Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật gieo ươm và chăm sóc cây Mun (Diospyros mun A.Chev. ex Lecomte) trong giai đoạn 06 tháng tuổi ở vườn ươm
lượt xem 3
download
Bài nghiên cứu này xác định một số chỉ tiêu gieo ươm của hạt Mun bao gồm: trọng lượng 1.000 hạt, độ thuần, lượng nước tối thiểu của hạt, tỷ lệ nảy mầm kiểm nghiệm, tỷ lệ nảy mầm vườn ươm, thế nảy mầm. Xác định được công thức xử lý hạt, hỗn hợp ruột bầu, mức độ che sáng và liều lượng Đạm, loại đất và kích thước bầu. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật gieo ươm và chăm sóc cây Mun (Diospyros mun A.Chev. ex Lecomte) trong giai đoạn 06 tháng tuổi ở vườn ươm
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP --------------------- LÊ THANH HỒNG NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT GIEO ƯƠM VÀ CHĂM SÓC CÂY MUN (Diospyros mun A.Chev. ex Lecomte) TRONG GIAI ĐOẠN 06 THÁNG TUỔI Ở VƯỜN ƯƠM LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HOC LÂM NGHIỆP Đồng Nai, 2012 Hà nội, 2012
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP --------------------- LÊ THANH HỒNG NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT GIEO ƯƠM VÀ CHĂM SÓC CÂY MUN (Diospyros mun A.Chev. ex Lecomte) TRONG GIAI ĐOẠN 06 THÁNG TUỔI Ở VƯỜN ƯƠM CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC MÃ SỐ: 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. ĐỖ ANH TUÂN Đồng Nai, 2012
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây nhu cầu về gỗ gia dụng, gỗ xây dựng và gỗ nguyên liệu ngày một tăng. Trong khi đó, nguồn cung cấp gỗ tự nhiên ngày một khan hiếm do rừng tự nhiên bị suy giảm. Do đó, việc chọn loài cây trồng, đặc biệt là các loài cây bản địa vừa đáp ứng được về mặt sinh thái vừa có giá trị kinh tế và đa dạng sinh học cao là một nội dung quan trọng nhằm hướng tới phát triển lâm nghiệp bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học. Mun (Diospyros mun A.Chev. ex Lecomte) thuộc họ Thị (Ebenaceae), là loài cây bản địa, phân bố tự nhiên ở Hà Giang, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hòa Bình, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Khánh Hòa, Ninh Thuận [11]. Đây là loài cây gỗ nhỡ, cao 10 – 15m, đường kính 20 – 30cm [11]. Hiện đang thuộc nhóm loài quý hiếm cần bảo vệ (EN Alc,d, Bl +2a) và thuộc cả danh mục loài nguy cấp của IUCN. Loài này mọc chủ yếu ở vùng núi đá vôi, hiện nay số lượng còn rất ít, cạn kiệt vì bị khai thác quá mức và sinh cảnh bị mất đi do nạn phá rừng [12]. Gỗ Mun có màu đen tự nhiên, thường được dùng làm đồ mỹ nghệ cao cấp, làm đũa rất có giá trị. Do là loài cây có giá trị kinh tế cao, nên các quần thể mọc tự nhiên của Mun bị tìm kiếm ráo riết để khai thác làm cho số lượng cá thể giảm sút rất nhanh. Mặt khác do khan hiếm về cây mẹ nên ít phát hiện thấy cây tái sinh tự nhiên, vì vậy việc xác định nội dung kỹ thuật nhân giống để bảo tồn ngoại vi loài cây này là rất cần thiết. Hiện nay có rất ít các công trình nguyên cứu về loài cây quý này, đặc biệt là về kỹ thuật gieo ươm. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng chưa có quy phạm kỹ thuật gieo ươm loài cây Mun. Xuất phát từ những tồn tại đó, tác giả thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật gieo ươm và chăm sóc cây Mun (Diospyros mun A.Chev. ex Lecomte) trong giai đoạn 6 tháng tuổi ở vườn ươm” nhằm xác định công thức kỹ
- 2 thuật gieo ươm tốt nhất để phục vụ công tác bảo tồn, phục hồi, sản xuất loài cây quý này.
- 3 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Giới thiệu loài cây Mun Tên Việt Nam: Mun Tên tiếng Anh: Ebony Tên khoa học: Diospyros mun A.Chev. ex Lecomte Họ Thị: danh pháp khoa học: Ebenaceae Theo thông tin từ trang web chuyên về thực vật Jstor plant science, cây Mun được một nhà khoa học người Pháp phát hiện tại Phan Rang, Việt Nam năm 1924. Hiện tiêu bản của loài cây này ở nước ngoài được lưu giữ tại Bảo tàng thực vật Paris và Trung tâm sinh học và vườn thực vật Đại học Hamburg (CHLB Đức). Đặc điểm hình thái Mun là cây gỗ nhỡ, rụng lá, cao 7-18 m, đường kính đến 0,3 m hay hơn, cành nhánh nhẵn, tán rậm. Vỏ ngoài đen, nứt dọc nông. Lá đơn mềm, mọc cách, hình trứng nhọn, gân giữa và gân bên nổi rõ, dài 5,5-6,5 cm; rộng 2-2,2 cm, khi khô có màu đen. Hoa nhỏ, màu vàng đơn tính; hoa đực mọc thành sim 3-5 hoa ở nách lá, hoa cái mọc đơn độc. Hoa đực có đài hợp, hình cốc ngắn, ở phần trên chia thành 4 thùy, màu lục. Tràng hợp thành ống, dài 5 mm, ở trên chia thành 4 thùy màu vàng. Nhị 8; bao phấn hình mũi dùi, dài khoảng 3 mm. Quả nhỏ, đường kính 1,5-2 cm nhẵn, đen, vỏ dày, mang đài tồn tại xẻ 4 thuỳ [8]. Mùa hoa Mun thường vào tháng 7. Mun tái sinh bằng hạt và chồi, nhất là chồi rễ ở gần gốc. Phân bố Cây Mun mọc rải rác hay thành từng đám trong trảng cây bụi cao rậm, chịu hạn ở vùng núi đá vôi. Cây thấy mọc tự nhiên tại Lào và một số vùng ở Việt Nam
- 4 như Khánh Hòa (Vạn Ninh, Ninh Hòa, Diên Khánh, Cam Ranh: xã Cam Thịnh Đông), Ninh Thuận (Phan Rang-Tháp Chàm). Công dụng Lõi gỗ Mun khi khô có màu đen bóng, cứng và bền nên khó gia công, thường dùng làm đồ gỗ quý, thủ công mĩ nghệ cao cấp. Quả và lá dùng để nhuộm đen lụa quý. 1.2. Các nghiên cứu về gieo ươm cây thân gỗ Đối với công tác gieo ươm cây gỗ, trong giai đoạn cây mầm và cây non được coi là giai đoạn khó khăn nhất đời sống của cây, do đó các nhà lâm học chủ yếu quan tâm đến ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái như ánh sáng, đất và hỗn hợp ruột bầu, kích cỡ túi bầu và chế độ chăm sóc đến sinh trưởng của cây con và tiêu chuẩn cây giống xuất vườn. 1.2.1. Ảnh hưởng của việc xử lý hạt giống tới nảy mầm của hạt Hạt của nhiều loài cây gỗ nảy mầm dễ dàng khi có điều kiện thuận lợi về độ ẩm và nhiệt độ. Sự nảy mầm chậm trễ và không đều ở vườn ươm là một khó khăn lớn trong sản xuất cây con (Bonner, 1974 (dẫn theo Willan, 1992)). Tuy nhiên, loài cây khác nhau hạt sẽ có thời kỳ ngủ ở mức độ khác nhau, cần áp dụng các biện pháp xử lý hạt để làm cho hạt nảy mầm với tỷ lệ cao, đồng đều trong thời gian ngắn nhằm tiết kiệm được thời gian và chi phí, thời gian tạo cây con. Xử lý hạt giống bằng cách ngâm các chế phẩm ngoài tác dụng kích thích hạt nảy mầm thì còn được xem như là cách làm giàu các nguyên tố dinh dưỡng cho hạt. Dự trữ chất dinh dưỡng trong hạt là nguồn nguyên liệu để xây dựng cơ thể cây con và dự trữ đó quyết định ở mức độ đáng kể thành công của cây con trong cuộc đấu tranh tìm thức ăn và nước. Vì vậy, đã có nhiều nghiên cứu nhằm tìm phương pháp xử lý hữu hiệu để đảm bảo hạt sẽ nảy mầm nhanh và đồng đều trong vườn ươm. Ở Ấn Độ, ngâm hạt trong khoảng từ 2 – 48 giờ tuỳ theo loài cây đã làm cho hạt Acacia mearnsii nảy mầm nhanh hơn (Pattanath, 1982 (dẫn theo Willan, 1992)). Ngâm hạt trong dung dịch nước ấm có pha nguyên tố vi lượng mangan, clorua 0,01 – 0,05%; CuSO4 0,004 – 0,2%; acid boric hay borax 0,02 – 0,03%; ZnSO4 0,01 – 0,02%,… để làm
- 5 giàu chất dinh dưỡng cho cây. Xử lý hạt bằng chất diệt nấm, ví dụ như TMTD (Tetrametyl tiuram disulfate) theo tài liệu của Nezgovorov có tác dụng phòng nấm bệnh (dẫn theo Grodzinxki, Grodzinxki, 1981). Willan (1992) thí nghiệm với hạt Robinia, công thức xử lý tốt nhất đã làm cho tỷ lệ nảy mầm cao hơn 10 lần so với đối chứng sau 10 ngày gieo. Sự nảy mầm của Eucalyptus delegatensis tốt hơn khi được xử lý bằng acid Giberelic. Hạt Leucaena hoàn toàn không nảy mầm ở đối chứng không xử lý, sau khi ngâm 24 giờ trong nước lạnh, ngâm 2 phút trong nước sôi thì nảy mầm 60% sau 13 ngày. Ở Việt Nam, một số nghiên cứu cho thấy rằng xử lý hạt bằng cách ngâm vào dung dịch các nguyên tố vi lượng như Bo, Mangan, Kẽm riêng lẻ và phối hợp ở nồng độ 10 - 15mg/l trong 24 giờ đã có tác dụng làm tăng sức nảy mầm và tỷ lệ nảy mầm của hạt Thông nhựa so với đối chứng. Mangan dùng phối hợp với Bo làm tăng khả năng chịu đựng của cây mầm đối với tình trạng thiếu nước, không có hiện tượng cây héo khi độ ẩm đất xuống tới 10,8% (Nguyễn Ngọc Tân, Nguyễn Lương Ngọc, Nguyễn Sĩ Huống, 1973). Hạt được ngâm trong nước hay những dung dịch khác như Giberelin (GA3) thường với nồng độ 0,1 – 0,5% cũng cho tỷ lệ nảy mầm cao hơn nhiều so với công thức đối chứng (Trương Mai Hồng, 2003). Theo Lê Đình Khả (1991) hạt Lim xanh có tỷ lệ nảy mầm là 100% khi cắt một phần vỏ hạt và ngâm 5 giờ trong nước ấm 400C. Đối với những hạt có vỏ cứng như hạt Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa) và Gõ mật (Sindora siamensis) cần dùng tác động cơ giới phá bỏ một phần lớp vỏ cứng sau đó ngâm hạt vào nước có nhiệt độ 300C trong 48 giờ rồi cho nảy mầm ở 300C đạt tỷ lệ nảy mầm là 90,2% và 94% còn những hạt không xử lý thì có tỷ lệ nảy mầm chỉ là 25% và 9%. Hạt Muồng hoa đào (Cassia javanica) được chà nhám và ngâm trong nước ở 300C có tỷ lệ nảy mầm là 94% trong khi đối chứng chỉ là 5% (Trương Mai Hồng, 2003). Trung tâm khuyến nông Quốc gia đã khuyến cáo xử lý hạt bằng nước ấm 35 – 400C trong thời gian 3 – 4 giờ đối với Tếch (Tectona grandis), hay nước nóng 70 – 800C trong thời gian 2- 3 giờ đối với hạt Trám đen (Canarium nigrum) sau đó rửa chua và đem ủ cho nứt nanh rồi đem gieo (www.khuyennongvn.gov.vn).
- 6 Do hạt Mun nhẹ, mỏng nên không phải xử lý bằng phương pháp cơ giới, do đó đề tài sẽ xử lý hạt bằng phương pháp hoá học, ngâm ủ bằng các chế phẩm có chứa thành phần là các nguyên tố vi lượng hay các chất kích thích sinh trưởng. 1.2.2. Ảnh hưởng của chế độ ánh sáng đến sinh trưởng của cây con Ánh sáng rất cần cho sự sinh trưởng của cây vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình quang hợp của thực vật. Nếu thiếu ánh sáng cây vẫn sinh trưởng nhưng khi đó xảy ra hiện tượng mọc vống, cây có màu trắng vàng vì không tổng hợp được diệp lục, thời kỳ phân hoá chậm lại, ngược lại khi cường độ ánh sáng cao giai đoạn dãn của tế bào kế thúc sớm nên cây thường thấp (Trương Mai Hồng, 2005a). Cây con trong vườn ươm cần được bảo vệ tránh khỏi các ảnh hưởng của thời tiết không thuận lợi bên ngoài cho đến khi chúng đủ sức chịu đựng. Che bóng sẽ làm giảm lượng nước bốc thoát hơi nước từ cây con và làm giảm nhiệt độ . Mức độ che bóng cho cây con tuỳ thuộc vào đặc điểm sinh thái của loài và sự biến đổi của cây con trong quá trình sinh trưởng của chúng. Trong trường hợp cây con được che bóng quá dầy có thể bị còi cọc, sinh trưởng chậm hay mọc cao, thân yếu, dễ bị sâu bệnh hại. Khi nghiên cứu về sinh thái hạt giống và sinh trưởng của cây gỗ non, Ekta và Singh (2000) đã nhận thấy rằng cường độ ánh sáng có ảnh hưởng rõ rệt đến sự nảy mầm, tỉ lệ sống sót và sức sinh trưởng của cây con. Bên cạnh đó, độ khép tán của quần thụ cũng ảnh hưởng rõ rệt đến mật độ và sức sống của cây con (Orlov,1951; Alekseev, 1954 và Makxinov, 1971) (Dẫn theo Nguyễn Văn Thêm, 1992). Theo Sasaki và Mori (1981), một số loài như Shorea talura, Sovalis, Hopea helferei và Vatica odorata bị ức chế sinh trưởng khi bị chiếu sáng với cường độ trên 50% ánh sáng toàn phần trong giai đọan đầu ở vườn ươm. Trong 6 tháng đầu, việc che bóng không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây con Dầu song nàng nhưng từ tháng 6 trở đi thì cây bị ảnh hưởng rõ rệt, chỉ cần che 25 – 50% cho thấy cây sinh trưởng vượt trội so với không che hay che trên 50% ánh sáng (Nguyễn Tuấn Bình, 2002). Theo Vũ Thị Lan (2007) trong nghiên cứu về ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến sinh trưởng cây con Gõ đỏ 6 tháng tuổi
- 7 trong vườn ươm cho thấy, dàn che thích hợp cho Gõ trong 6 tháng đầu thích hợp nhất 25-50%. Nhìn chung các kết quả nghiên cứu đều cho thấy che bóng là cần thiết cho sự sinh trưởng của cây con so trong giai đoạn vườn ươm, tuy nhiên mức độ che bóng tối ưu là phụ thuộc vào từng loài. Đối với cây con Mun thường mọc trong trảng cây bụi cao rậm, do đó thử nghiệm các mức che ánh sáng để có thể giúp cây con sinh trưởng và phát triển tốt là cần thiết. 1.2.3. Ảnh hưởng của thành phần hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng cây con Hỗn hợp ruột bầu được coi như là giá đỡ và chứa chất dinh dưỡng nuôi cây đảm bảo cây phát triển trong giai đoạn vườn ươm. Chất lượng của hỗn hợp ruột bầu là một trong các yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây con. Một hỗn hợp đất tốt hội đủ các điều kiện lý - hoá tính giúp cây con sinh trưởng khoẻ mạnh. Một hỗn hợp đất với đầy đủ các chất dinh dưỡng nhưng nếu các tính chất vật lý, chế độ nước không thuận lợi thì cây trồng cũng không sinh trưởng tốt. Tính chất vật lý của đất bao gồm: thành phần các cấp hạt đất, cấu trúc đất, độ xốp, độ thoáng khí, độ ẩm đất. Tính chất hóa học của đất bao gồm: chất hữu cơ trong đất, khả năng hấp phụ của đất, các nguyên tố dinh dưỡng có trong đất, mức độ dễ tiêu của chúng trong đất, khả năng trao đổi Cation và Anion của đất đối với cây trồng. Hỗn hợp ruột bầu thay đổi tùy theo loài cây và phải có các đặc điểm sau: hỗn hợp phải nhẹ, nhưng phải đủ độ chặt để cây con được vững chắc khi vận chuyển; đủ dinh dưỡng, không thay đổi tính chất cho đến khi xuất vườn. Khi gieo ươm cây con Chiêu liêu nước (Terminalia calamansanai) có thể cải thiện tình trạng dinh dưỡng của ruột bầu bằng cách trộn thêm vào các loại phân NPK 16:16:8; phân Super photphat và phân hữu cơ hoai. Hàm lượng thích hợp là NPK 1%, Super photphat 1%, phân hữu cơ hoai là 15 – 20% sẽ giúp cây con sinh trưởng tốt hơn trong giai đoạn 6 tháng tuổi (Nguyễn Văn Thêm & Phạm Thanh Hải, 2004). Nguyễn Xuân Quát (1985) đã xác định được ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu và yêu cầu chất lượng cây con Thông nhựa (Pinus merkusii) (dẫn theo Nguyễn Duy Bình, 1997). Theo Nguyễn Duy Bình (1997), việc phân bón có tác dụng xúc tiến sinh trưởng của Xoài cánh (Swintonia minuta) tốt hơn so với không bón phân. Hỗn hợp ruột bầu có chứa 2% NPK có tác
- 8 dụng thúc đẩy sinh trưởng tốt hơn so với không bón phân NPK. Theo Nguyễn Tuấn Bình (2002), khi thử nghiệm liều lượng phân super lân từ 0 – 10% (so với trọng lượng bầu) để bón cho cây con Dầu song nàng thì liều lượng 3% cho thấy cây sinh trưởng tốt nhất. Đối với liều lượng NPK từ 0 – 6% thì mức bón thích hợp là từ 1 – 3% đối với cây con Dầu song nàng Vũ Thị Lan (2007) trong nghiên cứu về ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến sinh trưởng cây con Gõ đỏ 6 tháng tuổi trong vườn ươm, dinh dưỡng ruột bầu bao gồm 80-85% đất (lấy trên nền đất xám phù sa cổ ở Đồng Nai) + 15-20% phân chuồng và 3-4%NPK/trọng lượng ruột bầu. Những kết quả nghiên cứu đã cho thấy nhu cầu về phân bón là rất cầnthiết. Tuy nhiên để bón phân có hiệu quả, tiết kiệm chi phí thì phải thử nghiệm với một số liều lượng phân bón để chọn ra được mức bón phân phù hợp, thí nghiệm bón phân cho cây con trồng trong bầu được tính theo trọng lượng bầu. 1.2.4. Các công trình nghiên cứu về cây Mun Hiện nay các công trình nghiên cứu cả ở trong nước và thế giới về cây Mun còn rất ít và chủ yếu là các công trình nghiên cứu mô tả về đặc điểm hình thái và vật hậu của loài cây này. Các nghiên cứu ở nước ngoài ít có thông tin về loài cây này, chủ yếu là các thông tin mô tả về hình thái vật hậu, phân loại và một số ít thông tin về đặc điểm sinh thái (theo trang web của theplanlist_ www.theplanlist.org), Ở Việt Nam thì cũng chủ yếu là các mô tả về hình thái vật hậu của loài này như các công trình của Phạm Hoàng Hộ (1993), và Lê Mông Chân –Lê Thị Huyên (2003) Năm 1991, Trạm nghiên cứu khoa học thuộc Vườn quốc gia Cúc Phương (1985) tiến hành xây dựng vườn thực vật, trong đó có trồng 0,5 ha cây Mun, tuy nhiên không thấy có chi tiết hướng dẫn về việc gieo ươm loài cây. Nói tóm lại, Mun là một loài cây gỗ quý hiếm có giá trị kinh tế cao đang có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam. Tuy nhiên, các nghiên cứu về gây trồng loài cây này còn quá ít ỏi, vì thế việc nghiên cứu gieo ươm loài cây này sẽ có giá trị đóng góp vào việc bảo tồn và phát triển loài cây này.
- 9 Chương 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung Xác định được kỹ thuật gieo ươm và chăm sóc của cây Mun trong giai đoạn 06 tháng tuổi ở vườn ươm Mục tiêu cụ thể - Xác định một số chỉ tiêu gieo ươm của hạt Mun bao gồm: trọng lượng 1.000 hạt, độ thuần, lượng nước tối thiểu của hạt, tỷ lệ nảy mầm kiểm nghiệm, tỷ lệ nảy mầm vườn ươm, thế nảy mầm. - Xác định được công thức xử lý hạt, hỗn hợp ruột bầu, mức độ che sáng và liều lượng Đạm, loại đất và kích thước bầu. - Đề xuất biện pháp kỹ thuật gieo ươm cây Mun. 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Việc gieo ươm được tiến hành tại vườn ươm thuộc xã Gia Tân 2, huyện Thống Nhất tỉnh Đồng Nai nằm cách Quốc lộ 20 khoảng 600m. - Nhiệt độ trung bình năm 25 – 270C, tháng lạnh nhất cũng không dưới 23,50C, số giờ nắng trong năm 2.500 – 2.860 giờ, độ ẩm trung bình 80 – 82%. Tổng năng lượng bức xạ trung bình hàng năm khoảng 110 – 120 kcal/cm2, lượng mưa tương đối lớn, trung bình năm 1.700 – 1.800 mm. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau ( Nguồn http://www.thuviendongnai.gov.vn). - Thời gian thực hiện: 6 tháng từ tháng 11/2011 đến tháng 5/2012 2.3. Vật liệu thí nghiệm: - Hạt giống: Địa điểm thu hái: tỉnh Ninh Thuận.
- 10 Quả được thu hái vào khoảng tháng 9, tháng 10 năm 2010 và cất trữ hạt ở tủ lạnh ở nhiệt độ khoảng 16 oC. - Đất gieo ươm: Đất gieo ươm cây con được lấy từ xã Gia Kiệm, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai, sử dụng tầng đất mặt có chiều dày khoảng 20 -30 cm, loại đất đen có kết von, loại đất đỏ bazan và đất nâu đỏ. Hỗn hợp ruột bầu gieo trồng gồm đất + phân chuồng + xơ dừa + tro trấu trộn theo tỷ lệ: (90:5:2,5:2,5). - Chế phẩm xử lý hạt: Hạt được xử lý bằng Atonik, Vipac, rong biển, trước khi gieo trong các thí nghiệm và thuốc trừ nấm bệnh Viben C 50 BTN. - Túi bầu Polyetylen, có kích thứớc 14cmx22cm, 17cmx24cm, 20cmx26cm để cấy cây con. 2.4. Nội dung nghiên cứu: Để làm rõ mục tiêu nghiên cứu, đề tài tập trung nghiên cứu những nội dung sau đây: - Các chỉ tiêu ban đầu của hạt giống và chỉ tiêu gieo ươm: trọng lượng 1000 hạt, độ thuần, lượng nước tối thiểu của hạt, tỷ lệ nảy mầm, thế nảy mầm. - Ảnh hưởng của một số chất xử lý hạt đến chất lượng nảy mầm của hạt và sinh trưởng của cây Mun trong giai đoạn vườn ươm. - Ảnh hưởng của thành phần hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng của cây Mun trong giai đoạn vườn ươm. - Ảnh hưởng mức độ che sáng và chế độ bón phân (Đạm) đến sinh trưởng của cây Mun trong giai đoạn vườn ươm. - Ảnh hưởng loại đất gieo ươm và kích thước bầu đến sinh trưởng của cây Mun giai đoạn gieo ươm. - Các biện pháp kỹ thuật gieo ươm 2.5. Phương pháp nghiên cứu 2.5.1. Xác định một số chỉ tiêu gieo ươm của hạt cây Mun + Vật liệu thí nghiệm: hạt giống, giấy thấm, hộp nhựa, cân điện tử, tủ sấy hạt, hộp nhôm. + Chỉ tiêu đo đếm:
- 11 - Độ thuần của hạt (PP: percentage purity of seed): là tỷ số phần trăm giữa khối lượng hạt thuần (hạt sạch) chứa trong mẫu kiểm nghiệm và khối lượng mẫu kiểm nghiệm, độ thuần của hạt cho biết tỷ lệ hạt thuần so với tạp vật và các phần hạt khác. Hạt sau khi thu hái sẽ được tách lấy những hạt thuần và các hạt lép, hạt xấu để riêng. Cân trọng lượng hạt thuần và trọng lượng mẫu thử với 3 lần lặp lại và tính theo công thức Khối lượng của phần hạt sạch (g) Độ thuần (%) = --- ------------------------------------------- x 100 [2.1] Khối lượng mẫu kiểm nghiệm (g) - Trọng lượng 1000 hạt: trọng lượng (kg hay g) của 1000 hạt thuần. Đếm lấy 100 hạt thuần đem cân bằng cân có độ chính xác đến 0,01g với 3 lần lặp, sau đó lấy trung bình của 3 lần lặp nhân với 10 ta có trọng lượng 1000 hạt. Từ trọng lượng 1000 hạt, tính số hạt trên 1g hay số hạt trên 1kg. - Độ ẩm hạt (hàm lượng nước) là tỷ số phần trăm giữa lượng nước chứa trong hạt và khối lượng tươi của hạt, tính theo công thức. M2 M3 Mc(%) X 100 [2.2] M 2 M1 Trong đó: M1 là trọng lượng bì (hộp đựng mẫu, kể cả nắp), M2 là trọng lượng bì và hạt trước khi sấy, M3 là trọng lượng bì và hạt sau khi sấy. (Hàm lượng nước được xác định bằng cách cân và sấy trong tủ sấy ở nhiệt độ 103oC±2oC trong vòng 17±1 giờ). Kiểm nghiệm nảy mầm được thực hiện trên môi trường giấy thấm và cát ẩm. - Tỷ lệ nảy mầm của hạt (Gp: Germination percentage): phần trăm số hạt nảy mầm trên tổng số hạt kiểm nghiệm, tính theo công thức Số hạt nảy mầm Gp (%) = --------------------------------- x 100 [2.3] Tổng số hạt kiểm nghiệm
- 12 - Thế nảy mầm: năng lực nảy mầm (GE: germination energy): Là tỷ số phần trăm giữa số hạt nảy mầm (cho cây mầm bình thường) trong 1/3 thời gian đầu của thời kỳ nảy mầm so với tổng số hạt kiểm nghiệm, tính theo công thức Số hạt nảy mầm trong 1/3 thời gian đầu Ge (%) = ------------------------------------------------- x 100 [2.4] Tổng số hạt kiểm nghiệm - Tỷ lệ sống của cây mầm (Ts%) là tỷ số phần trăm giữa số cây mầm sống và sinh trưởng bình thường trong thời gian theo dõi thí nghiệm so với tổng số hạt đem gieo, tính theo công thức Số cây mầm sống bình thường Ts (%) = ------------------------------------- x 100 [2.5] Tổng số hạt gieo thí nghiệm - Tỷ lệ cây sống (Sp %), là tỷ số phần trăm giữa số cây sống sót trong bầu so với tổng số cây mầm cấy vào bầu, tính theo công thức [2.6] Số cây sống trong bầu Sp (%) = --------------------------------- x 100 [2.6] Tổng số cây cấy vào bầu - Tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn (St %), là tỷ số phần trăm giữa số cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn so với tổng số cây sống trong bầu, tính theo công thức Số cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn St (%) = -------------------------------------- - x 100 [2.7] Tổng số cây sống trong bầu 2.5.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của kỹ thuật xử lý hạt đến sinh trưởng của cây Mun giai đoạn vườn ươm + Vật liệu thí nghiệm: các chế phẩm dùng để xử lý hạt (Atonik, Vipac, Rong biển và Vitamin B1) có nồng độ là 0,05% + Thời gian xử lý là 12 giờ. Hạt sau khi xử lý sẽ được kiểm tra nảy mầm trong các hộp nhựa, các hạt được đặt giữa 2 lớp giấy, trong một tuần kiểm tra nảy mầm 2 – 3 lần và những hạt đã nảy mầm sẽ đem trồng vô các bầu đất. Thành phần ruột bầu giống nhau ở tất cả các công thức, gồm đất đen có kết von + phân chuồng
- 13 + xơ dừa + tro trấu theo tỷ lệ (90:5:2,5:2,5). Đất được lấy ở tầng mặt, độ sâu từ 0 – 30 cm. Các công thức đều được che bóng 50% trong 06 tháng đầu. Các biện pháp chăm sóc (làm cỏ, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh…) đánh giá sự sinh trưởng của cây con sau gieo 6 tháng tuổi. Công thức xử lý hạt giống bố trí như Bảng 2.1: Bảng 2.1 Bảng công thức xử lý hạt gieo ươm Ký hiệu công Cách xử lý Nồng độ Ghi chú thức X0 Không xử lý Đối chứng X1 Nước ấm 70oC X2 Atonik 0,05% X3 Vipac 0,05% X4 Rong biển 0,05% X5 Vitamin B1 0,05% + Thí nghiệm theo dõi sinh trưởng cây con được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ một nhân tố. Sơ đồ bố trí thí nghiệm theo dõi sinh trưởng cây con sau khi xử lý hạt X1 X3 X0 X2 X5 X4 X0 X5 X2 X4 X1 X3 X4 X5 X1 X3 X0 X2 - Số công thức: 6 - Số lần lặp lại: 3 - Số cây trên đơn vị thí nghiệm: 49 cây. - Tổng số cây trên đơn vị thí nghiệm: 6 x 3 x 49 = 882 cây. + Chỉ tiêu đo đếm: - Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm: Tỉ lệ nảy mầm (G%); thế nảy mầm GE(%), tỷ lệ sống của cây mầm (Ts %) theo công thức [2.3], [2.4], [2.5].
- 14 - Các chỉ tiêu theo dõi về sinh trưởng cây con bao gồm: Chiều cao cây(cm), đường kính cổ rễ (mm); Số lá trên cây; tỷ lệ sống chết, chất lượng cây con. 2.5.3. Nghiên cứu ảnh hưởng thành phần hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng của cây Mun giai đoạn vườn ươm +Vật liệu thí nghiệm: Thành phần hỗn hợp ruột bầu gieo ươm bao gồm: Đất đen có kết von + phân chuồng hoai (phân bò )+ xơ dừa + tro trấu được trộn theo các tỷ lệ công thức (R1, R2, R3, R4, R5 ) các thành phần hỗn hợp ruột bầu được trộn đều rồi vô bầu có kích thước 17cmx24cm. Hạt giống đã nảy mầm sau 1 tuần tuổi được cấy vào bầu, sau đó lấp đất với bề dày 1 cm. Bầu được đặt nửa chìm nửa nổi trên luống, xếp xít nhau. Đất được lấy ở tầng mặt, độ sâu từ 0 – 30 cm. Các công thức đều được che bóng 50% trong 06 tháng. Bảng 2.2. Bảng công thức thành phần hỗn hợp ruột bầu công thức R1 R2 R3 R4 R5 Đất (%) 95 90 85 80 75 Phân chuồng hoai (%) 0 5 10 15 20 Xơ dừa (%) 2,5 2,5 2,5 2,5 2,5 Tro trấu (%) 2,5 2,5 2,5 2,5 2,5 + Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ 1 nhân tố Sơ đồ bố trí thí nghiệm thành phần ruột bầu đến sinh trưởng của cây con: R2 R3 R1 R4 R5 R3 R2 R4 R5 R1 R4 R1 R3 R5 R2 - Số công thức: 5 - Số lần lặp lại: 3 - Số cây trên đơn vị thí nghiệm: 49 cây.
- 15 - Tổng số cây trên đơn vị thí nghiệm: 5 x 3 x 49 = 735 cây. - Theo dõi quá trình sinh trưởng và phát triển của cây con sau gieo trồng thời gian 6 tháng. - Các chỉ tiêu theo dõi về sinh trưởng cây con bao gồm: Chiều cao cây(cm), đường kính cổ rễ (mm); Số lá trên cây; tỷ lệ sống chết, chất lượng cây con. 2.5.4. Nghiên cứu ảnh hưởng mức độ che sáng và liều lượng đạm đến sinh trưởng của cây Mun giai đoạn vườn ươm + Vật liệu thí nghiệm: Lưới che cây con (các mức từ 25%, 50%, và 75%) và phân Đạm chia thành 4 mức nồng độ 0%; 0,1%; 0,3%; 0,5%. Thời gian bón phân cho cây con: 1 lần/ 2 tuần. Hạt giống đã nảy mầm sau 1 tuần tuổi được cấy vào bầu, sau đó lấp đất với bề dày 1cm. Bầu được đặt nửa chìm nửa nổi trên luống, xếp xít nhau. Thành phần ruột bầu giống nhau ở tất cả các công thức, gồm đất đen có kết von + phân chuồng + xơ dừa + tro trấu theo tỷ lệ (90:5:2,5:2,5). Các biện pháp chăm sóc (làm cỏ, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh…) + Thí nghiệm được bố trí theo kiểu lô phụ, lô chính có 3 mức che sáng ở các mức từ 25% (A1); 50% (A2) và 75% (A3) và đối chứng không che (A0), lô phụ có 4 mức bón phân Đạm 0% (N1); 0,1% (N2); 0,3% (N3) và 0,5% ( N4) Sơ đồ bố trí thí nghiệm độ che sáng đến sinh trưởng cây con Khối I Khối II Khối III A0 A2 A1 A3 A1 A0 A2 A3 A1 A3 A0 A2 N1 N2 N4 N1 N4 N3 N2 N4 N1 N4 N2 N3 N2 N4 N2 N3 N1 N4 N3 N1 N3 N3 N4 N1 N3 N3 N1 N4 N3 N2 N1 N2 N2 N1 N1 N2 N4 N1 N3 N2 N2 N1 N4 N3 N4 N2 N3 N4 - Số công thức: 4x4 = 16 Số lần lặp lại: 3 Số cây trên đơn vị thí nghiệm: 49 cây
- 16 Tổng số cây thí nghiệm: 16 x 3 x 49 = 2352 cây. - Theo dõi quá trình sinh trưởng và phát triển của cây con sau gieo trồng thời gian 06 tháng. - Các chỉ tiêu theo dõi về sinh trưởng cây con bao gồm: Chiều cao cây (cm), đường kính cổ rễ (mm); Số lá trên cây; tỷ lệ sống chết, chất lượng cây con. 2.5.5. Nghiên cứu ảnh hưởng của loại đất gieo ươm và kích thước bầu đến sinh trưởng của cây Mun giai đoạn vườn ươm. + Vật liệu thí nghiệm: Sử dụng tầng đất mặt có chiều dày khoảng 20 -30 cm gồm đất đen có kết von (Đ1); đất đỏ bazan (Đ2); đất nâu đỏ (Đ3) và sử dụng túi bầu Polyetylen, có kích thước 14cmx22cm (KT1), 17cmx24cm (KT2) và 20cmx26cm (KT3) (kế thừa những kết quả từ việc xử lý hạt để chuẩn bị nguồn hạt gieo ươm). Ngoài đất làm ruột bầu như trên, thành phần ruột bầu còn được bổ sung thêm phân chuồng, xơ dừa, tro trấu theo tỷ lệ (90:5:2,5:2,5). Các công thức đều được che bóng 50% trong 06 tháng đầu. Bảng 2.3. Bảng ký hiệu công thức loại đất và kích thước bầu KT1 KT2 KT3 Đ1 Đ1KT1 Đ1KT2 Đ1KT3 Đ2 Đ2KT1 Đ2KT2 Đ2KT3 Đ3 Đ3KT1 Đ1KT2 Đ3KT3 Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên 2 nhân tố Sơ đồ bố trí thí nghiệm Đ1KT1 Đ1KT2 Đ1KT3 Đ2KT1 Đ2KT2 Đ2KT3 Đ3KT1 Đ3KT2 Đ3KT3 Đ3KT1 Đ3KT3 Đ3KT2 Đ1KT1 Đ1KT3 Đ1KT2 Đ2KT3 Đ2KT2 Đ2KT1 Đ3KT3 Đ3KT2 Đ3KT1 Đ2KT2 Đ2KT3 Đ2KT1 Đ1KT3 Đ1KT1 Đ1KT2 Nhân tố A: loại đất gieo ươm Nhân tố B: kích thước bầu dùng để gieo ươm - Số công thức: 3 x3 = 9
- 17 - Số lần lặp lại: 3 - Số cây trên đơn vị thí nghiệm: 49 cây. Tổng số cây trên đơn vị thí nghiệm: 9 x 3 x 49 = 1323 cây. Theo dõi quá trình sinh trưởng và phát triển của cây con sau gieo trong thời gian 06 tháng tuổi. - Các chỉ tiêu theo dõi về sinh trưởng cây con bao gồm: Chiều cao cây(cm), đường kính cổ rễ (mm); Số lá trên cây; tỷ lệ sống chết, chất lượng cây con. 2.6. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu 2.6.1. Phương pháp thu thập số liệu - Mỗi lô thí nghiệm của một công thức được tiến hành đo đếm các cây còn sống. Thời gian đo đếm được thực hiện theo định kỳ 2, 4 và 6 tháng tuổi. Chỉ tiêu và cách thức đo đếm như sau: - Đường kính cổ rễ (Do, mm) được đo bằng thước kẹp Palme với độ chính xác 0,1 mm; đo hai chiều vuông góc, sau đó lấy giá trị trung bình làm kết quả đo. - Chiều cao thân cây (H, cm) được đo bằng thước kỹ thuật với độ chính xác 0,1 cm; mỗi cây đo hai lần, sau đó lấy giá trị trung bình làm kết quả đo. - Số lá trên một cây được lấy bình quân trên 3 cây thuộc cấp sinh trưởng trung bình theo các định kỳ đo đếm. 2.6.2. Phương pháp xử lý số liệu 2.5.2.1. Một số chỉ tiêu kiểm nghiệm chất lượng sinh lý hạt giống Việc kiểm nghiệm các chỉ tiêu sinh lý hạt giống được thực hiện theo tiêu chuẩn ngành số TCN-33-2001 và dựa trên tiêu chuẩn của Hội kiểm nghiệm Quốc tế (ISTA, 1999). Các chỉ tiêu kiểm nghiệm là: trọng lượng 1.000 hạt, tỷ lệ nảy mầm và thế nảy mầm của hạt. - Độ thuần (độ sạch) là tỷ số phần trăm giữa khối lượng hạt thuần (hạt sạch) chứa trong mẫu kiểm nghiệm và khối lượng mẫu kiểm nghiệm, xác định theo công thức 2.1 - Khối lượng 1000 hạt là khối lượng tính bằng gam của 1.000 hạt thuần.
- 18 Áp dụng phương pháp cân khối lượng của ISTA. Mẫu hạt để xác định khối lượng 1.000 hạt được lấy ra từ phần hạt sạch đã loại bỏ tạp chất. Thông thường khối lượng hạt được tính bằng 4 lần lặp của các mẫu, số hạt trong mỗi lần lặp là 25 hạt. Sau khi cân mẫu hạt qua các lần lặp kết quả tính được trọng lượng 1.000 hạt và số hạt trong 1 kg hạt. - Độ ẩm hạt (Hàm lượng nước) là tỷ số phần trăm giữa lượng nước chứa trong hạt và khối lượng tươi của hạt, xác định theo công thức 2.2. - Tỷ lệ nảy mầm (Gp %) là tỷ số phần trăm giữa số hạt nảy mầm (cho cây mầm bình thường) so với tổng số hạt kiểm nghiệm, xác định theo công thức 2.3. - Thế nảy mầm (Ge %): Là tỷ số phần trăm giữa số hạt nảy mầm (cho cây mầm bình thường) trong 1/3 thời gian đầu của thời kỳ nảy mầm so với tổng số hạt kiểm nghiệm, xác định theo công thức 2.4. - Tỷ lệ sống của cây mầm (Ts%) là tỷ số phần trăm giữa số cây mầm sống và sinh trưởng bình thường trong thời gian theo dõi thí nghiệm so với tổng số hạt đem gieo, xác định theo công thức 2.5 2.5.2.2. Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả gieo ươm + Tỷ lệ cây sống (Sp %), là tỷ số phần trăm giữa số cây sống sót trong bầu so với tổng số cây mầm cấy vào bầu, xác định theo công thức 2.6. + Tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn (St %), là tỷ số phần trăm giữa số cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn so với tổng số cây sống trong bầu, xác định theo công thức 2.7. 2.5.2.3. Một số chỉ tiêu thống kê mô tả và thống kê phân tích Tất cả các số liệu đo đếm về sinh trưởng đường kính (D0, mm), chiều cao (H, cm) của cây Mun ở các giai đoạn tuổi khác nhau trên các công thức đều được xử lý bằng phương pháp thống kê. Những tính toán thống kê mô tả và kiểm định các giả thuyết được thực hiện bằng phần mềm thống kê SPSS 13.0 và bảng tính Excel. Sau đó, những kết quả tính toán được tổng hợp thành bảng và đồ thị để phân tích.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 495 | 83
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 376 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 547 | 61
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 302 | 60
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 527 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 346 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 316 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 334 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 269 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 239 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu biến tính mùn cưa làm vật liệu hấp phụ chất màu hữu cơ trong nước
26 p | 195 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 264 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 216 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 208 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn