Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu bảo tồn loài Nghiến (Excentrodendron tonkinense (Gagnep) Chang & R.H. Miao) và Trai Lý (Garcinia fagraeoides A. Chev.) tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa
lượt xem 5
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là cung cấp cơ sở khoa học nhằm bảo tồn và phát triển loài Nghiến (Excentrodendron tonkinense (Gagnep) Chang & R.H. Miao) và Trai Lý (Garcinia fagraeoides A. Chev.) tại Khu BTTN Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu bảo tồn loài Nghiến (Excentrodendron tonkinense (Gagnep) Chang & R.H. Miao) và Trai Lý (Garcinia fagraeoides A. Chev.) tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP TRƯƠNG VĂN VINH NGHIÊN CỨU BẢO TỒN LOÀI NGHIẾN (Excentrodendron tonkinense (Gagnep) Chang & R.H. Miao) VÀ TRAI LÝ (Garcinia fagraeoides A. Chev.) TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ LUÔNG, TỈNH THANH HÓA LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP HÀ NỘI, 2017
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP TRƯƠNG VĂN VINH NGHIÊN CỨU BẢO TỒN LOÀI NGHIẾN (Excentrodendron tonkinense (Gagnep) Chang & R.H. Miao) VÀ TRAI LÝ (Garcinia fagraeoides A. Chev.) TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ LUÔNG, TỈNH THANH HÓA LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên rừng Mã số: 60.62.02.11 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. HOÀNG VĂN SÂM HÀ NỘI, 2017
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chƣa từng công bố trong bất kì công trình nào, thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Đồng trong quá trình thực hiện đề tài này, tôi luôn chấp hành đúng mọi quy định của địa phƣơng nơi thực hiện đề tài. Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2017 Học viên Trương Văn Vinh
- ii LỜI CẢM ƠN Đƣợc sự nhất trí của Trƣờng Đại học Lâm nghiệp và đơn vị tiếp nhận là Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa, tôi đã tiến hành thực tập Luận văn tốt nghiệp: “Nghiên cứu bảo tồn loài Nghiến (Excentrodendron tonkinense (Gagnep) Chang & R.H. Miao) và Trai Lý (Garcinia fagraeoides A. Chev.) tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa” Nhân dịp này, cho phép tôi đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu Trƣờng Đại học Lâm nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập tại Nhà trƣờng, cảm ơn Lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh Thanh Hóa, Lãnh đạo và cán bộ BQL Khu BTTN Pù Luông đã tạo điều kiện cho tôi tham gia khóa đào tạo. Đồng thời, cảm ơn Quý thầy/cô giáo, Phòng Đào tạo Sau đại học, đặc biệt là PGS. TS. Hoàng Văn Sâm đã dành nhiều thời gian, giúp đỡ tận tình để tôi hoàn thành Luận văn. Xin trân trọng cảm ơn Ủy ban nhân dân các xã: Phú Lệ, Phú Xuân, Thành Sơn, Cổ Lũng và Lũng Cao của hai huyện Bá Thƣớc và Quan Hóa đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập. Xin trân trọng cảm ơn các nhà khoa học, các chuyên gia liên quan đã tận tình giúp đỡ, đóng góp ý kiến quý báu trong quá trình thực hiện Luận văn. Do điều kiện thời gian có hạn, mặc dù bản thân tôi cũng đã nỗ lực, cố gắng hết mình nhƣng chắc chắn Luận văn không tránh khỏi những tồn tại, thiếu sót. Cá nhân tôi kính mong tiếp tục nhận đƣợc ý kiến góp ý của các thầy, cô, các nhà khoa học, các đồng nghiệp để Luận văn của tôi đƣợc hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn./. Hà Nội, tháng 5 năm 2017 Học viên Trƣơng Văn Vinh
- iii MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. vi DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. viii ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................. 3 1.1. Trên thế giới............................................................................................ 3 1.2. Ở trong nƣớc ........................................................................................... 7 1.3. Nghiên cứu tại Khu BTTN Pù Luông .................................................. 10 Chƣơng 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 13 2.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 13 2.1.1. Mục tiêu tổng quát.......................................................................... 13 2.1.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................... 13 2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 13 2.2.1. Đối tƣợng........................................................................................ 13 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 13 2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 14 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 14 2.4.1. Phƣơng pháp kế thừa số liệu .......................................................... 14 2.4.2. Phƣơng pháp thu thập, điều tra, khảo sát thực địa ......................... 15 2.4.3. Phƣơng pháp xử lý và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm ...... 21
- iv 2.4.4. Phƣơng pháp nhân giống hữu tính đối với loài cây Trai lý (Garcinia fagracoides A. Chev.) ............................................................................... 21 2.4.5. Phƣơng pháp xác định các nguyên nhân gây suy giảm và đề xuất giải pháp khắc phục. ................................................................................. 22 Chƣơng 3. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 23 3.1. Điều kiện tự nhiên................................................................................. 23 3.1.1. Vị trí địa lý ..................................................................................... 23 3.1.2. Đặc điểm địa hình .......................................................................... 23 3.1.3. Đặc điểm khí hậu thuỷ văn............................................................. 24 3.1.4. Đặc trƣng cơ bản về tài nguyên rừng ............................................. 25 3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội...................................................................... 29 3.2.1 Tình hình dân số và dân tộc ............................................................ 29 3.2.3. Các hoạt động kinh tế của ngƣời dân ............................................. 30 Chƣơng 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 31 4.1. Nghiên cứu đặc điểm lâm học của loài Nghiến và Trai lý tại Khu BTTN Pù Luông, Thanh Hóa. ..................................................................... 31 4.1.1. Nghiến ............................................................................................ 31 4.1.2. Trai lý ............................................................................................. 41 4.2 Thử nghiệm nhân giống hữu tính đối với loài cây Trai lý (Garcinia fagracoides A. Chev.). ................................................................................. 49 4.3. Đánh giá hiện trạng bảo tồn Nghiến và Trai lý tại Khu BTTN Pù Luông, Thanh Hóa. ...................................................................................... 53 4.3.1. Về công tác quản lý bảo vệ rừng .................................................... 54 4.3.2 Công tác phát triển kinh tế vùng đệm, xây dựng cơ bản. ............... 57 4.3.3 Công tác nghiên cứu khoa học, phục hồi sinh thái ......................... 58
- v 4.3.4 Các mối đe dọa đối với loài Nghiến và Trai lý tại KBTTN Pù Luông .................................................................................................................. 59 4.4. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển loài Nghiến và Trai lý tại Khu BTTN Pù Luông ............................................................................. 66 4.4.1. Nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cƣ và chính quyền địa phƣơng. ..................................................................................................... 66 4.4.2. Hỗ trợ ngƣời dân xây dựng các mô hình phát triển kinh tế có hiệu quả. 67 4.4.3. Tăng cƣờng công tác quản lý, bảo vệ rừng .................................... 68 4.4.4. Tăng cƣờng chƣơng trình nghiên cứu khoa học phục vụ bảo tồn .. 69 KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KHUYẾN NGHỊ .................................................. 71 1. Kết luận .................................................................................................... 71 2. Tồn tại ...................................................................................................... 72 3. Khuyến nghị............................................................................................. 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Viết đầy đủ BTTN Bảo tồn thiên nhiên Công ƣớc về buôn bán quốc tế các loài động vật, CITES thực vật hoang dã nguy cấp CR Critically Endangered - Rất nguy cấp DD Data Deficient – Thiếu dữ liệu ĐDSH Đa dạng sinh học EN Endangered - Nguy cấp Danh lục đỏ các loài có nguy cơ bị diệt vong của IUCN Hiệp hội Bảo vệ thiên nhiên thế giới KBT Khu bảo tồn LC Least Concern – Ít quan tâm NC Near Threatened - Sắp bị đe dọa NĐ 32 Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ PTNT Phát triển nông thôn SĐVN Sách đỏ Việt Nam VU Vulnerable - Sẽ nguy cấp UBND Uỷ ban nhân dân
- vii DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang 2.1 Các tuyến điều tra, nghiên cứu 16 4.1 Tổ thành loài cây đi kèm của lâm phần Nghiến 33 4.2 Kết quả nghiên cứu tổ thành cây tái sinh tại các lâm phần 34 4.3 Tái sinh dƣới tán cây mẹ 36 4.4 Khu vực phân bố loài nghiến 37 4.5 Giá trị bảo tồn loài Nghiến 40 4.6 Tổ thành loài đi kèm của lâm phần Trai lý 42 4.7 Tổ thành cây tái sinh các lâm phần có loài cây Trai lý 43 4.8 Tái sinh dƣới tán cây mẹ 44 4.9 Khu vực phân bố loài trai lý 45 4.10 Giá trị bảo tồn loài Trai lý 49 4.11 Sự nảy mầm phát triển của hạt giống 51 4.12 Số lƣợng cƣa xăng đăng ký sử dụng tại các xã 55 4.13 Số vụ vi phạm trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng 56
- viii DANH MỤC CÁC HÌNH STT Tên hình Trang 2.1 Các tuyến điều tra tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông 17 4.1 Hình thái lá và hoa cây Nghiến 31 4.2 Nghiến tái sinh 35 4.3 Sơ đồ phân bố của loài Nghiến trên tuyến điều tra 40 4.4 Hình thái thân, lá của Trai lý 41 4.5 Trai lý tái sinh 44 4.6 Sơ đồ phân bố của loài Trai lý trên tuyến điều tra 48 4.7 Cây mẹ và quả Trai lý lấy giống 49 4.8 Hình ảnh xử lý hạt Trai lý 50 4.9 Gieo ƣơm Hạt Trai lý 51 4.10 Phát triển của cây giống Trai lý 53 4.11 Khai thác trái phép 56 4.12 Khai thác gỗ trái phép tại Khu bảo tồn 60 4.13 Phá rừng làm nƣơng rẫy 61 Khai thác vàng khu vực bãi Kịt và thi công tuyến đƣờng 4.14 giao thong 63
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông có tổng diện tích 17.171,03 ha nằm trên địa phận của 2 huyện Quan Hóa và Bá Thƣớc, phía Tây Bắc tỉnh Thanh Hóa, Bắc Trung bộ Việt Nam, nơi đây đƣợc xem là vị trí quan trọng ở phía Tây Bắc của dải núi đá vôi Pù Luông- Cúc Phƣơng- Ngọc Sơn. Theo kết quả điều tra năm 2013 tại đây đã ghi nhận có 2.487 loài động thực vật, trong đó có 1.579 loài thực vật thuộc 680 chi, 200 họ, 76 bộ, 12 lớp và 6 ngành đã đƣợc ghi nhận; với nhiều nhiều loài thực vật quý hiếm đƣợc xếp trong sách đỏ Việt Nam (2000) và sách đỏ thế giới (2002) nhƣ: Thông Pà Cò (Pinus kwangtungensis), Nghiến (Excentrodendron tonkinense), Lan Hài xanh (Paphiopedilum malipoense) Kim tuyến đá vôi (Anoectochilus calcareous), Bảy lá một hoa (Paris polyphylla)… Để bảo tồn đa dạng sinh học, trong những năm qua Ban quản lý Khu BTTN Pù Luông đã tăng cƣờng trong công tác quản lý bảo vệ rừng, phát triển kinh tế cho cộng đồng vùng đệm và vùng lõi của Khu bảo tồn nhằm giảm áp lực lên tài nguyên rừng đặc dụng, đặc biệt Khu bảo tồn bƣớc đầu đã thu hút đƣợc sự đầu tƣ trong nghiên cứu khoa học với sự ƣu tiên là nghiên cứu bảo tồn đối với các loài động thực vật quý hiếm, nguy cấp nhƣ đề tài “Nghiên cứu kỹ thuật tạo giống hữu tính một số loài cây hạt trần quý hiếm tại khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông–Thanh Hóa”; Điều tra, nghiên cứu bảo tồn các loài Culy và các nhóm động vật: Chim, Bò sát, Côn trùng tại Khu BTTN Pù Luông; Điều tra, nghiên cứu bảo tồn một số loài cây thuốc quý hiếm tại Khu BTTN Pù Luông…, Kết quả đã xác định đƣợc hiện trạng phân bố, đặc điểm sinh vật học, sinh thái học và bƣớc đầu nhân giống thử nghiệm thành công đối với một số loài trong lĩnh vực nghiên cứu. Nghiến (Excentrodendron tonkinense (Gagnep) Chang & R.H. Miao) và Trai Lý (Garcinia fagraeoides A. Chev.) là 2 trong số những loài đặc trƣng
- 2 trên hệ sinh thái núi đá vôi của Khu bảo tồn, do có giá trị kinh tế cao nên đây cũng là 2 trong số các loài thực vật bị các đối tƣợng lâm tặc lợi dụng khai thác trái phép nhiều nhất tại Khu bảo tồn trong những năm qua. Theo kết quả của một số công trình nghiên cứu nhƣ Dự án điều tra lập danh lục hệ động thực vật Khu BTTN Pù Luông (2013), Đề tài "Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo tồn một số loài thực vật quý hiếm tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa", Luận văn thạc sỹ Khoa học Lâm nghiệp, Trƣờng Đại học Lâm nghiệp nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Chính (2014), đã xác định đƣợc sự xuất hiện của các loài thực vật này tại Khu bảo tồn và xác định đƣợc một số điểm phân bố của chúng, tuy nhiên số liệu về hiện trạng phân bố của 2 loài thực vật hiện nay chƣa thực sự đầy đủ, chƣa đánh giá đƣợc khả năng nhân giống của 2 loài thực vật quý hiếm này tại Khu BTTN Pù Luông. Vì vậy cần phải nghiên cứu một cách đầy đủ hơn để xác định đƣợc hiện trạng phân bố và khả năng nhân giống đối với 2 loài thực vật nhằm góp phần bảo tồn bền vững loài Nghiến và Trai lý tại Khu BTTN Pù Luông. Với lý do trên tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu bảo tồn loài Nghiến (Excentrodendron tonkinense (Gagnep) Chang & R.H. Miao) và Trai Lý (Garcinia fagraeoides A. Chev.) tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa”
- 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Trên thế giới Từ xa xƣa con ngƣời đã biết khai thác tài nguyên sinh vật để phục vụ cuộc sống và sự phát triển của mình; nhờ tiếp cận với tự nhiên họ đã biết phân loại sinh vật để nhận biết và khai thác chúng một cách có hiệu quả. Ngày nay do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, kinh tế và nhu cầu mà con ngƣời càng ham hiểu biết về thế giới tự nhiên. Tuy nhiên, càng hiểu biết sâu về thế giới sinh vật con ngƣời càng khai thác tài nguyên sinh vật một cách tận diệt, vì thế nguồn tài nguyên đa dạng sinh học ngày càng giảm sút. Có thể nói vấn đề nghiên cứu và bảo tồn đa dạng sinh học là một trong những vấn đề đƣợc quan tâm hàng đầu trên thế giới. Tuy vậy những quan niệm về đa dạng sinh học cũng có những điểm chƣa thống nhất, chƣa đầy đủ và chƣa rõ ràng. Trong chƣơng trình hành động đa dạng sinh học Việt Nam cũng nêu ra một khái niệm về đa dạng sinh học: “Đa dạng sinh học là tập hợp tất cả các nguồn sinh vật sống trên hành tinh gồm tổng số loài động vật và thực vật, tính đa dạng và sự phong phú trong từng loài tính đa dạng hệ sinh thái của cộng đồng sinh thái khác nhau, hoặc tập hợp các loài sống ở các vùng khác nhau trên thế giới với các hoàn cảnh khác nhau”. Với định nghĩa này đã đề cập đến ba vấn đề về đa dạng sinh học là đa dạng gen, đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái. Tuy nhiên định nghĩa trên còn dài dòng, không rõ ràng và dễ dẫn đến nhầm lẫn giữa tính phong phú và tính đa dạng; còn một điểm không rõ nữa của định nghĩa trên là chỉ nhắc đến hai nhân tố động vật và thực vật trong giới sinh vật mà bỏ quên quần xã sinh vật và các loài sinh vật khác nhƣ nấm, vi sinh vật… Trong tác phẩm “Đa dạng cho sự phát triền – Diversity for development” của Viện tài nguyên gen thực vật quốc tế (IPGRI) đa dạng sinh học đƣợc định
- 4 nghĩa nhƣ sau: “Đa dạng sinh học là toàn bộ những biến dạng trong tất cả cơ thể sống và các phức hệ sinh thái mà chúng sống. Đa dạng sinh học có ba mức độ: Đa dạng hệ sinh thái, đa dạng loài và đa dạng di truyền”. Định nghĩa về đa dạng sinh học đƣợc sử dụng thông dụng, ngắn gọn và đầy đủ nhất là định nghĩa về đa dạng sinh học trong công ƣớc về bảo tồn đa dạng sinh học đƣợc thông qua tại hội nghị thƣợng đỉnh toàn cầu ở Rio de Janeiro (1992). Định nghĩa đó nhƣ sau: “Đa dạng sinh học là sự biến đổi giữa các sinh vật ở tất cả mọi nguồn, bao gồm hệ sinh thái trên đất liền, trên biển và các hệ sinh thái nƣớc khác, sự đa dạng thể hiện trong từng loài, giữa các loài và các hệ sinh thái”. Định nghĩa này tƣơng đối đầy đủ và rõ ràng. Từ định nghĩa trên ta có thể rút ra đƣợc các nội dung của đa dạng sinh học là: - Đa dạng di truyền - tức là sự đa dạng về gen và nhiễm sắc thể. - Đa dạng về loài. - Đa dạng về hệ sinh thái. Những công trình nghiên cứu đầu tiên xuất hiện ở Ai Cập cổ đại (cách đây hơn 3.000 năm TCN) và Trung Quốc cổ đại (2.200 năm TCN) sau đó là ở Hy Lạp, La Mã cổ đại cũng lần lƣợt xuất hiện hàng loạt các tác phẩm về thực vật. Theophrastus (371 - 286 TCN) là ngƣời đầu tiên đề xƣớng ra phƣơng pháp phân loại thực vật và phân biệt một số tính chất cơ bản trong cấu tạo cơ thể thực vật. Trong hai tác phẩm "Lịch sử thực vật" (Historia Plantarum) và "Cơ sở thực vật" Ông mô tả đƣợc khoảng 500 loài cây. Sau đó Plinus (79 - 24 TCN) cho ra đời cuốn "Lịch sử tự nhiên" (Historia naturalis) Ông đã mô tả gần 1.000 loài cây. Cùng thời gian này có Dioseoride (20 – 60 TCN) một thầy thuốc của vùng Tiểu Á đã xuất bản cuốn "Dƣợc liệu học". Ông nêu đƣợc hơn 500 loài cây cỏ và xếp chúng vào các họ khác nhau.
- 5 Trên thế giới, tổng số loài thực vật hiện nay có nhiều thay đổi và chƣa cụ thể, chƣa có sự nghiên cứu và điều tra đầy đủ. Các nhà thực vật học dự đoán số loài thực vật bậc cao hiện có trên thế giới vào khoảng 500.000 - 600.000 loài. Al. A. Phêđôrốp (1965) đã dự đoán trên thế giới có khoảng: 300.000 loài thực vật hạt kín; 5.000 - 7.000 loài thực vật hạt trần; 6.000 - 10.000 loài quyết thực vật; 14.000 - 18.000 loài rêu; 19.000 - 40.000 loài tảo; 15.000 - 20.000 loài địa y; 85.000 - 100.000 loài nấm và các loài thực vật bậc thấp khác. Những nghiên cứu về thành phần loài thực vật đƣợc tiến hành từ lâu trên thế giới. Ở Liên Xô (cũ) có nhiều công trình nghiên cứu của Vƣsotxki (1915), Alokhin (1904), Craxit (1927), Sennhicốp (1933), .. Theo các tác giả thì mỗi vùng sinh thái sẽ hình thành thảm thực vật đặc trƣng khác biểu thị bởi thành phần loài, thành phần dạng sống, cấu trúc và động thái của chúng. Vì vậy, việc nghiên cứu thành phần loài, thành phần dạng sống là chỉ tiêu quan trọng trong phân loại các loại hình thảm thực vật. - Bảo tồn và sử dụng hợp lý các tài nguyên sinh học đã trở thành một chiến lƣợc chung trên toàn cầu. Nhiều tổ chức quốc tế đã ra đời để hƣớng dẫn việc đánh giá bảo tồn đa dạng sinh học nhƣ: Công ƣớc ĐDSH; Hiệp Hội bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN), Chƣơng trình môi trƣờng liên hợp quốc (UNEP), Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF), Viện Tài nguyên di truyền quốc tế (IPGRI), ... Nhiều hội nghị và hội thảo đƣợc tổ chức và nhiều quốn sách mang chỉ dẫn về công tác bảo tồn và phát triển ĐDSH đƣợc xuất bản nhằm cung cấp những kiến thức rộng lớn về bảo tồn và phát triển ĐDSH và rất nhiều công ƣớc Quốc tế đã đƣợc nhiều Quốc gia tham gia thực hiện. - Với tốc độ phát triển kinh tế xã hội và áp lực gia tăng dân số ngày càng tăng, cùng với việc sử dụng không hợp lý và sự quản lý yếu kếm của tài nguyên rừng, sự suy thoái, mất mát về ĐDSH hiện nay là đáng lo ngại mà
- 6 nguyên nhân chủ yếu là do con ngƣời khai thác và sử dụng thiên nhiên không hợp lý đã làm cho nhiều loài đứng trƣớc nguy cơ bị tiêu diệt hoặc biến mất. - Để bảo tồn ĐDSH nói chung và bảo tồn loài nói riêng theo hƣớng phát triển bền vững, những năm gần đây ở mỗi nƣớc, mỗi khu vực đều tìm tòi, thử nghiệm và lựa chọn cho mình một chiến lƣợc và chính sách quản lý tài nguyên hợp lý, tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế - chính trị - xã hội, điều kiện tự nhiên và tập quán canh tác của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia mà hình thành lên một hệ thống quản lý tài nguyên khác nhau. Hiện nay trên thế giới đang sử dụng hai phƣơng pháp bảo tồn ĐDSH, đó là: + Bảo tồn nguyên vị(in situ) Bảo tồn nguyên vị bao gồm các phƣơng pháp và công cụ nhằm mục đích bảo vộ các loài, các chủng, các sinh cảnh và các hệ sinh thái trong điều kiện tự nhiên. Tùy theo đối tƣợng bảo tồn mà các hành động quản lý thay đổi. Thông thƣờng bảo tồn nguyên vị thƣờng đƣợc thực hiện bằng cách thành lập các khu bảo tồn và đề xuất các biên pháp quản lý phù hợp. Ngoài ra theo Chƣơng trình phát triển Giáo dục Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc ( UNESCO) còn có Khu Di sản thế giới, và theo Công ƣớc RAMSAR còn có KBT Đất ngập nƣớc RAMSAR. Tuy nhiên bảo tồn nguyên vị còn bao gồm cả các công việc quản lý các động thực vật hoang dã, các nguồn TNTN ngoài các KBT. Trong nông nghiệp, lâm nghiệp bảo tồn nguyên vị đƣợc hiểu là bảo tồn các loài giống, loài cây trồng và cây rừng đƣợc trồng tại vùng đồng ruộng hoặc các khu rừng trồng. + Bảo tồn chuyển vị (es situ) Bảo tồn chuyển bao gồm các biên pháp di dời các loài cây, con và các vi sinh vật ra khỏi môi trƣờng sống thiên nhiên của chúng. Mục đích của việc di dời này là để nhân giống, lƣu giữ nhân nuôi vô tính hay cứu hộ trong trƣờng hợp: nơi sinh sống bị suy thoái hay hủy hoại không thể lƣu giữ lâu hơn các loài nói trên, dùng để làm vật liệu cho công tác nghiên cứu, thực nghiệm
- 7 và phát triển sản phẩm mới, để nâng cao kiến thức cho cộng đồng. Bảo tồn chuyển vị bao gồm các vƣờn thực vật, các bể nuôi thủy sản, các bộ sƣu tập vi sinh vật, các bảo tàng, các ngân hành hạt giống, bộ sƣu tập các chất mầm, mô cấy,... Do các sinh vật hay các phần của cơ thể sinh vật đƣợc lƣu giữ trong môi trƣờng nhân tạo, nên chúng bị tác khỏi quá trình tiến hóa tự nhiên. Vì thế mà mối liên hệ gắn bó giữa các bảo tồn chuyển vị với bảo tồn nguyên vị rất bổ ích cho công tác bảo tồn và phát triển loài cũng nhƣ phát triển đa dạng sinh học. 1.2. Ở trong nƣớc Nghiến (Excentrodendron tonkinense (Gagnep) Chang & R.H. Miao) là một loài cây sinh sống lâu đời ở Việt Nam, mặc dù loài cây này mới chỉ đƣợc một vài tác giả quan tâm nghiên cứu ở lĩnh vực đặc tính sinh học và sinh thái học và đã đạt đƣợc một số kết quả nhất định. Nổi bật là báo cáo khoa học của tác giả Lê Mộng Chân với đề tài “Nghiên cứu gây trồng một số loài cây quý hiếm tại vườn sưu tập thực vật Trường Đại Học Lâm Nghiệp”. Trong đề tài này tác giả quan tâm nghiên cứu hai loài cây trong đó có cây Nghiến và làm sáng tỏ một số đặc điểm nhƣ: Đặc điểm hình thái của loài Nghiến, một số vấn đề phân bố, đặc tính sinh thái của loài cây này và đặc biệt tác giả đã đƣa ra một số căn cứ trong việc gây trồng Nghiến ở ngoài vùng núi đá vôi, tuy nhiên việc thí nghiệm tại Trƣờng Đại Học Lâm Nghiệp chƣa đạt kết quả nhƣ mong muốn. Vƣờn Quốc gia Cúc Phƣơng cũng đã thử nghiệm và gây trồng khá thành công loài cây này, tuy vậy các tài liệu về các lĩnh vực liên quan còn chƣa đƣợc công bố. Cây Nghiến đƣợc biết đến và đặt tên khoa học từ những năm đầu của thế kỷ 19. Từ năm 1918 A. Chev đã đặt tên khoa học cho cây Nghiến là Pentace tonkinensis. Năm 1943 Gagnep giám định và lấy tên khoa học của Nghiến là Prapentace tonkiensis.
- 8 Viện điều tra quy hoạch rừng đã ghi nhận tên khoa học của loài Nghiến là Burretiodendron hsienmu Ching et Hu – họ Đay ( Tiliaceae) và mô tả khá chi tiết, các tác giả xác nhận rằng “ Nghiến có lá đơn mọc cách, hình trứng hoặc trái xoan, mép nguyên, dài 8-12cm, rộng 7-10cm, đuôi lá hình tim, phiến lá dày và cứng, có 3 gân gốc, phía đầu lá có gân lông chim, cuống lá to và dài, lúc tƣơi thƣờng đỏ”. Trên thực tế, lúc còn tƣơi không thấy cuống lá Nghiến có màu đỏ và chƣa có tài liệu nào xác nhận điều này. Lê Mộng Chân và Vũ Văn Dũng (1992) dùng tên Burretiodendron hsienmu Chun et How cho cây nghiến. Các tác giả mô tả rằng “trong rừng nguyên sinh Nghiến thƣờng chiếm ƣu thế ở tầng cây cao nhất của rừng. Cây có thể cao tới 24m, đƣờng kính tới 140cm”. Theo sách đỏ Việt Nam, các tác giả dùng tên Burretiodendrom tonkinensis (A.Chev) để đặt cho cây Nghiến và mô tả tƣơng đối cụ thể và gần với thực tế. Hiện nay cách mô tả này đƣợc phổ biến hơn cả. Các tác giả Lê Mộng Chân, Nguyễn Văn Nghĩa và Trần Ngọc Hải xác nhận Nghiến tập trung theo kiểu rừng nhiệt đới lá rộng thƣờng xanh núi đá vôi ở miền bắc nhƣ: Tuyên Quang, Hòa Bình, Lạng Sơn, Sơn La, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Ninh Bình, Thanh Hóa. Viện điều tra quy hoạch rừng mô tả chi tiết về đặc điểm vật hậu của Nghiến ra hoa tháng 3-4 quả chín tháng 9-10. Trên thực tế Nghiến có những năm không ra hoa quả. Các mô tả của các tác giả không ghi địa danh, tên cây, Nghiến đƣợc nghiên cứu một cách chi tiết. Nếu căn cứ vào các pha vật hậu mà các tác giả công bố, lại không có sự kiểm nghiệm ở từng nơi cụ thể, sẽ thu hái hạt giống không đúng thời vụ và khó đảm bảo chất lƣợng. Theo sách đỏ Việt Nam các tác giả cho rằng: “Nghiến mọc rải rác thành từng đám nhỏ thuộc rừng rậm nhiệt đới thƣờng xanh mƣa mùa ẩm, trên
- 9 núi đá vôi, có độ cao ít khi quá 600-700m, trên đất giàu dinh dƣỡng, cùng với Trai lý, Chò xanh. Tái sinh tự nhiên khả quan, hạt nảy mầm tƣơng đối khỏe, cậy mạ, cây con gặp phổ biến dƣới tán rừng”. Ghi nhận này khá tổng quát. Theo Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên, trong “Thực vật rừng” – năm 1996 Trai lý thuộc họ Măng cụt ( Cluciaceae), họ này có 35 chi, 800 loài phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới, ở Việt Nam 7 chi với 50 loài. Trai lý (Garcinia fagraeoides A.Chev) là loài gỗ lớn, cao trên 20m, là loài cây sinh trƣởng chậm, ƣa sáng, thƣờng mọc trên núi đá vôi, rễ phát triển ăn sâu vào các hốc và khe đá. Mùa ra hoa tháng 3-4, quả chín tháng 8-9. Tái sinh rất kém, phân bố trên các rãy núi ở Miền Bắc và Miền Trung. Trai lý là loài gỗ quý hiếm, gỗ rắn, nặng, không bị mối mọt, dùng làm nhà, bắc cầu, đóng đồ mỹ nghệ… Trong sách đỏ Việt Nam, Trai lý là cây gỗ lớn thƣờng xanh, cao đến 20-25m, đƣờng kính 0,7- 0,8m. Mọc rải rác trong rừng rậm nhiệt đới thƣờng xanh, mƣa mùa ẩm, trên núi đá vôi, độ cao không quá 900. Trai lý phân bố ở Bắc Cạn (Ba Bể), Lạng Sơn (Bắc Sơn, Mỏ Dẹ, Hữu Lũng, Hữu Liên), Nghệ An (Qùy Châu), Ninh Bình (VQG Cúc Phƣơng), Hòa Bình, Bắc Thái, Hà Bắc. Mùa ra hoa tháng 4, có khi có mùa ra hoa vào tháng 11 (Na Hang, Tuyên Quang); quả chín tháng 9, hạt khó nảy mầm, nên tái sinh trong tự nhiên rất kém. Gỗ Trai lý rất cứng, khó gia công đƣợc dùng đóng thuyền và chạm khắc. Hiện nay đƣợc xếp vào cấp sẽ nguy cấp (cấp v) do đang bị săn tìm để lấy gỗ ráo riết. Trong “Cây gỗ rừng Việt Nam” 1986, các tác giả đã mô tả Trai lý là loài cây gỗ lớn cao tới 25m, ƣa sáng, sống trên núi đá vôi, sinh trƣởng chậm, rễ đâm sâu các khe đá, phân bố nhiều nơi nhƣ: Quảng Ninh, Nghệ An, Thanh Hóa, Hòa Bình, Tuyên Quang, Lạng Sơn… Trai lý thƣờng mọc rải rác lẫn các
- 10 loài nhƣ: Nghiến, Đại phong tử, Ôrô, Sảng… Gỗ Trai lý cứng khó gia công, không bị mối mọt, dùng trong xây dựng, bắc cầu, đánh bóng rất đẹp. Đặng Hùng Chƣơng (1998) trong “nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học loài Trai lý tại xã Quang Hán, Trà Lĩnh, Cao Bằng làm cơ sở cho công tác bảo vệ rừng”, đã mô tả Trai lý là loài cây chỉ mọc trên núi đá vôi, phân bố cả chân, sƣờn, đỉnh. Tổ thành loài cây đi kèm tƣơng đối phong phú, tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng thấp, trong giai đoạn chuyển từ cây mạ sang cây con và từ cây con sang cây tái sinh thì cây tái sinh giảm rất mạnh. Vũ Long Vân (1998) “Sơ bộ nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học và sinh thái học của loài Trai lý ở giai đoạn tái sinh để làm cơ sở cho bảo tồn và phát triển loài quý hiếm ở VQG Ba Bể - Bắc Cạn” cũng cho rằng nghiên cứu một số đặc điển sinh vật học sinh thái học là nghiên cứu về: Hình thái, tổ thành loài, phân bố, đặc điểm tái sinh. Và tác giả đã mô tả Trai lý mọc chủ yếu trên núi đá vôi và phân bố chủ yếu ở độ cao 500-700m. Tổ thành loài cây mọc cùng là Ôrô và Mạy tèo… Trai lý là loài cây bản địa song chƣa đƣợc phát triển rộng. vì vậy những nghiên cứu về kỹ thuật gây trồng loài còn rất hạn chế. Lê Phƣơng Triều (2003) trong “Nghiến cứu một số đặc điểm sinh vật học của loài Trai lý tại VQG Cúc Phương” đã nghiên cứu thành công về tạo cây con từ hạt, còn tạo cây con băng phƣơng pháp giâm hom không thành công. Tác giả đã kết luận: Hạt Trai lý chế biến theo phƣơng pháp ủ ẩm 7-10 ngày sau đó đãi chà sát lấy hạt, hạt chỉ có thể bảo quản theo phƣơng pháp ẩm, nhƣng tốt nhất là đem gieo ngay. Hạt cho tỷ lệ nảy mầm tƣơng đối cao. 1.3. Nghiên cứu tại Khu BTTN Pù Luông - Averyanov và các cộng sự (2003), đã nghiên cứu hệ thực vật Pù Luông, các tác giả đã đánh giá về đa dạng thảm thực vật và thành phần loài với 152 họ, 477 chi, 1.109 loài.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 495 | 83
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 376 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 547 | 61
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 302 | 60
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 527 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 346 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 316 | 46
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 269 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 239 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu xử lý thuốc nhuộm xanh methylen bằng bùn đỏ từ nhà máy Lumin Tân Rai Lâm Đồng
26 p | 162 | 17
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu biến tính mùn cưa làm vật liệu hấp phụ chất màu hữu cơ trong nước
26 p | 195 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 208 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 236 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 204 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn