intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của loài vối thuốc răng cưa (Schima superba Gardn.et Champ) tại Tây Nguyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:112

24
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn này nhằm xác định được một số đặc điểm lâm học cơ bản, như: hình thái, vật hậu, phân bố, sinh thái, cấu trúc, tái sinh và giá trị sử dụng của loài Vối thuốc răng cưa, tại Tây Nguyên. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của loài vối thuốc răng cưa (Schima superba Gardn.et Champ) tại Tây Nguyên

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP LÊ VĂN THUẤN NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA LOÀI VỐI THUỐC RĂNG CƯA (Schima superba Gardn.et Champ) TẠI TÂY NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Nội - 2009
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP LÊ VĂN THUẤN NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA LOÀI VỐI THUỐC RĂNG CƯA (Schima superba Gardn.et Champ) TẠI TÂY NGUYÊN Chuyên ngành Lâm học Mã số: 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hướng dẫn khoa học TS. Võ Đại Hải Hà Nội - 2009
  3. LỜI CẢM ƠN Luận văn được hoàn thành tại trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, theo chương trình đào tạo Cao học khoá 15, từ năm 2007 đến năm 2009. Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài luận văn, tác giả đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của tập thể cán bộ Khoa Đào tạo Sau đại học, các thầy giáo, cô giáo và tập thể cán bộ Trung tâm thông tin thư viện của trường Đại học Lâm nghiệp, cán bộ nghiên cứu của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Ninh, nhân dịp này tác giả xin chân thành cảm ơn những sự giúp đỡ quý báu đó. Trước hết, tác giả xin chân thành cảm ơn Tiến sỹ Võ Đại Hải - Người thầy đã hết lòng hướng dẫn, giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này, xin cảm tạ công ơn dìu dắt giúp đỡ của Thầy và những tình cảm tốt đẹp đối với tác giả trong suốt thời gian thực hiện đề tài luận văn. Xin cảm ơn lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Ninh đã tạo mọi điều kiện cho tác giả tham gia khoá học và làm luận văn đúng thời hạn. Tác giả xin ghi nhận sự giúp đỡ to lớn của tập thể cán bộ Vườn Quốc gia Chư Mom Ray - huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum; Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh, tỉnh Gia Lai; Vườn Quốc gia Chư Yang Sin, tỉnh Đắk Lắk; Xã Quảng Sơn, huyện ĐakGlong, tỉnh Đắc Nông; Ban quản lý rừng Hoà Bắc - Di Linh, Ban quản lý rừng phòng hộ ĐamRong - ĐaRSan và Vườn Quốc gia Biodup Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng trong việc triển khai thu thập số liệu ngoài hiện trường. Cuối cùng, tác giả cũng xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, động viên, cỗ vũ, giúp đỡ của những người thân trong gia đình và các bạn bè, đồng nghiệp trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài luận văn./. Hà Nội, tháng 10 năm 2009 Tác giả: Lê Văn Thuấn
  4. MỤC LỤC Trang Các ký hiệu và cụm từ viết tắt dùng trong luận văn...................................…... i Danh mục các bảng kết quả nghiên cứu......…………………………….....… ii Danh mục các hình ảnh.........................…........…….……………...…..….... iii Danh mục các sơ đồ, biểu đồ…........................…….……………...…..….... iv Tên khoa học các loài cây thân gỗ trong rừng tại các địa điểm nghiên cứu.....v Đặt vấn đề …………………………………………........…...…….....……… 1 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Ngoài nước...……………...………...………………….......…….……... 4 1.1.1. Nghiên cứu về đặc điểm sinh thái, tái sinh...........................................4 1.1.2. Nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc rừng.................................................5 1.1.3. Nghiên cứu về loài Vối thuốc và Vối thuốc răng cưa..........................7 1.2. Trong nước..………………………………...………...............………...11 1.2.1. Nghiên cứu về đặc điểm sinh thái, tái sinh rừng................................11 1.2.2. Nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc rừng...............................................13 1.2.3. Một số nghiên cứu điển hình về đặc điểm lâm học............................14 1.2.4. Nghiên cứu về Vối thuốc và Vối thuốc răng cưa...............................16 1.3. Nhận xét và đánh giá chung ............................................…...………… 20 Chương 2 MỤC TIÊU, GIỚI HẠN, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu………..………............…….....…………………. 22 2.2. Giới hạn nghiên cứu ............................................................................... 22 2.3. Nội dung nghiên cứu .............................................................................. 23 2.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 23 2.4.1. Phương pháp luận...............................................................................23
  5. 2.4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể.........................................................24 Chương 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................. 33 3.1.1. Vị trí địa lý và ranh giới.....................................................................33 3.1.2. Địa hình..............................................................................................33 3.1.3. Đất đai................................................................................................34 3.1.4. Khí hậu, thuỷ văn...............................................................................36 3.1.5. Thảm thực vật.....................................................................................37 3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ……………..………....………...………...... 38 3.2.1. Dân số, dân tộc.........................................................................................38 3.2.2. Tình hình di dân........................................................................................40 3.2.3. Tình hình phát triển kinh tế, xã hội..........................................................40 3.3. Nhận xét và đánh giá chung ................................................................... 41 3.2.1. Thuận lợi............................................................................................41 3.3.2. Khó khăn...................................................................................................42 Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm hình thái và vật hậu của loài Vối thuốc răng cưa ................... 44 4.1.1. Hình thái thân cây, vỏ, tán lá, lá, hoa, quả và hạt.............................. 44 4.1.2. Vật hậu ............................................................................................. 47 4.2. Đặc điểm phân bố và sinh thái của loài Vối thuốc răng cưa …….…..... 48 4.2.1. Vùng phân bố tự nhiên ......................…………...…...………......... 48 4.2.2. Đặc điểm sinh thái của loài Vối thuốc răng cưa............................... 48 4.3. Một số đặc điểm cấu trúc tầng cây cao của lâm phần có loài Vối thuốc răng cưa phân bố ............................................................................................51 4.3.1. Cấu trúc tổ thành …………………….............................................. 51
  6. 4.3.2. Cấu trúc mật độ.. ……….....…………………................................. 58 4.3.3. Phân bố số cây theo đường kính........................................................60 4.3.4. Phân bố số cây theo chiều cao...........................................................66 4.3.5. Qui luật tương quan giữa chiều cao và đường kính...........................70 4.4. Đặc điểm tái sinh tự nhiên của loài Vối thuốc răng cưa ….………….....72 4.4.1. Cấu trúc tổ thành và mật độ cây tái sinh........................……..….... .72 4.4.2. Nguồn gốc và chất lượng cây tái sinh...........................……..….... ..78 4.4.3. Phân cấp chiều cao của cây tái sinh....................................................84 4.5. Giá trị sử dụng của loài Vối thuốc răng cưa.............................................89 4.5.1. Tính chất vật lý và cơ học của gỗ Vối thuốc răng cưa.......................89 4.5.2. Đặc điểm của gỗ và hiện trạng sử dụng.............................................90 4.5.3. Hướng sử dụng gỗ Vối thuốc răng cưa..............................................90 4.6. Đề xuất định hướng một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh........................ 90 Chương 5 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ 5.1. Kết luận …….......................................................................................... 94 5.2. Tồn tại ………..……………………...……………………….…….......96 5.3. Khuyến nghị ………….………………...……………………...…….... 96 Tài liệu tham khảo...........................................................................................98 PHẦN PHỤ LỤC
  7. i CÁC KÝ HIỆU VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN VĂN TT Ký hiệu Giải nghĩa 1 D1,3 Đường kính thân cây tại vị trí 1,3 mét 2 Dt Đường kính tán cây 3 ĐHLN Đại học Lâm nghiệp 4 Hdc Chiều cao dưới cành 5 Hvn Chiều cao vút ngọn 6 H/D Tương quan giữa chiều cao và đường kính 7 IV Chỉ số quan trọng (Importance Value) 8 KHLN Khoa học Lâm nghiệp 9 N/D1.3 Phân bố số cây theo đường kính tại vị trí 1,3m 10 N/Hvn Phân bố số cây theo chiều cao vút ngọn 11 N/ha Mật độ cây trên hecta 12 NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển Nông thôn 13 NXB Nhà xuất bản 14 ÔDB Ô dạng bản 15 ÔTC Ô tiêu chuẩn 16 PTLN Phát triển lâm nghiệp 17 R Hệ số tương quan 18 RPH Rừng phòng hộ 19 Sig.F Xác suất kiểm tra tiêu chuẩn F 20 Sig.T Xác suất kiểm tra tiêu chuẩn t 21 SPSS Statistical Products for Social Services 22 TB Trung bình 23 và cs và cộng sự 24 VTRC Vối thuốc răng cưa 25 VQG Vườn Quốc gia 26  2 05 Khi bình phương tra bảng với bậc tự do  = 0,05
  8. ii DANH MỤC CÁC BẢNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TT Tên bảng Trang Đặc điểm khí hậu cơ bản của khu vực có loài Vối thuốc răng Bảng 4.1 50 cưa phân bố Bảng 4.2 Cấu trúc tổ thành rừng tự nhiên có loài Vối thuốc răng cưa 52 Chỉ số IV của loài Vối thuốc răng cưa trong rừng tự nhiên tại Bảng 4.3 56 các địa điểm nghiên cứu Bảng 4.4 Cấu trúc mật độ của rừng và của loài Vối thuốc răng cưa 58 Kết quả mô phỏng và kiểm tra giả thuyết về luật phân bố Bảng 4.5 61 N/D1.3 của rừng tự nhiên có loài Vối thuốc răng cưa Kết quả mô phỏng và kiểm tra giả thuyết về luật phân bố Bảng 4.6 66 N/HVN của rừng tự nhiên có loài Vối thuốc răng cưa Phương trình tương quan giữa Hvn và D1,3 thân cây của rừng Bảng 4.7 70 tự nhiên có loài Vối thuốc răng cưa Mật độ và cấu trúc tổ thành cây tái sinh dưới tán rừng tự Bảng 4.8 73 nhiên lá rộng thường xanh có Vối thuốc răng cưa phân bố Bảng 4.9 Nguồn gốc cây tái sinh 78 Bảng 4.10 Phẩm chất cây tái sinh và tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng 81 Bảng 4.11 Phân cấp chiều cao của cây tái sinh toàn lâm phần 84 Bảng 4.12 Phân cấp chiều cao cây tái sinh của loài Vối thuốc răng cưa 86 Bảng 4.13 Tính chất vật lý và cơ học của gỗ Vối thuốc răng cưa 89
  9. iii DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH TT Tên hình ảnh Trang Hình 4.1 Cây con Vối thuốc răng cưa trong vườn ươm 44 Hình 4.2 Tán cây Vối thuốc răng cưa 45 Hình 4.3 Vỏ cây Vối thuốc răng cưa 45 Hình 4.4 Lá Vối thuốc răng cưa 45 Hình 4.5 Hoa Vối thuốc răng cưa 46 Hình 4.6 Quả Vối thuốc răng cưa 46 Hình 4.7 Cành mang quả chín khô 46 Hình 4.8 Hạt Vối thuốc răng cưa 47 Rừng tự nhiên lá rộng thường xanh ưu thế Vối thuốc răng Hình 4.9 48 cưa, ở Đắc Lắc
  10. iv DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ TT Tên sơ đồ, biểu đồ Trang Sơ đồ 2.1 Sơ đồ nghiên cứu tổng quát 25 Phân bố N/D1,3 tại ÔTC HB2_Tiểu khu 711 Ban Biểu đồ 4.1 quản lý rừng Hòa Bắc - Di Linh - Lâm Đồng, tuân 64 theo phân bố khoảng cách Phân bố N/D1,3 tại ÔTC NB1_Tiểu khu 90 Đưng Biểu đồ 4.2 K’Si - VQG Biodup Núi Bà - Lâm Đồng, tuân theo 65 phân bố khoảng cách Phân bố N/D1,3 tại ÔTC KKK2_Tiểu khu 436 xã Biểu đồ 4.3 Auyn, huyện Mang Yang - tỉnh Gia Lai (VQG Kon 65 Ka Kinh), tuân theo phân bố Weibull Phân bố N/D1,3 tại ÔTC QS1_Xã Quảng Sơn - huyện Biểu đồ 4.4 ĐakGlong - tỉnh Đắk Nông, tuân theo phân bố 65 khoảng cách Phân bố N/D1,3 tại ÔTC QS2_Xã Quảng Sơn - huyện Biểu đồ 4.5 66 ĐakGlong - tỉnh Đắk Nông, tuân theo phân bố giảm Phân bố N/Hvn tại ÔTC QS3_Xã Quảng Sơn - huyện Biểu đồ 4.6 ĐakGlong - tỉnh Đắk Nông, tuân theo phân bố 69 khoảng cách Phân bố N/Hvn tại ÔTC HB1_Tiểu khu 711 Ban quản Biểu đồ 4.7 lý rừng Hòa Bắc - Di Linh - Lâm Đồng, tuân theo 70 phân bố Weibull
  11. v TÊN KHOA HỌC CÁC LOÀI CÂY THÂN GỖ TRONG RỪNG TẠI CÁC ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU Tên loài Tên họ TT Việt Nam Latinh Việt Nam Latinh 1 An tức hương Styrax benzoin Dryand. Bồ đề Styracaceae 2 Bằng lăng Lagerstroemia calyculata Kurz Bằng Lăng Lythraceae 3 Bình linh lông Vitex pinnata Cỏ roi ngựa Verbenaceae 4 Bời lời xanh Litsea cambodiana Lec. Long não Lauraceae 5 Bứa Garcinia oblonggifolia Champ Măng cụt Clusiaceae 6 Bùi tía Ilex purpurea var.nervosa Bùi Aquifoliaceae 7 Bưởi bung Acronychia pedunculata (L.) Miq. Cam Rutaceae 8 Cám Parinari annamense Hance Cám Chrysobalanaceae 9 Chân chim (Đáng) Schefflera heptaphylla Harm Ngũ gia bì Araliaceae 10 Chẹo tía Engelhardtia roxburghiana Hance Hồ đào Juglandaceae 11 Chòi mòi Antidesma ghasembilla Thầu dầu Euphorbiaceae 12 Chơn trà Eurya japonica var. harmandii Pierre Chè Theaceae 13 Cò ke Microcos paniculata L. Đay Tiliaceae 14 Cọ mai nháp lá tròn Colona floribunda (Kurz) Craib Đay Tiliaceae 15 Cóc rừng Spondias pinnata Kurz. Xoài Anacardiaceae 16 Côm lá kèm Elaeocarpus stipularis Bl. Côm Elaeocarpaceae 17 Côm cuống dài Elaeocarpus petiolatus Côm Elaeocarpaceae 18 Cồng tía Calophyllum calaba var.bracteatum Măng cụt Clusiaceae 19 Cù đèn bạc Croton arygata Blume Thầu dầu Euphorbiaceae
  12. Tên loài Tên họ TT Việt Nam Latinh Việt Nam Latinh Castanopsis piriformis Hickel & A. 20 Dẻ anh Dẻ Fagaceae Camus 21 Dẻ bột Lithocarpus farinulentus Dẻ Fagaceae 22 Dẻ bông Lithocarpus megastachyus Dẻ Fagaceae 23 Dẻ cọng mảnh Lithocarpus stenopus Dẻ Fagaceae 24 Dẻ đỏ Lithocarpus ducampii Dẻ Fagaceae 25 Dẻ gai Castanopsis indica A.D.C Dẻ Fagaceae Dẻ quả dẹt (Dẻ quả 26 Lithocarpus truncatus Dẻ Fagaceae vát) Lithocarpus dealbatus (Hook. f. & 27 Dẻ trắng Dẻ Fagaceae Thoms.) Rehd. 28 Dẻ trung bộ Lithocarpus annamensis Dẻ Fagaceae Lithocarpus pseudosundaicus (Hickel 29 Dẻ xanh (Sồi xanh) Dẻ Fagaceae et A.Camus) Camus Dung mốc (Dung 30 Symplocos glauca (Thunb.) Koidz. Dung Symplocaceae xám) 31 Giổi nhung Parami chelia brainensis Ngọc lan Magnoliaceae 32 Giổi xanh Michelia mediocris Dandy Ngọc lan Magnoliaceae 33 Gội tẻ (Gội nước) Aglaia korthalsii (Miq.) Pell. Xoan Meliaceae 34 Hoắc quang tía Wendlandia paniculata DC. Cà phê Rubiaceae Kha thụ nhím (Dẻ gai 35 Castanopsis echidnocarpa Miq. Dẻ Fagaceae nhím) 36 Kha thụ Trung Quốc Castanopsis chinensis (Spreng) Hance Dẻ Fagaceae
  13. Tên loài Tên họ TT Việt Nam Latinh Việt Nam Latinh 37 Kháo hoa thưa Machilus parviflora Meisn. Long não Lauraceae Kiền kiền (Xoay, 38 Dialium cochinchinensis Pierre Dầu Dipterocarpaceae Xay cọ) 39 Kơnia (Cầy) Irvingia malayana Oliv. Ex Benn. Thanh thất Simaroubaceae 40 Lão mai Gomphia striata Lão mai Ochnaceae 41 Lấu Psychotria reevesii Cà phê Rubiaceae 42 Mán đỉa Anchidendron clypearia (Jack) I. Niels Trinh nữ Mimosaceae 43 Ngát Gironniera subequalis Planch. Du Ulmaceae 44 Nhãn rừng Dimocarpus fumatus ssp.indochinensis Bồ hòn Sapindaceae 45 Ớt rừng Micromelum minutum Cam quýt Rutaceae 46 Quế lợn Cinnamomum iners Long não Lauraceae 47 Re (Long não) Cinnamomum camphora (L) Presl Long não Lauraceae 48 Re lá lớn (lá tù) Cinnamomum bejolghota Long não Lauraceae 49 Sanh Ficus benjamina Dâu tằm Moraceae Shorea roxburghii G.don. Dầu (Quả 50 Sền mủ (Cà đoong) Dipterocarpaceae (Shorea cochinchinensis Pierre) hai cánh) 51 Sổ Dillenia Scabrella Sổ (Chìu) Dilleniaceae 52 Sồi Braian Quercus braianensis A. Camus Dẻ Fagaceae 53 Sồi đá bộp Lithocarpus garrettiana (Craib) A.Cam Dẻ Fagaceae 54 Sòi tía Sapium discolor (Cham.) Muell. et Arg Thầu dầu Euphorbiaceae 55 Sơn trà Bouea oppositifolia Xoài Anacardiaceae 56 Sừng dê Strophanthus divaricatus Trúc đào Apocynaceae
  14. Tên loài Tên họ TT Việt Nam Latinh Việt Nam Latinh 57 Thạch trâu răng cưa Pyrenaria serrata Chè Theaceae 58 Thành ngạnh Cratoxylon polyanthum Korth Ban Hypericaceae 59 Thẩu tấu lông Aporosa villosa Thầu dầu Euphorbiaceae 60 Thôi ba Alangium chinense Thôi chanh Alangiaceae 61 Thông tre Podocarpus neriifolius Kim giao Podocarpaceae 62 Trám chim Canarium parvum Leenh. Trám Burseraceae 63 Trám trắng Canarium album (Lour) Raeusch Trám Burseraecea 64 Trâm vỏ đỏ Syzygium zeylanicum (L.) DC. Thanh mai Myrtaceae 65 Trâm thơm Syzygium odoratum Thanh mai Myrtaceae 66 Trứng cá rừng Muntingia calabura Đay (Cò ke) Tiliaceae Vối thuốc răng cưa 67 Schima superba Gardn. et Champ. Chè Theaceae (Chò xót, Trín)
  15. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam có địa hình trải dài theo nhiều vĩ độ, với 2/3 diện tích là đất đồi núi, do đó tài nguyên rừng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường sinh thái. Mặc dù vậy, trong những năm qua do nhiều nguyên nhân khác nhau, như: sức ép dân số gia tăng, du canh du cư, đốt nương làm rẫy, khai thác rừng không có sự kiểm soát, cháy rừng,... nên rừng ngày càng co hẹp về diện tích, sút kém về chất lượng, đặc biệt trong giai đoạn từ năm 1980 - 1990 trung bình mỗi năm mất đi khoảng 235.000 ha. Từ năm 1990 trở lại đây, diện tích và độ che phủ của rừng đã được tăng lên liên tục nhờ việc trồng rừng mới và phục hồi lại rừng tự nhiên, đặc biệt là: Chương trình 327, Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, Chỉ thị số 286/TTg ngày 02/05/1997 của Chính phủ về việc cấm khai thác rừng tự nhiên [12],... cùng với sự hỗ trợ của nhiều Dự án Quốc tế, như: PAM, KFW (Đức); JICA (Nhật Bản),... Do đó, theo thống kê đến 31/12/2008, diện tích rừng toàn quốc là 13.118.773 ha, với độ che phủ là 38,7% (Bộ NN&PTNT, 2009) [5]. Mặc dù diện tích rừng tăng, nhưng trữ lượng và chất lượng rừng vẫn chưa được cải thiện nhiều. Hiện nay rừng tự nhiên chủ yếu vẫn thuộc đối tượng rừng nghèo, những giá trị về kinh tế, phòng hộ, đa dạng sinh học,... không cao. Rừng trồng sản xuất mới chủ yếu là rừng cung cấp nguyên liệu gỗ nhỏ. Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, việc phát triển các loài cây bản địa gỗ lớn, đa tác dụng đã và đang rất được quan tâm. Tại Quyết định 661/QĐ-TTg, về Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng [43] đã chỉ ra rằng, phục hồi và phát triển rừng bằng những loài cây bản địa là một trong những hoạt động được ưu tiên hàng đầu, chính vì thế mà đã có rất nhiều các đề tài nghiên cứu về những vấn đề liên quan đến các loài cây bản địa. Nhìn chung, các tác giả đều đồng quan
  16. 2 điểm, đó là phát triển các loài cây bản địa trong giai đoạn hiện nay là rất quan trọng và cần thiết, nhằm hướng tới một nền lâm nghiệp bền vững - đa chức năng (Trường Đại học Nông Lâm nghiệp Mendel và Viện KHLN Việt Nam - 2007) [50], (Joachim - F.Kirchhoff và Lê Thủy Anh - 2007) [31]. Vối thuốc răng cưa còn gọi là Trín hoặc Chò xót, có tên khoa học là Schima superba Gardn.et Champ. Đây là một loài cây bản địa gỗ lớn, gỗ thuộc nhóm V, khá nặng, chắc, bền, ít bị mối mọt, chịu được ẩm, dễ gia công chế biến, thường dùng làm: Cột nhà, xà gồ, đồ gia dụng, trồng cây bóng mát ven đường, trong công viên, làm băng cản lửa,... Hơn nữa, Vối thuốc răng cưa là loài cây có biên độ sinh thái rộng, phân bố ở hầu hết các nước vùng Đông Nam Á và Trung Quốc. Ở Việt Nam, loài cây này phân bố chủ yếu trong rừng tự nhiên ở các tỉnh của vùng Đông Bắc và vùng Tây Nguyên (Lê Mộng Chân, Vũ Văn Dũng - 1992 [9]; Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên - 2000 [10]; Trần Hợp, Hoàng Quảng Hà - 1997 [24]; Nguyễn Đình Hưng, Lê Thu Hiền - 2008 [28]; Viện Điều tra quy hoạch rừng - 2009 [65]). Tuy nhiên, trong những thập niên gần đây, cùng với sự suy thoái chung của rừng tự nhiên, thì rừng có Vối thuốc răng cưa phân bố cũng giảm sút nghiêm trọng kể cả số lượng và chất lượng. Với những giá trị lớn và nguy cơ giảm sút như vậy, nhưng cho đến nay loài cây này vẫn chưa được quan tâm để phục hồi và phát triển ở nước ta. Qua tổng kết thấy rằng, các nghiên cứu về loài Vối thuốc răng cưa trên Thế giới cũng như ở Việt Nam còn rất ít và tản mạn, chủ yếu mới chỉ dừng lại ở mức độ mô tả hình thái, chưa có hệ thống và khoa học, đặc biệt là các đặc điểm lâm học của nó. Những thông tin ít ỏi như vậy là chưa đủ để hệ thống hoá thành quy luật, làm cơ sở đề xuất các biện pháp tác động phù hợp để gây trồng và nuôi dưỡng rừng Vối thuốc răng cưa. Như vậy, loài Vối thuốc răng cưa chưa được quan tâm để phát triển, trong đó phần lớn là do thiếu những hiểu biết về loài cây này.
  17. 3 Vậy, làm thế nào để khôi phục và phát triển loài Vối thuốc răng cưa?, Tại sao đến nay loài cây này vẫn chưa được quan tâm tương xứng với những tiềm năng của nó?, Cơ sở nào để gây trồng và nuôi dưỡng rừng Vối thuốc răng cưa?... Để trả lời được những câu hỏi đó, thì việc nghiên cứu về loài cây này là rất cần thiết, trong đó nghiên cứu đặc điểm lâm học của loài là rất quan trọng, là một trong những cơ sở quan trọng cho việc đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp để xây dựng và phát triển rừng Vối thuốc răng cưa thành công. Xuất phát từ thực tế trên, đề tài: "Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của loài Vối thuốc răng cưa tại Tây Nguyên" được tiến hành là rất cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần bổ sung và hoàn thiện thêm những cơ sở khoa học về loài Vối thuốc răng cưa, đây cũng là cơ sở để đề xuất xây dựng các qui trình trồng và quản lý một loài cây bản địa đa tác dụng, có giá trị, bổ sung vào tập đoàn cây trồng cho vùng Tây Nguyên, nhằm khai thác tối ưu những lợi thế của vùng, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập và xoá đói giảm nghèo cho người dân trong vùng.
  18. 4 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Ngoài nước 1.1.1. Nghiên cứu về đặc điểm sinh thái, tái sinh Odum E.P (1971) [68] đã hoàn chỉnh học thuyết về hệ sinh thái, trên cơ sở thuật ngữ hệ sinh thái (Ecosystem) của Tansley A.P (1935). Ông đã phân chia ra sinh thái học cá thể và sinh thái học quần thể. Sinh thái học cá thể là nghiên cứu từng cá thể sinh vật hoặc từng loài, trong đó chu kỳ sống, tập tính cũng như khả năng thích nghi với môi trường được đặc biệt chú ý. W. Lacher (1978) [dẫn theo 21] đã chỉ rõ những vấn đề cần nghiên cứu trong sinh thái thực vật, như: sự thích nghi với các điều kiện dinh dưỡng khoáng, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, nhịp điệu khí hậu. Tái sinh là một quá trình sinh học mang đặc thù của hệ sinh thái rừng, đó là sự xuất hiện một thế hệ cây con của những loài cây gỗ ở những nơi còn hoàn cảnh rừng. Hiệu quả của tái sinh rừng được xác định bởi mật độ, tổ thành loài, cấu trúc tuổi, chất lượng cây con, đặc điểm phân bố. Sử dụng cách lấy mẫu ô vuông theo hệ thống do Lowdermilk (1927) đề nghị để điều tra tái sinh, với diện tích ô đo đếm từ 1 đến 4m2. Richards P.W (1952) [66] đã tổng kết việc nghiên cứu tái sinh trên các ô dạng bản và phân bố tái sinh tự nhiên ở rừng nhiệt đới. Để giảm sai số, Barnard (1955) đã đề nghị phương pháp "Điều tra chẩn đoán" theo đó kích thước ô đo đếm có thể thay đổi tuỳ theo giai đoạn phát triển của cây tái sinh. Bara (1954), Budowski (1956) đều nhận định: dưới tán rừng nhiệt đới nhìn chung có đủ số lượng cây tái sinh có giá trị kinh tế, nên việc đề xuất các biện pháp lâm sinh để bảo vệ lớp cây tái sinh dưới tán rừng là rất cần thiết. Vansteenis (1956) [71] đã nghiên cứu hai đặc điểm tái sinh phổ biến của rừng nhiệt đới, đó là tái sinh phân tán liên tục và tái sinh vệt.
  19. 5 Baur G.N (1962) [2] cho rằng, trong rừng nhiệt đới sự thiếu hụt ánh sáng đã làm ảnh hưởng đến phát triển của cây con, còn đối với sự nảy mầm thì ảnh hưởng đó thường không rõ ràng. Đối với rừng nhiệt đới, số lượng loài cây và mật độ cây tái sinh trên một đơn vị diện tích thường khá lớn. Vì vậy, khi nghiên cứu tái sinh tự nhiên cần phải đánh giá chính xác tình hình tái sinh rừng và có những biện pháp tác động phù hợp. Như vậy, những công trình nghiên cứu về sinh thái, tái sinh tự nhiên như trên đã phần nào làm sáng tỏ những đặc điểm tái sinh của rừng nhiệt đới nói chung. Đó là cơ sở để lựa chọn nội dung cho việc nghiên cứu tái sinh rừng trong đề tài của luận văn. 1.1.2. Nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc rừng Cấu trúc rừng là hình thức biểu hiện bên ngoài của những mối quan hệ qua lại bên trong giữa thực vật rừng với nhau và giữa chúng với môi trường sống. Nghiên cứu cấu trúc rừng để biết được những mối quan hệ sinh thái bên trong của quần xã, từ đó có cơ sở để đề xuất các biện pháp kỹ thuật tác động phù hợp. Baur G.N (1962) [2] đã nghiên cứu các vấn đề về cơ sở sinh thái học nói chung và cơ sở sinh thái học trong kinh doanh rừng mưa nói riêng. Trong đó đi sâu nghiên cứu các nhân tố về cấu trúc rừng, các kiểu xử lý về mặt lâm sinh áp dụng cho rừng mưa tự nhiên. Catinot (1965) [6], Plaudy J. [40] đã nghiên cứu cấu trúc hình thái rừng thông qua việc biểu diễn các phẫu đồ rừng, nghiên cứu các nhân tố cấu trúc sinh thái thông qua việc mô tả phân loại theo các khái niệm dạng sống, tầng phiến... Hiện tượng thành tầng là một trong những đặc trưng cơ bản về cấu trúc hình thái của quần thể thực vật và là cơ sở để tạo nên cấu trúc tầng thứ. Phương pháp vẽ biểu đồ mặt cắt đứng của rừng do David và P.W Risa (1933- 1934) đề sướng và sử dụng lần đầu tiên ở Guyan, đến nay phương pháp đó vẫn được sử dụng, nhưng nhược điểm là chỉ minh hoạ được cách sắp xếp theo
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2