intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đánh giá giá trị bảo tồn khu hệ thú, xác định các tác nhân đe doạ và đề xuất giải pháp quản lý bảo tồn khu hệ thú ở Khu bảo tồn thiên nhiên Hữu Liên, tỉnh Lạng Sơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:66

37
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm xác định thành phần loài và các loài có giá trị bảo tồn cao của khu hệ thú ở khu bảo tồn thiên nhiên Hữu Liên. Xác định các nhân tố đe doạ đối với khu hệ thú tại khu bảo tồn thiên nhiên Hữu Liên. Đề xuất các giải pháp để quản lý có hiệu quả tài nguyên thú nói riêng và tài nguyên thiên nhiên nói chung tại khu bảo tồn thiên nhiên Hữu Liên. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đánh giá giá trị bảo tồn khu hệ thú, xác định các tác nhân đe doạ và đề xuất giải pháp quản lý bảo tồn khu hệ thú ở Khu bảo tồn thiên nhiên Hữu Liên, tỉnh Lạng Sơn

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP LÊ ANH TÙNG NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ BẢO TỒN KHU HỆ THÚ, XÁC ĐỊNH CÁC TÁC NHÂN ĐE DỌA VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ BẢO TỒN KHU HỆ THÚ Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN HỮU LIÊN, TỈNH LẠNG SƠN CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG MÃ SỐ: 60.62.68 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Xuân Đặng HÀ NỘI - 2010
  2. 1 MỞ ĐẦU Rừng đặc dụng (RĐD) Hữu Liên có tên trong Quyết định 194/CT, ngày 9 tháng 8 năm 1986 của Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) với diện tích 3.000 ha, nhằm mục tiêu bảo tồn loài hươu xạ và hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi. Năm 1990 dự án đầu tư thành lập KBTTN Hữu Liên được xây dựng đề xuất diện tích cho khu bảo tồn là 10.640 ha. Dự án được bộ Lâm nghiệp cũ phê duyệt năm 1992, RĐD Hữu Liên thuộc sự quản lý của Chi cục Kiểm Lâm tỉnh Lạng Sơn. Hiện tại RĐD Hữu Liên có diện tích 10.640 ha thuộc sự quản lý của Ban quản lý RĐD Hữu Liên. Ban quản lý RĐD Hữu Liên được thành lập năm 1998 theo quyết dịnh số 10/QĐ-KL ngày 10/06/1989 của UBND tỉnh Lạng Sơn. Ban quản lý trực thuộc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lạng Sơn. RĐD Hữu Liên được ghi nhận có sự đa dạng về thành phần loài sinh vật và các hệ sinh thái rừng với nhiều loài quí hiếm có giá trị bảo tồn cao. Một số loài thực vật quý hiếm như: Nghiến (Buretiodendron tonkinensis), Trai lý (Garcinia fagraeoides), Hoàng đàn (Cupressus torulosa)... Nơi đây cũng có nhiều loài động vật quý hiếm có giá trị bảo tồn cao như: Hươu xạ (Moschus berezovskii), Hổ (Panthera tigris), báo (Panthera pardus), sơn dương (Capricornis sumatraensis), tắc kè (Gerko gerko)... Không chỉ vậy RĐD Hữu Liên còn có vai trò lớn trong phòng hộ đầu nguồn Sông Thương. RĐD Hữu Liên có cảnh quan nổi bật là núi đá vôi. Khu bảo tồn có 9.734 ha núi đá vôi, chiếm 91% diện tích RĐD. Trong đó diện tích rừng trên núi đá vôi là 9.082 ha chiếm 93% diện tích núi đá vôi. Trước năm 1991 rừng ở đây còn rất tốt, sau đó do sự khai thác tài nguyên rừng bữa bãi của người dân, nguồn tài nguyên đa dạng sinh học ngày càng cạn kiệt. Nạn khai thác trộm gỗ, lâm sản của nhân dân địa phương và nạn đốt rừng làm nương rẫy đã làm cho diện tích đất trống, núi trọc ở vùng thấp
  3. 2 chân núi tăng lên nhiều. Diện tích rừng nghèo tăng, diện tích rừng tốt còn lại ít đi và thường nằm trên các sườn dốc, trên các dông núi cao hiểm trở. RĐD đã được tổ chức bảo vệ, nhiều khu rừng có giá trị đã bắt đầu được phục hồi. Tuy nhiên, việc quản lý, bảo vệ, đầu tư vào KBT chưa thật đầy đủ với giá trị và quy mô của nó. Do vậy, rừng vẫn bị xâm phạm và chịu nhiều tác động, đặc biệt là sức ép của người dân từ cộng đồng các dân tộc có ở nơi đây. Đã có một số công trình nghiên cứu về khu hệ thú ở nơi đây và các nghiên cứu đã cho thấy khu hệ thú ở KBTTN Hữu Liên khá phong phú với nhiều loài có ý nghĩa bảo tồn trong nước và trên toàn cầu. Đặc biệt, quần thể hươu xạ ở KBTTN Hữu Liên được xem là quần thể hượu xạ lớn nhất còn lại ở Việt Nam cần được đặc biệt quan tâm bảo tồn. Tuy nhiên, công tác bảo tồn thú ở KBTTN Hữu Liên trong nhiều năm qua gặp nhiều khó khăn, các quần thể thú luôn phải chịu các áp lực săn bắt và suy thoái sinh cảnh cao làm cho biến đổi. Để góp phần nâng cao hiệu quả bảo tồn khu hệ thú ở KBTTN Hữu Liên, đặc biệt là quần thể hươu xạ quý hiếm ở đây, chúng tôi đã lựa chọn thực hiện đề tài “Nghiên cứu đánh giá giá trị bảo tồn khu hệ thú, xác định các tác nhân đe doạ và đề xuất giải pháp quản lý bảo tồn khu hệ thú ở Khu bảo tồn thiên nhiên Hữu Liên, tỉnh Lạng sơn”.
  4. 3 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. VAI TRÒ CÁC KBTTN TRONG BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC Thiên nhiên Việt Nam rất giàu về đa dạng sinh học. Hiện nay, hệ thực vật đã thống kê được 11.178 loài có mạch bậc cao (Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997). Trong đó có khoảng 2.300 loài đã được nhân dân ta sử dụng làm lương thực, thực phẩm và nhiều công dụng khác. Hệ thực vật Việt Nam có tính đặc hữu cao (Thái Văn Trừng, 1970). Nhiều loài thực vật mới đang còn được thống kê, mô tả. Những năm gần đây có thêm nhiều loài thực vật mới được phát hiện trong đó đáng chú ý là các loài lan quý trong đó có một loài đã từng bị coi là tuyệt chủng ngoài tự nhiên. Hệ động vật Việt Nam rất phong phú, các nhà động vật học đã thống kế được 322 loài và phân loài thú, 828 loài chim, 458 loài bò sát, 162 loài ếch nhái, 547 loài cá nước ngọt, 2.033 loài cá biển, 12.000 loài côn trùng và hàng chục ngàn loài động vật không xương sống (Nguyễn Xuân Đặng và cs., 2009; Võ Quý, 1997; Nguyễn Văn Sáng và cs., 2005). Số dạng đặc hữu cũng rất phong phú với hơn 100 loài và phân loài chim, 78 loài và phân loài thú. Rất nhiều loài có giá trị thực tiễn cao và ý nghĩa bảo tồn lớn. Cũng như thực vật, nhiều loài động vật vẫn đang tiếp tục được thống kê và mô tả mới cho Việt Nam và cho khoa học. Việt Nam rất đa dạng các hệ sinh thái, bao gồm nhiều kiểu rừng khác nhau từ kiểu rừng kín thường xanh đến kiểu rừng kín rụng lá ở các độ cao khác nhau và lập địa khác nhau. Tất cả đều giàu các loại động thực vật sinh sống.
  5. 4 Tuy nhiên do sự tàn phá của chiến tranh và việc khai thác sử dụng không hợp lý trong hiều thập kỷ qua mà tài nguyên đa dạng sinh học của Việt Nam đã và đang bị giảm sút nghiêm trọng. Diện tích rừng suy giảm, một số loài động vật đã bị diệt vong... Nhiều loài động thực vật khác có nguy cơ bị tuyệt chủng. Sách Đỏ Việt Nam (2007) đã thống kế tới 882 loài 418 loài động vật và 464 loài thực vật của nước ta đang đứng trước nguy cơ diệt vong. Tài nguyên đa dạng sinh học cần được bảo vệ để đáp ứng nhu cầu của xã hội ngày nay cúng như cho các thế hệ mai sau. Có 2 phương thức bảo tồn chính là: Bảo tồn tại chỗ (in-situ) và bảo tồn chuyển chỗ (ex-situ). Bảo tồn tại chỗ bao gồm các phương pháp và công cụ nhằm mục đích bảo vệ các loài, các quần thể và các sinh cảnh, các hệ sinh thái trong điều kiện tự nhiên. Tuỳ theo đối tượng bảo tồn mà các hành động và cách thức quản lý thay đổi. Thông thường bảo tồn nguyên vị được thực hiện bằng cách thành lập các khu bảo tồn và đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp với từng điều kiện tự nhiên riêng có của khu vực ấy. Công ước Đa dạng sinh học (1992) mà Việt Nam là một thành viên đã xác nhận rằng thiết lập và quản lý hiệu quả hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên (trong đó có các RĐD) có hình thức bảo tồn đa dạng sinh học hữu hiệu nhất hiện nay và kêu gọi các nước thành viên của công ước phải thành lập hệ thống các khu bảo tồn thiên ở mỗi nước và thực hiện các biện pháp quản lý chúng một cách hiệu quả. Ở Việt Nam, khu RĐD đầu tiên của Việt Nam được thành lập ở Cúc Phương tỉnh Ninh Bình (Rừng cấm Cúc Phương, nay là VQG Cúc Phương) vào năm 1962. Cùng với sự phát triển của đất nước, công tác bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn ĐDSH đã được đảng và nhà nước ta rất chú trọng. Cho đến năm 2008, hệ thống KBTTN của Việt Nam đã bao gồm 125 khu, chiếm diện tích trên 2.5 triệu ha, chiếm gần 7.5% diện tích cả nước.
  6. 5 1.2. TÌNH TRẠNG BẢO TỒN THÚ HOANG DÃ Ở VIỆT NAM Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có tầm quan trọng cao nhất trong việc bảo tồn các loài thú. Cho đến nay đã có khoảng 310 loài đã được phát hiện và mô tả trên toàn bộ lãnh thổ, cả trên đất liền và ngoài biển khơi. Đặc biệt, trong những năm 90 của thế kỷ 20, có 5 loài thú lớn tiếp tục được phát hiện gồm: Sao la (Pseudoryx nghetinhensis), mang lớn (Muntiacus vuquangensis), mang Trường Sơn (Muntiacus truongsonensis), thỏ vằn (Nesolagus timminsii) và chà vá chân xám (Pygathryx cinera) đã thu hút hiều sự quan tâm của cộng đồng khoa học đối với khu hệ thú của Việt Nam. Tuy nhiên, cũng như các loài sinh vật khác, số lượng quần thể của các loài thú hoang dã ở Việt Nam đã và đang bị suy giảm nghiêm trọng từ các hiểm họa săn bắt, buôn bán, tiêu thụ và phá hủy hay làm phân mảnh sinh cảnh sống của chúng. Mặc dù trong những năm qua, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều nỗ lực ngăn cản làn sóng suy giảm các loài sinh vật, nhưng do nhận thức của đại bộ phận công chúng về tầm quan trọng và sự cần thiết của việc bảo tồn các loài còn hạn chế, làm cho công việc của các cơ quan chức năng và những nhà bảo tồn còn gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, việc thực thi luật pháp còn chưa hiệu quả do việc thiếu những công cụ và tư liệu cần thiết cho việc nhận dạng chính xác các loài để có những quyết định đúng đắn có lợi cho việc bảo tồn. Hiện nay, khu hệ thú Việt Nam có: + 94 loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (2007); + 88 loài có tên trong danh lục đỏ IUCN (2009); + 62 loài có tên trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP. Công tác bảo tồn động vật hoang dã nói chung và thú nói riêng là một thách thức rất lớn. Mặc dù có tới 128 khu RĐD đã được thành lập, nhưng chưa được quản lý hiệu quả, chưa kết hợp giữa bảo tồn và phát triển. Các khu bảo tồn chưa thể hiện sự đóng góp cho nền kinh tế và cải thiện cuộc sống của
  7. 6 cộng đồng trong vùng vành đai. Chính vì vậy, việc săn bắt, buôn bán trái phép động, thực vật hoang dã chưa thể ngăn chặn triệt để. Các loài quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng. Mặc dù nhiều quy định về bảo tồn động, thực vật hoang dã đã được thể hiện trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật, nhưng thực tế thì việc hoàn thiện cơ chế, chính sách và hệ thống tổ chức quản lý nhà nước cũng như việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật vẫn còn chậm. Nhiều nơi trong chỉ đạo, điều hành chỉ chú trọng tới các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế mà coi nhẹ các yêu cầu bảo vệ môi trường, đặc biệt là việc bảo vệ các động vật hoang dã. Thậm chí, có nơi còn có biểu hiện buông lỏng quản lý nhà nước. Điều này khiến cho công tác bảo vệ môi trường và động vật hoang dã gặp những thách thức lớn cho cả trước mắt và lâu dài. Theo báo cáo của Cục cảnh sát môi trường thì tính riêng trong năm 2008, có 15 vụ mua bán trái phép động, thực vật hoang dã bị phát hiện, trong đó, vụ buôn bán, vận chuyển động vật hoang dã với số lượng lớn nhất từ trước tới nay bị phát hiện tại Quảng Ninh có tổng giá trị lô hàng lên tới trên 70.000 USD. Ước tính, số lượng động, thực vật hoang dã cung cấp cho thị trường Việt Nam khoảng 3.400 tấn (khoảng trên 1 triệu con) mỗi năm.
  8. 7 Chương 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Xác định thành phần loài và các loài có giá trị bảo tồn cao của khu hệ thú ở KBTTN Hữu Liên; - Xác định các nhân tố đe doạ đối với khu hệ thú tại KBTN Hữu Liên; - Đề xuất các giải pháp để quản lý có hiệu quả tài nguyên thú nói riêng và tài nguyên thiên nhiên nói chung tại KBTTN Hữu Liên. 2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2.2.1. Khu hệ thú (Mammalia) tại KBTTN Hữu Liên; 2.2.2. Cộng đồng dân cư xã Hữu Liên, huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn và những hoạt động có liên quan đến lớp thú trong khu vực. 2.2.2.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội ở KBTTN Hữu Liên 2.2.2.1.1. Điều kiện tự nhiên a) Vị trí địa lý Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Hữu Liên tỉnh Lạng Sơn bao gồm toàn bộ ranh giới tự nhiên của xã Hữu Liên và một phần ranh giới xã Yên Thịnh và Hoà Bình của huyện Hữu Lũng, một phần xã Vạn Linh huyện Chi Lăng và một phần xã Hữu Lễ huyện Văn Quan tỉnh Lạng Sơn. KBTTN Hữu Liên nằm ở phía tây nam tỉnh Lạng Sơn, phía bắc huyện Hữu Lũng, toạ độ địa lý: - Từ 63060' đến 64090' kinh độ đông; - Từ 24007' đến 23092' vĩ độ bắc; - Phía bắc giáp xã Trấn Yên huyện Bắc Sơn; - Phía Nam giáp xã Yên Thịnh huyện Hữu Lũng;
  9. 8 - Phía Đông giáp xã Vạn Linh huyện Chi Lăng; - Phía Tây giáp xã Hoà bình huyện Hữu Lũng và xã Nhất Tiến huyện Bắc Sơn, xã Hữu Lễ huyện Chi Lăng. b) Địa hình KBTTN Hữu Liên nằm trên khu vực núi đá vôi với độ cao trung bình 300m so với mực nước biển, có nhiều đỉnh cao trên 500m cao nhất là đỉnh kheng cao 639m. Độ cao tuyệt đối trung bình cho toàn khu vực là 300m. Độ cao tương đối trung bình nằm trong khoảng 100m -150m. Độ dốc bình quân 350 - 500 có nhiều vách núi dốc dựng đứng. Khu vực có địa hình tương đối hiểm trở, hiện tượng Karst diễn ra mạnh thể hiện ở việc trong KBTTN có rất nhiều suối cụt, suối ngầm và các hang động. Địa hình toàn khu vực có hình dạng như một lòng chảo, bao bọc xung quanh bởi các đỉnh và các dãy núi đá vôi, xen kẽ có các núi đất. Trung tâm của khu bảo tồn là một khu vực núi đất với độ dốc thấp. Đây là khu vực núi đá vôi chiếm ưu thế do đó địa hình gồ ghề độ dốc cao, nhiều chỗ bề mặt lởm chởm. Đất thường có diện tích hẹp và thường xen với đá. Càng lên cao tỷ lệ đất càng ít và ngược lại. Đất trên núi đá vôi thường có thành phần cơ giới nặng từ loại thịt nhẹ đến trung bình, tầng đất mỏng thường không có cấu trúc tầng thứ rõ rệt trong mặt cắt vì chủ yếu đất hình thành do quá trình tích tụ vật chất. c) Khí tượng - Thuỷ văn Theo số liệu thu thập được từ trạm khí tượng thuỷ văn Hữu Lũng chúng tôi đã tiến hành tổng hợp được kết quả như sau: - Nhiệt độ: Khu vực nghiên cứu có nhiệt độ bình quân hàng năm là 22,70C. Nhiệt độ cao nhất trong năm có thể đạt tới trên 400C vào tháng và thấp nhất tính được là -1,10C vào tháng 1.
  10. 9 - Lượng mưa: Lượng mưa bình quân hàng năm 1488,2mm, mùa mưa thường diễn ra từ thành 4 đến tháng 10. Trong 7 tháng này lượng mưa chiếm 90,7% lượng mưa trong năm. Số ngày mưa bình quân là 132 ngày/năm. Mùa khô diễn ra từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. - Độ ẩm - Lượng bốc hơi: Độ ẩm không khí bình quân hàng năm là 82%. Độ ẩm thấp nhất là vào tháng 1 với độ ẩm tuyệt đối có thể xuống đến 1,2%. Lượng bốc hơi hằng năm là 832mm. - Gió: Nơi đây có 2 hướng gió chính là hướng Đông bắc và Tây nam, tốc độ gió bình quân khoảng 1m/s. Ngoài ra, khu vực này còn có một số đặc điểm đặc trưng như: Bức xạ nhiệt ngày và đêm có biên độ lớn. Khu vực thường có sương muối, sương mù xảy ra trong thời gian ngắn. Khu vực nghiên cứu có nhiều suối ngầm, suối cụt, các mỏ nước, hang nước và vùng ngập nước theo mùa. Hệ thống suối trong khu vực có nước theo mùa, vào mùa mưa nước suối dâng cao và từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau hầu hết các lòng suối đều trở nên khô cạn, chỉ còn lại một vài điểm trũng sâu còn nước. Toàn khu vực chỉ có 2 dòng suối có thể được coi là có nước quanh năm là Suối Bục và Suối An: - Suối Bục dài 22Km với lưu lượng nước mùa lũ đạt 1000lít/s, mùa khô chỉ đạt được 500 lít/s. - Suối An dài 18Km lưu lượng nước mùa lũ đạt 500lít/s, mùa khô lưu lượng từ 100-200 lít/s. Khu vực có 4 hồ lớn diện tích 38 - 125 ha, sâu 9 - 25m. Hệ thống 4 hồ này là nguồn cung cấp thuỷ sản chủ yếu cho người dân ở đây. d) Hiện trạng tài nguyên thiên nhiên * Thảm thực vật
  11. 10 Bảng 2.1: Các kiểu thảm thực vật trong KBTTN Hữu Liên Đơn vị: ha Mã Diện Tỷ lệ Tên thảm thực vật rừng thảm tích (%) Tổng cộng 8.293,4 100,00 1 Kiểu phụ rừng kín thường xanh trên đất đá vôi 7.811,6 87,01 xương xẩu 1.2 Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới trên đất đá 1.580,5 17,60 vôi ít bị tác động 1.3 Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới trên đất đá 5.827,5 64,91 vôi bị tác động mạnh 1.4 Trảng cây bụi trên núi đá 403,6 4,50 2 Kiểu phụ rừng kín thường xanh trên đất phi đá vôi 481,8 5,37 2.2 Rừng kín thường xanh trên đất phi đá vôi bán ngập nước 3,1 0,03 2.3 Rừng thứ sinh thường xanh trên đất phi đá vôi 86,1 0,96 2.4 Trảng cây bụi và trảng cỏ thứ sinh 392,1 4,37 2.5 Rừng trồng 0,5 0,01 Ghi chú: TheoDự án rừng đặc dụng Hữu Liên 2009. Dựa theo tiêu chuẩn phân loại thảm thực vật của Thái Văn Trừng, rừng tự nhiên của KBTTN Hữu Liên thuộc "Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi thấp" miền Bắc Việt Nam. Hệ thực vật ở đây mang tính chất pha trộn của nhiều luồng thực vật nhưng đặc trưng cơ bản là luồng thực vật bản địa Bắc Việt Nam - Nam Trung Hoa, đồng thời cũng chịu nhiều ảnh hưởng của các luồng thực vật khác. Thảm thực vật trên núi đá vôi KBTTN Hữu Liên phân bố ở đai thấp < 700m so với mặt nước biển. Kiểu rừng này có 2 kiểu phụ:
  12. 11 - Kiểu phụ rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới trên đất đá vôi xương xẩu. Đây là kiểu rừng kín thường xanh trên núi đá vôi nhưng có nhiều mức độ phát triển khác nhau. - Kiểu phụ rừng kín thường xanh trên đất phi đá vôi nằm xen giữa các núi đá vôi, bao gồm: Rừng thường xanh trên đất phi đá vôi và Trảng cây bụi và trảng cỏ thung lũng núi đá bán ngập nước và ngập nước. Thảm thực vật nhân tác bao gồm: Thảm cây nông nghiệp và Quần xã thổ cư. Các kiểu thảm thực vật rừng được thống kê ở bảng 1.1. Rừng nhiệt đới thường xanh trên núi đá vôi là kiểu rừng thổ nhưỡng chính, phổ biến ở Hữu Liên. Với diện tích là 1.580,5 ha chiếm 17,60% diện tích các kiểu thảm thực vật. Nằm ở các thung lũng hẹp dưới chân núi đá vôi xa dân cư, nơi có tầng đất dày, khá bằng. Rừng tốt, mật độ cây cao, độ khép tán đạt từ 0,7 - 0,8. Cây có kích thước tương đối lớn, cao trung bình 15 - 20m, D1,3 trung bình 25cm. Rừng có cấu trúc 3 tầng cây gỗ. Quần xã thực vật điển hình cho loại rừng này là: Nanh chuột, Mạy tèo, Nhội, Ké, Trám, Sấu, Sung… Rừng kín thường xanh ở chân, sườn núi đá vôi: Trạng thái rừng này có phân bố rộng rãi và chiếm một diện tích lớn trong rừng đặc dụng , tập trung ở phân khu I và III. Rừng ở chân, sườn núi đá phong phú về loài cây nhưng kích thước nhỏ hơn cây của rừng trong các Thung, Áng. Độ khép tán đạt từ 0,4 - 0,6. Chiều cao cây phổ biến 10 - 15m. Đường kính cây có sự phân ly cao D1,3 trung bình 20 - 25cm, nhiều cây cá biệt 70 - 80cm. Cây gỗ có 3 tầng. Quần xã thực vật điển hình cho loài rừng này là: Nghiến, Ké, Mạy tèo, Trai lý, Nhội, Thanh thất, Thôi ba, Ô rô. Rừng thưa trên đỉnh núi đá vôi: Kiểu rừng này có diện tích nhỏ và phân bố trên cao ở các đỉnh núi đá vôi hoặc đỉnh dông núi, nằm rải rác trong các phân khu của rừng đặc dụng , địa hình hiểm trở, khó khăn, cây rừng thưa thớt, nhỏ, thấp do phục hồi kém hoặc bị chặt phá. Độ khép tán của rừng: S =
  13. 12 0,3 - 0,5, chiều cao của rừng H = 8 - 10m. Tuy nhiên lác đác cũng có những cây lớn và cao hơn. Quần xã thực vật chủ yếu của loài rừng này là: Đa, Xanh, Trâm, Nhãn rừng, Mạy tèo, Tèo nông, Cọc rào… Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới trên đất đá vôi bị tác động mạnh: Xuất hiện trên diện tích rừng nguyên sinh đã bị chặt, tác động mạnh, do nhân tác. Diện tích 5.827,5 ha chiếm 64,91% tổng diện tích các kiểu thảm. Phân bố dưới dạng khảm với các diện tích rừng nguyên sinh và trảng cây bụi. Trong các quần xã này, phần lớn các cây gỗ tầng A1 và các cây gỗ có giá trị kinh tế đều vắng mặt do bị chặt chọn, khai thác. Các loài chiếm ưu thế gần như tuyệt đối như Streblus macrophylla, Streblus illicifolia. Các loài xâm nhập thấy có Sau sau (Liquidambar formosana), Xoan đào (Pygeum sp.), vài loài họ Euphorbiaceae. Các loài sót lại của quần xã nguyên sinh có thể gặp gồm Diopyros spp, Streblus spp…, vài loài họ Xoan (Meliaceae). Trảng cây bụi trên núi đá: Trong rừng đặc dụng Hữu Liên, trảng cây bụi trên núi đá chiếm diện tích nhỏ, được xem như là núi đá trọc. Diện tích không liền khu, liền khoảnh, phân bố rải rác. Trên trạng thái này cây cối nhỏ, ít loài, thưa thớt. Độ che phủ rất thấp: S< 0,3 nhiều chỗ hoàn toàn không có cây. Cây gỗ gồm: Đa thắt nghẹt, Si, Xanh, Sung quả nhỏ, Cọc rào, Màu cau, Mùng quân, Găng gai…Cây bụi, thảm tươi gồm: Lá han, lá han tía, gai rừng, cây áng sơn, cây phị nước. Trảng cây bụi và trảng cỏ thung lũng núi đá bán ngập nước và ngập nước: Diện tích 94,5 ha chiếm 1,05% diện tích các kiểu thảm thực vật. Là dẫn xuất của quần xã trên do chặt phá, khai thác. Trên diện tích này còn có một tầng gồm cây bụi mọc xen với các loài thân thảo khác. Các loài ưu thế gồm: Randia spinosa; Ardisia sp.; Syzygium sp.; Ficus spp. (tái sinh); Cỏ lào (Schaenolena odorata); rau tàu bay (Gynura crepidioides). Các quần xã này
  14. 13 đều thuộc hệ sinh thái nhạy cảm nên khi bị chặt phá, suy thoái, rất khó có khả năng phục hồi. Phương hướng tốt nhất nên xây dựng các diện tích đã khai thác thành vùng canh tác lúa nước hạn chế. Các diện tích chưa bị tác động, cần được bảo vệ nghiêm ngặt. Rừng thứ sinh thường xanh trên đất phi đá vôi: Chiếm diện tích 86,1 ha chiếm 0,96% tổng diện tích các kiểu thảm. Phân bố trong các thung, lân áng, tập trung chủ yếu ở khu vực Lân Hải và Đèo Nhừ. Đây là kiểu rừng phục hồi sau nương rẫy. Các loài cây ưu thế gồm Sau sau, Trẩu, Trám, Dẻ…, cây bụi có Găng gai, Ba gạc, Sim, Mua…, thảm tươi có Cỏ lào, cỏ lá tre. Thảm trảng cỏ, cây bụi, cây gỗ rải rác thứ sinh: Có diện tích 392,1 ha chiếm 4,37% tổng diện tích thảm thực vật. Phân bố trong các thung, áng gần đường đi lại và gần khu dân cư. Ưu hợp Cỏ lào, Bồ cu vẽ, Mua, Lấu, Quanh châu, Dây khế, Cỏ tranh… Thực vật trong ưu hợp này thấy ít cây gỗ to sót lại, chủ yếu là các loài cây bụi: Cỏ lào, Thao kén, Lấu lá bạc, Việt Quất, Đắng cẩy, Mò trắng, Bồ cu vẽ và những loài cây gỗ thấp tái sinh chồi như: Me rừng, Chòi mòi, Sầm sì, Hoắc quang, Cà muối… *Hệ thực vật Theo một số kết quả điều tra năm 2009 cho thấy trong KBTTN Hữu Liên bao gồm 776 loài, 532 chi, 161 họ, 5 ngành thực vật (Bảng 1.2) Bảng 2.2: Thành phần thực vật KBTTN Hữu Liên Ngành thực vật Họ Chi Loài Khuyết thực vật (Pteridophyta) 15 20 27 Thực vật hạt trần (Gymnospernae) 5 5 5 Thực vật hạt kín (Angiospermae) 141 507 744 - Thực vật 1 lá mầm (Monocotyledonae) 23 95 142 - Thực vật 2 lá mầm (Dicotyledonae) 118 412 602 Tổng cộng 161 532 776
  15. 14 * Hệ động vật hoang dã Theo kết quả điều tra năm 2001 của Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật, tại KBTTN Hữu Liên có 73 loài thú, thuộc 28 họ và 9 bộ. Trong đó một số loài có giá trị bảo tồn cao như: Hươu xạ, gấu, báo, một số loài trong bộ linh trưởng.... Kết quả điều tra năm 2009 của Phân viện Điều tra quy hoạch rừng Tây Bắc Bộ được tóm tắt trong bảng 1.3. Bảng 2.3: Danh sách thú tại KBTTN Hữu Liên Lớp động vật Số bộ Số họ Số loài Số loài quý hiếm Thú 9 28 93 33 Chim 14 49 239 14 Bò sát 2 13 67 15 Ếch nhái 1 6 42 5 Tổng cộng 26 96 442 67 Như vậy, so với kết quả điều tra năm 2001 của Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật thì nhiều hơn 20 loài. 2.2.2.1.2. Điều kiện dân sinh, kinh tế - xã hội a) Dân số, phân bố dân cư và lao động KBTTN Hữu Liên nằm trên địa bàn 5 xã là: Hữu Liên, Yên Thịnh, Vạn Linh, Hữu Lễ và Hoà Bình. Tuy nhiên, chỉ người dân của xã Hữu Liên là sinh sống trong vùng lõi của KBTTN, được xác định là đối tượng chính tác động đến tài nguyên thiên nhiên trong KBTTN. Toàn xã Hữu Liên có 3431 nhân khẩu, thuộc 612 hộ gia đình, trung bình mỗi hộ gia đình có 5,2 người. Trong xã có 4 dân tộc là: Kinh; Tày; Nùng; Dao được nêu ở Bảng 06
  16. 15 Bảng 2.4: Thành phần dân tộc xã Hữu Liên Dân tộc Số hộ % Khẩu % Kinh 333 54.41 1665 48.53 Tày 125 20.42 750 21.86 Nùng 72 11.76 360 10.49 Dao 82 13.41 656 19.12 Total 612 100 3431 100 Dân tộc Kinh là dân tộc chiếm đa số với 54,41% về số hộ và 48,53% về số nhân khẩu. Thứ 2 là dân tộc Tày với 20,42% về số hộ và 21,86% về số nhân khẩu.Thứ 3 là dân tộc Dao với 13,41% về số hộ và 19,12% về số nhân khẩu và cuối cùng là người Nùng với 11,7647% về số hộ và 10,49% về số nhân khẩu. Sự phân bố dân cư trên địa bàn xã không đồng đều. Người dân sống tập trung thành các thôn, lân dọc theo thung lũng, gần suối, hoặc nơi có địa hình bằng phẳng có khả năng làm lúa nước và ở những nơi có điều kiện thuận lợi cho sản xuất, buôn bán. Dân cư sinh sống chủ yếu ở khu vực trung tâm xã và dọc đường trục chính, các vùng khác rất it người sinh sống. Toàn xã có 1423 người trong độ tuổi lao động chiếm 44.67% dân số cả xã. Lao động tập trung chủ yếu sản xuất nông lâm nghiệp và khai thác vận chuyển lâm sản. Tỷ lệ tăng dân số cơ học ở khu vực điều tra không đáng kể, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trung bình hằng năm khoảng 1,6% b) Các hoạt động sản xuất Hiện tại sản suất nông nghiệp được xác định là nghề nghiệp chính của người dân sống trong khu vực. Lúa và một số loài cây trồng khác như: Ngô, đỗ, mía, sắn vẫn là cây trồng chủ yếu trong vùng. Cộng đồng địa phương ở
  17. 16 đây đã biết canh tác lúa nước từ lâu đời. Đối với lúa nương người dân thường áp dụng chu kỳ bỏ hóa 1 năm, sau đó quay lại canh tác tiếp. Diện tích đất nông nghiệp là 429,98 ha, chiếm 6,46% tổng diện tích đất của toàn xã. Có 5 loại cây trồng được người dân sử dụng là: Lúa nước; ngô, sắn, mía, đỗ. Trong các loại cây trồng nông nghiệp này thì lúa nước được coi là nguồn thu nhập chính từ trồng trọt của người dân. Năng suất lúa và các loại hoa màu khác luôn thấp. Các loài được chăn nuôi ở đây chủ yếu là: trâu, bò, lợn, dê. Các loài đại gia súc được hầu hết các hộ gia đình chăn thả bằng phương thức thả rông. Trâu bò thường được thả trên cánh đồng sau khi thu hoạch lúa, nông sản và thả rồng trong rừng. Trâu và bò là 2 loại vật nuôi có giá trị kinh tế cao nhất và sức kéo chính khiến người dân chú trọng. Trung bình mỗi hộ gia đình ở khu vực nghiên cứu có 1,52 con trâu và 1,92 con bò. Bên cạnh đó lợn cũng đóng vai trò như nguồn dự trữ thực phẩm đặc biệt, trung bình mỗi hộ có 3,23 con. Nông dân trong khu vực thường sử dụng những sản phẩm dư thừa trong hoạt động canh tác và chế biến nông nghiệp để cho lợn và gia cầm ăn. Gia cầm ở đây được các hộ nuôi để cung cấp cho nhu cầu của gia đình, hầu như không có việc đưa gia cầm ra chợ bán. Gia súc, gia cầm ở đây được nuôi nhằm mục đích chủ yếu là cung cấp cho nhu cầu của gia đình, chỉ có một số ít gia đình coi gia súc, gia cầm như một loại hàng hoá. Theo số liệu của UBND xã Hữu Liên, phân loại về kinh tế của các hộ trong xã được ghi lại ở bảng 1.5. Bảng 2.5: Phân loại hộ gia đình theo tình hình kinh tế Loại Nghèo Trung bình Khá Giàu Tổng Đơn vị Số hộ 203 356 49 4 612 % 33,17 58,18 8,00 0.65 100
  18. 17 Như vậy, xã Hữu Liên có tỉ lệ hộ nghèo rất cao chiếm 33,17% số hộ trong xã. Người dân sống trong tình trạng đói nghèo nên việc khai thác, vận chuyển trái phép tài nguyên rừng xảy ra là điều không thể tránh khỏi. Tình trạng thiếu đói vẫn còn diễn ra với một số hộ gia đình tại khu vực nghiên cứu, chủ yếu là do thiếu gạo. Trong thực tế khi thiếu ăn người ta dùng nhiều cách để kiếm sống như: Đi vay; bán gia súc gia cầm; ăn ngô, sắn; khai thác lâm sản để bán... trong đó hoạt động được lựa chọn nhiều nhất là hoạt động khai thác vận chuyển lâm sản trái phép. - Những hộ đói thường có ít đất canh tác nông nghiệp và đất trồng màu, chăn nuôi kém phát triển, thiếu lao động, trình độ dân trí thấp, không có vốn cho sản xuất, khả năng sản xuất kém. Đời sống phụ thuộc hoàn toàn vào rừng và sản xuất nông nghiệp, không có nguồn thu từ chăn nuôi và các hoạt động mang lại nguồn thu khác; - Những hộ đủ ăn có diện tích đất canh tác nông nghiệp khá lớn, có vốn đầu tư, nguồn dự trữ lương thực dồi dào, ổn định, biết tổ chức sản xuất hợp lý. Ngoài lương thực thì các hộ này còn phát triển chăn nuôi và các ngành nghề mang lại nguồn thu khác. c) Cơ sở hạ tầng Xã Hữu Liên nằm cách quốc lộ 1A khoảng 20Km về phía Đông. Toàn xã có 10Km đường liên xã, liên thôn, toàn bộ là đường đất đổ cấp phối. Đường đi vào xã rất khó khăn, một số thôn chưa có đường đất lớn mà chỉ là những đường mòn nhỏ đi men theo các khe núi. Giao thông đi lại khó khăn là nguyên nhân chính cản trở sự phát triển kinh tế các xã trong vùng. Xã có 2 trạm biến áp, điện lưới chỉ đáp ứng được hơn 70% nhu cầu hiện tại vẫn có 3 thôn chưa có điện sinh hoạt, những thôn này ở quá xa do vậy chưa biết đến khi nào mới có điện lưới phục vụ sinh hoạt. Hệ thống điện tại
  19. 18 một số thôn bản là hệ thống máy phát điện nhỏ, đủ cung cấp cho một hoặc 2 hộ xem ti vi và thắp sáng. Nước sạch chưa đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng địa phương. Nguồn nước sử dụng phổ biến cho sinh hoạt là nước tự chảy, giếng, sông suối. Hệ thống giếng và nước tự chảy hiện nay chỉ đủ cung cấp 60% nhu cầu sử dụng nước trong vùng. Nước sạch chỉ đủ cung cấp cho người dân từ tháng 2 đến tháng 11 hàng năm. Những tháng còn lại người dân sống trong cảnh thiếu nước, mọi hoạt động đều phải tiết kiệm nước tối đa. Phần đa các hộ dân trong xã đều chưa có điện thoại, cả xã chỉ có một điểm bưu điện văn hóa xã, là nơi cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông và là nơi để bà con và các em học sinh đến tham khảo một số loại sách báo, internet. Toàn xã có 3 trường học, một trường mầm non, 4 điểm trường tiểu học, 1 trường trung học cơ sở. Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi đến trường đạt 100%, đây là một thành tích lớn đối với giáo dục của một địa bàn rộng và điều kiện đi lại gặp nhiều khó khăn. Xã có 1 trạm y tế với 1 bác sỹ, 1 y sỹ, 2 hộ lý. Trụ sở trạm y tế là khu nhà cấp 4, điều kiện thuốc men, vật chất rất khó khăn. 2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Để đạt được các mục tiêu đã đề ra, tôi tiến hành nghiên cứu các nội dung sau đây: - Xác định thành phần loài thú ở KBTTN Hữu Liên; - Xác định các loài thú có giá trị bảo tồn cao ở KBTTN Hữu Liên; - Xác định các nhân tố đe doạ sự tồn tại và làm suy thoái các quần thể thú ở KBTTN Hữu Liên;
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2