Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Nghiên cứu khả năng phát triển cây cao su trên đất dốc cho các tỉnh Bắc Trung Bộ
lượt xem 5
download
Nội dung chính của luận văn là nghiên cứu sản lượng nhựa và các nhân tố ảnh hưởng đến sản lượng nhựa cao su tại các tỉnh Bắc Trung Bộ. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố lập địa đến sinh trưởng của cây cao su tại các địa điểm nghiên cứu. Đề xuất một số giải pháp phát triển cây cao su trên đất dốc tại Bắc Trung Bộ. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Nghiên cứu khả năng phát triển cây cao su trên đất dốc cho các tỉnh Bắc Trung Bộ
- BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP NGUYỄN TÀI LUYỆN NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU TRÊN ĐẤT DỐC CHO CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP HÀ NỘI - 2009
- BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP NGUYỄN TÀI LUYỆN NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU TRÊN ĐẤT DỐC CHO CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ Chuyên ngành: Lâm học Mã số: 60 62 60 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN QUANG BẢO HÀ NỘI - 2009
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Cây cao su là cây có giá trị kinh tế cao. Tổng kim ngạch xuất khẩu từ cây cao su năm 2006 của Việt Nam là 1,30 tỉ USD, năm 2007 là 1.41 tỷ USD chiếm trên 3% tổng thu xuất khẩu của cả nước. Năng suất cao su cả nước hiện đã đạt bình quân 1500 kg/ha/năm, trong đó có những cơ sở đạt năng suất trên 2000kg/ha/năm. Theo số liệu thống kê, rừng cao su bắt đầu cho khai thác vào tuổi 6 với sản lượng khoảng 800 kg -1 tấn nhựa/ha/năm. Sản lượng nhựa tăng nhanh theo tuổi và đạt khoảng 2 tấn/ha/năm vào thứ 10, 3 tấn vào năm 20. Như vậy, hàng năm rừng cao su cho doanh thu khoảng từ vài chục đến hàng trăm triệu đồng trên ha. Ngoài cho thu hoạch nhựa hàng năm, cao su còn cho thu hoạch khoảng 130-150m3 gỗ/ha vào cuối chu kỳ kinh doanh. Đây là loại gỗ có giá trị đồ mộc và trang trí nội thất. Như vậy, sau khi sản lượng nhựa giảm, lúc khai thác gỗ rừng cao su còn cho thu nhập từ 500-700 triệu đồng/ ha. Chính vì giá trị kinh tế mà hiện nay cây cao su đang được coi là một loài cây trồng nhằm phát triển kinh tế tại nhiều địa phương trong cả nước. Phong trào trồng cao su đang phát triển mạnh ở Việt Nam. Với những đặc điểm ưu việt, cao su đã và sẽ là một trong những loài cây chủ đạo cho phát triển kinh tế ở miền núi Việt Nam. Theo dự đoán thì diện tích trồng cao su có thể tăng lên hàng triệu hecta nhờ cải thiện giống, nhờ áp dụng kỹ thuật trồng trên đất dốc và nhờ sự tham gia tích cực của hàng triệu hộ nông dân miền núi. Hiện nay, Việt Nam có 553.500 nghìn ha cao su, và sản lượng nhựa đạt khoảng 600.000 đến 700.000 tấn/năm. Trước đây cao su chủ yếu được trồng ở các vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Sau năm 1975 nó được phát triển rộng ra các tỉnh trung Trung Bộ và bắc Trung Bộ như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Thừa thiên Huế, Quảng trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá.
- 2 Nhưng việc phát triển trồng cây cao su cần có những tính toán và cơ sở khoa học. Trong những năm gần đây, nhất là từ năm 2005, giá trị kinh tế lớn và bài học thực tiễn trồng cao su thành công trên nhiều loại đất khác nhau của Việt Nam và thế giới, đặc biệt của miền núi phía Nam Trung Quốc đã làm bùng phát phong trào trồng cao su ở nhiều địa phương, trong đó có hàng loạt tỉnh mới trồng như Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hoà Bình… Nhiều cánh rừng tự nhiên và rừng trồng, nhiều vùng đất lâm nghiệp đã được phá đi để trồng cao su. Trong đó không ít những cánh rừng tự nhiên với trữ lượng lớn và giá trị phòng hộ cao cũng bị chuyển hóa thành rừng trồng cao su. Đây là sự phát triển cao su một cách tự phát, nếu không có những tính toán thận trọng có thể đây sẽ là nguyên nhân dẫn đến những thất bại về cả kinh tế và môi trường trong tương lai. Đặc biệt việc phát triển cây cao su ở khu vực Bắc Trung Bộ Việt Nam càng cần phải chú ý. Khu vực Bắc Trung Bộ bao gồm 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Đa số diện tích miền trung đều có độ dốc lớn. Các dòng chảy mặt như sông, suối đều ngắn, hẹp và dốc. Vậy một các hỏi đặt ra là những vùng đã được trồng cao su có nằm trong vùng có điều kiện sinh thái phù hợp với yêu cầu của cây cao su không? Các yếu tố lập địa đã ảnh hưởng như thế nào đến sinh trưởng của cây cao su? Để tiếp tục phát triển trồng cây cao su trên đất dốc tại các tỉnh này cần chú ý những điều gì? Để góp phần trả lời các câu hỏi đó đề tài thạc sĩ ngành Lâm học “Nghiên cứu khả năng phát triển cây cao su trên đất dốc cho các tỉnh Bắc Trung Bộ” đã được tiến hành. Để thực hiện được những ý tưởng nghiên cứu đề tài tiến hành theo hướng điều tra sự sinh trưởng, phát triển và sản lượng mủ cao su tại một số tỉnh miền Trung, đối chiếu với điều kiện lập địa để từ đó nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố của điều kiện lập địa đến sinh trưởng của cây cao su, đưa ra một số những biện pháp kỹ thuật cần áp dụng khi trồng cao su trên các vùng đất dốc.
- 3 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Nguồn gốc, xuất sứ cây cao su. Cao su (Hevea brasiliensis) có nguồn gốc từ một vùng rất nhỏ bé thuộc lưu vực sông Amazon (Nam Mỹ). Cách đây gần 10 thế kỷ, thổ dân Mainas sống ở đây đã biết lấy nhựa của cây này dùng để tẩm vào quần áo chống ẩm ướt, và tạo ra những quả bóng vui chơi trong dịp lễ hội. Cố gắng thử nghiệm đầu tiên trong việc trồng cây cao su ra ngoài phạm vi Brasil diễn ra vào năm 1873. Sau một vài nỗ lực, 12 hạt giống đã nảy mầm tại Vườn thực vật Hoàng gia Kew. Những cây con này đã được gửi tới Ấn Độ để gieo trồng, nhưng chúng đã bị chết. Cố gắng thứ hai sau đó đã được thực hiện, khoảng 70.000 hạt giống đã được gửi tới Kew năm 1875. Khoảng 4% hạt giống đã nảy mầm, và vào năm 1876 những cây giống đã được gửi tới Ceylon và gửi tới các vườn thực vật tại Singapore. Sau khi đã thiết lập sự có mặt ở ngoài nơi bản địa của nó, cây cao su đã được nhân giống rộng khắp tại các thuộc địa của Anh. Các cây cao su đã có mặt tại các vườn thực vật ở Buitenzorg, Malaysia năm 1883. Vào năm 1898, một đồn điền trồng cao su đã được thành lập tại Malaysia, và ngày nay phần lớn các khu vực trồng cao su nằm tại Đông Nam Á và một số tại khu vực châu Phi nhiệt đới Hiện nay, có 24 quốc gia trồng cao su tại 3 châu lục: Á, Phi và Mỹ La Tinh, tổng diện tích toàn thế giới khoảng 9,4 triệu ha, trong đó Châu Á chiếm 93%, Châu Phi 5%, Mỹ La Tinh quê hương của cây cao su chưa đến 2% diện tích cao su thế giới. Việc mở rộng diện tích cao su vùng Nam Mỹ gặp khó khăn do bị hạn chế bởi bệnh cháy lá Nam Mỹ (SALB). Indonesia có diện tích cao su lớn nhất thế giới, tiếp theo là Thái Lan, Malaisia, Trung
- 4 Quốc, Ấn Độ và Việt Nam. Hầu hết diện tích cao su của các nước đều nằm trong vùng truyền thống. 1.2. Vai trò của cây cao su với phát triển đất nước. Cây cao su chiếm vị trí quan trọng trong nền nông lâm nghiệp nước ta, vừa là cây lấy mủ, lấy gỗ, vừa góp phần bảo vệ đất, chống xói mòn. Sản phẩm cao su đã và đang được ứng dụng nhiều trong cuộc sống như: cao su thiên nhiên gắn với ngành sản xuất lốp xe mà ngành này gắn với phát triển kinh tế của nhiều nước đang phát triển, cao su tổng hợp, đồ gỗ,… - Về giá trị kinh tế: Cây cao su là một trong những cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, kim ngạch xuất khẩu gia tăng nhanh chóng. Năm 2006 kim ngạch xuất khẩu đạt 1,3 tỉ USD và đã trở thành nông sản xuất khẩu lớn thứ 2 sau gạo và vượt qua cà phê. Ngoài sản phẩm chính là mủ, mỗi hecta hàng năm còn có thể cung cấp khoảng 450 kg hạt, có thể ép được 56 kg dầu phục vụ cho công nghệ chế biến sơn, xà phòng, thức ăn chăn nuôi và làm phân bón rất tốt. Cao su có thể tổng hợp được công nghệ hoá dầu, diễn biến giá dầu thô và giá cao su thiên nhiên tỷ lệ thuận với nhau. Sau chu kỳ kinh doanh mủ, khi chặt hạ để trồng lại cây cao su còn cho một lượng gỗ tương đối lớn (bình quân từ 130-258m3/ha) phục vụ cho chế biến đồ gỗ gia dụng và xuất khẩu, nó được đánh giá cao vì có thớ gỗ dày, ít co, màu sắc hấp dẫn được đánh giá như là loại gỗ "thân thiện với môi trường" và có giá trị tương đương gỗ nhóm III. Hiện nay tuỳ theo nguồn giống, mật độ vườn cây và trình độ thâm canh, năng suất một số giống đang trồng ở nước ta cho thấy sau 20 - 21 năm tuổi, 1 ha cao su có thể đạt sản lượng gỗ từ 162 - 389m3, trong đó trữ lượng gỗ thân chính chiếm khoảng 75-77%. - Về xã hội: Sản xuất cao su cần nhiều lao động cho chăm sóc, bảo vệ, khai thác, chế biến, dịch vụ và lao động trong các nhà máy chế biến sản phẩm từ cây cao su, tạo việc làm cho hàng triệu lao động góp phần xoá
- 5 đói, giảm nghèo, đời sống các hộ công nhân, nông dân được cải thiện rõ rệt, tăng thu nhập cho đồng bào các dân tộc miền núi, trung du; nhiều hộ đã thoát khỏi nghèo đói, vươn lên làm giàu từ việc trồng cây cao su. Phát triển trồng cao su đi đôi với việc phát triển các cơ sở hạ tầng như: Điện, Đường, Trường, xây dựng và mở mang các vùng kinh tế mới, tạo nên các vùng đô thị, đời sống của nhân dân được ổn định, trật tự xã hội và an ninh quốc phòng được giữ vững. - Về môi trường: Ở Việt Nam, vấn đề tác động môi trường rừng Cao su còn khá mới mẻ. Trong phần lớn tài liệu nghiên cứu về cây cao su đều ít nhiều đề cập đến tác động môi trường của chúng. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu riêng về vấn đề này. 1.3. Đặc điểm thực vật học cây cao su. Cây cao su khi ở tình trạng hoang dại tại vùng nguyên quán thì mật độ cây thưa thớt và với chu kỳ sống trên 100 năm, nên có dạng cây rừng lớn. Khi được nhân trồng trong sản xuất, do việc tính toán hiệu quả của cây với việc sử dụng đất và vốn đầu tư nên cây cao su được trồng trong điều kiện khác hẳn với tình trạng hoang dại, cụ thể: - Mật độ trồng dày (18 - 25 m2/cây và 500 - 600 cây/ha). - Chu kỳ sống của cây cao su được giới hạn là từ 30 - 35 năm, chia làm 2 thời kỳ. Thời kỳ kiến thiết cơ bản (5-7 năm tuỳ theo điều kiện sinh thái và chăm sóc) và thời kỳ kinh doanh, đây là thời gian khai thác mủ cây (từ 25 - 30 năm). Do phải thích nghi với điều kiện sống nên kích thước và hình dáng cây cao su trong sản xuất trở nên nhỏ hơn so với cao su hoang dại, tối đa chỉ cao 25 - 30 m và đạt vanh tối đa là 1,0m khi vào cuối chu kỳ khai thác. Khác với cây cao su hoang dại ở dạng cây thực sinh có thân cây hình nón với vanh thân giảm dần từ thấp lên cao, các cây cao su nhân trồng có
- 6 dạng cây ghép với thân cây hình trụ có một mối ghép (chân voi) phình to ra ở ngay phía trên mặt đất và kích thước thân cây từ thấp đến cao thay đổi không đáng kể. (Tổng công ty cao su Việt Nam. 2004). [14] 1.4. Tình hình nghiên cứu và phát triển cao su ở nước ngoài. Khi cây cao su (Hevea brasiliensis) được xem là lọai cây công nghiệp quan trọng thì diện tích cây cao su đã dần vượt ra xa vùng nguyên quán phân bố từ vĩ tuyến 150 nam đến vĩ tuyến 60B (Brazin: Acre, Mato Grosso, Rondonio và Parana; một phần của Polivia và Peru) và đã được trồng trên nhiều vùng có điều kiện khí hậu khác xa so với vùng nguyên quán như ở Assam (Ấn Độ) 200 B, Vân nam (Trung Quốc) 22 – 23,50B. Hiện nay có 24 quốc gia trồng cao su tại 3 châu lục: Á, Phi và Mỹ La Tinh, tổng diện tích toàn thế giới khoảng 9,4 triệu ha, trong đó Châu Á chiếm 93%, Châu Phi 5%, Mỹ La Tinh quê hương của cây cao su chưa đến 2% diện tích cao su thế giới. Hình 1.1. Tỷ trọng diện tích trồng cao su của các nước đứng đầu trên thế giới Việc mở rộng diện tích cao su vùng Nam Mỹ gặp khó khăn do bị hạn chế bởi bệnh cháy lá Nam Mỹ (SALB). Indonesia có diện tích cao su lớn
- 7 nhất thế giới, tiếp theo là Thái Lan, Malaisia, Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam. Hầu hết diện tích cao su của các nước đều nằm trong vùng truyền thống. Hiện nay, nhiều nước đang mở rộng diện tích cao su ra ngoài vùng truyền thống như một công cụ để bảo vệ môi trường và nâng cao thu nhập của người dân. Một số nước đứng đầu trong nghiên cứu và phát triển cao su là: Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Ấn Độ, Việt Nam , Trung Quốc,... Trong các năm qua nhu cầu tiêu thụ cao su thiên nhiên trên thế giới tiếp tục tăng trưởng mạnh, đạt 8 triệu tấn năm 2005. Nhu cầu này được dự báo sẽ còn tiếp tục tiếp tục tăng mạnh hơn nữa trong thời gian dài, có thể đạt đến 10 triệu tấn năm 2010 và đến 15 triệu tấn năm 2035. Nhằm đáp ứng nhu cầu trên, các nước trồng cao su đều tập trung mở rộng diện tích, đặc biệt ở các vùng có điều kiện sinh thái ít thuận lợi (vĩ độ cao, độ cao lớn, đất kém…) và nâng cao năng suất trên đơn vị diện tích đất thông qua con đường cải tiến giống và phát triển các tiến bộ kỹ thuật nông học đi kèm. Phương hướng cải tiến giống được tất cả các Viện cao su trên thế giới tập trung đẩy mạnh nghiên cứu. Ngày nay, bên cạnh mục tiêu tạo tuyển giống năng suất mủ cao, chống chịu bệnh hại và thích nghi môi trường, năng suất gỗ cũng trở thành tiêu chí quan trọng trong chọn tạo giống cao su vì nhu cầu gỗ cao su để thay cho gỗ rừng ngày càng cao. Để đáp ứng mục tiêu trên, Malaysia đã đặt mục tiêu tạo tuyển giống cao su đạt năng suất 3,5 tấn mủ/ha/năm bình quân chu kỳ và năng suất gỗ toàn cây đạt 1,5 m3/cây vào cuối kỳ kinh doanh. Hiệp hội Nghiên cứu và Phát triển Cao su Quốc tế (IRRDB) cũng đề xướng chương trình hợp tác giữa các Viện Cao su để phát triển giống đạt năng suất trên 3 tấn mủ/ha. Indonesia là nước trồng cao su lớn nhất thế giới hiện nay, năm 1940 Indonesia đã trồng được 1.350.000 ha cao su trong đó 640.000ha là đại
- 8 điền và 790.000ha là tiểu điền. Năm 1995 sản lượng cao su thiên nhiên đạt 1.456.000 tấn. Cao su tiểu điền Indonesia có đặc điểm cây bắt đầu cạo mủ vào năm thứ 8, sản lượng cao nhất vào năm tuổi thứ 16 với năng suất tối đa là 1,35 tấn/ha. Cao su đại điền bắt đầu cạo vào năm tuổi thứ 7, đạt sản lượng cao nhất vào năm tuổi thứ 12. Indonesia thành lập các tổ chức hỗ trợ cho việc phát triển cao su tiểu điền như; NES (Nuclear Estate Schemes - Kế hoạch đại điền hạt nhân) nhằm hỗ trợ sự phát triển diện tích canh tác mới của cây cao su cho thành phần nông dân nghèo không có đất, tổ chức này ký hợp đồng với nhà nước và sử dụng đại điền làm hạt nhân để hỗ trợ sự phát triển tiểu điền xung quanh như xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ trồng và chăm sóc vườn cây cho tới khi khai thác. Thái Lan di nhập cao su từ Java, Indonesia vào trồng tại tỉnh Trang, vùng Tây - Nam vào năm 1899, từ đó cây cao su lan sang phía Nam và phía Đông nước này, tính từ năm 1966 đến năm 1993 diện tích cao su Thái Lan đã tăng thêm 880.000ha với các vườn cây trồng các giống cao sản như RRIM600 năng suất đạt bình quân 1.375kg/ha. Hàng năm Thái Lan tái canh được 40.000ha, với cơ cấu diện tích là 28% cao su kiến thiết cơ bản, 30% là cây cạo mủ dưới 6 năm, 16% là cây cạo mủ từ 6-12 năm còn lại là cây trên 20 tuổi, cây đạt năng suất cao nhất vào lúc cây được 13 tuổi, cao su tiểu điền của Thái Lan chiếm 95% tổng diện tích cao su cả nước. Ngày nay, Thái Lan đã phát triển cao su ra phía Bắc và Đông Bắc nước này lên đến vĩ tuyến 19o là những vùng đất cao ít thích hợp cho cây cao su nhưng vẫn đạt năng suất 1.500kg/ha. Thái Lan cũng có các tổ chức hỗ trợ cho việc phát triển cao su tiểu điền như ORRAF (Office of the Rubber Aid Fund - Văn phòng vốn tái canh cao su), CRAM (Central Rubber Auction Market - Chợ đấu giá trung tâm)... (Nuchanat Na-Ranong. 2006) [20] Trước năm 1990 Malaysia là nước trồng và sản xuất cao su thiên
- 9 nhiên hàng đầu thế giới, sản lượng cao su đạt cao nhất là 1.661.000 tấn vào năm 1988, tiểu điền cao su chiếm 80% diện tích và 70% sản lượng, dự kiến đến năm 2010 diện tích trồng cao su của nước này sẽ tăng lên tới 1,5 triệu ha. Malaysia là một điển hình trong nghiên cứu chọn lọc và khuyến cáo giống cao su thích nghi theo điều kiện sinh thái của môi trường để tối ưu hóa tiềm năng của giống. Việc phân vùng chủ yếu dựa trên mức độ gây hại của gió và các loại bệnh gây hại cao su như bệnh nấm hồng, bệnh rụng lá phấn trắng, bệnh héo đen đầu lá và bệnh rụng lá Corynespora. Ấn Độ cũng đã nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác thích hợp để phát triển cây cao ở ngoài vùng truyền thống (từ vĩ độ 15 – 200 B), kết qủa đạt được rất khả quan và năng suất cây cao su có thể đạt được trên 1,5 tấn/ha/năm. (S.K.Dey và T.K.Pal. 2006) [23] Trung Quốc là nước trồng cao su rất đặc thù so với các nước khác. Diện tích cao su của Trung Quốc nằm hoàn toàn ngoài vùng truyền thống từ vĩ tuyến 18oB đến 24oB và tập trung ở các tỉnh: Vân Nam, Hải Nam, Quảng Đông, Quảng Tây... Trung Quốc đã thành công trong việc phát triển cây cao su có hiệu qủa trong điều kiện môi trường không thuận lợi (tới hạn) đối với cây cao su. Các yếu tố bất lợi cơ bản đối với cây cao su ở Trung Quốc là khí hậu mùa đông lạnh, cao trình cao, đối với một số vùng như đảo Hải Nam thì thường xuyên đối diện với sự gây hại của gió bão, để hạn chế tác hại của các yếu tố này Trung Quốc đã nghiên cứu và áp dụng những biện pháp kỹ thuật canh tác và tạo hình thích hợp đối với từng vùng trồng cao su cụ thể. Kết qủa là năng suất của một số vùng như XishuaBana thuộc tỉnh Vân Nam năng suất bình quân đạt trên 2 tấn/ha/năm với các giống PR 107, RRIM 600, GT1 và 2 giống mới có khả năng chống chịu lạnh và khô hạn tốt là Vân Nghiên 77-2, Vân Nghiên 77-4. Đặc biệt qua khảo sát sơ bộ một số vùng trồng cao su tại tỉnh Vân Nam chúng tôi thấy đối với cây cao su cần có quy trình trồng
- 10 cụ thể, chi tiết và phù hợp với từng tiểu vùng, khi thực hiện người dân đều tuân thủ chặt chẽ quy trình này do vậy hiệu quả thu được rất cao. (Xiong Daiqun và Jiang Jusheng. 2006.) [22] Ngày nay đã có xu hướng phát triển cao su mới trên thế giới đó là: Trồng cao su theo mô hình nông lâm kết hợp để thay thế dần cho mô hình trồng cao su độc canh (Laxman Joshi, Eric Penot. 2006) [21]. 1.5. Tình hình nghiên cứu và phát triển cao su tại Việt Nam. Cây cao su (H. brasiliensis Muell. Arg.) là loại cây công nghiệp dài ngày, cung cấp mủ và gỗ cho rất nhiều ngành công nghiệp. Đây cũng là loại cây có giá trị kinh tế cao trong các lĩnh vực nông – lâm – công nghiệp. Loại cây này có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới, lưu vực sông Amazone (Nam Mỹ), được đưa vào châu Á năm 1876. Đến năm 1897, bác sĩ Yersin đã du nhập thành công và vườn cao su đầu tiên được ông trồng tại Suối Dầu – Nha Trang. Đầu thế kỷ 20, cây cao su được trồng tại Đông Nam Bộ và đến đầu thập kỷ 50, nó được trồng tại một số vùng Tây Nguyên, miền Trung và một số vùng ở phía Bắc (Đặng Văn Vinh, 2000) [18]. Vào năm 1976, diện tích cao su tại nước ta còn khoảng 76.600 ha cho sản lượng chỉ 40.200 tấn (năng suất bình quân 0,52 tấn/ha). Sau trên 30 năm phát triển với chính sách và đầu tư đúng đắn của Nhà nước, kết hợp với sự đóng góp của các thành phần kinh tế khác nhau, cùng có sự góp phần của các tiến bộ khoa học kỹ thuật, tính đến năm 2003 diện tích cao su thuộc Tổng công ty cao su Việt Nam là 215.610 ha, đưa vào khai thác 173.143ha với năng suất bình quân 1,51 tấn/ha/năm (Lê Hồng Tiễn, 2006) [13]. Đến cuối năm 2007, tổng diện tích cao su cả nước đã đạt 549.000 ha cho tổng sản lượng 601.700 tấn (năng suất bình quân 1,612 tấn/ha). Năng suất trên diện tích do Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam quản lý đạt
- 11 1,716 tấn/ha, cao hơn năng suất các nước sản xuất cao su hàng đầu như Thái Lan, Indonesia, Malaysia vốn có điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn Việt Nam. Trong khi, năng suất của cao su tiểu điền tại Việt Nam hiện vẫn còn ở mức thấp, bình quân đạt 1,44 tấn/ha. Giá trị xuất khẩu của cao su Việt Nam không những tăng về số lượng mà còn gia tăng đáng kể về mặt chất lượng, chỉ tính riêng năm 2007, Việt Nam đã xuất khẩu 741.000 tấn cao su với 15 chủng loại khác nhau mang về nguồn ngoại tệ gần 1,4 tỷ USD (Trần Thị Thúy Hoa, 2008) [19]. Sau 110 năm cây cao su được di nhập, hiện nay nước ta đang đứng thứ 6 trên thế giới về sản lượng cao su thiên nhiên và thứ 4 về xuất khẩu cao su thiên nhiên. Trong các vùng trồng cao su chính ở Việt Nam, Đông Nam Bộ chiếm 67,4% về diện tích nhưng đóng góp đến 78,5% về sản lượng, đồng thời cũng là vùng đạt mức năng suất cao nhất nước. Trong khi tại Tây Nguyên và miền Trung là vùng có đều kiện khí hậu ít thuận lợi thì cây cao su vẫn phát triển và đạt sản lượng bình quân tương ứng là 1,360 và 1,172 tấn/ha. Tuy nhiên, có thể thấy rõ có sự chênh lệch khá lớn giữa năng suất vườn cao su của các đơn vị sản xuất thuộc Tập Đoàn Công Nghiệp Cao Su Việt Nam (VRG), là đơn vị có năng lực và tích cực áp dụng kịp thời các tiến bộ kỹ thuật trong canh tác cây cao su, với năng suất bình quân đạt 1,8 tấn/ha vào năm 2007. Cho dù diện tích vườn cây cao su do VRG quản lý gia tăng chậm so với tổng diện tích cao su cả nước. VRG đã thành lập câu lạc bộ 2 tấn để khuyến kích các đơn vị thành viên có biện pháp nâng cao sản lượng, tính đến cuối năm 2007 với 6 công ty gồm 61 nông trường đã đạt năng suất bình quân trên 2 tấn/ha (VRG, 2007) [8].
- 12 Bảng 1.1. Diện tích, sản lượng và năng suất cây cao su tại Việt Nam Diện tích Sản lượng Năng suất Vùng trồng cao su ha % tấn % tấn/ha % cả nước Đông Nam Bộ 370.650 67,4 472.400 78,5 1,714 106,3 Tây Nguyên 124.780 22,7 106.560 17,7 1,360 84,4 Miền Trung 53.550 9,7 22.740 3,8 1,172 72.7 Tây Bắc 670 0,1 - - - - Tổng cộng 549.600 100 601.700 1,612 100 Bảng 1.2. Diễn biến về diện tích, sản lượng và năng suất cây cao su tại Việt Nam từ 1995-2007 Chỉ tiêu Thành phần 1995 2005 2006 2007 Diện tích Đại điền 237.314 296.240 299.272 296.280 (ha) Tiểu điền 41.086 186.460 222.920 253.320 Sản lượng Đại điền 128.820 354.740 396.530 398.140 (tấn) Tiểu điền 2.565 126.860 158.780 203.560 Năng suất Đại điền 894 1,568 1,641 1,716 (tấn/ha) Tiểu điền 0,833 1,173 1,385 1,440 VRG 1,730 1,830 1,800 Nguồn: Trần Thị Thúy Hoa, 2008, Cùng với sự phát triển của cây cao su ở Việt Nam ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu về cây cao su, không chỉ ở những lĩnh vực quen thuộc như giống mà các tác giả Phạm Hải Dương [2], Trần Thị Thuý Hoa [3], Lê Mậu Túy [15], rất nhiều các các giả khác đã đi sâu nghiên cứu về cao su ở các lĩnh vực khác nhau.
- 13 Tác giả Tống Viết Thịnh đã có công trình nghiên cứu về Đánh giá và phân hạng sử dụng đất trồng cao su. Theo tác giả căn cứ vào mức độ hạn chế của 9 chỉ tiêu khí hậu (chế độ mưa, cân bằng nước, chế độ nhiệt, sương mù và tốc độ gió) và 10 chỉ tiêu đất (tầng dày, thành phần cơ giới, độ phì, sỏi đá và độ dốc), áp dụng nguyên tắc của FAO để phân hạng sử dụng đất trồng cao su bao gồm 3 hạng đất trồng được cao su và 2 hạng đất không thể trồng được cao su. Từ 1990 cho đến nay, đã ứng dụng thành công trên diện rộng tại các công ty cao su Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Trên các diện tích áp dụng phân hạng đất trồng cao su theo FAO, các cơ sở áp dụng để định suất đầu và khoán vườn cây hợp lý và hiệu quả hơn; không còn hiện tượng vườn cao su bị thanh lý do trồng trên đất kém. Tiến bộ này cũng đã được VRG chính thức đưa vào áp dụng trong toàn ngành (Tống Viết Thịnh, 2008) [12]. Cũng tác giả này đã nghiên cứu về kỹ thuật bón phân cho cây cao su theo phương pháp chẩn đoán dinh dưỡng. Căn cứ vào mức độ thiếu hụt, thặng dư và tỷ lệ cân đối của từng nguyên tố dinh dưỡng qua phân tích và đánh giá hàm lượng dinh dưỡng trong đất và lá trên vườn cao su theo các thang chuẩn, và căn cứ vào hiện trạng vườn cây (giống, năng suất, sinh trưởng và lịch sử chăm sóc, bón phân của vườn cây) để đề xuất liều lượng và tỷ lệ các nguyên tố dinh dưỡng hợp lý, tạo ra sinh trưởng và năng suất mủ vườn cây đạt hiệu quả kinh tế-kỹ thuật tối ưu. Từ 2002 cho đến nay, đã ứng dụng thành công trên diện rộng tại các công ty cao su Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Trên các diện tích áp dụng bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng đã mang lại các hiệu quả: tiết kiệm phân bón, gia tăng và ổn định sinh trưởng và sản lượng mủ trong nhiều năm; với các kết quả trên, từ 2004, VRG đã chính thức đưa kỹ thuật bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng vào quy trình của ngành (Tống Viết Thịnh, 2008) [11].
- 14 Về kỹ thuật khai thác, chăm sóc cây cao su cũng đã có nhiều tác giả nghiên cứu. Năm 2004, Tổng công ty cao su Việt Nam đã xuất bản Quy trình kỹ thuật cây cao su. Trong Quy trình này đã quy định rõ các biện pháp kỹ thuật trong quy trình sản xuất, quy trình khai thác mủ và chăm sóc cây cao su, quy trình kỹ thuật bảo vệ thực vật, phân hạng đất trồng cây cao su [14]. Những năm tiếp theo các nhà nghiên cứu đã không ngừng đưa ra các cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất và sản lượng cao su. Đỗ Kim Thành đã nghiên cứu chế độ cạo nhịp độ thấp và kích thích mủ cao su. Áp dụng chế độ cạo nhịp độ thấp kết hợp kích thích sớm đã tiết kiệm được 20% công cạo mủ, tăng năng suất lao động cạo mủ, đồng thời tiết kiệm được lớp vỏ cạo nguyên sinh từ 2,5-3 cm/năm. Hơn nữa, việc giảm nhịp độ cạo kết hợp sử dụng chất kích thích mủ làm tăng từ 24-52% sản lượng thu hoạch, giảm 25-30% lao động trên đơn vị diện tích vườn cây, từ đó góp phần vào việc giảm từ 8 -10% chi phí trực tiếp nguyên liệu đầu vào cho sản xuất và tăng từ 22-43% lãi ròng hàng năm cho mỗi phần cây. Ngay từ khi cao su được trồng và khai thác ở quy mô thương mại, người ta đã nghĩ đến làm thế nào để kích thích cây sản xuất nhiều mủ cao su. Áp dụng kích thích có thể giúp làm giảm nhịp độ cạo nhưng vẫn duy trì được sản lượng hợp lý, lâu dài. Hoạt chất kích thích được dùng phổ biến hiện nay là ethephon với các nồng độ 1,25, 2,5 và 5% và số lần bôi biến thiên từ 2-6 lần/năm tùy dòng vô tính, tuổi cây và tình trạng sinh lý cây (Đỗ Kim Thành, 2006) [9]. Tác giả Hà Văn Khương đã nghiên cứu để áp dụng các tiến bộ KHKT vào vườn cao su Tổng công ty cao su Việt Nam (Hà Văn Khương, 2006) [7]. Tác giả Trần Thanh có công trình nghiên cứu về ứng dụng một số chất điều hòa sinh trưởng kích thích phát triển rễ và chồi tum cao su (Trần Thanh, 2007) [10]. Ở Việt Nam cây cao su được phát triển trên nhiều vùng khác nhau trong nước, ngoài vùng truyền thống tại Đông Nam Bộ còn có Tây Nguyên,
- 15 duyên hải miền Trung và Tây Bắc. Là loại cây dài ngày được độc canh trên diện tích lớn trong vùng có khí hậu nóng ẩm, nên bệnh cũng xuất hiện và gây hại làm ảnh hưởng không nhỏ đến sinh trưởng và sản lượng của cây cao su. Nên cũng đã có nhiều nghiên cứu về sâu bệnh hại cao su. (Nguyễn Thị Huệ.1997) [6]. Tác giả Phan Thành Dũng đã theo dõi trong thời gian từ 1996-2005, có 7 loại bệnh chính ảnh hưởng đến sinh trưởng và sản lượng cây cao su, trong đó có ba loại mới xuất hiện là nứt vỏ do nấm Botrydiplodia theobromae Pat (1998), bệnh rụng lá Corynespora (1999) và rễ nâu do nấm Phellinus noxius (Corner) G. H. Cunn (2002). Các loại bệnh gây hại cho cây cao su tại nước ta chủ yếu do nấm và một số tác nhân không truyền nhiễm khác, không có mycoplasma, virus, vi khuẩn, tuyến trùng. (Phan Thành Dũng, 2006) [1]. Với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của phong trào trồng cao su, diện tích đất thuộc vùng truyền thống đã không còn đáp ứng được, đã có nhiều những nghiên cứu để đưa cao su ra ngoài vùng truyền thống ở Việt Nam. Năm 1994 Viện Nghiên Cứu Cao Su (phối hợp với Trung Tâm Cây Ăn Quả Phú Hộ nay thuộc Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc) đã đưa vào khảo nghiệm hàng chục giống cao su tại Phú Hộ (Phú Thọ, vĩ độ 21.27oB). Quy mô khảo nghiệm 3,2ha bao gồm: + 2,0ha vườn sơ tuyển giống (STPH94 và QTPH97) trong đó giống STPH94 đã cho khai thác. + 1,2ha vườn lưu trữ quỹ gen cây cao su được trồng năm 1998 gồm 142 giống. Hiện vườn khảo nghiệm đang được Bộ môn Nông lâm kết hợp, Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc theo dõi và chăm sóc. Kết quả bước đầu cho phép xác định một số giống cao su gồm cả giống nhập nội và lai tạo tại Việt Nam có tiềm năng thích nghi với vùng
- 16 miền núi phía Bắc. (Hội nghị Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp 2008 các tỉnh miền núi phía Bắc) [4] Qua kết quả theo dõi cho thấy tại Phú Hộ với điều kiện khí hậu môi trường đặc trưng cho vùng trung du miền núi phía Bắc (Khí hậu lạnh, mùa đông kéo dài, gió lốc... không tốt cho cao su) nhưng tập đoàn cao su hiện có tại đây vẫn sinh trưởng phát triển tương đối tốt và hiện tại đang cho khai thác mủ với năng suất tương đối ổn định, đạt 60 – 70% năng suất bình quân cao su của Đông Nam Bộ. Tốc độ tăng vanh của cao su cũng khá nhanh, đặc biệt có 05 giống cho năng suất mủ trên 1,2 tấn/ha, trong đó có 2 giống có nguồn gốc từ Trung Quốc. (Hội thảo tổng kết khoa học của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Miền núi phía Bắc.2007) [5] Đề tài cấp bộ NN&PTNT (2002-2005) “Nghiên cứu các giải pháp KHCN áp dụng cho vùng trồng cao su Bắc Trung Bộ” đã góp phần nâng cao chất lượng vườn cao su trồng mới và năng suất của vườn cây cao su khai thác, tạo tiền đề cho việc ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật mới trong ngành cao su vào khu vực miền Trung và Bắc Trung Bộ. [9] 1.6. Phân tích, đánh giá cụ thể những vấn đề nghiên cứu còn tồn tại, hạn chế của sản phẩm, kỹ thuật nghiên cứu trong nước Do hiệu quả kinh tế cao và ổn định, cao su đã được phát triển nhanh chóng ở Việt Nam. Tổng diện tích trồng cao su đến nay đã đạt xấp xỉ 500.000ha. Những nơi trồng nhiều nhất là Đông Nam Bộ, Tây nguyên và một số tỉnh Miền trung. Ngoài ra, cao su cũng đã được trồng thành công ở một số tỉnh ở Miền Bắc như Nghệ An, Thanh Hoá. Hiện nay, các nhà khoa học nước ta đang nghiên cứu nhằm mở rộng diện tích trồng cao su không chỉ ở các tỉnh phía Nam mà ra cả các tỉnh phía Bắc, cũng không chỉ dừng lại ở đất bazan bằng phẳng mà hướng đến cả những loại đất khác với độ dốc cao hơn. Cao su đã và sẽ là một trong những loài cây chủ đạo cho phát
- 17 triển kinh tế ở miền núi Việt Nam. Theo dự đoán thì diện tích trồng cao su có thể tăng lên hàng triệu hecta nhờ cải thiện giống, nhờ áp dụng kỹ thuật trồng trên đất dốc và nhờ sự tham gia tích cực của hàng triệu hộ nông dân miền núi. Hiện nay các công trình nghiên cứu tập trung vào các lĩnh vực như giống, sản xuất các sản phẩm cao su thiên nhiên, các tiến bộ kỹ thuật trong khai thác và chăm sóc. Tuy nhiên hiện nay những nghiên cứu về cao su trồng trên đất dốc vẫn còn rất ít. Những phân tích hay đánh giá hiệu quả của cao su trên đất dốc chỉ được đưa ra như một khía cạnh trong những đề tài khác. Đây là một hướng nghiên cứu mới cần được quan tâm trong thời gian tới khi diện tích cao su ngày càng mở rộng ra những vùng có độ dốc cao.
- 18 Chương 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU 2.1. Đặc điểm chung của khu vực Bắc Trung Bộ 2.1.1. Địa lý Hình 2.1. Các tỉnh Bắc Trung Bộ và vị trí Bắc Trung Bộ trong bản đồ Việt Nam Bắc Trung Bộ là phần phía bắc của Trung Bộ Việt Nam có địa bàn từ Nam dãy núi Tam Điệp tới Bắc đèo Hải Vân. Vùng Bắc Trung Bộ (BTB) bao
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 788 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 491 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 369 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 411 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 541 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 516 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 299 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 341 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 311 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 318 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 263 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 234 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 286 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 245 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 214 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 191 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn