Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đánh giá tình trạng khai thác, sử dụng lâm sản trái phép ở khu vực Tây Thiên - Vườn quốc gia Tam Đảo và đề xuất giải pháp kiểm soát quản lý
lượt xem 5
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm điều tra tình hình dân sinh - kinh tế xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc, phát hiện những tác động tiêu cực của dân cư địa phương đến đa dạng sinh học của vườn quốc gia Tam Đảo. Đánh giá tình hình khai thác trái phép lâm sản ở khu vực nghiên cứu và tác động của lễ hội Tây Thiên đến đa dạng sinh học của vườn quốc gia Tam Đảo. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đánh giá tình trạng khai thác, sử dụng lâm sản trái phép ở khu vực Tây Thiên - Vườn quốc gia Tam Đảo và đề xuất giải pháp kiểm soát quản lý
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ---------------------- Lâm Thị Hoan NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG LÂM SẢN TRÁI PHÉP Ở KHU VỰC TÂY THIÊN – VƯỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT QUẢN LÝ Chuyên ngành: Quản lý bảo vệ tài nguyên rừng Mã số : 60.62.68 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Nguyễn Xuân Đặng HÀ NỘI - 2010
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam là đất nước có đa dạng sinh học cao được xếp thứ 16 trên thế giới. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà đa dạng sinh học, các hệ sinh thái, nhất là hệ sinh thái rừng nhiệt đới đang bị suy thoái trầm trọng trong thời gian qua. Đặc biệt, rừng nguyên sinh, nơi tập trung nhiều loài động thực vật quý hiếm, đặc hữu của Việt Nam đã và đang bị suy giảm nghiêm trọng cả về diện tích và chất lượng. Sự suy giảm của rừng đã kéo theo sự suy giảm về thành phần và số lượng các loài động thực vật. Vườn quốc gia Tam Đảo (VQG Tam Đảo) được thành lập tháng 3/1996, có tổng diện tích khoảng 34.945 ha, là một địa điểm có giá trị đa dạng sinh học rất cao của Việt Nam và là một trong những vùng rừng tự nhiên cuối cùng ở sát Hà Nội. Tuy nhiên, do sức ép lớn của dân cư và việc quản lý còn bất cập nên trong thời gian qua nguồn tài nguyên thiên nhiên của VQG đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng và dẫn đến việc phá hủy các tầng thực vật thấp. Việc săn bắt và thu hái không được kiểm soát đã dẫn đến sự suy kiệt các loài thực vật và động vật quý hiếm của VQG cũng như củi đun và các lâm sản ngoài gỗ. Khu vực Tây Thiên là một quần thể danh thắng nổi tiếng một vùng, bởi lẽ nơi đây hội tụ cả 3 yếu tố: văn hóa, tín ngưỡng và cảnh quan thiên nhiên. Chính vì vậy, không chỉ mùa lễ hội mà Tây Thiên thu hút khách thập phương quanh năm. Trong những năm qua ngành du lịch phát triển bùng nổ đem lại nhiều lợi ích kinh tế cho địa phương nhưng cũng đã làm hủy hoại phần nào vẻ đẹp tự nhiên của VQG Tam Đảo và các vùng xung quanh, đặc biệt là mối nguy cơ là suy thoái các giá trị đa dạng sinh học của VQG Tam Đảo. Tài nguyên rừng được người dân Tây Thiên sử dụng cho nhiều mục đích truyền thống khác nhau như làm thực phẩm, làm thuốc và trang trí trong gia đình. Tuy nhiên, động lực chính của tình trạng khai thác hiện nay là phục vụ cho mục đích buôn bán. Hậu quả của việc khai thác quá mức các loài động thực vật hoang dã đã tác động tiêu cực đến khu hệ động thực vật, hủy hoại
- 2 tính nguyên vẹn của nguồn tài nguyên sinh vật (đa dạng sinh học), và làm suy giảm hiệu quả công tác bảo tồn ở khu vực Tam Đảo, đặc biệt là các loài quý hiếm. Lợi nhuận cao từ buôn bán đã khuyến khích người dân địa phương và các chủ buôn tham gia vào các hoạt động khai thác lâm sản trái phép mặc dù đã có những giải pháp tăng thu nhập khác. Xuất phát từ bối cảnh trên chúng tôi chọn thực hiện đề tài “Nghiên cứu đánh giá tình trạng khai thác, sử dụng lâm sản trái phép ở khu vực Tây Thiên - VQG Tam Đảo và đề xuất giải pháp kiểm soát quản lý” nhằm cung cấp những thông tin làm cơ sở cho công tác quản lý bảo tồn đa dạng sinh học của VQG Tam Đảo và vùng đệm có hiệu quả hơn.
- 3 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tầm quan trọng của Khu bảo tồn thiên nhiên KBTTN có tầm quan trọng nhiều mặt đối với đời sống con người, phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường tự nhiên và quan trọng nhất là bảo tồn các giá trị đa dạng sinh học ở mỗi nước và trên thế giới. Tầm quan trọng của các KBTTN được thể hiện qua các chức năng sau: 1) Đóng vai trò chủ chốt trong bảo tồn đa dạng sinh học Tổ chức IUCN (1994) đã đưa ra định nghĩa về KBTTN như sau: “Khu bảo tồn thiên nhiên là các vùng đất và/hoặc vùng biển được giành riêng để bảo vệ đa dạng sinh học, các nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hoá đi kèm; được quản lý bằng các công cụ luật pháp hoặc các phương thức quản lý có hiệu quả khác”. Như vậy, IUCN đã khẳng định bảo tồn đa dạng sinh học là chức năng hàng đầu của các KBTTN. Công ước Đa dạng sinh học (1992) cũng đã xác định các KBTTN là công cụ hữu hiệu để bảo tồn đa dạng sinh học. Công ước đã quy định các nước tham gia Công ước Đa dạng sinh học có trách nhiệm thành lập hệ thống các KBTTN, xây dựng các hướng dẫn lựa chọn, thành lập và quản lý các KBTTN và quản lý các tài nguyên sinh học bên trong các KBTTN để đảm bảo duy trì và sử dụng bền vững. 2) Cung cấp các dịch vụ sinh thái góp phần bảo vệ môi trường thiên nhiên Các KBTTN góp phần duy trì các chức năng dịch vụ môi trường của các hệ sinh thái tự nhiên như:
- 4 - Góp phần bảo vệ các chu trình thuỷ văn và các vùng đầu nguồn đảm bảo sự hoạt động bình thường của các công trình thủy điện, thủy lợi và cung cấp nước ở vùng hạ du. - Giảm bớt cường độ bão, lũ lụt, hạn hán, chống xói mòn đất, bảo vệ bờ biển khỏi bị sói lở,... - Góp phần cải tạo đất và chuyển hóa các chất dinh dưỡng. - Góp phần điều hoà khí hậu địa phương và toàn cầu, đặc biệt làm giảm lượng khí thải CO2 vào khí quyển gây biến đổi khí hậu toàn cầu. Theo ước tính hệ thống các KBTTN thế giới hấp thụ khoảng 15% tổng lượng khí CO2 thải ra trên 6 đất liền (312 Giga tấn). Ở Canađa, 39 VQG hàng năm hấp thụ trên 4 tỷ tấn CO2 , tương đương 39 - 87 tỷ đô la tiền tín dụng CO2. 3) Đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế xã hội Tại Hội nghị thượng đỉnh về Công ước Đa dạng sinh học năm 1992, các chính phủ đã công nhận các KBTTN là các đơn vị kinh tế đóng vai trò quan trọng trong xóa đói giảm nghèo, duy trì hệ sinh thái và hỗ trợ môi trường sống của các cộng đồng trên thế giới. Nếu biết quản lý khai thác, các KBTTN cũng có thể là đơn vị tạo ra thu nhập, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế. Ví dụ, tại Canađa, các hoạt động tại các KBTTN đã đem lại khoảng 6,5 tỷ đô la Canađa mỗi năm, tạo ra 1590.000 chỗ làm và đóng góp 2,5 triệu đô la Canađa tiền thuế cho Chính phủ. Tại Úc, 8 VQG đã thu được 2 tỷ đô la Úc mỗi năm và đóng 60 triệu đô la thuế cho Chính phủ (IUCN Việt Nam, 2009). Các đóng góp kinh tế của KBTTN có thể kể như: - Cung cấp các lâm sản (chủ yếu là lâm sản ngoài gỗ) làm vật liệu xây dựng, sản xuất đồ gia dụng, cung cấp nguồn thực phẩm và dược phẩm,... - Tạo môi trường phát triển du lịch: Sự hấp dẫn về mặt thẩm mỹ và vẻ đẹp của các loài sinh vật hoang dã ngoài thiên nhiên mang lại những lợi ích kinh tế đáng kể cho đất nước và người dân địa phương thông qua phát triển hình thức du lịch thiên nhiên.
- 5 - Tạo sinh kế cho người nghèo: Các KBTTN đáp ứng phần lớn các nhu cầu cơ bản của người nghèo ở nông thôn như lương thực, chất đốt, thuốc chữa bệnh và nước sinh hoạt. Đối với nhiều vùng xa xôi hẻo lánh, các KBTTN giữ vai trò như "kho dự trữ thức ăn" khi thiếu đói. Các KBTTN còn duy trì các chức năng sinh thái như ngăn chặn thiên tai mà người nghèo là đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất. Theo Báo cáo môi trường 2005 về Đa dạng sinh học của Bộ TN&MT (2005) có khoảng 25 triệu người Việt Nam sống dựa vào các hệ sinh thái rừng; khoảng 8 triệu người có nguồn thu nhập chính của hộ gia đình phụ thuộc vào khai thác thủy, hải sản và 12 triệu người khác có một phần thu nhập từ ngư nghiệp. - Duy trì các giá trị văn hóa - tinh thần: Hệ thống các KBTTN cũng góp phần bảo vệ các di tích lịch sử - văn hóa quan trọng của quốc gia, duy trì cuộc sống của các dân tộc thiểu số với các truyền thống văn hóa đặc sắc, bảo vệ các khu thắng cảnh thiên nhiên tạo điều kiện tổ chức các hoạt động tham quan thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên, giảm stress và tạo sự thoải mái tinh thần. - Cung cấp địa bàn cho rất nhiều các nghiên cứu khoa học về các chuyên đề sinh thái học, xã hội học và kinh tế học. 1.2. Khái quát về Vườn quốc gia Tam Đảo 1.2.1. Vị trí địa lý và diện tích của VQG Tam Đảo VQG Tam Đảo trải dài từ 21021′ đến 21042′ vĩ độ Bắc và 105023′ đến 105044′ kinh độ Đông, nằm trên địa phận 3 tỉnh: Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Tuyên Quang. Đây là một dãy núi lớn dài 80 km, chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, từ huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) đến huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc). Trung tâm VQG Tam Đảo cách thủ đô Hà Nội 75 km về phía Tây Bắc, cách thị xã Vĩnh Yên 13 km về phía Bắc. Diện tích hiện nay của VQG Tam Đảo là 34.995 ha. Ranh giới VQG Tam Đảo được xác định từ độ cao 100m (so với mực nước biển) trở lên và được chia làm 3 phân khu chính như sau:
- 6 - Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 17.295 ha nằm ở độ cao 400m trở lên (trừ khu nghỉ mát Tam Đảo). Đây là khu vực còn rừng tự nhiên và là nơi cư trú chủ yếu của các loài động vật hoang dã. - Phân khu phục hồi sinh thái: 15.398 ha, nằm bao quanh phân khu bảo vệ nghiêm ngặt. Trước đây, rừng tự nhiên ở đây bị khai thác nhiều lần và nhiều diện tích đã bị mất rừng. Đến nay, rừng đã phát triển tốt, góp phần bảo vệ môi trường và phòng hộ đầu nguồn cho khu vực Tam Đảo. - Phân khu nghỉ mát, du lịch: 2.302 ha, nằm ở sườn Tây Bắc Tam Đảo (thuộc địa phận tỉnh Vĩnh Phúc), bao quanh thị trấn Tam Đảo và hệ thủy của 2 suối Thác Bạc và Đồng Bùa. Trong phân khu có cả rừng tự nhiên và rừng trồng để tạo cảnh quan đẹp và môi trường sinh thái cho khu du lịch. 1.2.2. Mục tiêu quản lý của VQG Tam Đảo Ngày 06/03/1996, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 136/TTg phê duyệt dự án khả thi xây dựng VQG Tam Đảo. Trong Quyết định này, các mục tiêu quản lý của VQG Tam Đảo được xác định như sau: - Bảo vệ nguyên vẹn các hệ sinh thái rừng trên núi Tam Đảo, nguồn gen các loài động thực vật rừng quý hiếm, đặc biệt các loài đặc hữu, các loài bị đe dọa và cảnh quan thiên nhiên. - Thực hiện công tác nghiên cứu, thực nghiệm khoa học và dịch vụ kỹ thuật, tạo môi trường tốt phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, du lịch và nghỉ mát. - Tổ chức công tác tuyên truyền, giáo dục cho cộng đồng lòng yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ rừng và đa dạng sinh học. - Thực hiện vai trò lưu trữ và điều tiết nguồn nước của khu vực đầu nguồn, chống ô nhiễm, góp phần cải thiện môi sinh cho vùng đồng bằng Trung du Bắc Bộ và Thủ đô Hà Nội.
- 7 - Phối hợp xây dựng chương trình du lịch sinh thái và thực hiện các hoạt động dịch vụ tham quan du lịch và nghỉ mát. - Góp phần ổn định và nâng cao đời sống nhân dân trong vùng đệm VQG. 1.2.3. Các kiểu thảm thực vật VQG Tam Đảo có các kiểu rừng chính sau: Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới; Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp; Kiểu rừng lùn trên đỉnh núi; Một số kiểu rừng khác. a) Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới Kiểu rừng này thường phân bố ở độ cao dưới 800m, nhưng do ảnh hưởng của độ dốc, hướng phơi mà loại rừng này có thể phân bố ở độ cao 900 - 1000m. Kiểu rừng này bao phủ phần lớn dãy núi Tam Đảo với những loài cây có giá trị kinh tế như chò chỉ (Shoera chinensis), giổi (Michelia sp..), re (Cinnamomum sp.)… b) Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp ở Tam Đảo phân bố từ độ cao 800m trở lên nhưng đôi khi phân bố trên 900m. Thực vật bao gồm các loài họ re (Lauraceae), họ dẻ (Fagaceae), họ chè (Theaceae), họ mộc lan (Magnoliaceae), họ sau sau (Hamamelidaceae). Đây là vành đai của những loài cây thuộc khu hệ á nhiệt đới, còn được gọi là vành đai mây. Không khí luôn ở tình trạng bão hoà hơi nước, nên tạo điều kiện thuận lợi cho rêu và địa y phát triển. Từ độ cao 1000m, trở lên xuất hiện một số loài cây thuộc ngành Hạt Trần như thông nàng (Dacrycarpus imbricatus), pơ mu (Fokienia hodginsii), thông tre (Podocarpus neriifolius). Ngoài ra, còn thấy các loài thông yên tử (Podocarpus pilgeri), và kim giao (Nageia fleuryi).
- 8 Dưới tán kiểu rừng này thường có vầu đắng. Lên cao hơn nữa là sặt gai (Arundinaria giffithiana) mọc dày đặc dọc theo các dông núi. Ven theo các sườn núi thường có các loài cây bụi thuộc họ cà phê (Rubiaceae), họ đơn nem (Myrsinaceae), họ thầu dầu (Euphorbiaceae)… c) Rừng lùn trên đỉnh núi Rừng lùn trên đỉnh núi là một kiểu phụ đặc thù của rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp được hình thành trên các đỉnh dông dốc hay các đỉnh núi cao đất xương xẩu, nhiều nắng gió, mây mù thường xuyên bao phủ. Cây cối ở đây thường thấp bé, phát triển chậm, thân và cành được địa y và rêu bao phủ. Đất dưới tầng rừng khá mỏng nhưng có tầng thảm mục khá dày (ở một số nơi như đỉnh Rùng Rình, tầng thảm mục có thể dày hơn 1m). Thực vật chủ yếu là các loài cây thuộc họ đỗ quyên (Ericaceae), họ re (Lauraceae), họ dẻ (Fagaceae), họ hồi (Liciaceae), họ thích (Aceraceae)… Chủ yếu gặp ở dông và đỉnh núi cao trên 1000m, nơi có điều kiện khí hậu khắc nghiệt. d) Rừng tre nứa Khi rừng thuộc hai loại trên bị phá thì các loài tre, nứa mọc xen vào hoặc chuyển hẳn thành rừng tre, nứa. Ở đai cao hơn 800m, loài tre tiêu biểu là vầu và sặt gai. Đai trung bình là giang (ở độ cao từ 500 - 800m), còn thấp hơn (dưới 500m) là nứa. e) Rừng phục hồi sau nương rẫy Rừng ở đây trước những năm 80 bị tác động mạnh bởi hoạt động khai thác gỗ của các Lâm trường đóng trên địa bàn giáp ranh với Vườn và canh tác nương rẫy của nhân dân vùng đệm. Sau khi thành lập VQG Tam Đảo, việc đốt nương làm rẫy đã giảm xuống rõ rệt. Do tác động mạnh của con người, thành phần thực vật ở đây ít nhiều có biểu hiện cho thực vật rừng thứ sinh
- 9 được phục hồi sau khi đất được sử dụng cho canh tác nương rẫy hoặc phục hồi sau khi rừng được khai thác. Sau khi khai thác, làm nương rẫy rừng được khôi phục bởi các loài như bục trắng (Mallotus apelta), bục bạc (Mallotus paniculatus), ba soi (Macaranga denticulata), bồ cu vẽ (Breynia fruticosa), thẩu tấu (Aporosa dioica), dền (Xylopia vielana), dung (Symplocos sp.), màng tang (Litsea cubeba), … Loại hình rừng này thường mọc thành các chòm rải rác thuộc các xã như Quân Chu, Phú Xuyên, La Bằng thuộc huyện Đại Từ và các xã Hợp Hoà, Kháng Nhật thuộc huyện Sơn Dương . f) Rừng trồng Rừng trồng Tam Đảo đã có từ thời kỳ Pháp thuộc. Đó là những diện tích rừng thông đuôi ngựa (Pinus massoniana) được trồng dọc hai ven đường lên thị trấn Tam Đảo để tạo cảnh quan đẹp cho khu du lịch Tam Đảo, cải thiện môi trường sinh thái và rừng lim xanh rất tươi tốt chạy dọc theo dải đồi thấp từ xóm Thông đến gần đồi Giếng. Năm 1962, công tác trồng rừng mới được bắt đầu trở lại ở Tam Đảo. Loài cây trồng chủ yếu là những loài cây nhập nội như thông, bạch đàn và gần đây là keo lá tràm và keo tai tượng, tạo thành 3 loại rừng trồng chính: rừng thông đuôi ngựa, rừng bạch đàn, rừng keo. g) Trảng cây bụi Thành phần thực vật trảng cây bụi không phong phú nhưng số lượng cá thể lại nhiều. Thành phần các loài cây bụi ở đây là các cây ưa sáng, chịu hạn, nhiều khi có cả lá cứng và có gai. Phổ biến là thẩu tấu (Aporosa dioica), thổ mật (Bridelia tomentosa), thao kén (Helicteres spp.), bồ cu vẽ (Breynia fruticosa), me rừng (Phyllanthus emblica), mua rừng (Melastoma soptemnervium), sim (Rhodomyrtus tomentosa), màng tang (Litsea cubeba)…, Số cá thể nhiều thường
- 10 tập trung vào một số họ như họ mua (Melastomaceae), họ sim (Myrtaceae), họ hoà thảo (Poaceae). h) Trảng cỏ Thành phần thực vật trảng cỏ được hình thành trên các kiểu rừng đã bị khai thác, đất bị thoái hoá mạnh do đốt nương hàng năm, gồm có 2 loại: trảng cỏ cao (gồm các loài cỏ cao khoảng 2m, mọc thành bụi); trảng cỏ thấp (gồm các loài cỏ thấp hơn 1m, mọc thành thảm cỏ dày đặc hoặc rải rác). 1.2.4. Sự đa dạng loài của hệ thực vật và hệ động vật a) Hệ thực vật Nhìn chung, hệ thực vật Tam Đảo khá phong phú, đến nay đã điều tra thống kê được 1436 loài thuộc 741 chi trong 219 họ của 6 ngành thực vật. Trong đó, có nhiều nhóm cây có giá trị kinh tế như nhóm cây gỗ, cây thuốc, cây làm rau, cây cung cấp tanin, cây ăn quả và cây cảnh. Hệ thực vật nơi đây tập trung nhiều loài có quan hệ với thực vật Nam Trung Quốc và một số loài mang tính chất ôn đới. Hệ thực vật rừng Tam Đảo còn đa dạng về các loài quý hiếm. Có 68 loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam và Danh Lục Đỏ IUCN. Có rất nhiều loài thực vật quý hiếm chỉ còn số lượng ít như kim tuyến (Anvectochitus setaceus), vù hương (Cinnamomum balansae), kim giao (P.fleuryi), dẻ tùng sọc trắng (sam bông) (Amentotaxus argotaenia), trầm hương (Aquilaria crassna)… b) Hệ động vật Trong khu vực VQG Tam Đảo đã thống kê được 1.141 loài động vật thuộc 150 họ của 39 bộ trong các lớp động vật (Bảng 1.1). Bảng 1.1. Thành phần hệ động vật Tam Đảo STT Lớp Số loài Số giống Số họ Số bộ 1 Chim 239 140 50 17 2 Thú 70 48 25 8
- 11 3 Bò sát 124 46 16 2 4 Lưỡng cư 57 11 8 3 5 Côn trùng 651 271 57 9 Tổng 1.141 516 156 39 Nguồn: VQG Tam Đảo, 2004 1.2.5. Các loài có giá trị bảo tồn cao Cho đến nay, kết quả điều tra, thống kê về loài thực vật cho thấy hệ thực vật VQG Tam Đảo có 64 loài thực vật quý hiếm và 42 loài thực vật đặc hữu (Bảng 1.2). Trong đó, có nhiều loài được thu thập và mô tả lần đầu tiên tại VQG Tam Đảo. Đây cũng là những loài thực vật có giá trị bảo tồn và có ý nghĩa lớn cho khoa học. Bảng 1.2. Danh lục các loài quý hiếm và đặc hữu cần được bảo vệ STT Tên phổ thông Tên khoa học I. Các loài quý hiếm 1 Ngũ gia bì hương Acanthopanax granxilistylus 2 Ngũ gia bì gai Acanthopanax trifoliatus 3 Thích 10 nhị Acer decandrum 4 Thích lá xẻ Acer wilsonii 5 Sum lá to Adinandra megaphylla 6 Dẻ tùng sọc (Sam bông) Amentotaxus argotaenia 7 Sa nhân Amomum longiligulare 8 Chò đãi Annamocarya sinensis 9 Kim tuyến Anoectochilus setaceus 10 Trầm hương Aquilaria crassna 11 Lá khôi Ardisia argentea 12 Lưỡi cọp đỏ Ardisia mamillata 13 Trúc đũa Arundinaria japonica 14 Trầu tiên Asarum maximum 15 Vang Caesalpinia sappan 16 Song mật Calamus platycanthus 17 Chè hoa vàng Camellia fleuryi 18 Chè gilbertii Camellia gilbertii 19 Chè lá mỏng hoa vàng Camellia pleurocarpa 20 Cọ bắc sơn Caryota bacsonensis 21 Lát hoa Chukrasia tabularis 22 Lông cu li Cibotium barometz 23 Gù hương Cinnamomum balansae
- 12 24 Vàng đắng Coscinium fenestratum 25 Sơn tuế Cycas circinalis 26 Sưa bắc bộ Dalbergia tonkinensis 27 Hoàng thảo Tam Đảo Dendrobium daoense 28 Hoàng thảo sừng dài Dendrobium longicornu 29 Hoàng tinh hoa trắng Disporopsis longifolia 30 Cốt toái bổ Drynaria fortunei 31 Đỗ trọng bắc Euonymus chinensis 32 Sơn trà răng cưa Eriobotrya serrata 33 Lim xanh Erythrophloeum fordii 34 Pơ mu Fokienia hodginsii 35 Giác đế Tam Đảo Goniothalamus takhtajanii 36 Hồi núi Illicium griffithii 37 Kháo lá to Machilus grandifolia 38 Sến mật Madhuca pasquieri 39 Vàng tâm Manglietia fordiana 40 Đinh Markhamia stipulata 41 Ngót rừng Meliantha suavis 42 Ba kích Morinda officinalis 43 Chò chỉ Shorea chinensis 44 Bảy lá một hoa Paris polyphylla 45 Kim giao Nageia fleuryi 46 Thông tre lá dài Nageia neriifoliusb 47 Thông tre lá ngắn Podocarpus pilgeri 48 Bát giác liên Podophyllum tonkinensis 49 Nhọc trái khớp Enicosanthella plagioneura 50 Dẹ quả tròn Potameia lotungensis 51 Cơm lênh lá nhỏ Pothos kerrii 52 Thông đất Psilotum nudum 53 Ba gạc phú hộ Rauvolfia vomitoria 54 Dó giấy Rhamnoneuron balansae 55 Đỗ quyên hoa trắng Rhododendron chapaensis 56 Đỗ quyên hoa đỏ Rhododendron simsii 57 Đỗ quyên hoa vàng Rhododendron hainanense 58 Huyết đằng Sargentodoxa cuneata 59 Thổ phục linh Smilax glabra 60 Bình vôi Stephania cephanrantha 61 Mã tiền Strychnos ignatii 62 Râu hùm Tacca chantrieri 63 Thung Tetrameles nudiflora 64 Dây đau xương Tinospora sinensis II. Các loài đặc hữu
- 13 1 Ráng tam đảo Tectaria tamdaoensis 2 Hoàng thảo tam đảo Dendrobium daoensis 3 Mua rừng Melastoma trungii 4 Chân danh eberhardt Euonymus eberhardtii 5 Tứ thư eberhardt Tetrastigma eberhardtii 6 Dương đồng bốc Adinandra bockiana 7 Dương đồng bốc lá nhọn Adiandra bockiana var. acufolia 8 Trà hoa dài Camellia longicaudata 9 Trà hoa vàng Camellia petelotii 10 Trà hoa gân có lông Camellia pubicosta 11 Cói túi ba vì Carex calcicola 12 Cói lá dứa trần Mapania nudispica 13 Cói lá dứa tam đảo Mapania sp. 14 Cói dài tam đảo Scirpus petelotii 15 Giác đế tam đảo Goniothalamus takhtajanii 16 Mắc có lá đơn Allophyllus petelotii 17 Nam tinh petelot Arisoema petelotii 18 Tế hoa petelot Phyllanthus petelotii 19 Hoa tiên Asarum petelotii 20 Lá men tam đảo Asarum glabrum 21 Chùy hoa leo Mosla tamdaoensis 22 Chùy hoa tam đảo Strobilanthes sarmentosus 23 Hoa nhị đào Antherolophus gradulosus 24 Trọng lâu kim tiền Paris delavayi 25 Mây bắc bộ Calamus tonkinensis 26 Gai bắc bộ Boehmeria tonkinensis 27 Súm nhãn Eury tonkinensis 28 Bồ đề Stryrax tonkinensis 29 Cồng sữa Eberhardtia tonkinensis 30 Câu đằng Uncaria tonkinensis 31 Ô đước bắc Lindera tonkinensis 32 Lá cứng Leucothoe tonkinensis 33 Chò nâu Dipterocarpus retusus 34 Tai chuột bắc Pyrrosia tonkinensis 35 Gò đồng bắc Gordonia tonkinensis 36 Chè cánh bắc Hartia tonkinensis 37 Lãnh công bắc Fissistigma tonkinensis 38 Sụ bắc Alseodaphne tonkinensis 39 Gà lồ bắc Caryodaphnopsis tonkinensis 40 Giổi ngọt Michelia tonkinensis 41 Chè đuôi Cleistanthus tonkinensis 42 Chùy hoa bắc Strobilanthes tonkinensis
- 14 Nguồn: VQG Tam Đảo, 2004 Về khu hệ động vật, từ lâu Tam Đảo đã nổi tiếng với sự có mặt của loài cá cóc tam đảo hay cá cóc bụng hoa (Paramesotriton deloustali). VQG Tam Đảo có 38 loài bò sát, ếch nhái quý hiếm. VQG Tam Đảo đã được công nhận là một trong số 63 vùng chim quan trọng của Việt Nam (Tordoff et al.2002). Có 6 loài chim quý hiếm. Về khu hệ thú, có 29 loài thuộc diện ưu tiên bảo tồn (Bảng 1.3). Bảng 1.3. Một số loài động vật có giá trị bảo tồn cao ở VQG Tam Đảo IUCN SĐVN NĐ 32 TT Tên khoa học Tên phổ thông 2008 2007 2006 I. Các loài thú 1 Nycticebus bengalensis Cu li lớn EN VU IB 2 Nycticebus pygmaeus Cu li nhỏ EN VU IB 3 Macaca arctoides Khỉ mặt đỏ VU VU IIB 4 Macaca mullata Khỉ vàng LR IIB 5 Macaca assamensis Khỉ mốc NT VU IIB 6 Macaca leolina Khỉ đuôi lợn VU VU IIB 7 Trachypithecus francoisi Voọc má trắng EN VU IB 8 Cuon alpinus Chó sói NT EN IIB 9 Ursus thibethanus Gấu ngựa VU EN IB 10 Helarctos malayanus Gấu chó EN EN IB 11 Catopuma temminckii Báo lửa VU EN IB 12 Prionailurus bengalensis Mèo rừng IB 13 Pardofelis marmorata Mèo gấm VU VU IB 14 Neofelis nebulosa Báo gấm VU EN IB 15 Articlis binturong Cầy mực VU EN IIB 16 Arctogalidia trivirgata Cầy tai trắng LR 17 Chrotogale owstoni Cầy vằn VU VU IIB 18 Prionodon pardicolor Cầy gấm VU IIB 19 Aonyx cinerea Rái cá vuốt bé EN VU IB 20 Lutra lutra Rái cá thường NT VU IB 21 Mustela strigidorsa Triết chỉ lưng IIB 22 Mustela kathiah Triết bụng vàng IIB 23 Rusa unicolor Nai VU VU 24 Tragulus kanchil Cheo cheo VU IIB
- 15 25 Capricornis milneedwarsii Sơn dương VU EN IB 26 Manis pentadactyla Tê tê vàng EN EN IIB 27 Belomys pearsonii Sóc bay lông chân DD CR 28 Myotis siligorensis Dơi tai sọ cao LR II. Các loài chim 29 Aquila heliaca Đại bàng đầu nâu VU CR 30 Aquila clanga Đại bàng đen VU EN 31 Buceros bicornis Phượng hoàng đất NT VU IIB 32 Anhorrhinus tickelli Cao cát nâu NT VU IIB 33 Pitta nympha Đuôi cụt bụng đỏ VU VU 34 Gallinago nemoricola Rẽ giun lớn VU III. Các loài bò sát, ếch nhái 35 Gekko gecko Tắc kè VU 36 Physignathus cocincinus Rồng đất VU 37 Varanus salvator Kỳ đà hoa EN IIB 38 Python molurus Trăn đất LR 39 Elaphe mandarina Rắn sọc quan CR 40 Elaphe moellendorffi Rắn sọc đuôi khoanh VU 41 Elaphe porphyracea Rắn sọc đốm đỏ VU 42 Elaphe prasina Rắn sọc xanh VU 43 Elaphe radiata Rắn sọc dưa VU IIB 44 Ptyas korros Rắn ráo thường EN 45 Ptyas mucosus Rắn ráo trâu EN IIB 46 Bungarus fasciatus Rắn cạp nong EN IIB 47 Bungarus multicincitus Rắn cạp nia IIB 48 Naja atra Rắn hổ mang EN IIB 49 Ophiophagus hannah Rắn hổ chúa CR IIB 50 Platysternum megacephalum Rùa đầu to EN EN IIB 51 Cuora galbinifrons Rùa hộp trán vàng CR EN 52 Cuora trifasciata Rùa hộp ba vạch EN CR IB 53 Geoemyda espengleri Rùa đất spengle EN 54 Pyxidea mouhotii Rùa sa nhân EN 55 Sacalia quadriocellata Rùa bốn mắt EN 56 Indotestudo elongata Rùa núi vàng* EN EN 57 Manouria impressa Rùa núi viền VU VU 58 Pelodiscus sinensis Ba ba trơn VU 59 Paramesotriton deloustali Cá cóc tam đảo VU EN IIB 60 Ichthyophis bannanicus Ếch giun VU 61 Bufo galeatus Cóc rừng VU Megophrys Cóc mày gai mí CR 62 palpebralespinosa
- 16 63 Chaparana delacouri Ếch vạch DD EN 64 Paa spinosa Ếch gai EN 65 Rana andersonii Chàng anđecsơn VU 66 Theloderma corticale Ếch cây sần bắc bộ DD EN Ghi chú: Theo Nguyễn Xuân Đặng và cs (2009), Nguyễn Quảng Trường và cs.(2004), Peter D. và Lê Mạnh Hùng (2005) - NĐ32 = NĐ 32/2006/NĐ - CP: IB - Nhóm IB (Nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại), IIB - Nhóm IIB (hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại). - SĐVN = Sách Đỏ Việt Nam (2007) và IUCN = Danh lục Đỏ IUCN (2008): CR = cực kỳ nguy cấp, EN = nguy cấp, VU = sẽ nguy cấp, NT = sắp bị đe doạ; LR = Nguy cơ thấp, DD - Thiếu số liệu xếp hạng. 1.2.6. Các giá trị kinh tế và dịch vụ của VQG Tam Đảo a) Các giá trị kinh tế Giá trị tài nguyên của VQG Tam Đảo rất lớn. Theo nghiên cứu của Nguyễn Quang Việt và cộng sự (2004) cho thấy số loài thực vật mang ý nghĩa kinh tế khá nhiều, chiếm hơn nửa số loài trong toàn VQG (Bảng 1.4). Bảng 1.4. Các nhóm giá trị kinh tế của tài nguyên thực vật VQG Tam Đảo Nhóm Giá trị Số loài Tỷ lệ (%) I Cây cho gỗ 487 33,91 II Cây cho quả 32 2,23 III Cây cho sợi 29 2,02 IV Cây làm thuốc 335 23,33 V Cây cho tinh dầu 37 2,57 VI Cây làm rau ăn 43 2,99 VII Cây làm cảnh 162 11,28 VIII Cây cho tinh bột 7 0,49 IX Cây chưa xác định mục đích 304 21,17 Nguồn: VQG Tam Đảo,2004
- 17 Tài nguyên động vật của VQG Tam Đảo cũng rất lớn. Tuy chưa có thống kê đánh giá cụ thể nhưng có thể thấy giá trị tài nguyên của động vật hoang dã VQG Tam Đảo bao gồm các nhóm khác như: cung cấp thực phẩm (hầu hết các loài), cung cấp dược phẩm (gấu, trăn, rắn, chim bìm bịp,...), cung cấp nguyên liệu cho sản xuất mỹ phẩm (xạ các loài cầy hương) và đồ mỹ nghệ (da lông các loài thú, da trăn, rắn, lông các loài chim,...), làm sinh vật cảnh (các loài sóc, các loài chim đẹp, hót hay,...),... b) Các giá trị dịch vụ môi trường Ngoài các giá trị vật chất nói trên, tài nguyên sinh vật của VQG Tam Đảo còn cung cấp nhiều dịch vụ môi trường rất quan trọng như điều hòa khí hậu: Toàn bộ phần phía Tây - Nam, phía Nam và phía Đông VQG được bao quanh bởi vùng đồng bằng, trung du thuộc các tỉnh: Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang và Hà Nội. Có thể nói VQG Tam Đảo là hòn đảo cao nằm giữa đồng bằng và các khu dân cư, đô thị, các khu công nghiệp. Nói cách khác, rừng Tam Đảo là lá phổi xanh điều hòa khí hậu cho cả vùng, hấp thụ khí cacbonic của các khu dân cư và khu công nghiệp xung quanh. Ngoài ra, rừng Tam Đảo còn góp phần chống xói mòn đất, điều tiết nước cho sản xuất nông nghiệp, trồng trọt và sinh hoạt của nhân dân quanh vùng. c) Giá trị du lịch, văn hóa Với cảnh quan núi non hùng vĩ, rừng xanh bao la và khí hậu mát lành, tại khu vực VQG Tam Đảo và vùng đệm có nhiều thắng cảnh du lịch nổi tiếng và di tích văn hóa lịch sử như:
- 18 - Khu nghỉ mát Tam Đảo: Có diện tích 235 ha, nằm ở độ cao 900m so với mặt biển, có các quần thể cảnh quan đẹp như Thác Bạc, Đền bà chúa thượng ngàn, Tháp truyền hình, Đỉnh Rùng Rình và nhiều di tích lích sử văn hoá khác. - Khu danh thắng Tây Thiên: Khu danh thắng Tây Thiên nằm trong thung lũng lòng chảo của dãy núi Tam Đảo thuộc địa phận xã Đại Đình - huyện Tam Đảo. Độ cao từ cốt 54 - 1100m so với mặt biển, trong phạm vi chiều dài 11km, chiều ngang 1km. Trong quần thể Tây Thiên có: Đền Thỏng, Đền Chân Suối, Đền Đầu, Đền Cả, Đền Cậu, Đền Cô và Đền Thượng Tây Thiên (ở độ cao trên 600m). Trong các đền chùa và núi rừng Tây Thiên còn lưu giữ nhiều hiện vật văn hóa cổ, kiến trúc cổ, mộ cổ,… đã được phát hiện và chưa phát hiện ra phục vụ cho việc hành đạo, vì thế Tây Thiên còn được coi là nơi hành hương từ rất lâu đời của đạo Phật. - Các đền chùa khác như: Đền Bà chúa Thượng ngàn, Đền Thạch Kiếm, Đền Mẫu, Đền thờ Đức Thánh Trần, ....
- 19 Chương 2 MỤC TIÊU - ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG - THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu - Điều tra tình hình dân sinh - kinh tế xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc, phát hiện những tác động tiêu cực của dân cư địa phương đến đa dạng sinh học của VQG Tam Đảo. - Đánh giá tình hình khai thác trái phép lâm sản ở khu vực nghiên cứu và tác động của lễ hội Tây Thiên đến đa dạng sinh học của VQG Tam Đảo. - Đề xuất giải pháp kiểm soát tình trạng khai thác, sử dụng trái phép lâm sản ở vùng nghiên cứu và bảo tồn đa dạng sinh học của VQG Tam Đảo. 2.2. Đối tượng nghiên cứu - Tài nguyên rừng (động vật, thực vật) và môi trường khu vực Tây Thiên. - Các du khách tham gia lễ hội chùa Tây Thiên. - Các hộ gia đình tại khu vực Tây Thiên: thôn Đền Thỏng, thôn Lõng Sâu và thôn Đồng Hội, xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. 2.3. Nội dung nghiên cứu
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 372 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 300 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 313 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 321 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 265 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 236 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 250 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 203 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn