Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Nghiên cứu đánh giá thực trạng vấn đề trồng Keo lai và đề xuất giải pháp phát triển loài cây này tại huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An
lượt xem 3
download
Nhằm phát hiện những tiềm năng và những bất cập còn hạn chế trong việc trồng rừng Keo lai làm cơ sở đề xuất các giải pháp phát triển bền vững loài cây này ở huyện Thanh Chương – Nghệ An. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Nghiên cứu đánh giá thực trạng vấn đề trồng Keo lai và đề xuất giải pháp phát triển loài cây này tại huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Keo lai là giống lai tự nhiên giữa Keo tai tượng (Acacia mangium) và keo lá tràm (Acacia auriculiformis). Tuy mới được phát hiện từ những năm đầu thập kỷ 90 nhưng đã tỏ ra có triển vọng trong danh mục các loài cây trồng rừng chủ yếu ở nước ta hiện nay bởi có những đặc điểm ưu việt về khả năng sinh trưởng, tính chất gỗ phù hợp trong công nghệ chế biến cũng như khả năng cải thiện, nâng cao độ phì của đất. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng Keo lai là loài có biên độ sinh thái rộng bởi thế mà nó phân bố rộng khắp các vùng. Qua tuyển chọn đã có một số dòng được công nhận là giống quốc gia và nhiều dòng được công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật. Vì thế Keo lai đã được trồng phổ biến ở nhiều vùng trong cả nước và trở thành một trong những loài cây trồng kinh tế chủ lực. Khi mà nhu cầu của xã hội về sử dụng gỗ ngày càng tăng và đa dạng, đòi hỏi chúng ta phải tăng năng suất trồng rừng để đáp ứng những nhu cầu đó. Với những ưu điểm nổi trội, Keo lai đã trở thành một trong những loài cây mũi nhọn giải quyết vấn đề năng suất cây trồng nguyên liệu. Keo lai mới được đưa vào trồng rừng tại huyện Thanh Chương những năm gần đây và bước đầu đã đem lại những thành công nhất định. Tuy nhiên ngoài những thành công đã đạt được thì vẫn còn có những tồn tại cần được giải quyết. Thực tiễn của công tác trồng rừng trong những năm qua cho thấy, những thành quả đạt được từ trồng rừng Keo lai xét trên cả 3 phương diện năng suất, chất lượng và hiệu quả vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn sản xuất . Rất nhiều khu vực hiện nay đang tiếp tục mở rộng diện tích trồng rừng Keo lai, nhưng cũng có nơi diện tích trồng Keo lai đang bị thu hẹp lại, thậm chí có
- 2 nơi không trồng nữa mà chuyển sang trồng loài cây khác. Vì vậy, thực trạng rừng trồng Keo lai nói chung và rừng trồng Keo lai trên địa bàn huyện Thanh Chương nói riêng cần phải được đánh giá một cách đầy đủ về vấn đề khoa học công nghệ, hiệu quả kinh tế – xã hội – môi trường. Để có nhận thức thật đầy đủ, toàn diện về hiệu quả mà rừng trồng Keo lai mang lại, chúng ta cần phải có những nghiên cứu đánh giá một cách toàn diện làm cơ sở đề xuất các giải pháp phát triển loài cây này một cách bền vững và hiệu quả. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn nói chung và với huyện Thanh Chương nói riêng, tôi tiến hành nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đánh giá thực trạng vấn đề trồng Keo lai và đề xuất giải pháp phát triển loài cây này tại huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An”. Bố cục của luận văn Luận văn gồm 4 chương và 2 phần là Phần Đặt vấn đề và Phần Kết luận – Tồn tại – Khuyến nghị. Các chương cụ thể là: 1) Chương 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2) Chương 2. Mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu 3) Chương 3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội 4) Chương 4. Kết quả và thảo luận Ngoài ra, còn có hệ thống các bảng kê, tài liệu tham khảo tiếng Việt và tiếng Anh, các phụ lục.
- 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tiếp cận đánh giá mức độ thích ứng vùng trồng rừng 1.1.1. Trên thế giới Ngay từ thế kỷ XIX trên thế giới đã có những nghiên cứu về sinh trưởng, nghiên cứu điều kiện lập địa đến khả năng cho năng suất cao của các loài cây rừng khác nhau. Các nghiên cứu tập trung theo 2 hướng cơ bản: - Tìm các chỉ tiêu tương thích cho mối quan hệ giữa tự nhiên - sinh vật học. - Tìm các chỉ tiêu tương thích của kinh tế - xã hội tới cây trồng. Theo hướng thứ nhất các nhà khoa học đã nghiên cứu theo 2 trường phái: + Tìm cây phù hợp với điều kiện lập địa. + Chọn điều kiện lập địa phù hợp với cây trồng. Trường phái thứ nhất, lấy biểu hiện của rừng trồng mà các chỉ tiêu quan trọng là sinh trưởng, khả năng chống chịu sâu bệnh, chống chịu thời tiết, sản lượng hoa quả, tái sinh, thay đổi độ phì của đất, năng suất qua các chu kỳ kinh doanh để đánh giá điều kiện lập địa. Theo hướng này các nhà nghiên cứu đã phân chia cấp đất cho từng điều kiện lập địa cụ thể. Hướng nghiên cứu này phát triển mạnh ở Châu Âu và Châu Mỹ mà đại diện là Đức, Đan Mạch, Mỹ... Điển hình là các tác giả Hardy (1936); Bead (1946); Richard (1948) nghiên cứu về mối quan hệ giữa đặc tính của đất và sinh trưởng của cây trồng. Các nghiên cứu này cho rằng đối với vùng ôn đới thì độ chua của đất (pH), hàm lượng CaCO 3 và các chất Bazơ là những yếu tố quan trọng nhất. Nghiên cứu của Week (1970) về quan hệ của cây Tếch và một số yếu tố đất đã xây dựng được hàm R = 1/3 (P X S), trong đó R: sinh trưởng hàng năm, P: độ sâu tầng đất và S: độ no bazơ... Kết quả nghiên cứu thu được của trường phái này là đã phân chia được điều kiện lập địa từ tốt (cấp đất I, cấp đất II), trung bình (cấp đất III) đến xấu (cấp đất IV), số liệu của các nghiên cứu này là trung thực, có độ tin cậy cao,
- 4 chính vì thế mà một số tác giả đã khẳng định cấp đất thuyết minh sức sản xuất của rừng trong điều kiện nhất định. Tuy nhiên, trường phái này cũng thể hiện một số hạn chế là chỉ áp dụng ở nơi đã có rừng và không giải thích được cơ chế ảnh hưởng của điều kiện lập địa tới cây trồng. Vì vậy, trường phái nghiên cứu trên chưa đưa ra được dự báo tốt trong quy hoạch phát triển rừng trồng, nhưng trường phái này đã mở ra cơ hội đánh giá những loài cây đã trồng phổ biến như keo lai. Trường phái thứ hai, dùng phương pháp so sánh mối quan hệ giữa tự nhiên và sinh vật tức là giữa nhu cầu sinh thái của loài với tiềm năng điều kiện lập địa qua các chỉ tiêu. Để thực hiện phương pháp này người ta tiến hành xác định biên độ sinh thái loài, sau đó điều tra đánh giá những chỉ tiêu tương ứng của điều kiện lập địa. Dựa vào mức độ trùng hợp hay sai lệch mà người ta chia giới hạn thích hợp của sinh vật với điều kiện lập địa thành các khoảng rất thích hợp (S1), thích hợp (S2), ít thích hợp (S3) và không thích hợp (N). Một trong những nghiên cứu nổi bật là phân hạng đất phân chia điều kiện lập địa theo mức độ thích hợp, tiêu biểu là các nghiên cứu tại Bắc Mỹ, tổ chức FAO... Trường phái nghiên cứu thứ hai có ưu điểm là áp dụng được cho bất kỳ nơi nào chưa trồng rừng, phù hợp với việc quy hoạch, dự báo khả năng tiềm ẩn của điều kiện lập địa. Nhưng nó có những hạn chế là chưa được kiểm nghiệm thực tế, chưa đánh giá được nhân tố quan trọng nhất tác động tới loài cây trồng. Hướng thứ hai, các tác giả dùng ảnh hưởng của điều kiện kinh tế - xã hội đến rừng trồng nhằm đánh giá mức độ thích ứng của vùng trồng rừng. Các nghiên cứu theo hướng này tập trung đánh giá các chỉ tiêu như mục đích kinh doanh, vị trí vùng kinh tế sinh thái, yếu tố thị trường, nhu cầu sử dụng lâm sản, tập quán canh tác,... Hướng nghiên cứu này tập trung được sự chú ý của các nhà kinh tế học, lâm nghiệp xã hội, các nhà đầu tư... Như vậy, ngoài vấn đề đánh giá tương thích mối quan hệ giữa tự nhiên với sinh vật học còn cần có sự đánh giá tương thích về điều kiện kinh tế - xã hội mà hiệu quả tổng hợp là lựa chọn cuối
- 5 cùng đầy đủ nhất. Sự thật kinh doanh rừng luôn chứa đựng tất cả các yếu tố về tự nhiên, sinh vật, kinh tế, xã hội và không thể bỏ qua yếu tố nào. Ngoài ra còn một số nghiên cứu theo các hướng khác như nghiên cứu của Hill (1960) ở Canada, nghiên cứu của Shwaneker phân chia điều kiện lập địa tại Việt Nam. Hướng này chỉ phân chia điều kiện lập địa dựa vào một vài tiêu chí về đất mà không cần quan tâm đến những yếu tố thời tiết, vị trí địa lý... Do vậy, nó chỉ dừng lại ở mức phân chia điều kiện lập địa theo khả năng tiềm ẩn. 1.1.2. Ở Việt Nam Ở nước ta trong những năm vừa qua thì rừng trồng nguyên liệu ngày được quan tâm nhiều hơn. Bên cạnh những cây bản địa được gây trồng thành công như mỡ, tre luồng, thông… thì một số cây có sinh trưởng nhanh như keo, bạch đàn từ nhiều xuất xứ được du nhập vào Việt Nam và trở thành cây mũi nhọn giải quyết vấn đề năng suất cây trồng nguyên liệu. Nghiên cứu về vấn đề đánh giá mức độ thích hợp của vùng trồng rừng các nhà khoa học đã sử dụng nhiều chỉ tiêu khác nhau để đánh giá. Hướng tập trung chủ yếu là đánh giá các chỉ tiêu về đất, kinh tế xã hội mà các biểu hiện của nó là sinh trưởng, chống chịu sâu bệnh hại, phẩm chất của cây, sản lượng hoa quả, khả năng tái sinh, làm thay đổi độ phì của đất… Nghiên cứu về sinh trưởng các nhà khoa học đã phân chia cấp đất cho một số loài cây như; Hoàng Kim Ngũ và Phạm Văn Điển phân chia cấp đất cho cây Giổi xanh, Hà Quang Khải làm cho cây luồng, Đỗ Đình Sâm làm cho cây Bồ đề… Nghiên cứu thay đổi của đất có các tác giả Nguyễn Ngọc Bình (1970) đã đánh giá độ phì của đất biến động lớn ứng với mỗi thảm thực vật. Hoàng Xuân Tý (1976) nghiên cứu thay đổi của đất trồng bạch đàn trên đồi trọc cho thấy sau 10 năm các tính chất hoá học cơ bản chưa có sự thay đổi nhiều. Ngô Đình Quế (1985) nghiên cứu đất trồng thông nhựa cho thấy sau 8 - 10 năm trồng thông nhựa tính chất đất có thay đổi nhưng không nhiều. Hoàng Xuân Tý (1988) nghiên cứu đất trồng rừng bồ đề ở 4 hạng đất cho kết quả sự suy giảm lượng mùn ở cả 4 hạng đất khi phá rừng tự nhiên để
- 6 trồng bồ đề. Đỗ Đình Sâm (2001) nghiên cứu dạng lập địa và áp dụng biện pháp kỹ thuật lâm sinh vào trồng rừng nguyên liệu tại vùng trung tâm, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Tác giả dựa vào độ dốc, thực bì và độ sâu tầng đất để phân dạng điều kiện lập địa cho trồng rừng keo tai tượng ở vùng trung tâm thành 5 dạng có sinh trưởng đạt từ 5,7 m3/ha/năm đến 25,7 m3/ha/năm. 1.2. Các nghiên cứu về Keo lai 1.2.1. Trên thế giới Các loài keo thuộc họ Đậu (Fabaceae), họ phụ Trinh nữ (Mimosoideae), thuộc ba chi phụ Acacia, Aculeiferum và Phyllodinae (Maslin and Mc Donald, 1996). Theo các tài liệu nghiên cứu thì trên thế giới có khoảng 1250 loài, phân bố tự nhiên tại một số vùng như châu Á, châu Phi, châu Mỹ và châu Đại Dương tuy nhiên chúng đặc biệt phát triển tốt ở Châu phi và Australia. Riêng tại Australia có khoảng 850 loài keo trong đó có hàng trăm loài có lá giả (Phyllode). Lần đầu tiên giống lai giữa keo tai tượng (Acacia mangium) và keo lá tràm (Acacia auriculiformis) được Messir Herbern và Shim phát hiện vào năm 1972 trong số các cây keo tai tượng trồng ven đường ở Sook Telupid thuộc bang Sabah (Malaixia). Năm 1976, Tham cũng khẳng định đó là giống lai giữa 2 loài keo trên. Tháng 7 năm 1978 sau khi xem xét các mẫu tiêu bản được gửi tháng 1 năm 1977 tại phòng tiêu bản thực vật ở Queensland (Australia), Pegley đã xác nhận đó là giống lai tự nhiên giữa keo tai tượng và keo lá tràm. Keo lai cũng được phát hiện ở nhiều nơi khác như: Vùng Balamuk và Old Tonda của Papua New Guinea (Turnbull, 1986; Gun và cộng sự, 1987; Griffin, 1988). Về hình thái giải phẫu thực vật có thể kể đến các công trình nghiên cứu của các tác giả: Pedley, L (1990), Verdcord, B (1979), Turnbull (1986), Gun at all (1987), Darus và Rasip (1989), Gan và Sim Boon Liang (1991). Cây con keo lai được Rufelds (1988), Gan, Sim Boom Linang (1991) nghiên cứu thấy rằng keo lai xuất hiện lá giả (Phyllode) sớm hơn keo tai tượng và muộn hơn keo lá tràm. Kết quả nghiên cứu của Bowen (1981) cho biết cây keo lai cũng thể hiện
- 7 trung tính giữa hai loài keo bố mẹ về hoa tự, hoa và hạt. Nó cũng có tính trung gian về peroxidase isozyme (Kiang Tao và cộng sự, 1988) và hình thái (Shukor, Abd Rashid, Itam, 1994). Cây lai còn có các kiểu hình trung gian và gần với keo lá tràm (Sedley, Harbard và cộng sự, 1992). Về sinh trưởng, tăng trưởng và sản lượng có thể kể đến các công trình nghiên cứu của Tanpibal và các cộng sự (1991), Ugalde, L.A (1983), Prasad, R. and Chadhar, S.K (1987)... Nghiên cứu tại Sabah cho thấy cây Keo lai thể hiện sự sinh trưởng nhanh hơn Keo tai tượng thuần loại, cây Keo lai cũng cho chất lượng gỗ sợi, gỗ dán lạng, bột giấy tốt hơn Keo tai tượng. Ngoài ra Keo lai cũng có sự tăng sức chống chịu với bệnh thối ruột gỗ trong khi đó Keo tai tượng lại thường bị rỗng ruột. Cây lai có thể không có ưu thế về sinh trưởng (Rufelds, 1987) hoặc có ưu thế lai như cao hơn và to hơn các loài bố mẹ (Cyril Pinso và Robert Nasi, 1991). Cây lai có độ tròn thân, mức độ tỉa cành tốt hơn keo tai tượng, còn độ thẳng thân của cây lai tốt hơn keo lá tràm (Rufelds, 1987). Keo lai có đỉnh ngọn phát triển tốt, thân cây đơn trục và tỉa cành tốt (Pinyopusarsk, 1990). Keo lai nhân giống được bằng hom (Griffin, 1988) hoặc nuôi cấy mô (Darus Haji Ahmed, 1991). Keo lai theo nhận xét của Zobel và Talbert (1984) là những tính trạng tốt nhất và mong muốn nhất của bố mẹ được thể hiện nhưng những tính trạng xấu nhất của bố mẹ cũng có thể xuất hiện trong con lai. Với keo lai phần lớn cá thể ở đời F1 có ưu thế lai rõ rệt về sinh trưởng. Pinso và Nasi (1991) đánh giá tổng hợp về keo lai cho thấy có ưu thế lai và ưu thế lai này có thể chịu ảnh hưởng của cả yếu tố di truyền lẫn điều kiện lập địa. Khi đánh giá các tiêu chí chất lượng của cây keo lai Pinso và Nasi thấy rằng độ thẳng thân, đoạn thân dưới cành, độ tròn đều của thân... đều tốt hơn hai loài keo bố mẹ và cho rằng keo lai rất thích hợp cho trồng rừng thương mại. Ở vùng Châu Á Thái Bình Dương keo lai được phát hiện tại Thái Lan (Kyika, 1992). Từ năm 1992 ở Indonesia đã bắt đầu có thử nghiệm trồng Keo lai
- 8 từ nuôi cấy mô phân sinh, cùng Keo tai tượng và Keo lá tràm (Umboh et al, 1993). Keo lai tự nhiên còn được tìm thấy trong vườn ươm Keo tai tượng (lấy giống từ Malaysia) của trạm nghiên cứu Jon - Pu của Viện nghiên cứu lâm nghiệp Đài Loan (Kiang Tao et al, 1988) và khu trồng Keo tai tượng của Quảng Châu (Trung Quốc). 1.2.2. Ở Việt Nam 1.2.2.1. Nghiên cứu về chọn giống Keo lai Ở Việt nam, Keo lai được Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng (Viện Khoa học lâm nghiệp) phát hiện tại Ba Vì (Hà Nội), Đông Nam Bộ và Tân tạo (Thành phố Hồ Chí Minh) từ năm 1992 [42]. Cây Keo lai được chú ý nghiên cứu từ năm 1993, những nghiên cứu đầu tiên phải kể đến đó là: Nghiên cứu giống lai tự nhiên giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm của Lê Đình Khả, Nguyễn Đình Hải, Phạm Văn Tuấn, Hồ Quang Vinh, Trần Cự (1993, 1995, 1997) [38], [39], [41] kết quả cho thấy rằng Keo lai là một dạng lai tự nhiên giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm, có tỷ trọng gỗ và nhiều đặc điểm hình thái trung gian giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm. Keo lai có ưu thế lai rõ rệt về sinh trưởng so với Keo tai tượng và Keo lá tràm. Khi cắt ngang cây Keo lai 2.5 tuổi tại Ba Vì để tạo chồi thì Keo lai cho rất nhiều chồi (trung bình 289 hom/gốc). Các hom này có tỷ lệ ra rễ trung bình 47%, có dòng cho tỷ lệ tới 57% - 85% như dòng BV33, BV23 có tỷ lệ ra rễ trên 80% và các dòng BV30, BV32, BV29, BV28, BV19, BV20, BV22, BV12 có tỷ lệ ra rễ từ 60% - 72%. Kết quả khảo nghiệm giống lai tự nhiên giữa Keo lá tràm và Keo tai tượng của Lê Đình Khả, Nguyễn Đình Hải, Hồ Quang Vinh (1997, 1998) [39], [41] cho thấy ở giai đoạn 4 năm, cây hom của Keo lai đời F1 có thể tích gấp 1,6 - 2 lần Keo tai tượng và 3 - 4 lần Keo lá tràm. Tốc độ sinh trưởng của cây hom Keo lai đời F1 nhanh hơn cây hạt và cây hom của những xuất xứ sinh trưởng nhanh nhất trong các loài keo bố mẹ và vẫn duy trì tốc độ sinh trưởng nhanh trong những năm tiếp theo.
- 9 Nghiên cứu của Lê Đình Khả và cộng sự (1997) [40] còn cho thấy không nên dùng hạt của cây Keo lai để gây trồng rừng mới. Keo lai F1 có hình thái trung gian giữa hai loài keo bố mẹ và tương đối đồng nhất, đồng thời có ưu thế lai rõ rệt về sinh trưởng và có nhiều đặc trưng ưu việt khác. Đến đời F2 Keo lai có nhiều biểu hiện thoái hoá và phân ly khá rõ rệt thành các dạng cây khác nhau, sinh trưởng kém hơn đời F1 và có biến động lớn về sinh trưởng. Nghiên cứu về chọn lọc cây trội, nhân giống và bước đầu trồng khảo nghiệm dòng vô tính Keo lai ở Đông Nam Bộ của Phạm Văn Tuấn (1997) [92] cho thấy hom chồi của Keo lai cho tỷ lệ ra rễ cao nhất nếu được giâm từ tháng 5 đến tháng 10 và được xử lý bằng IBA dạng bột, nồng độ 0,7% và 1,0%. Trong đó, các cá thể Keo lai khác nhau có tỷ lệ ra rễ trong hom giâm là khác nhau. Qua khảo nghiệm dòng vô tính thấy rằng chỉ một số dòng Keo lai có sinh trưởng nhanh hơn so với Keo tai tượng và Keo lá tràm. Từ kết quả nghiên cứu chọn được các dòng Keo lai BV3, BV5, BV6 và BV12 có sinh trưởng nhanh có thể nhân giống đại trà cho trồng rừng sản xuất ở Đông Nam Bộ và các địa phương có điều kiện lập địa tương tự. Kết quả nghiên cứu sau này cho thấy dòng BV6 là dòng có sinh trưởng cao nhất trong các dòng Keo lai được chọn ở Đông Nam Bộ. Nguyễn Ngọc Tân và cộng sự (1997) [38], nhân giống Keo lai bằng nuôi cấy mô phân sinh, thử nghiệm với dòng Keo lai 14, sử dụng các đoạn chồi bên của cây hom làm mẫu thí nghiệm, các đoạn chối khoảng 3cm được lau bề mặt bằng bông tẩm cồn 70%, sau đó khử trùng bằng HgCl2. Các phương pháp đều cho tỷ lệ ra rễ trên 70%, đối chứng đạt tỷ lệ ra rễ 50% sau 20 ngày xử lý, chứng tỏ Keo lai dễ ra rễ và cho tỷ lệ ra rễ cao hơn. Nghiên cứu của Trần Hồ Quang, Ngô Thị Minh Duyên, Đoàn Thị Mai (1998) [51], về nuôi cấy mô cho Keo lai thấy rằng, có thể nhân nhanh Keo lai bằng phương pháp nuôi cấy mô trong môi trường MS với BAP 2mg/l thì số chồi nhân lên gấp 20 - 21 lần và có thể cho chồi ra rễ bằng biện pháp giâm hom thông thường trên nền cát sông được phun sương trong nhà kính. Sau này Lê Đình Khả và cộng sự ở
- 10 Malaysia thí nghiệm giâm hom trực tiếp cây mô trên nền cát sông sau một tháng giâm cây mô có tỷ lệ ra rễ 95% - 100%, sau hai tháng giâm cây ra rễ vẫn giữ được 80% - 100% (Lê Đình Khả và cộng sự, 1999) [43]. Lê Đình Khả và cộng sự (2003) [45] khảo nghiệm 20 dòng vô tính Keo lai đã được chọn lọc đợt đầu có sinh trưởng là tốt nhất, so sánh với các loài bố mẹ cho thấy sau 5 năm đã chọn được 6 dòng Keo lai tốt nhất có thể tích thân cây gấp 1,4 – 1,7 lần các dòng Keo lai có sinh trưởng kém nhất và gấp 1,6 – 4,0 lần các loài keo bố mẹ. Các dòng được chọn lựa này cũng là những dòng có khả năng chịu hạn hơn hoặc tương đương với các loài keo bố mẹ, có hàm lượng cellulose cao, có hiệu suất bột giấy cao và tính chất cơ học của giấy cao hơn các loài keo bố mẹ. Trong đó dòng BV10 là dòng có nhiều tính chất ưu việt nhất. Lê Đình Khả và Đoàn Ngọc Giao (2004) [46], nghiên cứu về khảo nghiệm giống Keo lai tại một số vùng sinh thái cho thấy, tại Long Thành - Đồng Nai và một số nơi khác, sau 5 năm khảo nghiệm thì dòng BV10 là dòng có sinh trưởng nhanh nhất và có chất lượng thân cây cao nhất, tiếp đến là các dòng BV16 và BV15 trong khi đó các dòng nhập từ Malaysia (ML5) và Trung Quốc (TQ) có sinh trưởng và chất lượng thân cây kém hơn. Tại Bình Dương và Qui Nhơn dòng BV10 vẫn là dòng sinh trưởng nhanh nhất sau đó đến BV32, BV33, TB12, TB6, BV6 những dòng này đều có thể tích thân cây cao gấp 2 lần Keo tai tượng và gấp 3 lần Keo lá tràm. Nghiên cứu của Trần Hữu Biển (2005) [2], về khảo nghiệm 15 dòng Keo lai tại Bàu Bàng sau 12 tháng tuổi đã chọn ra được các dòng có đường kính D1.3 = 4,4cm và chiều cao Hvn = 4,6m, trong đó dòng 13 có đường kính D1.3 = 5,8cm và Hvn = 6,0m là tốt nhất. 1.2.2.2. Nghiên cứu về trồng rừng thâm canh Keo lai Nghiên cứu giống Keo lai và vai trò của các biện pháp thâm canh khác trong tăng năng suất rừng trồng của Lê Đình Khả, Hồ Quang Vinh (1998) [41] thấy rằng cải thiện giống và các biện pháp kỹ thuật thâm canh khác đều có vai
- 11 trò quan trọng trong tăng năng suất rừng trồng. Muốn tăng năng suất rừng trồng để đạt được năng suất cao nhất phải áp dụng tổng hợp các biện pháp cải thiện giống và các biện pháp kỹ thuật thâm canh. Keo lai được trồng trong điều kiện thâm canh có năng suất cao hơn hẳn so với loài keo bố mẹ cũng trồng trong điều kiện thâm canh. Tại Cẩm Quỳ (Ba Vì - Hà Nội), trong cùng điều kiện trồng thâm canh thì cây Keo lai có thể tích thân 19,6 dm3/cây trong khi đó loài keo bố mẹ chỉ đạt 2,7 – 6,1 dm3/cây. Lê Đình Khả, Hồ Quang Vinh (1998) [41], nghiên cứu về cải thiện giống và các biện pháp thâm canh rừng trồng đã cho kết quả sử dụng giống tốt đã được khảo nghiệm kết hợp với trồng rừng theo hướng thâm canh, cho năng suất cao hơn nhiều so với canh tác theo hướng quảng canh và các loài keo bố mẹ. Phạm Thế Dũng và cộng sự (2005) [18] nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thâm canh rừng trồng Keo lai tại Bình Phước, kết quả đã đưa ra mô hình trồng Keo lai với việc áp dụng tổng hợp các giải pháp kỹ thuật thâm canh tốt nhất trong nghiên cứu so với đối chứng, có thể cho tăng trữ lượng cao nhất tới 84,21% so với trồng quảng canh. Phạm Thế Dũng và các tác giả (2005) [18], nghiên cứu về thăm dò phản ứng của Keo lai giai đoạn mới trồng với phân khoáng tại Bình Phước đã kết luận: Bón phân khoáng N – P – K rất có hiệu quả trong việc làm tăng trưởng chiều cao cây ở giai đoạn năm đầu mới trồng, tác giả đã đưa ra công thức bón phân NPK, K và PK là công thức bón phân có hiệu quả nhất, với tăng trưởng bình quân đạt 2,4 – 2,5 mm/tháng. Nghiên cứu về sinh khối và chất khô cho thấy công thức NPK, P, PK và K rất có hiệu quả trong việc tích lũy sinh khối và chất khô, trong đó công thức bón phân NPK là có hiệu quả nhất. Nghiên cứu về trồng rừng thâm canh tại một số tỉnh Thái Nguyên, Quảng Trị, Gia Lai và Bình Dương. Đoàn Hoài Nam (2006) [59] đã chỉ ra rằng chi phí chung cho 1ha trồng rừng thâm canh Keo lai cao gấp đôi so với đầu tư trong chương trình trồng rừng sản xuất theo quyết định 661 và gấp 1,5 lần so với bán
- 12 thâm canh hoặc quảng canh. Tuy nhiên trồng rừng thâm canh đã mang lại thu nhập thực tế rất cao. Tóm lại, ở Việt Nam đã có rất nhiều nghiên cứu về cây Keo lai từ hình thái, chọn lọc cây trội, nhân giống hom và nuôi cấy mô, khảo nghiệm dòng vô tính đến các nghiên cứu về tính chất cơ lý, tiềm năng bột giấy và khả năng sử dụng Keo lai làm gỗ dán. Hầu hết các nghiên cứu mới chỉ dừng ở mức khảo nghiệm hoặc nghiên cứu cho một vùng nhất định. Do vậy, cần phải có những đánh giá thực tế hơn về khả năng sinh trưởng, những nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và hiệu quả kinh tế của cây Keo lai ở nhiều địa điểm khác nhau. 1.2.2.3. Nghiên cứu sinh trưởng Keo lai Đoàn Hoài Nam (2003) [60] nghiên cứu sinh trưởng Keo lai vùng Đông Nam Bộ đã xác định được quan hệ giữa đường kính ngang ngực của cây với chiều cao vút ngọn theo dạng phương trình Hvn = 9,4418*ln(D1.3) – 6,7803 với R = 0,8745 và phương trình lập biểu thể tích V = 0,3289*(D2*H/104) + 0,0159 với R = 0,9895. Tác giả kết luận, tăng trưởng bình quân về trữ lượng của Keo lai tại khu vực > 27 m3/ha/năm, do đó Keo lai hoàn đáp ứng được yêu cầu của một loài cây trồng rừng công nghiệp. Nguyễn Văn Thế (2004) [85], đã tiến hành nghiên cứu sinh trưởng của cây Keo lai và Keo tai tượng trồng thuần loài tại Lâm trường Hữu Lũng và Lâm trường Phúc Tân. Kết quả cho thấy sinh trưởng chiều cao của Keo lai 5 tuổi ở hai địa điểm đều nhanh hơn Keo tai tượng từ 3,1 – 4,4 m. Cùng một loại cây sinh trưởng trên cùng một loại đất, Hvn ở Hữu Lũng luôn cao hơn so với ở Phúc Tân từ 2m đối với Keo lai đến 3,1m đối với Keo tai tượng trồng bằng hạt. Sinh trưởng đường kính của hai loài keo trồng thuần loài 5 tuổi trên hai loại đất ở Hữu Lũng đều nhanh hơn ở Phúc Tân. Bên cạnh việc đánh giá tình hình sinh trưởng tác giả cũng đánh giá hiệu quả kinh tế cho từng loài và đưa ra kết luận Keo lai có hiệu quả kinh tế cao hơn so với Keo tai tượng. Tuy nhiên, tác giả chỉ mới tập trung đánh giá về tình hình sinh trưởng ở hai loài keo, đánh giá hiệu quả kinh tế
- 13 mà chưa có đánh giá hiệu quả tổng hợp bao gồm cả hiệu quả sinh thái và hiệu quả xã hội, ngoài ra việc phân chia tỷ lệ thành phẩm trong quá trình đánh giá hiệu quả kinh tế cũng chỉ mang tính ước lượng, chưa được đánh giá căn cứ vào tình hình sinh trưởng cụ thể của từng cây trong OTC nên kết quả chưa thực sự chính xác so với thực tế. Nguyễn Trọng Bình (2004) [7] đã tiến hành lập biểu sinh trưởng, sản lượng và biểu sản phẩm tạm thời cho rừng Keo lai trồng thuần loài ở một số vùng trong cả nước. Kết quả cho thấy, tại các cấp đất Keo lai đều có tăng trưởng bình quân đạt cực đại ở tuổi 7 và 8, so với bố mẹ, Keo lai có tăng trưởng bình quân cao hơn từ 1,2 – 2 lần. Nghiên cứu của Phạm Thế Dũng, Hồ Văn Phúc (2004) [19] về đề xuất phương pháp tạm thời để đánh giá sản lượng rừng trồng Keo lai ở Đông Nam Bộ đã xây dựng được phương trình tương quan giữa chu vi ngang ngực (CV1.3) với hình số (f): f = 0,412075 + 2,183866/CV1.3 + 11,80388/CV1.3 (hệ số tương quan R = 0,960). Tác giả còn kết luận, Keo lai cho năng suất tương đối cao trên các điều kiện lập địa khác nhau, sau 7 năm trồng cao nhất đạt 33 m3/ha trên đất feralit đỏ vàng trên sa thạch ở trạm Phú Bình và thấp nhất đạt 25 m3/ha sau 6 năm trên đất xám trên phù sa cổ ở trạm Bầu Bàng. Nghiên cứu về sinh trưởng của cây Keo lai ở vùng Đông Nam Bộ của Nguyễn Huy Sơn, Đoàn Hoài Nam và cộng sự (2005) [81] cho thấy, khi lượng tăng trưởng bình quân về đường kính đạt cực đại tại tuổi 8 thì chiều cao vút ngọn của Keo lai có thể đạt 22,8m, lúc này lượng tăng trưởng bình quân về chiều cao (H) đạt 2,86m/năm. 1.2.2.4. Nghiên cứu về khả năng sử dụng sản phẩm gỗ Keo lai Nghiên cứu về tiềm năng bột giấy cây Keo lai của Lê Đình Khả, Lê Quang Phúc (1995) [37] cho thấy Keo lai có tỷ trọng trung gian giữa Keo lá tràm và Keo tai tượng, có khối lượng gỗ gấp 3 – 4 lần hai loài keo bố mẹ. Một số dòng Keo lai được chọn có hàm lượng xenlulo cao hơn loài keo bố mẹ và Bạch
- 14 đàn camal. Ở giai đoạn 5 tuổi dòng BV33 có hàm lượng Xenlulô cao nhất, tiếp đó là các dòng BV10, BV5. Đặc biệt trong dòng BV10 vừa có hàm lượng Xenlulô cao vừa có hàm lượng lignhin thấp ở mức dùng kiềm 20% và 22%. Đây là dòng có hiệu suất bột giấy cao nhất, tiếp theo là các dòng BV5, BV16 và BV29. Sản phẩm giấy được sản xuất từ các dòng Keo lai được chọn có độ dài và độ chịu gấp cao hơn rõ rệt so với hai loài keo bố mẹ và bạch đàn. Các dòng Keo lai được chọn có tỷ trọng gỗ và có tính chất co rút của gỗ khác nhau. Trong đó có các dòng BV32, BV33 có tỷ trọng gỗ cao nhất. Nghiên cứu của Lê Đình Khả, Lê Quang Phúc, (1999) [42] còn cho thấy dòng BV16 có gỗ không bị nứt khi phơi khô. Lê Đình Khả (1999) [42], nghiên cứu về hiệu suất bột giấy của Keo lai đã cho kết quả Keo lai có khối lượng gỗ lấy ra lớn gấp 2 – 3 lần Keo tai tượng và Keo lá tràm. Vì vậy Keo lai có khối lượng bột giấy cao, hàm lượng cellulose cao, hiệu suất bột giấy lớn, chất lượng bột giấy tốt, độ nhớt của bột cao hơn hẳn Keo tai tượng và Keo lá tràm. Nghiên cứu về tiềm năng bột giấy của các dòng Keo lai được lựa chọn, Lê Đình Khả và cộng sự đã đánh giá các dòng Keo lai đều có tiềm năng bột giấy lớn hơn loài keo bố mẹ và Bạch đàn trắng caman, trong đó dòng BV10 là dòng có giá trị nhất để sản xuất bột giấy. Khi đánh giá tính ổn định của gỗ, tác giả đã lựa chọn được 3 dòng, trong đó dòng BV16 có gỗ ít bị co rút nhất, sau đến dòng BV10 và BV32 những dòng này có giá trị để gia công đồ mộc hoặc dùng trong xây dựng. Nguyễn Văn Thiết (2002) [86], nghiên cứu về gỗ Keo lai cho thấy Keo lai ở độ tuổi 8 - 9 có thân thẳng, tròn. Độ cong (< 2,6%) và độ thon (< 0,8cm/m) đều nhỏ, với số lượng mắt ít, kích thước nhỏ chủ yếu là mắt chết, thớ gỗ Keo lai hơi thô, gỗ sớm và muộn không phân biệt, vòng năm không rõ, gỗ giác và gỗ lõi phân biệt rõ ràng, vỏ cây mỏng và dễ bóc. Tác giả đánh giá đây là loại gỗ dễ gia công chế biến, chất lượng gia công cao, với độ tuổi 8 - 9 cây Keo lai có đường kính từ 20 - 30cm rất phù hợp với yêu cầu quy cách của sản xuất ván ghép thanh.
- 15 Từ những đặc điểm về hình dạng, cấu tạo, tính chất cơ - vật lý, độ pH, tác giả đã kết luận gỗ Keo lai là nguyên liệu có khả năng đáp ứng tốt các chỉ tiêu yêu cầu về nguyên liệu cũng như chất lượng sản phẩm trong sản xuất ván ghép thanh. Nghiên cứu của Đoàn Hoài Nam (2006) [61] về khuyết tật nguyên liệu gỗ Keo lai cho thấy 100% số nguyên liệu thu thập được có tỷ lệ mắt sống vượt quá giới hạn cho phép (vượt quá 10% theo TCVN 1070 - 71), tác giả xác định chất lượng gỗ xẻ phân loại khuyết tật theo TCVN 1758 - 71 được kết quả 31% loại A, 27% gỗ xẻ loại B và 42% gỗ xẻ loại C, nếu trồng rừng áp dụng các biện pháp cắt cành và tỉa thưa sẽ tăng chất lượng gỗ. Kết quả xác định về độ giòn của gỗ và hàm lượng xenlulô cho thấy độ giòn gỗ Keo lai nhỏ hơn so với các loại gỗ khác, công riêng dao động trong khoảng 0,47 – 0,55 đây là nguyên nhân gây ra tỷ lệ gẫy thân cao và cũng gây hạn chế trong quá trình sử dụng gỗ; hàm lượng xenluylo tại tuổi 6 thấp và không ổn định, gỗ ở dạng sợi ngắn với kích thước sợi (tỷ lệ L/R) đạt 43,8 – 49,5 và tỷ trọng gỗ chỉ đạt 400 – 450 kg/m3, nếu khai thác tại tuổi 7 và 8 sẽ làm tăng tỷ trọng và chất lượng gỗ. 1.2.2.5. Nghiên cứu về hiệu quả rừng trồng Keo lai a. Hiệu quả kinh tế Nghiên cứu về triển vọng trồng rừng thâm canh Keo lai tại một số vùng sản xuất lâm nghiệp tập trung, Đoàn Hoài Nam (2003) [58] đã đánh giá: Trồng rừng thâm canh Keo lai mang lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất lâm nghiệp, khi tính toán hiệu quả kinh tế chung cho các vùng thì thấy, tỷ lệ sinh lời của vốn đầu tư IRR = 16% (lãi suất 5,4%/năm). Phạm Thế Dũng và cộng sự (2005) [20], nghiên cứu về một số biện pháp kỹ thuật thâm canh rừng cho các dòng Keo lai được tuyển chọn tại Bình Phước cho thấy, trồng rừng sản xuất tại đây các chỉ tiêu NPV và IRR (13%) đều thể hiện kinh doanh có lãi, trong đó chỉ số sinh lời PI đạt 1,89. Tác giả còn đưa ra mô hình trồng rừng có áp dụng các biện pháp kỹ thuật tốt nhất, kết quả cho thấy so với
- 16 rừng trồng sản xuất thì giá trị hiện tại thuần NPV của rừng mô hình lớn gần gấp đôi so với rừng sản xuất, chỉ số sinh lời rừng mô hình đạt 2.01. Kết quả nghiên cứu của Đoàn Hoài Nam (2006) [59] tại một số tỉnh Thái Nguyên, Quảng Trị, Gia Lai và Bình Dương cho thấy: Khi áp dụng tổng hợp các biện pháp kỹ thuật lâm sinh trồng rừng thâm canh Keo lai (với chu kỳ kinh doanh 8 năm) đều cho lãi suất thực tế rất cao. Trong đó thấp nhất là tại Gia Lai với tỷ suất thu nhập trên chi phí (BCR) đạt 2,56; tại các tỉnh Thái Nguyên, Quảng Trị, Bình Dương BCR đều lớn hơn 3, trong đó cao nhất tại Quảng Trị đạt 3,23. Về tỷ suất thu hồi nội bộ (IRR) tại các khu vực nghiên cứu đều lớn hơn 3 lần lãi suất vay đầu tư ưu đãi (5,4%/năm). Tác giả đưa ra năng suất bình quân cây đứng phải đạt tối thiểu > 24 m3/ha/năm mới có mức lãi cao, tương ứng với các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế đạt được là NPV > 18.604.300 đồng, BCR > 2,17 đồng, IRR > 16,15%. b. Hiệu quả sinh thái, môi trường Nghiên cứu nốt sần và khả năng cải tạo đất của Keo lai và hai loài keo bố mẹ của Lê Đình Khả và các tác giả (2000) [44] cho thấy Keo tai tượng và Keo lá tràm là những loài cây có nốt sần chứa vi khuẩn cố định nitơ tự do. Nốt sần của Keo lá tràm chứa các loài vi khuẩn cố định nitơ tự do rất đa dạng, nốt sần của Keo tai tượng chứa vi khuẩn cố định nitơ tự do có tính chất chuyên hoá. Sau khi được nhiễm khuẩn một năm ở vườn ươm những công thức được nhiễm khuẩn ở Keo tai tượng có tăng trưởng nhanh hơn so với Keo lá tràm, tăng trưởng của Keo lai được nhiễm khuẩn có tính chất trung gian giữa hai loài bố mẹ. Trong điều kiện tự nhiên ở giai đoạn vườn ươm 3 tháng tuổi số lượng và khối lượng nốt sần trên rễ của Keo lai cao gấp 3 - 10 lần hai loài keo bố mẹ. Số lượng tế bào vi khuẩn cố định nitơ tự do trong bầu đất của Keo lá tràm nhiều hơn Keo tai tượng. Một số dòng Keo lai có số lượng vi khuẩn cố định nitơ tự do cao hơn các loài keo bố mẹ, một số khác có tính chất trung gian. Đặc biệt dưới tán rừng Keo lai 5 tuổi, số lượng vi sinh vật và số lượng vi khuẩn cố định nitơ tự do trong 1gam đất dưới tán
- 17 rừng Keo lai cao hơn rõ rệt so với 1 gam đất dưới tán rừng Keo tai tượng và Keo lá tràm. Vì thế có thể thấy khả năng cải tạo đất của cây Keo lai là tốt hơn hai loài keo bố mẹ của chúng. Nghiên cứu khả năng chịu hạn của một số dòng Keo lai được chọn tại Ba Vì của Lê Đình Khả, Đoàn Thị Mai, Nguyễn Thiên Hương (1999) [42], trong các dòng Keo lai được lựa chọn có sự khác nhau về cường độ thoát hơi nước, áp suất thẩm thấu, độ ẩm cây héo và thể hiện tính chịu hạn cao hơn bố mẹ. Trong đó dòng BV32 có sức chịu hạn khá nhất, tiếp theo là các dòng BV5, BV10 và BV16. Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất chế phẩm Rhizobium cho Keo lai, Keo tai tượng ở vườn ươm và rừng non nhằm nâng cao năng suất rừng trồng của Lê Quốc Huy, Nguyễn Minh Châu (2002) [33] khi nhiễm hoặc bón chế phẩm vi khuẩn cố định đạm Rhizobium có thể tăng khả năng sinh trưởng về đường kính và chiều cao của Keo lai từ 18% - 20% và Keo tai tượng 18% ở giai đoạn vườn ươm. Rừng trồng từ cây con được bón chế phẩm nhiễm vi khuẩn cố định đạm Rhizobium sau 10 và 24 tháng tuổi của Keo lai tăng hơn cây con không nhiễm là 13% - 20%, còn ở Keo tai tượng là 12% - 13% so với đối chứng không bón. Như vậy, để loài keo lai phát triển, phát huy được hết những ưu điểm và hạn chế những nhược điểm thì rất cần thiết có nghiên cứu đánh giá thực trạng cho loài cây này trong điều kiện hiện nay, nhằm đảm bảo trồng rừng kinh doanh ổn định, bền vững. Trong thời gian qua các nghiên cứu về keo lai trên thế giới và ở Việt Nam đã chỉ ra tiềm năng to lớn của giống lai được phát hiện ở nhiều vùng sinh thái, đã chỉ ra vai trò quan trọng của cây lai cho năng suất cao và coi đây là một trong những nhân tố góp phần cho sự phát triển nghề rừng. Những nghiên cứu về keo lai tại Việt Nam tuy mới nhưng đó được các nhà khoa học tập trung nghiên cứu vào các khía cạnh phát hiện, chọn giống, cải thiện giống, khảo nghiệm.
- 18 1.3. Các nghiên cứu về quy luật cấu trúc và sinh trƣởng lâm phần Cấu trúc lâm phần là một lĩnh vực nghiên cứu được nhiều nhà khoa học trong ngành lâm nghiệp nước ta quan tâm. Việc phát hiện ra những qui luật cấu trúc và mô hình hoá bằng các hàm toán học là cơ sở tin cậy cho việc kinh doanh rừng. Các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đã và đang được ứng dụng rộng rãi, mang lại hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh rừng ở nước ta. Trong lĩnh vực này phải kể đến một số công trình tiêu biểu sau: Nguyễn Hải Tuất (1990) [94] chọn hàm Khoảng cách, Nguyễn Văn Trương (1983) [88] sử dụng phân bố Poisson nghiên cứu mô phỏng qui luật cấu trúc đường kính cây rừng cho đối tượng rừng hỗn giao, khác tuổi. Với lâm phần đều tuổi giai đoạn còn non và trung niên các tác giả Vũ Tiến Hinh (1990) [28], Phạm Ngọc Giao (1989, 1996) [26], [27],... đều nhất trí xác định đường biểu diễn qui luật phân bố N/D có dạng lệch trái và tuỳ từng đối tượng cụ thể, có thể sử dụng các hàm toán học khác nhau để biểu thị như hàm Scharlier, hàm Weibull... Phạm Ngọc Giao (1996) [27] khi nghiên cứu quy luật N/D cho Thông đuôi ngựa vùng Đông Bắc đã chứng minh tính thích ứng của hàm Weibull và xây dựng mô hình cấu trúc đường kính cho lâm phần Thông đuôi ngựa. Phạm Ngọc Giao (1996) [27] đã khẳng định tương quan H/D của các lâm phần Thông đuôi ngựa tồn tại chặt dưới dạng phương trình Lôgarit một chiều: H = a + b. logD (1 - 1) Dựa vào phương pháp của Kennel đã gợi ý, tác giả đã xây dựng mô hình động thái đường cong chiều cao cho lâm phần Thông đuôi ngựa cho khu Đông Bắc với các tham số của phương trình tương quan H/D như sau: H0 H b = 0,4141 + 0,9524 . [ ] (1 - 2) lg D0 lg D a = H - b. lg D (1 - 3) H0 H = 1,23 + 0,84. H0 - 24,65. (1 - 4) N
- 19 Bảo Huy (1993) đã thử nghiệm bốn phương trình tương quan H/D: H = a + b.D1.3 (1 - 5) H = a + b. logD1.3 (1 - 6) logH = a + b.D1.3 (1 - 7) logH = a + b.logD1.3 (1 - 8) cho từng loài ưu thế: Bằng lăng, Cẩm xe, Kháo và Chiêu Liêu ở rừng rụng lá và nửa rụng lá Bằng lăng khu vực Tây Nguyên, tác giả đã chọn được phương trình thích hợp nhất là: logH = a + b.logD1.3 (1 - 9) Vũ Đình Phương (1987) [73] đã khẳng định mối liên hệ mật thiết giữa đường kính tán và đường kính ngang ngực theo dạng phương trình: DT = a + b.D1.3 (1 - 10) Tác giả đã thiết lập phương trình DT/D1.3 cho một số loài cây lá rộng như: Ràng ràng, Lim xanh, Vạng trứng, Chò chỉ ở lâm phần hỗn giao khác tuổi phục vụ cho công tác điều chế rừng. Phạm Ngọc Giao (1996) [27], đã xây dựng mô hình động thái tương quan giữa đường kính tán với đường kính ngang ngực để xác lập phương trình: DT = a + b.D1.3 (1 - 11) Tại một thời điểm nào đó với tham số b của phương trình là một hàm của chiều cao tầng trội với lâm phần Thông đuôi ngựa khu Đông Bắc. Nhìn chung, việc nghiên cứu về cấu trúc rừng tập trung chủ yếu vào nghiên cứu tương quan giữa chiều cao với đường kính thân cây, qui luật phân bố cấu trúc đường kính (N/D), qui luật tương quan giữa đường kính thân cây và đường kính tán. Các công trình nghiên cứu rất đa dạng, nghiên cứu với nhiều loài cây, nhiều kiểu rừng và trên nhiều vùng sinh thái. Trong nhiều công trình khác nhau, các tác giả đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu. Kết quả của các nghiên cứu này đã và đang được ứng dựng rộng rãi trong sản xuất, một phần nào đáp ứng yêu cầu điều tra, điều chế và nuôi dưỡng rừng.
- 20 Chƣơng 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu 2.1.1. Mục tiêu chung Nhằm phát hiện những tiềm năng và những bất cập còn hạn chế trong việc trồng rừng Keo lai làm cơ sở đề xuất các giải pháp phát triển bền vững loài cây này ở huyện Thanh Chương – Nghệ An. 2.1.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá thực trạng rừng trồng Keo lai trên địa bàn huyện Thanh Chương về các mặt: Khoa học công nghệ, kinh tế - xã hội và môi trường. - Đề xuất một số giải pháp để phát triển rừng trồng Keo lai trên địa bàn nghiên cứu theo hướng ổn định và hiệu quả cao. 2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Về địa bàn nghiên cứu: Tập trung tại huyện Thanh Chương – tỉnh Nghệ An. - Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Keo lai đã được trồng thuần loài, tập trung, điển hình và phổ biến ở Thanh Chương – Nghệ An, để đánh giá và suy rộng cho những vùng khác có điều kiện tương tự. Những biểu hiện tổng hợp về keo lai thu được sẽ là cở sở đánh giá khả năng phát triển của vùng trồng rừng thích hợp. 2.3. Nội dung nghiên cứu 2.3.1. Ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên đến năng suất rừng trồng keo lai. Nghiên cứu đánh giá tổng hợp thực trạng đối với rừng trồng keo lai 2.3.2. Ảnh hưởng của phương thức kinh doanh đến phát triển rừng trồng keo lai 2.3.3. Ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường tới phát triển bền vững rừng trồng Keo lai
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 495 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 332 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 376 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 547 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 527 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 302 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 346 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 316 | 46
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 269 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 239 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu xử lý thuốc nhuộm xanh methylen bằng bùn đỏ từ nhà máy Lumin Tân Rai Lâm Đồng
26 p | 162 | 17
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu biến tính mùn cưa làm vật liệu hấp phụ chất màu hữu cơ trong nước
26 p | 195 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 223 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 236 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 204 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn