Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng của khai thác măng tới sinh trưởng của Bương mốc (Dendrocalamus velutinus N.-H. Xia, V.T. Nguyen &V. D. Vu) tại Ba Vì và Hòa Bình
lượt xem 5
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá được ảnh hưởng của khai thác măng đến cấu trúc và sinh trưởng của Bương mốc (Dendrocalamus velutinus) làm cơ sở đề xuất giải pháp kỹ thuật kinh doanh bương mốc theo hướng bền vững và năng suất cao.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng của khai thác măng tới sinh trưởng của Bương mốc (Dendrocalamus velutinus N.-H. Xia, V.T. Nguyen &V. D. Vu) tại Ba Vì và Hòa Bình
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP --------------------- LÊ VĂN VƯƠNG NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA KHAI THÁC MĂNG TỚI SINH TRƯỞNG CỦA BƯƠNG MỐC (Dendrocalamus velutinus N.-H. Xia, V.T. Nguyen &V. D. Vu) TẠI BA VÌ VÀ HÒA BÌNH Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên rừng Mã số: 60620211 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. TRẦN NGỌC HẢI HÀ NỘI - 2017
- i LỜI CAM ĐOAN Luận văn Thạc sỹ “Nghiên cứu ảnh hưởng của khai thác măng tới sinh trưởng của Bương mốc (Dendrocalamus velutinus N.-H. Xia, V.T. Nguyen &V. D. Vu) tại Ba Vì và Hòa Bình”, chuyên ngành Quản lý tài nguyên rừng, là công trình nghiên cứu khoa học của riêng cá nhân tôi. Tôi xin cam đoan rằng các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị, một nghiên cứu nào. Trong luận văn tôi có sử dụng các thông tin, kết quả từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau. Các thông tin trích dẫn được sử dụng đều được ghi rõ nguồn gốc và xuất xứ. N Ngày 6 t n 6 năm 2017 Người cam đoan Lê Văn Vương
- ii LỜI CẢM N Trải qua một thời gian dài phấn đấu nghiên cứu, học tập. Được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô trong Khoa Quản lý Tài nguyên rừng, Phòng Sau đại học và các thầy cô trong các Bộ môn, các Khoa đã giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Đồng thời, c ng nhờ sự động viên kịp thời của gia đình, bạn b . Đến nay tôi đã hoàn thành được bài luận văn của mình. Nhân dịp này tôi xin bày t lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô, bạn b và gia đình, đặc biệt là PGS. TS. Trần Ngọc Hải, người thầy đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và chỉ bảo cho tôi trong suốt thời gian thực tập và viết luận văn tốt nghiệp của mình. C ng qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn đến các cơ quan, các hộ gia đình, cá nhân đã giúp đỡ tận tình cho tôi trong quá trình thực tập tại khu vực vùng đệm của Vườn quốc gia Ba Vì. Do năng lực c ng như kinh nghiệm bản thân còn nhiều hạn chế nên chắc chắn đề tài còn nhiều thiếu sót, kính mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô, các nhà khoa học và bạn b đồng nghiệp để bản luận văn được hoàn thiện hơn. in tr n tr ng cảm n N Ngày 6 t n 6 năm 2017 c giả Lê Văn Vương
- iii MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM N ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. vi DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ........................................................ viii ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................. 3 1.1. Tổng quan về các công trình đã công bố về đặc điểm lâm học và gây trồng tre, trúc ..................................................................................................... 3 1.1.1. Trên thế giới ............................................................................................ 3 1.1.2. Ở Việt Nam ............................................................................................. 6 1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu Bương mốc .................................. 11 Chương 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯ NG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................... 13 2.1. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 13 2.1.1. Mục tiêu tổng quát ................................................................................ 13 2.1.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................... 13 2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 13 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 13 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 13 2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 14 2.3.1. Tìm hiểu kinh nghiệm của người dân trong khai thác và chế biến măng Bương mốc ...................................................................................................... 14
- iv 2.3.2. Ảnh hưởng của kỹ thuật khai thác măng tới cấu trúc tuổi của lâm phần Bương mốc ...................................................................................................... 14 2.3.3. Ảnh hưởng của kỹ thuật khai thác măng tới sinh trưởng và thoái hóa lâm phần Bương mốc ...................................................................................... 14 2.3.4. Ảnh hưởng một số nhân tố khí hậu đến quá trình ra măng của Bương mốc .................................................................................................................. 14 2.3.5. Đề xuất giải pháp kỹ thuật đề xuất trong kinh doanh rừng trồng Bương mốc lấy măng .................................................................................................. 14 2.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 15 Chương 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, DÂN SINH, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 23 3.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................... 23 3.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 23 3.1.2. Địa hình ................................................................................................. 24 3.1.3. Khí hậu thuỷ văn ................................................................................... 24 3.1.4. Địa chất, thổ nhưỡng ............................................................................. 26 3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ......................................................................... 27 3.2.1. Đặc điểm dân cư.................................................................................... 27 3.2.2. Tập quán sản xuất.................................................................................. 28 3.2.3. Hiện trạng sử dụng đất .......................................................................... 28 4.1. Tìm kinh nghiệm của người dân trong khai thác và chế biến măng Bương mốc .................................................................................................................. 29 4.1.1. Kiến thức bản địa trong khai thác măng Bương mốc ........................... 29 4.1.2. Phân tích ưu nhược điểm của kỹ thuật khai thác hiện tại ..................... 37 4.1.3. Kiến thức bản địa về chế biến măng Bương mốc ................................. 40 4.2. Ảnh hưởng của kỹ thuật khai thác măng tới cấu trúc tuổi của lâm phần Bương mốc ...................................................................................................... 46
- v 4.3. Ảnh hưởng của khai thác măng tới sinh trưởng và hiện tượng thoái hóa của Bương mốc ............................................................................................... 48 4.3.1. Ảnh hưởng của cường độ khai thác măng tới sinh trưởng của Bương mốc .................................................................................................................. 48 4.3.2. Hiện tượng thoái hóa lâm phần Bương mốc ......................................... 50 4.4. Ảnh hưởng của một số nhân tố khí hậu đến quá trình ra măng của Bương mốc .................................................................................................................. 54 4.5. Giải pháp kỹ thuật đề xuất trong kinh doanh rừng trồng Bương mốc lấy măng ................................................................................................................ 58 4.5.1. Quan điểm và cơ sở khoa học cho đề xuất kỹ thuật trong khai thác .... 58 4.5.2. Một số biện pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất măng, phục tráng lâm phần Bương mốc bị thoái hóa. ........................................................................ 60 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ....................................................... 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾ Ắ ừ viết tắt Nghĩa đầy đủ Bộ NN & PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn D00 Đường kính gốc D1.3 Đường kính đo ở vị trí 1.3 Hvn Chiều cao vút ngọn OTC Ô tiêu chuẩn Sở NN & PTNT Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn VQG Vườn quốc gia
- vii DANH MỤC CÁC BẢNG STT ên bảng Trang Số măng mọc theo thời gian và tuổi cây mẹ trong bụi Bương 2.1 18 mốc tại Ba Vì 2.2 Cường độ khai thác măng và sinh trưởng của cây tuổi 1 19 2.3 Theo dõi sinh trưởng của măng Bương mốc theo thời gian 20 Mức độ nâng cao của gốc măng Bương mốc theo các thế hệ 2.4 20 măng 2.5 Theo dõi vật hậu Bương mốc 2015, 2016 21 Tuổi cây mẹ và khả năng sinh măng trong bụi Bương mốc 4.1 46 tại Ba Vì 4.2 Cường độ khai thác măng và sinh trưởng của cây tuổi 1 48 Mức độ nâng cao của gốc măng Bương mốc theo các thế hệ 4.3 52 măng 4.4 Theo dõi vật hậu Bương mốc 2015 54 4.5 Theo dõi vật hậu Bương mốc 2016 55 4.6 Số liệu khí tượng thủy văn 2015, 2016 56
- viii DANH MỤC CÁC HÌNH STT Tên hình Trang 4.1 Bương mốc trồng tại các xã vùng đệm để lấy măng 30 4.2 Măng củ 31 4.3 Măng mầm 31 4.4 Măng ống 31 4.5 Khai thác măng Bương mốc 33 4.6 Kiểm tra kích thước măng khi khai thác 33 4.7 Chọn cành và nhân giống bằng phương pháp chiết cành 35 4.8 Giống gốc đùi gà mọc từ “măng ánh” 35 4.9 Cách khai thác măng bền vững 36 4.10 Nổi gốc do khai thác không bền vững 36 4.11 Măng Bương mốc tươi chưa bóc bẹ mo 37 4.12 Đóng bao vận chuyển từ rừng về 37 4.13 Cây mẹ để lại và kỹ thuật chăm sóc sau khai thác 38 4.14 Sơ chế măng Bương mốc 42 4.15 Sản phẩm sau sơ chế măng Bương mốc 42 4.16 Phân loại măng Bương mốc 44 4.17 Ngâm măng Bương mốc đã luộc 44 4.18 Thành phẩm măng khô sau khi phơi 44 4.19 Thái m ng măng tươi 45 4.20 Ngâm măng ớt 45 Biểu đồ sinh trưởng chiều cao của măng Bương mốc theo 4.21 49 thời gian 4.22 Cắt quá cao trong khai thác măng Bương mốc 53 Măng ánh hình thành do cắt quá cao trong khai thác măng 4.23 53 Bương mốc 4.24 Hiện tượng khuy Bương mốc 53 4.25 Hiện tượng nổi gốc Bương mốc 53 4.26 Biểu đồ Gausell – Walter 2015 54 4.27 Biểu đồ Gausell – Walter 2016 55
- 1 ĐẶ VẤN ĐỀ Các loài tre trúc rất phong phú, đa dạng, phân bố rộng khắp trên thế giới, đặc biệt là ở Châu Á trong đó có Việt Nam. Việt Nam đứng thứ 4 trên thế giới về diện tích tre nứa (theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến ngày 31/12/2013: 1.277.317 ha trong đó rừng tự nhiên trồng thuần loài và hỗn giao là 1.190.665 ha; rừng trồng tre luồng là 86.652 ha) với 216 loài thuộc 25 chi tre trúc phân bố tự nhiên (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2005). So với các loài cây gỗ, tre nứa có ưu điểm nổi trội là chúng có tốc độ sinh trưởng rất nhanh, tuổi khai thác của tre nứa sớm, có thể khai thác sau 3 - 4 năm kể từ khi trồng và cho năng suất khá cao (từ 4 - 12 tấn/ha/năm), luân kỳ khai thắc rất ngắn (2 - 3 năm), thậm chí trong thực tiễn sản xuất nhiều địa phương đã khai thác rừng tre nứa theo phương thức chặt chọn với luân kỳ 1 năm; sớm cho khai thác; kỹ thuật gây trồng tương đối đơn giản; có khả năng sinh trưởng trên đất khó canh tác và đất hoang hóa; là loài đa tác dụng (đã thống kê được hơn 30 công dụng của tre nứa, trong đó có những công dụng chính là làm hàng thủ công mỹ nghệ, làm vật liệu xây dựng, làm nguyên liệu trong công nghiệp giấy sợi, sản xuất măng tre làm thức ăn tươi hoặc khô, làm than hoạt tính, nguyên liệu cho các nhà máy chế biến ván thanh, đóng đồ đạc…). Tre trúc có giá trị rất lớn đối với nền kinh tế quốc dân và đời sống nhân dân, đặc biệt là nông dân nông thôn và đồng bào miền núi. Bương mốc nằm trong nhóm cung cấp thực phẩm có giá trị cần thực hiện nghiên cứu các giải pháp nâng cao giá trị sản phẩm của loài cây lâm sản ngoài gỗ trong Hội thảo “Xác định ưu tiên nghiên cứu phục vụ tái cơ cấu ngành lâm nghiệp” do Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam tổ chức ngày 18/12/2014. Là một loài tre có kích thước lớn, cho măng ngon, có giá trị kinh tế cao nên ngoài tự nhiên Bương mốc đang bị khai thác mạnh, ngoài ra tại một số mô hình trồng Bương mốc hộ gia đình c ng chưa có biện pháp khai thác
- 2 măng hợp lý cho năng suất và chất lượng cao c ng như đảm bảo duy trì nguồn lợi lâu dài. Vì vậy, để góp phần vào công tác bảo tồn, phát triển gây trồng để phát huy hết tiềm năng của loài, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của nhân dân địa phương, đặc biệt là đồng bào miền núi, tôi đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của khai th c măng tới sinh trưởng của Bương mốc (Dendrocalamus velutinus N.-H. Xia, V.T. Nguyen &V. D. Vu) tại Ba Vì và Hòa Bình”.
- 3 Chương 1 ỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. ổng quan về c c công trình đã công bố về đặc điểm lâm học và gây trồng tre, trúc 1.1.1. Trên thế giới * N ữn n ên cứu về p ân loạ p ân bố tre trúc trên t ế ớ Các nghiêu cứu về tre trúc trên thế giới đã bắt đầu từ khá lâu và rất đa dạng. Đầu tiên phải kể tới ấn phẩm nghiên cứu về tre trúc của Munro (1868). Sau đó có nghiên cứu về các loài tre trúc Ấn Độ (Gamble 1896) trong đó tác giả mô tả hình thái của 151 loài tre trúc phân bố ở Ấn Độ và một số nước láng giềng như Pakistan, Srilanca, Myanma, Malaysia và Indonesia. Tác giả c ng cho rằng các loài tre trúc là loài chỉ thị rất tốt về các đặc điểm và độ phì của đất. Tổ chức FAO (1992), (2007) đã đưa ra danh lục 192 loài, c ng như đặc điểm phân bố theo đai độ cao của một số loài tre trúc. Nghiên cứu về chi Dendrocalamus làm cơ sở để phân loại một số loài trong chi ở Trung Quốc và khu vực Đông Nam Á (Hsueh, C.J & Li, D.Z 1988, 1996) [32] [33] S. DransField and E. A. Widjaja (1995), [37] khi giới thiệu về tài liệu tre trúc của Đông Nam Á đã đề cập tới các thông tin về tên khoa học, tên địa phương, phân bố địa lí của loài, giá trị sử dụng, đặc điểm nhận biết qua hình thái và thông tin vắn tắt về sinh thái một số loài, như đối với loài Bương (Dendrocalamus giganteus) có mọc tự nhiên ở cao nguyên nhiệt đới ẩm trên 1.200 m tuy nhiên có thể mọc ở rừng thấp nhiệt đới ẩm, có tầng đất dày nhiều mùn. Tại Thái Lan đã phát hiện thấy loài này mọc ở rừng cây Tếch. Ở đảo Hải Nam rất gần với Việt Nam đã phát hiện được 46 loài tre nứa, trong đó có 38 loài phân bố tự nhiên, chủ yếu có 3 loài mọc tản thuộc chi
- 4 Phyllostachys và Sasa; tại tỉnh Vân Nam có 250 loài đã được phát hiện, diện tích tre nứa đạt tới 331000 ha, riêng loài Phyllostachys heterocycta var. pubescens chiếm 80% diện tích kể trên (Tác giả Zhou Fangchun 2000). [40] D. N. Tewari [38] đã công bố số liệu cho biết trên thế giới hiện nay 80% rừng tre trúc phân bố ở Châu Á, tất cả các vùng rừng nhiệt đới và Á nhiệt đới của thế giới đều có tre trúc xuất hiện. Độ cao phân bố của chúng từ sát biển lên tới 4000 m. Tác giả đã xây dựng được vùng phân bố chung cho tre trúc và bản đồ phân bố một số chi tre trúc quan trọng của thế giới. Nhìn vào bản đồ phân bố này có thể thấy được trung tâm phân bố tre trúc tập trung vào giải nhiệt đới và á nhiệt đới thuộc Châu Á, trong đó chủ yếu là ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Nhật Bản, Malaysia, Bắc Australia, Trung Phi, Nam Mỹ và một phần nh ở Bắc Mỹ. Theo D. N. Tewari (2001) [38] thì Ấn Độ là nước có diện tích tre trúc lớn nhất thế giới, khoảng 2 triệu ha, phân bố từ sát biển lên tới độ cao 3.700 m sát chân núi Hymalaya. Có 50% số loài tập trung phân bố ở phía Tây Ấn Độ, đa số các loài có thân mọc cụm như Bambusa, Dendrocalamus, Gigantochloa, Oxytenanthera. Tác giả c ng đưa ra dẫn liệu về độ cao phân bố của một số loài cụ thể, nhưng không thấy đề cập các loài trong chi Indosasa. A. N. Rao và V. Ramanatha Rao (1999) [35] đã đưa ra một số kết quả về nghiên cứu có liên quan tới một số nhân tố sinh thái: Loại đất, hàm lượng mùn trong đất, lượng mưa, số ngày mưa trong năm của 19 loài tre trúc của Trung Quốc. Công trình “Bamboo red scovered” của Victor Cusack (1997) [39] đề cập đến biện pháp bón phân làm cho nhiều loài tre trúc phát triển tốt, măng to, nhưng phải bón một cách hợp lý tùy thuộc vào loài nhất định. Tổ chức Plant Resources of South - East Asia (Prosea) xuất bản tập “Prosea 7: Bamboos” (1995) [37] đã tiến hành mô tả đặc điểm hình thái, sinh
- 5 thái, phân bố, gây trồng, sử dụng cho 75 loài tre trúc thông dụng, có giá trị ở vùng Đông Nam Á. Fu Maoyi et al (2000) [31] với “Cult vat on & Ut l zat on on Bamboos” đã xác định những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phát sinh măng, sinh trưởng và phát triển của thân khí sinh là: Độ ẩm, nhiệt độ, dinh dưỡng, cấu trúc rừng, biện pháp lâm sinh, sâu bệnh. Đây là những nhân tố cần phải được quan tâm khi áp dụng các biện pháp thâm canh tăng năng suất măng và thân khí sinh. * N ữn n ên cứu về kỹ t uật n ân ốn tre trúc Theo nghiên cứu của A. N. Rao và V. Ramanatha (1999) [35] cho thấy nhân giống sinh dưỡng là phương pháp có thể áp dụng với hầu hết các loài tre. Nhân giống bằng phương pháp giâm hom cành là một phương pháp có thể sử dụng với tính thực tiễn và hiệu quả cao, là một phương pháp phổ biến cho các vườn ươm thương mại với quy mô lớn. Phương pháp này thường được sử dụng cho các loài có rễ khí sinh tại gốc của các cành ngang. Các nghiên cứu c ng chỉ ra rằng cành lớn có nhiều khả năng ra rễ hơn cành nh . Nghiên cứu của Fu Maoyi và các cộng sự (2000) [31] về giâm hom bằng cành c ng cho thấy chọn cành để giâm hom tốt nhất có độ tuổi 1- 2 năm và lấy từ cây 3 năm tuổi. Kích thước hom dài từ 40 - 50 cm, có từ 2 đến 3 đốt, khi giâm hom được đặt nghiêng so với luống và lấp đất dày từ 5 - 6 cm, để đầu trên của cành trồi lên kh i mặt đất. Luống giâm hom nên được che phủ bằng lá hoặc rơm rạ và tưới nước đủ ẩm hàng ngày. Tác giả cho rằng nhân giống bằng hom cành có nhiều thuận lợi, sẽ không hoặc có rất ít tổn thương và khả năng ra măng ở gốc cây mẹ. Thời vụ giâm hom có thế tiến hành vào tháng 2 đến tháng 9 hàng năm, tốt nhất từ tháng 2 - 3 cho tỷ lệ sống cao hơn, cành lấy hom có kích cỡ nh thường dễ dàng xử lý, vận chuyển và có chi phí thấp hơn cành lớn. Trồng cây hom có sự phát triển tốt về hệ rễ và cho tỷ lệ sống cao.
- 6 Nghiên cứu của Victor Cusack (1997) [39] cho thấy, nhân giống bằng gốc có thể đạt được tỷ lệ sống 100%. Tuy nhiên, chỉ nên áp dụng cho những loài tre có kích thước nh . Trong phương pháp này, gốc được đào bao gồm rễ và phần đất xung quanh, mỗi gốc có từ 3 - 4 mắt, phần trên của thân khí sinh để lại từ 3 - 4 đốt. Nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô cho các loài tre c ng đã được một số nước trên thế giới thử nghiệm và đã đạt được những thành công bước đầu. Trung tâm nghiên cứu tre Trung Quốc (2008) đã đưa ra một số loại môi trường và mô cấy. Nghiên cứu của Zhou Fangchun (2000) [40] chỉ ra rằng sử dụng giống gốc thích hợp cho các loài thuộc các chi Bambusa, Dendrocalamus, Sinocalamus… Gốc được lựa chọn từ những cây khoẻ mạnh, từ 2 - 3 năm tuổi, không sâu bệnh. Chọn gốc có một ít rễ, cắt phần thân khí sinh chỉ để lại chiều dài khoảng 1m, giữ lại rễ, thân ngầm và 5 - 6 cành lá ở các đốt gần gốc. Nghiên cứu của trung tâm nghiên cứu tre Trung Quốc năm 2008 [30] đã cho thấy sử dụng các hom cành to cho tỷ lệ sống cao và đạt tới 83,75% nếu sử dụng cành nh tỷ lệ sống rất thấp, chỉ khoảng 10%. Hom cành lấy ở 1 năm tuổi, có trên 2 mắt, đường kính cành khoảng 1 cm, chiều dài hom khoảng 30 cm và cắt vát ở phần trên với góc 45 độ để lại 3 - 5 lá trên cành là tốt nhất. 1.1.2. Ở Việt Nam * N ữn n ên cứu về p ân bố p ân loạ tre trúc Nghiên cứu về tre trúc ở Việt Nam đã được bắt đầu từ khá lâu. Có thể nói công trình đầu tiên nghiên cứu về tre trúc Việt Nam thuộc về một người Pháp trong ấn phẩm nghiên cứu về thực vật chí Đông Dương (Le Comte 1923). Trong những năm 1960, Phạm Quang Độ đã nghiên cứu về kỹ thuật trồng và khai thác tre trúc ở Việt Nam (Phạm Quang Độ 1963) [7]. C ng từ thời gian này, các nghiên cứu về phân loại, kỹ thuật nhân giống, kỹ thuật
- 7 trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng tre trúc, kỹ thuật chế biến, bảo quản tre trúc c ng được thực hiện. Từ năm 1971 tới 2007 đã có tới trên 18 công trình nghiên cứu lớn và nh liên quan tới phân loại, đặc điểm nhận biết và phân bố của các loài tre trúc, các loại và cấu trúc rừng tre trúc ở Việt Nam. Các nghiên cứu này phần lớn là các nghiên cứu độc lập về hình thái, giải phẫu, nhận biết, phân bố và công dụng của một số loài tre trúc. Cây c Việt Nam là cuốn sách do tác giả Phạm Hoàng Hộ soạn thảo và được xuất bản năm 1999 tại Nhà xuất bản Trẻ - Thành phố Hồ Chí Minh [13] là một cuốn từ điển có thể nói là đã liệt kê và mô tả được nhiều loài tre nhất với 18 chi và 126 loài tre có đề cập đến chi Dendrocalamus. Nghiên cứu về “T n uyên tre V ệt Nam” của Nguyễn Tử Ưởng năm 2001 [29] đã cung cấp những thông tin tổng hợp về giá trị kinh tế, diện tích, kiểu sống và trữ lượng loài, phân bố, nguy cơ tuyệt chủng và các hoạt động nghiên cứu phổ biến kỹ thuật về Tre ở Việt Nam. Nghiên cứu c ng đã cung cấp cho chúng ta có một cái nhìn tổng quan về tài nguyên Tre, và các hoạt động nghiên cứu sử dụng Tre ở Việt Nam. Từ năm 1980 đến nay, tại các khu vực thuộc đồi núi của tỉnh Hòa Bình đặc biệt là dọc lưu vực lòng hồ thủy điện sông Đà, các huyện vùng thấp như Lương Sơn, Kỳ Sơn, Lạc Thủy đã đưa cây Luồng (Dendrocalamus membranaceus Munro) trở thành cây trồng m i nhọn ở địa phương. Diện tích trồng Luồng của tỉnh đạt 103.640 ha gồm rừng trồng sản xuất, rừng phòng hộ với hình thức trồng tập trung hay phân tán. Tại các xã vùng cao huyện Mai Châu, Tân Lạc cây luồng c ng được đưa vào gây trồng nhưng do điều kiện khí hậu, đất đai không phù hợp nên hiện nay nhiều diện tích đã bị bệnh chổi sể, gỉ sắt lá, bệnh thối măng, vào mùa măng hay bị sâu hại và bọ xít hại măng ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng của cây trồng. Trong khi đó, tại các địa
- 8 phương trên có một số loài tre trúc phân bố tự nhiên hoặc được đồng bào dân tộc trồng từ lâu đời lại sinh trưởng tốt so với cây Luồng hoặc Điền trúc đem từ nơi khác về trồng. Kết quả nghiên cứu thực tiễn kết hợp với kinh nghiệm của đồng bào người dân tộc Thái và Mường ở hai xã vùng cao thuộc tỉnh Hòa Bình có thể khẳng định các loài Bương, Vầu, Mai là những loài thích hợp cần phát triển gây trồng trên diện rộng sẽ đem lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và môi trường (Trần Ngọc Hải, 2005) [9]. * Các n ên cứu về kỹ t uật lâm s n Đây là lĩnh vực về tre trúc được nghiên cứu nhiều nhất, như thống kê của chúng tôi đã có tới 52 công trình nghiên cứu kể từ năm 1963 tới này. Các nghiên cứu tập trung vào các vấn đề nhân giống, khảo nghiệm, kỹ thuật gây trồng, kỹ thuật chăm sóc và khai thác các loại riêng biệt. Ngay từ năm 1963, Phạm Quang Độ đã nghiên cứu và xuất bản ấn phẩm “Trồn v k a t c tre nứa trúc” [7]. Đây là một trong những cuốn sách đầu tiên về đề tài tre trúc. Nội dung cuốn sách trình bày sơ lược về đời sống tre nứa và phương pháp gây trồng một số loài tre nứa trúc chủ yếu. Đây là một trong những nghiên cứu đã rất tổng hợp từ cách nhận biết đến phân bố, sự tăng trưởng, cho đến trồng và khai thác, chăm sóc rừng tre nứa. Sau đó, c ng có rất nhiều các nghiên cứu về nhân giống, kỹ thuật trồng và khai thác các loài tre trúc. Ví dụ như Phạm Bá Ninh (1974) đã nghiên cứu về nhân giống Luồng bằng phương pháp ươm cành trong bầu dinh dưỡng; Trịnh Đức Trình (1974) nghiên cứu về thời vụ ươm Luồng ở vườn ươm ở Thanh Hoá (chưa tìm được tài liệu); Trần Nguyên Giảng và cộng sự (1977) về nghiên cứu kỹ thuật trồng và kinh doanh rừng Luồng đáp ứng với nhu cầu trồng ở quy mô lớn; Hoàng Vĩnh Tường (1977) về nghiên cứu tác dụng của một số chất kích thích sinh trưởng đến việc nhân giống Luồng bằng cành; từ
- 9 trước đến nay, người ta gây trồng Luồng bằng giống vô tính là chủ yếu (gốc, thân, cành, chét). Phương pháp này cho hệ số nhân giống rất thấp. Việc tìm phương pháp nhân giống vừa đơn giản vừa tận dụng tối đa số cành có trên thân, vừa sử dụng được cây giống ở các lứa tuổi đã được tác giả Lê Quang Liên (2001) với công trình “N ân ốn Luồn bằn c ết c n ” nhằm tìm ra phương pháp nhân giống có thể tận dụng được nhiều vật liệu giống hom và nghiên cứu của tác giả đã cho thấy Luồng là một loài cây có thể nhân giống bằng cành. Một số quy trình, quy phạm cho trồng tre trúc c ng được xây dựng như: Quy phạm kỹ thuật trồng luồng (Bộ NN&PTNT 1999) đã soạn thảo quy trình kỹ thuật trồng Luồng bằng cành chiết bao gồm các khâu từ tạo giống đến khai thác sản phẩm; Quy trình kỹ thuật trồng cây tre cho măng ngọt Đài Loan (Cục Lâm nghiệp 1999) cho thấy cây tre cho măng ngọt Đài Loan t ra khá thích hợp với khí hậu, đất đai ngh o xấu, khô cằn của vùng đất trống đồi núi trọc trung du (Bắc Giang, Phú Thọ) và vùng núi cao Sa Pa. Sản phẩm là măng ngọt có khả năng tiêu thụ tốt với thị trường trong nước và mở ra triển vọng xuất khẩu. Các nghiên cứu về “Sử dụn ợp lý v p t tr ển t n uyên Tre V ệt Nam” là nghiên cứu rất quan trọng của tác giả Nguyễn Tử Ưởng năm 1995 làm cơ sở cho việc định hướng trồng và kinh doanh các loài tre một cách hợp lý ở Việt Nam. Năm 2002, nhóm tác giả của Viện tư vấn phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi và Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã tiến hành điều tra khảo sát và đã xây dựng được kỹ thuật trồng cây làm nguyên liệu giấy với loài cây nguyên liệu là Luồng. Nhóm tác giả đã nghiên cứu đầy đủ đặc điểm hình thái, sinh thái lâm sinh, giá trị kinh tế, từ đó xây dựng được quy trình kỹ thuật ươm giống, thiết kế trồng rừng, kỹ thuật trồng, chăm sóc, nuôi dưỡng và bảo vệ rừng, khai thác và chăm sóc sau khai thác. Nhóm tác giả
- 10 c ng đưa ra mô hình trồng xen tre luồng với các cây nông nghiệp ngắn ngày trong hai năm đầu. Năm 2005, để đánh giá được thực trạng tài nguyên tre trúc ở đây, xác định những khó khăn và tìm ra các nguyên nhân để từ đó đề xuất giải pháp giúp cộng đồng người dân tộc Thái nói riêng, tỉnh Hòa Bình nói chung quản lý, sử dụng tre trúc được tốt hơn, Trần Ngọc Hải và nhóm nghiên cứu của trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam đã triển khai: “N ên cứu n ữn ả p p c ủ yếu quản lý t n uyên tre trúc dựa trên cơ sở c n đồn c c bản n ườ T vùn cao uyện Ma C âu - òa Bìn ” [10] tại hai xã Đồng Bảng và Vạn Mai. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu trong thu thập và phân tích thông tin như: Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn và phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân dể thu thập các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, kiến thức bản địa, đề xuất và lựa chọn hoạt động. Áp dụng phương pháp phát triển kỹ thuật có người dân tham gia để triển khai một số thử nghiệm về nhân giống, khai thác, bảo vệ tài nguyên tre trúc dựa vào cộng đồng. Sử dụng phương pháp điều tra chuyên ngành để triển khai một số thử nghiệm về nhân giống, khai thác, bảo vệ tài nguyên tre trúc dựa vào cộng đồng, xác định loài, đánh giá tình hình sinh trưởng, phân bố, sâu bệnh hại…của các loài. Ngoài ra còn kế thừa các tài liệu đã công bố, sử dụng phương pháp chuyên gia để cùng phối hợp trong xác định các giải pháp phát triển. Trong tài liệu “Cây Luồn T an óa” của Sở NN&PTNT năm 2009 [26] đã đề cập tới kỹ thuật trồng, kỹ thuật khai thác thân khí sinh của Luồng theo hướng điều chỉnh kết cấu tuổi các cây trong bụi. Bùi Thị Huyên, năm 2015 trong luận án tiến sĩ đã đề cập tới một số cơ sở khoa học trong thâm canh rừng Luồng tại huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa [12]. Trong đó có đề cập tới cấu trúc tuổi, sinh trưởng các cây trong bụi,
- 11 điều chỉnh cấu trúc thông qua biện pháp khai thác thân khí sinh của các cây trong bụi Luồng. 1.2. ổng quan các công trình nghiên cứu Bương mốc Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2005 khi nghiên cứu “Tre trúc V ệt Nam” [23] đã mô tả một số đặc điểm hình thái, sinh thái cây Bương mốc như sau: Bương mốc là loài tre mọc cụm thưa cây, thân cây lớn, không gai, thân thẳng tròn đều. Măng ra vào tháng 5 đến tháng 9. Tác giả đã khẳng định măng Bương mốc ăn rất ngon, cho năng suất cao. Cuốn "Lâm sản n o ỗ V ệt Nam II", 2007 [20], do tập thể tác giả biên soạn đã viết về đặc điểm sinh học, công dụng, kỹ thuật nhân giống gây trồng, khai thác, chế biến và bảo quản của cây Bương mốc. Tác giả cho rằng ngoài ý nghĩa về xây dựng, đồ dùng gia đình thì ý nghĩa lớn hơn là làm thực phẩm. Măng Bương to, ăn ngon, có thể dùng tươi, phơi khô hoặc đóng hộp; khả năng sinh măng cao. Theo Lê Viết Lâm, Nguyễn Văn Thọ, V Văn D ng và Nian-he-Xia, ở chi Dendrocalamus trên thế giới đã phát hiện 52 loài, trong đó đã ghi nhận được 29 loài ở Việt Nam và có 14 loài đã xác định được tên khoa học. Những loài thuộc chi Dendrocalamus phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và Á nhiệt đới của Châu Á từ Ấn Độ đến Nepan, Nam Trung Quốc, Mianma, Thái Lan, Campuchia, Lào, Việt Nam, Malaysia. Loài Bương mốc Ba vì đã được nhóm tác giả lấy mẫu, mô tả và định loại, đã xác định được tên khoa học của loài là (Dendrocalamus velutinus N.-H. Xia,V. T. Nguyen & V. D. Vu). V Quốc Phương, (2013) [25] khi nghiên cứu đặc điểm sinh thái và kỹ thuật trồng Bương mốc tại huyện Ba Vì đã đưa ra một số kết quả cho thấy Bương mốc được trồng từ độ cao 80 - 700m so với mực nước biển, độ dốc từ 20 - 300 với mật độ trồng có thể từ 100 - 625 bụi/ha, năng suất măng trung bình đạt từ 1,6 - 3,2 tấn/ha. Bương mốc được trồng chủ yếu vào mùa xuân,
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 787 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 491 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 369 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 408 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 540 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 515 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 298 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 340 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 311 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 318 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 263 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 233 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 286 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 245 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 213 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 189 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn