Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Khảo nghiệm một số dòng vô tính Keo tai tượng (Acacia mangium) tại Hàm Yên – Tuyên Quang
lượt xem 3
download
Đề tài này khảo nghiệm chọn ra được một số dòng Keo tai tượng năng suất cao phát triển tốt phù hợp với vùng nghiên cứu góp phần cải thiện giống cây trồng rừng nguyên liệu giấy phục vụ nguyên liệu cho nhà máy giấy Bãi Bằng tại vùng Hàm Yên - Tuyên Quang nói riêng, tăng thêm bộ giống cây Keo tai tượng mới cho Quốc gia nói chung. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Khảo nghiệm một số dòng vô tính Keo tai tượng (Acacia mangium) tại Hàm Yên – Tuyên Quang
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ---------------------- TRẦN THỊ MAI ANH KHẢO NGHIỆM MỘT SỐ DÒNG VÔ TÍNH KEO TAI TƯỢNG (Acacia mangium) TẠI HÀM YÊN – TUYÊN QUANG LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Nội, 2010
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ---------------------- TRẦN THỊ MAI ANH KHẢO NGHIỆM MỘT SỐ DÒNG VÔ TÍNH KEO TAI TƯỢNG (Acacia mangium) TẠI HÀM YÊN – TUYÊN QUANG Chuyªn ngµnh: L©m häc M· sè: 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS DƯƠNG MỘNG HÙNG Hà Nội, 2010
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Mục tiêu của các chương trình cải thiện giống là thu nhận được một lượng đáng kể tăng thu di truyền càng nhanh càng tốt, đồng thời duy trì được một vốn di truyền phong phú để bảo đảm tăng thu trong tương lai. Để nhận được những tăng thu như vậy phải dựa trên các phương pháp chọn lọc nhằm chọn ra những cá thể đáp ứng tốt nhất những yêu cầu của nhà chọn giống để dùng như những cây bố mẹ trong các chương trình chọn giống và sản xuất hạt. Trong chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng ở Việt Nam, nhóm loài Bạch đàn và Keo chiếm 60% diện tích, trong đó diện tích trồng Keo chiếm 22,06% Keo tai tượng (Acacia mangium Wild) là loài cây có nhiều ưu điểm, có thể trồng được trên nhiều vùng sinh thái khác nhau trên cả nước và sinh trưởng tốt ở những vùng có lượng mưa tương đối cao. Năng suất có thể đạt 29m3/ha/năm (Phú Tân – Bình Dương) và 30m3/ha/năm (Mã Đà – Đồng Nai) trong khi đó rừng nhiệt đới tự nhiên chỉ đạt 2 – 3m3/ha/năm. Chương trình cải thiện giống ở nước ta đang ở giai đoạn đầu cho một số giống nhập nội như Bạch đàn, Keo và Thông. Gần 20 năm trở lại đây Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy (NLG) đã thiết lập một số thử nghiệm khảo nghiệm loài và xuất xứ cho các loài kể trên. Sau đó là bước chọn cây trội và khảo nghiệm dòng. Đến nay đã chọn được, 5 dòng Keo được công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật. Hiện nay các dòng Keo lai ưu trội đó đã được trồng khảo nghiệm trên diện rộng và cho năng suất rừng cao từ 17 - 20m3/ha/năm. Song để tiệm cận với năng suất rừng của một số nước trên thế giới, Viện tiếp tục đẩy mạnh công tác cải thiện giống cả về chiều rộng và chiều sâu, cả về chất lượng cũng như về số lượng. Do vậy, ngoài những dòng, Keo lai đã được công nhận giống tiến bộ kỹ thuật, cần tiếp tục tuyển chọn cây ưu trội đối với, Keo lai và dẫn giống về trồng vườn lưu giữ giống phục vụ cho công tác nhân giống và nghiên cứu tiếp theo. Ngoài những loài trên, loài Keo tai tượng
- 2 (Acacia mangium) có rất nhiều triển vọng trong trồng rừng nguyên liệu giấy do khả năng sinh trưởng nhanh, cho năng suất rừng cao và có khả năng cải tạo đất tốt cho nên diện tích trồng loài cây này ngày càng tăng. Trước tình hình đó, Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy đã lập đề cương trình Bộ Công thương và được triển khai đề tài: Nghiên cứu, chọn dẫn giống một số dòng Keo tai tượng và Bạch đàn có triển vọng để thiết lập vườn lưu giữ giống ở vùng Trung tâm Bắc Bộ [6]. Công trình này được viện nhận nhiệm vụ thực thi từ khâu chọn cây trội, xử lý, dẫn giống,…đến bố trí trồng khảo nghiệm, thu thập, xử lý số liệu hàng năm và đánh giá. Đến nay đề tài đã thực hiện được 04 năm, để tiếp tục đánh giá kết quả của nghiên cứu và thực hiện hoàn thành chương trình đào tạo thạc sỹ của mình tôi tiến hành luận văn “Khảo nghiệm một số dòng vô tính Keo Tai Tượng (A cacia mangium) tại Hàm Yên – Tuyên Quang” Để tìm ra giống Keo Tai Tượng cho năng suất vượt trội từ 17-20% các giống hiện tại tại Bắc bộ. Tiến tới công nhận giống tiến bộ kỹ thuật, bổ sung thêm nguồn giống mới cho trồng rừng Trung tâm NC&TN cây N.L.G Hàm Yên – Tuyên Quang và vùng nguyên liệu giấy Bãi Bằng.
- 3 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Quan điểm chung về vấn đề nghiên cứu Giống là một trong những khâu quan trọng của trồng rừng thâm canh. Nếu không có giống tốt thì không thể đưa năng suất rừng tăng lên. Chọn lọc và cải tạo giống là biện pháp cần thiết để đạt năng suất cao trong sản xuất nông, lâm nghiệp. Trong tất cả các chương trình trồng rừng, dù là phòng hộ hay rừng sản xuất, muốn đạt thành công thì công việc đầu tiên không thể thiếu là chọn giống cây trồng sao cho thích hợp. Khảo nghiệm giống là khâu rất quan trọng và cần thiết, có thể được thực hiện ở các mức độ khác nhau: Khảo nghiệm loài, khảo nghiệm xuất xứ, khảo nghiệm hậu thế của các cây trội, khảo nghiệm dòng vô tính cũng như khảo nghiệm các giống lai mới được chọn tạo. Những năm qua, phương pháp chọn lọc cây trội, nhân giống và khảo nghiệm giống đã đem lại rất nhiều thành công, một số giống có năng suất cao đã được trồng trên nhiều vùng sinh thái của nước ta. Những giống này có rất nhiều triển vọng cho các chương trình trồng rừng trong tương lai. Để giảm thiểu rủi ro do cho trồng rừng sản xuất thì khảo nghiệm các dòng vô tính là việc làm vô cùng cần thiết và có ý nghĩa to lớn trong việc phát triển các giống mới. Đánh giá được giá trị của giống về năng suất, tính thích ứng vùng sinh thái, khả năng chống chịu khô hạn, sâu, bệnh hại thì khảo nghiệm cũng xác định giá trị di truyền, giá trị kinh tế của giống. Từ những năm trước đây ngoài việc khảo nghiệm Bạch đàn, các đơn vị nghiên cứu kết hợp với một số đơn vị trồng rừng khác trên cả nưởc trồng thử nghiệm các giống mới đã thành công hàng ngàn ha Keo tai tượng và Keo lai
- 4 trên các tỉnh: Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Kon Tum, Đồng Nai...... Đối với dòng vô tính có thể tốt ở điều kiện sinh thái này nhưng chưa hẳn đã tốt ở điều kiện sinh thái khác. Do đó, trước khi đưa giống vào trồng rừng sản xuất trên diện rộng thì khảo nghiệm dòng vô tính phải được thực hiện, ở một số lập địa đại diện trên một số vùng sinh thái. Nhờ nghiên cứu theo hướng chọn lọc cây trội, nhân giống và khảo nghiệm giống mà trong thời gian qua một số giống có năng suất cao đã được trồng ở nhiều vùng sinh thái của nước ta. Đây là các giống Keo tai tượng tự nhiên có năng suất cao do Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng phối hợp với các đơn vị khác chọn tạo, các dòng Bạch đàn urô U6, W6 nhập của Trung Quốc (Xí nghiệp giống thành phố Hồ Chí Minh), các dòng Bạch đàn urô PN2, PN4 (Trung tâm nghiên cứu cây nguyên liệu giấy Phù Ninh), các dòng Phi lao nhập của Trung Quốc như 601 và 701 (Trung tâm bảo vệ rừng số 2, Thanh Hoá) v.v. Đây là những giống ưu việt, có năng suất cao gấp 2 - 3 lần các giống sản xuất đại trà hiện có, đồng thời có hình dáng đẹp, thân thẳng, cành nhánh nhỏ. Những giống này rất có triển vọng cho các chương trình trồng rừng ở nước ta trong thời gian tới.
- 5 100 cây trội được tuyển chọn thuộc các xuất xứ như: Iron, Range, Cardwell, Mossman Cây trội Keo tai tượng Nhân giống hom Khảo nghiệm dòng vô tính: - Các dòng KTT chọn mới - Một số dòng KTT được chọn trước đây - Keo tai tượng khác làm đối chứng Đánh giá sinh trưởng các dòng KTT Đánh giá các chỉ tiêu về chất lượng mới chọn và các dòng được chọn các KTT mới chọn và các dòng trước đây được chọn trước đây Chọn được các dòng KTT tốt nhất Nhân giống hom Rừng trồng các dòng vô tính Keo tai tượng tốt nhất Hình 1.1: Sơ đồ các bước tiến hành nghiên cứu chọn lọc và khảo nghiệm giống Keo tai tượng.
- 6 1.2. Trên thế giới Keo tai tượng (Acacia mangium Wild) có nguồn gốc Australia, Papua New Guinea và Idonesia và đã trở thành một loài cây được trồng phổ biến ở vùng nhiệt đới. Từ những năm 1980, các lô hạt giống thu hái ở vùng nguyên sản đã được gửi tới 90 nước trên thế giới. Trong đó Philippin, Malaixia, Thái Lan, Inddoonexia, ấn Độ, Bangladet, Fiji, Trung Quốc và Việt Nam… [15]. Chúng có sức sinh trưởng nhanh, trên điều kiện lập địa ở Sabah - Malaixia sau 10 - 13 năm cây đạt chiều cao 20 - 25m và được kính 20 - 30cm, tăng trưởng bình quân ở đây là 44m3/ha/năm và cũng ở Sabah trong một khảo nghiệm ở tuổi 4, xuất xứ tốt nhất đạt chiều cao 20,17m và đường kính 14,4cm [20]. Ở một số nước trên thế giới việc trồng Keo tai tượng làm nguyên liệu công nghiệp với quy mô lớn đã được thực hiện từ rất sớm và công tác cải thiện giống cũng được chú trọng ngay từ đầu. Các nghiên cứu thường tập trung vào việc tìm ra những xuất xứ, dòng có năng xuất và chất lượng tốt. Điển hình như ở Công Gô, diện tích rừng trồng keo bằng cây hom từ 1978 đến 1986 là 23,407ha với tăng trưởng bình quân ở tuổi 6 của các dòng vô tính được chọn là 35m3/ha/năm so với 12m3 /ha/năm ở các lô hạt đại trà. Tăng thu di truyền từ 40% lên tới 192%, tức gần 3 lần so với rừng trồng từ nguồn giống chưa được cải thiện [19]. Các dự án nghiên cứu của CSIRO vào những năm 1980 tại các nước Đông á, Đông Nam á, Australia và Fiji đã cơ bản xác định được các xuất xứ có triển vọng cho các nước tham gia như các xuất xứ PNG được đánh giá là phù hợp với điều kiện lập địa của Trung Quốc, Đài Loan [39]. Keo tai tượng đã được đưa vào trồng ở Trung Quốc từ những năm 1960 tới năm 1997 đã có khoảng 200.000ha keo được trồng ở phía Nam Trung
- 7 Quốc gồm 4 tỉnh là Hải Nam, Quảng Đông, Quảng Tây và Vân Nam, tốc độ trồng rừng hàng năm khoảng 20.000ha/năm. Cho đến nay đã có 179 xuất xứ và 469 gia đình thuộc 21 loài keo được khảo nghiệm ở miền Nam Trung Quốc với tổng diện tích là 130ha, Keo tai tượng là một trong 3 loại keo đã được đưa vào trồng rừng trên diện rộng nhằm cung cấp gỗ. Dựa vào sinh trưởng và dạng thân đã chọn được xác xuất xứ có triển vọng là Abergowie (Qld), Claudie River (Qld), Oriomo (PNG). Trung Quốc đã xây dựng được 40ha rừng giống, vườn giống tại Quảng Đông và Hải Nam, bao gồm cả vườn giống thế hệ 1 và 1,5. Theo ước tính, các rừng giống và vườn giống này có thể cung cấp khoảng 1.000kg hạt giống/năm [20]. Keo được đưa vào khảo nghiệm và gây giống ở Pilippin từ những năm 1980. Trong đó Keo tai tượng được đánh giá là rất có triển vọng, năng suất của rừng trông 10 tuổi đạt tới 32m3/ha/năm ở Tal ogon. Qua khảo nghiệm đã xác định được 4 xuất xứ tốt nhất là Kini, Bensbach, Wipim (PNG), Claudie River (Qld) [20]. Tính đến cuối năm 1990, diện tích rừng trồng Keo tai tượng ở Sabah - Malaixia khoảng 14.000ha. Kết quả khảo nghiệm xuất xứ 6,1 tuổi cho thấy 3 xuất xứ có triển vọng là Wentern Province (PNG), Claudie River (Qld) với D1.3 19,1cm và Olive Rive (Qld) với giá trị tương ứng là 18,7cm. Còn ở khảo nghiệm xuất xứ 5,7 tuổi đã xác định được 3 xuất xứ tốt nhất ở Broken Pole Creke (Qld), Abergowrie (Qld), và Olive River (Qld) [37]. Ở Papua New Guinea từ năm 1950, có khoảng 60.000ha rừng trồng các loại Keo, Trong đó Keo tai tượng chiếm khoảng 15 - 16%, sinh trưởng chiều cao của Keo tai tượng trên các lập địa tốt đạt 5m/năm trong 2,5 năm đầu [20].
- 8 Việc trồng Keo tai tượng trên quy mô công nghiệp đã được triển khai ở Indonexia từ đầu những năm 1980, đến năm 1990 đã có xấp xỉ 38.000ha rừng trồng Keo tai tượng cung cấp gỗ nguyên liệu giấy và gỗ xẻ [43]. Dự án trồng rừng của Công ty MHP - Indonexia với tổng diện tích 193.500ha trong đó diện tích trồng Keo tai tượng chiếm 90% [35]. Năm 1990 Công ty đã thiết lập được khu rừng giống 17ha bằng hạt của 79 cây trội; trong năm 1991 - 1992 đã trồng 92,92ha rừng giống gồm các xuất xứ là Claudie, River, Gubam, Wipim - Oriomo, Derideri… với số lượng cây mẹ từ 15 - 140 do Trung tâm giống Australia cung cấp. Từ năm 1993 - 1997 Công ty đã xây dựng được 35,63ha vườn giống thế hệ 1. Tổng sản lượng hạt giống từ năm 1995 - 2005 của các vườn giống là 5143,4kg và của các rừng giống laf.532,61kg. Sau đó Công ty đã trồng được 42,45ha vườn giống thế hệ 2 từ năm 2000 - 2005; Công ty cũng đã thiết lập 2ha vườn giống sản xuất hạt lai cho Keo tai tượng và Keo lá tràm năm 1996. Hạt sẽ được thu hái và chọn cây lai tại vườn. Đây là hướng chọn giống lai tự nhiên đơn giản và dễ thực hiện, lai nhân tạo cho các loại keo rất khó khăn, hoa của chúng rất nhỏ [36]. Hàng loạt các nghiên cứu về sinh lý, lâm sinh của CSIRO đã được thực hiện ở nhiều quốc gia cho thấy viện bổ sung Photpho và kaly cho cây được cho là rất cần thiết [42]. Các nghiên cứu ở Trung quốc đã được tiến hành cho các đối tượng này khá đầy đủ như cây hấp thụ 153,8kg nitơ/ha và kỹ thuật trồng rừng thâm canh đã được hấp thụ thay cho phương pháp quảng canh vốn có. Nghiên cứu ở Malaixia cho thấy độ sâu đất ở địa hình có ảnh hưởng rất rõ đến sinh trưởng của cây, khi trồng Keo tai tượng ở đất phù sa dưới chân đồi cho năng xuất gỗ gần gấp đôi ở đỉnh đồi mặc dù hai ở chỉ cách nhau khoảng 100m2 [20].
- 9 Ở Malaixia, song song với công tác cải thiện đời sống, các biện pháp kỹ thuật lâm sinh cũng đã được thử nghiệm nhằm chuyển hóa rừng trồng cung cấp nguyên liệu dăm và bột giấy có giá trị kinh tế thấp thành rừng trồng cung cấp gỗ xẻ với biện pháp tỉa cành và tỉa thưa, nhằm làm tăng chiều cao dưới cành (Hdc > 9m) của Keo tai tượng [40]. Trước đây, gỗ keo ở Trung Quốc chỉ được dùng làm củi và than củi vì dạng thân sấu và nhiều cành nhánh. Nhờ có các hoạt động cải thiện giống của các dự án ACIAR 8457 và 8848 từ những năm 1990 mà gỗ keo đã có thể sử dụng là gỗ dán, ván sàn, đồ mộc… qua đó lợi nhuận thu được cũng tăng lên đáng kể. Vào những năm 1980 giá của gỗ keo chỉ là 8USD/m3, còn giá gỗ rừng trồng từ những nguồn giống đã được cải thiện là 18USD/m3 giai đoạn 1993 - 1995 giai đoạn 2002 - 2003 là gỗ là 55USD/m3 [20]. Từ năm 1989 ở Nam Phi đã có nghien cứu về sinh trưởng của dòng vô tính. Kết quả cho thấy rừng trồng bằng cây con từ hạt năng xuất bình quân đạt 21,9m3/ha/năm, trong khi đó dòng vô tính trong đại trà đạt trên 30m3/ha/năm [19]. Nhân giống vô tính Keo tai tượng đã được một số tác giả nghiên cứu. CY. Wong và RJ Haines cho rằng việc gâm hom các cây mẹ trẻ tuổi của Keo tai tượng có thể sử dụng công nghệ đơn giản, có thể tiến hành giảm hom quanh năm tuy nhiên giá thành cây hom cao hơn cây hạt [44]. Hiện nay đã có nhiều nghiên cứu về mức độ đa dạng di truyền ở một số loài cây trong đó có keo để làm cơ sở cho công tác bảo tồn và cải thiện giống sau này. Trên cơ sở sử dụng giá trị dị hợp tử Hardy - Weinberg (He) để so sánh giữa các loài hay nhóm loài với nhau, Turnbull (1983) cho rằng đa dạng di truyền bình quân cho quần thể của Keo tai tượng rất thấp, chỉ đạt 0,017 so với giá trị chung của các loại keo là 0,147vaf so với các loài cây nói chung thì
- 10 chỉ số này cũng rất thấp. Vì Keo tai tượng có phạm vi phân bố rộng, không liên tục và nó thường gặp trong các quần thể rất nhỏ [20]. Nghiên cứu về đa dạng di truyền đã giúp các nhà khoa học rút ngắn quy trình chọn giống, tạo ra những giống mới có năng xuất cao và chất lượng tốt hơn. Nguồn hạt giống Keo tai tượng lấy từ rừng giống Subanjeriji, Nam Sumatra, Indonexia 30 tháng tuổi có chất lượng thể tích kém hơn 70 - 80% so với nguồn hạt từ xuất xứ gốc New guinea. Nghiên cứu RFLP marker để so sánh mức độ đa dạng di truyền ở các quần thể tự nhiên và ở vườn giống cho thấy chỉ có 56% biến dị di truyền của các quần thể tự nhiên có mặt trong rừng giống Subanjeriji mà thôi [20] như vậy cần phải có một chương trình cải thiện giống phù hợp nhằm nâng cao chất lượng di truyền của các nguồn giống. 1.3. Ở Việt Nam Công tác chọn giống Keo tai tượng đã được tiến hành từ những năm 1980 một loạt các loài keo đã được nhập khẩu phục vụ các khảo nghiệm loài, xuất xứ và được tiến hành trên nhiều vùng sinh thái. Nguồn hạt giống chủ yếu do dự án và tổ chức quốc tế tài trợ như các dự án của FAO, PAM, SIDA, AREC, CSIRO… đây đều là các lô hạt giống chuẩn có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có số lượng cây mẹ đủ lớn để đảm bảo mức độ đa dạng di truyền cao của nguồn giống cung cấp cho trồng rừng sau này. Trong đó Keo tai tượng đã được gây trồng trên diện rộng trong cả nước và cho kết quả khả quan ở nhiều vùng sinh thái. Có rất nhiều công trình nghiên cứu chọn giống Keo tai tượng, có thể sơ lược và khái quát về các mốc nghiên cứu như sau: Giai đoạn từ 1980 - 1995: Chủ yếu là khảo nghiệm loài và xuất xứ trên các vùng sinh thái trên cả nước, các vùng khảo nghiệm là:
- 11 Vùng trung tâm: Keo tai tượng được đưa vào trồng thử nghiệm ở các tỉnh Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc… qua thử nghiệm chúng đã chứng tỏ sức sống cao và sinh trưởng khá nhanh. Khảo nghiệm năm 1990 tại Hàm Yên - Tuyên Quang; Phong Châu - Phú Thọ và Tam Đảo - Vĩnh Phúc cho thấy Keo lá liềm sinh trưởng tốt nhất ở Hàm Yên với năng xuất đạt 17,7m3/ha/năm, tiếp đến là Keo tai tượng đạt khoảng 12m3/ha/năm [41]. Năm 2000 đã được công nhận 3 xuất xứ Pongaki, Iron Range và Cardwell là giống tiến bộ kỹ thuật [30]. Trong báo cáo xin công nhận giống tiến bộ kỹ thuật một số xuất xứ Keo tai tượng của Trung tâm cây nguyên liệu giấy Phù Ninh tháng 4 năm 2005 cho thấy ở địa điểm khảo nghiệm Hàm Yên - Tuyên Quang xuất xứ sinh trưởng có triển vọng là Cardwell. SW Cairns, Herbert River Valley thuộc vùng giữa Queenland; Iron Range thuộc vùng cực Bắc Queensland. Địa điểm Phú Thọ các xuất xứ có triển vọng là Shelburne, Iron Range thuộc vùng cực giữa Queenland; Địa điểm Vĩnh Phúc xuất xứ có triển vọng là Rex - Cassowary, Herbert river Valley. - Vùng đồng bằng Sông Hồng: Khảo nghiệm ở Đá chông - Ba Vì - Hà Tây năm 1982 với 4 xuất xứ của 4 loài keo là Keo tai tượng (A. Mangium, Damtice). Keo lỏ Tràm (A. auricuformis, Darwin), Keo lá liềm (A. erassicarpa, Daintree), Keo đa thân (A. aulacocarpa, Atherton area). Số liệu sinh trưởng ở tuổi 8 cho thấy Keo tai tượng đứng đầu bảng cả về chiểu cao lẫn đường kính, cũng là loài có số thân trên cây ít nhất (92% cây có 1 thân). Tiếp đến là khảo nghiệm năm 1990, bao gồm 39 xuất xứ của 5 loài keo, trong đó có 9 xuất xứ của Keo tai tượng. Kết quả về sinh trưởng sau 4,5 năm cho thấy các xuất xứ Pongaki, Iron Range Ingham và Gubam của Keo tai tượng có sinh trưởng tốt nhất [16], [18], [20], [38]. - Vùng Bắc Trung Bộ: Khảo sát ở Đông Hà - Quảng Trị năm 1991, bao gồm 34 xuất xứ ở 5 loài keo trong đó có 7 xuất xứ của Keo tai tượng đã được
- 12 Trung tâm khoa học sản xuất Bắc Trung Bộ trồng năm 1991. Kết quả về sinh trưởng bình quân của các loài keo khảo nghiệm sau 52 tháng tuổi cho thấy, nếu theo thứ hạng của các loài khảo nghiệm thì Keo tai tượng đứng thứ nhất sau đó đến keo lá tràm và keo lá liềm [7], [12], [20]. - Vùng Đông Nam Bộ: Khảo nghiệm xuất xứ của Keo tai tượng tại La Ngà năm 1989 và 1990. Trên cơ sở hợp tác giữa Trung tâm giống và Trung tâm khoa học kỹ thuật La Ngà, một bộ giống gồm 8 xuất xứ Keo tai tượng đã được đưa vào thử nghiệm. Các xuất xứ được đánh giá là có triển vọng là Hawkins Creek, Bronte, Kennedy và Cardwell. Tăng trưởng của các xuất xứ tốt đạt 3,85m/năm về chiều cao và 4,5cm/năm về đường kính là kết quả rất có triển vọng cho rừng trồng. Tiếp đến là khảo nghiệm xuất xứ Keo tai tượng ở Sông Mây - Đồng Nai năm 1989 và 1990, Bầu Bàng - Bình Dương năm 1988 - 1989. Qua khảo nghiệm cho thấy hầu hết các xuất xứ sinh trưởng tốt nhất là Tully Regron sau đó là Cardwell ở Sông Mây, và các xuất xứ Kennedy, Hawkins Creek, Cardwell, Bronte, Derideri, Pongaki và Pascoe river ở Bầu Bàng [7] [8], [12], [20]. - Vùng Tây Năm Bộ: Khảo nghiệm ở Tà Pạ - Tri Tôn và Núi Cấm Định Biên - An Giang một số loài keo vùng thấp và keo chịu hạn đã được trồng tự nhiên vào năm 1993 kết quả sau 8 năm trồng cho thấy hai xuất xứ Bamidebun của Keo lá liềm và Derideri của Keo tai tượng có sinh trưởng khá ở An Giang [32]. Kết quả này cũng rất phù hợp với kết quả mà Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam thu được trong nhiều khảo nghiệm trên cả nước. - Giai đoạn từ 1996 - 2005: Các nghên cứu tập trung vào chọn lọc cây trội, xây dựng khảo nghiệm hậu thế, khảo nghiệm dòng vô tính, khảo nghiệm tăng thu di truyền cũng như xây dựng các rừng giống, vườn giống.
- 13 - Chọn lọc cây Trội: Năm 2001 đã chọn và dẫn giống được 83 dòng Keo tai tượng tại vườn giống Bình Dương, năm 2002 cũng đã chọn được 110 cây trội từ vườn giống Đông Hà - Quảng Trị và Ba Vì - Hà Tây. Chọn lọc cây trội ở giai đoạn này chú ý nhiều về sinh trưởng chứ chưa kết hợp với các chỉ tiêu chất lượng gỗ như tỷ trọng, độ nén xuyên tâm. - Xây dựng các khảo nghiệm: Khảo nghiệm hậu thế Keo tai tượng ở Cẩm Quỳ Hà Tây năm 1993. Quần thể gốc để chọn lọc cây trội là 10ha rừng Keo tai tượng 6 tuổi được trồng năm 1986, 10 cây trội đã được chọn lọc đều có sinh trưởng nhanh hơn quần thể gốc, dáng thân đẹp, tròn đều, không sâu bệnh, đã được đưa vào khảo nghiệm. Kết quả ban đầu về khảo nghiệm hậu thế 30 tháng tuổi cho thấy cây mẹ có ảnh hưởng mạnh đến sinh trưởng chiều cao và đường kính của các cây con. Hậu thế của các cây mẹ khác nhau có sinh trưởng khác biệt nhau. Kết quả khảo nghiệm này đã chọn được 5 cây mẹ cho hậu thế sinh trưởng tốt. Trong đó năm 1996 - 1998 dự án FORTIP về cải thiện giống cây rừng do Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng hợp tác với khoa Lâm nghiệp và sản phẩm rừng của CSIRO đã xây dựng được 2 vườn dòng hữu tính thế hệ 1 tại Ba Vì (3ha với 84 gia đình thuộc 7 xuất xứ) và chơn Thành (3ha với 140 gia đình thuộc 7 xuất xứ) [30]. Cuối năm 1999 vườn giống Keo tai tượng và Keo lá Tràm ở Chơn Thành đã được 50 cây trội từ 50 gia đình tốt nhất để nhân giống bằng hom và xây dựng vườn giống gồm các dòng vô tính ưu trội tại Hàm Thuận Nam - Bình Thuận. Đến năm 2001 xây dựng được 2 ha khảo nghiệm dòng vô tính Keo tai tượng tại Bình Dương, năm 2002 xây dựng tiếp 2 ha gồm 100 dòng tại Quảng Bình và 2ha gồm 72 gia đình tại Quảng Trị và Hà Tây để phục vụ nghiên cứu và di truyền phân tử. Một khảo nghiệm tăng thu di truyền cho Keo tai tượng cũng được xây dựng tại Ba Vì vào năm 2002. Năm 2003 đã xây dựng các khảo nghiệm dòng vô tính, các khảo nghiệm tăng thu di truyền, khảo nghiệm phục vụ cho nghiên
- 14 cứu về di truyền phân tử tại Cầu Hai - Phú Thọ và Đông Hà - Quảng Trị [30]. Tính đến tháng 9 năm 2007, đã có 2ha vườn giống vô tính Keo tai tượng tại Bầu Bàng - Bình Dương do Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng xây dựng đã được cấp chứng chỉ nguồn giống. - Thời gian gần đây các nghiên cứu về kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho Keo tai tượng đã được thực hiện tương đối đầy đủ như nghiên cứu ảnh hưởng của tiêu chuẩn cây giống đến sinh trưởng của rừng trồng nguyên liệu giấy, nếu loại bỏ khoảng 30% cây giống kém chất lượng thì năng xuất tăng khoảng 20 - 30% và chất lượng thân cây tăng khoảng 10% [24]. Theo Nguyễn Hữu Thiện (2005), khai thác trung gian đã làm thay đổi tổng sản lượng, phương thức khai thác trung gian 2 lần (chặt 50% ở tuổi 4 và khai thác ở tuổi 7) cho hiệu quả cao nhất với năng xuất đạt 648,95m3 ở tuổi 7 [29]. Tuy nhiên, hạt giống Keo tai tượng hiện nay chủ yếu do người dân thu hái xô bồ và phân phối trên thị trường tự do [31], đây là nguồn giống kém chất lượng và là một trong những nguyên nhân làm giảm năng xuất và chất lượng của rừng trồng. Tái sinh tự nhiên rừng Keo tai tượng cũng đã được nghiên cứu ở miền Đông Nam Bộ, kết quả cho thấy nuôi dưỡng cây tái sinh nên tỉa thưa 5 lần với cường độ từ 15 - 20%/lần [34]. - Hiện nay ở Việt Nam việc tìm hiểu, nghiên cứu chất lượng gỗ Keo tai tượng chủ yếu tập trung vào đánh giá khuyết tật gỗ, tỷ trọng gỗ và khả năng chế biến gỗ. Theo Nguyễn Trọng Nhân (2003), ba loại gỗ Keo tai tượng, Keo lai, Keo lá tràm có khuyết tật chủ yếu là mắt sống, mắt mục, gỗ biến màu, gỗ bị mục do bị nấm, gỗ bị hà do côn trùng. Trong đó gỗ Keo tai tượng có tỷ lệ khuyết tật thấp nhất (30,87%) trong khi Keo lá tràm là 34,19% và Keo lai là 42,86% [24]. Ngoài ra kết quả nghiên cứu của Đào Xuân Thu (2006) cho thấy gỗ Keo tai tượng là một trong những loại nguyên liệu tốt cho công nghệ biến
- 15 tính gỗ [32]. Gỗ Keo tai tượng sau khi biến tính có thể làm nguyên liệu cho công nghệ sản xuất đồ mộc cao cấp. - Kết quả thử nghiệm sản xuất ván ghép thanh bằng gỗ Keo tai tượng ở tuổi 7 - 8 với đường kính từ 15 - 20cm cho thấy công nghệ này hoàn toàn có thể áp dụng vào thực tế sản xuất ở Việt Nam và đảm bảo các yêu cầu về chất lượng gỗ dùng làm khung cửa, cánh cửa và các chi tiết đồ mộc khác [3], [4]. - Đến nay, việc trồng các cây trội Keo tai tượng đã được tiến hành theo nhiều cách khác nhau như chiết, giâm hom cành. Tuy nhiên, các nghiên cứu kể trên chủ yếu áp dụng cho các cây trội trẻ tuổi (từ 4 - 5 tuổi). Theo Nguyễn Văn Chiến (2003), loài Keo tai tượng là đối tượng rất khó ra rễ, tỷ lệ chồi mọc ra từ đoạn gốc (0,5 - 1,3m) là rất thấp và thường bị chết khi đốn thấp [1], tương tự với kết quả điều tra đánh giá thực tế ở 5 lâm trường cho thấy khả năng bật chồi của các gốc cây cao 0,1 - 1,5m đã khai thác ở rừng trồng là rất ít so với Keo lá tràm và Keo lai. Chính vì lý do này đề tài đã nghiên cứu các vị trí cắt tạo chồi và dẫn dòng cho các cây trội Keo tai tượng từ 10 - 13 tuổi ở Tuyên Quang. - Những năm gần đây chỉ thị phân tử được dùng phổ biến trong nghiên cứu nguồn gốc phát sinh loài; phân loại; đánh giá đa dạng di truyền, tỷ lệ thụ phấn chéo trong các rừng giống, vườn giống… Nguyễn Hoàng Nghĩa đánh giá đa dạng di truyền của một số nguồn giống cây bản địa như Lim xanh, Sao hình tim bằng chỉ thị RAPD và AND lục lạp. Kết quả nghiên cứu cho thấy xuất xứ Lim xanh ở Cầu Hai ít đa dạng hơn các xuất xứ ở Quảng Ninh và Nghệ An [21]. Các tác giả cũng đã kết luận 50 mẫu lá Sao hình tim có cùng nguồn gốc vì không có sự đa hình các gen lục lạp đã nghiên cứu [22]. - Trong khuôn khổ hợp tác quốc tế, Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng đã hợp tác với khoa Lâm nghiệp của CSIRO ứng dụng chỉ thị phân tử để
- 16 xác định các dòng Keo lai và Keo lá tràm tốt nhất đã lựa chọn cũng như bước đầu thí nghiệm đánh giá mức độ đa dạng di truyền của hạt giống thu được rừ các rừng giống, vườn giống Keo tai tượng [10], [11], [14]. Kết quả đánh giá đa dạng di truyền cho thấy rừng giống xuất xứ pongaky ở Ba Vì và rừng giống FORTIP tại Đông Hà có đa dạng di truyền cao hơn hẳn so với các khu rừng tại Bầu Bàng, Hàm Yên và Phong Châu [30].
- 17 Chương 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu 2.1.1. Mục tiêu chung Khảo nghiệm chọn ra được một số dòng Keo tai tượng năng suất cao phát triển tốt phù hợp với vùng nghiên cứu góp phần cải thiện giống cây trồng rừng nguyên liệu giấy phục vụ nguyên liệu cho nhà máy giấy Bãi Bằng tại vùng Hàm Yên - Tuyên Quang nói riêng, tăng thêm bộ giống cây Keo tai tượng mới cho Quốc gia nói chung. 2.1.2. Mục tiêu cụ thể Khảo nghiệm, đánh giá và chọn được 4 đến 6 dòng có năng suất vượt từ 17% đến 20% so với năng suất hiện nay tại Hàm Yên – Tuyên Quang. Kết quả của đề tài sẽ mở ra hướng phát triển trong cải thiện giống tiếp theo. 2.2. Nội dung nghiên cứu 2.2.1. Tỷ lệ sống của các đối tượng nghiên cứu 2.2.2. Nghiên cứu các đặc điểm sinh trưởng - Các chỉ tiêu về: D1.3, Hvn, Dt, Hdc, Vc. - So sánh các chỉ tiêu trên trong từng dòng để tìm ra những dòng có các chỉ tiêu được đánh giá là tốt nhất. - Lựa chọn từ 4 – 6 dòng có kết quả tốt nhất. 2.2.3. Nghiên cứu một số chỉ tiêu về hình thái - Độ thẳng thân (Dtt) - Sức sống của cây. 2.3. Phạm vi nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu và thực nghiệm cây nguyên liệu giấy tại Hàm Yên – Tuyên Quang.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 495 | 83
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 376 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 547 | 61
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 302 | 60
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 526 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 346 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 316 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 334 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 269 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 239 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu biến tính mùn cưa làm vật liệu hấp phụ chất màu hữu cơ trong nước
26 p | 195 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 263 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 216 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 208 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn