Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm sinh học và kỹ thuật trồng cây Sơn huyết (Melanorrhoea laccifera) tại huyện Kbang tỉnh Gia Lai
lượt xem 3
download
Mục tiêu của đề tài là xác định được một số đặc điểm sinh học và biện pháp kỹ thuật tạo cây con Sơn huyết từ hạt trong giai đoạn gieo ươm; đánh giá được ảnh hưởng của một số nhân tố tới sinh trưởng của Sơn huyết được trồng trong các mô hình tại huyện Kbang-Gia Lai làm cơ sở đề xuất các biện pháp kỹ thuật trồng và phát triển loài cây này tại địa phương.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm sinh học và kỹ thuật trồng cây Sơn huyết (Melanorrhoea laccifera) tại huyện Kbang tỉnh Gia Lai
- 1i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi, công trình được thực hiện trong thời gian từ năm 2013 đến 2015. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận án là hoàn toàn trung thực. Nội dung của luận án là một phần kết quả của đề tài nghiên cứu Khoa ho ̣c Công nghê ̣ trọng điểm cấp Bộ: “Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật gây trồng Sơn huyết (Melanorrhoea laccifera) và Bời lời (Litsea glutinosa) cho vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên” giai đoạn 2012 – 2016 do ThS. Nguyễn Thị Chuyền làm chủ nhiệm, được thực hiện từ năm 2012 - 2016. Bản thân tác giả luận án là người trực tiếp thực hiện việc thu thập số liệu ngoại nghiệp, phân tích, xử lý số liệu và viết báo cáo phần kết quả nghiên cứu việc đặc điểm sinh học và kỹ thuật trồng rừng loài cây Sơn huyết. Phầ n kế t quả nghiên cứu này đã đươ ̣c chủ nhiệm đề tài và các cộng sự cho phép sử du ̣ng và công bố trong luâ ̣n án. Nếu có gì sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tác giả luận văn Nguyễn Thanh Tuấn
- 2ii LỜI CẢM ƠN Luận văn này được hoàn thành tại Trường Đại học Lâm nghiệp theo chương trình đào tạo Cao học lâm nghiệp khoá 21, giai đoạn 2013 - 2015. Luận văn là một trong những nội dung nghiên cứu quan trọng của đề tài khoa học cấp Bộ: “Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật gây trồng Sơn huyết (Melanorrhoea laccifera) và Bời lời (Litsea glutinosa) cho vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên” giai đoạn 2012 – 2016. Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của Khoa Sau đại học cũng như của các thầy, cô giáo Trường Đại học Lâm nghiệp, các cán bộ nghiên cứu Trung tâm nghiên cứu Lâm sản ngoài gỗ, Trung tâm Lâm nghiệp Nhiệt đới. Nhân dịp này tác giả xin chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ đó. Trước hết, tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới PGS. TS. Phạm Xuân Hoàn - người thầy hướng dẫn khoa học, đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức quí báu và dành những tình cảm tốt đẹp cho tác giả trong suốt thời gian công tác, học tập cũng như trong thời gian thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn Khoa Sau Đại học, đặc biệt là PGS.TS. Nguyễn Văn Thiết đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tác giả học tập và hoàn thành luận văn này. Tác giả xin cảm ơn tập thể cán bộ Trung tâm nghiên cứu Lâm sản ngoài gỗ và đặc biệt ThS. Nguyễn Thị Chuyền - chủ nhiệm đề tài, Phòng NCKH và CGCN – Trung tâm Lâm nghiệp Nhiệt đới, và Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Lơ Ku đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả triển khai đề tài cũng như thu thập số liệu ngoại nghiệp phục vụ cho luận văn.
- iii 3 Cuối cùng tác giả xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và người thân trong gia đình đã giúp đỡ, động viên tác giả trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn. Gia Lai, tháng 10 năm 2015 Tác giả
- iv 4 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan......................................................................................................i Lời cảm ơn........................................................................................................ii Mục lục.............................................................................................................iv Danh mục các từ viết tắt..................................................................................vii Danh mục các bảng........................................................................................viii Danh mục các hình...........................................................................................ix Danh mục mẫu biểu...........................................................................................x Danh mục biểu đồ............................................................................................xi ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU................................................... 3 1.1. Nghiên cứu nước ngoài ............................................................................. 3 1.1.1. Nghiên cứu về cấu trúc rừng ................................................................... 3 1.1.2. Nghiên cứu cơ sở lựa chọn cây trồng rừng trong Lâm nghiệp. ............. 4 1.1.3. Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống hữu tính............................................... 8 1.1.4. Nghiên cứu trồng rừng cây bản địa. ...................................................... 12 1.2. Nghiên cứu trong nước............................................................................. 13 1.2.1. Nghiên cứu về cấu trúc rừng...........................................................................13 1.2.2. Nghiên cứu cơ sở chọn cây trồng lâm nghiệp....................................... 16 1.2.3. Nhiên cứu kỹ thuật gieo ươm bằng hạt. ................................................ 18 1.2.4. Nghiên cứu trồng rừng cây bản địa. ...................................................... 21 1.3. Những nghiên cứu về loài cây sơn huyết. ................................................ 25 1.4. Một số thảo luận và nhận xét ................................................................... 28
- 5v CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, MỤC TIÊU NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................... 30 2.1. Đối tượng nghiên cứu: ............................................................................. 30 2.2. Phạm vi nghiên cứu:................................................................................. 30 2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu: ........................................................... 30 2.4. Mục tiêu nghiên cứu: ............................................................................... 30 2.4.1. Mục tiêu chung:..................................................................................... 30 2.4.2. Mục tiêu cụ thể: ..................................................................................... 30 2.5. Nội dung nghiên cứu: ............................................................................... 30 2.5.1. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của Sơn huyết .......................... 30 2.5.2. Nghiên cứu kỹ thuật hạt giống và nhân giống hữu tính cây Sơn huyết 31 2.5.3. Ảnh hưởng của các nhân tố tới sinh trưởng rừng trồng Sơn huyết....... 31 2.5.4. Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật trồng rừng Sơn huyết .................... 31 2.6. Phương pháp nghiên cứu: ........................................................................ 31 2.6.1. Phương pháp kế thừa các tài liệu có liên quan...................................... 31 2.6.2. Phương pháp điều tra chi tiết. .............................................................. 32 2.6.3. Công cụ hỗ trợ xử lý số liệu ................................................................. 41 CHƯƠNG 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN K’BANG ......................................................................................................... 42 3.1. Điều kiện tự nhiên. ................................................................................... 42 3.2. Điều kiện xã hội – kinh tế huyện K’bang: ............................................... 47 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 50 4.1. Đặc điểm sinh học cây Sơn huyết. ........................................................... 50 4.1.1. Đặc điểm hình thái Sơn huyết ............................................................... 50 4.1.2. Đặc điểm vật hậu của cây Sơn huyết .................................................... 53 4.1.3. Đặc điểm cấu trúc tầng cây cao ............................................................ 54 4.1.4. Đặc điểm tái sinh ................................................................................... 56
- vi 6 4.2. Xác định đặc điểm sinh lý và bảo quản hạt giống. .................................. 56 4.2.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh lý hạt giống Sơn huyết; .............................. 56 4.2.2. Kết quả nghiên cứu bảo quản hạt giống Sơn huyết .............................. 61 4.3. Kỹ thuật nhân giống hữu tính cây Sơn huyết........................................... 62 4.3.1. Ảnh hưởng của ánh sáng tới tỷ lệ sống: ................................................ 62 4.3.2. Ảnh hưởng của ánh sáng tới sinh trưởng của cây con Sơn huyết trong giai đoạn vườn ươm. ....................................................................................... 64 4.4. Ảnh hưởng của các nhân tố tới sinh trưởng cây Sơn huyết. .................... 69 4.4.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của phương thức trồng tới sinh trưởng rừng trồng (phụ lục số 8) ......................................................................................... 69 4.4.2. Ảnh hưởng của mật độ tới sinh trưởng rừng trồng (chi tiết xem phụ lục số 9) ................................................................................................................. 70 4.4.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón tới sinh trưởng rừng trồng (chi tiết được trình bày tại phụ lục số 10)..................................................................... 72 4.4.4. Ảnh hưởng của tiêu chuẩn cây con tới sinh trưởng rừng trồng (chi tiết tại phụ lục số 11). ............................................................................................ 74 4.5. Một số đề xuất về kỹ thuật gây trồng cây Sơn huyết tại Kbang và các địa phương có điều kiện tương tự. ........................................................................ 75 4.5.1. Đề xuất một số kỹ thuật gieo ươm: ....................................................... 75 4.5.2. Đề xuất một số kỹ thuật trồng: .............................................................. 76 KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ ............................................................ 78 Kết luận: .......................................................................................................... 78 Tồn tại: ............................................................................................................ 79 Kiến nghị: ........................................................................................................ 80
- vii 7 CÁC TỪ VIẾT TẮT CT: Công thức D1.3: Đường kính tại vị trí 1.3 Dt: Đường kính tán D00: Đường kính gốc FAO: Food and Agriculture Organization Hvn: Chiều cao vút ngọn IUCN: International Union for Conservation of Nature JICA: Japan International Cooperation Agency KFW: Ngân hàng tái thiết Đức NN – PTNT: Nông nghiệp – Phát triển nông thôn ODB: Ô dạng bản OTC: Ô tiêu chuẩn PAM: Programme Alimentaire Mondial TB: Trung bình TTLNNĐ: Trung tâm Lâm nghiệp Nhiệt đới TNHH MTV: Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
- viii 8 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1. Đặc điểm vật hậu của cây Sơn huyết..............................................54 Bảng 4.2. Tổ thành các loài cây trong lâm phần có Sơn huyết phân bố ......... 55 Bảng 4.3. Tổ thành cây tái sinh ở rừng tự nhiên tại các điểm nghiên cứu ..... 56 Bảng 4.4. Khối lượng hạt Sơn huyết ............................................................... 57 Bảng 4.5. Kiểm nghiệm tỷ lệ nảy mầm hạt Sơn huyết .................................. 58 Bảng 4.6. Thế nảy mầm của hạt Sơn huyết .................................................... 60 Bảng 4.7. Hàm lượng nước của hạt Sơn huyết ............................................... 61 Bảng 4.8. Tỷ lệ nảy mầm của hạt Sơn huyết theo công thức bảo quản .......... 61 Bảng 4.9: Ảnh hưởng của ánh sáng tới tỷ lệ sống của cây Sơn huyết trong giai đoạn vườn ươm ........................................................................................ 63 Bảng 4.10. Ảnh hưởng của chế độ che sáng tới sinh trưởng đường kính gốc và chiều cao cây con Sơn huyết trong giai đoạn vườn ươm ................................ 65 Bảng 4.11. Ảnh hưởng của phương thức trồng tới tỷ lệ sống cây Sơn huyết . 69 Bảng 4.12. Ảnh hưởng của phương thức trồng tới sinh trưởng cây Sơn huyết .. 69 Bảng 4.13. Ảnh hưởng của mật độ trồng tới tỷ lệ sống cây Sơn huyết .......... 71 Bảng 4.14. Ảnh hưởng của mật độ trồng tới sinh trưởng cây Sơn huyết ....... 71 Bảng 4.15. Ảnh hưởng của phân bón tới tỷ lệ sống cây Sơn huyết ................ 72 Bảng 4.16. Ảnh hưởng của phân bón tới sinh trưởng cây Sơn huyết ............. 73 Bảng 4.17. Ảnh hưởng của cây con tới tỷ lệ sống cây Sơn huyết .................. 74 Bảng 4.18. Ảnh hưởng của tuổi cây con tới sinh trưởng cây Sơn huyết ........ 74
- ix 9 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Cành Sơn huyết mang quả (Tập san thực vật Đông dương)........... 27 Hình 4.1&4.2. Thân và lá cây Sơn huyết ........................................................ 50 Hình 4.3. Thân, cành cây Sơn huyết tại Kbang – Gia Lai .............................. 51 Hình 4.4&4.5. Lá cây Sơn huyết giai đoạn vườn ươm ................................... 51 Hình 4.6. Chùm hoa cây trưởng thành. ........................................................... 52 Hình 4.7. Chùm quả Sơn huyết ....................................................................... 52 Hình 4.8&4.9. Quả/hạt Sơn huyết ................................................................... 53 Hình 4.10&4.11. Phôi và nội nhũ hạt Sơn huyết được thu hái ....................... 53 Hình 4.12. Hạt Sơn huyết thu hái tại Lơ Ku - Kbang ..................................... 57 Hình 4.13&4.14. Hạt Sơn huyết nảy mầm sau 5 ngày gieo............................ 59 Hình 4.15&4.16. Cây con Sơn huyết trong thí nghiệm .................................. 59
- x 10 DANH MỤC MẪU BIỂU Mẫu biểu 2.1: Biểu điều tra tầng cây cao ........................................................ 33 Mẫu biể u 2.2: Biểu điề u tra cây tái sinh ......................................................... 34 Mẫu biểu 2.3. Phiếu đo đếm sinh trưởng loài cây Sơn huyết ......................... 41
- xi 11 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1. Sinh trưởng chiều cao của cây con Sơn huyết ở các tỷ lệ che sáng khác nhau......................................................................................................... 65 Biểu đồ 4.2. Sinh trưởng đường kính cổ rễ của cây con Sơn huyết ở các tỷ lệ che sáng khác nhau .......................................................................................... 66
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa với 2/3 diện tích đất đồi núi, do đó tài nguyên rừng có vai trò đặc biệt trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường ở nước ta. Do nhiều nguyên nhân khác nhau như sức ép gia tăng dân số, du canh du cư, đốt nương làm rẫy, khai thác rừng không kiểm soát, cháy rừng, chiến tranh,... nên diện tích và chất lượng rừng nước ta bị suy giảm liên tục trong thời gian dài, đặc biệt trong giai đoạn 1980- 1985 trung bình mỗi năm chúng ta mất đi khoảng 235.000 ha rừng. Từ năm 1990 trở lại đây, đặc biệt là khi chương trình 327 (phủ xanh đất trống đối núi trọc), Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng, chỉ thị số 286/TTg ngày 02/05/1997 hạn chế khai thác rừng tự nhiên của Chính phủ,... cùng với sự hỗ trợ của nhiều dự án quốc tế như PAM, KfW (Đức); JICA (Nhật Bản),... diện tích và độ che phủ rừng nước ta đã tăng lên đáng kể. Mặc dù diện tích rừng tăng nhưng trữ lượng và chất lượng rừng chưa được cải thiện rõ rệt, chủ yếu rừng tự nhiên hiện nay thuộc đối tượng rừng nghèo kiệt, giá trị kinh tế, phòng hộ, đa dạng sinh học,... không cao. Rừng trồng sản xuất mới chỉ là rừng trồng nguyên liệu, gỗ nhỏ. Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, việc phát triển các loài cây bản địa đa tác dụng đang rất được quan tâm, Sơn huyết là một trong những loài cây đó. Trong những năm qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu sử dụng cây bản địa vào trồng rừng và đã có những bước đầu thành công trong xây dựng rừng hỗn giao cây lá rộng bản địa. Bên cạnh đó nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sự thành công của trồng rừng nhiệt đới phụ thuộc không chỉ vào đặc tính sinh học của loài cây, mà còn vào số lượng, chất lượng cây con cũng như nhiều nhân tố ngoại cảnh khác. Gỗ Sơn huyết nhẵn, bóng, có màu đỏ đẹp bởi vậy rất có giá trị, đặc biệt gỗ cây được ưa chuộng để sản xuất những đồ thờ như: tủ thờ, lọ lộc bình,
- 2 đóng bàn, ghế,... Đa số người dân tại các địa phương đều nhận thức được giá trị của loài cây này nhờ khả năng cung cấp gỗ quí và sản phẩm ngoài gỗ (nhựa) rất giá trị. Tuy nhiên, những nghiên cứu về loài cây này còn rất hạn chế. Đến nay, chưa có công trình nghiên cứu cụ thể nào về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học đến vấn đề chọn giống, nhân giống, kỹ thuật trồng rừng, cũng như khai thác và sử dụng sản phẩm ngoài gỗ. Nhận thức được giá trị của loài cây lâm nghiệp bản địa này, nên một số địa phương đã đưa Sơn huyết vào trong danh mục các loài cây mục đích, hay các loài cây ưu tiên trong chương trình trồng rừng, làm giàu rừng, cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt Tuy vậy hiện nay chưa có hướng dẫn kỹ thuật thu hái hạt giống, gieo ươm và trồng rừng đối với loài cây này. Là loài cây bản địa có giá trị cả về gỗ và sản phẩm ngoài gỗ, trong nhiều năm qua Sơn huyết đã bị khai thác cạn kiệt và phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong tương lai. Theo hệ thống phân hạng của Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) về mức độ đe dọa của các loài cây, Sơn huyết được xếp ở mức rất nguy cấp (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2006). Để góp phần hiểu về loài cây bản địa này, trong khuân khổ luận văn tốt nghiệp đề tài thạc sỹ, đề tài “NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ KỸ THUẬT TRỒNG CÂY SƠN HUYẾT (Melanorrhoea laccifera) TẠI HUYỆN KBANG TỈNH GIA LAI” được thực hiện là rất cần thiết, góp phần bổ sung cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng quy trình chọn giống và hướng dẫn kỹ thuật gây trồng loài cây này.
- 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Nghiên cứu nước ngoài 1.1.1. Nghiên cứu về cấu trúc rừng Rừng tự nhiên là đối tượng có cấu trúc hết sức phức tạp. Do vậy, việc nghiên cứu các quy luật kết cấu của rừng làm cơ sở đề xuất các biện pháp lâm sinh tác động nhằm nâng cao năng suất và khả năng phục hồi của rừng rất được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm và tập trung vào một số vấn đề chính như sau: Cấu trúc tổ thành là sự tham gia của những loài cây trong lâm phần, hay nói cách khác là sự phong phú của các loài cây trong quần thụ thực vật. Theo tác giả Richards P.W (1952), trong rừng mưa nhiệt đới, trên mỗi ha thường có ít nhất 40 loài cây gỗ, mà có trường hợp còn đến trên 100 loài [25]. Khi nghiên cứu cấu trúc tổ thành rừng tự nhiên nhiệt đới thành thục (về sinh thái), Evans, J. (1984) xác định, có tới 70 - 100 loài cây gỗ trên 1 ha, nhưng hiếm có loài nào chiếm hơn 10% tổ thành loài (dẫn theo Ngô Út, 2010) [41]. Theo Tolmachop A.L. (1974) ở vùng nhiệt đới thành phần thực vật rất đa dạng thể hiện ở chỗ rất ít họ chiếm tỷ lệ 10% tổng số loài của hệ thực vật đó và tổng tỷ lệ phần trăm của 10 họ có số loài lớn nhất chỉ đạt 40-50% tổng số loài (dẫn theo Viện Điều tra quy hoạch rừng, 2006). Trong rừng hỗn giao, nhiều loài cây gỗ lớn phân bố theo tỷ lệ khá cân bằng, tuy nhiên phần lớn trong một quần thụ thường có 1-2 loài chiếm ưu thế [42]. Schimper (1935) khi nghiên cứu rừng vùng Bắc Mỹ cho thấy có 25-30 loài thực vật thuộc nhóm cây cho gỗ lớn (dẫn theo Ngô Út, 2010) [41]. Laura Klappenbach cho rằng thành phân loài cây liên quan đến các loại rừng, một số khu rừng chứa đựng hàng trăm loài cây, trong khi đó một số khu rừng chỉ có một ít loài. Rừng luôn luôn biến đổi và phát triển thông qua một chuỗi diễn thế, trong thời gian đó thành phần loài cây trong các khu rừng có sự thay đổi [47].
- 4 Tác giả Baur G.N (1962), khi nghiên cứu rừng mưa ở khu vực gần Belem trên sông Amazôn, trên một ô tiêu chuẩn diện tích khoảng 2 ha đã thống kê được 36 họ thực vật và trên ô tiêu chuẩn diện tích hơn 4 ha ở phía bắc New South Wales cũng đã ghi nhận được sự hiện diện của 31 họ chưa kể cây leo, cây thân cỏ và thực vật phụ sinh (dẫn theo Ngô Út, 2010) [41]. Theo tác giả Catinot. R (1974) trong rừng ẩm nhiệt đới Châu Phi có đến vài trăm loài thực vật; và trong tổ thành thực vật rừng ẩm nhiệt đới ở Đông Nam Á thường có một nhóm loài ưu thế là nhóm họ Dầu, chiếm đến 50% quần thụ [1]. 1.1.2. Nghiên cứu cơ sở lựa chọn cây trồng rừng trong Lâm nghiệp. Trước năm 1900, khi mật độ dân số thấp và diện tích rừng tự nhiên lớn không đặt ra nhu cầu trồng rừng ở quy mô lớn cho nguyên liệu công nghiệp. Tuy nhiên, một số quốc gia đã bắt đầu quan tâm đến sự thiếu hụt rừng tự nhiên của họ và trong nửa đầu của thế kỷ 20 việc trồng rừng đã được bắt đầu ở Tây Âu, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Úc, Niu Zilân, Nam Phi và một số ít các nước đang phát triển như Ấn Độ, Chilê, Indonesia và Brazin, sau đó vào những năm 1950 là Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc đã thực hiện các chương trình tái trồng rừng lớn. Những năm 1960 chứng kiến các chương trình trồng rừng lớn ở nhiều nước nhiệt đới và á nhiệt đới và từ 1965 đến 1980 diện tích rừng rồng nhiệt đới đã tăng rất mạnh. Trong thời kỳ này, tổ chức Nông lương thế giới (FAO) đóng vai trò quan trọng trong việc phổ cập các thông tin kỹ thuật và khuyến khích trồng rừng. Trong nhiều trường hợp, rừng trồng đã được thiết lập bằng vốn tài trợ nước ngoài hoặc vốn vay ưu đãi. Phần lớn những người trồng rừng thường được hưởng lợi từ hỗ trợ trực tiếp và hầu hết nó được quản lý bởi các cơ quan nhà nước. Thiếu thông tin thị trường và các mối liên kết giữa rừng trồng và các công nghiệp tiêu thụ nguyên liệu dẫn đến rất nhiều hoạt động trồng rừng đi đến kết thúc khi các nguồn hỗ trợ không còn. Tuy nhiên, diện tích rừng trồng vẫn tiếp tục mở rộng với tốc độ nhanh. Theo đánh giá lâm
- 5 nghiệp toàn cầu năm 2002 do FAO [40] thực hiện thì diện tích rừng trồng trên phạm vi toàn cầu tăng từ 17,8 triệu ha năm 1980 lên 43,6 triệu ha năm 1990 và 187 triệu ha năm 2000. Một phần ba rừng trồng hiện nay nằm ở các nước nhiệt đới và hai phần ba ở vùng ôn đới và hàn đới. 5 nước có diện tích rừng trồng trên 10 triệu ha, chiếm 65% diện tích rừng trồng thế giới, đó là các nước: Trung Quốc, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Liên bang Nga, Ấn Độ và Nhật Bản. Tuy nhiên, rất ít rừng trồng của họ được thừa nhận là cây mọc nhanh. Đánh giá của FAO ước tính tỷ lệ trồng rừng mới hàng năm trên thế giới vào khoảng 4,5 triệu ha, trong đó châu Á chiếm 79%, và Nam Mỹ chiếm 11%. Có sự tăng trưởng của diện tích rừng trồng công nghiệp trong giai đoạn 1991- 2000, các rừng trồng công nghiệp này chủ yếu là cây gỗ mọc nhanh, như là kết quả của việc gia tăng sự tham gia của khu vực tư nhân. Các công ty đến từ Bắc Mỹ, châu Âu, Nam Mỹ, Nam Phi, Niu Zilân và Úc chủ yếu là các công ty tư nhân đầu tư trồng rừng. Trên tất cả, đánh giá tài nguyên rừng toàn cầu của FAO là nguồn thống kê đáng tin cậy nhất về tài nguyên rừng ở quy mô toàn cầu, cả rừng tự nhiên và rừng trồng. Nó đã thừa nhận ba phạm trù lớn của rừng trồng: Rừng trồng công nghiệp nhằm sản xuất gỗ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ hoặc sản xuất than công nghiệp; Rừng trồng không công nghiệp nhằm sản xuất gỗ củi cho tiêu dùng địa phương hoặc để bảo vệ đất, nguồn nước; và Rừng trồng mà mục đích và sản phẩm cuối cùng của nó chưa xác định. Rừng trồng cây mọc nhanh là rừng trồng công nghiệp. Tuy nhiên, số liệu thống kê của FAO không phân biệt rừng cây mọc nhanh với các loại rừng công nghiệp khác. Rừng trồng cây mọc nhanh tương đối hạn chế về quy mô và bao gồm số tương đối ít các nước và các ngành công nghiệp nhưng nó có một tỷ lệ đóng góp khá chắc chắn ở khía cạnh kinh tế. Có thể điều này giúp giải thích tại sao không có tương ứng của cây mọc nhanh trong đánh giá tài nguyên rừng toàn cầu của FAO[40]. Phần lớn các thông tin về địa điểm, quy
- 6 mô, chủ sở hữu, đặc trưng vật lý và tài chính của rừng trồng cây mọc nhanh chứa đựng trong các nghiên cứu thị trường, phân tích tài nguyên và nghiên cứu tiền khả thi được các công ty tư vấn tư nhân thực hiện. Trong nhiều trường hợp, các thông tin này là đáng tin cậy. Tất nhiên, chúng tôi cố gắng thiết lập một bức tranh toàn cảnh ở mức có thể về hiện trạng rừng cây mọc nhanh hiện nay và thực hiện việc này trên cơ sở tham vấn các nghiên cứu đã nói ở trên. Các nước chủ yếu Brazin, Indonesia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi, Thái Lan, Việt Nam, Malaixia, Venezuela là các nước quan tâm đến các loài nhiệt đới và á nhiệt đới và Trung Quốc, Chilê, Thổ Nhĩ Kỳ, Tây Ban Nha, Achentina, Uruguay, Nam Phi và Úc đối với các loài ôn đới. Trong khi tập hợp số liệu, chúng tôi nhận thấy rằng có hai vùng màu xám rất rõ. Quan tâm đầu tiên là 11,25 triệu ha rừng trồng Bạch đàn nhiệt đới và á nhiệt đới ngoài Brazin, Trung Quốc và Nam Phi. Có bao nhiêu trong đó là cây mọc nhanh? Chỉ riêng Ấn Độ đã có 8 triệu ha rừng trồng Bạch đàn, nhưng một tỷ lệ rất lớn trong đó không thể coi là cây mọc nhanh vì đơn giản là năng suất của nó rất thấp. Vùng thứ hai là rừng trồng Bạch dương của Trung Quốc. Trồng rừng Bạch dương không tập trung là thực tế bình thường ở Trung Quốc và chúng ta không biết có bao nhiêu trong tổng số 3,7 triệu ha rừng Bạch dương được báo cáo trong kiểm kê rừng quốc gia nước này (1998) là rừng mọc nhanh, và bao nhiêu được phân biệt không phải rừng trồng tập trung. Phần lớn các rừng trồng có năng suất thuộc loại này chiếm một diện tích gấp hai đến ba lần diện tích rừng trồng cây mọc nhanh. Chỉ riêng các bang miền nam Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đã có 11,6 triệu ha rừng của 4 loài Thông thương mại: Pinus taeda, P. echinata, P. palustris và P. ellittii. Niu Zilân, Chilê, Úc, Tây Ban Nha và Nam Phi đã thiết lập 4,1 triệu ha rừng Pinus radiata, và Nam Phi, Achentina, và Uruguay có khoảng 1,3 triệu ha rừng Pinus patula và P. ellittii. Rừng trồng loại này không chỉ có ở vùng ôn đới mà ngay cả ở vùng nhiệt đới
- 7 và á nhiệt đới. Brazin có 400,000 ha rừng Pinus caribbean và P. ocarpa, và 16 tỉnh Trung Quốc có 8,75 triệu ha rừng trồng Cunninghamia lanceolata. Ở Brazin, Úc, Dimbabuê và Malawi rừng trồng Pinus ellittii, P. taeda và P. patula chiếm khoảng 1,7 triệu ha. Các rừng trồng có chu kỳ dài này không bị các nhóm môi trường phê phán vì lý do thuần loài ở quy mô lớn. Ngược lại nó được chấp nhận như là phương thức sử dụng đất tốt hơn rừng trồng cây mọc nhanh. Sự thật là nó có lịch sử canh tác lâu hơn và thường có vai trò quan trọng đối với các nền kinh tế địa phương và bằng cách nào đó nó giải thích tại sao nó được coi là tốt hơn khi phê phán rừng trồng. Việc mở rộng rừng trồng gỗ mềm có chu kỳ dài đã rất rõ ràng ở các nước phát triển. Đây là một nguyên nhân chính. Vì chu kỳ dài hàm chứa thời gian đầu tư dài, các nước phát triển có lợi thế cạnh tranh hơn các nước nghèo, đang phát triển. Trên khía cạnh quản trị hợp tác và giảm thiểu rủi ro, các nước phát triển vùng ôn đới có khả năng tốt hơn và hấp dẫn các nhà đầu tư hơn các nước khác ở vùng nhiệt đới. Chu kỳ dài hơn cũng tạo tiềm năng cho việc cải thiện chất lượng và giá trị của gỗ mà nó sản xuất. Gỗ nguyên liệu giấy ở mức sàn của biểu giá. Gỗ xẻ và gỗ veneer cho lợi nhuận cao hơn nhiều, và một số người sản xuất gỗ mọc nhanh đã quan tâm quản lý rừng của họ với chu kỳ dài hơn để sản xuất gỗ lớn. Những nghiên cứu của Nilsson (1996)[41], về các vấn đề trồng rừng gỗ lớn đã chỉ ra rằng: “Liệu chúng ta có đủ rừng và sản phẩm gỗ để thỏa mãn các nhu cầu của ngành công nghiệp chế biến gỗ trong tương lai?” và ông cũng đã cảnh báo rằng: “Sự thiếu hụt nguyên liệu đầu vào của ngành công nghiệp chế biến gỗ tròn sẽ xảy ra vào năm 2010”. Xuyên suốt thế kỷ XX, những cảnh báo tương tự đã xuất hiện ở nhiều quốc gia trong vùng châu Á - Thái Bình Dương. Những tín hiệu cảnh báo đầu tiên về sự khan hiếm gỗ nguyên liệu cho chế biến gỗ trong nước đã trở thành thực tế tại Niu Zilân trong thập kỷ 20 của thế kỷ trước. Những quan tâm về vấn đề này được lặp lại ở nhiều quốc gia ở các
- 8 mức độ khác nhau, cho đến khi ngành lâm nghiệp ở hầu hết các quốc gia liên quan đã thuyết phục được chính phủ của họ dành một khoản kinh phí nhất định để đầu tư cho các chương trình trồng rừng và phát triển rừng trồng kinh tế tập trung. Ngày nay, diện tích rừng trồng công nghiệp tập trung đã chiếm tỷ lệ 16% tổng diện tích che phủ của rừng khu vực châu Á - Thái Bình Dương và đóng góp tới 61% tỷ lệ rừng trồng trên toàn thế giới (Thomas, 2004). Trong trồng rừng gỗ lớn công nghiệp, việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật giữ vai trò cốt lõi đem đến sự thành công, đó là: Ứng dụng công nghệ sinh học trong lâm nghiệp đã được Haines (1994) đề cập đến, cụ thể như việc xây dựng và hoàn chỉnh bản đồ gen, công nghệ đánh dấu tế bào, chuyển gen và vi nhân giống. Những ứng dụng trong việc sản xuất và nhân giống các loài cây lai là một trong những tiêu điểm của rất nhiều chương trình trồng rừng. Việc ứng dụng của nhiều kỹ thuật công nghệ sinh học mang tính phụ thuộc và hỗ trợ lẫn nhau, đặc biệt trong kỹ thuật nhân giống vô tính, kỹ thuật này đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nhiều chương trình (Griffin, 1996, Watt et al, 1997)[42]. Ứng dụng những tiến bộ trong công nghệ chế biến đã cho phép ngành công nghiệp chế biến sử dụng những bộ phận rất nhỏ của cây và cả những cây non, ngoài ra còn cả những loài cây mà trước đó không được trông đợi có thể sử dụng cho ngành công nghiệp chế biến gỗ. 1.1.3. Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống hữu tính. 1.1.3.1. Nghiên cứu về gieo ươm các loài cây thân gỗ. 1.1.2.1.1. Ảnh hưởng của việc xử lý hạt tới nảy mầm. Hạt của nhiều loại cây gỗ có thể nảy mầm dễ dàng trong điều kiện thuận lợi về độ ẩm và nhiệt độ. Tuy nhiên cũng có nhiều loài cây khó này mầm hoặc nảy mầm chậm gây ra khó khăn cho công tác vườn ươm để sản xuất cây con. Thời gian nảy mầm của các loại hạt của các loài cây là khác
- 9 nhau cho nên cần có biện pháp xử lý hạt để tỷ lệ nảy mầm đạt cao, đồng đều để cho hiệu quả cao nhất. Có thể điểm lại một số biện pháp xử lý hạt giống cây rừng chủ yếu sau: Phương pháp cơ giới: Là phương pháp cắt, dùi, chà xát... trên vỏ khi gieo như ở Ấn Độ phương pháp chà xát đã thành công với nhiều loại hạt như: Albizzia catechu, Acacia nilotica, ...(Pottanath, 1982) [22]. Phương pháp xử lý nhiệt: Đây là phương pháp dễ áp dụng, dễ làm, đơn giản ít tốn kém. Theo Matiat và cộng sự (1973), ngâm hạt Thông caribae 48 giờ trong nước ở nhiệt độ thường cho kết quả nảy mầm đồng đều hơn cho kết quả không ngâm. Ở Philippin hạt được xử lý bằng cách trải ra đất sau đó phủ một lớp cỏ tranh dày 3cm rồi đốt. Ngay sau khi cỏ cháy cho hạt vào nước lạnh, sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ sẽ làm cho hạt nứt ra và đem gieo (Seeber và Agpaoa, 1976) [22]. Phương pháp hóa học: Dùng các loại hóa chất để xử lý hạt giống làm cho vỏ hạt mỏng ra, nước và không khí có thể thấm qua vỏ hạt dễ dàng, kích thích sự hoạt động của các men, tăng cường trao đổi chất trong nội tại của hạt. Theo Kison và cộng sự (1983), ngâm hạt trong dung dịch H2SO4 trong 1 giờ sẽ cho kết quả nảy mầm tốt hơn. Phương pháp sinh học: Một số loài có hạt giống sau khi qua cơ quan tiêu hóa của động vật thì nảy mầm tốt hơn nhiều so với bình thường. Năm 1976 Goor và Barney đã nhốt dê và cho ăn quả Acacia senegal và Ceratonia siliqua. Sau đó người ta nhặt hạt từ phân của chúng để gieo ươm. Như vậy có nhiều cách xử lý hạt giống khác nhau tùy vào từng loại hạt mà chúng ta có cách xử lý sao cho phù hợp và ít tốn kém đem lại hiệu quả cao. 1.1.2.1.2. Nghiên cứu vai trò của ánh sáng tới cây con trong giai đoạn vườn ươm:
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 372 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 300 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 313 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 321 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 265 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 236 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 250 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn