intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Điều tra, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển hệ thống cây xanh nội thành Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:70

22
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung chính của đề tài là điều tra hiện trạng cây xanh khu vực nội thành Hà Nội. Đánh giá hiện trạng và đặc điểm hệ thống cây xanh. Đề xuất các giải pháp phát triển hệ thống cây xanh khu vực nghiên cứu. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của luận văn này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Điều tra, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển hệ thống cây xanh nội thành Hà Nội

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP NGUYỄN THỊ MAI ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CÂY XANH NỘI THÀNH HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP HÀ NỘI, NĂM 2009
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP NGUYỄN THỊ MAI ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CÂY XANH NỘI THÀNH HÀ NỘI CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC MÃ SỐ: 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ ĐỒNG TẤN HÀ NỘI, NĂM 2009
  3. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Sau lần mở rộng địa chính vào ngày 1 tháng 8 năm 2008, Hà Nội trở thành đô thị lớn thứ hai về dân số với 6.233 triệu người sau thành phố Hồ Chí Minh và thứ nhất về diện tích đồng thời nằm trong 17 thủ đô có diện tích lớn nhất thế giới. Để xứng đáng là Thủ đô của cả nước, Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng Hà Nội trở thành một thành phố hiện đại, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, trung tâm giao dịch quốc tế của cả nước trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá. Với định hướng đó ngày 20 tháng 6 năm 1998 Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định 108/1998TTg phê duyệt điều chỉnh tổng thể thủ đô Hà Nội đến năm 2020. Theo Quyết định này, đến năm 2020 chỉ tiêu sử dụng đất cây xanh, công viên, thể dục thể thao của Thành phố trung bình là 18m2/người. Đây là một nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với tất cả các cấp các ngành, đặc biệt đối với ngành cây xanh. Trong "Hội thảo khai thác hiệu quả công viên - vườn hoa Thành phố Hà Nội" diễn ra ngày 17 tháng 3 năm 2009. PGS-TS Huỳnh Đăng Hy cung cấp số liệu theo tổ chức JICA (Nhật Bản, 2006), 10 năm qua, diện tích cây xanh Hà Nội đã giảm đi: Năm 1998 đạt 1,95 m2/người, nay chỉ còn 0,9 m2/người; mật độ cây xanh tại quận Đống Đa, huyện Gia Lâm chỉ có 0,05 m2/người; So với London (26,9 m2/người) hay New York (29,3 m2/người), Moscow (24 m2/người)... thì tỷ lệ cây xanh ở Hà Nội còn quá thấp. Không những thiếu, công viên lại phân bố không đều và đặc biệt là chưa đáp ứng được yêu cầu sử dụng đa năng của cộng đồng. Cây xanh có vai trò quan trọng trong đời sống con người, hệ thống cây xanh từ lâu được coi như lá phổi, nó có tác dụng cải thiện và bảo vệ môi trường, môi sinh. Cây xanh lại càng quan trọng hơn đối với những thành phố lớn, có mật độ dân số đông và hoạt động công nghiệp phát triển mạnh như Hà Nội hiện nay. Cây xanh mặt nước có vai trò quan trọng trong không gian đô thị, có tác dụng tạo bộ mặt cho cảnh quan đô thị, cải thiện môi trường đô thị, đặc biệt là đối với đô thị lớn và đông dân cư như Hà Nội. Để đảm bảo vai trò cải thiện môi trường và cảnh quan, Hà Nội
  4. 2 cần thiết phải có kế hoạch, quy hoạch ngắn và dài hạn đầu tư phát triển cây xanh để xứng đáng với tầm vóc Thủ đô. Hiểu rõ vai trò cây xanh với đô thị nói chung và Hà Nội nói riêng, cùng với mức cấp thiết của quá trình phát triển cây xanh phù hợp với phát triển chung của Thủ đô, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Điều tra, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển hệ thống cây xanh nội thành Hà Nội”. Đề tài tập trung tìm câu trả lời cho các câu hỏi như: Hiện trạng cây xanh Thành phố Hà Nội? Cây xanh đô thị Hà Nội đang gặp phải những vấn đề gì? Các giải pháp khắc phục?
  5. 3 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 . Vai trò của cây xanh Khác với các hệ sinh thái tự nhiên khác, ngoài hai thành phần cơ bản là hữu sinh và vô sinh, hệ sinh thái đô thị còn có thành phần thứ ba đó là thành phần công nghệ. Nó bao gồm các nhà máy, cơ quan, xí nghiệp, các cơ sở sản xuất... Thành phần công nghệ có vai trò quyết định và chi phối dòng năng lượng qua hệ sinh thái. Về cấu trúc không gian, hệ sinh thái đô thị gồm có phần trung tâm (nội thành) và vùng ngoại thành. Phần trung tâm là nơi tập trung dân cư lớn nên rất dễ dẫn đến những thay đổi về môi trường theo chiều hướng xấu có ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người. Mức độ tập trung dân cư càng đông thì nguy cơ thay đổi về môi trường càng lớn. Vùng ngoại thành được coi như là vùng đệm chuyển tiếp từ hệ sinh thái tự nhiên sang hệ sinh thái nhân tạo. Do tập trung dân cư đông và công nghiệp phát triển dẫn đến ô nhiễm môi trường ngày càng tăng. Nguồn gây ô nhiễm chính là: các phương tiện giao thông, các nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở sản xuất và rác thải sinh hoạt hàng ngày. Các chất gây ô nhiễm là: bụi, khói, khí độc, các chất thải, tiếng ồn.... Đối tượng dễ bị ô nhiễm nhất là không khí và nguồn nước. Để bảo vệ môi trường, ngoài các biện pháp giảm thiểu nguồn ô nhiễm thì cây xanh có vai trò vô cùng quan trọng vì hệ thống cây xanh có những chức năng sau: Trước hết, hệ thống cây xanh có tác dụng cải thiện khí hậu vì chúng có khả năng thoát hơi nước găn chặn và lọc bức xạ mặt trời, giữ độ ẩm đất và độ ẩm không khí thông qua việc hạn chế bốc hơi nước, kiểm soát gió và lưu thông gió. Cây xanh có tác dụng bảo vệ môi trường: cây xanh có thể giảm thiểu các chất độc hại trong không khí (CO2, SO2, CO…) và dưới đất (Chì, Sắt, Kẽm…) giảm nồng độ bụi, hạn chế tiếng ồn, giảm nhiệt, tạo đối lưu không khí, sinh nguồn gió mát, tăng lượng oxy…Ví dụ câu Hoè hoa vàng rất phù hợp trồng trên đường phố, mỗi năm 1 cây Hoè có thể giữ được 2.156 tấn bụi trên lá và bụi trên bãi cỏ dưới cây có thể lưu lại 1/6 đến 1/3 so với bình thường [15].
  6. 4 Cây xanh có vai trò quan trọng trong kiến trúc và trang trí cảnh quan. Những tính chất của cây xanh như: hình dạng (tán lá, thân cây), màu sắc (lá, hoa, thân cây, trạng mùa của lá...) là những yếu tố trang trí làm tăng giá trị thẩm mỹ của công trình kiến trúc cũng như cảnh quan chung. Số lượng cành nhánh chặt tỉa và đốn hạ những cây già cỗi không còn tác dụng là nguồn cung cấp gỗ củi cho dân dụng. Như vậy, ngoài chức năng là sinh vật sản xuất như trong các hệ sinh thái khác (hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái nông nghiệp...) cây xanh trong hệ sinh thái đô thị còn có chức năng quan trọng hơn đó là bảo vệ môi trường và trang trí cảnh quan. 1.2 . Nghiên cứu cây xanh đô thị trên thế giới Từ thời kỳ sơ khai của nền văn minh nhân loại, cây xanh luôn luôn giữ vai trò quan trọng về mặt trang trí cảnh quan. Người Trung Hoa, La Mã, Ai Cập, Hy Lạp đã sử dụng cây xanh để trang trí nhà ở, lăng miếu, đền thờ, tượng đài... Qua các thời kỳ phát triển của xã hội loài người, đô thị dần dần được hình thành và không ngừng phát triển. Cùng với sự phát triển của đô thị là hệ thống cây xanh. Vì cây xanh là một bộ phận quan trọng của các công trình kiến trúc, nhất là đối với các công trình kiến trúc đô thị. Trước đây, việc trồng cây xanh chủ yếu là để trang trí và kiến trúc cảnh quan. Vì vậy, trồng cây gì, ở đâu và trồng như thế nào thì hầu như phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của các nhà kiến trúc, sự yêu thích thiên nhiên của các nhà quí tộc, sự ham mê của những người làm vườn... Về phương diện bảo vệ môi trường có thể nói là chưa được chú ý, nếu có thì chỉ mang tính cục bộ đối với một ngôi nhà, một vùng hay một khu vực nào đó. Đến giữa thế kỷ XX, do dân số tăng nhanh, sự phát triển của các ngành công nghiệp, sự gia tăng của các phương tiện giao thông... làm cho môi trường đô thị bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng. Cho nên, bảo vệ môi trường trở thành nhiệm vụ hết sức cấp bách. Cây xanh, một thành phần quan trọng trong các công trình kiến trúc, có vai trò hết sức quan trọng trong việc điều hoà khí hậu, bảo vệ môi trường và giải quyết
  7. 5 các vấn đề môi sinh. Cùng với việc giảm thiểu nguồn ô nhiễm thì sử dụng cây xanh đang là giải pháp hiệu quả nhất trong việc bảo vệ môi trường. Vì vậy, cây xanh đô thị đã trở thành chủ đề thu hút nhiều nhà khoa học quan tâm. Tuy nhiên, phải đến những năm đầu của thập kỷ 60 vấn đề này mới được nghiên cứu một cách hệ thống. Để nghiên cứu cây xanh đô thị, các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều thuật ngữ để mô tả như: phức hợp rừng, lâm nghiệp vành đai xanh, kỹ nghệ xanh, lâm nghiệp tiện ích, lâm nghiệp đô thị... Trong số các thuật ngữ đó thì lâm nghiệp đô thị là thuật ngữ được nhiều người chú ý và sử dụng. Thuật ngữ này lần đầu tiên được giới thiệu tại trường Đại học Torondo (Canađa) vào năm 1965. Tuy nhiên, phải sau đó 5 năm, Jogensen (1970) mới đưa ra định nghĩa về thuật ngữ này. Theo ông thì lâm nghiệp đô thị không chỉ liên hệ đến cây xanh đô thị hay quản lý các cây cá lẻ mà còn quản lý cây xanh trên toàn bộ diện tích chịu ảnh hưởng và sử dụng bởi quần thể cư dân đô thị. Sau đó, được các nhà nghiên cứu khác bổ sung thêm và thống nhất: Lâm nghiệp đô thị là trồng và tạo lập, bảo vệ và quản lý cây xanh và các thực vật kết hợp dưới dạng cá thể, nhóm nhỏ hay dưới hoàn cảnh rừng trong các thành phố, ngoại ô của thành phố và nông thôn ngoại thành. Theo định nghĩa này thì phạm vi và chức năng hoạt động của lâm nghiệp đô thị khá rộng liên quan đến nhiều lĩnh vực: lâm nghiệp, nông nghiệp, bảo vệ môi trường, kiến trúc, dịch vụ và thương mại [23]. Như vậy, vai trò của cây xanh đã có sự thay đổi cơ bản về chức năng trong hệ sinh thái đô thị: trước đây, cây xanh chủ yếu là trang trí và kiến trúc cảnh quan thì nay là điều hoà khí hậu và bảo vệ môi trường. Cây xanh đô thị đã trở thành một chuyên ngành khoa học thực sự-chuyên ngành lâm nghiệp đô thị. Với quan điểm này đòi hỏi phải xây dựng một loạt các giải pháp khoa học công nghệ từ việc qui hoạch đến việc chọn loài cây trồng, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn cây trồng, các kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc và quản lý... Xu hướng phát triển cây xanh các nước trên thế giới rất đa dạng. Các quốc gia phát triển rất sớm không gian xanh cho các đô thị, trước hết là cây xanh đường phố, cây xanh công viên, cây xanh khu chung cư, trong cơ quan, trường học, bệnh
  8. 6 viện… Các quốc gia đều quan tâm đến chỉ số m2/người. Chỉ tiêu này càng lớn thì không gian xanh của đô thị càng hoàn hảo. 1.3 . Phát triển cây xanh ở Việt Nam Ở Việt Nam, việc trồng cây xanh đô thị đã được tiến hành từ hàng trăm năm. Nhưng việc nghiên cứu về vấn đề này thì mới được thực hiện khoảng vài chục năm gần đây. Điều đáng chú ý là các nghiên cứu mới chỉ tập trung ở hai Thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Quan điểm về vấn đề cây xanh đô thị, các nhà nghiên cứu trong nước đều khẳng định: hệ thống cây xanh đô thị có vai trò hết sức to lớn trong việc điều hoà khí hậu, bảo vệ môi trường và kiến trúc cảnh quan. Hệ thống cây xanh đô thị của nước ta chưa đáp ứng được yêu cầu về môi trường cảnh quan. Tỷ lệ diện tích cây xanh quá ít, cơ cấu cây trồng chưa hợp lý. Chúng ta vẫn còn thiếu một giải pháp đồng bộ cho việc phát triển hệ thống cây xanh đô thị. Phần lớn cây xanh trên hè phố, trong các công viên, các vườn của các dinh thự Hà Nội mới trồng cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Theo Đại Nam nhất thống trí: Hà Nội là kinh đô xưa có 36 phố phường, năm (1875) có 21 phố: Hà Khẩu, Việt Đông, Hàng Mắm, Hàng Mã, Báo Thiên, Nam Hoa, Hàng Bồ, Hàng bạc, Hàng Thiếc, Hồng Lam, Đồng Xuân, Thanh Hà...sang đầu thế kỷ 20 phố xá ở rộng ra phía đông và phía nam như hiện nay. Như vậy thảm cây xanh Hà Nội chỉ được trồng sau khi phố xá hình thành khoảng một trăm năm. Hồ Gươm trước đây khá rộng, nhà dân ở ra sát mép hồ. Tháng 11 năm 1885 giải toả các hộ dân sống chung quanh hồ và khởi công đổ đất cạp hồ và cho san lấp những vùng trũng thấp. Đến đầu năm 1893, con đường nhựa chạy quanh Hồ Gươm được khánh thành. Thảm cây xanh quanh Hồ Gươm cũng được trồng từ đấy với nhiều loài cây được đưa từ nhiều miền của đất nước. Vì vậy thảm cây xanh ở đây hoàn toàn là cây nội địa, khác với thảm cây khu vực Bách Thảo. Có thể nói đây là thảm cây xanh quý nhất của thủ đô Hà Nội và ít chịu tác động nhất bởi quá trình đô thị hóa. Các công viên và vườn hoa khác của thành phố như: Chí Linh, Diên Hồng, Tao Đàn, Pát-xtơ, Thủ Lệ...được trồng cùng thời gian với các hàng cây trên hè phố
  9. 7 theo quy hoạch đô thị thời đó. Nhưng cây cối trên các đường phố thuộc khu vực Hồ Tây, Ba Đình được trồng sớm hơn khu vực phía nam Hồ Gươm. Nhưng nói chung thảm cây xanh Hà Nội có tuổi trên 100 năm đã tạo nên màu xanh tô thêm vẻ đẹp tự nhiên cho thành phố. Nhiều đường phố trồng thuần một loại cây đặc trưng như Xà cừ trên đường Hoàng Diệu và đường Bà Triệu, Phượng vĩ trên đường Lý Thường Kiệt, cây Bằng lăng trên đường hàng Bông Thợ Nhuộm, cây Sao đen trên đường Lò Đúc, cây Sấu trên đường Trần Hưng Đạo, Phan Đình Phùng và Điện Biên Phủ, cây Sữa trên đường Nguyễn Du...đã để lại những dấu ấn khó quên không chỉ đối với những người đã từng sống ở đây mà còn được ghi nhận của nhiều người trên những trang thơ, câu hát về Hà Nội. Cây xanh không thể thiếu vắng trong cân bằng sinh thái và môi trường. Cây xanh đô thị lại càng có vai trò to lớn hơn. Nó đã hấp thụ một lượng lớn khí cacbonnic do con người và các nhà máy thải ra, bổ xung nguồn ôxy đáng kể cho con người sử dụng, làm dịu đi cái oi nóng mùa hè, chắn đỡ những nguồn gió bấc lạnh lẽo mùa đông, giảm bớt tiếng ồn của hàng vạn xe có động cơ qua lại hằng ngày. Sau ngày làm việc căng thẳng đi dạo hay ngồi dưới vòm cây, tâm hồn sẽ trở nên thư thái. Cây Đa, cây Đề, cây Muỗng, cây Xoài, cây Đại trồng trong các đình chùa mang lại ý nghĩa tâm linh. 1.4. Phân loại hệ thống cây xanh đô thị Hiện nay trên thế giới cũng như trong nước đang có những phương pháp phân loại để xác định thành phần hệ thống cây xanh đô thị như sau[23]: - Theo nguồn gốc: gồm có cây trồng nhân tạo và cây tự nhiên. - Theo dạng sống thực vật:  Theo hình thái lá có: cây lá rộng, cây lá kim.  Theo trạng mùa: cây rụng lá, bán rụng lá, cây thường xanh.  Theo hình dạng tán lá: cây tán rộng, cây tán hẹp; cây tán dày, cây tán thưa; tán hình chóp, hình trứng, hình dù...
  10. 8  Theo kích thước: cây gỗ, cây bụi, cây thảo và dây leo. Trong nhóm cây gỗ lại có thể phân chia thành cây gỗ lớn có H>20m, cây gỗ trung bình có H=15-20m, cây gỗ nhỡ H=10-15m và cây gỗ nhỏ H=6-10m. Cây bụi có chiều cao H
  11. 9 hơn cả, đang được sử dụng rộng rãi. Để điều tra, đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp phát triển hệ thống cây xanh nội thành Hà Nội tôi cũng sử dụng cách phân chia này. 1.5. Các quan điểm phát triển cây xanh Hà Nội Trong quá trình phát triển đô thị các nhà quy hoạch, kiến trúc ngày càng quan tâm hơn đến vai trò và nhu cầu phát triển cây xanh đối với không gian đô thị, đặc biệt là đối với các đô thị lớn và rất lớn. Quá trình phát triển đó hình thành thuật ngữ “không gian xanh” có hàm nghĩa rộng lớn, sâu sắc hơn thuật ngữ cây xanh đô thị đơn thuần. Ở đây là không gian để tổ chức cây xanh (bao gồm: đường xá, quảng trường, mặt nước, các công trình kiến trúc lớn, các khu dân cư…) với ý nghĩa là không gian cảnh quan trong đó cây xanh hoà quyện với kiến trúc. Theo khái niệm trên, quá trình xây dựng không gian xanh trong quy hoạch Thủ đô Hà Nội đặt ra những vấn đề mang tính quan điểm theo các khía cạnh sau[23]: Quan điểm văn hoá, lịch sử Không gian xanh của Hà Nội phải gắn với văn hoá của Hà Nội, từ cảm nhận thẩm mỹ của cộng đồng đến kế thừa những chọn lựa từ hình thức tổ chức đến chủng loại cây. Quan điểm về môi trường và kinh tế Không gian xanh của Thủ đô nhằm tạo ra môi trường sống lành mạnh, hạn chế đến mức thấp nhất những tác hại tất yếu do quá trình đô thị hoá gây ra, đồng thời không gian xanh cũng phải góp phần đem lại những lợi ích kinh tế trực tiếp nâng cao giá trị của các công trình xây dựng hoặc tạo ra những hiệu ứng có lợi ích về kinh tế. Quan điểm môi trường không đơn giản ở khía cạnh hạn chế những tác hại xấu do các công trình công nghiệp, chuyên dụng…gây ra mà còn bao gồm cả những khía cạnh văn hoá, xã hội đối với các công trình thoát nước, đối với hệ thống các nghĩa trang, hệ thống các bãi chứa rác thải. Quan điểm về kỹ thuật
  12. 10 Phải xây dựng được không gian xanh phát triển bền vững, đó là “sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng của các thế hệ tương lai trong việc đáp ứng nhu cầu của họ” (WCDE) và “Phát triển bền vững là quá trình nâng cao chất lượng cuộc sống nhân loại trong phạm vi đáp ứng được của hệ sinh thái” (UNEP). Quan điểm kỹ thuật được thể hiện cụ thể đối với hệ thống tiêu chí lựa chọn cây xanh để trồng đối với từng loại hình trong kết cấu không gian xanh đô thị. Quan điểm xây dựng đồng bộ không gian xanh Không gian xanh công cộng có giá trị và phát huy vai trò khi có giải pháp xây dựng đồng bộ từ toàn bộ đô thị đến từng khu chức năng, đến từng công trình. Những khu phố mới xây phải đảm bảo được diện tích cây xanh tối thiểu theo Quy chuẩn Xây dựng hiện hành và cụ thể theo đề xuất là phải gắn với không gian công cộng để đáp ứng nhu cầu hàng ngày, thường xuyên hoặc định kỳ của người dân… Trong những trường hợp thuận lợi về đất đai có thể tăng diện tích cây xanh vượt qua ngưỡng tối thiểu trong Quy chuẩn. Không gian xanh là nhu cầu thiết yếu của môi trường đô thị của giao tiếp cộng đồng nên cần phải được xem xét để phân bố đồng đều, để hài hoà giữa nội thành và ngoại thành, giữa các khu chức năng đô thị, thuận tiện cho mọi cư dân tiếp cận.
  13. 11 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là hệ thống cây xanh thuộc khu vực nội thành Hà Nội. (Hệ thống cây xanh khu vực nội thành Thành phố Hà Nội, bao gồm các quận huyện sau: Quận Ba Đình, Quận Cầu Giấy, Quận Thanh Xuân, Quận Hoàn Kiếm, Quận Long Biên, Quận Hà Đông, Quận Hoàng Mai, Quận Tây Hồ, Quận Hai Bà Trưng, Quận Đống Đa). Đề tài thực hiện từ 15 tháng 5 năm 2009 đến ngày 30 tháng 10 năm 2009. 2.2. Mục tiêu Đánh giá hiện trạng cây xanh và đề xuất hướng giải pháp phát triển cây xanh ở khu vực nội thành Hà Nội. 2.3. Nội dung - Điều tra hiện trạng cây xanh khu vực nội thành Hà Nội. - Đánh giá hiện trạng và đặc điểm hệ thống cây xanh. - Đề xuất các giải pháp phát triển hệ thống cây xanh khu vực nghiên cứu. 2.4. Phương pháp nghiên cứu 2.4.1. Công tác ngoại nghiệp Xác định tính chất của đề tài nghiên cứu đòi hỏi tính đầy đủ và trung thực của số liệu, sau khi triển khai đề tài chúng tôi đã thực hiện đồng thời nhiều phương pháp nghiên cứu để đảm bảo mục tiêu trên. Phương pháp kế thừa và chọn lọc Với phạm vi nghiên cứu trên địa bàn rộng lớn, thời gian thực hiện hạn chế nên phương pháp kế thừa là phương pháp quan trọng giúp học viên định hình đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Các số liệu thống kê, mô tả được tổng hợp và chọn lọc từ các bài báo, báo cáo, đề tài, công văn và quyết định từ các đơn vị quản lý và nghiên cứu trong suốt thời gian qua, như: Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Khoa học Lâm
  14. 12 nghiệp, Viện Điều tra quy hoạch, UBND Thành phố Hà Nội, Công ty Cây xanh Hà Nội, Công ty Sinh vật cảnh Vạn Xuân… Điều tra phỏng vấn Kết hợp quá trình điều tra tuyến và điểm cây xanh đại diện, chúng tôi thực hiện quá trình phỏng vấn bổ sung thông tin qua các bộ câu hỏi. Bộ câu hỏi phỏng vấn chú trọng 3 vấn đề chính: - Vai trò cây xanh trong cảnh quan đô thị? - Ảnh hưởng của hoạt động sống con người tới sinh trưởng, phát triển cây xanh? - Mong muốn, nguyện vọng người dân về vấn đề cây xanh? Phương pháp chuyên gia Thảo luận và phân tích lấy ý kiến các chuyên gia trong ngành thực vật học và lĩnh vực quản lý đô thị, bao gồm: cây xanh, môi trường, giao thông, xã hội, qui hoạch đô thị các quan điểm về sinh thái học thực vật đô thị, quản lí cây xanh đô thị, định hướng lựa chọn loài cây, loại hình cây xanh trong qui hoạch không gian đô thị. Phương pháp điều tra thực tế Điều tra được thực hiện cập nhật mới và bổ sung thông tin cho các số liệu thống kê, mô tả được thu thập theo phương pháp kế thừa nhằm hoàn thiện nội dung điều tra hiện trạng hệ thống cây xanh Hà Nội. Phương pháp điều tra thực hiện theo các phương pháp nghiên cứu Thực vật của Nguyễn Nghĩa Thìn. Nguyên tắc lựa chọn mẫu điều tra: Khu vực nghiên cứu quá rộng với nhiều loại hình khác nhau nên chúng tôi dùng phương pháp khảo sát theo tuyến, điểm: - Điều tra bổ sung: Thực hiện trên các tuyến, điểm có quy hoạch thay đổi theo quyết định của UBND Thành phố Hà Nội; Điều tra bổ sung được áp dụng nhằm củng cố thông tin được kế thừa theo các tài liệu trước đó. - Điều tra mới: Thực hiện trên các tuyến, điểm thuộc các loại hình chưa được thống kê trước đó như: Đường Lê Văn Lương (kéo dài), Công viên Yên Sở, Khu đô thị Trung Hoà – Nhân Chính, đường Liễu Giai - Nguyễn Chí Thanh.
  15. 13 - Thu thập tiêu bản thực vật; giám định tên được tiến hành theo phương pháp so sánh hình thái trong phòng thí nghiệm (Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật) được áp dụng với các loài mới chưa được giám định trước đó. Thu hái và xử lý mẫu Thu hái bộ mẫu vật cho từng loài trong khu vực điều tra, bao gồm mẫu vật hoa, quả, lá. Lập danh sách quản lý: Mẫu tiêu bản ghi phiếu các thông tin cần thiết. Đánh số quản lý mẫu vật theo thứ tự điều tra theo phiếu chuẩn bị sẵn đầy đủ thông tin cơ bản thu được tại hiện trường: Số hiệu mẫu tiêu bản; tên thường gọi; bộ phận lấy mẫu; thời gian và địa điểm thu mẫu; ghi chú màu sắc và đặc điểm hình thái đặc trưng …. Lập sổ quản lý mẫu: đặc điểm đặc trưng nhận thấy tại hiện trường; ghi đầy đủ thông tin tuyến, theo đợt điều tra sau các đợt điều tra. Bảo quản mẫu: bảo quản mẫu theo tiêu chuẩn Mẫu hoa, quả: chụp ảnh tại hiện trường; phân loại bảo quản mẫu vật bằng phóoc - mon hoặc bảo quản khô. Mẫu lá: mẫu lá/cành điển hình; gấp, ép và bảo quản theo quy chuẩn. Chọn tuyến, điểm điều tra: Căn cứ thông tin sơ bộ thu thập được về hiện trạng và quá trình xây dựng, phát triển những năm gần đây. Trên quan điểm lựa chọn tuyến, điểm điều tra bổ sung thông tin cũ và tuyến điểm điều tra mới.
  16. 14 Bảng 2.1. Bảng thống kê các tuyến, điểm lựa chọn điều tra LOẠI HÌNH TUYẾN, ĐIỂM ĐIỀU TRA GHI CHÚ I . Cây trồng tập trung II . Cây xanh đường phố 1 Đường Trần Hưng Đạo 2 Đường Lê Văn Lương (kéo dài) 3 Nguyễn Chí Thanh - Liễu Giai III . Cây xanh công cộng và vườn hoa công viên 4 Công viên Bách Thảo 5 Vườn hoa Lý Thái Tổ 6 Công viên Yên Sở IV . Cây xanh chuyên dụng 7 Đền Trấn Quốc 8 Chùa Tứ Kỳ 9 Hồ Trúc Bạch V . Cây xanh khu chức năng 10 Nhà máy Xà phòng Hà Nội 11 Xí nghiệp dệt 19.8 12 Nhà máy Bia Hà Nội VI . Cây xanh trường học, công sở 13 Trường Đại học Giao thông vận tải 14 Trường tiểu học Hoàng Hoa Thám 15 Tòa nhà Viglacera - Hoàng Hoa Thám VII . Cây xanh vườn hộ, khu dân cư 16 Khu đô thị Trung Hoà – Nhân Chính 17 Khu Hàng Đậu - Hàng Than 18 Khu bán đảo Linh Đàm
  17. 15 Mẫu 01: Bảng điều tra nhanh hiện trạng cây xanh Tuyến điều tra:……… Người điều tra: ……. Ngày điều tra: …… Sinh trưởng Hiện trạng cây xanh Tên Ghi STT D Hdc Hvn Tán cây Rễ Thân Tán ST-PT chú (cm) (m) (m) (m) 2.4.2. Công tác nội nghiệp Các số liệu điều tra được tổng hợp, phân tích nhằm tìm hiểu về tình hình chung khu vực nghiên cứu bao gồm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, công tác quản lý, chăm sóc, duy tu cây xanh trên địa bàn nội thành Hà Nội: - Xử lý và trình bày mẫu - Kiểm định và xác định tên khoa học cho các loài chưa xác định. - Bổ sung và xây dựng lại bảng danh lục các loài thực vật, phân bố loài trong các loại hình. - Phân tích kết quả và đánh giá hiện trạng tình hình cây xanh khu vực nội thành Hà Nội. - Thảo luận và đề xuất các nhóm giải pháp cho vấn đề cây xanh Hà Nội.
  18. 16 Chương 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ HÀ NỘI 3.1. Đặc điểm tự nhiên 3.1.1. Địa lý, địa hình Hình 3.1 Sơ đồ hành chính Hà Nội Hà nội là Thủ đô của cả nước, trung tâm vùng kinh tế Bắc Bộ, nằm ở phía Tây Bắc của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Hà Nội có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ Đông. Tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc; Hà Nam, Hòa Bình phía Nam; Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên phía Đông; Hòa Bình cùng Phú Thọ phía Tây. Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, thành phố có diện tích 3.324,92 km², nằm ở cả hai bên bờ sông Hồng; dân số hơn 6 triệu người; có 29 đơn vị hành chính quận, huyện; 575 đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn.
  19. 17 Có thể nhận thấy địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển. Nhờ phù sa bồi đắp, ba phần tư diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng, nằm ở hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các con sông khác. Phần diện tích đồi núi phần lớn thuộc các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức, với các đỉnh như Ba Vì cao 1.281 m, Gia Dê 707 m, Chân Chim 462 m, Thanh Lanh 427 m, Thiên Trù 378 m... Khu vực nội ô thành phố cũng có một số gò đồi thấp, như gò Đống Đa, núi Nùng. 3.1.2. Khí hậu Khí hậu Hà Nội khá tiêu biểu cho kiểu khí hậu Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ấm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, mưa ít. Nằm trong vùng nhiệt đới, Hà Nội quanh nǎm tiếp nhận được lượng bức xạ mặt trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao. Lượng bức xạ tổng cộng trung bình hàng nǎm ở Hà Nội là 122,8 kcal/cm2 và nhiệt độ không khí trung bình hàng nǎm là 23,6ºC. Do chịu ảnh hưởng của biển, Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn. Ðộ ẩm tương đối trung bình hàng nǎm là 79%. Lượng mưa trung bình hàng nǎm là 1.800mm và mỗi nǎm có khoảng 114 ngày mưa. Ðặc điểm khí hậu Hà Nội rõ nét nhất là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh. Từ tháng 5 đến tháng 9 là mùa nóng và mưa. Nhiệt độ trung bình mùa này là 29,0ºC. Từ tháng 11 đến tháng 3 nǎm sau là mùa đông thời tiết khô ráo. Nhiệt độ trung bình mùa đông 15,2ºC. Giữa hai mùa đó lại có hai thời kỳ chuyển tiếp (tháng 4 và tháng 10) cho nên Hà Nội có đủ bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Ðông. Phần địa hình của Hà Tây (cũ) sáp nhập với Hà Nội, có những đặc điểm riêng nên hình thành những tiểu vùng khí hậu: vùng núi, vùng gò đồi và đồng bằng. Nhưng nói chung sự khác biệt thời tiết và chênh lệch về nhiệt độ giữa các địa phương của Hà Nội hiện nay không lớn. 3.1.3. Thuỷ văn Thành phố Hà Nội nằm cạnh sông Hồng và sông Đà, hai con sông lớn của miền Bắc. Sông Hồng dài 1.183 km, bắt nguồn từ Vân Nam, Trung Quốc, chảy vào Hà Nội ở huyện Ba Vì và ra khỏi thành phố ở khu vực huyện Phú Xuyên tiếp giáp
  20. 18 Hưng Yên. Đoạn sông Hồng chảy qua Hà Nội dài 163 km, chiếm khoảng một phần ba chiều dài của con sông này trên đất Việt Nam. Sông Đà là ranh giới giữa Hà Nội với Phú Thọ, hợp lưu với dòng sông Hồng ở phía Bắc thành phố, khu vực huyện Ba Vì. Ngoài hai con sông lớn kể trên, qua địa phận Hà Nội còn nhiều con sông khác như sông Đáy, sông Đuống, sông Cầu, sông Cà Lồ... Nhiều con sông nhỏ cũng chảy trong khu vực nội ô, như sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu... trở thành những đường tiêu thoát nước thải của Thành phố. Hà Nội cũng là một Thành phố đặc biệt nhiều đầm hồ, dấu vết còn lại của các dòng sông cổ. Trong khu vực nội thành, hồ Tây có diện tích lớn nhất, khoảng 500 ha, đóng vai trò quan trọng trong khung cảnh đô thị, ngày nay được bao quanh bởi nhiều khách sạn, biệt thự. Trong khu vực nội ô có thể kể tới những hồ nổi tiếng khác như Trúc Bạch, Thiền Quang, Thủ Lệ... Ngoài ra, còn nhiều đầm hồ lớn nằm trên địa phận Hà Nội như Kim Liên, Liên Đàm, Ngải Sơn - Đồng Mô, Suối Hai, Mèo Gù, Xuân Khanh, Tuy Lai, Quan Sơn... 3.1.4. Thổ nhưỡng Loại đất Hà Nội có 3 loại đất chính: đất phù sa, đất phù sa cổ và đất pheralit. Đất phù sa gồm có đất phù sa ngoài đê và đất phù sa trong đê. Đất phù sa ngoài đê có độ pH thấp (từ 6-7), độ phì và hàm lượng các chất dinh dưỡng cao, thích hợp với nhiều loại cây trồng nhất là cây nông nghiệp. Đây là nhóm đất có diện tích lớn nhất, phân bố chủ yếu ở các huyện Gia Lâm, Thanh Trì và Từ Liêm. Đất phù sa ngoài đê nằm trong đê của các sông chảy qua Hà Nội. Loại đất này được bồi đắp hàng năm, rất thích hợp cho việc trồng các loại cây nông nghiệp theo mùa vụ. Đất phù sa cổ tập trung ở hai huyện Đông Anh và Sóc Sơn thường là đất bạc màu, chua, nghèo dinh dưỡng cho năng suất cây trồng thấp. Đất pheralit có diện tích không nhiều phân bố ở vùng gò đồi huyện Sóc Sơn. Do bị khai phá lâu, đất đai bạc màu, xói mòn nghiêm trọng, nhiều nơi đã trơ sỏi đá. Loại đất này thích hợp cho việc trồng cây ăn quả, cây công nghiệp và trồng rừng. Tình hình sử dụng đất
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2