Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Nghiên cứu, đánh giá phương thức đồng quản lý tại vùng đệm vườn quốc gia Xuân Thuỷ, tỉnh Nam Định làm cơ sở cho việc bảo vệ và phát triển rừng bền vững
lượt xem 5
download
Đề tài nghiên cứu có tính hệ thống tiềm năng đồng quản lý tài nguyên rừng ngập mặn tại vùng đệm VQG Xuân Thủy, tỉnh Nam Định. Các kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở cho việc đề xuất các nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý rừng, nhằm góp phần vào công tác quản lý bền vững tài nguyên rừng ở VQG Xuân Thủy nói riêng và các khu bảo tồn thiên nhiên ven biển khác có điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội tương tự ở địa phương. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Nghiên cứu, đánh giá phương thức đồng quản lý tại vùng đệm vườn quốc gia Xuân Thuỷ, tỉnh Nam Định làm cơ sở cho việc bảo vệ và phát triển rừng bền vững
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP -------------------- NGUYỄN TIẾN BÌNH NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ PHƯƠNG THỨC ĐỒNG QUẢN LÝ TẠI VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THUỶ, TỈNH NAM ĐỊNH LÀM CƠ SỞ CHO VIỆC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG BỀN VỮNG LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Nội – 2011
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP -------------------- NGUYỄN TIẾN BÌNH NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ PHƯƠNG THỨC ĐỒNG QUẢN LÝ TẠI VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THUỶ, TỈNH NAM ĐỊNH LÀM CƠ SỞ CHO VIỆC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG BỀN VỮNG Chuyên ngành: Lâm học Mã số: 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN PHÚ HÙNG Hà Nội – 2011
- 1 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn Thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp này, tôi xin cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của Khoa sau đại học, trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam. Tôi cũng xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới TS. Nguyễn Phú Hùng - người thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình nghiên cứu cũng như phân tích và tổng hợp số liệu để hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Viện ĐTQH Rừng, lãnh đạo Phân viện ĐTQH Rừng Tây Bắc Bộ cùng cán bộ của Phân viện đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian nghiên cứu và học tập. Trong quá trình thu thập số liệu tại thực địa, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình, chu đáo của UBND huyện Giao Thủy, Ban quản lý Vườn quốc gia Xuân Thủy, UBND xã Giao An và cộng đồng dân cư thôn Hoành Lộ đã tạo điều kiện, cung cấp các tài liệu có liên quan tới đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quí báu đó. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã chia sẻ và giúp đỡ động viên tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành bản luận văn này. Mặc dù tôi đã cố gắng, song chắc chắn luận văn không tránh khỏi thiếu sót, tôi mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy, cô giáo và đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn. Tôi xin kính trọng cảm ơn! Tôi xin cam đoan đề tài này là của riêng tôi, các số liệu thu thập, kết quả tính toán trong đề tài này là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ cuộc hội thảo, học vị nào, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc. Nếu có sai sót gì tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà nội, tháng 09 năm 2011 Tác giả
- i MỤC LỤC Danh mục các từ viết tắt..................................................................................... i danh mục bảng .................................................................................................. ii danh mục sơ đồ................................................................................................. iii Danh mục hình ................................................................................................. iii MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Sự cần thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................... 3 3. Ý nghĩa thực tiễn........................................................................................ 3 Chương 1:TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................ 4 1.1. Nhận thức chung về đồng quản lý .......................................................... 4 1.1.1. Khái niệm về đồng quản lý .............................................................. 4 1.1.2. Khái niệm vùng đệm, quản lý vùng đệm ......................................... 6 1.1.3. Quản lý rừng bền vững..................................................................... 8 1.2. Nghiên cứu đồng quản lý tài nguyên rừng trên thế giới ......................... 9 1.3. Nghiên cứu đồng quản lý tài nguyên rừng ở Việt Nam ....................... 15 1.4. Nhận xét đánh giá chung về đồng quản lý rừng ................................... 20 Chương 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 22 2.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 22 2.1.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................... 22 2.2. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 22 2.3. Giới hạn nghiên cứu.............................................................................. 22 2.4. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 23 2.5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 23 2.5.1. Cách tiếp cận và phương hướng giải quyết vấn đề ........................ 23
- ii 2.5.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể .............................................. 24 2.5.3. Phân tích số liệu và viết báo cáo .................................................... 28 Chương 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 29 3.1. Điều kiện tự nhiên................................................................................. 29 3.1.1. Vị trí địa lý ..................................................................................... 29 3.1.2. Địa hình .......................................................................................... 30 3.1.3. Khí hậu thuỷ văn ............................................................................ 30 3.1.4. Đặc điểm địa chất, thổ nhưỡng ...................................................... 32 3.1.5. Đa dạng sinh học ............................................................................ 32 3.2. Điều kiện dân sinh, kinh tế - xã hội ...................................................... 36 3.2.1. Điều kiện kinh tế - xã hội các xã vùng đệm ................................... 36 3.2.2. Tình hình kinh tế - xã hội của xã Giao An ..................................... 39 3.3. Các áp lực ảnh hưởng đến VQG Xuân Thủy ....................................... 42 Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 48 4.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn thực hiện đồng quản lý rừng tại VQG Xuân Thủy ................................................................................................... 48 4.1.1. Cơ sở lý luận .................................................................................. 48 4.1.2. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đồng quản lý tài nguyên rừng .... 50 4.1.3. Cơ sở pháp lý về quản lý tại vườn quốc gia Xuân Thủy ............... 53 4.2. Đánh giá tiềm năng đồng quản lý tại VQG Xuân Thủy ....................... 60 4.2.1. Hiện trạng quản lý đất ngập nước ở Việt Nam .............................. 60 4.2.2. Hiện trạng quản lý tại VQG Xuân Thủy ........................................ 63 4.2.3. Những thách thức trong công tác quản lý tài nguyên rừng tại VQG Xuân Thủy ................................................................................................ 75 4.2.4. Kết quả phân tích các bên liên quan đến quản lý bảo vệ tài nguyên rừng........................................................................................................... 84
- iii 4.2.5. Kết quả phân tích mâu thuẫn và khả năng hợp tác giữa các đối tác .................................................................................................................. 92 4.2.6. Kiến thức và thể chế bản địa trong quản lý tài nguyên .................. 94 4.3. Đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp thực hiện đồng quản lý tài nguyên rừng tại VQG Xuân Thủy ............................................................. 102 4.3.1. Đề xuất một số nguyên tắc thực hiện đồng quản lý tài nguyên rừng ................................................................................................................ 102 4.3.2. Đề xuất một số giải pháp thực hiện đồng quản lý tài nguyên rừng ................................................................................................................ 104 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 131 1. Kết luận .................................................................................................. 131 2. Tồn tại .................................................................................................... 132 3. Khuyến nghị........................................................................................... 133 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CBD Công ước về Đa dạng sinh học CITES Công ước quốc tế về Buôn bán các loài động vật đang có nguy cơ tuyệt chủng CMS Công ước về bảo tồn các loài động vật hoang dã di trú CRES Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường (Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam) Sở NN&PTNT Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn UBND tỉnh Ủy ban nhân dân tỉnh UBND huyện Ủy ban nhân dân huyện UBND xã Ủy ban nhân dân xã UNESCO Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc FPD Cục kiểm lâm GEF Quỹ môi trường toàn cầu IUCN Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế Bộ NN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bộ TN&MT Bộ Tài nguyên và Môi trường MCD Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng MERC Trung tâm Nghiên cứu Hệ sinh thái Rừng ngập mặn VQG Vườn quốc gia BQL VQG Ban quản lý Vườn quốc gia PRA Đánh giá nông thôn có sự tham gia của cộng đồng QĐ Quyết định NTTS Nuôi trồng thủy sản
- ii DANH MỤC BẢNG TT Tên bảng Trang 3.1 Những loài lưỡng cư, bò sát quý hiếm 34 3.2 Các loài chim được ghi trong sách đỏ thế giới, sách đỏ Việt Nam 35 3.3 Dân số và lao động các xã vùng đệm 36 3.4 Diện tích gieo trồng, sản lượng cây lương thực năm 2010 38 3.8 Số lượng gia súc, gia cầm trong các xã vùng đệm 39 4.1 Hiện trạng đất đai trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 65 4.2 Phương thức quản lý phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 66 4.3 Hiện trạng đất đai phân khu phục hồi sinh thái 68 4.4 Phương thức quản lý phân khu phục hồi sinh thái 68 4.5 Nguy cơ và thách thức trong công tác quản lý rừng tại VQG 75 4.6 Đánh giá tỷ trọng các sản phẩm 78 4.7 Thu nhập kinh tế bình quân đầu người/năm 79 4.8 Tình hình khai thác, sử dụng gỗ và lâm sản ngoài gỗ 80 4.9 Tình hình săn bắt động vật rừng tại xã Giao An 80 4.10 Tình hình khai thác và NTTS tại xã Giao An 81 4.11 Các loài thủy sản trước đây phổ biến nhưng hiện tại còn rất ít 82 trên vùng triều Giao An 4.12 Các vụ xâm hại tài nguyên môi trường VQG đã được xử phạt 83 4.13 Tổng hợp, phân tích mối quan tâm và vai trò của các bên liên quan 84 4.14 Ma trận phân tích mâu thuẫn và hợp tác của các bên liên quan 92 4.15 Giới tiếp cận với một số tài nguyên 99 4.16 Phân tích giới trong công việc 100 4.17 Phân tích giới trong quyền quản lý tài chính 100 4.18 Giới trong quyền ra quyết định về quản lý tài nguyên 100 4.19 Nguyên tắc thực hiện đồng quản lý tài nguyên rừng 103 4.20 So sánh một số mục tiêu bảo tồn và mối quan tâm của người dân 116 4.21 Khung giám sát đánh giá các hoạt động đồng quản lý 127
- iii DANH MỤC SƠ ĐỒ TT Tên sơ đồ Trang 2.1 Các bước tiến hành nghiên cứu 24 4.1 Chu trình sử dụng và bảo tồn kiến thức bản địa 52 4.2 Sơ đồ hệ thống quản lý VQG Xuân Thủy 73 4.3 Tầm quan trọng giữa các đối tác trong đồng quản lý 86 4.4 Sơ đồ VENN các bên liên quan thôn Hoành Lộ xã Giao An 87 4.5 Đối tác chính tham gia đồng quản lý 94 4.6 Lịch sử hệ thống kiến thức bản địa và thể chế 97 4.7 Nguyên tắc thực hiện đồng quản lý tài nguyên rừng 102 4.8 Tiến trình thực hiện đồng quản lý 106 4.9 Cơ cấu tổ chức đồng quản lý VQG Xuân Thủy 108 4.10 Cơ chế hưởng lợi từ đồng quản lý rừng 126 DANH MỤC HÌNH TT Tên hình Trang 3.1 Sơ đồ hiện trạng VQG Xuân Thủy 29 3.2 Cò thìa mặt đen, một trong những loài chim quý hiếm 35 4.1 Vườn quốc gia Xuân Thủy 64 4.2 Hoạt động đánh bắt và khai thác thủy sản tại VQG Xuân Thủy 82
- 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Trong những thập kỷ cuối của thế kỷ 20 chúng ta đã phát triển được hệ thống rừng đặc dụng (2,16 triệu ha) đại diện cho các đai, đới khí hậu khác nhau từ Bắc đến Nam, với mục đích bảo vệ đa dạng sinh học, hệ sinh thái chuẩn quốc gia phục vụ nghiên cứu, học tập và chỉ có nó với kỳ vọng phục hồi được 100 loài thực vật, 50 loài động vật, 16 loài bò sát và 8 loài lưỡng cư đang có nguy cơ tuyệt chủng. Tuy nhiên, trong thực tế quản lý loại rừng này chủ yếu là các Ban quản lý rừng đặc dụng, hoạt động theo cơ chế đơn vị hành chính sự nghiệp có thu, thiếu sự phối kết hợp của các bên liên quan, đặc biệt là cộng đồng dân cư vì vậy hiệu quả quản lý thấp, rừng vẫn bị xâm phạm trái phép. Vấn đề đặt ra làm thế nào để đưa mọi tổ chức, cá nhân liên quan tham gia vào quản lý, hưởng lợi, nhằm đáp ứng nhu cầu của họ mà vẫn bảo vệ bền vững hệ sinh thái rừng đó chính là yêu cầu thực tế cần có lời giải. Ở nhiều địa phương thay vì tham gia đồng quản lý bảo vệ tài nguyên rừng, người dân đã đối đầu với lực lượng quản lý bảo vệ rừng của chính quyền. Đất ngập nước ở cửa sông ven biển thuộc Vườn quốc gia Xuân Thuỷ có lịch sử hình thành từ các quá trình bồi tụ phù sa của Sông Hồng và Biển Đông. Năm 1989 vùng bãi bồi ngập nước ở cửa Sông Hồng thuộc huyện Xuân Thuỷ được UNESCO công nhận gia nhập công ước quốc tế Ramsar. Năm 2003, Chính phủ quyết định chuyển hạng Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Xuân Thuỷ thành Vườn quốc gia Xuân Thuỷ. Năm 2004, UNESCO tiếp tục công nhận Khu dự trữ sinh quyển ven biển liên tỉnh đồng bằng châu thổ Sông Hồng, trong đó Vườn quốc gia Xuân Thuỷ trở thành vùng lõi có tầm quan trọng đặc biệt của Khu dự trữ sinh quyển thế giới này. Theo thống kê bước đầu, VQG Xuân Thủy là khu vực sinh trưởng tốt của nhiều loài động vật thủy sinh nên có số lượng thủy hải sản rất lớn là nguồn
- 2 thức ăn của các loài chim biển di cư. Ước tính có khoảng 215 loài chim nước, VQG là nơi thường xuyên ghi nhâ ̣n 8 loài chim bi ̣ đe doa ̣ và sắ p bi ̣ đe doa ̣ ở mức toàn cầ u (Tordoff 2002). Trong nhiều năm qua, ngư dân ở khu vực này đã dùng lưới điện để khai thác thủy hải sản, làm suy giảm nhanh chóng nguồn thủy sản, đồng thời tiêu diệt luôn các ấu trùng con và trứng của các loài thủy hải sản trong khu vực (vì lưới điện quét sát đất). Do vậy, trong một số năm trở lại đây số loài chim biển di cư về Xuân Thủy tuy không giảm về số loài nhưng số lượng cá thể đã giảm đáng kể như Ngỗng trời và một số loài khác như Sâm cầm đã không còn xuất hiện. Việc thành lập VQG đã làm thay đổi phần lớn cuộc sống của người dân sống trong khu vực vùng đệm. Thực tế cho thấy rằng các cộng đồng chủ yếu tìm nguồn sinh kế từ rừng của VQG như khai thác hải sản, săn bắn, sử dụng đất rừng ngập mặn làm đầm nuôi thuỷ sản…tạo nên nhiều tiêu cực trong công tác quản lý bảo vệ rừng nhưng vẫn không nâng cao được đời sống của cộng đồng. Những hoạt động này chỉ được xem là cách sinh kế tạm thời, không bền vững. Do đó, câu hỏi được đặt ra là: Làm thế nào để nâng cao nội lực của cộng đồng, phát huy những tiềm năng sẵn có và lôi cuốn cộng đồng tham gia vào các hoạt động đồng quản lý bảo vệ tài nguyên rừng vì mục tiêu phát triển bền vững của địa phương. Đây là bài toán khó không chỉ đối với những nhà quản lý, các nhà khoa học mà của cả người dân sở tại. Trên cơ sở thực tiễn và lý luận, cùng với những kiến thức đã học hỏi được từ thầy, cô giáo và để phần nào trả lời được câu hỏi trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu, đánh giá phương thức đồng quản lý tại vùng đệm VQG Xuân Thuỷ, tỉnh Nam Định làm cơ sở cho việc bảo vệ và phát triển rừng bền vững”.
- 3 2. Ý nghĩa khoa học Đề tài là công trình đầu tiên tiến hành điều tra, nghiên cứu có tính hệ thống tiềm năng đồng quản lý tài nguyên rừng ngập mặn tại vùng đệm VQG Xuân Thủy, tỉnh Nam Định. Các kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở cho việc đề xuất các nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý rừng, nhằm góp phần vào công tác quản lý bền vững tài nguyên rừng ở VQG Xuân Thủy nói riêng và các khu bảo tồn thiên nhiên ven biển khác có điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội tương tự ở địa phương. 3. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần làm cơ sở cho việc điều chỉnh các cơ chế, chính sách một cách hợp lý đối với việc quản lý tài nguyên thiên nhiên tại khu vực nghiên cứu và các vùng lân cận có điều kiện tự nhiên tương tự. Đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp thực hiện đồng quản lý rừng tại VQG Xuân Thủy nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý bền vững tài nguyên rừng ở VQG Xuân Thủy nói riêng và cho khu dự trữ sinh quyển thế giới châu thổ sông Hồng nói chung.
- 4 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Nhận thức chung về đồng quản lý 1.1.1. Khái niệm về đồng quản lý Trong xu thế phát triển của nền kinh tế song hành với nó là sự cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên nói chung và tài nguyên rừng nói riêng. Vấn đề đặt ra cho mỗi quốc gia là nghiên cứu tìm ra giải pháp quản lý sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững. Những năm gần đây, nhiều tác giả đã đưa ra hàng loạt các giải pháp về quản lý trong đó có sự hợp tác giữa các bên tham gia. Đây là vấn đề rất quan trọng đối với sự thành công của việc quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong đó quan tâm nhất là việc giải quyết ổn thỏa lợi ích của người dân nơi có rừng hài hoà với mục tiêu chung của quốc gia. Vấn đề này còn khá mới mẻ đối với nước ta. Thuật ngữ "đồng quản lý" được sử dụng để mô tả sự bố trí, sắp xếp chính thức hoặc không chính thức giữa chính phủ, thành phần tư nhân hoặc tầng lớp dân cư liên quan đến việc quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên. Sự thịnh hành của hình thức quản lý này đã tăng lên đáng kể trong 20 năm qua, có thể tìm thấy rất nhiều ví dụ ở các nước đang phát triển nơi mà tình trạng đói nghèo và sự suy thoái nguồn tài nguyên thiên nhiên đang dẫn dắt xã hội và quốc gia đó vào việc thực hiện hình thức đồng quản lý. Đồng quản lý tài nguyên thiên nhiên là bước ngoặt mới về quản lý tài nguyên, đó là một quy trình mang tính chính trị và trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu đưa ra khái niệm này. Theo Rao và Geisler, 1990 [50] đồng quản lý là sự chia sẻ việc ra quyết định giữa những người sử dụng tài nguyên địa phương với các nhà quản lý tài nguyên về chính sách sử dụng các vùng bảo vệ. Các đối tác cần hướng tới mối quan tâm chung là bảo tồn thiên nhiên để trở thành “đồng minh tự nguyện”.
- 5 Đồng quản lý là một quá trình hợp tác giữa các cộng động địa phương với các tổ chức nhà nước trong việc sử dụng và quản lý tài nguyên thiên nhiên hoặc các tài sản khác. Các bên liên quan, nhà nước hay tư nhân, cùng nhau thông qua một hiệp thương xác định sự đóng góp của mỗi đối tác và kết quả là cùng nhau ký một hiệp ước phù hợp mà các đối tác đều chấp nhận được (Wild và Mutebi, 1996) [54]. Đồng quản lý cũng đã được hai nhà khoa học Andrew W. Ingle và các tác giả (1999) [39] quan tâm nghiên cứu. Các tác giả cho rằng đồng quản lý được coi như sự sắp xếp quản lý được thương lượng bởi nhiều bên liên quan, dựa trên cơ sở thiết lập quyền và quyền lợi, hoặc quyền hưởng lợi được nhà nước công nhận và hầu hết những người sử dụng tài nguyên chấp nhận được. Quá trình đó được thể hiện trong việc chia sẻ quyền ra quyết định và kiểm soát việc sử dụng tài nguyên. Đồng quản lý các VQG là tìm kiếm sự hợp tác, trong đó các bên liên quan cùng nhau thoả thuận chia sẻ chức năng quản lý, quyền và nghĩa vụ trên một vùng lãnh thổ hoặc một khu vực tài nguyên dưới tình trạng bảo vệ. Khái niệm này do Borrini - Feyerabend đưa ra năm 1996 [43]. Đến năm 2000 [44], tác giả lại đưa ra khái niệm chung “đồng quản lý như là một dạng hợp tác, trong đó hai hoặc nhiều đối tác xã hội hiệp thương với nhau xác định và thống nhất việc chia sẻ chức năng quản lý, quyền và trách nhiệm về một vùng, một lãnh thổ hoặc nguồn tài nguyên thiên nhiên được xác định”. Tác giả giải thích thêm đối với mục tiêu về văn hoá, chính trị nhằm tìm kiếm sự “công bằng” trong quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên. Tác giả đưa ra thuật ngữ tiếp cận “số đông” trong quản lý tài nguyên, kết hợp giữa nhiều đối tác có vai trò khác nhau nhằm mục tiêu chung là bảo tồn thiên nhiên, phát triển bền vững và chia sẻ công bằng quyền lợi liên quan đến tài nguyên.
- 6 Trên cơ sở các khái niệm và định nghĩa đã nêu trên, căn cứ vào điều kiện cụ thể ở Việt Nam cho một khu bảo tồn thiên nhiên có thể đi đến khái niệm chung mang tính chất tương đối về đồng quản lý tài nguyên rừng trong luận văn này như sau: “Đồng quản lý là việc sắp xếp lại quyền và trách nhiệm giữa các bên tham gia trong quản lý tài nguyên rừng. Hoạt động sắp xếp này liên quan đến việc chuyển từ hình thức đưa ra quyết định từ trên xuống dưới và thiếu sự phối kết hợp giữa người bản địa với việc quản lý nguồn tài nguyên của Nhà nước sang hình thức đưa ra quyết định có sự chia sẻ, hợp tác và thoả thuận của các bên liên quan trong bảo tồn tài nguyên thiên nhiên”. 1.1.2. Khái niệm vùng đệm, quản lý vùng đệm Cho đến nay ở nước ta vẫn chưa có sự thống nhất về vùng đệm, nhất là về nhiệm vụ, quy hoạch và cách quản lý. Tuy nhiên chúng ta có thể nêu ra một định nghĩa về vùng đệm như sau: Vùng đệm là những vùng được xác định ranh giới rõ ràng, có hoặc không có rừng, nằm ngoài ranh giới của khu bảo tồn và được quản lý để nâng cao việc bảo tồn của khu bảo tồn và của chính vùng đệm, đồng thời mang lại lợi ích cho nhân dân sống quanh khu bảo tồn, Gilmour, D.A và Nguyễn Văn Sản, 1999 [21]. Còn theo các văn bản pháp quy được công bố thì vùng đệm được định nghĩa như sau: Theo công văn số 1568/LN-KL của Bộ lâm nghiệp (nay là Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn - NN&PTNT) ngày 13/9/1993, vùng đệm là một vùng "nằm ở rìa khu bảo tồn, bao quanh toàn bộ các phần của khu bảo tồn. Vùng đệm không thuộc khu bảo tồn và không chịu sự quản lý của Ban quản lý khu bảo tồn”. Theo Quy chế quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất là rừng tự nhiên ban hành theo Quyết định số 08/2001/QĐ- TTg ngày 11/01/2001 thì “Vùng đệm là vùng rừng, vùng đất hoặc vùng đất có mặt nước nằm sát ranh
- 7 giới của các VQG và Khu bảo tồn thiên nhiên; có tác động ngăn chặn hoặc giảm nhẹ sự xâm phạm khu rừng đặc dụng. Mọi hoạt động trong vùng đệm phải nhằm mục đích hỗ trợ cho công tác bảo tồn, quản lý và bảo vệ khu rừng đặc dụng; hạn chế di dân từ bên ngoài vào vùng đệm; cấm săn bắt, bẫy các loài động vật và chặt phá các loài thực vật hoang dã là đối tượng bảo vệ”. Theo Quyết định số 186/2006/QĐ - TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý rừng thì “Vùng đệm là vùng rừng, vùng đất hoặc vùng đất có mặt nước nằm liền kề với VQG và Khu bảo tồn thiên nhiên; bao gồm toàn bộ hoặc một phần các xã, phường, thị trấn nằm sát ranh giới với VQG và Khu bảo tồn thiên nhiên.Vùng đệm được xác lập nhằm ngăn chặn, giảm nhẹ sự xâm hại của con người tới VQG và Khu bảo tồn thiên nhiên. VQG và Khu bảo tồn thiên nhiên phải xây dựng vùng đệm cho khu rừng. Ban quản lý khu rừng đặc dụng tổ chức cho cộng đồng dân cư vùng đệm tham gia các hoạt động bảo vệ, bảo tồn, sử dụng hợp lý lâm sản và các tài nguyên tự nhiên, các dịch vụ du lịch sinh thái để góp phần nâng cao thu nhập gắn sinh kế của người dân với các hoạt động của khu rừng đặc dụng. Cơ quan chính quyền Nhà nước trên địa bàn vùng đệm lập dự án đầu tư phát triển sản xuất và cơ sở hạ tầng nông thôn để ổn định cuộc sống cho cộng đồng dân cư, đồng thời thiết lập quy chế trách nhiệm của cộng đồng dân cư và từng hộ gia đình trong việc bảo vệ và bảo tồn khu rừng đặc dụng. Diện tích vùng đệm không tính vào diện tích của khu rừng đặc dụng. Trong luật Đa dạng sinh học năm 2008 thì nêu ra định nghĩa: Vùng đệm là vùng bao quanh, tiếp giáp khu bảo tồn, có tác dụng ngăn chặn, giảm nhẹ tác động tiêu cực từ bên ngoài đối với khu bảo tồn. Các định nghĩa trên đều có một ý chung đó là vùng đệm phải là vùng đất (hoặc mặt nước) xung quanh các khu bảo tồn thiên nhiên và có chức năng chính là giảm nhẹ tác động từ các hoạt động bên ngoài đến khu bảo tồn.
- 8 Quản lý vùng đệm được nhìn nhận như là một hành động can thiệp dài hạn nhằm đạt được tính bền vững về sinh thái, xã hội, tổ chức kinh tế. Để phát huy vai trò của vùng đệm đối với bảo tồn và phát triển, trước hết cần phải giải quyết những vấn đề sau: - Phải có quy hoạch vùng lõi và vùng đệm rõ ràng, có mốc giới kiên cố. - Xác định cơ chế chia sẻ lợi ích có hiệu quả. Người dân được hưởng lợi gì từ Khu bảo tồn thiên nhiên, hoặc Vườn quốc gia. - Xác định rõ ràng mục tiêu phát triển vùng đệm và có các dự án để thực hiện mục tiêu đó. - Phối hợp tốt các chương trình, các dự án của các cấp, các ngành khác nhau trên cùng 1 địa bàn. - Xây dựng cơ chế phối hợp cùng tham gia giữa các bên liên quan. Trong các vấn đề trên thì sự tham gia và hỗ trợ của người dân địa phương là hết sức quan trọng. Các mục tiêu của dự án phải phù hợp với nguyện vọng của người dân. Người dân phải thực sự làm chủ trong vùng đệm về tài nguyên, về công việc, về quyền lợi. Chỉ khi họ trở thành người chủ đích thực thì họ sẽ có trách nhiệm với chính nơi mà họ đang sinh sống. Vùng đệm có vai trò hết sức quan trọng đối với bảo tồn và phát triển, song việc quản lý vùng đệm gặp nhiều khó khăn và thách thức, đòi hỏi phải có nhiều biện pháp tổng hợp về pháp lý, kinh tế, kỹ thuật, xã hội, tuyên truyền và phải huy động nỗ lực của nhiều ngành, nhiều cấp khác nhau lâu dài và liên tục. Các bên liên quan trong quản lý vùng đệm và Vườn quốc gia cần phát huy vai trò và trách nhiệm của mình đối với bảo tồn và phát triển. 1.1.3. Quản lý rừng bền vững Theo tổ chức gỗ nhiệt đới (ITTO) thì “Quản lý rừng bền vững là quá trình quản lý những diện tích rừng cố định, nhằm đạt được những mục tiêu là đảm bảo sản xuất liên tục những sản phẩm và dịch vụ rừng như mong muốn mà không
- 9 làm giảm đáng kể những giá trị di truyền và năng suất tương lai của rừng, không gây ra những tác động tiêu cực đối với môi trường vật lý và xã hội”. Theo Tiến trình Hensinki, Quản lý rừng bền vững là sự quản lý rừng và đất rừng theo cách thức và mức độ phù hợp để duy trì tính đa dạng sinh học, năng suất, khả năng tái sinh, sức sống của rừng và duy trì tiềm năng của rừng trong quá trình thực hiện và trong tương lai, các chức năng sinh thái, kinh tế và xã hội của rừng ở cấp địa phương, cấp quốc gia và toàn cầu và không gây ra những tác hại đối với hệ sinh thái khác. Những mục tiêu cơ bản của quản lý rừng bền vững được giải thích như sau: - Bền vững về môi trường: Đảm bảo hệ sinh thái ổn định, giữ gìn bảo toàn sản phẩm của rừng, đáp ừng khả năng phục hồi rừng trên quá trình tự nhiên. - Bền vững về xã hội: Phản ánh sự liên hệ giữa phát triển tài nguyên rừng và tiêu chuẩn xã hội, không diễn ra ngoài sự chấp nhận của cộng đồng. - Bền vững về kinh tế: Lợi ích mang lại lớn hơn chi phí đầu tư và được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác. Quản lý sử dụng tài nguyên rừng bền vững là một hoạt động góp phần sử dụng bền vững tối đa không gian sống của từng địa phương cũng như của các quốc gia và trên toàn thế giới. Với ý nghĩa này quản lý và sử dụng rừng bền vững là một nhiệm vụ cấp bách, một giải pháp quan trọng cho sự tồn tại lâu dài của toàn xã hội loài người và mọi hiện tượng tự nhiên khác trên trái đất. 1.2. Nghiên cứu đồng quản lý tài nguyên rừng trên thế giới Quốc gia đầu tiên trên thế giới đặt nền móng cho phương pháp tham gia quản lý tài nguyên rừng (Joint Forest Management) và khái niệm tham gia quản lý rừng nói chung lần đầu tiên được biết đến là Ấn Độ vào năm 2004. Đồng quản lý (hay hợp tác quản lý) bảo vệ rừng (Co-management of Protected Areas) được tiến hành trong thời gian này và nhanh chóng lan rộng tới các quốc gia thuộc các nước Châu Phi, Châu Mỹ La Tinh và Châu Á.
- 10 Nghiên cứu của Eva Wollenberg, Bruce Campbell, Sheeona Shackletton, Davi Edmunds và Patricia Shanley (2004) [40] tại Orissa và Uttarkhand ở Ấn Độ, Bộ lâm nghiệp cho phép người dân được trực tiếp tiếp cận với sản phẩm rừng, đất rừng, lợi ích từ tài nguyên rừng hoặc tạo cơ hội để họ được tiếp cận với cách quản lý rừng của nhà nước. Ngược lại thì Nhà nước cho phép người dân hợp tác với họ để quản lý rừng thông qua việc bảo vệ rừng hoặc trồng rừng, yêu cầu người dân chia sẻ lợi nhuận với các cơ quan quản lý rừng của nhà nước. Thông qua việc chia sẻ nguồn lợi giữa các nhóm người dân địa phương với Nhà nước, các chương trình dự án cũng đã giúp hoà giải sự tranh chấp nguồn tài nguyên giữa người dân và Nhà nước. Các chương trình đồng quản lý hoặc hợp tác rừng đã đem lại những kết quả to lớn. Ở Ấn Độ có hơn 63.000 nhóm - tổ tham gia vào các chương trình trồng mới 14 triệu ha rừng. Ở Nam Phi tại VQG Richtersveld trong báo cáo khoa học về vấn đề “Hợp tác quản lý với người dân ở Nam Phi trong phạm vi vận động” của hai nhà khoa học Moenieba Isaacs và Majma mohamed năm 2000 [45] đã nghiên cứu các hoạt động hợp tác quản lý tại vườn quốc gia này. Tài nguyên thiên nhiên ở khu vực này khá phong phú và đa dạng đặc biệt có mỏ kim cương. Bởi vậy, người dân ở các vùng khác di cư đến khai thác trái phép làm cho tài nguyên rừng, đa dạng sinh học ở khu vực này bị suy giảm nghiêm trọng. Ban quản lý VQG đã nghiên cứu tìm ra phương thức hợp tác quản lý với cộng đồng dân cư. Phương thức này chủ yếu dựa trên hương ước quản lý bảo vệ rừng, trong đó người dân cam kết bảo vệ đa dạng sinh học trên địa phận của mình còn chính quyền và ban quản lý hỗ trợ người dân xây dựng cơ sở hạ tầng và cải thiện các điều kiện kinh tế xã hội khác. Ở Nam Phi, tại VQG Kruger trước đây người dân đã chuyển đi từ Makuleke, khi chính phủ mới thành lập đã cho phép người dân trở lại vùng
- 11 đất truyền thống để sinh sống. Để đạt được quyền sử dụng đất đai cũ, người dân phải xây dựng quy ước bảo vệ môi trường trong khu vực VQG đồng thời họ cũng được chia sẻ lợi ích thu được từ du lịch. Từ những kết quả đạt được về đồng quản lý tài nguyên ở Nam Phi đã trở thành bài học kinh nghiệm cho các nước đang phát triển khác (Reid, H. 2000) [51]. Ở Thái Lan theo kết quả đánh giá của các nhà khoa học khi đồng quản lý tài nguyên rừng trên thế giới lan đến Châu Á thì Thái Lan là một nước được đánh giá đạt nhiều thành tựu trong công tác xây dựng các chương trình đồng quản lý bảo vệ rừng. Các cộng đồng dân cư có đời sống phụ thuộc vào tài nguyên rừng thường có nhiều kinh nghiệm khi đóng vai trò là người bảo vệ hoặc người tham gia quản lý khu bảo tồn. Trong báo cáo “Liên minh cộng đồng” đồng quản lý rừng ở Thái Lan đã có nghiên cứu điểm tại vườn quốc gia Dông Yai nằm ở Đông Bắc và khu rừng phòng hộ Nam Sa ở phía Bắc Thái Lan. Đó là những vùng quan trọng đối với công tác bảo tồn đa dạng sinh học, đồng thời cũng là những vùng có đặc điểm độc đáo về kinh tế - xã hội, về thể chế truyền thống của cộng đồng người dân địa phương trong quản lý và sử dụng tài nguyên (Poffenberger, M. và McGean, B. 1993) [49]. Tại Dông Yai, người dân đã chứng minh được khả năng của họ trong việc tổ chức các hoạt động bảo tồn, đồng thời phối hợp với Cục Lâm nghiệp Hoàng gia xây dựng hệ thống quản lý rừng đảm bảo ổn định về môi trường sinh thái cũng như phục vụ lợi ích của người dân trong khu vực. Tại Nam Sa, cộng đồng dân cư cũng rất thành công trong công tác quản lý rừng phòng hộ. Họ khẳng định rằng chính phủ khuyến khích và chuyển giao quyền lực thì họ chắc chắn sẽ thành công trong việc kiểm soát các hoạt động khai thác quá mức nguồn tài nguyên rừng, các hoạt động phá rừng và tác động tới môi trường. Đồng quản lý ở Thái Lan có thể trở thành bài học kinh nghiệm quý
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 788 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 491 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 369 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 411 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 541 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 516 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 299 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 341 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 311 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 318 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 263 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 234 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 286 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 245 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 214 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 191 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn