intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp quản lý lửa rừng cho huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:91

26
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm đánh giá được đặc điểm của một số nhân tố tự nhiên - kinh tế - xã hội chủ yếu có ảnh hưởng đến nguy cơ cháy rừng ở Tam Đảo. Đề xuất được một số giải pháp quản lý lửa rừng phù hợp với điều kiện huyện Tam Đảo. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp quản lý lửa rừng cho huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ----------------------------- NGUYỄN TUẤN PHƯƠNG NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ LỬA RỪNG CHO HUYỆN TAM ĐẢO, TỈNH VĨNH PHÚC LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Nội - 2011
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ----------------------------- NGUYỄN TUẤN PHƯƠNG NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ LỬA RỪNG CHO HUYỆN TAM ĐẢO, TỈNH VĨNH PHÚC Chuyên ngành: Quản lý bảo vệ tài nguyên rừng và môi trường Mã số: 60.62.68 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. BẾ MINH CHÂU Hà Nội - 2011
  3. i LỜI CẢM ƠN Được sự nhất trí của Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học và Khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi trường - trường Đại học Lâm nghiệp, tôi đã thực hiện luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý lửa rừng cho huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc”. Luận văn được hoàn thành theo trương trình đào tạo Cao học khóa 17 tại trường Đại học Lâm nghiệp Xuân Mai, Hà Nội. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu, các thầy cô trong Khoa Sau đại học đã tạo điều kiện giúp đỡ, động viên tác giả hoàn thành luận văn này. Đặc biệt xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới TS. Bế Minh Châu - người hướng dẫn khoa học, đã tận tình hướng dẫn tác giả từ khi hình thành phát triển ý tưởng đến xây dựng đề cương, phương pháp luận, tìm tài liệu và có những chỉ dẫn khoa học quý báu trong suốt quá trình triển khai nghiên cứu và hoàn thành đề tài. Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình, tạo điều kiện của toàn thể cán bộ công chức viên chức Hạt Kiểm lâm huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, các cán bộ Viện Sinh thái tài nguyên rừng và Môi trường, các sinh viên Đặng Thị Hồng Nhung và Lê Thọ Sơn - khóa 51 khoa Quản lý tài nguyên rừng & Môi trường - Trường Đại học Lâm nghiệp đối với tôi trong quá trình thu thập và xử lý số liệu ngoại nghiệp. Tôi xin bày tỏ và gửi lời cảm ơn đến bạn bè, đồng nghiệp và người thân trong gia đình đã động viên giúp đỡ tôi hoàn thành bản luận văn này. Mặc dù đã rất cố gắng và nghiêm túc song đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định, vì vậy rất mong nhận được sự góp ý của các nhà khoa học và đồng nghiệp./. Tam Đảo, ngày tháng năm 2011 Nguyễn Tuấn Phương
  4. ii MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cảm ơn ......................................................................................................... i Mục lục .............................................................................................................. ii Danh mục các chữ viết tắt ................................................................................ iv Danh mục các bảng ........................................................................................... v Danh mục các hình ........................................................................................... vi ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...............................................4 1.1. Trên thế giới.......................................................................................... 4 1.2. Ở Việt Nam ........................................................................................... 9 Chương 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....14 2.1. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................... 14 2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................... 14 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu:................................................................. 14 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu: .................................................................... 14 2.3. Nội dung nghiên cứu .......................................................................... 14 2.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................... 15 2.4.1. Phương pháp luận: ...................................................................... 15 2.4.2. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp ........................................... 17 2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu nội nghiệp ........................................ 20 Chương 3 ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU ............................................23 3.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................. 23 3.1.1. Vị trí địa lý .................................................................................... 23 3.1.2. Địa hình ........................................................................................ 23 3.1.3. Khí hậu thủy văn:......................................................................... 23 3.1.4. Thổ nhưỡng đất đai ...................................................................... 24 3.2. Điều kiện kinh tế................................................................................. 24 3.3. Điều kiện xã hội .................................................................................. 25 3.3.1. Sự nghiệp giáo dục, y tế:.............................................................. 25
  5. iii 3.3.2. Sự nghiệp văn hoá, thể thao, phát thanh, truyền hình .............. 25 Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................27 4.1. Đặc điểm tài nguyên rừng và tình hình cháy rừng tại huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc .................................................................................. 27 4.1.1. Đặc điểm tài nguyên rừng huyện Tam Đảo................................ 27 4.1.2. Tình hình cháy rừng trong 7 năm (2004-2010) tại huyện Tam Đảo .......................................................................................................... 30 4.2. Đặc điểm của một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cháy rừng tại huyện Tam Đảo ......................................................................................... 35 4.2.1. Đặc điểm của các yếu tố tự nhiên ............................................... 35 4.2.2.Đặc điểm kinh tế - xã hội ảnh hưởng tới cháy rừng ở huyện Tam Đảo .......................................................................................................... 48 4.3. Thực trạng công tác PCCCR ở huyện Tam Đảo ............................ 50 4.3.1.Công tác tổ chức lực lượng .......................................................... 50 4.3.2.Công tác tuyên truyền giáo dục về PCCCR. ................................ 51 4.3.3.Công tác quy hoạch vùng trọng điểm cháy .................................. 51 4.3.4. Các công trình phòng cháy .......................................................... 52 4.3.5. Đánh giá chung về công tác quản lý lửa rừng: .......................... 54 4.4. Đề xuất các giải pháp quản lý lửa rừng cho huyện Tam Đảo. ....... 55 4.4.1.Tổ chức lực lượng PCCCR: ......................................................... 56 4.4.2.Công tác tuyên truyền về PCCCR ................................................ 56 4.4.3. Xây dựng bản đồ phân cấp nguy cơ cháy cho huyện Tam Đảo 57 4.4.4.Giải pháp về kỹ thuật .................................................................... 60 4.4.5. Giải pháp thể chế, chính sách ..................................................... 65 4.4.6. Giải pháp kinh tế - xã hội ............................................................ 66 4.4.7. Đề xuất kế hoạch cho các hoạt động PCCCR huyện Tam Đảo 67 KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KIẾN NGHỊ ...............................................................70 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT PCCCR: Phòng cháy chữa cháy rừng. ÔTC: Ô tiêu chuẩn. ÔDB: Ô dạng bản. VLC: Vật liệu cháy. Wvlc: Độ ẩm vật liệu cháy. D1,3: Đường kính tại vị trí 1,3m. Dt: Đường kính tán. Hdc: Chiều cao dưới cành. Wkk: Độ ẩm không khí. IUCN: Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên quốc tế. UNEP: Chương trình môi trường của Liên hợp quốc. WWF: Quỹ bảo tồn động vật hoang dã. VQG: Vườn quốc gia TTLN: Trung tâm lâm nghiệp FAO: Tổ chức Nông lương thế giới. H(m): Độ cao. Hvn: Chiều cao vút ngọn. K/C: Khoảng cách. RT: Rừng trồng. RTN: Rừng tự nhiên. Pi: Trọng số của chỉ tiêu thứ i. BĐ: Bạch đàn Mtt: Khối lượng thảm tươi Mtk: Khối lượng thảm khô Dtk: Độ dày thảm khô Mvlc: Khối lượng vật liệu cháy
  7. v DANH MỤC CÁC BẢNG TT Tên bảng Trang 4.1 Tình hình cháy rừng ở huyện Tam Đảo (2004-2010) 30 4.2 Số vụ cháy theo các tháng tại Tam Đảo (từ 2004-2010) 33 4.3 Tình hình cháy ở các trạng thái rừng huyện Tam Đảo 34 4.4 Nguyên nhân cháy rừng ở huyện Tam Đảo (2004-2010) 34 4.5 Nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa trung bình ở Tam Đảo 36 (2004-2010) 4.6 Tổng hợp kết quả điều tra hiện trạng rừng theo độ cao 38 4.7 Tổng hợp hiện trạng rừng theo độ dốc ở Tam Đảo 40 4.8 Mật độ và tổ thành của các trạng thái rừng ở Tam Đảo 41 4.9 Một số chỉ tiêu sinh trưởng tầng cây cao ở các trạng thái 43 rừng khu vực Tam Đảo 4.10 Tình hình sinh trưởng của lớp cây bụi, thảm tươi, cây tái sinh 45 4.11 Đặc điểm VLC ở các trạng thái rừng 47 4.12 Khoảng cách từ khu dân cư đến các trạng thái rừng 48 4.13 Thống kê các công trình phòng cháy ở huyện Tam Đảo 53 4.14 Thống kê những nhân tố chính ảnh hưởng đến cháy rừng 57 ở huyện Tam Đảo 4.15 Kết quả chỉ số Fij và ECT ở các trạng thái rừng 58 4.16 Phân cấp các trạng thái rừng theo nguy cơ cháy 58 4.17 Đề xuất địa điểm làm đường băng cản lửa 64 4.18 Dự kiến hoạt động công tác PCCCR huyện Tam Đảo 69
  8. vi DANH MỤC CÁC HÌNH TT Tên hình Trang 4.1 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất của huyện Tam Đảo 27 4.2 Hình ảnh về cháy rừng thông tại xã Minh Quang, huyện 32 Tam Đảo 4.3 Diện tích và số vụ cháy rừng theo các tháng huyện Tam 33 Đảo (2004-2010) 4.4 Biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa và độ ẩm không khí bình 37 quân huyện Tam Đảo (2004-2010) 4.5 Chiều cao dưới cành trung bình của các OTC 44 4.6 Bản đồ phân cấp nguy cơ cháy rừng huyện Tam Đảo 59
  9. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, cháy rừng thường xuyên xảy ra ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Mặc dù trong công tác bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) luôn nhận được sự quan tâm của các chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, các nhà chuyên môn, nhà quản lý và những người quan tâm đến hoạt động lâm nghiệp, nhưng nạn cháy rừng vẫn có lúc, có nơi xảy ra nghiêm trọng, gây nên những tổn thất to lớn về tài nguyên, của cải, môi trường và cả tính mạng con người, đồng thời tiềm ẩn nhiều nguy cơ suy thoái đa dạng sinh học trên trái đất. Theo số liệu công bố của các tổ chức IUCN, UNDP và WWF (1991)[6],[9],[16], trung bình mỗi năm trên thế giới mất đi khoảng 18 triệu ha rừng. Trong đó diện tích rừng bị mất do cháy rừng chiếm 23%. Trên thế giới những vụ cháy lớn điển hình như sau: Ở Australia, năm 1976 cháy rừng đã tiêu hủy 1,7 triệu ha, riêng ngày 16/2/1983, một vụ cháy đã tiêu hủy hơn 335.000ha rừng và đồng cỏ làm chết 73 người, hơn 1000 người bị thương gây thiệt hại khoảng 450 triệu USD[36]. Tại vùng Đông nam của nước này, ngày 10-02-2009 trong đợt nắng nóng có một không hai trong thế kỷ xảy ra một vụ cháy rừng không kiểm soát được đã thiêu hủy hàng trăm ngàn ha rừng, ít nhất 109 người đã bị chết và cả một thị trấn bị nhấn chìm trong ngọn lửa hung hãn[36]. Ở Inđônêsia, trong vòng 8 tháng, từ tháng 9/1997 - tháng 5/1998, các vụ cháy đã tiêu hủy khoảng 1 triệu ha rừng. Với hàng triệu tấn sinh khối bị thiêu hủy, hệ thống cơ sở hạ tầng bị thiệt hại nặng nề, sức khỏe của hơn 70 triệu dân trong khu vực bị ảnh hưởng. Tổng thiệt hại tính bằng tiền lên tới 10 tỷ USD cho cả khu vực[7],[8],[40]. Ở Mỹ, riêng năm 2000 bị cháy 2,8 triệu ha, chính phủ Mỹ phải chi phí mỗi ngày 15 triệu USD trong vòng hơn 2 tháng[36].
  10. 2 Tại Đông nam Châu Âu năm 2007[36], cháy lớn liên tiếp xảy ra ở nhiều nước như Hy Lạp, Italy Croatia, Serbia, Bosnia, Slovakia đã thiêu hủy nhiều làng mạc, hàng chục ngàn ha rừng, hàng ngàn ngôi nhà. Đặc biệt tại các đảo Chios và Cephallonia của Hy Lạp, cháy lớn đã thiêu hủy tới 4.500 ha rừng, đã cướp đi sinh mạng của ba người lớn tuổi và thiêu trụi khoảng 60 ngôi nhà tại 9 ngôi làng. Ở Nga, theo thống kê của Bộ Tình trạng khẩn cấp nước Nga[36], trong thời điểm tính từ đầu tháng 8 đến 20/8/2010 đã xảy ra 288 điểm cháy rừng tác động nghiêm trọng tới lãnh thổ nước Nga, diện tích cháy rừng khoảng 11.200 ha, thiệt hại do cháy rừng lên tới 12 tỷ rúp. Các đám cháy đã cướp đi sinh mạng của 50 người dân, phá huỷ hơn 2.500 ngôi nhà và khiến khoảng 3.500 người rơi vào cảnh vô gia cư. Còn ở Việt Nam theo báo cáo của Cục kiểm lâm (2005)[13],[16], trong thời gian từ năm 1989 đến 2004 trung bình mỗi năm mất khoảng 50.000ha rừng, trong số đó có khoảng 10% là do hậu quả của cháy rừng. Cũng theo số liệu thống kê của Cục Kiểm lâm (2010)[35], từ năm 2000 đến 2010, trên cả nước trung bình mỗi năm xảy ra 1.413 vụ cháy rừng, gây thiệt hại 3.616ha rừng tự nhiên và 3.032ha rừng trồng. Chính vì những thiệt hại to lớn đó mà công tác phòng cháy, chữa cháy rừng được coi là nhiệm vụ hết sức quan trọng ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Tam Đảo là một huyện miền núi của tỉnh Vĩnh Phúc, có diện tích đất lâm nghiệp là 14.793,81ha, là một trong những trọng điểm cháy rừng của cả nước [33]. Mặc dù được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền từ tỉnh đến huyện trong công tác PCCCR, nhưng những năm trở lại đây cháy rừng vẫn thường xuyên xảy ra. Theo thống kê của Hạt kiểm lâm Tam Đảo[34], trong vòng 7 năm gần đây (từ 2004-2010), trên địa bàn huyện đã xảy ra 23 vụ cháy, gây ra những tổn thất to lớn về tài nguyên thiên nhiên và
  11. 3 kinh tế cho huyện. Nguyên nhân chủ yếu là do ý thức của một bộ phận nhân dân còn thấp, công tác PCCCR mặc dù tích cực nhưng hiệu quả mang lại còn hạn chế, diện tích rừng nhiều, địa hình hiểm trở, lực lượng bảo vệ rừng mỏng, trang thiết bị phòng cháy thiếu và xuống cấp, hệ thống các công trình phòng cháy bố trí còn nhiều bất cập, chưa hợp lý dẫn đến việc khó kiểm soát người ra vào rừng. Vì vậy để làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp quản lý lửa rừng cho huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc một cách khoa học, chủ động và hiệu quả, Tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp quản lý lửa rừng cho huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc”.
  12. 4 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Cháy rừng là một hiện tượng phổ biến, thường xuyên xảy ra gây nên những tổn thất to lớn về nhiều mặt. Vì vậy, nghiên cứu các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng và hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng đã được đặt ra như một yêu cầu cấp bách của thực tiễn. Những nghiên cứu đều hướng vào tìm hiểu bản chất của hiện tượng cháy rừng và mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng tới cháy rừng, từ đó đề xuất các giải pháp PCCCR phù hợp. Tuy nhiên, do có sự khác nhau về điều kiện tự nhiên và kinh tế, xã hội mà quy luật ảnh hưởng của các nhân tố đến cháy rừng và những giải pháp phòng cháy, chữa cháy rừng cũng không hoàn toàn giống nhau ở các địa phương. Vì vậy, tuỳ vào điều kiện cụ thể của từng quốc gia, từng địa phương mà tiến hành nghiên cứu nhằm xây dựng được những giải pháp phòng cháy, chữa cháy rừng có hiệu quả nhất. 1.1. Trên thế giới Nhiều công trình nghiên cứu về phòng cháy, chữa cháy rừng trên thế giới được các nhà khoa học tiến hành từ đầu thế kỷ XX, chủ yếu ở các nước có nền lâm nghiệp phát triển như: Mỹ, Nga, Đức, Thụy Điển, Canada, Pháp, Úc. Sau đó, được thực hiện ở tất cả các nước có hoạt động lâm nghiệp [6],[25]. Đến nay, những nghiên cứu về phòng cháy, chữa cháy rừng có thể chia thành 5 lĩnh vực sau: - Nghiên cứu bản chất của cháy rừng Nhiều kết quả nghiên cứu khẳng định rằng cháy rừng chỉ xảy ra khi có mặt đồng thời của 3 yếu tố: Nguồn nhiệt, oxy và vật liệu cháy [18],[37],[38]. Nếu hạn chế hoặc ngăn cách sự tiếp xúc của một yếu tố đối với 2 yếu tố còn lại, sẽ có thể hạn chế hoặc ngăn chặn đám cháy. Vì vậy, về bản chất, những biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng chính là những biện pháp tác động vào 3 yếu tố trên theo chiều hướng ngăn chặn và giảm thiểu quá trình cháy.
  13. 5 Các nhà khoa học đã chia cháy rừng thành 3 loại: (1) Cháy dưới tán cây hay cháy mặt đất rừng, đây là trường hợp chỉ cháy một phần hay toàn bộ lớp cây bụi, cỏ khô và cành rơi, lá rụng trên mặt đất; (2) Cháy tán rừng (Cháy ngọn cây) là trường hợp lửa lan tràn từ tán cây này sang tán cây khác; (3) Cháy ngầm (Cháy dưới mặt đất) là trường hợp xảy ra khi lửa lan tràn chậm, âm ỉ dưới mặt đất trong lớp thảm mục dày hoặc than bùn. Trong một đám cháy có thể xảy ra một hoặc đồng thời cả hai, ba loại cháy rừng trên. Tuỳ theo loại cháy rừng mà người ta đưa ra những biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng khác nhau [2],[7],[20]. Nhiều nghiên cứu cho thấy những nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển cháy rừng đó là: Thời tiết, địa hình, trạng thái rừng và hoạt động kinh tế - xã hội của con người [9],[25]. Thời tiết, đặc biệt là lượng mưa, nhiệt độ và độ ẩm không khí ảnh hưởng quyết định đến tốc độ bốc hơi và độ ẩm vật liệu cháy dưới tán rừng, qua đó ảnh hưởng đến khả năng bén lửa và lan tràn đám cháy. Tính chất vật lý, hoá học, khối lượng và phân bố của vật liệu cháy phụ thuộc vào trạng thái rừng; ngoài ra địa hình như độ dốc, hướng gió, v.v... cũng ảnh hưởng đến loại cháy, khả năng hình thành và tốc độ lan tràn của đám cháy. Hoạt động kinh tế - xã hội của con người như: Sản xuất trên nương rẫy, săn bắn, du lịch,v.v... ảnh hưởng đến mật độ và phân bố của nguồn lửa khởi đầu của các đám cháy. Phần lớn các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng đều được xây dựng trên cơ sở phân tích đặc điểm của những nhân tố đó trong hoàn cảnh cụ thể của từng địa phương [22],[25],[41]. - Nghiên cứu phương pháp dự báo cháy rừng Các kết quả nghiên cứu đều khẳng định mối liên hệ chặt chẽ giữa điều kiện thời tiết mà quan trọng nhất là lượng mưa, nhiệt độ, độ ẩm không khí với độ ẩm vật liệu và khả năng xuất hiện cháy rừng. Vì vậy các phương pháp
  14. 6 dự báo nguy cơ cháy rừng đều tính đến đặc điểm diễn biến hàng ngày của lượng mưa, nhiệt độ và độ ẩm không khí [1],[6],[18]. Ở một số nước như Mỹ, Đức khi dự báo nguy cơ cháy rừng ngoài yếu tố khí tượng còn căn cứ vào độ ẩm vật liệu cháy [6],[18],[38]; tại Pháp căn cứ vào lượng nước hữu hiệu trong đất và độ ẩm vật liệu cháy; tại Trung Quốc có tính bổ sung thêm cả tốc độ gió, số ngày không mưa và lượng bốc hơi; tại Thụy Điển và một số nước bán đảo Scandinavia sử dụng độ ẩm không khí thấp nhất và nhiệt độ không khí cao nhất trong ngày. Trong khi đó, tại Nga và một số nước khác dùng nhiệt độ và độ ẩm không khí lúc 13 giờ [38]. Những năm gần đây, Trung Quốc đã nghiên cứu phương pháp cho điểm các yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ cháy rừng, bao gồm có cả những yếu tố kinh tế - xã hội và nguy cơ cháy rừng được tính theo tổng số điểm của các yếu tố [9]. Mặc dù có nét giống nhau nhưng cho đến nay chưa có phương pháp dự báo cháy rừng chung cho toàn thế giới. Ở mỗi quốc gia, thậm chí mỗi địa phương đã tiến hành nghiên cứu xây dựng phương pháp riêng. Tuy nhiên, có rất ít phương pháp dự báo nguy cơ cháy rừng có tính đến yếu tố kinh tế xã hội và trạng thái rừng. - Nghiên cứu về công trình phòng cháy, chữa cháy rừng Kết quả nghiên cứu của thế giới đã khẳng định hiệu quả cao của các loại băng cản lửa, các đai cây xanh và hệ thống kênh mương ngăn cản cháy rừng [4],[14]. Đã nghiên cứu tập đoàn cây trồng làm băng xanh cản lửa, trồng rừng hỗn giao và giữ nước hồ đập giảm nguy cơ cháy rừng; hiệu lực của các hệ thống cảnh báo cháy rừng như chòi canh, đặt biển báo, biển cấm lửa. Trên thế giới đã nghiên cứu nhiều công trình phòng cháy, chữa cháy rừng. Tuy nhiên, chưa đưa ra được phương pháp xác định tiêu chuẩn kỹ thuật cho các công trình đó. Vì vậy, khi áp dụng cho địa phương, cho từng trạng thái rừng thì phải điều chỉnh cho phù hợp.
  15. 7 - Nghiên cứu về biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng Việc nghiên cứu các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng thường hướng vào làm suy giảm các thành phần của tam giác lửa[13],[20],[37]. - Làm giảm nguồn nhiệt bằng nhiều cách: Dọn vật liệu cháy, đào rãnh, chặt cây theo dải để cách ly đám cháy với phần rừng còn lại. - Đốt trước có điều khiển một phần vật liệu cháy vào đầu mùa khô để giảm khối lượng vật liệu vào mùa khô hạn nhất hoặc ngược với hướng lan tràn của đám cháy để cô lập đám cháy. - Dùng chất dập cháy như: Nước, đất, cát, bọt CO2,v.v...để giảm nhiệt lượng của đám cháy hoặc ngăn vật liệu cháy với oxy trong không khí. - Nghiên cứu về phương tiện phòng cháy, chữa cháy rừng: Những năm gần đây nghiên cứu về phương tiện phòng cháy, chữa cháy rừng phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là phương tiện dự báo và phát hiện đám cháy, thông tin về cháy rừng và phương tiện dập lửa trong các đám cháy. Các phương pháp dự báo đã được mô hình hoá và xây dựng thành những phần mềm làm tăng độ chính xác của công tác dự báo. Việc ứng dụng công nghệ viễn thám và công nghệ GIS đã cho phép phân tích diễn biến thời tiết, dự báo nhanh chóng, chính xác khả năng xuất hiện và phát hiện sớm lửa rừng trên vùng rộng lớn. Những thông tin về khả năng xuất hiện cháy rừng, nguy cơ cháy rừng và biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng hiện nay được truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng đến lực lượng phòng cháy, chữa cháy rừng và cộng đồng dân cư[25]. Những phương tiện dập tắt đám cháy được nghiên cứu từ cào, cuốc, dao, câu liêm.v.v...đến các phương tiện hiện đại như cưa xăng, máy kéo, máy đào rãnh, máy phun nước.v.v... Mặc dù, các phương tiện chữa cháy rừng đã và đang được nghiên cứu ở mức cao nhưng thiệt hại do cháy rừng vẫn rất lớn ngay ở cả các nước phát
  16. 8 triển có hệ thống phòng cháy, chữa cháy rừng hiện đại như Úc, Nga, Mỹ.v.v...Trong nhiều trường hợp, việc khống chế các đám cháy vẫn không có hiệu quả. Vì vậy, quan trọng nhất là ngăn chặn nguồn lửa để không xảy ra cháy rừng. Hiện nay các giải pháp xã hội phòng cháy, chữa cháy rừng tập trung vào tuyên truyền giáo dục tác hại của lửa rừng, nghĩa vụ của công dân trong việc phòng cháy, chữa cháy rừng, các hình phạt đối với người gây ra cháy rừng. Trong thực tế còn ít nghiên cứu về thể chế, chính sách, phong tục tập quán,v.v..cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội gây nên; các giải pháp lồng ghép hoạt động PCCCR với hoạt động phát triển kinh tế - xã hội. - Đối với nghiên cứu phân vùng trọng điểm cháy rừng Việc phân chia lãnh thổ thành những vùng có nguy cơ cháy rừng khác nhau gọi là phân vùng trọng điểm cháy. Khả năng xuất hiện và mức độ thiệt hại do cháy rừng gây ra phụ thuộc chặt chẽ vào đặc điểm của các nhân tố ảnh hưởng quan trọng nhất đến cháy rừng như khí hậu, thời tiết, địa hình, dân sinh, kinh tế và đặc điểm các trạng thái rừng. Những khu vực có lượng mưa lớn và phân bố đều hoặc có những trạng thái rừng ẩm thường ít xảy ra cháy rừng. Ngược lại, ở những vùng khô hạn, mưa phân bố không đều hoặc có những trạng thái rừng dễ cháy thường xảy ra cháy rừng. Vì vậy, để sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho phòng cháy, chữa cháy rừng, cần phải căn cứ vào đặc điểm của các nhân tố ảnh hưởng đến cháy rừng để phân chia lãnh thổ thành những khu vực có nguy cơ cháy rừng khác nhau. Người ta sẽ chú trọng phòng cháy, chữa cháy rừng nhiều hơn cho những vùng có nguy cơ cháy cao và giảm đi ở những vùng có nguy cơ cháy thấp. Việc phân vùng trọng điểm cháy thực hiện hầu hết ở các quốc gia. Hiện nay có hai phương pháp được áp dụng chủ yếu để phân vùng trọng điểm cháy rừng: Phân vùng theo các nhân tố ảnh hưởng đến cháy rừng và phân vùng theo thực trạng cháy rừng [9],[25],[28].
  17. 9 Theo phương pháp thứ nhất, căn cứ vào đặc điểm phân bố các yếu tố ảnh hưởng đến cháy rừng như khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng và trạng thái rừng để phân vùng. Những khu vực có nguy cơ cháy rừng cao có đặc điểm như: Khí hậu khô hạn, khối lượng vật cháy lớn, địa hình dốc.v.v...Ngược lại, những khu vực có nguy cơ cháy rừng thấp là những vùng có đặc điểm khí hậu ẩm ướt, địa hình tương đối bằng phẳng và trạng thái rừng có khối lượng vật liệu cháy ít hoặc có nhiều loài cây có khả năng chống chịu lửa tốt. Theo phương pháp thứ hai, căn cứ vào sự phân bố của số vụ cháy rừng diễn ra trên các khu vực của lãnh thổ trong nhiều năm liên tục. Những vùng có nguy cơ cháy cao là những vùng có tần suất xuất hiện cháy rừng cao và mức độ thiệt hại lớn. Ngược lại, những vùng có nguy cơ cháy thấp là những vùng ít xảy ra cháy rừng nhất. 1.2. Ở Việt Nam - Nghiên cứu về dự báo nguy cơ cháy rừng Những nghiên cứu về dự báo cháy rừng bắt đầu được tiến hành từ năm 1981, tuy nhiên trong thời gian đầu chủ yếu áp dụng phương pháp dự báo theo chỉ tiêu tổng hợp P của V.G. Nesterop [6],[18],[22]. Chỉ tiêu tổng hợp P là tổng của tích số giữa nhiệt độ và độ thiếu hụt bão hoà của độ ẩm không khí lúc 13 giờ hàng ngày kể từ ngày cuối cùng có lượng mưa lớn hơn 3mm. Đến năm 1988, nghiên cứu của Phạm Ngọc Hưng đã cho thấy phương pháp của Nesterop có độ chính xác cao hơn nếu tính giá trị P kể từ ngày cuối cùng có lượng mưa lớn hơn 5mm. Ngoài ra trên cơ sở phát hiện liên hệ chặt giữa số ngày khô hạn liên tục H (Số ngày liên tục có lượng mưa dưới 5mm) với chỉ số P, Phạm Ngọc Hưng đã đưa ra phương pháp dự báo nguy cơ cháy rừng theo số ngày khô hạn liên tục [18]. Ông xây dựng một bảng tra cấp nguy hiểm của cháy rừng căn cứ vào số ngày khô hạn liên tục cho các mùa trong năm. Tuy nhiên, khi nghiên cứu về tính thích hợp của một số phương
  18. 10 pháp dự báo nguy cơ cháy rừng ở miền Bắc Việt Nam, Bế Minh Châu đã khẳng định phương pháp dự báo nguy cơ cháy rừng theo chỉ số P và H có độ chính xác thấp ở những ở những vùng có sự luân phiên thường xuyên của các khối không khí biển và lục địa hoặc vào các thời gian chuyển mùa. Trong những trường hợp như vậy, mức độ liên hệ của chỉ số P hoặc H với độ ẩm vật liệu và tần số xuất hiện của cháy rừng thường rất thấp [6],[25]. Năm 1991, UNDP đã hỗ trợ cho Việt Nam dự án “Tăng cường khả năng phòng cháy, chữa cháy rừng cho Việt Nam". Qua thử nghiệm, A.N Cooper, chuyên gia PCCCR của FAO cho rằng: Nếu tốc độ gió là 0 - 4, 5 - 15, 16 - 25 và lớn hơn 25 km/giờ thì chỉ tiêu P của Nesterop sẽ được nhân với hệ số: 1,0; 1,5; 2,0; 3,0 [22]. Tuy nhiên, đề nghị này chưa được thực hiện ở Việt Nam. Năm 1993, Võ Đình Tiến đã đưa ra phương pháp dự báo nguy cơ cháy rừng của từng tháng ở Bình Thuận gồm 6 yếu tố: Nhiệt độ không khí trung bình, lượng mưa trung bình, độ ẩm không khí trung bình, vận tốc gió trung bình, số vụ cháy rừng trung bình và lượng người vào rừng trung bình. Tác giả đã xác định được cấp nguy hiểm với cháy rừng của từng tháng trong mùa cháy. Đây là chỉ tiêu có tính đến cả yếu tố thời tiết và yếu tố kinh tế - xã hội liên quan đến nguy cơ cháy rừng. Tuy nhiên, do chỉ căn cứ vào số liệu khí tượng trung bình nhiều năm nên cấp dự báo của Võ Đình Tiến chỉ thay đổi theo thời gian của lịch mà không thay đổi theo thời tiết hàng ngày, vì vậy, nó mang tính chất xác định mùa cháy nhiều hơn là dự báo cháy rừng [27]. Từ năm 2002, trường Đại học Lâm nghiệp phối hợp với Cục Kiểm lâm đã xây dựng phần mềm dự báo cháy rừng cho Việt Nam[25]. Ưu điểm của phần mềm là cho phép liên kết được phương tiện hiện đại vào công tác dự báo và truyền tin về nguy cơ cháy rừng, tự động cập nhật, lưu trữ số liệu và xác định nguy cơ cháy cho các địa phương. Phần mềm này đã góp phần tích
  19. 11 cực trong việc nâng cao nhận thức về PCCCR của cán bộ và nhân dân trên cả nước. Tuy nhiên, phần mềm dự báo cháy rừng sau một thời gian áp dụng đã thể hiện một số tồn tại sau: Nguy cơ cháy rừng được đồng nhất cho những đơn vị hành chính rộng lớn và đồng nhất cho các kiểu rừng khác nhau. Trong khi đó, điều kiện khí hậu và nguy cơ cháy rừng lại phân hoá mạnh theo không gian và cả các trạng thái rừng. Vì vậy, tính chính xác của thông tin dự báo cháy rừng chưa cao. Năm 2006, Vương Văn Quỳnh và các cộng sự đã nghiên cứu xây dựng phần mềm dựa báo lửa rừng cho khu vực U Minh và Tây Nguyên. Phần mềm này đã khắc phục được một số nhược điểm của phần mềm xây dựng năm 2002 [25]. Tuy nhiên, phần mềm chưa được nhân rộng cho toàn quốc. Cho đến nay, nghiên cứu về phương pháp dự báo cháy rừng ở Việt Nam còn mới mẻ, trong đó vẫn chưa tính đến đặc điểm của trạng thái rừng, đặc điểm khí hậu và những yếu tố kinh tế - xã hội có ảnh hưởng đến cháy rừng ở từng địa phương. - Nghiên cứu về các công trình phòng cháy, chữa cháy rừng Hiện còn rất ít những nghiên cứu về hiệu lực của các công trình cũng như những phương pháp và phương tiện phòng cháy, chữa cháy rừng. Mặc dù trong các quy phạm phòng cháy, chữa cháy rừng đề cập đến những tiêu chuẩn của các công trình, những phương pháp và phương tiện phòng cháy, chữa cháy rừng, song phần lớn đều được xây dựng trên cơ sở tham khảo tài liệu nước ngoài, chưa khảo nghiệm đầy đủ trong điều kiện Việt Nam [20], [22],[25]. - Nghiên cứu về biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng Những nghiên cứu về vấn đề này chủ yếu hướng vào thử nghiệm và phân tích hiệu quả của giải pháp đốt trước có điều khiển nhằm giảm khối lượng vật liệu cháy. Phó Đức Đỉnh đã thử nghiệm đốt trước vật liệu cháy
  20. 12 dưới rừng Thông non hai tuổi tại Đà Lạt[22]. Theo tác giả, ở rừng Thông non nhất thiết phải gom vật liệu cháy vào giữa các hàng cây hoặc nơi trống để đốt, chọn thời tiết để đốt để ngọn lửa cháy âm ỉ, không cao quá 0,5m, nếu cao quá có thể gây cháy tán cây. Phan Thanh Ngọ thử nghiệm đốt trước vật liệu cháy dưới rừng Thông 8 tuổi ở Đà Lạt. Theo tác giả với rừng Thông lớn tuổi không cần phải gom vật liệu cháy mà trước khi đốt chỉ cần tuân thủ những nguyên tắc về chọn thời điểm và thời tiết thích hợp để đốt. Tác giả cho rằng có thể áp dụng đốt trước vật liệu cháy cho một số trạng thái rừng ở địa phương khác [22]. Ngoài ra, một số tác giả đề cập đến giải pháp xã hội trong phòng cháy, chữa cháy rừng [2],[19],[25]. Các tác giả khẳng định: Việc tuyên truyền về tác hại của cháy rừng, quy vùng sản xuất nương rẫy, hướng dẫn về phương pháp dự báo, cảnh báo, xây dựng các công trình phòng cháy, chữa cháy rừng, tổ chức lực lượng phòng cháy, chữa cháy rừng, quy định về dọn lửa trong đất canh tác, săn bắn, du lịch hội họp.v.v... sẽ là giải pháp xã hội quan trọng trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng. - Về nghiên cứu phân vùng trọng điểm cháy rừng Năm 1993, Võ Đình Tiến đã đưa ra lập bản đồ khoanh vùng trọng điểm cháy rừng ở Bình Thuận, tác giả đã sử dụng 4 yếu tố: Cự ly cách khu dân cư, kiểu rừng, tài nguyên rừng và địa hình rừng. Mỗi yếu tố phân làm 3 cấp, tác giả đã phân vùng trọng điểm cháy rừng cho tỉnh Bình Thuận và chỉ tiêu đề ra có tính đến yếu tố kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, nghiên cứu này mới chỉ áp dụng cho tỉnh Bình Thuận mà chưa áp dụng được cho toàn quốc [27]. Những nghiên cứu phân vùng trọng điểm cháy rừng cũng đã được một số sinh viên và học viên cao học trường Đại học Lâm nghiệp tiến hành nghiên cứu cho tỉnh Đắc Lắc và một số địa phương khác nhưng mới chủ yếu dựa trên hai yếu tố là điều kiện khí hậu và trạng thái rừng [9],[17],[28].
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2