Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất, phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tại xã Thanh Chăn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên
lượt xem 5
download
Luận văn "Nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất, phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tại xã Thanh Chăn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên" nhằm góp phần thay đổi diện mạo nông thôn của xã, phát triển sản xuất tạo ra sản phẩm hàng hoá có giá trị, tăng thu nhập, và xoá đói giảm nghèo cho nhân dân địa phương. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất, phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tại xã Thanh Chăn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP TRẦN THỊ THU NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT, PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG, LÂM, NGƯ NGHIỆP TẠI XÃ THANH CHĂN, HUYỆN ĐIỆN BIÊN, TỈNH ĐIỆN BIÊN Chuyên ngành: Lâm học Mã số: 60.62.02.01 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN TRỌNG BÌNH Hà Nội, 2012
- i LỜI CẢM ƠN Luận văn Thạc sỹ khoa học lâm nghiệp “Nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất, phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tại xã Thanh Chăn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên” được hoàn thành tại Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam theo chương trình đào tạo cao học lâm nghiệp hệ chính quy niên khoá 2010 - 2012. Trong quá trình thực hiện và hoàn thành bản luận văn này, tác giả đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu, Khoa sau đại học, các thầy cô giáo và các bạn bè đồng nghiệp. Với tấm lòng biết ơn sâu sắc của bản thân, tác giả xin chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ đó. Đặc biệt, tác giả xin chân thành gửi lời cảm ơn tới sự hướng dẫn quý báu, tận tình, đầy trách nhiệm của Thầy giáo - Người hướng dẫn khoa học Tiến sỹ Nguyễn Trọng Bình trong suốt thời gian tác giả thực hiện và hoàn thành bản luận văn này. Nhân dịp này tác giả xin cảm ơn tới Lãnh đạo UBND xã Thanh Chăn, trung tâm điều tra quy hoạch lâm nghiệp, Chi cục Lâm nghiệp, các phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, phòng tài nguyên môi trường… đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tác giả trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Mặc dù bản thân đã hết sức nỗ lực, cố gắng nhưng do còn hạn chế về kiến thức nên chắc chắc bản luận văn này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp xây dựng quý báu của các Nhà khoa học, Thầy cô, bạn đọc và các đồng nghiệp. Tôi xin cam đoan số liệu thu thập, kết quả tính toán là trung thực và được trích dẫn rõ ràng. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 24 tháng 12 năm 2012 Tác giả Trần Thị Thu
- ii MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cảm ơn .................................................................................................................. i Mục lục ....................................................................................................................... ii Danh mục các từ viết tắt ..............................................................................................v Danh mục các bảng .................................................................................................. vii Danh mục các hình .................................................................................................. viii ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1 Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..............................................3 1.1. Nhận thức tổng quát về quy hoạch ...............................................................3 1.1.1.Quy hoạch sử dụng đất đai (QHSDĐĐ) ....................................................3 1.1.2. Quy hoạch nông, lâm, ngư nghiệp (Nông thôn mới) ................................4 1.2. Trên thế giới ....................................................................................................5 1.2.1. Quy hoạch sử dụng đất đai ........................................................................5 1.3. Ở Việt Nam ...................................................................................................10 1.3.1. Quy hoạch sử dụng đất đai ......................................................................10 1.3.3. Quy hoạch nông, lâm, ngư nghiệp (Nông thôn mới) ..............................12 1.4. Một số nhận xét rút ra từ nghiên cứu, kinh nghiệm thực tiễn của Việt Nam và trên thế giới. ...........................................................................................13 Chương 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................................................15 2.1. Mục tiêu nghiên cứu.....................................................................................15 2.1.1. Mục tiêu tổng quát. .................................................................................15 2.2. Đối tượng nghiên cứu. ..................................................................................15 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu. ............................................................................15 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu. ................................................................................15 2.3. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................16 2.4. Phương pháp nghiên cứu. ............................................................................16
- iii 2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu. .................................................................18 2.4.2 Phương pháp phân tích tổng hợp số liệu và đánh giá hiệu quả sử dụng đất ... 22 Chương 3. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA KHU VỰC ĐIỀU TRA ........................26 3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên ........................................................................26 3.1.1. Vị trí địa lý ..............................................................................................26 3.1.2. Địa hình, địa thế ......................................................................................26 3.1.3. Khí hậu, thời tiết......................................................................................26 3.1.4. Thủy văn..................................................................................................27 3.1.5. Địa chất, thổ nhưỡng ...............................................................................28 3.1.6. Tài nguyên rừng ......................................................................................31 3.1.7. Tài nguyên nước......................................................................................32 3.2. Đặc điểm điều kiện kinh tế, xã hội ..............................................................34 3.2.1. Dân số, dân tộc và lao động. ...................................................................34 3.2.2. Hiện trạng phát triển các ngành kinh tế ..................................................35 3.2.3. Thực trạng cơ sở hạ tầng .........................................................................40 Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................45 4.1. Cơ sở lý luận và tiễn của quy hoạch sử dụng đất, phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp trên địa bàn xã Thanh Chăn .......................................45 4.1.1. Cơ sở lý luận ...........................................................................................45 4.1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................55 4.2. Dự báo tình hình gia tăng dân số, lao động của xã Thanh Chăn đến năm 2020...75 4.2.1. Dự báo dân số, lao động ..........................................................................75 4.2.2.Dự báo sự phụ thuộc vào rừng đối với người nghèo ...............................77 4.2.3. Đề xuất các nội dung cơ bản của quy hoạch sử dụng đất, phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp xã Thanh Chăn huyện Điện Biên .........................77 4.2.2. Quy hoạch sử dụng đất đai xã Thanh Chăn ............................................80 4.2.3. Quy hoạch phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp xã Thanh Chăn ..82 4.3. Phân kỳ quy hoạch và kế hoạch thực hiện quy hoạch sử dụng đất phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp xã Thanh Chăn đến năm 2020 ...........96
- iv 4.4. Tổng hợp dự kiến vốn đầu tư hỗ trợ phát triển sản xuất .........................99 4.4.1. Tổng vốn dự kiến ....................................................................................99 4.4.2. Nguồn vốn ...............................................................................................99 4.4.3. Phân kỳ vốn theo từng giai đoạn ...........................................................100 4.5. Đề xuất các giải pháp thực hiện quy hoạch về đất đai............................100 4.6. Hiệu quả ......................................................................................................104 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ...........................................................106 1. Kết luận ..........................................................................................................106 2. Tồn tại ...........................................................................................................107 3. Kiến nghị.......................................................................................................108 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu Viết đầy đủ BQL Ban quản lý NLKH Nông lâm kết hợp NLN Nông, lâm nghiệp GTSX Giá trị sản xuất FAO Food and Agriculture OrganiZation (tổ chức Lương Nông liên hiệp quốc) QHSDĐ Quy hoạch sử dụng đất GĐLN Giao đất lâm nghiệp BĐHT Bản đồ hiện trạng BĐQH Bản đồ quy hoạch TTCN Tiểu thủ công nghiệp SXNN Sản xuất Nông nghiệp SXLN Sản xuất Lâm nghiệp NPV Là giá trị hiện tại của thu nhập ròng BCR Tỷ lệ thu nhập so với chi phí IRR Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ SWOT Là việc phân tích các thế mạnh, điểm yếu, những cơ hội, thách thức đối với một tổ chức. Đây là một công cụ trong lập kế hoạch chiến lược cho tổ chức. VAC Vườn ao chuồng VACR Vườn ao chuồng rừng
- vi PRA Đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân NTTS Nuôi trồng thủy sản NTMN Nông thôn miền núi PCCCR Phòng cháy chữa cháy rừng NTMN Nông thôn miền núi PTBV Phát triển bền vững PTSX Phát triển sản xuất SX Sản xuất SDĐ Sử dụng đất UBND Ủy ban nhân dân LSNG Lâm sản ngoài gỗ SX -KD Sản xuất – kinh doanh THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TTCN Tiểu thủ công nghiệp TW Trung Ương
- vii DANH MỤC CÁC BẢNG TT Tên Bảng Trang 3.1 Tổng hợp diện tích các loại đất xã Thanh Chăn 29 3.2 Hiện trạng dân số và lao động xã Thanh Chăn 34 3.3 Hiện trạng nhà ở dân cư 35 3.4 Tình hình chăn nuôi xã Thanh Chăn 37 3.5 Tình hình nuôi trồng thủy sản năm 2011 38 3.6 Một số chỉ tiêu kinh tế xã Thanh Chăn năm 2011 39 3.7 Hiện trạng hệ thống giao thông nội đồng 41 4.1 Tổng hợp hiện trạng sử dụng đất đai năm 2011 61 4.2 Thống kê diện tích đất lâm nghiệp năm 2011 65 4.3 Hiệu quả kinh tế của mô hình trồng cây hàng năm 6 4.4 Hiệu quả kinh tế của mô hình trồng cây ăn quả 72 4.5 Hiệu quả kinh tế của mô hình trồng rừng 73 4.6 Phân tích điểm mạnh điểm yếu, cơ hội và thách thức 73 4.7 Dự báo dân số xã Thanh Chăn đến năm 2015 và năm 2020 76 4.8 Quy hoạch sử dụng đất xã Thanh Chăn đến năm 2020 81 4.9 Quy hoạch đất sản xuất nông nghiệp đến năm 2020 82 4.10 Quy hoạch các vùng sản xuất chuyên canh trên đất trồng lúa 84 4.11 Quy hoạch đất trồng cây lâu năm 86 4.12 Quy hoạch đất sản xuất lâm nghiệp đến năm 2020 89 4.13 Phân kỳ và kế hoạch thực hiện quy hoạch lâm nghiệp 91 4.14 Kế hoạch xây dựng rừng phòng hộ đến năm 2020 92 4.15 Kế hoạch xây dựng rừng sản xuất giai đoạn 2012 - 2020 92 4.16 Quy hoạch phát triển thủy sản đến năm 2020 95 4.17 Phân kỳ và kế hoạch sử dụng đất, PTSX giai đoạn 2012 -2020 97
- viii DANH MỤC CÁC HÌNH TT Tên hình Trang 3.1 Biểu đồ sử dụng đất xã Thanh Chăn 62
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi truờng sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội an ninh, quốc phòng [16]. Không giống tư liệu sản xuất khác, nếu được sử dụng hợp lý thì trong quá trình sản xuất, đất đai không những không bị bào mòn mà ngày càng tốt lên. Sử dụng hợp lý đất đai là yêu cầu cần thiết cho sự PTBV. Chỉ có QHSDĐ phù hợp với từng địa bàn cụ thể, đất đai mới đáp ứng được yêu cầu trên. Công tác QHSDĐ là bước đi đầu tiên có tính chất hoạch định cho PTSX nông, lâm, ngư nghiệp, đảm bảo cho sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng trưởng liên tục, lâu dài và bền vững cho NTMN. Để QHSDĐ, PTSX nông lâm, ngư nghiệp có hiệu quả, cần thực hiện từ những đơn vị hành chính nhỏ nhất như cấp xã bởi cấp xã có vị trí quan trọng trong việc ổn định xã hội và phát triển kinh tế trên địa bàn nông thôn Việt Nam nói chung và miền núi nói riêng. QHSDĐ, PTSX nông, lâm, ngư nghiệp cấp xã có sự tham gia của người dân giữ một vị trí hết sức quan trọng nhằm giúp người dân có thể tự QHSDĐ, PTSX nông, lâm ngư nghiệp của mình một cách hợp lý, có hiệu quả, trên nguyên tắc bền vững, bảo đảm hài hoà giữa lợi ích kinh tế với lợi ích xã hội và MTST. Xã Thanh Chăn, huyện Điện Biên cách nội thành TP Điện Biên khoảng 5km, với tổng diện tích tự nhiên 2.229,68 ha, là xã thuần nông, tỷ trọng sản xuất nông nghiệp chiếm trên 90% tổng giá trị sản xuất toàn xã. Diện tích đất sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản lớn, chiếm tới 70% tổng diện tích tự nhiên toàn xã. Có thể nói đây là xã có điều kiện khí hậu, đất đai, dân cư, trình độ phát triển xã hội điển hình đại diện cho 14 xã vùng trong và ngoài của huyện Điện Biên. Xã Thanh Chăn có 5 dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn, vì vậy xã là 1 trong 11 xã trong cả nước được Chính phủ lựa chọn xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp của xã Thanh Chăn chưa tạo ra được sản phẩm hàng hoá tập
- 2 trung, chất lượng cao, có giá trị; mặt khác xã chưa có quy hoạch chi tiết sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản phù hợp với tiêu chí phát triển nông thôn mới. Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 05/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X “về nông nghiệp, nông dân, nông thôn” và Chính phủ ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn là cơ hội để triển khai toàn diện các nội dung xây dựng nông thôn mới, tạo sự phát triển đồng bộ nhằm thay đổi bộ mặt nông nghiệp, nông thôn nâng cao đời sống của nông dân. Trước yêu cầu thực tiễn đó, việc xây dựng quy hoạch chi tiết phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp cho xã Thanh Chăn là hết sức cần thiết. Đồng thời, việc quy hoạch sẽ là căn cứ pháp lý để quản lý và nâng cao hiệu quả trong đầu tư xây dựng cơ bản của địa phương; Là cơ sở lập các dự án đầu tư xây dựng, cải tạo các công trình phúc lợi, văn hoá - xã hội, các cơ sở sản xuất; Sắp xếp tổ chức tốt điều kiện ăn ở sinh hoạt, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân và là cơ sở phát triển kinh tế - xã hội bền vững, bảo đảm ổn định chính trị, an ninh quốc phòng, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá tốt đẹp của dân tộc. Xuất phát từ nhận thức và thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “ Nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất, phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tại xã Thanh Chăn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên”, nhằm góp phần thay đổi diện mạo nông thôn của xã, phát triển sản xuất tạo ra sản phẩm hàng hoá có giá trị, tăng thu nhập, và xoá đói giảm nghèo cho nhân dân địa phương.
- 3 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Nhận thức tổng quát về quy hoạch Quy hoạch là một hoạt động định hướng nhằm sắp xếp, bố trí tổ chức các hoạt động không gian và thời gian một cách hợp lý vào thời điểm hiện tại và phù hợp với mục tiêu trong tương lai [8]. 1.1.1.Quy hoạch sử dụng đất đai (QHSDĐĐ) Theo Dent (1988; 1993) [11]: QHSDĐĐ như là phương tiện giúp cho lãnh đạo quyết định sử dụng đất đai như thế nào thông qua việc đánh giá có hệ thống cho việc chọn mẫu hình trong sử dụng đất đai, mà trong sự lựa chọn này sẽ đáp ứng với những mục tiêu riêng biệt, và tự đó hình thành nên chính sách và chương trình cho sử dụng đất đai. Với cái nhìn về quan điểm khả năng bền vững thì chức năng của QHSDĐĐ là hướng dẫn sự quyết định trong sử dụng đất đai để làm sao trong nguồn tài nguyên đó được khai thác có lợi cho con người, nhưng đồng thời cũng được bảo vệ cho tương lai. Cung cấp những thông tin tốt liên quan đến nhu cầu và sự chấp nhận của người dân, tiềm năng thực tại của nguồn tài nguyên và những tác động đến môi trường có thể có của những sự lựa chọn là một yêu cầu đầu tiên cho tiến trình quy hoạch sử dụng đất đai thành công. Ở đây đánh giá đất đai giữ vai trò quan trọng như là công cụ để đánh giá thực trạng của đất đai khi được sử dụng cho mục đích riêng biệt [10], hay như là một phương pháp để giải nghĩa hay dự đoán tiềm năng sử dụng của đất đai [21]. Lê Quang Trí (2005) [11]: QHSDĐĐ là sự đánh giá tiềm năng đất nước có hệ thống, tính thay đổi trong trong sử dụng đất đai và những điều kiện kinh tế xã hội để chọn lọc và thực hiện các sự chọn lựa sử dụng đất đai tốt nhất. Đồng thời QHSDĐĐ cũng là chọn lọc và đưa vào thực hành những sử dụng đất đai đó mà nó phải phù hợp với yêu cầu cần thiết của con người về bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên trong tương lai.
- 4 Do đó trong quy hoạch cho thấy: Những sự cần thiết phải thay đổi; Những cần thiết cho việc cải thiện quản lý, hay những cần thiết cho kiểu sử dụng đất đai hoàn toàn khác nhau trong các trường hợp cụ thể khác nhau. Các loại sử dụng đất đai bao gồm: Đất ở, nông nghiệp (thuỷ sản, chăn nuôi …) đồng cỏ, rừng, bảo vệ thiên nhiên và du lịch đều phải được phân chia một cách cụ thể theo thời gian được quy định. Do đó trong QHSDĐĐ phải cung cấp những hướng dẫn cụ thể để có thể giúp cho các nhà quyết định có thể chọn lựa trong các trường hợp có sự mâu thuẫn giữa đất nông nghiệp và phát triển đo thị hay công nghiệp hoá bằng cách chỉ ra các vùng đất đai nào có giá trị nhất cho đất nông nghiệp và nông thôn mà không nên sử dụng cho các mục đích khác. Quy hoạch sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp chế của Nhà nước về tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lý, có hiệu quả cao thông qua việc phân phối và tái phân phối quỹ đất (cả nước hoặc trong phạm vi một đơn vị, đối tượng sử dụng đất cụ thể), tổ chức sử dụng đất như một tư liệu sản xuất cùng với các tư liệu sản xuất khác gắn liền với đất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, hiệu quả sản xuất xã hội tạo điều kiện bảo vệ đất và bảo vệ môi trường [16] 1.1.2. Quy hoạch nông, lâm, ngư nghiệp (Nông thôn mới) Quy hoạch phát triển nông thôn là quy hoạch tổng thể, là hệ thống các biện pháp xây dựng một cơ cấu hợp lý với cơ cấu đất đai và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên, các công trình kinh tế - văn hóa - xã hội, nguồn lao động, tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển lực lượng sản xuất để phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển lực lượng sản xuất để phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới và xã hội mới. Mục đích của quy hoạch phát triển nông thôn là khắc phục những khó khăn và cải thiện các điều kiện sống ở các vùng nông thôn, biến chúng thành những nơi hấp dẫn để người dân nông thôn có thể cải thiện cuộc sống ngay trên quê hương mình tránh được tình trạng di cư bất đắc dĩ ra thành phố. Vì vậy, khi quy hoạch phát triển nông thôn cần xác định rõ những “vấn đề” trong lĩnh vực và
- 5 tìm ra những khó khăn, những “vấn đề” bức xúc nhất để trong quá trình quy hoạch phát triển sẽ tập trung giải quyết theo thứ tự ưu tiên. Quy hoạch phát triển nông thôn căn cứ vào những điểm sau: Nhu cầu hàng hóa và mức độ sản xuất hàng hóa trong đời sống xã hội; cơ sở vật chất, kĩ thuật, công nghệ; khả năng phân phối sử dụng sản phẩm hàng hóa trong đời sống xã hội; hướng dẫn và hỗ trợ của nhà nước về phát triển kinh tế xã hội; yêu cầu bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái. Trên cơ sở đó, nhiệm vụ đặt ra với công tác quy hoạch đó là: xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý, bố trí cơ cấu đất đai phù hợp với cơ cấu đó, xây dựng hệ thống điểm dân cư và các công trình văn hóa đời sống phù hợp, xây dựng được hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, tổ chức lao động và xây dựng sự phát triển của các ngành phù hợp với mục tiêu chung của xã hội. Bên cạnh đó, các biện pháp bảo vệ môi trường sinh thái phải được chú ý. 1.2. Trên thế giới 1.2.1. Quy hoạch sử dụng đất đai Mô hình SDĐ đầu tiên trên thế giới là du canh, chính là những hệ thống nông nghiệp trong đó đất được phát quang để canh tác trong một thời gian bỏ hoá (Conklin, (1957). Du canh được xem là PTCT cổ xưa nhất nó ra đời vào cuối thời kỳ đồ đá, khi con người đã tích luỹ được những kiến thức ban đầu về tự nhiên. Loài người đã vượt qua thời kỳ này bằng cuộc cánh mạng về kỹ thuật và trồng trọt. Mặc dù hạn chế nhiều mặt về MTST, song phương thức này vẫn được sử dụng khá phổ biến ở các vùng nhiệt đới. Về chiến lược phát triển kinh tế bền vững, du canh không được nhiều Chính phủ và cơ quan quốc tế coi trọng bởi vì du canh được coi như là sự phí phạm về sức người, tài nguyên đất đai, là nguyên nhân chính gây ra xói mòn và thoái hoá đất [14]. Sau du canh là sự ra đời của các phương thức Taungya ở vùng nhiệt đới. Taungya được xem như một dấu hiệu báo trước cho các phương thức SDĐ sau này (Nair, 1978). Hệ thống Taungya được mọi người biết đến với nhiều tên gọi khác nhau, ở một số nước các tên gọi được biểu thị cho sự đặc biệt của phương thức du canh, ở
- 6 Inđônêxia người ta gọi là Tumbansang, ở Philippin là Kaigining; ở Malayxia là La dang; ở Srilanka là China... Theo Von Hesmen (1966; 1970) và King (1979), hầu hết các rừng trồng ở vùng nhiệt đới đều được hình thành từ những phương thức này, đặc biệt là ở Châu Á và Châu Phi [20]. Tại Mỹ, bang Wiscosin đã ra đạo luật SDĐ đai vào năm 1929, tiếp theo là xây dựng KHSDĐ đầu tiên cho vùng Oneide của Wiscosin. Kế hoạch này đã xác định các diện tích cho sử dụng lâm nghiệp, nông nghiệp và nghỉ ngơi giải trí [19]. Năm 1966 Hội đất học và Hội nông dân học Mỹ cho ra đời chuyên khảo về hướng dẫn điều tra đất, đánh giá khả năng của đất và ứng dụng QHSDĐ. Tại Đức tác giả Haber năm 1972 đã xuất bản tài liệu “Khái niệm về SDĐ”, đây được coi là lý thuyết sinh thái về QHSDĐ dựa trên quan điểm về mối quan hệ hợp lý giữa tính đa dạng của hệ sinh thái cũng như sự ổn định của chúng với năng suất và khả năng điều chỉnh. Từ năm 1967 Hội đồng nông nghiệp Châu Âu đã phối hợp với tổ chức FAO tổ chức nhiều hội nghị về PTNT và QHSDĐ. Các hội nghị này khẳng định rằng quy hoạch vùng nông thôn trong đó quy hoạch các ngành sản xuất như nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi, chế biến nhỏ… cũng như quy hoạch CSHT, đặc biệt là giao thông phải dựa trên cơ sở quy hoạch đất đai. Năm 1971 và 1975 các chuyên gia tư vấn họp tại Rome (Italia) và Geneve (Thuỵ sỹ) để thảo luận về phương pháp luận quy hoạch nông thôn. Nội dung các cuộc thảo luận đã đề cập đến các phương pháp cùng tham gia trong quy hoạch cấp vi mô [4]. Năm 1997, Gilmour đã phân biệt 2 loại tiếp cận, đó là tiếp cận kinh điển (classical approach) và tiếp cận lấy người dân làm trung tâm (people’s centered approach). Những nghiên cứu của Ông về quy hoạch và quản lý rừng cộng đồng ở Nepal chứng tỏ những ưu thế về tiếp cận mới trong xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển cộng đồng [4]. Những kết quả phân tích HTCT tại Châu Á, Châu Phi và Nam Mỹ đã xác nhận rằng phân tích HTCT là một công cụ quy hoạch, lập KHSDĐ lâm nghiệp cấp địa phương. Năm 1990, Luning đã nghiên cứu kết hợp đánh giá đất đai với phân tích HTCT cho QHSDĐ. Năm 1994, FAO đã công bố quy trình kết hợp đánh giá đất đai
- 7 với phân tích HTCT cho QHSDĐ (LEFA). Theo Erwin năm 1999, phân tích HTCT là công cụ cho phân tích các trở ngại trong hệ thống nông trại HGĐ để xác định mục tiêu quy hoạch, xác định các kiểu SDĐ hiện tại và phương pháp SDĐ mới, đánh giá phương án SDĐ khác nhau nhằm mục đích lựa chọn phương án một cách tốt nhất [4]. Việc tìm tòi các giải pháp nhằm nâng cao sản lượng lương thực và khắc phục tình trạng thiếu hụt về lượng ngũ cốc đã thúc đẩy các nhà khoa học nghiên cứu giải pháp SDĐ bền vững. Một trong những nghiên cứu thành công là tìm ra hệ thống kỹ thuật canh tác trên đất dốc (SALT) nhằm sử dụng ổn định bền vững trên đất dốc đã được Trung tâm đời sống nông thôn ở Bapstit Mindanao Philippin tổng kết hoàn thiện và phát triển từ giữa những năm 1970 đến nay là mô hình SALT1, SALT2, SALT3, SALT4 … đã và đang được áp dụng [6]. Vào năm 1990, khi nghiên cứu HTCT, FAO đã xuất bản cuốn "Phát triển HTCT" (Farming system development). Công trình đã chỉ rõ phương pháp tiếp cận nông thôn trước đây là phương pháp tiếp cận một chiều từ trên xuống, đã không phát huy được tiềm năng nông trại và cộng đồng nông thôn. Thông qua nghiên cứu và thực tiễn, ấn phẩm đã nêu lên phương pháp tiếp cận mới đó là phương pháp tiếp cận có sự tham gia của người dân, nhằm phát triển hệ thống trang trại trong cộng đồng nông thôn trên cơ sở bền vững [17]. Về phương pháp luận đã sử dụng đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân vào việc nghiên cứu các HTCT. Theo Robert Chambers [12;20], các cách tiếp cận chủ yếu là: - Tiếp cận Son deo của Peter Hildebrand (Hildebrand, 1981). - Tiếp cận "nông thôn - trở lại - về nông thôn" của Robert Rhoades (Rhoades, 1982). - Cách sử dụng cụm kiến nghị của L.W.Harrington (1984) - Cách tiếp cận tài liệu của Robert Chambers: "Nghiên cứu nông nghiệp cho nông dân nghèo" - Cách tiếp cận "chẩn đoán và thiết kế của ICRAF", (Raintree).
- 8 - Chương trình nông nghiệp quốc tế - bản phân tích theo vùng các hệ canh tác của trường Đại học Cornel (Garrett và cộng sự, 1987). Nhìn chung, các cách tiếp cận đó đều xem xét đánh giá nhanh như một quá trình học tập liên tục và đang tiếp diễn, qua đó các kết quả của mỗi giai đoạn đều được sử dụng để đánh giá lại các vấn đề và các biện pháp đã được dự kiến. Nhiều biện pháp điều tra và phỏng vấn được xây dựng đến các cách tiếp cận đó. Về mặt phương pháp, bản hướng dẫn quan tâm tới các vấn đề sau [12]: - Cung cấp các chỉ dẫn để xây dựng một khung cảnh đáng tin cậy nhằm tiến hành phỏng vấn. - Tiếp thu thông tin qua các phạm vi quen thuộc, đặc biệt là các mặt cân, đo và ước tính thời gian. - Tạo nên việc liên hệ tốt đối với người phải trả lời trước khi đi vào các vấn đề tế nhị. - Khuyến khích người được hỏi tham gia thảo luận về các lĩnh vực quan trọng đối với họ. - Thảo luận các kết quả trong suốt quá trình phỏng vấn cùng với tổ. - Kiểm tra thông tin, quan sát và sử dụng các kỹ thuật lấy mẫu Thực ra "sự tham gia" đã xuất hiện và đưa vào từ vựng của RRA từ giữa thập kỷ 70. - Năm 1985 tại hội nghị RRA ở đại học Khon Kean (Thái Lan) từ "sự tham gia/ người tham gia" được sử dụng với sự tiếp tục của RRA. - Đến thời điểm 1987 - 1988 người ta chia phương pháp RRA ra làm 4 loại sau: + RRA cùng tham gia (Participatory RRA) + RRA thăm dò (Exploratory RRA) + RRA chủ đề (Topiacal RRA) + RRA giám sát (Monitoring RRA) Trong đó cùng tham gia là giai đoạn chuyển đổi đầu tiên sang PRA. Cũng trong thời điểm 1988, tại hai địa điểm trên thế giới cũng thực hiện hai chương trình phát triển nông thôn, trong đó PRA cũng được tham gia sử dụng tương tự như RRA. (1) Ở Kenya, Văn phòng môi trường quốc gia hợp tác với Đại học Clack thực hiện PRA ở Mbuasayi, một cộng đồng ở huyện Machakos. Một kế hoạch quản lý tài
- 9 nguyên cấp thôn, bản được xây dựng tháng 9/1988. Sau đó người ta mô tả RRA này như một PRA và đưa ra phương pháp trong hai cuốn sổ tay hướng dẫn. (2) Chương trình hỗ trợ phát triển nông thôn Agkhan (Ấn Độ), bắt đầu sử dụng PRA, có sự tham gia của người dân. Như vậy PRA được hình thành vào cùng một thời điểm tại Kenya và Ấn Độ. Từ năm 1990 - 1991, cuộc bùng nổ sử dụng PRA tại Ấn Độ vào các chương trình dự án phát triển nông thôn, LNXH và các nước khác ở Châu Á, Châu Phi, các dự án phát triển nông thôn như: Thái Lan, Trung Quốc, Nepal, Philippin [13]. 1.2.2. Quy hoạch nông, lâm, ngư nghiệp (Nông thôn mới) Trên thế giới công tác quy hoạch phát triển nông thôn đã được tiến hành từ lâu và đạt được những thành quả nhất định. Ở Bungari, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội vùng nhằm mục đích sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên của vùng, bố trí hợp lý các hoạt động của con người nhằm tái tạo sản xuất mở rộng, xây dựng đồng bộ môi trường sống. Khi đó người ta quy hoạch lãnh thổ đất nước được phân thành các vùng khác nhau theo vị trí, đặc điểm, mục đích. Tại Pháp, người ta đề ra mô hình quy hoạch vùng dựa trên quan điểm chung của các mô hình quy hoạch vùng M.Thesmneevin và được áp dụng thành công ở miền tây nước cộng hòa Coote d’Ivoire. Mô hình này thực chất là một bài toán quy hoạch tuyến tính cấu trúc bao gồm các hoạt động sản xuất (sản xuất nông nghiệp, hoạt động khai thác rừng, hoạt động đô thị), phân chia cơ cấu lao động, cân đối xuất nhập, thu chi và các cân đối khác. Mục đích của quy hoạch chính là khai thác lãnh thổ theo hướng tăng thêm các giá trị sản phẩm của xã hội theo phương pháp mô hình hóa trong điều kiện thực tiễn của vùng, so sánh với vùng xung quanh và nước ngoài.
- 10 1.3. Ở Việt Nam 1.3.1. Quy hoạch sử dụng đất đai Trong thời kỳ Pháp thuộc các công trình nghiên cứu đánh giá và QHSDĐ đã được các nhà khoa học Pháp nghiên cứu phát triển với quy mô rộng. Từ năm 1955 - 1975, công tác điều tra phân loại đã được tổng hợp một cách có hệ thống trong phạm vi toàn miền Bắc.Nhưng đến sau năm 1975 các số liệu nghiên cứu về phân loại đất mới được thống nhất. Xung quanh chủ đề phân loại đất đã có nhiều công trình khác nhau triển khai thực hiện trên các vùng sinh thái (Ngô Nhật Tiến, 1986; Đỗ Đình Sâm, 1994... ) Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu trên chỉ mới dừng lại ở mức độ nghiên cứu cơ bản, thiếu biện pháp đề xuất cần thiết cho việc SDĐ, công tác điều tra phân loại đã không gắn liền với công tác SDĐ. Những thành tựu về nghiên cứu đất đai trong giai đoạn trên là cơ sở quan trọng góp phần vào việc bảo vệ, cải tạo, quản lý và SDĐ đai một cách có hiệu quả trong cả nước. Tác giả Nguyễn Xuân Quát trong công trình “SDĐ tổng hợp và bền vững” (1996) đã phân tích tình hình SDĐ đai cũng như mô hình SDĐ tổng hợp bền vững, mô hình khoanh nuôi và phục hồi rừng ở Việt Nam. Đồng thời đề xuất tập đoàn cây trồng thích hợp cho các mô hình SDĐ tổng hợp bền vững. [6] Năm 1996, công trình QHSDĐ nông nghiệp ổn định ở vùng trung du và miền núi nước ta của tác giả Bùi Quang Toản đã đề xuất SDĐ nông nghiệp vùng đồi núi và trung du. Hà Quang Khải, Đặng Văn Phụ (1997) trong chương trình tập huấn hỗ trợ LNXH của trường Đại học Lâm nghiệp đã đưa ra khái niệm về hệ thống SDĐ và đề xuất một số hệ thống và kỹ thuật SDĐ bền vững trong điều kiện Việt Nam [3]. Trong đó, các tác giả đã đi sâu phân tích về: - Quan điểm về tính bền vững. - Khái niệm tính bền vững và PTBV. - Hệ thống SDĐ bền vững. - Kỹ thuật SDĐ bền vững. - Các chỉ tiêu đánh giá tính bền vững trong các hệ thống và kỹ thuật SDĐ. Nghiên cứu HTCT ở nước ta được đẩy mạnh hơn từ sau khi đất nước thống nhất, Tổng cục địa chính [10] đã tiến hành quy hoạch đất 3 lần vào các năm 1978,
- 11 1985 và 1995. Căn cứ vào điều kiện đất đai, ngành lâm nghiệp đã phân chia đất đai toàn quốc thành 8 vùng sinh thái lâm nghiệp (vùng Tây Bắc, vùng Đông Bắc, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Bắc Trung bộ, vùng Nam Trung bộ, vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam bộ, vùng Tây Nam bộ). Công tác QHSDĐ trên quy mô cả nước giai đoạn 1995 - 2000 đã được Tổng cục Địa chính xây dựng vào năm 1994. Trong đó việc lập kế hoạch giao đất nông nghiệp, lâm nghiệp có rừng để sử dụng vào mục đích khác cũng được đề cập tới. Báo cáo đánh giá tổng quát hiện trạng SDĐ và định hướng phát triển đến năm 2000 làm căn cứ để các địa phương, các ngành thống nhất triển khai công tác quy hoạch và lập KHSDĐ [10]. Phương pháp tiếp cận nông thôn có người dân tham gia được đề cập trong chương trình tập huấn dự án hỗ trợ LNXH của trường Đại học Lâm nghiệp. Các tác giả: Lý Văn Trọng, Nguyễn Bá Ngãi, Nguyễn Nghĩa Biên và Trần Ngọc Bình (1997) đã phối hợp với các chuyên gia trong và ngoài nước biên soạn tài liệu với những vấn đề chính như sau [12]: - Các khái niệm và phương pháp tiếp cận trong quá trình tham gia. - Các công cụ của phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân. - Tổ chức quá trình đánh giá nông thôn. - Thực hành tổng hợp. Tài liệu tập huấn về QHSDĐ và giao đất lâm nghiệp có sự tham gia của người dân của tác giả Trần Hữu Viên (1997) đã kết hợp phương pháp QHSDĐ trong nước và của một số dự án quốc tế đang áp dụng tại một số vùng có dự án ở Việt Nam. Trong đó, tác giả đã trình bày về khái niệm và nguyên tắc chỉ đạo QHSDĐ và giao đất có người dân tham gia [15]. - Hội thảo quốc tế tại Việt Nam vào năm 1998 về vấn đề QHSDĐ cấp làng, bản đã được FAO đề cập một cách khá chi tiết cả về mặt khái niệm lẫn sự tham gia trong việc đề xuất các chiến lược QHSDĐ và giao đất cấp làng, bản [22]. - Tại cuộc hội thảo giữa Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam và Trường Tổng hợp kỹ thuật Dresden, vấn đề QHSDĐ có sự tham gia của người dân đã được Holm Uibrig đề cập khá đầy đủ và toàn diện. Tài liệu đã phân tích một cách đầy đủ về mối quan hệ giữa các loại hình canh tác có liên quan như: Quy hoạch rừng, vấn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 372 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 300 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 313 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 322 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 265 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 236 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 250 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 204 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn