intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm phân bố và hiện trạng quần thể các loài Khỉ thuộc giống Macaca ở Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên tỉnh Thanh Hóa và đề xuất giải pháp bảo tồn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:101

34
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xác định hiện trạng quần thể, phân bố và một số đặc điểm sinh thái của các loài làm cơ sở khoa học đề xuất các giải pháp quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững chúng ở Khu BTTN Xuân Liên nói riêng và ở Việt Nam nói chung. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm phân bố và hiện trạng quần thể các loài Khỉ thuộc giống Macaca ở Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên tỉnh Thanh Hóa và đề xuất giải pháp bảo tồn

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP NGUYỄN MẬU TOÀN NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ VÀ HIỆN TRẠNG QUẦN THỂ CỦA CÁC LOÀI KHỈ THUỘC GIỐNG MACACA Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN XUÂN LIÊN TỈNH THANH HÓA VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO TỒN LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP HÀ NỘI, 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP NGUYỄN MẬU TOÀN NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ VÀ HIỆN TRẠNG QUẦN THỂ CỦA CÁC LOÀI KHỈ THUỘC GIỐNG MACACA Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN XUÂN LIÊN TỈNH THANH HÓA VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO TỒN CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG MÃ SỐ: 60 62 02 11 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐỒNG THANH HẢI
  3. i CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học. Hà Nội, ngày……tháng….năm 2017 Người cam đoan Nguyễn Mậu Toàn
  4. ii LỜI CẢM ÕN Sau hơn hai năm học tập và rèn luyện khóa Cao học K23A1.2 chuyên ngành Quản lý tài nguyên rừng đã bƣớc sang giai đoạn kết thúc. Đƣợc sự nhất trí của nhà trƣờng và Khoa Đào tạo Sau Đại học, tôi tiến hành thực tập tốt nghiệp với đề tài “Nghiên cứu đặc điểm phân bố và hiện trạng quần thể các loài Khỉ thuộc giống Macaca ở Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa và đề xuất giải pháp bảo tồn”. Sau gần một năm thực hiện đề tài đến nay đã hoàn thành. Nhân dịp này cho phép tôi đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến PGS.TS. Đồng Thanh Hải ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn, tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành đề tài này. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo thuộc khoa Đào tạo Sau đại học; Khoa Quản lý tài nguyên rừng, Giám đốc Ban quản lý Khu BTTN Xuân Liên và đồng nghiệp đã động viên, giúp tôi trong suốt quá trình học tập và chia sẻ với tôi một phần công việc trong những ngày thu thập số liệu ngoài hiện trƣờng để thực hiện đề tài. Mặc dù đã có nhiều cố gắng tuy nhiên do đối tƣợng nghiên cứu là loài ngoài tự nhiên nên việc quan sát, điều tra, thu thập số liệu là rất khó. Hơn nữa do điều kiện thời gian, tài liệu tham khảo và trang bị dụng cụ điều tra còn hạn chế. Vì vậy, đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, tôi kính mong nhận đƣợc những góp ý, bổ sung của các nhà khoa học và bạn bè đồng nghiệp để đề tài đƣợc hoàn thiện hơn. Tôi xin cam đoan những số liệu điều tra, hình ảnh và kết quả xử lí số liệu là trung thực, chính xác có trích dẫn rõ ràng. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, năm 2017
  5. iii MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT .................................................. vi DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. viii ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................... 3 1.1. Phân loại học linh trƣởng và giống Macaca............................................................. 3 1.2. Phân bố và tình trạng bảo tồn của các loài Khỉ (Macaca spp.) ở Việt Nam ........ 4 1.2.1. Khỉ mặt đỏ (Macaca arctoides) ...................................................... 4 1.2.2. Khỉ vàng (Macaca mulatta) ............................................................ 5 1.2.3. Khỉ mốc (Macaca assamensis)........................................................ 6 1.2.4. Khỉ đuôi lợn (Macaca leonina) ....................................................... 7 1.2.5. Khỉ đuôi dài (Macaca fascicularis) ................................................ 8 1.2.6. Tình trạng bảo tồn các loài Linh trưởng ở Việt Nam ..................... 9 1.3. Tình hình nghiên cứu linh trƣởng ở Khu BTTN Xuân Liên................................ 11 CHƢƠNG 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................... 13 2.1. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................. 13 2.2. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu................................................................................ 13 2.3. Nội dung nghiên cứu.................................................................................................. 15 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................................... 15 2.4.1. Phương pháp phỏng vấn ............................................................... 15 2.4.2. Phương pháp điều tra quần thể và phân bố loài .......................... 15
  6. iv 2.4.3. Phương pháp xác định các dạng sinh cảnh rừng tại Khu BTTN Xuân Liên ................................................................................................ 18 2.4.4. Phương pháp xác định mối đe dọa đến bảo tồn các loài Khỉ thuộc giống Macaca .......................................................................................... 18 2.4.5. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................ 20 CHƢƠNG 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KBTTN XUÂN LIÊN ................................................................................................... 21 3.1. Điều kiện tự nhiên của Khu BTTN Xuân Liên...................................................... 21 3.1.1. Vị trí địa lý .................................................................................... 21 3.1.2. Đặc điểm địa hình ......................................................................... 21 3.1.3. Khí hậu, thuỷ văn .......................................................................... 22 3.1.4. Đa dạng về khu hệ thực vật rừng .................................................. 23 3.1.5. Đa dạng khu hệ động vật .............................................................. 24 3.2. Điều kiện kinh tế -xã hội ........................................................................................... 24 3.2.1. Dân số ........................................................................................... 24 3.2.2. Cơ sở hạ tầng, văn hóa xã hội ...................................................... 26 CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................... 28 4.1. Hiện trạng các loài Khỉ thuộc giống Macaca tại Khu bảo tồn .................... 28 4.1.1.Thành phần loài Khỉ thuộc giống Macaca .................................... 28 4.1.2. Kích thước quần thể của các loài Khỉ thuộc giống Macaca ........ 29 4.2. Đặc điểm phân bố của các loài Khỉ thuộc giống Macaca theo các sinh cảnh rừng tại Khu BTTN Xuân Liên ....................................................................................... 37 4.2.1. Các dạng sinh cảnh rừng ở Khu BTTN Xuân Liên ....................... 37 4.2.2. Đặc điểm phân bố các loài Khỉ thuộc giống Macaca theo sinh cảnh rừng ................................................................................................ 47 4.3. Tầm quan trọng của KBTTN Xuân Liên đối với bảo tồn các loài Khỉ thuộc giống Macaca ở Việt Nam ............................................................................................... 56
  7. v 4.4. Mối đe dọa đối với các loài Khỉ thuộc giống Macaca .......................................... 58 4.5. Đề xuất các giải pháp bảo tồn các loài Khỉ thuộc giống Macaca........................ 63 4.5.1. Bảo vệ, nâng cao chất lượng sinh cảnh ........................................ 63 4.5.2. Tăng cường hoạt động thực thi pháp luật .................................... 64 4.5.3. Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế ...................................... 64 4.5.4. Giải pháp về cơ chế, chính sách và thu hút nguồn vốn đầu tư ..... 65 4.5.5. Tăng cường các hoạt động cứu hộ................................................ 65 4.5.6. Phát triển kinh tế xã hội ................................................................ 66 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................... 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 69 PHỤ LỤC ........................................................................................................ 73
  8. vi DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT Các từ viết tắt Giải thích từ ngữ BNN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn BTTN Bảo tồn thiên nhiên ĐDSH Đa dạng sinh học IUCN Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Thế giới KBT Khu bảo tồn KBTLSC Khu bảo tồn loài và sinh cảnh KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên LSNG Lâm sản ngoài gỗ NĐ-CP Nghị định-Chính phủ NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn UBND Ủy ban nhân dân VQG Vƣờn quốc gia
  9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG TT Tên bảng Trang 1.1 Danh sách các loài linh trýởng của Việt Nam và tình trạng bảo tồn 10 2.1 Bảng tổng hợp kết quả đánh giá các mối đe dọa 19 3.1 Cấu trúc khu hệ thực vật Khu BTTN Xuân Liên 24 3.2 Tổng hợp số liệu điều tra hiện trạng dân số 25 Kết quả ghi nhận các loài Khỉ trên tuyến điều tra ở Khu BTTN Xuân 4.1 28 Liên 4.2 Tổng hợp số lƣợng đàn Khỉ vàng quan sát ở Khu BTTN Xuân Liên 29 Bảng so sánh kích thƣớc đàn với các công trình nghiên cứu về loài Khỉ 4.3 30 vàng 4.4 Tổng hợp số lƣợng đàn Khỉ mốc quan sát ở Khu BTTN Xuân Liên 31 Bảng so sánh kích thƣớc đàn với các công trình nghiên cứu về loài Khỉ 4.5 32 mốc 4.6 Tổng hợp số lƣợng đàn Khỉ mặt đỏ quan sát ở Khu BTTN Xuân Liên 34 Bảng so sánh kích thƣớc đàn với các công trình nghiên cứu về loài Khỉ 4.7 35 mặt đỏ 4.8 Thông tin phỏng vấn về một số đàn Khỉ đuôi lợn đã gặp 37 4.9 Các dạng sinh cảnh rừng chính 37 4.10 Tổng hợp các sinh cảnh rừng ghi nhận Khỉ vàng phân bố 47 4.11 Tổng hợp các sinh cảnh rừng ghi nhận Khỉ mốc phân bố 50 4.12 Tổng hợp các sinh cảnh rừng ghi nhận Khỉ mặt đỏ phân bố 53 4.13 Tình trạng bảo tồn của các loài Khỉ tại KBTTN Xuân Liên 56 Tổng hợp các vụ vi phạm pháp luật bảo vệ và phát triển rừng rừng giai 4.14 61 đoạn 2012-2016 4.15 Kết quả ghi nhận tác động theo tuyến điều tra 62 4.16 Tổng hợp các mối đe dọa theo mức độ tác động khác nhau 63
  10. viii DANH MỤC CÁC HÌNH TT Tên hình Trang 1.1 Khỉ mặt ðỏ (Macaca arctoides) 5 1.2 Khỉ vàng (Macaca mulatta) 6 1.3 Khỉ mốc (Macaca assamensis) 7 1.4 Khỉ đuôi lợn (Macaca leonina) 8 1.5 Khỉ đuôi dài (Macaca fascicularis) 9 2.1 Bản đồ hiện trạng rừng Khu BTTN Xuân Liên 14 2.2 Trang thiết bị điều tra các loài Khỉ 16 Bản đồ tuyến điều tra các loài Khỉ (Macaca) theo sinh cảnh tại Khu 2.3 17 BTTN Xuân Liên 3.1 Biểu đồ diễn biến nhiệt độ trung bình tháng 22 3.2 Biểu đồ diễn biến lƣợng mƣa trung bình tháng 23 4.1 Ghi nhận loài Khỉ vàng (Macaca mulatta) tại tiểu khu 489 31 4.2 Ghi nhận loài Khỉ mốc (Macaca assamensis) trên hiện trƣờng 33 4.3 Ghi nhận loài Khỉ mặt đỏ (Macaca arctoides) bằng bẫy ảnh 36 4.4 Bản đồ các dạng sinh cảnh rừng chính ở KBTTN Xuân Liên 39 Phân bố theo sinh cảnh của Khỉ vàng (Macaca mulatta) tại KBTTN 4.5 49 Xuân Liên Phân bố theo sinh cảnh của Khỉ mốc (Macaca assamensis) ở KBTTN 4.6 52 Xuân Liên Phân bố theo sinh cảnh của Khỉ mặt đỏ (Macaca arctoides) ở KBTTN 4.7 55 Xuân Liên 4.8 Mối đe dọa về bẫy bắt động vật ở KBT (bẫy dây phanh) 59 4.9 Hoạt động khai thác từ rừng và thu mua LSNG 60 4.10 Hoạt động chăn thả gia súc tự do của cộng đồng vùng đệm 61
  11. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Các hệ sinh thái rừng của Việt Nam có vai trò rất quan trọng đối với bảo tồn đa dạng sinh học các loài Linh trƣởng. Ở Việt Nam đã ghi nhận 24 loài Linh trƣởng (Roos, 2004)[27], là nƣớc thứ 2 ở Đông Nam Á (sau Inđônêxia) có số loài Linh trƣởng cao nhất (Mittermeier et al., 2013 [20], Nadler et al., 2014 [21]). Bên cạnh sự đa dạng về thành phần loài, Việt Nam cũng là điểm nóng của thế giới về bảo tồn thú Linh trƣởng. Trong đó có 25 loài và phân loài Linh trƣởng đã ghi nhận ở Việt Nam, có tới 24 loài có tên trong Danh lục Đỏ IUCN và 5 loài (Voọc cát bà – Trachypithecus poliocephalus, Voọc mông trắng – Trachypithecus delacouri, Chà vá chân xám – Pygathix cinerea, Voọc mũi hếch – Rhinopithecus avunculus và Vƣợn cao vít –Nomascus nasutus) có tên trong Danh sách 25 loài Linh trƣởng đang bị đe dọa nhất trên thế giới giai đoạn 2012-2014 (Schwitzer et al., 2014 [29]). Chính phủ Việt Nam rất quan tâm đến bảo tồn đa dạng sinh học nói chung và đặc biệt là các loài linh trƣởng. Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ đã xếp 16 loài linh trƣởng (2 loài cu li, 4 loài vƣợn, 3 loài chà vá và 7 loài voọc) ở mức bảo vệ cao nhất về mặt pháp luật (nhóm IB) và 5 loài thuộc giống Macaca ở mức bảo vệ cấp 2 (nhóm IIB). Việt Nam đã xây dựng đƣợc hệ thống 164 khu rừng đặc dụng với tổng diện tích hơn 2,2 triệu ha rừng là điều kiện rất cần thiết để bảo tồn tại chỗ các loài Khỉ thuộc giống Macaca của Việt Nam. Tuy nhiên, công tác bảo tồn thú linh trƣởng nói chung và các loài khỉ thuộc giống Macaca nói riêng ở các khu rừng đặc dụng của Việt Nam còn kém hiệu quả (Rawson et al., 2011 [24]). Một trong những nguyên nhân chính của tình trạng này là sự thiếu hụt các thông tin, tƣ liệu về hiện trạng quần thể và các yêu cầu sinh thái của các loài trong mỗi khu rừng đặc dụng. Trong 2-3 thập kỷ gần đây, điều tra đánh giá hiện trạng quần thể và nghiên cứu đặc điểm sinh thái của nhiều loài linh trƣởng ở Việt Nam đã đƣợc chú ý
  12. 2 nhiều, nhƣng tập trung chủ yếu vào các loài Vƣợn (Hylobatidae), Voọc (Colobinae), Cu li (Loricidae); riêng các loài Khỉ thuộc giống Macaca còn rất ít đƣợc nghiên cứu. Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Xuân Liên có tổng diện tích quy hoạch 23.815,5 ha, trong đó, phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 10.455,5 ha có ranh giới tiếp giáp với KBTTN Pù Hoạt, tỉnh Nghệ An (diện tích khoảng 90.000 ha) tạo thành khu vực rừng rộng lớn có tính đa dạng sinh học cao (Khu BTTN Xuân Liên, 2012)[6]. Tuy nhiên, ngoài thành phần loài và thông tin rất hạn chế về sự phân bố của chúng trong khu bảo tồn, chƣa có nghiên cứu nào có tính hệ thống nhằm xác định kích thƣớc quần thể, phân bố của chúng ở các dạng sinh cảnh rừng trong khu bảo tồn, để phục vụ cho công tác bảo tồn và phát triển các loài Khỉ thuộc giống Macaca ở Khu BTTN Xuân Liên. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xác định hiện trạng quần thể, phân bố và một số đặc điểm sinh thái của các loài làm cơ sở khoa học đề xuất các giải pháp quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững chúng ở Khu BTTN Xuân Liên nói riêng và ở Việt Nam nói chung. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn sẽ cung cấp cơ sở khoa học đầy đủ và cập nhật nhất về hiện trạng các loài Khỉ thuộc giống Macaca ở Khu BTTN Xuân Liên. Bổ sung tƣ liệu về đặc điểm sinh thái góp phần nâng cao hiểu biết về những đặc điểm của các loài Khỉ thuộc giống Macaca. Các kết quả khoa học của luận văn là cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch và biện pháp quản lý nhằm bảo tồn, phát triển các loài Khỉ thuộc giống Macaca quý hiếm ở Khu BTTN Xuân Liên nói riêng và ở Việt Nam nói chung.
  13. 3 CHÝÕNG 1 TỔNG QUAN VẤN ÐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Phân loại học linh trưởng và giống Macaca Theo “Hệ thống phân loại học phân tử các loài linh trƣởng Đông Dƣơng” của (Roos et al., 2007 [28]) khu hệ thú linh trƣởng Việt Nam gồm có 25 loài và phân loài thuộc 3 họ: Họ Culi (Loridae), họ Khỉ (Cercopithecidae), họ Vƣợn (Hylobatidae). Trong số đó, có 6 loài và phân loài là đặc hữu của Việt Nam, đó là: Voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus), Voọc mông trắng (Trachypithecusdelacouri), Voọc đầu trắng (Trachypithecus poliocephalus), Chà vá chân xám (Pygathrix cinerea) và Khỉ đuôi dài Côn Đảo (Macaca fascicularis condorensis) (Brandon et al., 2004 [10]; Roos, 2004 [27]; Roos et al., 2007 [28]). Ở Việt Nam, họ Cu li (Loridae) chỉ có 1 giống (Nycticebus) với hai loài cu li là: Cu li lớn (Nycticebus bengalensis) và Cu li nhỏ (N. pygmaeus) (Brandon et al., 2004 [10]; Roos, 2004 [27]; Roos et al., 2007 [28]). Họ Khỉ (Cercopithecidae), ở Việt Nam, có hai phân họ: Phân họ Khỉ (Cercopithecinae) và phân họ Voọc (Colobinae), với 4 giống: Macaca, Trachypithecus, Pygathrix và Rhinopithecus. Trong đó, phân họ Khỉ (Cercopithecinae) chỉ có 1 giống (Macaca) gồm 6 loài và phân loài, đặc biệt phân loài Khỉ đuôi dài Côn Đảo (M. fascicularis condorensis) là phân loài đặc hữu của Việt Nam – hiện chỉ có phân bố ở một số đảo thuộc VQG Côn Đảo (Brandon et al., 2004 [10]). Phân họ Voọc (Colobinae) có 3 giống: Trachypithecus (7 loài và phân loài), Pygathrix (3 loài và phân loài) và Rhinopithecus (1 loài) (Roos et al., 2007 [28]). Họ Vƣợn (Hylobatidae), ở Việt Nam, chỉ có 1 giống (Nomascus) với 5 loài và phân loài (Brandon et al., 2004 [10]; Roos, 2004 [27]).
  14. 4 Trên thế giới họ Khỉ, và họ phụ Voọc (Cercopithecidae) có 21 giống, 132 loài (Wilson et al., 2005 [32]), đƣợc chia thành 2 phân họ: Phân họ Khỉ hay Khỉ có túi má (Cercopithecinae) và phân họ Voọc hay Khỉ ăn lá (Colobinae). Đặc điểm nổi bật nhất để chia thành 2 phân họ là sự khác biệt đáng kể về đặc điểm hình thái thích nghi chiến lƣợc dinh dƣỡng của chúng (Lekagul et al., 1988 [16]). Các loài Khỉ thƣờng có túi má để tạm thời cất dấu thức ăn khi đang kiếm ăn, sau đó tìm nơi yên tỉnh và an toàn để nhai tiếp và nuốt xuống dạ dày. Trong khi đó, các loài Voọc không có túi má nhƣng có dạ dày phức tạp chia 3-4 ngăn thích nghi với việc tiêu hóa chất xenlulô trong các tế bào thực vật (Hutchins et al., 2004 [14]). Giống Macaca có 22 loài và phân bố rộng trên thế giới (Lekagul et al., 1988 [16]). Ở Việt Nam, giống Macaca có 5 loài gồm: Khỉ mặt đỏ (Macaca arctoides), Khỉ vàng (Macaca mulatta), Khỉ mốc (Macaca assamensis), Khỉ đuôi dài (Macaca fascicularis) và Khỉ đuôi lợn (Macaca leonina) (Roos et al., 2007 [28]). 1.2. Phân bố và tình trạng bảo tồn của các loài Khỉ (Macaca spp.) ở Việt Nam 1.2.1. Khỉ mặt đỏ (Macaca arctoides) Phân bố từ biên giới phía Bắc xuống tới Kiên Giang (Đặng Ngọc Cần và cs, 2008 [2]). Chúng sinh sống ở nhiều dạng sinh cảnh khác nhau: Từ rừng thƣờng xanh nhiệt đới tới rừng nửa rụng lá, rừng rụng là và rừng trên núi đá vôi (Phạm Nhật, 2002 [8]). Khỉ mặt đỏ ăn tạp, nhƣng tỷ lệ thức ăn thực vật cao hơn, đã ghi nhận đƣợc 169 loài thực vật là cây thức ăn của chúng và chúng cũng thƣờng xuống kiếm ăn ở các nƣơng rẫy gần rừng (Phạm Nhật, 2002 [8]). Khỉ mặt đỏ hoạt động ban ngày, chủ yếu trên mặt đất, tối ngủ trên cây. Chúng thƣờng hình thành đàn nhiều đực - nhiều cái tới 40 cá thể/bầy, nhƣng thƣờng chỉ 5-20 cá thể/bầy ở những nơi bị săn bắt nhiều (Phạm Nhật, 2002 [8]).
  15. 5 Khỉ mặt đỏ đƣợc xếp ở mức đe dọa "VU - sẽ nguy cấp”trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), Phụ lục IIB (hạn chế khai thác sử dụng cho mục đích thƣơng mại) của Nghị định 32/2006/NĐ-CP và mức đe dọa "VU - sẽ nguy cấp”trong Danh lục Đỏ IUCN (phiên bản 2016), (Hình 1.1). Hình 1.1. Khỉ mặt đỏ (Macaca arctoides) (Ảnh: Nguyễn Mậu Toàn) 1.2.2. Khỉ vàng (Macaca mulatta) Khỉ vàng phân bố từ biên giới phía Bắc tới Gia Lai và Kon Tum (Đặng Ngọc Cần và cs, 2008 [2]), cũng có thể xuống tới Đăk Nông và Lâm Đồng (Nguyen Van Minh et al., 2012 [22]). Khỉ vàng sống ở rất nhiều dạng sinh cảnh gồm: rừng lá rộng thƣờng xanh, rừng rụng lá, rừng nửa rụng lá, rừng trên núi đá vôi, rừng hỗn giao gỗ - tre nứa, rừng tre nứa, rừng ngập mặn và trảng cây bụi. Chúng thƣờng xuống kiếm ăn ở các nƣơng rẫy gần rừng (Phạm Nhật, 2002 [8]). Khỉ vàng ăn tạp, nhƣ chủ yếu là thức ăn thực vật. Thức ăn gồm lá, hạt, quả, chồi và côn trùng. Đã ghi nhận đƣợc 234 loài thực vật là cây thức ăn của Khỉ vàng. Khỉ vàng hoạt động ban ngày, cả trên cây và trên mặt đất. Ở Việt
  16. 6 Nam, các đàn Khỉ vàng giao động từ 5-25 cá thể, trung bình 11.8 cá thể, vùng hoạt động rộng 2.5 - 3.8 km2, sinh sản quanh năm (Phạm Nhật, 2002 [8]). Khỉ vàng đƣợc xếp bậc "LR - đe dọa thấp”trong Sách Đỏ Việt Nam 2007, Phụ lục IIB của Nghị định 32/2006/NĐ-CP và mức "LC- ít lo ngại”trong Danh lục Đỏ IUCN (phiên bản 2016), (hình 1.2). Hình 1.2. Khỉ vàng (Macaca mulatta) (Ảnh:Nguyễn Mậu Toàn) 1.2.3. Khỉ mốc (Macaca assamensis) Khỉ mốc phân bố từ biên giới phía Bắc xuống tới Quảng Bình (Đặng Ngọc Cần và cs, 2008 [2]) hoặc có thể tới Quảng Nam (Nguyen Van Minh et al., 2012 [22]). Khỉ mốc sống ở rừng rậm thƣờng xanh, rừng nửa rụng lá và rừng trên núi đá vôi, nhƣng tần số gặp chúng cao hơn ở các khu rừng kín thƣờng xanh và rừng ở các thung lũng núi đá vôi (Phạm Nhật, 2002 [8]) không gặp chúng ở rừng thứ sinh (Nadler et al., 2014 [21]).
  17. 7 Thức ăn của chúng chủ yếu là lá cây, quả, măng và đôi khi côn trùng và thằn lằn (Phạm Nhật, 2002 [8]). Khỉ mốc là loài hoạt động ban ngày và đi bốn chân đặc trƣng. Chúng đi lại chủ yếu trên mặt đất nhƣng kiếm ăn chủ yếu trên cây, sinh sản không theo mùa. Chúng thƣờng tạo thành đàn nhỏ dƣới 20 cá thể. Đặc điểm sinh thái của Khỉ mốc trong thiên nhiên còn rất ít đƣợc nghiên cứu. Khỉ mốc đƣợc xếp bậc "VU - sẽ nguy cấp”trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), Phụ lục IIB trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP và bậc "NT - gần bị đe dọa”trong Danh lục Đỏ IUCN (phiên bản 2016), (hình 1.3). Hình 1.3. Khỉ mốc (Macaca assamensis) (Ảnh:Nguyễn Mậu Toàn) 1.2.4. Khỉ đuôi lợn (Macaca leonina) Khỉ đuôi lợn có phân bố từ Nghệ An xuống đến Đồng Nai (Đặng Ngọc Cần và cs, 2008 [2]). Chúng sống ở rừng nhiệt đới thƣờng xanh, rừng nhiệt đới nửa rụng lá, rừng trên núi đá vôi, rừng ngập mặn, rừng tràm; cả rừng nguyên sinh và rừng thứ sinh (Phạm Nhật, 2002 [8]). Thức ăn của Khỉ đuôi lợn là thực vật, chủ yếu là quả cây (Lê Hiền Hào, 1973 [4]). Chúng hoạt động ban ngày, chủ yếu trên mặt đất, đôi khi cũng leo
  18. 8 lên tán cây. Đàn thƣờng có kích thƣớc dƣới 20 cá thể gồm nhiều đực - nhiều cái (Phạm Nhật, 2002 [8]). Khỉ đuôi lợn đƣợc xếp bậc "VU - sẽ nguy cấp" trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), Phụ lục IIB của Nghị định 32/2006/NĐ-CP và bậc "VU - sẽ nguy cấp" trong Danh lục Đỏ IUCN (phiên bản 2016), (hình 1.4). Hình 1.4. Khỉ đuôi lợn (Macaca leonina) (Ảnh: Nadler et al., 2014)[21] 1.2.5. Khỉ ðuôi dài (Macaca fascicularis) Khỉ đuôi dài phân bố từ Thừa Thiên - Huế xuống đến Cà Mau (Đặng Ngọc Cần và cs., 2008 [2]), chúng có chung vùng phân bố với Khỉ vàng (M. mulatta) từ Thừa Thiên- Huế (vĩ tuyến 16o30'B) đến Lâm Đồng (12oB) (Nadler et al., 2014 [21]). Ở Việt Nam, Khỉ đuôi dài có 2 phân loài: phân loài (M. fascicularis fascicularis) có phân bố rộng và phân loài Khỉ đuôi dài côn đảo (M. fascicularis condorensis) chỉ phân bố ở Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) và là đặc hữu của Việt Nam. Khỉ đuôi dài sống ở rừng nhiệt đới đất thấp dƣới 300 m so với mặt biển, chúng thích nghi tốt với rất nhiều dạng sinh cảnh khác nhau: Rừng ngập mặn,
  19. 9 rừng tràm, rừng thƣờng xanh, rừng tre nứa, rừng khộp và cả ở các nƣơng rẫy gần rừng (Nadler et al., 2014 [21]). Sinh cảnh chúng ƣa thích nhất là các khu rừng gần nƣớc nhƣ: rừng ven sông, suối, hồ nƣớc ngọt, rừng ngập mặn (Phạm Nhật, 2002 [8]). Chúng chủ yếu sống ở bìa rừng, rất ít gặp chúng trong rừng sâu (Phạm Nhật, 2002 [8]). Thức ăn của Khỉ đuôi dài thay đổi theo dạng sinh cảnh chúng sống, ở các khu rừng khô ráo, chúng chủ yếu ăn lá cây, quả và các bộ phận khác của thực vật. Tại các sinh cảnh gần nƣớc, chúng ăn nhiều loài động vật không xƣơng sống và có xƣơng sống nhƣ sò, ngao, ốc nhồi, ốc vặn, các loài giáp sát (cua, tôm,...), một số loài ếch nhái, cá,... Khỉ đuôi dài đƣợc xếp bậc "LR - nguy cấp thấp" trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), Phụ lục IIB của Nghị định 32/2006/NĐ-CP và bậc "LC - ít lo ngại" trong Danh lục Đỏ IUCN (phiên bản 2016), (hình 1.5). \ Hình 1.5. Khỉ đuôi dài (Macaca fascicularis) (Ảnh:Nadler et al., 2014)[21] 1.2.6. Tình trạng bảo tồn các loài Linh trýởng ở Việt Nam Sự suy giảm quần thể ngoài tự nhiên đối với các loài linh trƣởng ở Việt Nam vẫn đang ở mức nghiêm trọng, nếu nhƣ không có những hành động bảo tồn thiết thực để bảo vệ những loài linh trƣởng nguy cấp này. Hiện tại, trong số 25 loài và phân loài linh trƣởng ở Việt Nam, có đến 9 loài đƣợc xếp ở mức Nguy cấp (EN) và 7 loài đƣợc xếp ở mức Cực kỳ Nguy cấp (CR) trong Danh
  20. 10 sách Đỏ (IUCN, 2016 [15]). Trong 20 loài đƣợc xếp trong (Sách Đỏ Việt Nam, 2007 [1]), 21 loài có trong Nghị định số 32/2006/NĐ-CP và 16 loài có trong Nghị định NĐ/160/2013/NĐ-CP của Thủ tƣớng Chính phủ (Bảng 1.1). Bảng 1.1. Danh sách các loài linh trưởng của Việt Nam và tình trạng bảo tồn Tình trạng bảo tồn TT Tên Việt Nam Tên khoa học NĐ SĐVN IUCN 32/2006/N 160/2013/ 2007 2013 Đ-CP NĐ-CP Họ Cu li Lorisidae 1 Cu li lớn Nycticebus bengalensis VU VU IB X 2 Cu li nhỏ Nycticebus pygmaeus VU VU IB X Họ Khỉ Cercopithecidae Phân họ Cercopithecinae 3 Khỉ mặt đỏ Macaca arctoides VU VU IIB 4 Khỉ mốc Macaca assamensis VU NT IIB Macaca fascicularis 5 Khỉ đuôi dài LR LR IIB fascicularis Khỉ đuôi dài côn Macaca fascicularis 6 LR đảo condorensis Kloss, 1926 7 Khỉ đuôi lợn Macaca leonina VU VU IIB 8 Khỉ vàng Macaca mulatta LR LC IIB Phân họ Voọc Colobinae 9 Chà vá chân xám Pygathrix cinerea CR CR IB X 10 Chà vá chân nâu Pygathrix nemaeus EN EN IB X 11 Chà vá chân đen Pygathrix nigripes EN EN IB X 12 Voọc mũi hếch Rhinopithecus avunculus CR CR IB X Trachypithecus 13 Voọc xám VU IB X crepusculus 14 Voọc mông trắng Trachypithecus delacouri CR CR IB X Voọc đen má 15 Trachypithecus francoisi EN EN IB X trắng Trachypithecus 16 Voọc bạc EN margarita Voọc bạc Đông 17 Trachypithecus germaini VU EN IB X Dƣơng Trachypithecus 18 Voọc hà tĩnh EN EN IB X hatinhensis 19 Voọc cát bà Trachypithecus CR CR IB X
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2