiểu về mối quan hệ giữa con người và cây cỏ mà còn góp phần gìn giữ vốn kiến thức và bản sắc văn hóa của dân tộc. Việt Nam nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng và ẩm, với sự thay đổi từ điều kiện khí hậu nhiệt đới điển hình ở những vùng đất thấp phía Nam đến các đặc điểm mang tính chất cận nhiệt đới ở các vùng núi cao phía Bắc. Thêm vào đó, Việt Nam có nhiều dạng địa hình khác nhau tạo điều kiện cho sự đa dạng sinh vật và phong phú về tài nguyên. Theo các công bố gần đây, Việt Nam có 10.800 loài thực vật bậc cao có mạch, 800 loài Rêu, 600 loài Nấm và hơn 2000 loài Tảo đã được xác định. Về động vật, có 224 loài Thú, 828 loài Chim, 258 loài Bò sát và 5500 loài Côn trùng,… trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế cũng như đã được nhân dân sử dụng vào các mục đích khác nhau. Việt Nam với 54 dân tộc, mỗi cộng đồng sinh sống tại những vùng khác nhau đã đúc kết và tích lũy riêng cho mình những kiến thức, kinh nghiệm trong sử dụng thực vật cho nhiều mục đích và nhu cầu cuộc sống
- 2 hàng ngày. Cho tới nay, hầu hết các kinh nghiệm chỉ được lưu truyền và ứng dụng trong nội bộ mỗi cộng đồng. Hiện nay, các nhà nghiên cứu trên thế giới thừa nhận rằng tri thức và kinh nghiệm sử dụng thực vật của các dân tộc là tài nguyên phi vật thể quý giá của mỗi quốc gia. Nhiều tri thức, kinh nghiệm có thể ứng dụng để sản xuất các sản phẩm mới, góp phần phát triển kinh tế-xã hội và nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thực vật. Tuy nhiên, do bị tác động của nhiều yếu tố, tri thức và kinh nghiệm sử dụng thực vật của các dân tộc thiểu số hiện đang có nguy cơ xói mòn và lãng quên. Vì vậy, điều tra, nghiên cứu những tri thức, kinh nghiệm sử dụng thực vật của các cộng đồng dân tộc được đặc biệt quan tâm trong những năm gần đây ở nhiều quốc gia. Qua điều tra sơ bộ, chúng tôi nhận thấy tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình, hai cộng đồng dân tộc Mường và Dao có nhiều tri thức và kinh nghiệm sử dụng các cây có ích rất phong phú, mang bản sắc riêng. Để góp phần bổ sung thêm vào kho tàng tri thức thực vật dân tộc Việt Nam và của địa phương về những tri thức, kinh nghiệm trong sử dụng thực vật dân tộc của đồng bào Mường và Dao, chúng tôi đã chọn đề tài “Điều tra, đánh giá các cây có ích được đồng bào dân tộc Mường và Dao sử dụng tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình”
- 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng các nhóm cây có ích trên Thế giới 1.1.1.Vai trò của các nhóm cây có ích trong đời sống con người Từ khi lịch sử mới hình thành, con người đã biết cách khai thác thế giới tự nhiên để phục vụ đời sống của mình. Ban đầu chỉ là để đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt là cái ăn và nơi cư trú. Nhưng dần dần qua quá trình khai thác thiên nhiên, quá trình thích nghi và chống chịu với thiên nhiên, đấu tranh với thiên nhiên để tồn tại và phát triển thì lúc này cũng xuất hiện nhu cầu về thuốc chữa bệnh và chất độc để săn bắt. Con người liên tục tìm tòi các phương thuốc phòng và chữa bệnh để bảo vệ sức khoẻ, chống lại bệnh tật, chống lại sự tấn công của động vật…. Khi mà xã hội loài người phát triển hơn nữa thì các nhu cầu xã hội cũng hình thành và nhanh chóng trở thành nhu cầu không thể thiếu được. Lúc này họ sống không chỉ ăn mà phải ăn ngon, họ không còn để cơ thể mình một cách tự nhiên nữa mà phải có cái che thân, rồi thành mặc đẹp…. Vai trò của cây cỏ gần như bao trùm toàn bộ đời sống con người: lương thực - thực phẩm, nơi cư trú, thuốc, may mặc, săn bắt và cả các nghi lễ tôn giáo. Cây cỏ không chỉ đáp ứng nhu cấu sinh hoạt của con người mà nó còn là nguồn nguyên liệu cho các mục đích khác. Từ việc sử dụng trực tiếp cây cỏ vào các mục đích cụ thể đến việc chế biến thành các sản phẩm khác, từ việc khai thác tự nhiên về dùng ngay đến dự trữ, bảo quản; đến chọn lọc, trồng và thuần hoá về trồng ở vườn nhà…. Tất cả các quá trình đó cứ xảy ra dân dần, từng bước, từng bước và người dân qua đó tích luỹ lại các kinh nghiệm thực tế. Kinh nghiệm của người dân có được qua các con đường: truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, học hỏi lẫn nhau giữa những người cùng một thế hệ và
- 4 kinh nghiệm tự tích luỹ được qua quá trình lao động. Sự phát triển của loài người luôn được đi kèm bởi quá trình khai thác thế giới thực vật. Đến nay, bất cứ một cuộc thảo luận nào về sự phát triển của con người sẽ bị coi là không đầy đủ nếu không bàn đến vai trò của cây cỏ trong quá trình phát triển ấy. Các tài liệu sớm nhất ghi lại việc sử dụng thực vật của người phương Tây là vào khoảng 1770 năm trước công nguyên của người Neanderthal và vào khoảng 1550 năm trước Công nguyên của người Ai cập cổ đại. Người Ai Cập cổ tin tưởng vào giá trị của cây cỏ không chỉ cho người sống mà còn ảnh hưởng mạnh mẽ tới các vua Ai Cập cổ (Pharaohs) của họ đã chết. Một số cây cỏ cũng đã được tìm thấy trong các kim tự tháp, được cho là có liên quan để ướp xác hoặc dùng trong lễ mai táng. Lịch sử nên y học Trung Quốc, Ấn Độ đều ghi nhận về việc sử dụng các cây cỏ làm thuốc cách đây khoảng 3000 - 5000 năm. Từ 3000 năm trước đây, Kinh Vê Đà, Ấn Độ đã nói về hương hoa để cúng bái. Trung Quốc là một trong những nước phát hiện và sử dụng nhiều dược thảo (trong đó có hoa) sớm nhất thế giới. Từ thời Tam quốc (222-265 CN), danh y Hoa Đà đã sử dụng Đàn hương, Tử đinh huơng để chế hương nang (túi thơm), sử dụng tính phương hương (hương thơm) của chúng để chống lại bệnh lao phổi và lỵ. Ông còn dùng hoa Cúc, Kim ngân phơi khô cho vào chiếc gối để gối đầu (Hương chẩm) để điều trị đau đầu, mất ngủ, cao huyết áp. Truyền thuyết nêu rằng: Dương Quý Phi, đời Đường Minh Hoàng, dùng hoa Bách hợp, hoa Hồng và các loại hoa thơm khác để lấy nước thơm, rửa chân, chữa chứng ra mồ hôi chân. Thời nhà Hán, “Thần Nông bản thảo kinh” (khoảng 100 - 180 CN) coi hoa Cúc là hoa kéo dài tuổi thọ, Cúc hoa cùng với trà có lợi cho khí huyết. Nếu thường xuyên uống thì thân thể sẽ nhẹ nhàng để phòng tuổi gia đau yếu và kéo dài được tuổi thọ.
- 5 Ở châu Âu, vào những năm 60 cũng đã phát triển phương pháp dùng hương thơm chữa bệnh (Phương hương tễ liệu pháp - Aromathérapie) là một bộ phận của Hoa trị liệu pháp. Đầu của giai đoạn này, giới Y học Pháp vô tình phát hiện một hiện tượng đặc biệt: Các nữ công nhân trong xưởng nước hoa không ai bị bệnh phổi. Xưởng chế tạo đó sau này trở thành xưởng sản xuất hoá học về chất thơm từ thực vật và thực vật chế tạo nước hoa. Ngoài tác dụng chữa bệnh, hoa còn là một nhân tố quan trọng trong văn hóa ẩm thực đồng thời đề bồi bổ sức khoẻ. Dùng thức ăn là hoa (Hoa thực) là một môn nghệ thuật với các cách chế biến khác nhau thành các món ăn vừa có màu sắc - mùi vị hấp dẫn, tăng hứng thú vị giác, thị giác và khứu giác. Y học hiện đại đã chứng minh màu sắc của hoa có tác dụng nhất định đối với điều tiết chức năng chuyển hoá trong cơ thể. Hoa Kim cúc có tác dụng giải độc,... Màu sắc của thức ăn nói chung và của hoa nói riêng có tác dụng làm cho ngon miệng (thực dục) và còn có tác động đến tâm sinh lý: màu đỏ làm tăng hưng phấn thần kinh trong bữa ăn; màu vàng làm cho thích ăn, vui vẻ; trên bàn ăn có hoa màu trắng là cho người ăn có cảm giác thong thả, thư giãn; màu xanh lục làm cho hô hấp và mạch đập ổn định, hạ huyết áp một cách tương đối. Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì đến năm 1985 đã có gần 20.000 loài thực vật (trong tổng số 250.000 loài đã biết) được sử dụng làm thuốc hoặc cung cấp các hoạt chất để chế biến thuốc. Trong đó ở Ấn Độ có khoảng 6.000 loài, Trung Quốc 5.000 loài, Vùng nhiệt đới châu Mỹ hơn 1.900 loài. Cũng theo tổ chức y tế thế giới thì mức độ sử dụng thuốc ngày càng cao. Trung Quốc tiêu thụ hằng năm khoảng 700.000 tấn dược liệu trong tổng số khoảng 1.600.000 tấn trên thế giới. Sản phẩm thuốc Y học dân tộc đạt giá trị hơn 1,7 tỉ USD năm 1986. Tổng giá trị thuốc có nguồn gốc thực vật trên thị trường Âu - Mỹ và Nhật Bản năm 1985 là trên 43 tỉ USD. Riêng ở
- 6 Nhật bản, lượng dược liệu nhập khẩu năm 1979 là 21.000 tấn, đến năm 1980 lên 22.640 tấn, tương đương 50 triệu USD. 1.1.2. Sơ lược lịch sử nghiên cứu cây có ích của các dân tộc Từ xa xưa, khi mà nền nông nghiệp còn sơ khai, con người đã phát hiện thấy có sự khác biệt trong cách sử dụng cây cỏ ở các bộ lạc khác nhau và nhiều loài cây có ích thấy xuất hiện ở khu vực này mà không thấy có ở khu vực khác. Vì vậy, việc chiếm hữu các loài cây có ích từ các khu vực khác là một trong các mục tiêu hàng đầu trong các cuộc chiến tranh bộ tộc. Tri thức thực vật dân tộc và các giống cây có ích của các bộ tộc, bộ lạc ở các vùng địa lý khác nhau là tiền đề cho các cuộc chiến tranh chiếm hữu và nhập nội thực vật. Chiến dịch nhập nội thực vật đầu tiên với quy mô lớn đã xảy ra cách đây khoảng 5.000 năm. Vào thời kỳ này, nhiều loài cây có ích (Nelumbo sp., Rosa spp.) đã được nhận thức và sử dụng rộng rãi. Thuật ngữ Thực vật dân tộc học (Ethnobotany) được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1895 trong bài giảng của John Harshberger ở Philadenphia. Harshberger đã định nghĩa Thực vật học dân tộc là nghiên cứu “Các cây được sử dụng bởi người nguyên thuỷ và các thổ dân (Plants used by primitive and aboriginal people)”. Một năm sau đó (1896), trong bài thuyết trình đầu tiên của mình về Thực vật dân tộc học, Harshberger đã chỉ ra rằng, đây là lĩnh vực nghiên cứu làm sáng tỏ “Vị thế văn hoá của các bộ lạc đã sử dụng thực vật để làm thực phẩm, nơi cư trú và quần áo (‘Cultural position of the tribes who used the plants for food, shelter or clothing”). Như vậy, đến lúc này, các nhà thực vật dân tộc học mới chỉ xem xét tới ba nhóm cây có giá trị quan trọng nhất là: cây ăn được (làm lương thực - thực phẩm); cây làm nhà, lều trại và các cây có sợi. Ngoài ra, đối tượng của các nghiên cứu được xác định là “bộ lạc”, “thổ dân” và “người nguyên thuỷ”.
- 7 Thuật ngữ Thực vật dân tộc được thừa nhận và sử dụng rộng rãi trong nhiều công trình nghiên cứu. Tuy nhiên, vào những năm đầu thế kỷ XX, các công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung vào việc điều tra, ghi chép về thành phần cây có ích và cách sử dụng của chúng. Từ năm 1916, các nhà nghiên cứu Thực vật dân tộc học đã nhận thức được sự cần thiết phải bổ sung lý thuyết và phương pháp luận cho lĩnh vực nghiên cứu mới này. Khi đó, Thực vật dân tộc học không chỉ là sự thu thập nhiều hơn nữa các tri thức mà còn phải đánh giá giá trị khoa học của các phương pháp sử dụng trong điều tra, tính xác thực của kết quả. Năm 1941, Thực vật dân tộc học đã có một bước tiến mới về nhận thức và mục tiêu nghiên cứu. Lúc này, nó không chỉ bao gồm các nghiên cứu về kinh nghiệm sử dụng thực vật của các nhóm người nguyên thuỷ mà cả với sự toàn vẹn của các mối liên quan giữa người nguyên thuỷ và giới thực vật. Các nhà nghiên cứu đã mô tả sự phụ thuộc của đời sống vật chất, tinh thần của các cộng đồng dân cư vào giới thực vật địa phương, đã đưa ra các luận chứng khoa học về bảo tồn truyền thống, văn hoá của các cộng đồng trên cơ sở cùng tồn tại hài hoà với giới thực vật. Năm 1978 là thời kỳ có sự thay đổi lớn nhất về nghiên cứu Thực vật dân tộc học khi Richard Ford đưa ra quan niệm” Sự tổng hợp mới của Thực vật dân tộc học”. Theo quan niệm này, các nhà thực vật dân tộc học cần phải có năng lực để nhận biết các loài cây có ý nghĩa gì làm cơ sở cho sự phân chia chúng bởi các nền văn hoá khác nhau. Xác định được dân cư của các nền văn hoá đã nhận thức chúng, sử dụng chúng và phụ thuộc vào chúng như thế nào… Để thực hiện được các nội dung của mình, Thực vật dân tộc học đã thực sự trở thành một bộ môn khoa học đa ngành, vì thế mà nó cũng chấp nhận nhiều lý thuyết và phương pháp nghiên cứu của các ngành khoa học khác có liên quan như thực vật học, dược học, hóa học, khảo cổ học… Các
- 8 nhà thực vật dân tộc học cần phải dựa trên các cơ sở lý thuyết đúng đắn nhất, sử dụng các phương pháp nghiên cứu thích hợp nhất để tìm ra con đường ngắn nhất đi tới mục tiêu. 1.1.3. Thành tựu và xu hướng nghiên cứu cây có ích của các dân tộc trên thế giới hiện nay Trong quá trình khai thác tự nhiên phụ vụ cho các nhu cầu của cuộc sống, các cộng đồng dân tộc đã tích luỹ riêng cho mình những tri thức, kinh nghiệm sử dụng thực vật. Nhìn chung, các tri thức về thực vật, kinh nghiệm sử dụng và các tập đoàn cây có ích truyền thống chỉ lưu truyền trong những phạm vi hẹp. Việc phát triển và nghiên cứu ứng dụng rộng rãi các thành tựu này sẽ mang lại lợi ích vô cùng to lớn. Các sản phẩm mới từ thực vật hoặc bắt nguồn từ thực vật được sản xuất trên cơ sở nghiên cứu tri thức thực vật dân tộc học đang mở ra triển vọng to lớn cho nhiều ngành và đáp ứng nhu cầu không ngừng tăng lên của nhân loại. Sản xuất sản phẩm mới trên cơ sở ứng dụng thực vật dân tộc có nhiều lợi thế: Đối với thực phẩm, đó là các loài sản phẩm ăn được của các cộng đồng trải qua nhiều thế hệ nên có độ an toàn cao; đối với các nghiên cứu sàng lọc và sản xuất các loại thuốc chữa bệnh mới trên cơ sở tri thức dược học dân tộc sẽ cho hiệu suất cao. Hiệu suất nghiên cứu sản xuất thuốc mới từ cây thuốc dân tộc là 1/125, trong khi đó hiệu suất sản xuất thuốc mới theo phương pháp tổng hợp hóa học ngẫu nhiên là 1/10.000 (Farnsworth, in Chadwick and Marsh, 1994). Đối với các sàng lọc các loài cây thuốc kháng HIV thì hiệu quả từ kinh nghiệm dược học dân tộc là 1/5 trong khi sàng lọc ngẫu nhiên là 1/18 (Balick Michael J., 1990).
- 9 1.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây có ích ở Việt Nam 1.2.1. Các nhóm cây có ích ở Việt Nam Việc nghiên cứu cây có ích đã được quan tâm từ xa xưa nhưng chủ yếu chỉ tập trung vào các cây dùng làm thuốc. Sử dụng dược liệu ở Việt Nam ban đầu chủ yếu dựa trên kinh nghiệm truyền thống trải qua hàng nghìn năm lịch sử kết hợp với sự truyền bá của dược học Trung Quốc vào nước ta trong suốt gần một nghìn năm xâm chiếm. Sau đó một số thầy thuốc không muốn phụ thuộc nhiều vào dược học Trung Quốc nên đã có những nghiên cứu, cải biến đế sử dụng nguồn thuốc nước nhà (Thuốc Nam) Tài liệu sớm nhất về cây thuốc Việt Nam là Nam Dược Thần Hiệu và Hồng Nghĩa Giác Tư Y Thư của Tuệ Tĩnh vào khoảng thế kỷ XVII hoặc thế kỷ XIV. Trong tài liệu này Tuệ Tĩnh đã mô tả hơn 630 vị thuốc, 13 đơn thuốc chữa tạp bệnh và 37 đơn thuốc chữa bệnh thương hàn. Sau tác phẩm này, phải mãi tới thế kỷ XVIII Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác mới xuất bản được bộ sách lớn thứ hai Y tông Tâm lĩnh cho nước ta. Bộ sách gồm 28 tập, 66 quyển đã mô tả khá chi tiết về thực vật, các đặc tính chữa bệnh. Tới thời kỳ Pháp thuộc (1884-1945) là giai đoạn có sự tác động mạnh mẽ của dược học phương Tây. Người phương Tây không chỉ mang đến các phương thức chữa bệnh mới mà qua quá trình khai thác thuộc địa, họ đã gián tiếp thúc đẩy quá trình nghiên cứu thực vật của Việt Nam nói chung và của cây thuốc nói riêng. Một số tài liệu về thực vật và dược liệu đã được xuất bản, đặc biệt trong đó là Bộ Thực vật chí đại cương Đông Dương của Lecomte xuất bản từ cuối thế kỷ XVIII tới đầu thế kỷ XIX đã thống kê được hơn 7000 loài thực vật. Bộ sách Danh mục các sản phẩm ở Đông Dương (Catalogue des Produits de l'Indochine - Plantes Médicinales) của Ch. Crévost và A. Pétélot năm 1935, Bộ sách này chỉ thống kê khoảng 1340 vị thuốc có nguồn gốc thảo mộc dùng trong y học ở ba nước Đông Dương.
- 10 Từ khi miền Bắc nước ta được giải phóng và đặc biệt là từ khi nước nhà thống nhất, việc nghiên cứu thực vật nói chung đã được quan tâm và tiến hành với quy mô lớn nhằm khai thác để xây dựng kinh tế vào lúc nước ta đang gặp nhiều khó khăn. Nhiều công trình nghiên cứu và tài liệu được xuất bản. Năm 1952, A. Pétélot tái bản có bổ sung và đặt tên mới là Những cây thuốc của Campuchia, Lào và Việt Nam (Les Plantes Médicinales du Cambodge, du Laos et du Vietnam) gồm 4 tập, 1050 trang, đây là một bộ sách đồ sộ về dược liệu vào thời kỳ đấy, liệt kê 1480 loài thực vật. Tuy nhiên về mô tả, phân bố, thành phần hoá học và đặc tính dược lý thì chưa được hoàn thiện đầy đủ. Năm 1960, Phạm Hoàng Hộ và Nguyễn Văn Dương cho xuất bản bộ cây cỏ Việt Nam, trong đó có nêu công dụng làm thuốc của nhiều loài thực vật. Năm 1965, Đỗ Tất Lợi cho xuất bản bộ sách "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam". Bộ sách này ngày càng được hoàn thiện và thể hiện được giá trị của nó. Đến nay đã tái bản có bổ sung tới lần thứ 9 (năm 2000) với khoảng 800 cây thuốc và vị thuốc. Tác giả Trần Khắc Bảo năm (1991), thống kê các nhóm cây có ích của Việt Nam: Cây tinh dầu: 500 loài, trong đó có đến 160 loài có giá trị kinh tế cao; nhóm cây có tanin khoảng 600 loài, cây thuốc khoảng 1850 loài. Tác giả nêu tầm quan trọng của việc bảo tồn nguồn gen thực vật nói chung và nguồn gen cây thuốc nói riêng. Đến năm 1999, Viện Dược liệu lại đưa ra một con số thống kê khác: 749 loài cho gỗ và củi, 40 loài tre nứa, 40 loài song mây, 600 loài chứa tannin, 260 loài cho dầu béo, 160 loài cho tinh dầu, 70 loài cho nhựa và nhiều nhất là cây làm thuốc với khoảng 2000 loài. Một số tác giả nước ngoài cùng với các nhà nghiên cứu trong nước cũng công bố một số sách chuyên khảo như: Sun Jin Koo, Yong Woong
- 11 Kwon, Dương Văn Chín, Hoàng Anh Cung với ấn phẩm “Cỏ dại phổ biến tại Việt Nam”. Tài liệu giới thiệu 201 loài (gồm cả ảnh màu) cỏ dại thường gặp ở Việt Nam; trong số đó có nhiều cây có tác dụng làm thuốc, làm rau ăn... Trần Công Khánh, 1984 cũng đã giới thiệu gần một trăm cây có chất độc ở Việt Nam, đến năm 2004 cho tái bản có bổ sung tài liệu này và đưa ra giới thiệu 97 cây độc nguy hiểm, 10 loại nấm độc dễ ăn phải và 11 cây giải độc dễ tìm, dễ sử dụng. Qua nhiều năm nghiên cứu trong lĩnh vực tài nguyên thực vật, các nhà khoa học thuộc Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật gần đây đã xuất bản một số tài liệu chuyên khảo về các nhóm cây như Nhóm cây có tinh dầu, nhóm cây có hoạt tính sinh học…. Việc phân nhóm các cây có ích ở Việt Nam cũng có nhiều quan điểm khác nhau, hầu hết là tiếp thu các hệ thống của Liên Xô (cũ) như hệ thống Tasken, 1935 (hệ thống được đề xuất tại hội nghị tài nguyên thực vật ở Tasken năm 1935), hệ thống của Pavlopski năm 1942 hay hệ thống của M. M. Ilin năm 1948… Các hệ thống này đều dựa vào mục đích sử dụng chính như dùng trong công nghiệp, nông nghiệp, sử dụng tự nhiên… nhưng giữa các hệ thống không có sự đồng nhất. Năm 1969, Phan Kế Lộc đã đưa ra hai sơ đồ phân loại cây tài nguyên ở miền Bắc Việt Nam. Một sơ đồ tác giả dựa vào chất có ích, bộ phận trong cơ thể thực vật được sử dụng làm căn cứ; sơ đồ còn lại tác giả lại căn cứ vào mục đích sử dụng để phân chia. Gần đây, các nhà thực vật trong quá trình biên soạn bộ tài nguyên thực vật Đông Nam Á đã đi tới thống nhất phân chia các loài cây có ích theo giá trị sử dụng và các sản phẩm mà thực vật cung cấp. Đây là cách phân chia thể hiện được tính khách quan, tính thực tiễn và tránh được nhiều nhược điểm mà các tác giả trước mắc phải.
- 12 1.2.2. Tình hình nghiên cứu các nhóm cây có ích của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam Ở Việt Nam, nghiên cứu thực vật dân tộc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi nước ta có tới 54 dân tộc anh em sống ở khắp các vùng trong cả nước. Mỗi dân tộc hay mỗi cộng đồng dân tộc sinh sống trong các môi trường có nguồn tài nguyên khác nhau sẽ có tri thức bản địa khác nhau. Tuy nhiên cho tới nay, chúng ta chưa có điều kiện để điều tra, tư liệu hoá hệ thống tri thức bản địa quý giá của mình. Đã có những nghiên cứu nhưng tương đối nhỏ lẻ mà chủ yếu tập trung vào nhóm cây thuốc dân tộc, còn các nhóm cây khác gần như chưa được đầu tư. Một số công trình nghiên cứu về cây thuốc dân tộc trong thời gian gần đây có thể kể tới như đề tài “Góp phần nghiên cứu bảo tồn cây thuốc ở Vườn Quốc gia Ba Vì của Trần Văn Ơn”, công trình đã đưa ra danh lục các cây thuốc được dân tộc Dao ở Ba Vì khai thác cùng với các phương thức sử dụng chúng. Ngoài ra tác giả còn phân tích những nguyên nhân tác động tới nguồn tài nguyên cây thuốc, đề xuất một số biện pháp bảo tồn nguồn gen cây thuốc ở đây. Các tác giả khác như Nguyễn Nghĩa Thìn, Tạ Quang Thiệp cũng tiến hành nghiên cứu cây thuốc dân tộc tại các khu vực như dân tộc Thái ở Con Cuông, Nghệ An; dân tộc Sán Dìu ở Tam Đảo, Vĩnh Phúc. Có tác giả lại nghiên cứu cây thuốc dân tộc không theo khu vực nghiên cứu mà định hướng vào mục đích chữa bệnh như Nguyễn Thị Kim Thanh (2005) đã tiến hành diều tra, sàng lọc các cây thuốc dân tộc có khả năng chữa bệnh ung thư … Một số nhóm cây có ích khác được nghiên cứu đến nhưng với quy mô nhỏ, chưa đầy đủ như nhóm cây có chất màu, trong đó có chất nhuộm màu thực phẩm; nhóm cây có chất độc, cây lấy sợi,… * Vài nét về truyền thống sử dụng thực vật của cộng đồng người Dao ở nước ta Từ xưa, đồng bào dân tộc Dao đã nổi tiếng với những bài thuốc chữa bệnh quý được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Những bài thuốc cổ truyền của
- 13 người Dao được biết đến với những phương thuốc đặc trị xương khớp, xơ gan, sỏi thận, dưỡng thai,... như: Dùng cây Gấm cong (Gnetum latifolium var. latifolium) đem sắc uống hoặc ngâm rượu xoa để chữa đau xương, vôi hóa; dùng Bạch đầu chevalier (Vernonia chevalierii Gagnep.) sắc uống trị hậu sản, bổ máu; dùng Gáo đỏ (Neonauclea purpurea (Roxb.) Merr. ) sắc uống hoặc đun tắm trị bệnh gan, chữa ngứa; dùng Vông xanh (Erythrina variegata L.) giã đắp chữa sa tử cung... Thời gian gần đây, người Dao nổi tiếng với bài thuốc tắm đặc sắc. Thuốc tắm (tiếng Dao gọi là Đìa dảo xin) dùng để chữa các bệnh đau nhức cơ, xương, khớp, cảm cúm, ngứa, táo bón, đinh nhọt; tăng cường thể lực cho phụ nữ sau khi đẻ, người mới ốm dậy. Người lao động nặng nhọc, mệt mỏi, sau khi tắm thấy cơ thể nhẹ nhõm, tinh thần sảng khoái, sức khoẻ được hồi phục. Số cây thuốc trong một bài thuốc tắm thường rất lớn, dao động từ 10 đến 120 loài, thuộc nhiều họ thực vật và dạng sống khác nhau. Trong đó, có khoảng 5-10 loài cây thuốc được coi là quan trọng nhất. Tùy theo mục đích sử dụng mà số loài được sử dụng trong bài thuốc sẽ được gia giảm cho hợp lý. Các kết quả điều tra đã cho thấy, số loài trong các họ thực vật thường được người Dao đỏ ở Sa Pa sử dụng làm thuốc tắm gồm: Họ Actinidiaceae (1 loài), Annonaceae (2 loài), Araceae (2 loài), Araliaceae (1 loài), Aristolochiaceae (1 loài), Asteraceae (2 loài), Capparidaceae (1 loài), Convallariaceae (1 loài), Cucurbitaceae (1 loài), Equisetaceae (1 loài), Euphorbiaceae (1 loài), Fabaceae (2 loài), Gesneriaceae (1 loài), Hernandiaceae (3 loài), Lamiaceae (2 loài), Lardizabalaceae (1 loài), Moraceae (3 loài), Oleaceae (1 loài), Ranunculaceae (5 loài), Rubiaceae (3 loài), Rutaceae (1 loài), Schisandraceae (1 loài), Zingiberaceae (2 loài). Cộng đồng người Dao ở Lạng Sơn có cách làm men rượu từ cây rừng cũng rất độc đáo. Họ dùng cây pìng đia và say diệp (tên tiếng Dao) phơi khô (có mùi thơm rất dễ chịu), sau đó đem giã thành bột trộn với bột gạo, men
- 14 giống vo viên rồi ủ lên men, tạo một hương vị rượu rất đặc trưng cho loại rượu Mẫu Sơn nổi tiếng. Người Dao ở Thanh Hóa lại có bài thuốc nam có tác dụng bồi bổ cơ thể và hỗ trợ cai nghiện ma túy rất hiệu quả, hiện đang được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng người Dao tại các tỉnh Thanh Hóa, Hòa Bình, Hà Giang, Tuyên Quang. Loại thuốc này nay được đóng thành túi nhỏ để sắc uống, được bày bán rộng rãi trên thị trường (giá khoảng 100.000đ/túi). Người Dao tại một số nơi (Ba Vì) có truyền thống nấu cây thuốc thành cao (gọi là cao thuốc) để thuận tiện cho việc sử dụng, cất trữ và vận chuyển. Tuy nhiên, còn có ít người biết rằng dân tộc Dao có tập quán uống rượu thuốc và chế biến rượu thuốc bằng cách ngâm rượu với một số loại rễ cây rừng có vị bổ, nhất là ngâm với thuốc bắc. Loại rượu thuốc này ngâm càng lâu năm càng tốt, dùng để chữa bệnh và tăng cường thể lực. Nhìn chung, người Dao thích nấu rượu bằng bột lấy từ thân cây Móc (Caryota urens L.), cây Báng (Arenga pinnata (Wurmb) Merr.) Và còn vô số những kinh nghiệm đặc sắc khác, đôi khi trùng hoặc không trùng với bất cứ cộng đồng dân tộc nào. Song, hầu hết kho tàng tri thức này đều chỉ được lưu truyền qua phương thức truyền khẩu nên đã bị mai một nhiều, do sự tác động của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan. Đây cũng là thực tế phổ biến của đa số các dân tộc ít người ở nước ta. Vì vậy, chúng ta cần phải có những việc làm phù hợp và kịp thời để bảo tồn nguồn tri thức quý này. Ở Việt Nam, cho đến nay vẫn còn rất nhiều tri thức và kinh nghiệm sử dụng thực vật của cộng đồng các dân tộc chưa từng được khám phá, chưa được những người ngoài cộng đồng biết đến. Vì thế mà tiềm năng về nguồn tài nguyên thực vật đa dạng gắn với tri thức và kinh nghiệm của các cộng đồng các dân tộc, đặc biệt là các dân tộc ở vùng núi cao là rất lớn và có nhiều triển vọng.
- 15 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Các nhóm cây có ích được đồng bào Mường và Dao sử dụng tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. 2.2. Mục tiêu nghiên cứu 2.2.1. Mục tiêu chung Nắm được những tri thức sử dụng thực vật của cộng đồng dân tộc Mường và Dao nhằm đề xuất một số loài cây có tiềm năng kinh tế và những kinh nghiệm có khả năng áp dụng rộng rãi trong cộng đồng, góp phần bảo tồn những tri thức trong sử dụng thực vật tại địa phương. 2.2.2. Mục tiêu cụ thể - Xác định được thành phần và số lượng các loài thực vật có ích được cộng đồng người Mường và người Dao ở Lương Sơn sử dụng. - Tổng hợp và chọn lọc được những tri thức, kinh nghiệm sử dụng thực vật có ích của cộng đồng người Mường và Dao ở Lương Sơn. - Đề xuất được một số loài cây có tiềm năng kinh tế và những kinh nghiệm có khả năng áp dụng rộng rãi trong cộng đồng. 2.3. Nội dung nghiên cứu - Điều tra thành phần loài thực vật tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình được cộng đồng dân tộc Dao, Mường sử dụng. - Điều tra kinh nghiệm sử dụng các nhóm cây có ích của cộng đồng dân tộc Dao, Mường huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. - Lập danh lục các loài thực vật được sử dụng theo các mục đích: cây làm thuốc, cây ăn được, cây để nhuộm, cây đan lát,.....
- 16 - Đề xuất một số loài cây có tiềm năng kinh tế và những kinh nghiệm có khả năng áp dụng rộng rãi trong cộng đồng. - Sơ bộ đánh giá các kết quả đã đạt được và đưa ra những kiến nghị cho công tác bảo tồn. 2.4. Phương pháp nghiên cứu 2.4.1. Phương pháp kế thừa Kế thừa các tài liệu về đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế-xã hội và các nội dung có liên quan tới nghiên cứu các nhóm cây có ích được người Mường và Dao sử dụng tại huyện Lương Sơn. 2.4.2. Phương pháp nghiên cứu thực vật học theo Nguyễn Nghĩa Thìn (2007) [45]. Thu mẫu: Các mẫu vật được thu thập theo kinh nghiệm sử dụng của người dân địa phương. Các mẫu tiêu bản tốt phải đảm bảo có đầy đủ các bộ phận đặc biệt là cành, lá cùng với hoa, quả (đối với cây lớn) hay cả cây (cây thảo nhỏ hay dương xỉ). Các cây lớn thu từ 3- 5 mẫu trên cùng cây; các cây thảo nhỏ và dương xỉ thì thu 3- 5 cây (mẫu) sống gần nhau. Điều này là rất cần thiết để bổ sung cho nhau trong quá trình định mẫu và trao đổi mẫu vật [45]. Các mẫu được thu thập phải có tỷ lệ tương đối phù hợp với kích thước chuẩn của mẫu tiêu bản: 41 x 29 cm. Tuy nhiên, trong điều tra thực vật dân tộc học, các mẫu tiêu bản thu được thường không đầy đủ các tiêu chuẩn trên. Trong các trường hợp này, chúng tôi tiến hành thu thập các mẫu vật có thể (cành, lá, hoa, quả, hạt, rễ… ) các mẫu này không đủ cơ sở để xác định chính xác tên khoa học nhưng có thể định hướng cho quá trình thu thập thông tin kèm theo và thu mẫu tiêu bản bổ sung sau này [45]. Phổ biến hơn cả là chúng tôi làm mẫu tiêu bản nhỏ.
- 17 Mẫu tiêu bản nhỏ: là mẫu tiêu bản thực vật không đủ tiêu chuẩn phân loại với kích thước nhỏ, thuận tiện cho việc mang theo để so sánh, đối chiếu trong các đợt điều tra, kích thước khoảng 20 x 30 cm, nhưng có những đặc điểm dễ nhận . Bên cạnh các mẫu thực vật điển hình thì để mô phỏng cho giá trị sử dụng, chúng tôi còn thu thập các mẫu thực vật dân tộc học- các mẫu thực vật chứa đựng giá trị tri thức dân tộc như: bộ phận dùng, các bộ phận có đặc điểm để phân biệt bởi tri thức dân tộc, các sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật…. Ghi chép thông tin: Các thông tin liên quan đến mỗi mẫu vật phải được ghi chép ngay tại hiện trường. Các thông tin về thực vật cần có như: Dạng sống, đặc điểm thân, cành, lá, hoa, quả trong đó đặc biệt lưu ý đến các thông tin không thể hiện được trên mẫu tiêu bản khô như màu sắc hoa, quả khi chín, màu của nhựa, dịch, mủ; mùi, vị của hoa quả nếu có thể biết được… Bên cạnh đó, các thông tin về thời gian, địa điểm thu mẫu, điều kiện tự nhiên, sinh thái nơi sống, mật độ, người thu mẫu… cũng nên được ghi cùng. Các thông tin về thực vật dân tộc học được ghi chép thông qua tri thức của người cung cấp thông tin. Có thể phỏng vấn trực tiếp hay quan sát cách thức thực hiện các tri thức đó để thu nhận thông tin. Các thông tin cần ghi là: tên dân tộc của cây, ý nghĩa của tên, mục đích sử dụng, bộ phận dùng, cách khai thác, bảo quản và sử dụng, nguồn gốc thông tin… Ngoài ra, do mẫu thực vật dân tộc thường không có đầy đủ các bộ phận để quan sát trực tiếp nên cán bộ điều tra đề nghị người cung cấp tin mô tả các bộ phận còn thiếu tuy nhiên những mô tả này chỉ để tham khảo và định hướng tiếp theo chứ không được coi là các mô tả thực vật vì cách nhìn nhận, mô tả của người dân không hoàn toàn trùng khít với cách mô tả thực vật của người nghiên cứu. Các thông tin có thể được vào phiếu điều tra ngay tại hiện trường hoặc ghi vào sổ tay sau đó đến cuối ngày phải vào phiếu.
- 18 Xử lý mẫu: Trong khi thực địa, các mẫu được cắt tỉa cho phù hợp sau đó kẹp vào giữa hai tờ báo (kích thước 45 x 30 cm) và được ngâm trong dung dịch cồn 40o - 45o để mang về. Khi về, mẫu được lấy ra khỏi cồn và được đặt giữa hai tờ báo khô, cứ như vậy thành từng tập, kẹp bằng kẹp mắt cáo để mang đi phơi hoặc sấy khô. Mẫu có thể được xử lý độc và khâu hay không là tùy vào yêu cầu cụ thể. Định tên: Việc định tên được sử dụng theo phương pháp hình thái so sánh. Cơ sở để xác định là dựa vào các đặc điểm phân tích được từ mẫu vật, các thông tin ghi chép ngoài thực địa, từ đó so sánh với các khoá phân loại đã có hay với các bản mô tả, hình vẽ. Các tài liệu thường xuyên được dùng là: Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam [1], Cây cỏ Việt Nam [18], [19], [20]… Các mẫu vật phức tạp, không có nhiều đặc điểm nhận dạng sẽ được chuyển cho các chuyên gia phân loại sâu để giám định. Lập danh lục: Từ các mẫu tiêu bản đã có tên, chúng tôi tiến hành lập danh lục thực vật. Tên khoa học của các loài được kiểm tra và chỉnh lý theo bộ “Danh lục các loài thực vật Việt Nam”. Danh lục cuối cùng được xây dựng theo nguyên tắc: Tên các họ và trong mỗi họ thì tên cây được sắp xếp theo vần abc. Trong bảng danh lục có các cột là: STT, Tên dân tộc, tên phổ thông, tên khoa học, họ thực vật, chế biến và sử dụng, nhóm công dụng. 2.4.3. Phương pháp điều tra cộng đồng (Phỏng vấn 26 người dân (Phụ lục III) Trong quá trình nghiên cứu cộng đồng, chúng tôi sử dụng hai phương pháp nghiên cứu là RRA và PRA [35]. 2.4.3.1. RRA (Đánh giá nhanh nông thôn): Là quá trình nghiên cứu được coi như là điểm bắt đầu cho sự hiểu biết tình hình địa phương. Sự nghiên cứu đó được thực hiện do một nhóm đa ngành làm việc trên hiện trường ít nhất bốn ngày nhưng không quá ba tuần, sự
- 19 nghiên cứu đó còn được dựa trên thông tin thu thập được, quan sát trực tiếp và phỏng vấn mà ở đó giả định rằng tất cả các câu hỏi liên quan không được xác định trước (theo James Beebe, 1985). Hay nói theo cách khác: RRA đề cập đến một phương pháp tiếp cận nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc học một cách nhanh chóng và trực tiếp từ người dân địa phương. RRA cho phép lấy được kiến thức địa phương và thu lượm được thông tin và sự hiểu biết của người dân địa phương bằng việc sử dụng các công cụ và phương pháp kết hợp (theo Bill Jackson và Andrew Ingles, 1995). Một số đặc điểm của phương pháp RRA + Phương pháp tiếp cận nhanh. + Phương pháp tiếp cận đa ngành. + Sử dụng tổng hợp hệ thống các công cụ đánh giá xã hội khác nhau trong việc giải quyết các vấn đề cụ thể. + Chất lượng của các nghiên cứu RRA phụ thuộc vào khả năng phân tích, hiểu biết liên quan tới khu vực nghiên cứu của các nhóm chuyên môn. 2.4.3.2. PRA (Đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân): Là một loạt các phương pháp tiếp cận và phương pháp cho phép người dân nông thôn cùng chia sẻ, nâng cao và phân tích kiến thức của họ về đời sống và điều kiện nông thôn để lập kế hoạch và hành động (theo Robert Chambers 1994). Từ định nghĩa trên, ta có thể thấy một số đặc điểm của PRA. + PRA nhấn mạnh đến việc các cán bộ điều tra học hỏi từ người dân địa phương. Người nghiên cứu cùng làm việc với người dân bản địa để từ đó học hỏi, nhận thức vấn đề, phân tích, lập kế hoạch và giải quyết các công việc cụ thể. + PRA được thực hiện dựa trên kiến thức và năng lực của người dân địa phương. Kiến thức và kinh nghiệm bản địa luôn được coi là động lực phát
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 788 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 372 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 300 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 313 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 321 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 265 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 236 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 250 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 203 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn